You are on page 1of 15

BỆNH MẠCH VÀNH

*CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:


➢ Không thay đổi được
+ Tuổi: nam >45t và nữ >55t
+ Giới và tình trạng mãn kinh: còn trẻ nam > nữ, khi >65t thì nam = nữ
do có sự sụt giảm hormone estrogen
+ Tiền sử gia đình có người BMV
+ Chủng tộc
➢ Thay đổi được:
+ Hút thuốc lá
+ Stress
+ Béo phì
+ Viêm nhiễm
+ Ít vân động
+ THA
+ RL lipid máu
+ ĐTĐ
I. TỔNG QUÁT:
- Xơ vữa: là do các TB mỡ và TB bọt, chui qua lớp nội mạc mạch máu. Càng
ngày càng tích tụ và lấn sâu vào lớp nội mạc, độn lớp nội mạc lên → làm
giảm khẩu kính mạch máu
Nhẹ, TB : hẹp <50% → bệnh ĐMV mạn
Nặng: hẹp > 70% → bệnh ĐMV cấp

- Hiện tượng xơ vữa được tính bằng năm, nên tuổi cảng cao thì nguy cơ mắc
bệnh ĐMV càng nhiều (khoảng sau 45 tuổi)

- Bệnh ĐMV:
+ Cấp :
• Hội chứng vành cấp
+ Mạn:
• Thiếu máu cơ tim im lặng
• Cơn đau thắt ngực ổn định
❖ Phân độ đau ngực theo CCS:

❖ Phân độ Killip: phân độ suy tim cấp sau NMCT


II. HỘI CHỨNG VÀNH MẠN
- Là bệnh lý liên quan đến sự ổn định tương đối của mảng xơ vữa ĐMV (không
nứt vỡ đột ngột/sau giai đoạn cấp/sau can thiệp). Hẹp >70% sẽ gây ra triệu chứng.
Trong quá trình tiến triển mảng xơ vữa, nếu nứt vỡ mảng xơ vữa cấp tính -> hình
thành huyết khối gây hẹp tắc mạch nhanh chóng gọi là hội chứng mạch vành cấp.
- Theo Hội tim mạch châu Âu (ESC) có 6 tình huống LS HCMVM:
+ Nghi ngờ BMV với đau thắt ngực ổn định +/- khó thở
+ Nghi ngờ BMV do mới khởi phát suy tim/giảm EF
+ Tiền sử HCVC hoặc đã tái thông ĐMV trong 1 năm (có thể có hoặc không
có triệu chứng)
+ Sau HCVC hoặc được tái thông >1 năm
+ Đau ngực nghi ngờ bệnh lí vi mạch / co thắt ĐMV
+ Không triệu chứng, khám sàng lọc phát hiện ra BMV

- Đặc điểm cơn đau ngực:


(1) Hoàn cảnh khởi phát: sau gắng sức, xúc cảm mạnh, thời tiết lạnh
(2) Vị trí: đau sau x.ức hoặc ngực trái. Nếu NMCT thành dưới đau vùng
thượng vị
(3) Tính chất: đau như đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt
(4) Hướng lan: lan lên cổ, càm bên trái, mặt trong cánh tay trái và lan ra
ngón 4, 5.
(5) Thời gian: thường 3-5p, có thể dài hơn nhưng < 20 phút
(6) Yếu tố giảm đau: đáp ứng với nghĩ ngơi hoặc sử dụng Nitrate (ngậm
dưới lưỡi – isosorbid dinitrat)

Để chẩn đoán CƠN ĐAU THẮT NGỰC ĐIỂN HÌNH phải đủ 3 tiêu chuẩn sau

(1) Đau sau x.ức với tính chất và triệu chứng điển hình
(2) Xuất hiện sau gắng sức hoặc xúc cảm mạnh
(3) Đáp ứng với nghĩ ngơi và Nitrat

➢ Có 2 trong 3 → cơn đau thắt ngực không điểm hình


➢ Có 1 trong 3 → không phải cơn đau thắt ngực
III. HỘI CHỨNG VÀNH CẤP:
- Đặc điểm cơn đau ngực:
➢ BN có cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành nhưng có 4 cái khác:
(1) Hoàn cảnh khởi phát: có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi
(2) Tính chất: đau dữ dội, liên tục và điển hình hơn
(3) Thời gian: >20p
(4) Yếu tố giảm đau: Không đáp ứng với nghỉ ngơi và Nitrat
- Bệnh cảnh LS:
+ Hội chứng vành cấp
• NMCT cấp
• Cơn đau thắt ngực không ổn định
+ NMCT ST chênh lên

- Tiếp cận BN đau ngực: HCMVC (đã loại trừ mạn)

Hội chứng vành cấp

ST không chênh Chưa xác định


Điện tâm đồ ST chênh lên
bất thường
hoặc T bất thường

Troponin Troponin
Men tim
tăng bình thường

NMCT có ST NMCT không Cơn đau thắt ngực


Chẩn đoán chênh lên ST chênh không ổn định
IV. CẬN LÂM SÀNG TIẾP CẬN:
1. ECG:
Thiếu máu cục bộ cơ tim: (biến đổi động trên ít nhất 2 CĐ liên tiếp)
➢ Đoạn ST chênh xuống 1mm (tại điểm J): có 3 dạng
➢ Sóng T dẹt, âm đảo chiều hoặc cao nhọn đối xứng.
➔Có 1 trong 2 tiêu chuẩn trên là đủ chẩn đoán TMCBCT

Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI):


➢ Sóng T thiếu máu (đối xứng, cao nhọn, âm)
➢ Đoạn ST chênh lên (tại điểm J)  2mm tại các CĐ trước tim và
 1mm ở các CĐ ngoại biên. Hoặc ST chênh xuống  5mm
➢ Sóng Q hoại tử ( 0,04s và biên độ 1/4 sóng R đi cùng )

▪ Lưu ý: trong △ STEMI cần phải xét định được VỊ TRÍ và GIAI ĐOẠN
❖ Chẩn đoán vị trí STEMI:

❖ Chẩn đoán giai đoạn:


Tổn thương xuyên thành: tổn thương từ nội tâm mạc→ ngoại tâm mạc. Từ 3h-12h sau khởi phát,
lúc này cơ tim thật sự bị tổn thương → xuất hiện sóng Q hoại tử, ST giảm chênh, T âm

✓ Giai đoạn tối cấp và cấp: từ lúc đau ngực đến trước 12h
ST chênh lên tạo thành vòm → sóng vành Pardee
✓ Gian đoạn bán cấp: từ sau 12h đến 5-7ds
Q hoại tử, ST giảm chênh, sóng T thiếu máu
✓ Giai đoạn sẹo: 5-7ds trở về sau
Q hoại tử rõ, ST trở về đẳng điện
➔Nếu sau 5-7 ngày mà ST không trở về đẳng điện → biến chứng phình vách sau NMCT
➢ Chẩn đoán hoại tử cơ tim: khi có
• Sóng Q hoại tử
Rộng  0,04s
Cao  ¼ sóng R
Xét tất cả các chuyển đạo
• Dạng QS:
→ QRS có dạng một sóng âm
Xét tất cả các chuyển đạo
• Dạng rS (r cắt cụt)
→ Bình thường r cao dần từ V1 → V6, nhưng dạng rS thì r chỉ cao
1-2mm từ V1 → V6
Xét các chuyển đạo V1 → V6
*Chỉ định khảo sát V3R, V4R: khi có NMCT thành dưới (DII, DIII, aVF) → phải
đo thêm V3R, V4R để khảo sát thất phải
*Chỉ định khảo sát V7, V8, V9: khi thấy hình ảnh soi gương của NMCT ở các
chuyển đạo thành trước thì chỉ định để khảo sát thành sau

2. Troponin:
- Là phức hợp protein hình cầu nằm trong sợi cơ mỏng, tham gia điều hoà co
cơ, với các dạng:
+ TnC gắn với Canxi: cơ tim giống cơ vân
+ TnI gắn với sợi actin khi thiếu CA++, ức chế actim-myosin-ATPase
gây co cơ, đặc hiệu cho cơ tim
+ TnT gắn phức hợp troponon với sợi tropomyosin, thuận tiện cho sự
co cơ, đặc hiệu cho cơ tim
- Troponin ↑ chỉ lý giải là đang có tổn thương cơ tim, nếu muốn chẩn đoán
NMCT thì cần có bằng chứng thiếu máu cơ tim
- Trong NMCT troponin có biến đổi động học (thường XN lại sau 3h) tức
nếu dùng troponin T thì >0,014 và lần sau TĂNG HOẶC GIẢM so với
giá trị trước >20-50% (Trên LS thường lấy 30%)
- Troponin thường tăng sau 3 giờ khởi phát → đạt đỉnh sau 24h, về binh
thường sau 5-7ds.
- CKMB tăng đạt ngưỡng kéo dài chỉ 48h → dùng để △ NMCT tái diễn
- Xét nghiệm theo NZMA (New Zealand Medical association)

14ng/L 15-49ng/L 50ng/L

Retest hsTnT Retest hsTnT


Retest hsTnT 3 hours later 3 hours later
3 hours later
Change Change Change Change
< 50%  50% <20% 20%

Retest hsTnT at 6, 12hr


14ng/L
Myocardial
Loại trừ NMCT
infarction (MI)
3. Siêu âm tim:
➢ Được chỉ định trong các trường hợp sau:
(1) Loại trừ các nguyên nhân đau thắt ngực khác
(2) Đánh giá RLVĐ vùng gợi ý bệnh ĐMV
(3) Đo phân suất tống máu (EF) để phân tầng nguy cơ
(4) Đánh giá chức năng tâm trương
*Một số ý nghĩa kết luận trên SA tim:
+ Vùng cơ tim giảm đậm → cơ tim thiếu máu, giảm co bóp
+ Vùng cơ tim vô đậm → có thể vùng cơ tim bị nhồi máu, nằm yên ko co bóp
+ Vùng cơ tim vận động nghịch thường/bất thường → Thu giãn – Trương co

4. Các xét nghiệm thường quy khác


- CTM
- Creatinin và độ lọc cầu thận ước tính eGFR
- Bộ mỡ máu (bilan lipid)
- Tầm soát ĐTĐ

V. ĐIỀU TRỊ:
1. HC vành mạn
Trước đây các thuật ngữ thường dùng để mô tả bệnh mạch vành mạn
tính gồm có: đau thắt ngực ổn định, bệnh cơ tim TMCB mạn tính, bệnh ĐMV
mạn ổn định, suy vành mạn...với vai trò mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch
làm mất cân bằng cán cân cung cầu oxy là trung tâm. Tuy nhiên, cơ chế sinh
lý bệnh của mạch vành không chỉ đơn thuần là do xơ vữa tổn thương các mạch
vành ở thượng tâm mạc mà còn do cơ chế co thắt mạch, do tổn thương hệ vi
tuần hoàn, liên quan đến việc tận dụng oxy để chuyển thành ATP…
❖ Mục tiêu điều trị nội khoa trong HCVM:
- Giảm triệu chứng do TMCBCT: chủ yếu là chống đau thắt ngực (1)
- Phòng ngừa biến cố tim mạch: chủ yếu là giảm tỉ lệ biến cố cấp
(chuyển sang HCVC do sự mất ổn định của mảng xơ vữa - NMCT type 1, do
mất cân bằng cán cân cung cầu oxy sẵn có kèm một biến cố cấp tính gây cán cân
lệch hơn - NMCT type 2), giảm sự xuất hiện rối loạn chức năng tâm thất (2)
(1) Các nhốm thuốc chống đau thắt ngực:
- Nhóm nitrate:
+ Cơ chế: Giãn động mạch vành (tăng cung) và giãn hệ tĩnh mạch (giảm cầu
do giảm tiền gánh). Chống đau thắt ngực dựa vào cơ chế giải phóng NO và 2
cơ chế trên
+ Gồm 2 nhóm:
Nhóm tác dụng ngắn: Nitroglycerin dạng xịt/ ngậm dưới lưỡi: 0,3-0,6mg mỗi,
max 1,2mg trong 15 phút. (ít sử dụng do nguy cơ hạ áp mạnh)
Nhóm tác dụng kéo dài: Nếu sử dụng thường xuyên kéo dài sẽ gây "lờn
thuốc" -> mất hiệu quả. Cụ thể khi đau ngực: Imidu 60mg 1/2v-1v /ngày
- Ức chế beta:
+ Cơ chế: giảm co bóp và tần số tim (giảm cầu), kéo dài thời gian tâm trương
(tăng cung). Ngoài ra do thiếu máu cơ tim kéo dài cơ tim sẽ bù trừ và gây tái
cấu trúc cơ tim (tiến trình sinh lý bệnh chính gây suy tim) -> dùng ức chế beta
giúp chống tái cấu trúc cơ tim -> làm chậm tiến trình suy tim.
+ Đặc biệt dùng ở tất cả bệnh nhân có suy tim EF giảm, tiền sử NMCT (trừ khi
chống chỉ định) có thể hiểu vì bản chất các bệnh này phải sử dụng ức chế beta
nên dùng sẽ tận dụng luôn hiệu quả chống đau thắt ngực
+ Các thuốc được chứng minh giảm nguy cơ tử vong:
Metoprolol succinate: Betaloc Zok 25mg x 1/2 v (liều khởi đầu)
Carvedilol (ít gặp)
Bisoprolol : Concor cor 2,5mg x 1/2v (liều khởi đầu)
Liều dùng và chiến lược tăng liều các bạn xem cụ thể hơn trong bài này:
https://www.facebook.com/.../permalink/2337180889683533/
- Chẹn canxi:
+ Cơ chế: cơ chế chung giúp giãn động mạch vành làm tăng cung. Giảm cầu do
giảm co bóp cơ tim (chủ yếu với nhóm non-DHP), Giảm hậu tải do giãn đm hệ
thống (chủ yếu với nhóm DHP)
+ Nhóm DHP: thường là amlodipine, nifedipine
+ Nhóm non-DHP: verapamil, diltiazem
Chống chỉ định trên bệnh nhân suy tim
Tuy nhiên, chẹn canxi chưa chứng minh làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và mắc
bệnh trên HCVM
- Các thuốc khác:
+ Ivabraine: giảm tần số tim đơn độc nhờ ức chế kênh f, dùng kết hợp hoặc
thay thế chẹn beta khi chống chỉ định. Ivaradine không ức chế co bóp cơ tim
nên ít ảnh hưởng đến huyết áp và không giảm khả năng gắng sức của BN
như ức chế beta (do ức chế beta có ức chế co cơ tim). Biệt dược Procoralan 5mg
+ Nicorandil
+ Trimetazidine: hiểu đơn giản là thuốc điều chỉnh chuyển hóa năng lượng cơ
tim (khẩu chuyển hóa tế bào, giúp tận dụng oxy chuyển thành ATP nhiều hơn).
Biệt dược Vastarel 35mg
Cách sử dụng:
Trước đây điều trị chống đau thắt ngực dựa vào mô hình 1stline, 2ndline, 3rd
line....Tuy nhiên, hiện tại điều trị chống đau thắt ngực là điều trị cá thể hóa trên
từng bệnh nhân, với mô hình tiếp cận kim cương tùy bệnh nền là gì (hình bên
dưới). Lưu ý: Khi đáp ứng không hoàn toàn hoặc dung nạp kém ở mỗi bước thì
sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
Cần nhớ, kiểm soát nhịp tim là yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ tử vong ở dân
số nói chung, đặc biệt ở BMV (do ảnh hưởng đến cán cân cung cầu) -> ở bệnh
nhân BMV cần duy trì nhịp tim tối ưu là 55-65l/p, hoặc ít nhất phải dưới 70
lần/p

(2):
Gồm các nhóm thuốc: Do sinh lý bệnh bệnh mạch vành đã nói phần lớn do
mảng xơ vữa, để ngăn ngừa biến cố cấp tính ta cần ổn định lipid máu, ổn
định mảng xơ vữa với statin; khi mảng xơ vữa tiến triển có khả năng bị
bóc tách làm lộ lõi lipid bên trong kích hoạt kết tập tiểu cầu nên cần
dùng chống kết tập tiểu cầu ĐƠN để DỰ PHÒNG)
- Kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin 81mg x 1v /ngày, dùng suốt
đời HOẶC clopidogrel 75mg x 1v/ngày, dùng suốt đời thay thế cho
aspirin khi có chống chỉ định
- Nhóm hạ lipid máu: Ưu tiên nhóm statin, mục tiêu giảm LDL-C >= 50% so
với nền (khi chưa điều trị) và LDL-C <1,4mmol/L (<55mg/dL). Cụ
thể: Atorvastatin 10mg (hoặc 20mg) x1 v/ngày HOẶC Rosuvastatin 5mg
(hoặc 10mg) x1v/ngày (khi có suy thận thì ưu tiên dùng Ator hơn, với lại
rosu cũng mắc tiền hơn)
- ACEi/ARBs:
+ Dùng suốt đời ở bệnh nhân HCVM KÈM tăng huyết áp, suy tim EF
giảm <40% (do bản thân đây là thuốc ưu tiên trong điều trị THA kèm
BMV, cũng như là thuốc phải dùng trong suy tim EF giảm), đái tháo
đường, suy thận mạn (do trong đái tháo đường ACEi/ARBs có vai trò bảo
vệ tim, mạch máu, thận và thêm nữa trong bệnh thận mạn cũng giúp hạn chế
mức giảm của GFR do giảm đạm niệu)
+ ARBs thay cho ACEi khi không dung nạp hoặc có thể trong giai đoạn sử
dụng ACEi gây ho khan nhiều
Ví dụ: Lisinopril 5mg 1/2 v (liều khởi đầu)
Lưu ý liều khởi đầu và liều mục tiêu từng thuốc các bạn có thể tham khảo
bảng trong giáo trình, cần nhớ phần chỉnh liều khi có tác dụng phụ (dựa
creatinin và K máu trong giáo trình phần điều trị suy tim có nói)
Tóm lại, để điều trị bệnh nhân HCVM khi làm bệnh án, các bạn cần lưu ý:
- Chống đau thắt ngực: Imidu (có thể cho thêm chẹn beta vừa chống đau thắt
ngực vừa để kiểm soát tần số tim tốt hơn, đặc biệt phải cho chẹn beta khi có
suy tim EF giảm, ta cũng nên ưu tiên chẹn beta khi HCVM có kèm THA)
- Chống kết tập tiểu cầu đơn: ASA/Clopidogrel
- Statin: Ator/Rosu
- ACEi/ARBs khi có chỉ định
Giờ đây tái tưới máu trong HCVM với can thiệp PCI hay CABG được mở
rộng chỉ định hơn: dựa vào biểu hiện LS, bằng chứng tiếu máu cục bộ cơ tim
(nếu không có bằng chứng thì chỉ định tái thông dựa vào đánh giá mức độ
hẹp và tiên lượng)

2. HC vành cấp:
Điều trị hội chứng vành cấp
Nhắc lại (ở đây chỉ nói thể thường gặp nhất)
- Cơn đau thắt ngực không ổn định: mảng xơ vữa bóc tách tạo huyết
khối nhưng chưa hoại tử cơ tim
- NMCT: mảng xơ vữa bóc tách tạo huyết khối & có hoại tử cơ tim
+ ST chênh lên: NMCT xuyên thành từ nội tâm mạc ra ngoại tâm mạc, nói cách
khác là có sự tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành
+ ST không chênh lên: NMCT dưới nội tâm mạc, nói cách khác sự tắc nghẽn
là không hoàn toàn
***Hướng điều trị nội khoa chung trong bệnh cảnh CẤP:
- Chống đau ngực (1)
- Thở oxy (nếu cần) (2)
- Chống kết tập tiểu cầu KÉP (3) ĐIỀU TRỊ do đã hình thành huyết khối
- Thuốc kháng đông (4) ĐIỀU TRỊ do đã hình thành huyết khối
- Statin liều cao (5) để KHÁNG VIÊM (thay đổi thành phần lõi lipid mảng xơ
vữa ngoài khu vực thủ phạm
- Ức chế beta (6) nếu không có chống chỉ định GIẢM LAN RỘNG VÙNG
NHỒI MÁU (nếu là NMCT), giảm tái cấu trúc cơ tim (giảm tiến trình suy tim
sau HCVC), chống đau ngực, phòng biến chứng RL nhịp, giảm nguy cơ tử vong
- ACEi/ARBs (7) nếu không có chống chỉ định CHỐNG TÁI CẤU TRÚC CƠ
TIM
(1):
- Nitroglycerine ngậm dưới lưỡi/xịt mỗi 5 phút, lặp lại tối đa 3 lần
- Morphine 2,5-10mg IV, nhắc lại (lưu ý người già nên tiêm dưới da do sợ tác
dụng phụ ức chế hô hấp, tụt huyết áp)
(2): Thở oxy 2-5l/p nếu spO2 <90% hoặc PaO2 <60mmHg
(3): Aspirin + P2Y12 inhibitors (thường là Clopidogrel), cụ thể:
Aspirin 81mg x 2v (u), những ngày tiếp theo duy trì 1v (u)
Clopidogrel 75mg x 4v (u) những ngày tiếp theo duy trì 1v (u)
Chống kết tập tiểu cầu kép dùng ít nhất 1 năm (nếu nguy cơ xuất huyết không
cao hoặc không có biến chứng xuất huyết trong lúc dùng). Sau khi chuyển sang
chống kết tập tiểu cầu đơn, ưu tiên chọn Aspirin dùng suốt đời (theo thầy S
dạy)
(4): Thường dùng Heparin trọng lượng phân tử thấp. Cụ thể:
Enoxaparin 0,5 mg/kg/IV bolus, sau 15 phút chuyển sang duy trì 1mg/kg/12h
tiêm dưới da, dùng trong 8 ngày. Chế phẩm: Lovenox 40mg/0,4ml
(5): Atorvastatin 20mg x 2 v(u) HOẶC Rosuvastatin 10mg x 2v (u) giờ đầu,
sau đó chuyển sang liều duy trì Atorvastatin 20mg 1v (u) HOẶC Rosuvastatin
10mg 1v (u), xét nghiệm bilan lipid máu, mục tiêu duy trì LDL-c <1.4 mmol/L,
SUỐT ĐỜI
(6) Bắt đầu sớm trong 24h đầu đường uống nếu không có chống chỉ định, khi
CCĐ phải đánh giá lại khi không còn CCĐ phải bắt đầu sử dụng ngay.
Chọn 1 trong 3 loại chẹn beta: Bisoprolol, Metoprolol succinate, Carvedilol,
liều bắt đầu và duy trì như bài trước.
Sử dụng trong 3 năm (nếu không kèm suy tim EF giảm)
Sử dụng suốt đời (nếu kèm suy tim EF giảm)
(7):
- Sử dụng sớm ACEi/ARBs trong vòng 24h nếu không có chống chỉ định (đối
với STEMI) trong 1 năm (nếu không kèm suy tim EF giảm), SUỐT ĐỜI nếu
kèm suy tim EF giảm, THA, suy thận mạn, ĐTĐ
- Sử dụng ACEi/ARBs trong vòng 24h, SUỐT ĐỜI nếu kèm suy tim EF giảm,
THA, suy thận mạn, ĐTĐ (đôi với NSTEACS)
(này là theo VNHA2019, nhưng thường theo bệnh học để chống tái cấu trúc sau
NMCT, các anh BS thường cho luôn ACEi/ARBs, duy trì suốt đời)
Liều bắt đầu và mục tiêu như bài trước.

***Hướng điều trị can thiệp tái thông mạch vành với NMCT ST chênh lên:
+ 0-12h: PCI thì đầu nếu dưới 120 phút (thời gian tính từ lúc được chẩn đoán
đến lúc được can thiệp), tiêu sợi huyết nếu dự tính >120 phút, cho ngay trong
vòng 10 phút sau chẩn đoán, sau khi tiêu sợi huyết cũng phải chuyển đến can
thiệp trong 2-24h
+ 12-48h: Bắt buộc PCI thì đầu khi có đau ngực tái phát, rối loạn nhịp hoặc
huyết động không ổn định. Nên PCI thì đầu nếu ổn định
+ Sau 48h: Không can thiệp thì đầu nữa
(Ở đây yêu cầu chương trình không đòi hỏi các bạn phải điều trị chi tiết về can
thiệp nên mình chỉ giới thiệu sơ qua để tránh loãng, bài cụ thể mình sẽ viết
riêng)
(Thực tế khi can thiệp PCI thì liều Clopidogrel sẽ là 8v)
Vậy tóm lại, khi làm bệnh án HCVC các bạn cần cho đủ các thuốc sau:
- Nitroglycerine
- ASA+Clopidogrel
- Lovenox
- Statin
- Chẹn beta
- ACEi/ARBs
(Nên chọn thời gian điều trị lúc nhập viện để dùng liều như trên)

You might also like