You are on page 1of 25

THUỐC LỢI NIỆU

Nguyễn Phương Thanh


ThS, BS
Bộ môn Dược Lý
Đại học Y Hà Nội

1
CÁC PHẦN TRÌNH BÀY
 Mục tiêu

 I. Tổng quan

 II. Thuốc ức chế enzym Carbonic Anhydrase

 III. Nhóm thiazid

 IV. Nhóm lợi niệu quai

2
MỤC TIÊU

Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng, áp


dụng điều trị của:
- Ức chế enzym carbonic anhydrase
- Nhóm Thiazid
- Nhóm lợi tiểu quai
- Lợi tiểu giữ kali
- Lợi tiểu khác: manitol

3
I. TỔNG QUAN
 Vận chuyển nước điện giải

4
I. TỔNG QUAN
 Vận chuyển nước điện giải

5
I. TỔNG QUAN
 Vận chuyển Na:
 70 – 80 % tái hấp thu ở ống lượn gần
 15 – 20 % tái hấp thu ở đoạn lên quai Henle
 0 – 10% tái hấp thu ở ống lượn xa
 Vận chuyển K:
 Tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần
 Có mặt K trong nước tiểu: bài xuất ở ống lượn xa
do aldosteron hoặc do thăng bằng acid – base.
 Bicarbonat: tái hấp thu 80% ống lượn gần, còn
lại ở ống lượn xa.
6
I. TỔNG QUAN
 Thuốc lợi niệu:
 Tăng khối lượng nước tiểu
 Làm thải trừ Na
 Vẫn có tác dụng trên người không phù
 Ảnh hưởng tới điện giải và chất khác

7
I. TỔNG QUAN
Phân loại:
 Trước đây:
 Vị trí tác dụng: Lợi niệu quai
 Hiệu lực: Lợi niệu mạnh, yếu
 Cấu trúc: Lợi niệu thiazid
 Lâm sàng: Lợi niệu giữ K+ hoặc thải K+
 Hiện nay: Đích tác dụng: Ức chế CA, lợi niệu
thẩm thấu, ức chế Na+ K+ 2 Cl-, ức chế Na+, …

8
II. ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE (CA)
SULFAMID LỢI NiỆU

9
II. ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE (CA)
- SULFAMID LỢI NiỆU
 Tác dụng và cơ chế:
CA
H2O + CO2 H2CO3 HCO3- + H+
Khi CA bị phong tỏa:
- Giảm bài xuất H+ - Na+ không được tái hấp thu
(antiport)
- Na+ bài xuất dưới dạng NaHCO3
- K + tăng thải trừ (trao đổi với H+)
- Ở mắt (cuộn mí) và TKTW: giảm tiết thuỷ dịch của
mắt, giảm sản xuất dịch não tủy

10
II. ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE (CA)
- SULFAMID LỢI NIỆU
 Chỉ định:
 Ít làm thuốc lợi niệu
 Suy tim
 Hội chứng độ cao (làm tăng CO2 máu)
 Chống độc
 Tăng nhãn áp
 Động kinh: giảm tạo dịch não tủy, chống co giật
 Chống chỉ định:
 Bệnh tim phổi mạn tính, bệnh phổi mạn: thừa CO2.
 Xơ gan và suy gan: dễ gây hôn mê gan.
 Mẫn cảm
11
II. ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE (CA)
- SULFAMID LỢI NiỆU
 Tác dụng không mong muốn:
- Gây toan máu - dùng cách quãng
- Giảm K+ máu: mệt mỏi, dễ nhiễm độc khi đang
điều trị bằng digitalis.
- Dị ứng, RLTH
 Chế phẩm:
Acetazolamid (Diamox): Viên 250 mg

12
III. NHÓM THIAZID
Nhóm Thiazid: Bao gồm
 Thuốc có cấu trúc thiazid
(hydrochlorothiazid, chlorothiazid)
 Thuốc giống thiazid
(indapamid, chlorthalidon)
Cơ chế tác dụng:
 Ức chế đồng vận chuyển Na+ kèm Cl- ở đoạn pha
loãng (symport) - Lợi niệu thải muối
 Ức chế CA kém acetazolamid (Diamox)

13
III. NHÓM THIAZID
Tác dụng:
* Ion Natri: Ức chế CA, ở ống lượn xa -- thải natri, nước ---
 Lợi tiểu -- giảm thể tích tuần hoàn --- Huyết áp giảm.
 Mức độ lợi tiểu trung bình: 5 – 10%.
 Thiazid có tác dụng trần (tăng liều cũng ko tăng tác
dụng).
 Lợi tiểu thải “MUỐI” ( 1 Na : 1 Cl).
* Ion Kali: Bị đào thải ở OLX -- giảm K máu.
* Ion Calci: Giảm calci niệu (dự phòng sỏi thận).
* Uric: Giảm bài tiết uric vào nước tiểu (chống CĐ Gout)
* Ít ảnh hưởng đến HCO3-
* Huyết áp: Giảm
14
III. NHÓM THIAZID
 Chỉ định:
 Phù do các nguyên nhân khác nhau (tim, gan, thận, ...)
 Tăng huyết áp: Riêng hoặc phối hợp, là thuốc hàng đầu
 Suy tim
 Tăng calci niệu không rõ nguyên nhân
 Chống chỉ định:
 Giảm kali- máu trên bệnh nhân bị xơ gan; đang điều trị bằng
digoxin (digitalis)
 Bệnh Gút
 Suy thận nặng, suy gan nặng
 Dị ứng
 Nghẽn đường niệu, vô niệu

15
III. NHÓM THIAZID
Tác dụng không mong muốn:
 Rối loạn điện giải: hạ Na+ và K+ máu
 Tăng acid uric máu
 Làm nặng thêm đái đường tụy
 Làm tăng cholesterol và LDL máu khoảng 5-
15%
 RLTH: Nôn, tiêu chảy, táo bón
 TK: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ
 Dị ứng hoặc không dung nạp

16
III. NHÓM THIAZID
Một số chế phẩm:
- Chlorothiazid: ít dùng do hấp thu kém, ADR
- Hydrochlorothiazid (Hypothiazid): 12,5 -
25 mg, ngày 1 lần vào buổi sáng (Rất nhiều
sản phẩm phối hợp)
- Indapamid (Fludex): 1,25 – 2,5 mg, ngày 1
lần
- Metolazon: 2,5 mg ngày 1 lần

17
IV. LỢI NIỆU QUAI
 Cơ chế :
 Ức chế đồng vận chuyển của 1Na+, 1K+ và 2 Cl ở đoạn
phình to quai Henle (symport)
 Furosemid và bumetanid còn ức chế CA (yếu)

18
IV. LỢI TIỂU QUAI
Tác dụng:
* Ion Natri: Ức chế CA ống lượn gần, ở quai Henle-- thải
natri, nước --- Lợi tiểu -- giảm thể tích tuần hoàn ---
Huyết áp giảm.
 Mức độ lợi tiểu mạnh, rất nhanh: 30%.
* Ion Kali: Tăng đào thải Kali ở ống lượn xa (giống thiazid).
* Ion Calci và Magnesi: tăng thải vào nước tiểu -- hạ
calci, magnesi máu (Ngược thiazid)
• Uric: Giảm bài tiết uric (giống thiazid).
• Ít ảnh hưởng HCO3 -.

19
IV. LỢI NIỆU QUAI
 Chỉ định:
 Giống thiazid: Phù các loại, THA, suy tim
 Cấp cứu: cơn phù nặng, phù phổi cấp, tăng huyết áp, tăng calci
máu cấp
 Ngộ độc cấp
 Chống chỉ định – Thận trọng:
 Mất nước và rối loạn điện giải (hạ Na máu)
 Dị ứng
 Không đáp ứng điều trị
 Tiền hôn mê gan hoặc hôn mê gan
 Vô niệu hoặc suy thận trong TH ngộ độc
 Nghẽn đường niệu
 Phối hợp kháng sinh aminoglycosid (amikacin, gentamicin, ...)
20
IV. LỢI NIỆU QUAI
 Độc tính:
 Do thải trừ quá nhanh:mệt mỏi, chuột rút, tiền hôn mê
gan, hạ huyết áp.
 Tăng acid uric máu, tăng đường máu.
 Dùng lâu: nhiễm base máu.
 Hạ Mg++, Ca++ máu
 Rối loạn tiêu hóa (có khi là chảy máu), giảm số lượng
hồng bạch cầu, rối loạn chức phận gan thận
 Dị ứng
 Độc tính với dây VIII

21
IV. LỢI NIỆU QUAI
 Chế phẩm và liều lượng:
 Furosemid (Lasix): Uống hoặc tiêm bắp, tĩnh mạch

 Bumetanid (Bumex): Mạnh hơn furosemid 40 lần.


Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch

 Ethacrynic acid

22
V. LỢI NIỆU GIỮ KALI
 Đối lập aldosteron:
 Spironolacton (Aldacton): dùng lâu gây tác dụng
phụ giống hormon.
 CĐ: Suy tim, xơ gan, cường aldosteron.
 Không đối lập aldosteron:
 Triamteren (Teriam ): Không tranh chấp
aldosteron. Cơ chế: Ức chế kênh Na+ ở ống góp.
 Amilorid (Modamid ): Mạnh hơn triamterene
 CĐ: Suy tim, xơ gan, phù.

23
VI. THUỐC LỢI NiỆU KHÁC
 Lợi niệu thẩm thấu: Manitol
 Chỉ định: Không dùng trong trường hợp phù,
dùng trong: tăng áp lực nội sọ, ngộ độc cấp
 Chế phẩm: Manitol dung dịch 10 – 20%
 Nhóm xanthin:
 Cơ chế: Tăng mức lọc cầu thận
 Chỉ định: Hiệp đồng với lợi niệu phong tỏa CA

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
 Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội: Dược lý học lâm sàng –
NXBYH.
 Bộ Y tế- Dược thư Quốc gia Việt Nam – Hà Nội 2015.
 Các bộ môn Nội Trường Đại học Y Hà Nội: Điều trị học Nội khoa-
NXBYH.
 British national formulary (2016). BNF 67. British Medical Association
and Royal pharmaceutical society of Great
 Drug information (2008) American hospital formulary service (AHFS)
 Goodman & Gilman’s (2011): The pharmacological basis of
therapeutics. 12th edition- McGraw- Hill.

25

You might also like