You are on page 1of 14

TRÌNH BÀY HỆ THỐNG VỀ

PHANH KHẨN CẤP BA ( Brake


Assist )
Trường CĐKT Cao Thắng
Giáo viên: Văn Ánh Dương

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN


TOXIC TEAM

Nguyễn Nhựt Duy


Nguyễn Thiện Thanh
Lê Phương Trung
Nguyễn Thanh Phong
Hoàng Trọng Dũng
Huỳnh Ngọc Thanh Tỉnh
I. Khái quát về phanh BA

II. Công dụng

III. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

IV. Hư hỏng và khắc phục

V. Nhược Điểm

VI. Sự cần thiết của hệ thống phanh BA trên ô tô ngày nay


I. Khái quát về phanh BA

•BA - Brake Assist (hay


BAS) được phát triển lần đầu tiên bởi hãng
Daimler-Benz và TRW/Lucas-Verity từ năm 1992 đến1996
Phanh BA là gì ?

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BAS là trang bị bổ sung cho hệ thống
phanh làm nhiệm vụ hỗ trợ người lái tạo ra lực phanh lớn khi phanh gấp …
II. Công dụng của hệ thống phanh BA
• Khi gặp những tình huống cần xử lý khẩn cấp nhưng người điều khiển
lơ đễnh. Tác dụng lực lên phanh yếu. Dẫn đến những tai nạn không
đáng có. Thông thường quá trình phanh thì người lái cần chủ động tính
toán lực phanh. Sao cho đúng với quãng đường cần dừng lại. Nhưng
với những tình huống khẩn cấp thì người lái thường thụ động dẫn đến
lực tác động lên phanh không đủ. Sẽ gây ra những tai nạn không đáng
có.
•Điều này đã được khắc phục bởi hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA. Hệ
thống giúp cho quãng đường phanh được rút ngắn lại. Giúp hạn chế những sự
cố xảy ra khi lực phanh không đủ lớn. Hệ thống giúp hỗ trợ và duy trì lực
phanh. Đồng thời giúp người lái có thể kiểm soát tốt trong những tình trạng
khẩn cấp.

• Tuy nhiên người điều khiển cũng cần phải lưu ý rằng hệ thống hỗ trợ
phanh khẩn cấp BA chỉ hỗ trợ phanh gấp. Gia tăng thêm một phần lực giúp
giảm ngắn quãng đường phanh. Chứ không phải là hỗ trợ lực phanh đến mức
hoàn toàn được.
III. Cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống phanh BA:
.

1- Cảm biến tốc độ                


2- Màng gắn cảm biến
3- Xi-lanh phanh chính
4- Nam châm
5- Cảm biến mở
6- Khoang công tác
7- Bộ xử lý trung tâm
8- Khoang chân không
9- Bàn phanh.
• Nguyên lý hoạt động phanh BA như sau: ngay khi xảy ra tình huống bất ngờ,
bộ cảm biến nhận thông tin, lúc này bộ xử lý trung tâm lập tức kích hoạt van
điện cấp khí vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp xe phanh gấp kịp thời và đủ
lực mạnh.
IV. Những vấn đề hư hỏng và cách khắc phục
+ Về hư hỏng :
- Dầu phanh ở mức thấp : Do rò rỉ đèn báo trên taplo lúc này sẽ bật sáng.
Trong hệ thống phanh khi xảy ra sự rò rỉ sẽ rất nguy hiểm vì trường hợp xấu
nhất có thể xảy ra khi xe đang di chuyển là phanh không ăn.
- Bàn đạp phanh nhẹ : Có thể do quy trình xả gió ở hệ thống phanh không
chính xác trong hệ thống phanh có chứa không khí, tụt mức dầu phanh.
- Khi phanh có tiếng ồn : Má phanh quá mòn, khi đạp phanh đĩa phanh và
miếng báo mòn ở má phanh cọ vào nhau gây ra tiếng ồn khó chịu.
- Hỗ trợ lực phanh BA hoạt động kém : Do hư hỏng ở đường dẫn các giắc
nối hoặc bị hư các cảm biến.
+ Cách khắc phục
- Dầu phanh ở mức thấp : Châm thêm dầu phanh cho xe và kiểm trả rò rỉ ở
xilanh, xilanh phanh ở các bánh xe và cùm phanh. Chi tiết hư hỏng cần thay
mới nếu phát hiện sự rò rỉ.
- Bàn đạp phanh nhẹ : Tiến hành lại các bước xả gió và châm thêm dầu
phanh.

- Khi phanh có tiếng ồn : Tiến hành thay má phanh và kiểm tra đĩa phanh,
nếu đĩa phanh bị sướt thì đi vớt lại bề mặt đĩa phanh.
- Hỗ trợ lực phanh BA hoạt động kém : kiểm tra lại các giắc nối, dây dẫn và
cảm biến. Nếu thấy hư hỏng thì tiến hành thay mới.
* Ngoài ra cần kiểm tra kèm hệ thống phanh ABS : Vì nếu hệ thống này hư
hỏng, trong trường hợp phanh khẩn cấp ở tốc độ cao xe có khả năng bị trượt
và mất lái gây nguy hiểm cho người lái và người tham gia giao thông.
V. Nhược điểm:
• Khi bộ khuếch đại đảy lực phanh lên mức tối đa sẽ gây ra tình trạng bó cứng
phanh xe, do vậy hệ thống BAS phải được lắp đặt đồng bộ với hệ thống chống
bó cứng phanh ABS. Tính năng chống bó cứng phanh sẽ chống lại hiện tượng rê
banh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên bề mặt trơn trượt.
• Vì cần lắp đặt với hệ thống ABS nên chi phí sẽ cao hơn, yêu cầu sửa chữa cao.
• Hỗ trợ phanh không thể nhìn thấy chướng ngại vật phía trước: nó không thể quét
các mối nguy hiểm tiềm ẩn và cảnh báo người lái xe về bất kỳ nguy hiểm
nào. Do đó, người lái xe phải quan sát chú ý cẩn thận đường đi, tránh các hành vi
chạy quá tốc đô và sử dụng chất kích thích khi lái xe.
• Hệ thống trợ lực phanh có ngưỡng đạp phanh quy định nhằm đảm bảo trợ lực
phanh không hoạt động khi không cần thiết vì thế khi cần hổ trợ của hệ thống,
người lái xe phải đạp phanh một cách mạnh mẽ và dứt khoát để kích hoạt hệ
thống.
VI. Tầm quan trọng của hệ thống phanh BA

Nhờ có hệ thống BA đã giảm thiểu được nhiều tai nạn không đáng có, nhờ đó nâng cao tính
an toàn cho người đi đường và người tham gia giao thông, phanh BA là hệ thống không thể
thiếu trên ô tô ngày này vì công năng hiệu quả của nó trong việc đảm bảo an toàn.
Cảm ơn thầy và các bạn
đã theo dõi phần trình bày
về hệ thống phanh khẩn
cấp BA của nhóm em.

You might also like