You are on page 1of 1

27

Trong thực tế khó có một Công ty nào phát triển theo một tốc độ bất biến. Một
cách tiếp cận thực tế hơn có thể thấy rằng các công ty có chu kỳ sống và trong
đó, có thể chia thành các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn cũng có sự tăng
trưởng khác nhau và theo đó công ty có định hướng phân chia cổ tức với tỷ lệ
tăng trưởng không giống nhau cho mỗi giai đoạn hay thời kỳ.
Một mô hình đơn giản nhất về chu kỳ sống của một Công ty là có thể chia
thành hai giai đoạn: Giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn phát triển ổn định. Giai
đoạn tăng trưởng là giai đoạn đầu của Công ty với tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp
đó là giai đoạn phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định.
Nếu giả định một công ty có giai đoạn tăng trưởng trong T năm và trong
giai đoạn này tỷ lệ tăng cổ tức (%) hàng năm là Gs và sau đó là giai đoạn phát
triển với tỷ lệ tăng cổ tức (%) hàng năm đều nhau là g, vậy theo mô hình chiếu
khấu cổ tức, giá cổ phiếu thường của công ty có thể xác định theo công thức
tổng quát sau:

T
dt 1 dT+1
Pe = t∑= + x
1
(1+re) (1+re)T re - g
Có thể thấy: dt = d0(1 + Gs)t; dT = d0(1 + Gs)T và dT+1 = dT(1 + g)

4.3. Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số PE (Price-Earnings


ratio)
Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu thường rất đơn giản bằng
cách lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu thường nhân với hệ số PE bình
quân của ngành.
Ví dụ một công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ
phiếu thường là 3$ trong năm tới và hệ số PE bình quân của ngành là 15 thì giá
cổ phiếu thường sẽ là:
Pe = (Ln sau thuế kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Hệ số PE bình quân ngành)
Pe = 3$ x 15 = 45$
Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhiều hạn chế;

You might also like