You are on page 1of 1

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

VẤN ĐỀ 2:
Câu 5: Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà
Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao ?

Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp
đồng chyển nhượng có tranh chấp chưa tồn tại. Vì theo khoản 1 Điều 120 BLDS 2015
Giao dịch dân sự có điều kiện “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh
hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
hủy bỏ.” Như vậy, sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bán hóa giá nhà và
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở thì lúc này điều kiện mới
xảy ra, tức là lúc này hợp đồng chyển nhượng có tranh chấp mới phát sinh. Vì vậy, cho
đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng
chuyển nhượng chưa tồn tại.

Câu 6: Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp.

Căn cứ phần Xét thấy của Quyết định giám đốc Thẩm số 14/2015/DS – GĐT thì hợp
đồng mua bán ngôi nhà 36 Nguyễn Thị Diệu giữa bà Tao với vợ chồng ông Phương, bà
Thanh là hợp đồng có điều kiện. Nghĩa là, sau khi bà Tao hoàn thành thủ tục mua hóa giá
nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bà sẽ phải thực hiện thủ tục mua bán
nhà với với ông Phương.

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp
đồng có điều kiện.

Giao kết hợp đồng có điều kiện là một chế định “mở”, cho phép các bên tự thỏa thuận với
nhau nhằm đạt được kết quả dự tính có thể xảy ra trong tương lai, tức là khi điều kiện
trong tương lai xảy ra thì phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn chưa quy định
một cách cụ thể, chi tiết thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện, đặc điểm của hợp đồng
có giao dịch dân sự có điều kiện. Quy định pháp luật cần nói rõ hơn vấn đề này để quá
trình thực tiễn xét xử diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn, đảm bảo quyền và lợi ích giữa các
bên.

You might also like