You are on page 1of 3

Cảm nhận bài thơ “Hoa giọt tuyết”

- Tổng thể bài thơ: Trong Snowdrops, Gluck sử dụng phép ẩn dụ về mùa đông
để thể hiện trạng thái của nỗi đau tâm trạng gần tựa như cẩm giác thể xác cũng mất
dần, không còn tồn tại. Nỗi đau thấu xương (bone-cold). Và nỗi sợ hãi đóng băng
chính dòng sông sống động của cuộc đời chúng ta, cho đến khi chúng ta cảm thấy
mình có thể chết.

Có những giai đoạn trong cuộc đời chúng ta khi có quá nhiều thứ dường như mất
mát, không thể chịu đựng nổi, không thể sửa chữa được—khi chúng ta cảm thấy
mình đã làm hỏng việc này hay việc khác khiến chúng ta rối tung lên.

Bà đã tiết lộ trạng thái nội tâm này, “không mong sống sót,” cảm thấy bị chôn vùi.
Chết. Không “mong thức dậy lần nữa.” Chưa hết, giống như hoa diên vĩ (iris), nghệ
tây (crocus) hay hoa tuyết (snowdrops), chúng có khả năng phục hồi này ngay cả khi
trong tâm hồn trở nên lạnh giá nhất, bằng cách nào đó cảm nhận được rằng những gì
bị chôn vùi có thể xuyên qua băng tuyết và nếm trải ngay cả “ánh sáng lạnh giá của
mùa xuân sớm nhất”. Bà đã hướng đến lễ Phục sinh (easter) ngay cả trong nỗi đau
của Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) và sự chờ đợi lâu dài của Thứ Bảy Tuần
Thánh (Holy Saturday). Niềm vui không được triệu hồi. Nó thậm chí có thể cảm thấy
không khả thi, tuy nhiên, bằng cách nào đó, có điều gì đó trong chúng ta dám “mạo
hiểm”, bất chấp tất cả những gì chúng ta biết và về phương diện khác thì có thể cảm
thấy - “niềm vui / trong làn gió thô sơ của thế giới mới.”

- Câu 1: Bắt đầu bằng một câu hỏi của nhân vật trữ tình ở thì quá khứ. Liệu có ai
biết tôi đã ống như thế nào không? Tôi đã là ai? Tôi (I) ở đây là nhân vật trữ tình, hay
chính là tác giả. Câu hỏi dường như hướng về cuộc sống của nhà thơ ở thời quá khứ.
Nơi ấy ngập ngụa biết bao nhiêu đau đớn, ám ảnh của nhà thơ.

- Và dường như đến câu thơ thứ 2: Bạn có biết nỗi tuyệt vọng là gì (despair)? Nó
như đánh dấu rằng chính cuộc sống ấy của nhân vật trữ tình đã đau đớn như thế đấy,
tuyệt vọng như thế? Câu hỏi tu từ hỏi độc giả nhưng dường như không phải, là hỏi
nơi chính lòng mình, là để từ đó dấy lên nhiều tâm trạng. Lối viết ngắt dòng câu chữ
chảy từ dòng này sang dòng khác đầy đặc sắc làm tô đậm tâm trạng, cảm xúc đang
hỗn độn, đau đớn, như tiếng nấc giữa dòng thơ. Điều ấy còn thể hiện qua cách ngắt
nhịp của bài thơ cũng nghẹn ngào, ứa nước mắt. Tôi tự hỏi rằng nhà thơ hỏi như thế
có phải trong lòng đang đi tìm một người đọc đồng cảm, thấu hiểu, tri âm, như muốn
được lắng nghe, được kể câu chuyện của mình, giãi bày cho hết bao chất chứa trong
lòng?
- Đến câu thơ thứ 3, sau hàng loạt câu hỏi là một câu trả lời. Mùa đông có thể có
nghĩa với bạn. Mùa đông là mùa của những giá băng, lạnh lẽo. Nỗi đau ấy, nỗi tuyệt
vọng cũng như mùa đông vậy. Thông qua mùa đông để hiểu tâm tư trong lòng thi sĩ.

- I did not expect to survive,

earth suppressing me. I didn't expect

to waken again,

Khổ thơ sau bắt đầu với những nỗi đau nỗi tiêu cực đã thể hiện trực tiếp trên câu chữ.
Tất cả chúng đều hướng tới cái chết, cái chết âm thầm lặng lẽ. Có chút gì như bất lực,
đớn đau. Cách điệp ngữ như nhấn mạnh, khắc khoải vào cái chết ấy

- to feel

in damp earth my body

able to respond again, remembering

after so long how to open again

in the cold light

of earliest spring—

afraid, yes, but among you again

crying yes risk joy

in the raw wind of the new world.

- Thế nhưng tất cả chúng đều ở thì quá khứ thôi. Quá khứ đã từng thế, nhưng
loài hoa giọt tuyết lại mạnh mẽ hơn thế. Chúng vượt lại, chống trọi khó khăn, đắng
cay mà kháng cự lại một lần nữa (again). “Again” lặp lại nhiều lần như thể ý chí, nghị
lực, niềm tin đang tràn đầy và chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế trong những vần thơ.
Từ “remembering” là động từ gợi nên sự chuyển động, thay đổi trong ý thức để rồi
dẫn đến hành động. Tuyết đã đóng băng sự tồn tại đang dần mở ra bông hoa của mùa
xuân, từ tuyệt vọng đến hứa hẹn. Từ khóa ở đây có lẽ là “respond”. Sự tuyệt vọng hút
chúng ta vào vòng xoáy của cái tôi. Sự sống là một chuyển động quang hợp, nơi linh
hồn và thể xác phản ứng với ánh sáng. Bản thân nhận thức này khiến chúng ta cảm
thấy mình đã sống sót qua bóng tối.
Mùa xuân là hi vọng là niềm tin. Bài thơ không rơi vào nỗi u buồn, sầu bi mà đầy lên
một tia sáng nhỏ bé nhưng ấm áp cứu rỗi thứ sự sống tưởng đang héo úa đâu đây.

Thật vậy, cụm từ “mùa xuân sớm nhất” được dùng để thông báo một mùa mới, cụ thể
là mùa xuân, trong khi cụm từ “đèn lạnh” ám chỉ sự kết thúc của mùa đông. =>
Dường như nói về cái chết lại là để khởi đầu cho một sự sống mới, sự tái sinh mới,
hồi sinh.

Ở khổ thơ thứ ba có một câu đối, ngoài việc góp phần tạo nên nhịp điệu cho bài thơ,
về mặt cú pháp, nó còn tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu thơ.

Từ “có” (yes) được lặp lại trong cả hai dòng thơ như để thể hiện ý chí, sức mạnh của
tác giả. Không phải là nhà thơ không còn sợ nữa, không khóc nữa mà thi sĩ biết đầu
đầu mà vẫn tìm cách để hương đầu với nó, để mạo hiểm, dám tiến bước vươn khỏi
lớp đất mà cười trong nắng chớm xuân. Hơn thế câu thơ nghe như sự bất chấp tất cả,
niềm tin đến mãnh liệt.

- Khổ thơ cuối bài thơ chỉ có một dòng. Thi sĩ quyết định viết dòng này tác riêng
để tập trung sự chú ý của người đọc vào nó. Cụm từ “gió thô” (raw wind) truyền tải
hình ảnh về một cơn gió rất lạnh và thù địch, cản trở sự ra đời của bông hoa. Thật
vậy, trước đây người ta nói rằng bông hoa ấy nổi lên từ mặt đất, gặp thời tiết mùa
đông và lạnh lẽo như thế nào, được thể hiện bằng cách sử dụng cụm từ “gió thô”.

- Trong cái chết của mùa đông, nơi không có hoa và cây cối trơ trụi, giọt tuyết vì
thế tượng trưng cho dấu hiệu của sự sống và hy vọng cho mùa xuân đến mà trong bài
thơ, được thể hiện bằng cụm từ “thế giới mới”. Trên thực tế, bất chấp cái lạnh, anh ta
có sức mạnh để tiếp tục, trồi lên khỏi mặt đất.

Hơn nữa, ở đây có một sự ám chỉ là sự lặp lại của phụ âm “w” gợi nhớ đến âm thanh
của “gió thô”.

- Thi nhân trong tập thơ này thường xuyên sử dụng hình ảnh ẩn dụ từ thiên nhiên
để nói lên những vấn đề của đời sống. Cả tập thơ là vườn hoa tràn hương sắc nhưng
cũng tràn đầy những tâm tư, những triết lý đời sống...

You might also like