You are on page 1of 9

FR - NỘI DUNG ÔN TẬP

1. CONCEPTUAL FRAMEWORK:
- Mục đích của kế toán: cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin
(provide useful information to users).
- Thế nào là thông tin hữu ích? Các đặc điểm định tính thể hiện sự hữu ích của thông
tin kế toán (qualitative characteristics of useful accounting information) gồm:
+ Đặc điểm cơ bản: (basic qualitative characteristics of useful accounting
information): Relevance (tính thích hợp, gồm 3 khía cạnh: Materiality, Predictive
value, Confirmatory value) + Faithful representation (trình bày trung thực trên các
khía cạnh: Neutral/Objectivity, Integrity, Completeness, Free from errors)
+ Đặc điểm bổ sung: (enhancing): Comparability (tính có thể so sánh được),
Understandability (tính có thể hiểu được/dễ hiểu), Timeliness (tính kịp thời),
Verifiability (Tính có thể xác minh được)
- Nội dung các nguyên tắc cơ bản của kế toán: 08 (Going concern, accrual basis,
historical cost, matching, prudence (conservation), consitency, materiality, substance
over form)
- Nội dung về các yếu tố cơ bản của BCTC (Basis elements of FS): Asset, Liability,
Equity, Income and Expense

2. IAS 02 – INVENTORY
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Lower between cost and Net realizable value
(NRV).
- NRV = Estimated Selling price – Estimated cost to sell
- Thông thường: NRV cao hơn cost và giá trị ghi sổ của hàng tồn kho sẽ theo cost
- Nếu NRV xuống thấp hơn cost thì phải sửa lại giá trị ghi sổ theo NRV => write
down inventory from cost to NRV.
- Nội dung các phương pháp tính giá HTK: FIFO, Weighted Avarage, Specific
identification

3. IAS 16 – PPE
- Xác định nguyên giá TSCĐ:
+ Mua ngoài
+ Trao đổi: Trên nguyên tắc trao đổi giá trị hợp lý
- Các phương pháp tính khấu hao PPE: straight – line (tính theo tháng, năm),
reducing balance (chỉ tính theo năm, không tính theo tháng)
- Phương pháp tính khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được
review lại hàng năm và được thay đổi nếu sự thay đổi đó làm tăng tính trình bày
trung thực của thông tin.
- Khi có sự thay đổi phương pháp tính khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản: Nguyên tắc tính khấu hao của năm sau khi có sự thay đổi là coi như ta mua một
tài sản mới có nguyên giá = giá trị còn lại của tài sản cũ và thời gian sử dụng là thời
gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản cũ.
- Mô hình xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu (Carrying amount): 2 mô hình:
Cost Model và Revaluation Model
+ Cost Model:
Carrying amount = Cost – Accum. depreciation – Accum. Impairment losses
+ Revaluation Model:
Carrying amount = Revaluation cost = Fair value @ date of revaluation

- Với mô hình đánh giá lại:


+ Nếu đánh giá lại lần đầu tăng: Ghi nhận vào Revaluation Surplus (và CR OCI), nếu
đánh giá lại lần đầu giảm: Ghi nhận vào Chi phí trên P/L
+ Nếu đánh giá lại lần thứ 2, 3… thì phải chú ý xem những lần đánh giá lại tài sản
trước đó tạo ra Revaluation surplus hay ghi nhận các khoản chi phí trên P/L.

4. IAS 38 – INTANGIBLE ASSETS


- Các nội dung tương tự như IAS 16
- Có nhiều tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích không xác định (indefinite
useful life). Với các tài sản này đơn vị không tính khấu hao mà đánh giá suy giảm giá
trị hàng năm (annually test/review for impairment)
- Thêm lưu ý đối với tài sản tạo ra từ nội bộ đơn vị (internally generated intangibles):
+ Các tài sản được tạo ra từ nội bộ đơn vị phải trải qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu và
Triển khai.
+ Chi phí trong giai đoạn nghiên cứu (Research stage): luôn luôn phải ghi nhận vào
P/L, không được vốn hoá vào giá trị tài sản vô hình được tạo ra (No capitalisation)
+ Chi phí trong giai đoạn triển khai (Development stage): có thể được vốn hoá. Và
chỉ được vốn hoá từ sau ngày hoạt động triển khai đã thoả mãn 6 điều kiện ghi nhận
cụ thể.
- Thường thì các nguồn lực được tạo ra từ nội bộ đơn vị như: Mastheads, Customer
lists, Brands, Titles… không được công nhận là tài sản vô hình. Nhưng nếu chúng
được mua từ bên ngoài về thì lại được coi là tài sản vô hình.

5. IAS 40 – INVESTMENT PROPERTY


- BĐS đầu tư được hình thành khi chủ sở hữu không có ý định sử dụng BĐS mà cho
người khác thuê để kiếm lời hoặc giữ để bán trong tương lai khi được giá.
- Nguyên tắc để biết đây là BĐS đầu tư:
+ Phải thuộc sở hữu của đơn vị (do mua, tự hình thành hoặc do đi thuê tài chính)
+ Đơn vị không có ý định sử dụng BĐS cho hoạt động kinh doanh thông thường của
mình
+ Đơn vị có thể cho thuê hoặc định bán nhưng chưa xác định thời gian bán.
- BĐS đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc giống PPE
- Sau khi ghi nhận ban đầu, BĐS có thể được theo dõi giá trị còn lại theo 2 cách:
+ Theo mô hình giá gốc: Giống PPE
+ Theo mô hình giá hợp lý (Fair value Model): Mỗi năm đơn vị sẽ đánh giá lại giá trị
hợp lý của BĐS đầu tư. Tăng hay giảm trong giá trị hợp lý của BĐS đầu tư sẽ
được thể hiện ngay vào P/L và theo mô hình này thì không phải tính khấu hao
của BĐS đầu tư.

6. IAS 36 – IMPAIRMENT OF ASSETS


- Tài sản bị suy giảm giá trị khi giá trị còn lại cao hơn giá trị có thể thu hồi được của
chính nó.
Impairment loss = Carrying amount – Recoverable amount
- Recoverable amount = Higher (Fair value – costs to sell; Residual value)
- Xác định suy giảm giá trị của tài sản theo các bước:
+ B1: Xác định Carrying amount
+ B2: Xác định Recoverable amount
+ B3: Carrying amount – Recoverable amount
Nếu < 0: Tài sản không bị suy giảm giá trị
Nếu > 0: Tài sản bị suy giảm giá trị
+ Định khoản:
DR Impairment loss
CR Asset
+ Đối với nhóm tài sản tạo tiền (CGU) mà có goodwill: ưu tiên phân bổ
Impairment loss như sau:
1. Phân bổ cho tài sản cụ thể bị suy giảm giá trị (không xuống thấp hơn giá trị có
thể thu hồi được của nó)
2. Phân bổ cho lợi thế thương mại
3. Phân bổ cho các tài sản còn lại trong nhóm tài sản tạo tiền theo tỷ lệ giá trị
còn lại trong tổng giá trị còn lại của các tài sản chưa được phân bổ lỗ do suy
giảm giá trị.
7. IAS 23 – BORROWING COST
- Chi phí đi vay để hình thành các tài sản dài hạn có thể được vốn hoá.
- Các tài sản đang trong quá trình hình thành được gọi là các tài sản dở dang
(qualifying asset). Các tài sản này còn cần phải được hình thành trong một thời gian
đáng kể (substantial period of time) nữa thì mới được cho là tài sản hoàn chỉnh.
- Chi phí đi vay được vốn hoá trong khoảng thời gian từ ngày bắt đầu vốn hoá
(commencement date) đến ngày kết thúc vốn hoá (cessation date). Trong khoảng thời
gian này có thể có một khoảng thời gian hoạt động hình thành tài sản bị tạm dừng lại
(suspension period), chi phí đi vay trong khoảng thời gian này có thể không được
vốn hoá.
- Như vậy: Chi phí đi vay được vốn hoá = Tổng chi phí đi vay phát sinh từ ngày bắt
đầu đến ngày kết thúc vốn hoá – Chi phí đi vay trong giai đoạn tạm dừng.
- Ngày bắt đầu vốn hoá: Là ngày xảy ra muộn nhất trong 3 ngày sau:
+ Ngày mà chi phí đi vay bắt đầu phát sinh
+ Ngày mà các hoạt động cần thiết để hình thành tài sản bắt đầu được tiến hành (VD:
đi xin cấp phép xây dựng)
+ Ngày mà các chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản bắt đầu được bỏ ra
- Trong giai đoạn tạm dừng phát triển tài sản, chi phí đi vay có thể vẫn được vốn hoá
nếu: Việc tạm dừng đó đã được dự đoán từ trước, nằm trong kế hoạch hình thành tài
sản hoặc là cần thiết cho việc hình thành tài sản.
- Chấm dứt vốn hoá chi phí đi vay khi: Các công việc cần thiết để hình thành tài sản
về cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn một số chỉnh sửa nhỏ.
- Cách tính chi phí đi vay được vốn hoá: tuỳ thuộc vào khoản vay:
+ Khoản vay riêng (vay cụ thể: khi đi vay chỉ rõ là vay vốn để làm gì rồi):
Chi phí đi vay được vốn hoá = Tổng chi phí đi vay phát sinh trong giai đoạn được
vốn hoá trừ đi các khoản thu từ việc tái đầu tư tạm thời khoản vay này.
+ Khoản vay chung:
B1. Tính tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate) dựa trên giá trị khoản vay hiện hành
trong năm và lãi xuất của các khoản vay đó.
Tổng chi phí đi vay liên quan đến các khoản vay chung
Tỷ lệ vốn hoá=
Tổng giá trị khoản vay chung hiện hành

B2. Tính chi phí đi vay = Tỷ lệ vốn hoá x Mức giải ngân của các khoản vay chung

8. IAS 37 – PROVISION, CONTINGENT LIABILITY AND CONTINGENT ASSET


- Khoản dự phòng phải trả phải thoả mãn 3 khía cạnh:
+ Là nghĩa vụ hiện tại (present obligation): nghĩa vụ pháp lý (legal obligation) phát
sinh từ quy định của luật pháp hoặc ký kết hợp đồng, hoặc là nghĩa vụ liên đới
(contractual obligation) phát sinh từ cam kết của đơn vị
+ Có khả năng cao (probable) làm giảm lợi ích kinh tế của đơn vị
+ Có giá trị được xác định một cách đáng tin cậy
- Cách tính dự phòng: Theo ước tính tốt nhất
+ Theo khả năng có thể xảy ra nhất (Most likely amount): Khi có nhiều khả năng phát
sinh một cách độc lập với nhau
+ Theo giá trị kỳ vọng (Expected value): Khi có nhiều khả năng xảy ra nhưng không
độc lập với nhau.
- Các khoản dự phòng phải trả được xác định vào cuối kỳ báo cáo. Lập dự phòng kỳ
này để phục vụ cho rủi ro của kỳ sau.
- Giá trị của khoản dự phòng có thể thay đổi được do ở những thời điểm khác nhau,
thông tin thu thập được phục vụ cho việc ước tính dự phòng có thể khác nhau.
- Các loại dự phòng phải trả:
+ Dự phòng phải trả cho hợp đồng có rủi ro lớn: Là hợp đồng mà chi phí bắt buộc
phải bỏ ra để thực hiện hợp đồng lớn hơn lợi ích kinh tế thu lại được.
Nguyên tắc dự phòng: Lựa chọn giá trị nhỏ hơn giữa chi phí để thực hiện hợp đồng
và số tiền phạt nếu chấm dứt hợp đồng
+ Dự phòng tái cấu trúc doanh nghiệp: Các chi phí bỏ ra trong quá trình tái cấu trúc
doanh nghiệp sẽ được lập dự phòng nếu đơn vị đã có kế hoạch cụ thể cho việc tái cấu
trúc doanh nghiệp, cũng như đã thông báo rộng rãi thông tin này đến những người có
liên quan.
Nguyên tắc dự phòng: Các chi phí liên quan đến tháo dỡ, di dời các tài sản của bộ
phận bị đóng cửa, các chi phí bồi thường người lao động bị sa thải, các chi phí pháp
lý liên quan đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp.
(* Không tính các chi phí về bố trí lại nhân sự, lỗ do hoạt động trong tương lai…)
+ Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá: Xác định tỷ lệ sản phẩm, hàng hoá cần bảo
hành và chi phí bỏ ra để bảo hành trong từng trường hợp.
(** Chú ý: Các khoản lỗ do hoạt động trong tương lai, các khoản chi phí đại tu, sửa
chữa lớn phát sinh trong tương lai không có bản chất của dự phòng).

- Nợ phải trả tiềm tàng: Là khoản không thoả mãn điều kiện là dự phòng (chưa phải
là nghĩa vụ hiện tại, khả năng làm giảm lợi ích kinh tế của đơn vị không cao, hoặc giá
trị được xác định một cách không đủ tin cậy). Nợ phải trả tiềm tàng nếu coi là sự kiện
trọng yếu thì được trình bày (disclose) trên thuyết minh BCTC, không trọng yếu thì
không trình bày (Ignore).
- Tài sản tiềm tàng: Là khoản không thoả mãn điều kiện là tài sản của đơn vị. Thường
thì tài sản tiềm tàng rất ít khi được trình bày thông tin trên thuyết minh BCTC của
đơn vị, chỉ trừ khi tài sản tiềm tàng này mang tính trọng yếu cao.

9. IFRS 15 – REVENUE FROM CONTRACTS WITH CUSTOMERS


Mô hình xác định doanh thu của đơn vị gồm 5 bước:
1. Xác định hợp đồng
2. Xác định các nghĩa vụ thực hiện (Performance obligation)
3. Xác định giá giao dịch (Transaction price): về nguyên tắc là xác định theo giá trị
hợp lý của tất cả các khoản cam kết thanh toán (consideration) đưa ra trong hợp
đồng (trường hợp thu tiền ngay, trường hợp khách hàng trả trước tiền hàng thì
phải tính thêm tiền lãi vào doanh thu chưa thực hiện, trường hợp khách hàng trả
tiền sau thì phải chiết khấu tiền lãi ra khỏi tổng số tiền thu được trong tương lai)
4. Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện: Thông qua tiêu chí Giá bán độc
lập (Stand-alone selling price: SASP)
Giá bán độc lập của POi
Giá giao dịch phân bổ cho POi = *Giá giao dịch
Tổng giá bán độc lập của các PO

5. Ghi nhận doanh thu: Ghi nhận doanh thu của từng nghĩa vụ thực hiện theo giá
giao dịch phân bổ cho nghĩa vụ thực hiện đó.
Doanh thu có thể được ghi nhận theo thời điểm: nếu nghĩa vụ thực hiện được coi
là hoàn thành tại một thời điểm
Doanh thu có thể được ghi nhận theo thời kỳ: nếu NVTH được coi là hoàn thành
theo thời kỳ.

10. IAS 12 – INCOME TAX


- Thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm tính và tạm nộp vào cuối kỳ báo cáo bởi kế
toán của doanh nghiệp. Nhưng sau đó được cơ quan thuế tính lại theo quan điểm của
thuế và quyết toán với doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập do kế toán tính dựa trên Lợi nhuận kế toán trước thuế (Accounting
profit before tax)
- Thuế thu nhập do cơ quan thuế tính: dựa trên Thu nhập chịu thuế (Taxable profit)
- Do quan điểm của thuế và kế toán có thể khác nhau trong việc ghi nhận một
khoản doanh thu và chi phí nên dẫn đến các chênh lệch về lợi nhuận.
- Chênh lệch này có thể là vĩnh viễn (permanent differences)(thuế loại trừ các khoản
doanh thu không có hoá đơn, không hợp lý, hợp lệ) hoặc chênh lệch tạm thời (do
khác thời điểm ghi nhận hoặc quan điểm ghi nhận).
- Các chênh lệch tạm thời (temporary differences): Tạo ra các khoản thuế hoãn lại
trong đơn vị.
- Chênh lệch tạm thời: là sự khác biệt về giá trị còn lại của một tài sản hoặc nợ phải trả
do quan điểm ghi nhận khác nhau của thuế và kế toán.
+ Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế (Taxable temporary difference): Xảy ra khi
Carrying amount của tài sản > tax base (cơ sở tính thuế) của tài sản đó và khi
Carrying amount của nợ phải trả < tax base của khoản NPT đó.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Deductible temporary difference): Xảy ra khi
Carrying amount của tài sản < tax base (cơ sở tính thuế) của tài sản đó và khi
Carrying amount của nợ phải trả > tax base của khoản NPT đó.
- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế dẫn đến hình thành Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả (Deferred tax liability)
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến hình thành Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
(Deferred tax asset)
(* Mẹo để xác định chênh lệch tạm thời: Khi quan điểm của thuế và kế toán giống nhau
thì không có chênh lệch tạm thời. Nhưng khi quan điểm ghi nhận tài sản và nợ phải trả
của thuế và kế toán khác nhau thì sẽ có chênh lệch tạm thời. Lúc đó thường thì tax base
= 0 và Carrying amount # 0, hoặc ngược lại)
11. IAS 01 – PRESENTATION OF FINANCIAL STATEMENTS
- Cách phân loại các khoản mục tài sản, nợ phải trả trên BCTC
- Các loại BCTC cơ bản (SOFP, SOCI, SOCF, SOCE)

12. GROUP ACCOUNTING (IFRS 03, IAS 27, IAS 28, IFRS 10)
- Công ty mẹ là đơn vị có quyền kiểm soát đối với môt hoặc nhiều công ty khác.
- Quyền kiểm soát (control) đạt được khi nào? Voting power >50%. (Có trường hợp
không cần vậy – xem trong slides)
- Công ty liên kết: là công ty mà đơn vị đầu tư vốn và có quyền ảnh hưởng đáng kể
(significant influence).
- Quyền ảnh hưởng đáng kể có được khi nào? Voting power > 20% (Có trường hợp
không cần vậy)
- Khi có quan hệ đầu tư công ty mẹ - công ty con: Công ty mẹ có trách nhiệm lập
BCTC hợp nhất. (Cũng có trường hợp không cần phải lập)
- BCTC hợp nhất được lập trên nguyên tắc: Coi như tất cả tài sản thuần của công ty
con thuộc về tập đoàn (adding together) sau đó loại trừ các giao dịch nội bộ giữa các
đơn vị trong tập đoàn (cancel like items) và thể hiện phần không thuộc về tập đoàn
(mà thuộc về cổ đông không kiểm soát NCI).
- Khi mua lại công ty con, đơn vị có thể chấp nhận bỏ ra một số tiền cao hơn giá trị hợp
lý tại ngày mua của phần tài sản thuần của công ty con được mua lại. Giá trị cao hơn
đấy được gọi là Lợi thế thương mại (goodwill). Giá trị này được thể hiện là một tài
sản trên BCTC hợp nhất của tập đoàn.
(* Cũng có trường hợp Lợi thế thương mại âm: ta gọi là Lợi thế thương mại có được
từ giao dịch mua rẻ (gain on bargain purchase). Đây là trường hợp rất nhạy cảm nên
cần phải xem xét kỹ lưỡng lại xem có thực sự là đơn vị mua lại công ty con với giá rẻ
hơn giá trị thực tế của nó không. Nếu đúng thì được ghi nhận ngay khoản Lợi thế
mua rẻ này vào thu nhập trong kỳ).
- Công thức tính lợi thế thương mại:
GW = Cost of investment – FV of Identifiable net assets purchased
- Cost of investment được tính theo FV of Considerations (giá trị hợp lý của các
khoản cam kết thanh toán)
- Các khoản cam kết thanh toán có thể bằng:
+ Tiền mặt
+ Trả chậm: khi đó Cost of investment = FV of deferred consideration = NPV of
consideration (Giá trị hiện tại của số tiền trả chậm trong tương lai)
+ Trao đổi cổ phiếu: Khi đó Cost of investment = FV of Share exchange = Số lượng
cổ phiếu phát hành để mua lại cổ phiếu của công ty con * Giá trị thị trường của cổ
phiếu của công ty mẹ
+ Contingent consideration (Cam kết thanh toán có kèm điều kiện): khi đó cost of
investment là giá trị hiện tại của khoản cam kết có kèm điều kiện trong tương lai.
- Identifiable net assets: được hiểu là chênh lệch về giá trị của các tài sản và nợ phải
trả của công ty con được xác định tại ngày mua. Trước đó, có thể trên sổ sách, báo
cáo của công ty con có không có những tài sản này do chúng không đủ điều kiện ghi
nhận là tài sản (ví dụ: việc xác định giá trị không đáng tin cậy) nhưng thông qua việc
mua lại thì lại đủ điều kiện ghi nhận là tài sản (do giá trị của tài sản đó đã được xác
định thông qua giá trị mà bên mua đồng ý trả).
Vì thế, trước ngày mua trên báo cáo của công ty con có thể có 5 tài sản nhưng sau
ngày mua thì số tài sản có thể tăng lên do có một số tài sản được ghi nhận thêm.
(* Hãy nhớ rằng: Việc trừ đi phần giá trị tài sản thuần của công ty khi mua phải là
trừ đi giá trị của tất cả số tài sản có thể xác định được từ sau giao dịch mua)
- Lợi ích của cổ đông không kiểm soát: (Non-controlling interest) tại ngày mua được
xác định bằng 2 cách:
+ Cách 1: Dựa trên tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát trên tổng tài sản thuần có
thể xác định được tại ngày mua của công ty con.
VD: Công ty mẹ mua 60% công ty con. Giá trị tài sản thuần có thể xác định được của công ty
con tại ngày mua là 1.000 => Lợi ích của cổ đông không kiểm soát = 40%*1.000 = 400
+ Cách 2: Tính theo giá trị hợp lý: Có thể tính theo giá trị thị trường của số lượng cổ
phiếu mà các cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại ngày mua.

- Công thức tính lợi thế thương mại thông qua NCI:

+ Nếu NCI tính theo tỷ lệ sở hữu:


Goodwill = Cost of investment - % FV of identifiable net assets of S
= Cost of investment – (Total FV of identifiable net assets of S - NCI)
= Cost of investment + NCI - Total FV of identifiable net assets of S
(* Cách này còn được gọi là tính lợi thế thương mại một phần (Partial GW) vì lợi thế
thương mại lúc này chỉ tính riêng cho công ty mẹ (nhà đầu tư 60% vào công ty con
chẳng hạn) còn lại phần lợi thế thương mại tính cho NCI không được thể hiện)
+ Nếu tính NCI theo FV:
Goodwill = Cost of investment + FV of NCI – Total FV of identifiable net assets of
S
Trong đó: (Cost of investment + FV of NCI) đại diện cho tổng giá trị mà tất cả nhà
đầu tư đồng ý bỏ ra để mua lại toàn bộ công ty con.
(*Do đó trong công thức tính GW này thì Lợi thế thương mại là của tất cả các nhà
đầu tư, bao gồm cả công ty mẹ và NCI => Nên còn được gọi là lợi thế thương mại
toàn bộ (Full GW))

------GOOD LUCK-----

You might also like