You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

ĐỀ TÀI: NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN QUỐC CƯỜNG


KHOA: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG
MSSV: 2373201080211
LỚP: QHCC07-08
LỜI NÓI ĐẦU
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự
tri ân sâu sắc đối với thầy cô của “Trường đại
học Văn Lang” và “Học viện Báo chí – Tuyên
truyền”, đặc biệt là các thầy cô của bộ môn
“Tin học Đại cương” của trường đã tạo điều
kiện cho em được học tập ở khoa để có
nhiều thông tin cần thiết hoàn thiện đề tài
này, và em cũng xin chân thành cám ơn
giảng viên bộ môn đã nhiệt tình hướng dẫn
em hoàn thành tốt bài tiểu luận.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các
Giảng viên bộ “Tin học Cơ bản” đã hướng
dẫn em. Trong thời gian thực hiện luận văn
này, Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
rất nhiều.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các giảng
viên của “Trường đại học Văn Lang” và “Học
viện Báo chí - Tuyên truyền” đã tận tình giảng
dạy em trong thời gian qua.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN


NHÀ NƯỚC 10/04/2024 2
Trước khi nhập học “Trường ĐH Văn Lang” và “Học
viện Báo – Tuyên Truyền”, em đã có một khoảng thời gian
tìm hiểu những ngành học, nghề nghiệp mà mình sẽ phải
làm trong cơ quan nhà nước. Bài tiểu luận này là kết quả
của quá trình tìm hiểu, cũng như tự nghiên cứu và học hỏi
từ các nguồn tư liệu trên các trang wed, video “Lý luận –
GIỚI THIỆU Truyền thông” trên sách báo và Internet với niềm đam mê
mãnh liệt của bản thân đối với nền văn hóa.
Bài tiểu luận mang đến cho người đọc những kiến thức
về “Lý luận - truyền thông”, những điều thú vị về nhà nước,
đồng thời truyền đạt những kĩ năng cơ bản nhất của những
nhà lý luận chuyên nghiệp.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NHÀ NƯỚC
2. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. THÀNH PHẦN CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
A. QUỐC HỘI
B. CHỦ TỊCH NƯỚC
MỤC LỤC C. CHÍNH PHỦ
D. TÒA ÁN NHÂN DÂN
E. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
F. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
2. VAI TRÒ
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẢNG CỘNG SẢN
CHƯƠNG 3: NHỮNG VIÊN CHỨC CHỦ CHỐT

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 4


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
CHUNG

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 5


Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã
hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị
thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà
nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể
từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng
1.Giới thiệu giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng
nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên
tổng quan nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã
hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội,
nhà nước trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng
thống trị. Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy
mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những
mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 6


2. Hệ thống các cơ quan nhà nước

Có 5 nhóm ngành trực thuộc cơ quan nhà Báo chí -


nước tương đương với các cơ quan khác nhau, Truyền thông
bao gồm:
-Báo chí – Truyền thông: Đài truyền hình, tòa Xã hội - Văn hóa -
soạn,… Nhân văn Thể thao
-Văn hóa – Thể thao – Nghệ thuật: Nhà hát
lớn, bảo tàng lịch sự,…
-Pháp Luật – Chính trị: TAND, VKSND,…
-An ninh – Quốc phòng: Cơ quan công an,
cơ quan quân sự,… An ninh - Pháp luật -
-Xã hội – Nhân văn: Quốc hội, chính phủ,…
Quốc phòng Chính trị

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 7


CHƯƠNG 2: BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 8


1.Thành phần của bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước là tổng thể


các cơ quan Nhà nước từ Bộ máy Nhà nước Việt Nam
Trung ương tới địa phương, theo Hiến pháp bao gồm: Quốc
được tổ chức, hoạt động theo hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
những nguyên tắc thống nhất, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm
tạo thành cơ chế đồng bộ sát nhân dân, Chính quyền địa
nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức phương.
năng của nhà nước.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 9


A. Quốc Hội
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam,
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Quốc hội hiện nay là Quốc hội Việt
Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) với
499 đại biểu
Chủtịch Quốc hội hiện nay là ông
Vương Đình Huệ

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 10


B. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù. Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách
nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu
ra Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 11


C. Chính phủ

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được
giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy
nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực
được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 12


NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 13
D. Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân là cơ quan


xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp. Tòa án nhân dân
gồm Tòa án nhân dân tối cao và
các Tòa án khác do luật định
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân
Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 14


E. Viện kiểm
sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp. Viện kiểm sát nhân
dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và các Viện kiểm sát khác do luật
định.
Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà nước của tổ
chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất
Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê
Minh Trí

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 15


F. Chính quyền địa phương

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính
quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt do luật định.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 16


Hội đồng nhân
dân
 Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân, do Nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước Nhân
dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
 Hội đồng nhân dân quyết
định các vấn đề của địa phương do
luật định; giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 17


Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân ở cấp chính


quyền địa phương do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc
thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương; tổ chức thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nước cấp trên giao.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 18


2. Vai trò

Bộ máy nhà nước thực chất là


một tổ chức để triển khai thực thi
pháp luật của nhà nước và do đó
tùy thuộc các tư duy về quản lý
nhà nước mà có thể có những
dạng tổ chức khác nhau. Về
nguyên tắc, quyền lực nhà nước
bao gồm ba nhóm yếu tố cấu
thành là quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN


NHÀ NƯỚC 10/04/2024 19
3. Cơ cấu tổ chức đảng cộng sản

Đơn vị Cơ quan lãnh đạo Cơ quan trực thuộc


- Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc;
Cấp Trung ương - Các đảng bộ khác trực thuộc Trung ương: Đảng bộ Khối các cơ quan Trung
- Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội là Ban chấp hành (BCH) Trung ương
ương, Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương; Đảng bộ Quân đội; Đảng bộ
gồm Bộ Chính Trị và Ban Bí thư
Công an Trung ương và Đảng bộ ngoài nước.
- Đảng bộ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Đảng bộ cấp trên trực tiếp của cơ sở (tương đương cấp huyện) trực thuộc
tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;

Cấp tỉnh BCH Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh ủy, thành ủy) - Một số tổ chức cơ sở Đảng có vị trí quan trọng, đông đảng viên, nhiều tổ
chức Đảng trực thuộc, được giao một số quyền của cấp trên cơ sở;
- Các đảng bộ, chi bộ cơ sở có vị trí quan trọng trực thuộc tỉnh uỷ, thành
uỷ, đảng uỷ khối Trung ương, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung
ương.
- Các đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn;
BCH Đảng bộ huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện uỷ, quận
Cấp huyện - Các đảng bộ cơ sở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ
uỷ, thị uỷ, thành uỷ)
trang trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy và tương đương.
- Các đảng bộ bộ phận trực thuộc ban chấp chấp hành Đảng bộ cơ sở (nơi
có đông đảng viên);
Cấp xã BCH Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn (Đảng ủy, Chi ủy)
- Các chi bộ trực thuộc ban chấp hành Đảng bộ cơ sở;
- Các tổ đảng trực thuộc chi bộ cơ sở.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 20


CHƯƠNG 3:
NHỮNG VIÊN
CHỨC CHỦ CHỐT
NHÀ NƯỚC

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 21


Quy định nêu rõ, bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chủ tịch Quốc hội.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ
Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng
Viện KSND tối cao; Phó chủ tịch nước; Phó thủ tướng; Phó chủ tịch Quốc hội.
Các chức danh thuộc Bộ Chính trị quản lý được chia thành ba bậc. Bậc một gồm Ủy viên Trung ương chính thức;
Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập báo
Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Thường vụ Quốc hội (Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch
Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Dân nguyện thuộc
Thường vụ Quốc hội).
Bậc hai gồm bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng kiểm toán
Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; Phó chủ tịch - Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc VN; Bí thư Tỉnh
ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, UBND Hà Nội và TP HCM;
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bậc ba gồm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN và Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ VN; Chủ tịch Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng giám đốc TTXVN, Đài Tiếng nói VN, Đài Truyền hình VN.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 22


Các chức danh thuộc diện Ban Bí thư quản lý được chia thành ba bậc.
Bậc một gồm: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội; Phó Chánh án TAND Tối cao: Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.
Bậc hai gồm: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó
Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương
Đoàn; Phó bí thư tỉnh ủy, thành uỷ, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng,
Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.
Bậc ba gồm: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp; Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát viên VKSND Tối cao.
Cũng theo Kết luận của Bộ Chính trị, khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ
quan, đơn vị quản lý gồm có các cấp: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ
trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và
tương đương; cán bộ xã, phường, thị trấn.
NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 23
Trong đó, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc nhóm chức danh, chức vụ Tổng cục trưởng
và tương đương. Nhóm này gồm ba bậc, cụ thể:
Bậc một, Tổng cục trưởng; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học
công nghệ Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ủy viên Thường trực Hội
đồng Dân tộc, Ủy viên Thường trực các Ủy ban của Quốc hội; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Hồ
Chí Minh; Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên
trách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bậc hai, Phó Chủ tịch HĐND, UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân Dân; Ủy viên
Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Trưởng ban chuyên trách hoặc ủy viên chuyên trách các ban chỉ đạo ở Trung
ương; ban chỉ đạo do Thủ tướng, Phó Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo; Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước.
Bậc ba, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân; Giám đốc
Truyền hình Quốc hội; Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Phó Chánh Văn
phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội; Phó Bí thư chuyên trách công tác
đảng ở các Đảng ủy: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 24
Kết luận nêu rõ, các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị được hình thành, phát triển qua nhiều
giai đoạn, cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, do chưa có quy định tổng thể, đồng bộ, tổ chức bộ máy còn
cồng kềnh, nhiều thứ bậc, nên việc vận dụng chức vụ tương đương trong sắp xếp, bố trí cán bộ và thực hiện chính
sách còn nhiều bất cập. Việc rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở là cần thiết.
Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục rà soát, sắp xếp chức danh, chức vụ theo phân cấp quản lý, có
kế thừa, ổn định; chỉ điều chỉnh những vị trí bất hợp lý hoặc chưa được sắp xếp; một người đảm nhiệm nhiều chức vụ
thì lấy chức vụ cao nhất để xác định chức danh lãnh đạo.
Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương xây dựng đề án danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo
quản lý, chỉ huy trong quân đội và công an, đồng bộ với các chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ
thống chính trị; Ban tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan thẩm định, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và
chính sách về vị trí công tác, số lượng chức danh, chức vụ cán bộ; bảng lương chức vụ đồng bộ với bảng danh mục
chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị do Bộ Chính trị ban hành.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 25


Về các lãnh đạo

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 26


- Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội


chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ
tịch nước) là nguyên thủ quốc gia
của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu
Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ
tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ
trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Việt Nam. Chủ tịch nước là một
trong số các đại biểu Quốc hội Việt
Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 27


Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng,
được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam năm
1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng giai đoạn gần
đây, Chủ tịch nước thường là một Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 28


Đến nay chủ tịch nước của nước ta là Võ Văn Thưởng
(sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970) là một nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản và chính trị gia người Việt Nam. Ông
hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng
và An ninh Việt Nam, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư
pháp Trung ương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. Ông
là chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhậm
chức ở tuổi 52.
Ông nguyên là Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực
Ban Bí thư khoá XIII, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung
ương khóa XII; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV,
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi; Bí thư thường
trực, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam; Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh; Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện nay, ông cũng là người trẻ nhất trong Bộ
Chính trị

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 29


- Thủ tướng

 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thường được gọi tắt là Thủ tướng, Thủ
tướng Chính phủ) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng
Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính
phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Thủ
tướng đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng, được bầu tại kỳ họp
thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Thủ tướng Chính phủ phải là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thường là một ủy
viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm là ông Phạm Minh Chính, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thành
phố Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 30


 Phạm Minh Chính (sinh ngày 10 tháng 12 năm
1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông
hiện là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng
quốc phòng và an ninh Việt Nam, Bí thư Ban cán
sự Đảng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XIII, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng
chống dịch COVID-19, Đại biểu Quốc hội Việt
Nam khóa XV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội
thành phố Cần Thơ. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị
khóa XII, nguyên là Trưởng ban Tổ chức Trung
ương, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Trưởng
Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ
chức Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng
Ninh; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an; Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 31


- Tổng bí thư

 Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam là chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Từ 1951 đến 1969, vị trí cao nhất là Chủ tịch
Đảng Lao động Việt Nam của Hồ Chí Minh; tuy nhiên, sau
khi Hồ Chí Minh qua đời, chức danh này bị bãi bỏ và Tổng
Bí thư trở lại thành chức vụ cao nhất. Từ 1960 đến 1976,
chức vụ này được gọi là Bí thư thứ nhất. Đây là chức danh
lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
 Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác. Hiện
nay, Tổng Bí thư cũng kiêm nhiệm Bí thư Quân ủy Trung
ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực.
 Theo điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đại biểu
toàn quốc của Đảng Cộng sản sẽ bầu ra Ban Chấp hành
Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính
trị và bầu Tổng Bí thư từ một trong các Ủy viên Bộ Chính trị.
Kể từ năm 2001, nhiệm kỳ Tổng Bí thư tương đương nhiệm
kỳ của Ban Chấp hành Trung ương; đồng chí Tổng Bí thư
sẽ giữ chức vụ cho tới khi Ban Chấp hành Trung ương khóa
mới bầu ra Tổng Bí thư mới.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN


NHÀ NƯỚC 10/04/2024 32
Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944)
là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện đang
đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Quân ủy Trung
ương. Ngoài ra ông còn giữ một số chức vụ khác bao
gồm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương;
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
nhiệm kì 2021 – 2026 và là một trong những Đại biểu
thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, sau khi được Quốc


hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Chủ tịch nước, ông đã
chính thức trở thành người thứ ba trong lịch sử của
Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ cả hai chức vụ đứng
đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước, sau Hồ Chí Minh và
Trường Chinh.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 33


 Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
người đứng đầu cơ quan lập pháp Quốc hội Việt Nam và Ủy ban
Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013,
Quốc hội là "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam". Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được bầu bởi các
đại biểu Quốc hội trong kỳ họp đầu tiên của một nhiệm kỳ quốc
hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm chủ
tịch, đây là cơ quan thường trực kiểm soát hoạt động của Quốc
hội khi Quốc hội không thực hiện việc họp. Chủ tịch và các
thành viên khác của Ủy ban Thường vụ bị miễn nhiệm khi Quốc

- Chủ tịch
hội kết thúc nhiệm kỳ, thường là mỗi 5 năm một lần. Sáu mươi
ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải
được bầu xong. Chủ tịch Quốc hội là người chủ tọa các phiên

quốc hội
họp của Quốc hội bao gồm việc ký chứng thực Hiến pháp, luật
và nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại
của Quốc hội và giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội. Đại biểu
Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội.

 Quyền hạn và uy tín của Chủ tịch Quốc hội thay đổi trong suốt
những năm qua. Điển hình hai Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là
Nguyễn Văn Tố và Bùi Bằng Đoàn không phải là đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội thứ 4 là
Trường Chinh lại được cho là người quyền lực thứ hai trong Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ
tháng 3 năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ông Vương Đình
Huệ.

 Trong lịch sử, chức vụ này còn gọi là Trưởng Ban Thường trực
NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủ10/04/2024
y ban Thường vụ Quốc hội 34
(1960–1976)
Vương Đình Huệ (sinh ngày 15
tháng 3 năm 1957 tại Nghệ An) là
một chính trị gia người Việt Nam.
Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí
thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-
2026.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 04/10/2024 35


 Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” l ần đ ầu tiên
được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đ ảng
khoá VII (ngày 29/11/1991) và ti ếp t ục đ ược kh ẳng đ ịnh t ại H ội ngh ị
toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng nh ư
trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là t ại các Đ ại h ội l ần
thứ X và XI của Đảng đã có bước phát tri ển về chất trong nh ận th ức
về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
 Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quy ền XHCN c ủa
LỜI KẾT Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng đ ịnh: “1. Nhà n ước C ộng
hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quy ền XHCN c ủa Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Vi ệt Nam do Nhân
dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà n ền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân v ới giai c ấp nông dân và
đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có s ự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà n ước trong vi ệc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t ư pháp”.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 36


Yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu của xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
-
Thứ nhất, yêu cầu gắn vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của các
CQHCNN với việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
-
Thứ hai, yêu cầu về xây dựng,áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên
chức hành chính.
-
Thứ ba, yêu cầu bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các
CQHCNN.
- Thứ tư, yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật.
- Thứ năm, yêu cầu về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công khai, minh
bạch.
- Thứ sáu, yêu cầu về nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hành
chính trong thực thi công vụ.
-
Thứ bảy, yêu cầu đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Yêu cầu đặt ra là Đảng phải luôn đảm bảo được tính chính đáng trong cầm quyền của mình thể hiện uy tín, sự tin tưởng,
sự cuốn hút của Đảng đối với Nhân dân; tính hiệu quả trong lãnh đạo phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, đáp ứng yêu cầu,
lợi ích của Nhân dân. Do đó, việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các CQHCNN là điều kiện
tiên quyết, có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 37


CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 38


NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 39
Sinh viên thực hiện các bước như
sau:
 Tạo thư mục lưu trữ bài thi ( bao gồm: file PowerPoint .pptx, file pdf) và đặt tên thư mục: Họ Tên
(không gõ dấu tiếng việt, ví dụ: NguyenVanAn)
 Đăng nhập lên trang https://elearning.vanlanguni.edu.vn/ Nộp bài tập kiểm tra Module 5 - MS
Powerpoint
 Sinh viên download các file được đính kèm trên trang elearning.
 Mở đề kiểm tra đã được cung cấp.
 Sinh viên thiết kế bài trình chiếu theo đúng chủ đề đã đăng ký, sử dụng dữ liệu thô đã chuẩn bị,
cùng với yêu cầu chi tiết từ ĐỀ KIỂM TRA.
 Sinh viên sử dụng File video và audio được cung cấp sẵn, không chèn file khác.
 CHÚ Ý: 2 file cần nộp
 File PPTX (bài trình chiếu – Lưu vào thư mục họ tên đã tạo)
 file PDF (Lưu vào thư mục họ tên đã tạo)
 Nộp bài lên trang https://elearning.vanlanguni.edu.vn/ Nộp bài tập kiểm tra Module 5 - MS
Powerpoint
NHỮNG NGƯỜI LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 10/04/2024 40

You might also like