You are on page 1of 1

26

dài hạn với hy vọng vào tương lai phát triển của doanh nghiệp từ đó thu được
những khoản thu nhập ngày càng lớn hơn và do vậy, khi n   thì:
Pn 0
(1+re)n
Như vậy, trên quan điểm đầu tư dài hạn thì giá cổ phiếu là giá trị hiện tại
của dòng cổ tức nhận được trong tương lai và vì thế biểu thức (2) được gọi là
"Mô hình chiết khấu cổ tức" trong định giá cổ phiếu. Để ước định được giá cổ
phiếu thường cần ước tính số cổ tức có thể nhận được hàng năm. Vì thế, thông
thường người ta phân biệt làm 3 trường hợp.
+ Trường hợp cổ tức tăng đều đặn hàng năm
Trong trường hợp này, giả định Công ty trả cổ tức hàng năm cho cổ đông
theo một tỷ lệ tăng đều đặn là g và d0 là cổ tức được trả ở năm trước. Vậy, cổ tức
dự tính nhận được ở năm thứ nhất là d1=d0+d0.g = d0(1+g) và ở năm thứ hai là d2
= d1(1+g) = d0(1+g)2.... từ đó, giá cổ phiếu được xác định:
d0(1+g) d0(1+g)2 d0(1+g)n
Pe = + +...+ (3)
(1+re) (1+re)2 (1+re)n
Biến đổi công thức trên có thể rút ra:
d0(1+g)
Pe =
re – g
Hoặc:
d1
Pe =
re – g
+ Trường hợp cổ tức hàng năm không tăng, không giảm.
Trong trường hợp cổ tức hàng năm chia cho cổ đông không thay đổi, tức
là g=0. Vậy, giá cổ phiếu được ước định bằng công thức sau:
d
Pe =
re
+ Trường hợp cổ tức tăng không đều đặn.

You might also like