You are on page 1of 22

GỢI Ý PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CÔNG TY TNHH XI MĂNG HN

Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2019

NỘI DUNG PHÂN TÍCH

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

IV. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

V. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TẠO TIỀN VÀ TÌNH HÌNH LƯU CHUYÊN TIỀN TỆ

VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

1
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

Ngày 31/12/2019 Ngày 31/12/2018 So sánh


Mã số TÀI SẢN
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.558.524.300.586 33% 1.256.042.332.249 32% 302.481.968.337 24% 1%
110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 156.517.000.000 10% 323.596.000.000 26% (167.079.000.000) -52% -16%
111 1. Tiền 156.517.000.000 10% 120.596.000.000 10% 35.921.000.000 30% 0%
112 2. Các khoản tương đương tiền - 0% 203.000.000.000 16% (203.000.000.000) -100% -16%
120 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 20.500.000.000 1% 20.500.000.000 2% - 0% 0%
123 1. Đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn 20.500.000.000 1% 20.500.000.000 2% - 0% 0%
130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 543.055.954.046 35% 323.275.677.747 26% 219.780.276.299 68% 9%
131 1. Phải thu khách hàng 449.089.700.250 29% 221.033.879.444 18% 228.055.820.806 103% 11%
132 2. Trả trước cho người bán 10.488.060.198 1% 26.427.853.370 2% (15.939.793.172) -60% -1%
136 3. Phải thu ngắn hạn khác 93.496.213.686 6% 79.131.551.756 6% 14.364.661.930 18% 0%
139
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (10.018.020.088) -1% (3.317.606.823) 0% (6.700.413.265) 202% 0%
140 IV. Hàng tồn kho 820.878.789.737 53% 570.622.413.867 45% 250.256.375.870 44% 7%
141 1. Hàng tồn kho 921.828.673.090 59% 604.074.762.177 48% 317.753.910.913 53% 11%
149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (100.949.883.353) -6% (33.452.348.310) -3% (67.497.535.043) 202% -4%
150 V. Tài sản ngắn hạn khác 17.572.556.803 1% 18.048.240.635 1% (475.683.832) -3% 0%
151 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 11.825.653.248 1% 13.183.458.710 1% (1.357.805.462) -10% 0%
152 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 4.580.751.474 0% 2.975.769.395 0% 1.604.982.079 54% 0%
154 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - 0% 271.795.298 0% (271.795.298) -100% 0%
155 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.166.152.081 0% 1.617.217.232 0% (451.065.151) -28% 0%
200 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.206.189.521.509 67% 2.680.887.959.127 68% 525.301.562.382 20% -1%
220 I. Tài sản cố định 3.113.229.926.548 97% 2.567.356.549.224 96% 545.873.377.324 21% 1%
221 1. Tài sản cố định hữu hình 3.113.079.132.150 97% 2.567.107.805.868 96% 545.971.326.282 21% 1%
222 Nguyên giá 7.963.965.035.161 248% 6.915.180.038.167 258% 1.048.784.996.994 15% -10%
223 Giá trị hao mòn lũy kế (4.850.885.903.011) -151% (4.348.072.232.299) -162% (502.813.670.712) 12% 11%
227 2. Tài sản cố định vô hình 150.794.398 0% 248.743.356 0% (97.948.958) -39% 0%
228 Nguyên giá 1.720.071.091 0% 1.670.071.091 0% 50.000.000 3% 0%
229 Giá trị hao mòn lũy kế (1.569.276.693) 0% (1.421.327.735) 0% (147.948.958) 10% 0%
240 II. Tài sản dở dang dài hạn 74.087.487.451 2% 95.896.379.266 4% (21.808.891.815) -23% -1%
242 1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 74.087.487.451 2% 95.896.379.266 4% (21.808.891.815) -23% -1%
260 III. Tài sản dài hạn khác 18.872.107.510 1% 17.635.030.637 1% 1.237.076.873 7% 0%
261 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.762.620.973 0% 1.229.884.019 0% 532.736.954 43% 0%
268 2. Tài sản dài hạn khác 17.109.486.537 1% 16.405.146.618 1% 704.339.919 4% 0%
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.764.713.822.095 100% 3.936.930.291.376 100% 827.783.530.719 21% 0%

2
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

Ngày 31/12/2019 Ngày 31/12/2018 So sánh


Mã số NGUỒN VỐN
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

300 A. NỢ PHẢI TRẢ 2.577.414.917.049 54% 1.890.767.622.802 48% 686.647.294.247 36% 6%


310 I. Nợ ngắn hạn 2.042.419.997.558 79% 1.380.271.848.451 73% 662.148.149.107 48% 6%
311 1. Phải trả người bán ngắn hạn 321.990.091.356 12% 250.760.577.397 13% 71.229.513.959 28% -1%
312 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 501.380.607 0% 431.440.966 0% 69.939.641 16% 0%
313 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 88.359.443.301 3% 71.775.162.510 4% 16.584.280.791 23% 0%
314 4. Phải trả người lao động 65.892.758.838 3% 39.475.667.617 2% 26.417.091.221 67% 0%
315 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 62.093.904.040 2% 72.727.977.759 4% (10.634.073.719) -15% -1%
319 6. Phải trả ngắn hạn khác 2.972.047.538 0% 2.861.282.527 0% 110.765.011 4% 0%
320 7. Vay và nợ ngắn hạn 1.356.400.000.000 53% 807.800.000.000 43% 548.600.000.000 68% 10%
323 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 144.210.371.878 6% 134.439.739.675 7% 9.770.632.203 7% -2%
330 II. Nợ dài hạn 534.994.919.491 21% 510.495.774.351 27% 24.499.145.140 5% -6%
333 1. Phải trả dài hạn khác 2.605.625.501 0% 2.605.625.501 0% - 0% 0%
334 2. Vay và nợ dài hạn 525.000.000.000 20% 501.000.000.000 26% 24.000.000.000 5% -6%
337 3. Dự phòng phải trả dài hạn 7.389.293.990 0% 6.890.148.850 0% 499.145.140 7% 0%
400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.187.298.905.046 46% 2.046.162.668.574 52% 141.136.236.472 7% -6%
410 I. Vốn chủ sở hữu 2.187.298.905.046 100% 2.046.162.668.574 100% 141.136.236.472 7% 0%
411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.323.625.122.434 61% 1.323.625.122.434 65% - 0% -4%
418 2. Quỹ đầu tư phát triển 172.659.896.564 8% 172.659.896.564 8% - 0% -1%
421 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 691.013.886.048 32% 549.877.649.576 27% 141.136.236.472 26% 5%
- Lợi nhuận sau thuế chưa phấn phối lũy
kế/lỗ lũy kế đến cuối kỳ trước 549.877.649.576 25% 375.129.198.391 18% 174.748.451.185 47% 7%
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/lỗ kỳ
này 141.136.236.472 6% 174.748.451.185 9% (33.612.214.713) -19% -2%
440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.764.713.822.095 100% 3.936.930.291.376 100% 827.783.530.719 21% 0%

3
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

1.1. Phân tích khái quát

a) Biến động

Tổng nguồn vốn cuối năm 2019 tăng 827 tỷ VNĐ, tương ứng tăng 21%, so với cuối năm 2018. Như vậy,
quy mô huy động vốn của Doanh nghiệp tăng lên đây là cơ sở để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh.

b) Về cơ cấu

Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng lên 6% trong khi tỷ trọng VCSH
trong tổng nguồn vốn giảm 6%. Như vậy chính sách huy động vốn của công ty cuối năm so với đầu năm
thiên về xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ
bên trong. Thời điểm đầu năm, tỷ trọng VCSH là 52%, tỷ trọng nợ phải trả là 48%. Tuy nhiên, cuối năm, tỷ
trọng VCSH giảm xuống còn 46%, tỷ trọng nợ phải trả là 54%. Như vậy Doanh nghiệp chuyển từ tự chủ
tài chính ở thời điểm đầu năm sang phụ thuộc tài chính vào thời điểm cuối năm. Việc doanh nghiệp dùng
đòn bẩy tài chính giúp cho năng lực về tài chính của DN tăng lên.

1.2. Phân tích chi tiết

a) Nợ phải trả

Nợ phải trả cuối năm tăng 686 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn tăng 662 tỷ VNĐ, nợ dài hạn
tăng 24 tỷ VNĐ. Trong nợ phải trả thì tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm là 79% (tăng 6% so với đầu năm),
trong khi tỷ trọng nợ dài hạn cuối năm là 21% (giảm 6% so với đầu năm). Như vậy cơ cấu nợ thiên về huy
động nợ ngắn hạn. Và thiên hướng này càng mạnh về cuối năm. Việc tập trung huy động vốn từ nguồn
ngắn hạn để tài trợ cho việc nâng cấp dây chuyền sản xuất, làm tăng áp lực trả nợ trong ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn tăng 662 tỷ VNĐ chủ yếu đến từ việc tăng phải trả người bán ngắn hạn (71 tỷ VNĐ), tăng
phải trả người lao động 26 tỷ VNĐ và tăng vay ngắn hạn (548 tỷ VNĐ), cụ thể:

- Phải trả người bán ngắn hạn tăng 71 tỷ VNĐ: có thể giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn
vốn với chi phí thấp, đây cũng là khoản vay dựa vào tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, đồng
thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong trường hợp cần giãn nợ hay trả chậm cũng dễ
dàng hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xem xét rõ nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa
nhận về, tránh tình trạng nhập hàng tốn kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.

- Phải trả người lao động tăng 26 tỷ VNĐ: Cuối năm doanh nghiệp đang được chiếm dụng tạm
thời của cán bộ công nhân viên công ty với chi phí thấp, tuy nhiên, khoản này bị giới hạn thời gian
sử dụng vì nếu chiếm dụng quá lâu có thể ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần làm việc của người
lao động nên cần được hoàn trả đúng cam kết.

- Vay ngắn hạn tăng 548 tỷ VNĐ: Tăng 68% so với thời điểm đầu năm. Vay ngắn hạn chủ yếu được
dùng để tài trợ cho việc nâng cấp dây chuyền sản xuất. Việc này rất rủi ro về khả năng thanh toán
nếu như Doanh nghiệp không có nguồn tài sản để thanh toán hoặc có biện pháp đảo nợ đối với
ngân hàng.

Nợ dài hạn tăng 24 tỷ VNĐ chủ yếu tới từ khoản vay dài hạn. Khoản tăng này chiếm tỷ trọng không đáng
kể so với tổng khoản vay. Tuy nhiên, Doanh nghiệp nên tìm biện pháp để chuyển tỷ trọng các khoản vay
ngắn hạn thành dài hạn hoặc kéo dãn thời gian trả nợ đối với các khoản vay ngắn hạn/ vay dài hạn đến
hạn trả để giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán.

4
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

b) Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu tăng 7% so với đầu năm, khoản tăng này chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối. Vốn chủ sở hữu tăng nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với Nợ phải trả. Tỷ trọng VCSH cuối năm
là 46% (giảm 6% so với đầu năm). Trong bối cảnh Doanh nghiệp cần nguồn vốn để đầu tư nâng cấp dây
chuyền sản xuất, cũng như tăng dự trữ hàng tồn kho để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm tới, thì việc
vốn chủ sở hữu tăng không nhiều dẫn tới Doanh nghiệp phải huy động vốn từ nguồn bên ngoài, qua đó
làm giảm năng lực tự chủ về mặt tài chính của Doanh nghiệp.

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

A - Phân tích khái quát

- Biến động

Tổng tài sản cuối năm tăng 827 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó tài sản dài hạn tăng 525 tỷ VNĐ, tài sản
ngắn hạn tăng 302 tỷ VNĐ. Như vậy, trong năm tổng tài sản tăng thể hiện việc tăng quy mô sử dụng vốn,
qua đó có thể thấy tiềm lực hoạt động của doanh nghiệp tăng với nguồn lực tài sản tăng.

- Về cơ cấu

Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm chiếm 33% (tăng 1% so với đầu năm), trong khi
tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tới 67% (giảm 1% so với đầu năm). Như vậy, chính sách đầu tư của Doanh
nghiệp chủ yếu thiên về đầu tư tài sản dài hạn (và tỷ trọng thay đổi không đáng kể giữa đầu năm và cuối
năm). Việc đầu tư vào tài sản dài hạn làm tăng năng lực sản xuất của Doanh nghiệp, qua đó làm tăng tính
cạnh tranh trên thị trường về mặt chất lượng sản phẩm, quy mô sản lượng,…Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản
dài hạn cao cũng dẫn tới tính thanh khoản trong tổng tài sản thấp, có thể dẫn tới rủi ro mất khả năng thanh
toán nếu như Doanh nghiệp không thu xếp được nguồn tài trợ có thời gian tương đương.

B - Phân tích chi tiết

a) Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 302 tỷ VNĐ so với đầu năm. Việc tăng này chủ yếu do:

- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 167 tỷ VNĐ. Việc giảm này chủ yếu từ việc Doanh
nghiệp tất toán khoản tiền gửi ngắn hạn và không tái tục do doanh nghiệp cần dùng tiền để đầu tư
nâng cấp dây chuyển sản xuất và tăng dự trữ tồn kho để mở rộng thị trường của năm tiếp theo.

- Phải thu khách hàng tăng 228 tỷ VNĐ (tương đương 103% so với đầu năm). Trong năm doanh
nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng nằm duy trì khách hàng cũ và mở rộng thêm nhiều khách
hàng mới (bao gồm cả các khách hàng từ việc xuất khẩu clinker), từ đó dẫn tới nợ phải thu khách
hàng tăng lên. Kèm theo đó là nợ phải thu khó đòi tăng lên qua đó làm tăng dự phòng phải thu khó
đòi. Về mặt tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn, Phải thu khách hàng cuối năm chiếm 29% (tăng 11%
so với đầu năm), có thể thấy xu hướng DN bị khách khách hàng chiếm dụng vốn tăng lên --> DN
cần có chính sách thu hồi nợ tốt hơn từ KH (chiết khấu thanh toán, đối chiếu ra soát công nợ, …).

- Hàng tồn kho tăng 317 tỷ VNĐ, trong đó NVL tăng 101 tỷ VNĐ, WIP tăng 62 tỷ VNĐ, thành phẩm
tăng 153 tỷ VNĐ. Việc tăng hàng tồn kho có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân: Thứ nhất, do sản
phẩm kém chất lượng từ dây chuyền cũ bị tồn đọng. Thứ hai, do doanh nghiệp tăng mức dự trữ
nguyên vật liệu và thành phẩm để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh mở rộng năm tới theo mức
kỳ vọng về sản lượng.

5
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 67 tỷ VNĐ so với đầu năm (tương ứng là 202%), việc lập
dự phòng này đến từ việc suy giảm giá trị hàng tồn kho do chất lượng hang tồn kho suy giảm, do
giá bán thành phẩm giảm,…Điều này xuất phát từ thực tế dây chuyền sản xuất cũ và năng lực
quản lý hàng tồn kho yếu kém dẫn tới việc suy giảm giá trị hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần có
biện pháp xử lý kịp thời đối với các hàng tồn kho này (bán thanh lý, cho vào tái sản xuất, cải thiện
tình trạng lưu kho,…).

b) Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn cuối năm tăng 525 tỷ VNĐ so với đầu năm, trong đó tăng chủ yếu là từ tài sản cố định hữu
hình.

- Tài sản cố định tăng là do việc nâng cấp dây chuyền sản xuất cũ để đáp ứng nhu cầu về tăng
chất lượng sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh. Đây là động thái đầu tư đúng đắn của Doanh nghiệp
trong bối cạnh thị trường ngày càng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp bị suy
giảm. Đồng thời, khoản đầu tư này cũng phù hợp với chiến lược mở rộng sản lượng, mở rộng thị
trường của Doanh nghiệp cả trong nước lẫn xuất khẩu clinker.

6
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

Ngày Ngày So sánh


Chỉ tiêu
31/12/2019 31/12/2018 Chênh lệch Tỷ lệ
1. Hệ số các khoản phải thu 0,11 0,08 0,03 39%
2. Hệ số các khoản phải trả 0,15 0,15 0,00 -1%
3. Số vòng quay phải thu khách hàng 9,60 13,62 -4,02 -29%
4. Thời gian thu tiền bình quân 37,49 26,43 11,05 42%
5. Số vòng quay phải trả người bán 9,28 9,11 0,18 2%
6. Thời gian thanh toán bình quân 38,78 39,52 -0,75 -2%

a) Hệ số các khoản phải thu thể hiện trong 1 đồng tài sản của Doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng bị
chiếm dụng bởi đổi tượng được Doanh nghiệp cho nợ mà không tính lãi. Hệ số các khoản phải thu tại ngày
31.12.2019 là 0,11 tức là mỗi 1 đồng tài sản thì DN bị chiếm dụng 0,11 đồng. Hệ số này tăng lên 0,03 so
với tại thời điểm 31.12.2018 (0.08) thể hiện tỷ trọng tài sản của DN bị chiếm dụng tại 31.12.2019 tăng so
với thời điểm 31.12.2018. Tài sản bị chiếm dụng này chủ yếu đến từ phải thu khách hàng do DN nới lỏng
chính sách kinh doanh, chính sách tín dụng, dẫn tới cho khách hàng nợ nhiều hơn, lâu hơn với mục đích
để thúc đẩy doanh số. Trong bối cảnh tỷ trọng các khoản phải trả trên tổng tài sản không đối, tỷ trọng các
khoản phải thu trên tổng tài sản tăng nói lên việc đi chiếm dụng vốn tại ngày 31.12.2019 là giảm so với
ngày 31.12.2018.

b) Hệ số các khoản phải trả thể hiện trong 1 đồng tài sản của Doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng được
tài trợ bởi nguồn vốn đi chiếm dụng từ các đổi tượng cho DN nợ mà không tính lãi. Hệ số các khoản phải
trả tại ngày 31.12.2019 là 0,15 tức là trong mỗi 1 đồng tài sản thì có 0,15 đồng được tài trợ bởi nguồn vốn
đi chiếm dụng. Hệ số này tại ngày 31.12.2019 và 31.12.2018 gần như không thay đổi. Điều này thể hiện tỷ
trọng tài sản được tài trợ bởi vốn đi chiếm dụng không đổi. Tổng tài sản tăng lên và nợ phải trả cũng tăng
với tỷ lệ gần như tương đương. Trong bối cảnh hệ số các khoản phải thu trên tổng tài sản tăng lên, hệ số
các khoản phải trả không đổi dẫn tới khả năng đi chiếm dụng vốn ròng của doanh nghiệp tại ngày
31.12.2019 là giảm sút so với thời điểm 31.12.2018.

c) Số vòng quay khoản phải thu khách hàng trong năm 2019 là 9,6 vòng, giảm 4 vòng so với năm 2018
(13,62 vòng). Số vòng quay giảm thể hiện khả năng thu tiền của Doanh nghiệp năm 2019 kém hơn so với
năm 2018. Điều này xuất phát từ sự thay đổi trong chính sách tín dụng của Doanh nghiệp nhằm tăng
trưởng doanh thu.

d) Thời gian thu các khoản phải thu năm 2019 là 37,5 ngày nhiều hơn so với năm 2018 là 26,4 ngày.
Điều này nói lên rằng trong năm 2019 thời gian Doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng khoản phải thu
là dài hơn so với năm 2018. Doanh nghiệp đang chủ trương mở rộng thị trường và cho phép nới lỏng chính
sách tín dụng nên số ngày thu nợ dài hơn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc thu
hồi công nợ để tránh tình trạng nợ xấu.

e) Số vòng quay khoản phải trả người bán trong năm 2019 là 9,3 vòng, gần như không thay đổi so với
năm 2018 là 9,11 vòng. Điều này nói lên sự ổn định trong năng lực thanh toán cho nhà cung cấp của
Doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc thu hồi công nợ năm 2019 chậm hơn so
với năm 2018, Doanh nghiệp nên tìm phương án đàm phán với nhà cung cấp để giãn thời gian thanh toán
để bù lại số phải thu bị chiếm dụng, nhằm đảm bảo việc luân chuyển vốn được ổn định.

7
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

f) Thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp năm 2019 gần như tương đương so với năm 2018. Điều
này nói lên sự ổn định trong năng lực thanh toán cho nhà cung cấp của Doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh việc thu hồi công nợ năm 2019 chậm hơn so với năm 2018, Doanh nghiệp nên
tìm phương án đàm phán với nhà cung cấp để giãn thời gian thanh toán để bù lại số phải thu bị chiếm
dụng, nhằm đảm bảo việc luân chuyển vốn được ổn định.

2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Ngày Ngày So sánh


Chỉ tiêu
31/12/2019 31/12/2018 Chênh lệch Tỷ lệ
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,85 2,08 -0,23 -11%
2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0,76 0,91 -0,15 -16%
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,08 0,23 -0,16 -67%
4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 2,62 3,19 -0,56 -18%
5. Hệ số khả năng chi trả 0,13 0,24 -0,11 -48%

a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tại ngày 31.12.2019 là 1,85 nói lên rằng tại ngày 31.12.2019
DN có khả năng thanh toán 1,85 lần nợ phải trả bằng tổng tài sản. Hệ số này giảm 11% so với tại ngày
31.12.2018, có nghĩa là khả năng thanh toán tổng quát của DN tại ngày 31.12.2019 đã suy giảm một chút
so với thời điểm đầu năm. Mặc dù vậy, 1,85 vẫn là mức tương đối an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán
tổng quát của Doanh nghiệp.

b) Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tại ngày 31.12.2019 là 0,76, cho biết DN có khả năng thanh toán được
0,76 lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh
toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Hệ số này < 1, thể hiện doanh nghiệp không bảo
đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này tại ngày 31.12.2019 là 0,76 và tại ngày 31.12.2018
là 0,91, nói lên rằng tại cả thời điểm đầu năm và cuối năm thì DN đều không đảm bảo đáp ứng được các
khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm đầu năm 2019, hệ số này xấp xỉ 1, tức là tình trạng tài chính
là bình thường, tại thời điểm cuối năm 2019, hệ số này giảm sâu, dẫn tới dấu hiệu doanh nghiệp dần mất
năng lực tài chính và nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Doanh nghiệp cần tìm các giải pháp để bù
đắp lại năng lực tài chính như giãn nợ, tìm kiểm các nguồn tài trợ dài hạn, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh
để cải thiện năng lực tài chính cho Doanh nghiệp,...

c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh nói lên khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn của
Doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền. Hệ số này tại ngày 31.12.2019 là 0,08, suy giảm đáng kể so
với tại ngày 31.12.2018 (0,23). Việc đầu tư vào nâng cấp dây chuyền sản xuất, nới rộng chính sách tín
dụng và dự trữ hàng tồn kho đã làm suy giảm số dư tiền tại thời điểm cuối năm 2019, dẫn tới khả năng
thanh toán nhanh của Doanh nghiệm bị suy giảm đáng kể.

d) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong
kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả trong kỳ từ huy
động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và
đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Hệ số này trong năm 2019 là
2,62 cho biết rằng EBIT sinh ra trong năm có thể đảm bảo cho DN thanh toán được 2,62 lần tổng lãi phải
phát sinh trong năm. Hệ số này trong năm 2019 giảm 0,56 so với năm 2018 (3,19) chứng tỏ khả năng sinh
lời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2019 giảm và tình hình tài chính của Doanh nghiệp
cũng suy giảm tương ứng. Tuy nhiên, hệ số này thể hiện năm 2019 doanh nghiệp vẫn hoạt động có lời và
đủ khả năng chi trả lãi vay.

8
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

e) Hệ số khả năng chi trả cho biết dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh có thể đảm
bảo hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân. Hệ số này năm 2019 là 0,13 giảm 48%
so với năm 2018 (0,24), cho biết rằng mặc dù dòng tiền thuần từ hoạt động KD năm 2019 vẫn dương và
tạo tiền góp phần vào khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên năng lực tài chính đã suy giảm
đáng kể so với năm 2018. Điều này xuất phát từ thực tế rằng DN huy động thêm nhiều nguồn vốn là nợ
phải trả ngắn hạn (cụ thể là khoản vay) để tài trợ cho hoạt động đầu tư nâng cấp nhà máy và dự trữ hàng
tồn kho, đồng thời DN cũng nới lỏng thời gian thu nợ khách hàng nhưng không đàm phán để kéo dài tương
ứng các khoản phải trả người bán. Để cải thiện hệ số này trong năm tới, DN cần thúc đẩy hoạt động bán
hàng để chuyển hóa hàng tồn kho thành dòng luân chuyển thuần, tích cực thu tiền đồng thời đàm phán
giãn nợ với các nhà cung cấp.

9
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN THEO QUAN ĐIỂM LUÂN CHUYỂN VỐN

So sánh
Ngày 31/12/2019 Ngày 31/12/2018
Chênh lệch Tỷ lệ

Tổng nguồn vốn 4.764.713.822.095 3.936.930.291.376 827.783.530.719 21%

Vốn chủ sở hữu 2.187.298.905.046 2.046.162.668.574 141.136.236.472 7%

Vốn vay ngắn hạn 1.356.400.000.000 807.800.000.000 548.600.000.000 68%

Vốn vay dài hạn 525.000.000.000 501.000.000.000 24.000.000.000 5%

Nguồn vốn thanh toán 696.014.917.049 581.967.622.802 114.047.294.247 20%

Tổng tài sản 4.764.713.822.095 3.936.930.291.376 827.783.530.719 21%


Tài sản thanh toán 547.636.705.520 326.523.242.440 221.113.463.080 68%
- Các khoản phải thu ngắn hạn 543.055.954.046 323.275.677.747 219.780.276.299 68%
- Thuế GTGT được khấu trừ 4.580.751.474 2.975.769.395 1.604.982.079 54%
- Thuế và các khoản khác phải thu -
Nhà nước - 271.795.298 (271.795.298) 100%
Tài sản kinh doanh 4.217.077.116.575 3.610.407.048.936 606.670.067.639 17%

Tài sản thanh toán - Nguồn vốn


thanh toán (148.378.211.529) (255.444.380.362) 107.066.168.833 -42%

Phân tích:

Tại ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn thanh toán của DN là 696 tỷ VNĐ, trong khi tài sản thanh toán là 543
tỷ VNĐ. Điều này nói lên rằng cuối năm DN đang đi chiếm dụng vốn là 148 tỷ VNĐ. Trong khi đó, số vốn
DN đi chiếm dụng đầu năm là 255 tỷ VNĐ. Việc số vốn đi chiếm dụng cuối năm giảm so với đầu tư chủ
yếu do DN cho Khách hàng nợ quá nhiều, đồng thời nói lên việc Doanh nghiệp chưa đàm phán đủ tốt với
Nhà cung cấp để gia tăng thời gian trả nợ (mặc dù số dư phải trả NCC cuối năm cũng tăng nhưng không
bù lại được khoản vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng). Điều này xuất phát từ việc nới lỏng chính sách tín
dụng dành cho khách hàng của DN để tăng doanh số. Tuy nhiên, dường như việc thu hồi công nợ năm
2019 tỏ ra kém hơn so với năm 2018, bằng chứng là có thêm nhiều khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, dẫn
tới DN phải tăng dự phòng phải thu khó đòi. Doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt hơn tình hình thu nợ và
giảm số vốn bị chiếm dụng bằng cách áp dụng các biện pháp thu hồi như chiết khấu thanh toán, áp chỉ
tiêu thu nợ,…

10
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN THEO TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ

So sánh
Ngày 31/12/2019 Ngày 31/12/2018
Chênh lệch Tỷ lệ

I. NV tài trợ dài hạn (1+2) 2.722.293.824.537 2.556.658.442.925 165.635.381.612 6%

1. Nợ dài hạn 534.994.919.491 510.495.774.351 24.499.145.140 5%

2. Vốn chủ sở hữu 2.187.298.905.046 2.046.162.668.574 141.136.236.472 7%

II. Tài sản dài hạn 3.206.189.521.509 2.680.887.959.127 525.301.562.382 20%

A. Vốn lưu chuyển (I-II) (483.895.696.972) (124.229.516.202) (359.666.180.770) 290%

I. Tài sản ngắn hạn 1.558.524.300.586 1.256.042.332.249 302.481.968.337 24%

II. Nợ ngắn hạn 2.042.419.997.558 1.380.271.848.451 662.148.149.107 48%

A. Vốn lưu chuyển (I-II) (483.895.696.972) (124.229.516.202) (359.666.180.770) 290%

Phân tích

VLC cuối năm là -483 tỷ VNĐ (đầu năm là -124 tỷ VNĐ), cả đầu năm và cuối năm DN đều không đạt được
nguyên tắc cân bằng về tài chính. Việc mất cân bằng tài chính cuối năm còn nặng nề hơn đầu năm với
việc vốn lưu chuyển bị âm tăng 290% so với đầu năm tương ứng số tiền là 359 tỷ VNĐ.

VLC âm chủ yếu là do DN dùng nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư nâng cấp dây chuyển sản
xuất. Đây chính là việc lấy ngắn nuôi dài, càng làm mất tính ổn định của nguồn tài trợ. Doanh nghiệp phải
tích cực đẩy mạnh bán hàng để tăng tốc độ chuyển hóa tài sản đồng thời chuẩn bị phương án giãn nợ đối
với các khoản nợ và vay ngắn hạn,…

11
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ

Tổng nguồn tài trợ 1.045.423.904.294


Do tăng vốn 838.417.604.438
Phải trả người bán ngắn hạn 71.229.513.959
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 69.939.641
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16.584.280.791
Phải trả người lao động 26.417.091.221
Phải trả ngắn hạn khác 110.765.011
Vay và nợ ngắn hạn 548.600.000.000
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9.770.632.203
Vay và nợ dài hạn 24.000.000.000
Dự phòng phải trả dài hạn 499.145.140
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 141.136.236.472
Do giảm tài sản 207.006.299.856
Tiền và các khoản tương đương tiền 167.079.000.000
Trả trước cho người bán 15.939.793.172
Chi phí trả trước ngắn hạn 1.357.805.462
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 271.795.298
Tài sản ngắn hạn khác 451.065.151
Tài sản cố định vô hình 97.948.958
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 21.808.891.815
Sử dụng vốn 1.045.423.904.294
Do tăng tài sản 1.034.789.830.575
Phải thu khách hàng 221.355.407.541
Phải thu ngắn hạn khác 14.364.661.930
Hàng tồn kho 250.256.375.870
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1.604.982.079
Tài sản cố định hữu hình 545.971.326.282
Chi phí trả trước dài hạn 532.736.954
Tài sản dài hạn khác 704.339.919
Do giảm vốn 10.634.073.719
Chi phí phải trả ngắn hạn 10.634.073.719

Phân tích

Nguồn tài trợ của DN do tăng vốn chiếm 80% tổng nguồn tài trợ, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản nợ
phải trả nhà cung cấp với số tiền là 71 tỷ VNĐ, Phải trả Thuế và phải nộp Nhà nước 16,5 tỷ VNĐ, Phải trả
người lao động 26,4 tỷ VNĐ, Vay và nợ ngắn 572 tỷ VNĐ, Lợi nhuận sau thuế trong năm là 141 tỷ VNĐ.

Nguồn tài trợ của DN do giảm tài sản chiếm 20% tổng nguồn tài trợ, chủ yếu từ việc giảm tiền và các khoản
tương đương tiền với số tiền là 167 tỷ VNĐ, Trả trước cho người bán 15,9 tỷ VNĐ, CP xây dựng cơ bản
dở dang 21,8 tỷ VNĐ.

Như vậy, tổng nguồn tài trợ của DN chủ yếu đến từ các chỉ tiêu tăng vốn, tức là huy động từ các nhà tài
trợ của Doanh nghiệp như nhà cung cấp, các nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng) và nguồn lực từ kết quả
hoạt động trong năm.

Về tình hình sử dụng vốn, DN chủ yếu dùng vốn để tăng tài sản trong đó Tăng phải thu khách hàng với số
tiền là 221 tỷ VNĐ, Tăng hàng tồn kho 250 tỷ VNĐ, Tăng tài sản cố định hữu hình 545,9 tỷ VNĐ. Vốn được
sử dụng chủ yếu để tăng năng lực sản xuất của DN thông qua việc nâng cấp dây chuyền sản xuất, tăng
dự trữ hàng tồn kho để tạo tiền đề mở rộng kinh doanh bán hàng trong năm tiếp theo, tăng phải thu khách
hàng nằm trong việc nới rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng để tăng doanh thu.

12
IV. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

So sánh
Năm 2019 Năm 2018
Chênh lệch Tỷ lệ
Tổng luân chuyển thuần 3.255.230.725.294 3.035.018.828.580 220.211.896.714 7%
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 3.319.212.224.682 3.122.076.850.170 197.135.374.512 6%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (105.817.018.890) (101.145.077.075) (4.671.941.815) 5%
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 3.213.395.205.792 3.020.931.773.095 192.463.432.697 6%
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ
cung cấp (2.658.774.933.669) (2.446.756.260.425) (212.018.673.244) 9%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 554.620.272.123 574.175.512.670 (19.555.240.547) -3%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 31.318.043.492 8.417.329.479 22.900.714.013 272%
7. Chi phí tài chính (111.988.906.172) (100.646.419.476) (11.342.486.696) 11%
Trong đó: Chi phí lãi vay (111.527.691.274) (100.550.187.817) (10.977.503.457) 11%
8. Chi phí bán hàng (162.317.888.478) (142.972.481.467) (19.345.407.011) 14%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (131.388.607.368) (121.881.087.323) (9.507.520.045) 8%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 180.242.913.597 217.092.853.883 (36.849.940.286) -17%
11. Thu nhập khác 10.517.476.010 5.669.726.006 4.847.750.004 86%
12. Chi phí khác (9.537.816.689) (2.824.738.580) (6.713.078.109) 238%
13. Lợi nhuận khác 979.659.321 2.844.987.426 (1.865.328.105) -66%
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 181.222.572.918 219.937.841.309 (38.715.268.391) -18%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (40.086.336.446) (45.189.390.124) 5.103.053.678 -11%
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 141.136.236.472 174.748.451.185 (33.612.214.713) -19%

Hệ số giá vốn hàng bán 0,827 0,810 0,017 2%


Hệ số chi phí bán hàng 0,051 0,047 0,004 7%
Hệ số chi phí quản lý doanh
nghiệp 0,041 0,040 0,001 1%
Hệ số sinh lời hoạt động ròng 0,043 0,058 -0,014 -25%
Hệ số sinh lời hoạt động trước
thuế và lãi vay 0,090 0,106 -0,016 -15%
Hệ số sinh lời từ hoạt động bán
hàng 0,081 0,102 -0,021 -21%

Phân tích

a) Doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm 2019 tăng 6% so với năm 2018. Biến động
này xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước bằng việc nới lỏng các chính sách bán hàng, qua đó
duy trì được các khách hàng cũ và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới.
- Doanh nghiệp tăng cường các chính sách chiết khấu, qua đó sản lượng bán hàng được thúc đẩy;
- Doanh nghiệp mở rộng kênh bán hàng bằng hình thức xuất khẩu clinker ra thị trường nước ngoài;
- Đầu tư dây chuyền sản xuất mới làm tăng chất lượng sản phẩm, qua đó khắc phục được tình trạng
sản phẩm bị suy giảm chất lượng do dây chuyền cũ

Những yếu tố trên đã thúc đẩy sản lượng đề bù lại được doanh thu giảm do yếu tố giá bán giảm.

13
IV. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

b) Giá vốn tăng nhưng ở tốc tộ tăng nhanh hơn so với doanh thu: Giá vốn tăng 9% so với năm trước trong
khi doanh thu thuần chỉ tăng 6%. Điều này cũng dẫn tới hệ số giá vốn năm 2019 (0,827) tăng 0,017 so với
năm 2018 (0,81). Hệ số giá vốn cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Hệ số này năm 2019 tăng 0,017 so với năm 2018 nói lên rằng trong
năm 2019 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được thì giá vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều hơn so với
năm 2018 là 0,017 đồng. Nguyên nhân là do:

- Giá bán giảm, dẫn tới cùng sản lượng bán hàng như nhau giữa 2 năm thì giá vốn không giảm
trong khi doanh thu năm 2019 giảm so với năm 2018;
- Doanh nghiệp tăng cường chính sách chiết khấu để thúc đẩy sản lượng;
- Trong năm 2019, doanh nghiệp phát sinh nhiều hàng tồn kho chất lượng kém và chậm luân chuyển
nên doanh nghiệp đã phải tăng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho với số tiến lên tới 67 tỷ
VNĐ;
- Trong năm Doanh nghiệp đầu tư nâng cấp dây chuyển sản xuất, trong khi dây chuyền hiện tại vẫn
chưa hết khấu hao, dẫn tới chi phí khấu hao tăng.

c) Chi phí bán hàng tăng theo doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn so với tốc
độ tăng doanh thu. Điều này dẫn tới hệ số chi phí bán hàng năm 2019 (0,051) tăng 0,004 so với năm 2018
(0,047). Hệ số CP bán hàng cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao
nhiêu đồng CP bán hàng. Hệ số này năm 2019 là 0,051 tức là để có 1 đồng doanh thu thuần, Doanh nghiệp
phải bỏ ra 0,051 đồng CP bán hàng. Hệ số này năm 2019 tăng 0,004 so với năm 2018 nói lên rằng trong
năm 2019 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được thì CP bán hàng mà Doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều hơn
so với năm 2018 là 0,003 đồng. Nguyên nhân là do giá bán giảm và đơn giá chi phí vận chuyển có xu
hướng tăng.

d) Chi phí quản lý tăng theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hệ số chi phí bán hàng năm 2019 gần
như tương đương so với năm 2018.

e) Hệ số sinh lời hoạt động ròng năm 2019 là 0,04 trong khi của năm 2018 là 0,06 tức là giảm 25%. Mặc
dù tổng luân chuyển thuần tăng mạnh 7% nhưng hệ số sinh lời hoạt động lại giảm 25%. Nguyên nhân là
do: Giá bán giảm; Doanh nghiệp áp dụng nhiều chính sách chiết khấu; Tăng chi phí dự phòng giảm giá
hàng tồn kho; Chi phí khấu hao tăng; Chi phí vận chuyển tăng;…

14
V. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TẠO TIỀN VÀ TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

So sánh
Năm 2019 Năm 2018
Chênh lệch Tỷ lệ
Dòng tiền thuần từ HĐKD 214.352.882.817 347.227.357.360 (132.874.474.543) -38%
Dòng tiền thuần từ HĐĐT (954.031.882.817) (152.309.357.360) (801.722.525.457) 526%
-
Dòng tiền thuần từ HĐTC 572.600.000.000 (97.918.000.000) 670.518.000.000 685%
-
1. Dòng tiền thuần (167.079.000.000) 97.000.000.000 (264.079.000.000) 272%
Dòng tiền thu từ HĐKD 3.147.298.383.766 3.024.935.413.892 122.362.969.874 4%
- Tỷ trọng 66% 79% -13% -16%
Dòng tiền thu từ HĐĐT 2.950.127.183 6.603.452.640 (3.653.325.457) -55%
- Tỷ trọng 0% 0% 0%
Dòng tiền thu từ HĐTC 1.622.600.000.000 817.800.000.000 804.800.000.000 98%
- Tỷ trọng 34% 21% 13%
2. Tổng dòng tiền thu 4.772.848.510.949 3.849.338.866.532 923.509.644.417 24%
Dòng tiền chi từ HĐKD 2.932.945.500.949 2.677.708.056.532 255.237.444.417 10%
Dòng tiền chi từ HĐĐT 956.982.010.000 158.912.810.000 798.069.200.000 502%
Dòng tiền chi từ HĐTC 1.050.000.000.000 915.718.000.000 134.282.000.000 15%
3. Tổng dòng tiền chi 4.939.927.510.949 3.752.338.866.532 1.187.588.644.417 32%
4. Tỷ lệ tiền thu từ doanh Thu 98% 100% -2% -2%
5. Hệ số tạo tiền 0,97 1,03 -0,06 -6%

a) Phân tích dòng tiền thuần

Tổng dòng tiền thuần năm 2019 là âm 167 tỷ VNĐ, sụt giảm 264 tỷ VNĐ so với năm 2018 (dòng tiền thuần
là 97 tỷ VNĐ). Sự biến động về dòng tiền thuần năm 2019 so với năm 2018 đến từ:

- Dòng tiền thuần từ HĐKD giảm 132 tỷ VNĐ (tương ứng với 38%). Mặc dù doanh thu tăng nhưng
dòng tiền thuần từ hoạt động KD lại giảm đáng kể. Sự suy giảm này là do thu hồi công nợ năm
2019 bị chậm hơn so với trong năm 2018 (điều này xuất phát từ chủ trương nới rộng chính sách
tín dụng nhằm thúc đẩy doanh thu của Doanh nghiệp), trong khi đó Doanh nghiệp vẫn giữ mức độ
nợ nhà cung cấp mà không giãn thời gian trả nợ. Dòng tiền kinh doanh là dòng tiền chủ đạo với
các Doanh nghiệp, sự sụt giảm về dòng tiền kinh doanh là dấu hiệu của sức khỏe tài chính giảm
sút. Tuy nhiên, dòng tiền thuần năm 2019 vẫn dương, thể hiện Doanh nghiệp vẫn duy trì được
hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. Mặc dù vậy, Doanh nghiệp cần cân đối giữa việc thúc
đẩy mở rộng kinh doanh và thu tiền hiệu quả hơn cũng như đàm phán với nhà cung cấp để được
ưu đãi hơn về điều khoản thanh toán.

- Dòng tiền thuần từ HĐĐT giảm 801 tỷ VNĐ (tương đương với 526%). Sự suy giảm này chủ yếu
xuất phát từ việc chi tiền đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất. Thực trạng dây chuyền sản xuất
cũ làm cho chất lượng sản phẩm giảm và qua đó làm suy yếu năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất là điều tất yếu để đảm bảo
và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc nâng cấp này cũng nằm trong chủ trương mở rộng thị
trường trong giai đoạn tới, kết hợp với việc nới lỏng chính sách tín dụng và tích trữ hàng tồn kho,
tạo nên sự mở rộng tổng thể về quy mô hoạt động của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt
ra cho Ban lãnh đạo của Doanh nghiệp là phải đạt được sự hiệu quả trong các năm tiếp theo để
tận dụng tối đa dòng tiền đầu tư đã bỏ ra trong năm 2019 nhằm tạo ra luồng tiền kinh doanh tốt.

15
V. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TẠO TIỀN VÀ TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

- Dòng tiền thuần từ HĐTC tăng 670 tỷ VNĐ. Dòng tiền tài chính tăng chủ yếu đến từ các khoản vay
ngắn hạn ngân hàng. Trong bối cảnh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị suy giảm và doanh
nghiệp cần tiền gấp để đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, Doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp
tìm các nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động đầu tư. Với chủ trương mở rộng quy mô
hoạt động thì việc huy động vốn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nguồn vốn Doanh nghiệp
huy động được là nguồn vốn tạm thời (ngắn hạn), trong khi vốn đó lại được sử dụng để đầu tư vào
tài sản cố định dài hạn, tức là Doanh nghiệp ở tình trạng lấy ngắn nuôi dài. Thực tế này đòi hỏi
Doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra luân chuyển thuần tốt hơn và thu
hồi công nợ tốt hơn để chuyển hóa nhanh các khoản đầu tư nhằm tạo dòng tiền kinh doanh tốt để
thanh toán các khoản vay. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tìm kiếm các nguồn tài trợ
thường xuyên (dài hạn) hơn để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn, tránh tình trạng mất khả năng thanh
toán trong các năm tiếp theo.

b) Phân tích dòng tiền thu

- Tổng tiền thu năm 2019 tăng 923 tỷ VNĐ so với năm 2018 (tương đương với mức tăng 24%). Xét
về giá trị thì dòng tiền thu từ HĐKD và dòng tiền thu từ HĐTC đều tăng, trong khi dòng tiền thu từ
HĐĐT lại giảm nhẹ. Xét về mặt tỷ trọng thì trong năm 2019 dòng tiền thu từ HĐKD chiếm 66%,
dòng tiền thu từ HĐTC chiếm 34% trong khi dòng tiền thu từ HĐĐT là không đáng kể. Tuy nhiên,
nếu so sánh với năm 2018 thì tỷ trọng dòng tiền thu từ HĐKD giảm 13%, tỷ trong dòng tiền thu từ
HĐTC tăng 13%. Sự thay đổi về tỷ trọng này phản ánh tình hình nguồn tiền vào của doanh nghiệp
trong bối cảnh doanh nghiệp cần huy động tiền để phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt
động (đầu tư, tài trợ cho hoạt động kinh doanh, dự trữ hàng tồn kho).

c) Phân tích tỷ lệ thu tiền từ doanh thu

- Tỷ lệ này năm 2019 là 98% trong khi năm 2018 là 100%. Sự giảm sút về tỷ lệ thu tiền từ doanh thu
(giảm 2%) xuất phát từ thực tế trong năm Doanh nghiệp nới rộng chính sách tín dụng để thúc đẩy
doanh thu.

d) Phân tích hệ số tạo tiền

- Hệ số tạo tiền năm 2019 nhỏ hơn 1 phản ánh dòng tiền thuần âm, tức là thu tiền trong năm không
đủ để bù chi trong năm mà phải dùng tới tiền dự trữ đầu năm. Hệ số này giảm 6% so với năm
2018. Đây là dấu hiệu của sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp đang giảm sút, đòi hỏi Doanh
nghiệp phải có giải gia tăng các khoản thu và tiết giảm các khoản chi trong các năm tiếp theo.

16
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

1. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

So sánh
Năm 2019 Năm 2018
Chênh lệch Tỷ lệ
1. Hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh (HSKD) 0,748 0,774 (0,03) -3%
- Tổng luân chuyển thuần
(LCT) 3.255.230.725.294 3.035.018.828.580 220.211.896.714 7%
- Tổng tài sản bình quân
(SKD) 4.350.822.056.736 3.919.381.734.801 431.440.321.935 11%
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) 0,323 0,308 0,015 5%
- TSNH bình quân 1.407.283.316.418 1.208.504.957.276 198.778.359.142 16%
3. Số vòng luân chuyển vốn lưu
động (SVng) 2,313 2,511 (0,198) -8%
4. MĐAH của Hđ đến HsKD 0,038
5. MĐAH của SVng đến HsKD (0,064)

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2019 là 0,748, giảm đi 0,03 so với năm 2018. Có nghĩa là trong
năm 2018 bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp thu đươc
0,774 đồng luân chuyển thuần nhưng đến năm 2019 thì bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp thu được ít hơn năm 2018 là 0.113 đồng luân chuyển thuần.

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm đi nói trên là do ảnh hưởng của 2 nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn
và số vòng luân chuyển vốn lưu động. Đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy:

a) Do ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi thì hệ số
đầu tư ngắn hạn thay đổi từ 0,308 đến 0,323 từ đó làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,038.
Ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chất khách quan và chủ quan.

- Về mặt khách quan: do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên để có tăng tính cạnh tranh,
Doanh nghiệp đã nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để duy trì và thúc đẩy doanh số,
qua đó làm tăng số dư các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng.

- Về mặt chủ quan: Doanh nghiệp chủ trương mở rộng kinh doanh và quy mô hoạt động trong năm
2019 và các năm tiếp theo. Doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thêm nhiều kênh bán hàng mới,
thúc đẩy doanh thu đồng thời gia hạn thời gian tín dụng cho khách hàng. Doanh nghiệp chủ động
dự trữ hàng tồn kho (cả nguyên vật liệu và thành phầm) để sẵn sàng nguồn lực cho năm tiếp theo.
Đây là các động thái thúc đẩy Tài sản ngắn hạn, mở ra cơ hội chuyển hóa thành dòng luân chuyển
thuần cho Doanh nghiệp, dẫn tới có khả năng sẽ đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn. Qua đó,
tạo ảnh hưởng tích cực lên hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.

Đánh giá: Việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn như vậy có thể đánh giá là hợp lý trên khía cạnh doanh
nghiêp đang cố gắng mở rộng thị trường đồng thời giúp làm giảm thiểu rủi ro gắn với đòn bẩy kinh doanh
(do tăng mạnh khoản đầu tư dài hạn vào việc nâng cấp dây chuyền sản xuất). Tuy nhiên, một yêu cầu đặt
ra trong năm tiếp theo là việc thúc đẩy chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành luân chuyển thuần một cách
hiệu quả thông qua việc đẩy hàng tồn kho ra ngoài thị trường, cũng như tích cực thu hồi các khoản phải
thu khách hàng để giảm rủi ro về nợ phải thu khó đòi.

17
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

b) Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động: Nhân tố này có tác động cùng chiều với hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn giảm
đi 0,064 từ đó làm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm. Số dư bình quân vốn lưu động tăng nhanh hơn
tốc độ tăng của luân chuyển thuần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động (giảm hiệu suất sử dụng vốn
lưu động).

- Về mặt khách quan: Do thị trường cạnh tranh, Doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán để duy trì
khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng mới. Điều đó dẫn tới việc mặc dù bán được cùng 1
sản lượng hàng tồn kho nhưng doanh thu tăng chậm hơn thông thường, làm cho vốn luân chuyển
chậm hơn so với tốc độ thông thường.

- Về mặt chủ quan: Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng mạnh chủ yếu từ tăng phải thu khách hàng và
tăng hàng tồn kho. Phải thu khách hàng tăng một phần là do sản lượng tăng và một phần khác là
do Doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nợ lâu hơn. Phần phải thu tăng do
sản lượng tăng có thể duy trì tốc độ luân chuyển vốn lưu động, phần phải thu tăng do nới lỏng
chính sách tín dụng cho khách hàng lại làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Về tồn kho,
một phần tăng là do doanh nghiệp dự trữ để mở rộng hoạt động kinh doanh năm tiếp theo, một
phần là do hàng tồn kho chất lượng kém chậm luân chuyển (thể hiện ở dự phòng hàng tồn kho
tăng mạnh). Cả 2 yếu tố này đều nói lên rằng hàng tồn kho tăng tại thời điểm cuối năm 2019 không
thực sự góp phần vào đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2019 mà là hệ quả
của việc quản trị chất lượng hàng tồn kho yếu kém, đồng thời chỉ là tiền đề để tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động cho các năm tiếp theo thông qua việc tăng dự trữ hàng tồn kho.

Đánh giá: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bị giảm trong năm 2019 bị tác động bởi cả yếu tố khách quan
và chủ quan, đòi hỏi Doanh nghiệp phải có những quyết sách đúng đắn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
như: Rà soát và đưa ra biện pháp xử lý đối với hàng tồn kho chất lượng kém, chậm luân chuyển; Củng cố
chất lượng hàng thành phẩm để tăng năng lực cạnh tranh; Khai thác tối đa năng lực sản xuất để giảm dự
trữ hàng tồn kho; Xây dựng định mức hàng tồn kho để vừa đảm bảo hàng tồn kho đủ dùng, vừa không
thừa; Tăng cường các hoạt động thúc đẩy bán hàng như Marketing, đa dạng hóa kênh bán hàng,...; Tăng
cường rà soát các khoản nợ khó đòi và áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản phải thu quá hạn; Cẩn
trọng trong việc nới rộng chính sách tín dụng để đảm bảo các khoản phải thu là trong tầm kiểm soát;...

18
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ SINH LỜI CỦA TỔNG TÀI SẢN (ROA)

So sánh
Năm 2019 Năm 2018
Chênh lệch Tỷ lệ
1. ROA 0,0324 0,0446 (0,0121) -27%
Lợi nhuận sau thuế 141.136.236.472 174.748.451.185 (33.612.214.713) -19%
Tài sản bình quân 4.350.822.056.736 3.919.381.734.801 431.440.321.935 11%
2. Hệ số đầu tư 0,323 0,308 0,015 5%
Tài sản ngắn hạn bình quân 1.407.283.316.418 1.208.504.957.276 198.778.359.142 16%
3. Số vòng luân chuyển vốn
lưu động 2,313 2,511 (0,198) -8%
Tổng luân chuyển thuần 3.255.230.725.294 3.035.018.828.580 220.211.896.714 7%
4. Hệ số sinh lời hoạt động
ròng 0,043 0,058 (0,014) -25%
5. Mức độ ảnh hưởng của Hđ
đến ROA 0,0022
6. Mức độ ảnh hưởng của
SVLĐ đến ROA (0,0037)
7. Mức độ ảnh hưởng của
ROS đến ROA (0,0106)

Phân tích tổng quát

Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản năm 2019 là 0,0324, năm 2018 là 0,0446. So với năm 2018 thì
hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản trong năm 2019 giảm đi 0,0121. Điều này cho thấy trong năm
2018 bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh công ty thu được 0,0446 đồng
lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2019 thì một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chỉ
thu được 0,0324 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng của tài sản giảm sút cho thấy sự giảm hiệu
quả trong việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp.

Phân tích từng nhân tố

a) Do hệ số đầu tư trong năm 2019 có sự thay đổi so với năm 2018 (hệ số đầu tư năm 2018 là 0,308,
năm 2019 là 0,323). Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số đầu tư tăng thêm nói trên đã làm
cho hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng lên 0,0022. Hệ số đầu tư trong năm 2019 tăng lên so với
năm 2018 là do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên để có tăng tính cạnh tranh, Doanh nghiệp
đã nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để duy trì và thúc đẩy doanh số, qua đó làm tăng số dư
các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, đồng thời Doanh nghiệp cũng dự trữ hàng tồn kho (cả nguyên
vật liệu và thành phầm) để sẵn sàng mở rộng thị trường cho năm tiếp theo. Đây là các động thái thúc đẩy
Tài sản ngắn hạn, mở ra cơ hội chuyển hóa thành dòng luân chuyển thuần cho Doanh nghiệp, dẫn tới đẩy
tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn. Qua đó, tạo ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lời ròng của tài sản.

19
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

b) Do số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2019 có sự thay đổi so với số vòng luân chuyển
vốn lưu động trong năm 2018 (số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2018 là 2,511 vòng, năm 2019
là 2,313 vòng). Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì số vòng luận chuyển vốn lưu động trong năm
2019 giảm đi so với năm 2018 đã làm cho hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm 0,0037 đồng. Số
vòng luân chuyển vốn lưu động giảm một phần là do tài sản ngắn hạn bình quân tăng, tổng luân chuyển
thuần cũng tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng của luân chuyển thuần nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn bình
quân. Hay có thể nói xét một cách tổng thể thì việc sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2019
là chưa mang lại hiệu quả trong năm 2019 mà tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo. Cụ thể, Tài sản
ngắn hạn cuối năm tăng mạnh chủ yếu từ tăng phải thu khách hàng và tăng hàng tồn kho. Phải thu khách
hàng tăng một phần là do sản lượng tăng và một phần khác là do thị trường cạnh tranh nên Doanh nghiệp
nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nợ lâu hơn. Phần phải thu tăng do sản lượng tăng có thể duy
trì tốc độ luân chuyển vốn lưu động, phần phải thu tăng do nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng
lại làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Về tồn kho, một phần tăng là do doanh nghiệp dự trữ để
mở rộng hoạt động kinh doanh năm tiếp theo, một phần là do hàng tồn kho chất lượng kém chậm luân
chuyển (thể hiện ở dự phòng hàng tồn kho tăng mạnh). Cả 2 yếu tố này đều nói lên rằng hàng tồn kho
tăng tại thời điểm cuối năm 2019 không thực sự góp phần vào đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
trong năm 2019 mà là hệ quả của việc quản trị chất lượng hàng tồn kho yếu kém, đồng thời chỉ là tiền đề
để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho các năm tiếp theo thông qua việc tăng dự trữ hàng tồn kho.

c) Do hệ số sinh lời hoạt động ròng của Doanh nghiệp trong năm 2019 có sự thay đổi so với năm 2018
(hệ số ROS trong năm 2018 là 0,058, trong năm 2019 là 0,043). Với điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi thì hệ số ROS giảm đi đã làm cho hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm đi 0,0106 và đây là
nhân tố chủ đạo làm giảm ROA của Doanh nghiệp. Mặc dù tổng luân chuyển thuần của Doanh nghiệp tăng
7% nhưng tổng chi phí của Doanh nghiệp trong năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng luân chuyển
thuần. Nguyên nhân chủ quan là do năm doanh nghiệp quản lý chưa hiệu quả, điều đó thể hiện ở việc tăng
giá vốn hàng bán do các khoản trích lập dự phòng cho hàng chậm luân chuyển/ chất lượng kém, tăng các
khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi do quản lý công nợ yếu kém. Bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến các
yếu tố nằm trong chủ trương của Doanh nghiệp trong việc mở rộng quy hoạt động nhưng chưa thực sự
mang lại hiệu quả như đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất làm tăng khấu hao nhưng doanh thu mang
lại chưa tương xứng, hay như việc tăng cường chiết khấu, giảm giá bán để thúc đẩy doanh số, qua đó
cũng làm giảm tính sinh lời của tổng luân chuyển thuần. Ngoài các yếu tố chủ quan, cũng cần phải kể đến
các yếu tố khách quan như thị trường cạnh tranh làm cho giá bán giảm và chi phí đầu vào tăng ngoài tầm
kiểm soát của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển.

20
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

3. PHÂN TÍCH HỆ SỐ SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)

So sánh
Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ lệ
1. ROE 0,0667 0,0892 (0,0225) -25%
Lợi nhuận sau thuế 141.136.236.472 174.748.451.185
Vốn chủ sở hữu bình quân 2.116.730.786.810 1.958.788.442.982
2. Hệ số tài sản/vốn chủ (Htv) 2,055 2,001 0,0545 3%
Tổng tài sản bình quân 4.350.822.056.736 3.919.381.734.801
3. Hệ số đầu tư 0,323 0,308 0,015 5%
Tài sản ngắn hạn bình quân 1.407.283.316.418 1.208.504.957.276
4. Số vòng luân chuyển vốn
lưu động 2,313 2,511 (0,198) -8%
Tổng luân chuyển thuần 3.255.230.725.294 3.035.018.828.580
5. Hệ số sinh lời hoạt động
ròng 0,043 0,058 (0,0142) -25%
6. Mức độ ảnh hưởng của Htv
đến ROE 0,0024
7. Mức độ ảnh hưởng của Hđ
đến ROE 0,0045
8. Mức độ ảnh hưởng của
SVLĐ đến ROE (0,0076)
9. Mức độ ảnh hưởng của
ROS đến ROE (0,0219)

Phân tích tổng quát

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,0667, năm 2018 là 0,0892. So với năm 2018 thì hệ số
sinh lời của VCSH trong năm 2019 giảm đi 0,0225. Điều này cho thấy trong năm 2018 bình quân một đồng
VCSH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,0892 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm
2019 thì một đồng VCSH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 0,0667 đồng lợi
nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời của VCSH giảm sút cho thấy sự giảm hiệu quả trong việc sử dụng VCSH
của Doanh nghiệp.

Phân tích từng nhân tố

a) Do hệ số tài sản/vốn chủ (Htv) trong năm 2019 có sự thay đổi so với năm 2018 (hệ số Htv năm 2018
là 2,001, năm 2019 là 2,055). Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số Htv tăng thêm nói trên đã
làm cho hệ số khả năng sinh lời của VCSH tăng lên 0,0024. Trong bối cảnh cần tăng nguồn vốn để tài trợ
cho chủ trương mở rộng hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp đã tăng đòn bẩy tài chính bằng cách huy
động nguồn tài trợ bên ngoài mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Việc tăng nguồn tài trợ bên ngoài
giúp làm giảm gánh nặng lên vốn chủ và tạo cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng vốn với chi phí vốn thấp
hơn. Mức độ tăng đòn bẩy tài chính làm tăng rủi ro mất tự chủ về tài chính và làm cho Doanh nghiệp
chuyển từ trạng thái tự chủ về tài chính sang phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài, tuy nhiên mức độ tăng là
không đáng kể nên vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Doanh nghiệp. Mặc dù vậy, một vấn đề cấp thiết đối
với Doanh nghiệp trong việc dùng đòn bẩy tài chính hiện tại là cần cân đối tính thường xuyên của nguồn
tài trợ bằng cách tăng tỷ trọng các nguồn tài trợ thường xuyên và giảm tỷ trọng các nguồn tài trợ không
thường xuyên để tránh rủi ro mất khả năng thanh toán.

21
VI. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

b) Do hệ số đầu tư trong năm 2019 có sự thay đổi so với năm 2018 (hệ số đầu tư năm 2018 là 0,308,
năm 2019 là 0,323). Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số đầu tư tăng thêm nói trên đã làm
cho hệ số khả năng sinh lời của VCSH tăng lên 0,0045. Hệ số đầu tư trong năm 2019 tăng lên so với năm
2018 là do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên để có tăng tính cạnh tranh, Doanh nghiệp đã nới
lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để duy trì và thúc đẩy doanh số, qua đó làm tăng số dư các
khoản phải thu ngắn hạn khách hàng, đồng thời Doanh nghiệp cũng dự trữ hàng tồn kho (cả nguyên vật
liệu và thành phầm) để sẵn sàng mở rộng thị trường cho năm tiếp theo. Đây là các động thái thúc đẩy Tài
sản ngắn hạn, mở ra cơ hội chuyển hóa thành dòng luân chuyển thuần cho Doanh nghiệp, dẫn tới đẩy tốc
độ luân chuyển vốn nhanh hơn. Qua đó, tạo ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lời của VCSH.

c) Do số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2019 có sự thay đổi so với số vòng luân chuyển
vốn lưu động trong năm 2018 (số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2018 là 2,511 vòng, năm 2019
là 2,313 vòng). Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì số vòng luận chuyển vốn lưu động trong năm
2019 giảm đi so với năm 2018 đã làm cho hệ số khả năng sinh lời của VCSH giảm 0,0076. Số vòng luân
chuyển vốn lưu động giảm một phần là do tài sản ngắn hạn bình quân tăng, tổng luân chuyển thuần cũng
tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng của luân chuyển thuần nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân. Hay
có thể nói xét một cách tổng thể thì việc sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2019 là chưa
mang lại hiệu quả trong năm 2019 mà tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo. Cụ thể, Tài sản ngắn
hạn cuối năm tăng mạnh chủ yếu từ tăng phải thu khách hàng và tăng hàng tồn kho. Phải thu khách hàng
tăng một phần là do sản lượng tăng và một phần khác là do thị trường cạnh tranh nên Doanh nghiệp nới
lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nợ lâu hơn. Phần phải thu tăng do sản lượng tăng có thể duy trì
tốc độ luân chuyển vốn lưu động, phần phải thu tăng do nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng lại
làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Về tồn kho, một phần tăng là do doanh nghiệp dự trữ để mở
rộng hoạt động kinh doanh năm tiếp theo, một phần là do hàng tồn kho chất lượng kém chậm luân chuyển
(thể hiện ở dự phòng hàng tồn kho tăng mạnh). Cả 2 yếu tố này đều nói lên rằng hàng tồn kho tăng tại thời
điểm cuối năm 2019 không thực sự góp phần vào đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm
2019 mà là hệ quả của việc quản trị chất lượng hàng tồn kho yếu kém, đồng thời chỉ là tiền đề để tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động cho các năm tiếp theo thông qua việc tăng dự trữ hàng tồn kho.

d) Do hệ số sinh lời hoạt động ròng của Doanh nghiệp trong năm 2019 có sự thay đổi so với năm 2018
(hệ số ROS trong năm 2018 là 0,058, trong năm 2019 là 0,043). Với điều kiện các nhân tố khác không thay
đổi thì hệ số ROS giảm đi đã làm cho hệ số khả năng sinh lời của VCSH giảm đi 0,0219 và đây là nhân tố
chủ đạo làm giảm ROE của Doanh nghiệp. Mặc dù tổng luân chuyển thuần của Doanh nghiệp tăng 7%
nhưng tổng chi phí của Doanh nghiệp trong năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng luân chuyển thuần.
Nguyên nhân chủ quan là do năm doanh nghiệp quản lý chưa hiệu quả, điều đó thể hiện ở việc tăng giá
vốn hàng bán do các khoản trích lập dự phòng cho hàng chậm luân chuyển/ chất lượng kém, tăng các
khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi do quản lý công nợ yếu kém. Bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến các
yếu tố nằm trong chủ trương của Doanh nghiệp trong việc mở rộng quy hoạt động nhưng chưa thực sự
mang lại hiệu quả như đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất làm tăng khấu hao nhưng doanh thu mang
lại chưa tương xứng, hay như việc tăng cường chiết khấu, giảm giá bán để thúc đẩy doanh số, qua đó
cũng làm giảm tính sinh lời của tổng luân chuyển thuần. Ngoài các yếu tố chủ quan, cũng cần phải kể đến
các yếu tố khách quan như thị trường cạnh tranh làm cho giá bán giảm và chi phí đầu vào tăng ngoài tầm
kiểm soát của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển.

22

You might also like