You are on page 1of 21

CHƯƠNG 2

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG (Tiếp)

Giảng viên: Ths.Trần Thị Hương


2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

• Khái niệm là hình thức của tư duy phản


Cái riêng ánh những mặt, những thuộc tính cơ bản
& của một lớp sự vật, hiện tượng nhất định
cái chung

Nguyên nhân &


Tất nhiên & • Phạm trù là những khái niệm rộng nhất
ngẫu nhiên
kết quả phản ánh những mặt, những thuộc tính ,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất
của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh
Nội dung vực nhất định của hiện thực.
& Bản chất &
hình thức hiện tượng
Khả năng • Phạm trù triết học là những khái niệm
&
hiện thực chung nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và
phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện
thực.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cái riêng và cái chung

• Khái niệm
 Cái riêng dùng để chỉ một sự vật,
một hiện tượng, một quá trình nhất
định
 Cái chung: Chỉ những mặt, những
thuộc tính, những yếu tố, những quan
hệ… tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật,
hiện tượng.

 Cái đơn nhất: Đó là những đặc


tính, những tính chất… chỉ tồn tại ở
một sự vật, một hiện tượng nào đó mà
không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng
khác.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cái riêng và cái chung

• Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của mình

 Các cái riêng tồn tại trong mối quan hệ, tác động qua lại với nhau từ đó
xuất hiện cái chung

 Cái riêng là cái toàn bộ, cái chung là cái bộ phận, cái riêng phong phú
hơn cái chung, nhưng cái chung là cái sâu sắc hơn

 Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất và cái chung có thể
chuyển hóa cho nhau.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cái riêng và cái chung

• Ý nghĩa phương pháp luận


 Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Do đó để tìm cái chung cần xuất
phát từ nhiều cái riêng, thông qua cái riêng.
 Trong hoạt động thực tiễn cần lưu ý, nắm được cái chung là chìa khoá
giải quyết cái riêng.
 Khi vận dụng cái chung vào cái riêng thì phải xuất phát, căn cứ từ cái
riêng mà vận dụng để tránh giáo điều.
 Trong hoạt động thực tiễn phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi cho
con người dần trở thành cái chung và ngược lại để cái chung không có lợi
trở thành cái đơn nhất.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

• Khái niệm  Nguyên nhân dùng để chỉ sự


tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau thì gây
nên sự biến đổi nhất định.

 Kết quả dùng để chỉ những


biến đổi xuất hiện do sự tác
động giữa các mặt, các yếu tố
trong một sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các sự vật hiện
tượng tạo nên.
CHÚ Ý

Nguyên nhân khác điều kiện:


Nguyên nhân khác nguyên cớ:
Điều kiện không sinh ra kết
Nguyên cớ không trực tiếp sinh
quả, nhưng không có điều
ra kết quả, nhưng tác động làm
kiện, nguyên nhân không thể
nhân sinh quả nhanh hoặc chậm
sinh ra kết quả

Mối liên hệ
nhân - quả có tính
khách quan, tính phổ
biến và tính tất yếu
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

• Mối quan hệ giữa nguyên nhân & kết quả

 Nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả

 Một nguyên nhân có thể sinh ra một


hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể
do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả


• Ý nghĩa phương pháp luận

 Nguyên nhân có trước kết quả => Muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó
cần tìm những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Và Muốn loại bỏ một
kết quả nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh nó.

 Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra => Cần phân loại các nguyên nhân
để có nhứng giải pháp xử lý đúng đắn.

 Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả => Phải tìm ra những kết quả nào là
chính, kết quả nào là phụ, cơ bản và không cơ bản

 Nguyên nhân sinh ra kết quả và kết quả lại trở thành nguyên nhân tiếp theo => Cần
có tầm nhìn điều chỉnh nguyên nhân để định hướng kết quả trong tương lai
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

• Khái niệm
 Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ
những nguyên nhân cơ bản, bên
trong của sự vật, hiện tượng quyết Ngẫu nhiên: cây bí cho
định và trong điều kiện nhất định nó quả to, nhỏ khác nhau
phải xảy ra như thế, chứ không thể
nào khác.

 Phạm trù ngẫu nhiên: dùng


để chỉ cái nguyên nhân bên
ngoài quyết định, cho nên nó
có thể xuất hiện hoặc không
xuất hiện, có thế xuất hiện thế
Tất nhiên: gieo trồng đúng kỹ thuật này thế khác.
cây sẽ cho quả
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

• Mối quan hệ giữa tất nhiên & ngẫu nhiên


 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan & có vai trò xác định (tất nhiên
đóng vai trò quyết định, chi phối sự vận động phát triển; Ngẫu nhiên ảnh hưởng
làm cho diễn ra nhanh chậm, tốt xấu.

 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Ranh giới giữa
chúng có tính tương đối
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

• Ý nghĩa phương pháp luận


 Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên,
nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên
 Tất nhiên luôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên, nên muốn nhận
thức cái tất nhiên cần nắm bắt từ cái ngẫu nhiên
 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Vì vậy cần tạo
những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thức đẩy sự chuyển hóa
của chúng theo mục đích nhất định
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nội dung và hình thức

• Khái niệm

- Nội dung là tổng hợp tất cả


những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật.

- Hình thức là phương thức tồn


tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối
bền vững giữa các yếu tố của
sự vật đó.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nội dung và hình thức


• Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
 Nội dung và hình thức có sự thống nhất biện chứng với nhau không có nội dung nào
không tồn tại trong hình thức nhất định và không có hình thức nào không chứa đựng
nội dung.
 Nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động ngược trở lại nội dung tức là hình
thức tổ chức cách này hay cách khác nhất thiết phải trên cơ sở của nội dung hiện có.
 Hình thức có tính ổn định tương đối, nội dung thường xuyên biến đổi.
 Mỗi nội dung có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức, nhưng mỗi hình thức đều có
giá trị khác nhau.
 Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức là sự phù hợp biện chứng. Một nội dung có thể
được thể hiện dưới nhiều hình thức và một hình thức cũng có thể phù hợp với nhiều
nội dung.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù nội dung và hình thức

• Ý nghĩa phương pháp luận


• Không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một
trong hai mặt đó
• Căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật
• Phát huy tính tác động tích cực của hình thức với nội
dung.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

• Khái niệm

 Bản chất là tổng hợp tất cả những


mặt , những mối liên hệ tất nhiên Bản chất là cái bên trong, tương đối ổn định
tương đối ổn định ở bên trong, quy
định sự tồn tại, vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng đó.
 Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên
Hiện tượng là cái bên ngoài thường xuyên biến đổi
ngoài của những mặt, những mối
liên hệ thuộc bản chất trong những
điều kiện nhất định.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

• Mối quan hệ giữa Bản chất –Hiện tượng


 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa
đối lập với nhau.
 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra
qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất
nhấ định. Không có bản chất tồn tại thuần tuý tách rời hiện tượng, cũng như
không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó. Khi bản chất
thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng do
nó sinh ra cũng mất theo. Khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra hiện
tượng mới phù hợp với nó.
 Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái
chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản
chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất là cái tương đối ổn
định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

• Ý nghĩa phương pháp luận


 Muốn nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng ta phải tìm hiểu bản
chất của nó. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới có thể
nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất.
 Cần phải căn cứ vào bản chất để đánh giá chính xác về sự vật hiện
tượng thì mới có thể cải tạo căn bản sự vật, chứ không nên căn cứ
vào hiện tượng
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù khả năng và hiện thực

• Khái niệm

 Khả năng là cái chưa xuất hiện, nhưng sẽ xuất


hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có đủ điều kiện.

 Hiện thực là cái đang tồn tại


trên thực tế và tư duy
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù khả năng và hiện thực

• Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực


 Khả năng và hiện thực có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên chuyển
hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Song quan hệ này
có tính phức tạp…
 Khả năng và hiện thực có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên chuyển
hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Song quan hệ này
có tính phức tạp…
 Để khả năng biến thành hiên thực, không chỉ cần một điều kiện mà
là một tập hợp nhiều điều kiện.
2.2.2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Cặp phạm trù khả năng và hiện thực

• Ý nghĩa phương pháp luận


 Trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương,
phương hướng hành động
 Phải tính đến các khả năng để đề ra chủ trương, kế hoạch cho phù hợp
 Trong xã hội, phải chú ý đến phát huy nguồn lực con người để biến khả
năng thành hiện thực

You might also like