You are on page 1of 6

Câu 6: Đoạn nào cho thấy Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại?

Đoạn cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là:

“Về trách nhiệm dân sự của Nguyễn Văn Giang: Theo quy định tại Điều
623 BLDS 2005 (Điều 627 BLDS 1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 mục III Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao thì “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho
người khác chiếm hữu, dử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định
của pháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”. Nguyễn Thị Tuyết
Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe moto) cho Nguyễn Văn Giang sử dụng
trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy
ra.”

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt
hại.
Việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là có căn cứ và đúng
theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải
cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất
nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định.”

Nhận thấy, xe mô tô mà bà Trinh nhờ Giang chở bà Phê và bà Huôi về


nhà là phương tiện giao thông vận tải cơ giới, tức là nguồn nguy hiểm cao độ.

Căn cứ vào điểm b khoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP:

“Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người
khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định
của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.”

Trong trường hợp trên, bà Trinh đã giao xe cho Nguyễn Văn Giang (lúc
gây tai nạn chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy dung tích xi
lanh từ 50 cm3 trở lên) sử dụng, nghĩa là bà Trinh đã giao nguồn nguy hiểm cao
độ cho Giang sử dụng trái pháp luật nên theo quy định trên thì bà Trinh là chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì
vậy việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là đúng theo quy định của
pháp luật.

Câu 8: Trên cơ sở Điều 604 Bộ Luật Dân sự, Điều 584 Bộ Luật Dân sự
2015, Toà án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2015 :

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Điều 584 BLDS 2015:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.”

Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại. Theo quy định trên thì để
xác định một người có phải có trách nhiệm bồi thường hay không thì cần thỏa
mãn 4 yếu tố là phải có hành vi gây thiệt hại, hành vi gây thiệt hại là hành vi
trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
và thiệt hại xảy ra và cuối cùng là phải có lỗi của người gây thiệt hại. Giang đã
thỏa mãn cả 4 yếu tố trên, cụ thể:

Đã có thiệt hại xảy ra. Cụ thể là thiệt hại về tính mạng là bà Giỏi bị chấn
thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Giang tại thời điểm gây ra
tai nạn mới 15 tuổi chưa đủ tuổi để điều khiển các phương tiện giao thông
nhưng vẫn điều khiển môtô và đã đâm vào người đi bộ qua đường.

Hành vi điều khiển xe môtô khi chưa đủ tuổi rồi đâm vào người đi bộ
qua đường là bà Giỏi của Giang là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về
tính mạng của bà Giỏi.
Giang có lỗi trong trường hợp này.

Tuy nhiên, Toà án chỉ có thể yêu cầu Giang bồi thường nếu bà Trinh không có
lỗi và không phải bồi thường. Trên thực tế, do bà Trinh giao cho Giang sử dụng
xe moto trái pháp luật nên bà Trinh phải bồi thường.

Câu 9: Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi
thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP:

“Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan
tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa,
thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng
nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí
cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...”.

Như vậy theo Quyết định số 03 thì chi phí xây mộ và chụp ảnh không
được bồi thường.

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà phúc thẩm và
của Toà giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.
Theo hướng của Tòa phúc thẩm xác định tổng số tiền chi phí mai táng
mà bà Vồi được bồi thường là 7.857.000 đồng bao gồm cả tiền xây mộ và chụp
ảnh là không phù hợp. Và hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm xác định
tổng số tiền chi phí mai táng mà bà Vồi đươc bồi thường không bao gồm tiền
xây mộ và chụp ảnh là hợp lý. Vì căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 591 BLDS
2015 quy định:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng”

Vì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành điều luật này nên ta sẽ
áp dụng tương tự theo hướng dẫn thi hành về điều luật này của BLDS 2005 cụ
thể là tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về chi phí
hợp lý cho việc mai táng. Theo đó điều luật này quy định:

“2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua
quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến,
hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa
táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi
phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...”.

Như tại quy định trên thì chi phí xây mộ và chụp ảnh không được coi là
chi phí hợp lý cho việc mai táng. Theo đó thì không phải chi phí hợp lý cho
việc mai táng thì sẽ không cần phải bồi thường. Nên quyết định của Tòa giám
đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý.

VẤN ĐỀ 5: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ
đầu năm 2016 đến nay (ít nhất 20 bài). Cho biết làm thế nào để biết
được những bài viết trên.
1. Chu Thị Thanh An, Phạm Thị Hiền, “Trí tuệ nhân tạo và những thách
thức trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, Tạp chí Luật học, số 11 – năm 2018, từ tr. 3-16
2. Trần Minh Anh, Nguyễn Phương Thảo, “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo luật quyền tác giả Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 17 – năm 2019, từ tr. 33-42
3. Trịnh Tuấn Anh, “Bàn về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát,
số 19 – năm 2016, từ tr. 34-39
4. Trần Hồng Ca, “Bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội oan trong vụ
án hình sự khởi tố theo yêu cầu của bị hại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 10 (342) – năm 2016, từ tr. 9-14; 21
5. Ngô Huy Cương, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thực phẩm
không an toàn gây ra theo quy định của pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 12 (364) – năm 2018, từ tr. 10-17
6. Bùi Hùng Cường, “Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, Tạp chí
Kiểm sát, số 05 – năm 2019, từ tr. 53-56
7. Nguyễn Vinh Diện, “Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11 (308) – năm
2017, từ tr. 59-64
8. Nguyễn Vinh Diện, “Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 22 (374) – năm
2018, từ tr. 50-55
9. Trần Văn Duy, “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi
đất nông nghiệp”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 06 (14) – năm 2016, từ
tr. 9-15
10. Đỗ Văn Đại, Lê Hà Huy Phát, “Những điểm mới về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 7 – năm 2016, từ tr. 14-20
11. Đỗ Văn Đại, Lê Hà Huy Phát, “Những điểm mới về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015: Tiếp theo kỳ trước và
hết”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8 – năm 2016, từ tr. 24-26
12. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, “Những điểm mới về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 những trường hợp
bồi thường cụ thể: Tiếp theo kỳ trước và hết”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 13 – năm 2016, từ tr. 13-16
13. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, “Những điểm mới về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 những trường hợp
bồi thường cụ thể: Kỳ I”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11 – năm 2016,
từ tr. 10-13; 17
14. Đỗ Văn Đại, “Phạm vi của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (324) – năm 2016, từ tr. 31-39
15. Lê Thị Giang, “Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 15 – năm 2017, từ tr.
41-47
16. Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị
xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05 (117) – năm 2018, từ tr. 32-37
17. Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị
xâm phạm – Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài”, Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 08 (111) – năm 2017, từ tr. 34-40
18. Bùi Quang Hậu, “Một số vấn đề về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghề Luật, số 6 –
năm 2016, từ tr. 33-38
19. Phan Trung Hiền, “Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (314) – năm
2016, từ tr. 43-52
20. Nguyễn Văn Hợi, “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Luật học, số 4 – năm 2018,
từ tr. 54-65
Các bài viết trên được tìm thấy thông qua trang web của Trung tâm Thông tin –
Thư viện trực thuộc trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like