You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC


THẢO LUẬN
Môn học:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ ;
TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ.
Buổi 5:
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
Nhóm: 2 Lớp: HC46B1
1. Nguyễn Hoàng Phúc – 2153801014198
2. Nguyễn Phạm Mai Phương – 2153801014202
3. Lê Ngọc Cẩm Quỳnh – 2153801014210
4. Lê Ngọc Quỳnh Sương – 2153801014215
5. Phạm Thị Sương – 2153801014216
6. Bùi Thanh Tú – 2153801014227
7. Hà Văn Tuấn – 2153801014232
8. Phạm Hoàng Tuấn – 2153801014233

Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2022


MỤC LỤC
Vấn đề 1: DI SẢN THỪA KẾ ........................................................................................................... 1

Câu 1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý. ....... 2

Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới
sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? .......................................................................... 3

Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có
cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. . 4

Câu 4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời? ............................. 6

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích
đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ................................................................. 7

Câu 6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398 m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao
nhiêu? Vì sao?.................................................................................................................................. 8

Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi
là di sản để chia không? Vì sao? ...................................................................................................... 9

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã
chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. ........................................................................................... 9

Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà
Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? .................................... 11

Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là
bao nhiêu? Vì sao? ......................................................................................................................... 11

Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5 m2 có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? .................................. 12

Câu 12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5 m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết
phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? .................................. 12

Vấn đề 2: QUẢN LÝ DI SẢN ......................................................................................................... 13

Câu 1: Trong Bản án số11,Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T;
việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? ................................................................... 14

Trang i
Câu 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................................................................................... 14

Câu 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết
phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ................................................................................... 14

Câu 4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như
trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................. 15

Câu 5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý
di sản (như trong bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý ..... 15

Câu 6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở
lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục hay không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ........ 16

Vấn đề 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ ............................................................ 17

Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. ........................................ 17

Câu 2: Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?................... 17

Câu 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo
lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? ............................................................................ 18

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T
có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?...................................................... 18

Câu 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T
với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản
nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? ................................................................................. 18

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên. ................................................... 19

Vấn đề 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU ................................................................................................... 20

Trang ii
Vấn đề 1: DI SẢN THỪA KẾ

Tóm tắt bản án:

Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST

Nguyên đơn là ông Trần Văn Hòa, người đại diện theo ủy quyền là ông Tạ Ngọc
Toàn. Bị đơn là anh Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh Hương. Đây là quan hệ pháp
luật tranh chấp về thừa kế tài sản và tài sản tranh chấp là nhà, đất tại phường Đống
Đa, thành phố Vĩnh Yên. Do không thỏa thuận được nên ông Hòa làm đơn khởi kiện
yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Mai để lại. Bà Mai với ông Hòa kết hôn với nhau
năm 1980. Quá trình hôn nhân bà Mai và ông Hòa có 2 con chung là anh Nam và chị
Hương. Ngoài ra, các đương sự đều xác nhận ông Hòa và bà Mai không có con đẻ
con nuôi nào khác. Bố mẹ bà Mai là cụ Đông và cụ Hài (đều chết trước bà Mai). Tài
sản các đương sự đã thống nhất gồm: 01 ngôi nhà 3 tầng, sân tường bao quanh và
một lán bán hàng xây dựng năm 2006, trên diện tích đất 169 m2 (trong đó diện tích
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 84 m2, còn lại 85,5 m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hộ ông Hòa đã sử dụng ổn định, ranh giới
các hộ xung quanh đều rõ ràng và không có tranh chấp). Hội đồng xét xử nhận định:
Đối với diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì đây vẫn là tài sản của ông Hoà, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia
sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Giao phần đất
liên quan đến ngôi nhà (phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận) cho anh Nam quản
lí, sử dụng nhưng anh Nam phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
Nhà nước. Giao phần đất có liên quan đến lán bán hàng (phần đất chưa được cấp giấy
chứng nhận) cho ông Hoà quản lý, sử dụng nhưng ông Hoà phải có trách nhiệm liên
hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực
hiện nghĩa vụ thuê đối với Nhà nước.

Tóm tắt án lệ 16/2017AL

Diện tích 398m2 đất tọa lạc tại khu phố L, phường M, thành phố N, Vĩnh Phúc là tài
sản chung của vợ chồng Phùng Văn N và Phùng Thị G, có 6 người con. Ông Phùng
Văn N chết không để lại di chúc, bà Phùng Thị G và anh Phùng Văn T quản lý sử
dụng nhà đất. Bà Phùng Thị G chuyển nhượng ông Phùng Văn K diện tích 131m2
trong tổng diện tích 398m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận

Trang 1
quyền sử dụng đất diện tích 267,4m2 . Bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K các con đều biết nhưng không phản đối vì lý do để lo cuộc sống của bà và các
con. Đất Phùng Văn K cũng được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ngày 19-12-2010 bà Phùng Thị G chết, bà đã lập di chúc để lại cho chị
Phùng Thị H1 diện tích 90m2. Diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G được
hình thành trong thời gian hôn nhân. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 khối
tài sản trong diện tích 267m2 .

Nội dung án lệ: “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn
lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn
T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông
Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối
gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống
của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G
đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng
Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho
ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định
di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn
K) để chia là không đúng.”

Tình huống án lệ: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế
chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng
đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế.
Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong
khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

Câu 1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

- Cơ sở pháp lý: Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 2
 Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác.

- Về vấn đề di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không thì hiện nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm được đa số nhà khoa học đồng ý là di sản bao
gồm tài sản của người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Quan điểm này
được thể hiện trong Điều 612, Điều 659 đến Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 thì hiểu
rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của
người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với
tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người
chết để lại bằng chính tài sản của người chết. 1 Đây là quan điểm hợp lý và đúng đắn
xét về mặt thực tiễn, vì vậy nhóm tác giả đồng tình với quan điểm này.

Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
- Theo quy định tại khoản 1 điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Theo quy định tại điều 612 Bộ luật dân sự 2015:

 Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác.
- Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì việc xác định tài sản mới đó có phải là di sản hay không phụ
thuộc vào nguyên nhân mà tải sản đó bị thay thế.
- Nếu tài sản đó bị thay thế vì nguyên nhân khách quan, không lường trước được như
thiên tai....Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và

1
Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, NXB. Hồng Đức, tr.415.

Trang 3
thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Trường hợp này để
đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế
đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật.
- Nếu tài sản đó bị thay thế bởi nguyên nhân chủ quan, do con người tác động vào.
Trường hợp này chúng ta phải xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm
đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản
thân cá nhân nào muốn hay đó là sự thay thế có sự đồng thuận bởi tất cả những
người thừa kế và được pháp luật thừa nhận. Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ
di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới
này sẽ không được coi là di sản thừa kế.
- Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia
theo quy định của pháp luật. Như vậy dù tài sản mới xuất hiện ở thời điểm mở thừa
kế thì tài sản đó cũng sẽ được coi là di sản thừa kế. Đồng thời di sản trước đó còn
tồn tại thì di sản này cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật mà không bị
thay thế bởi di sản mới đó.
- Như vậy, thực tiễn, tài sản thay thế di sản là “di sản thừa kế”. Hướng giải quyết
này chưa được quy định trong văn bản nhưng rất thuyết phục và được áp dụng đối
với trường hợp di sản được thay thế bằng một khoản tiền như tiền đền bù, tiền bảo
hiểm tài sản được bảo hiểm....Thực tế còn cho thấy khi di sản bị bán cho người
khác, Tòa án nhân dân tối cao cũng giải quyết theo hướng tiền từ việc bán (chuyển
nhượng) là di sản và, trong trường hợp Tòa án đã giao di sản cho một người không
được hưởng (và bản án đã có hiệu lực pháp luật), người được giao sở hữu tài sản
phải thanh toán giá trị tài sản và giá trị này cũng được chia như di sản.2

Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất
của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Quyền sử dụng đất do người quá cố để lại nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng nếu có các giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc Uỷ Ban
Nhân Dân cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp,
đất được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định đây là
di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

2
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam, Bản án số 8-10, tr.105-tr.106.

Trang 4
- Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, trường hợp người sử dụng đất quá
cố để lại di sản là bất động sản khi chưa được cấp Giấy chứng nhận mà có thừa kế,
thì vẫn xác định di sản thừa kế nhưng cần căn cứ vào các yếu tố như người sử dụng
đất đã có loại giấy tờ nào, có sử dụng đất ổn định không, có tranh chấp :

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử
dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp
nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

- Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quy định:

“1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong
các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng
có di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng
nước, nhà để ô tô, nhà thờ...cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác)
gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà yêu cầu chia thừa kế, thì cần phân biệt các
trường hợp sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ Ban Nhân Dân cấp có thẩm
quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di
sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không

Trang 5
vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì
Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng
đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho
đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao
quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự
theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết
rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền
sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết
tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó”.

➔ Theo đó, đất do người chết để lại nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng nếu có các giấy tờ khác chứng minh được nguồn gốc đất hoặc UBND
cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, đất
được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì Tòa án vẫn xác định
đây là di sản thừa kế và tiến hành chia thừa kế theo đúng trình tự, quy định của
pháp luật.

Câu 4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của Bản án
có câu trả lời?

- Trong Bản án số 08, Tòa án quyết định diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi di sản.

- Đoạn của bản án có câu trả lời: “... Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai,
chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không
xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên đương sự”, “Từ lập luận nêu trên, có đủ căn cứ để xác định tài sản
chung của ông Hòa và bà Mai gồm: 1/2 giá trị nhà và sân tường bao loan là
306.050.000đ; lán bán hàng 21.064.000đ; 84 m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận
3.528.000.000đ; 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận sau khi trừ nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước 1.966.500.000...”.

Trang 6
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hướng xử lý trên của Tòa án trong Bản án số 08 xác định diện tích đất chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế là hợp lý bởi lẽ:

- Diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng
gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một phần
diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Nếu người chết không có giấy tờ quy
định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai 2003 nhưng có di sản là nhà ở,
vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thì
“trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác
nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền
sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó (khoản 1.3, phần II Nghị quyết số 02/2004/ NQ-
HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)”. Tuy
nhiên trong bản án chúng ta đang xem xét, Tòa án không yêu cầu phải có “văn bản
của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp,
nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và vẫn xác định quyền sử
dụng đất là di sản cùng với tài sản trên đất. Mặt khác, Tòa án xác định đây vẫn là di
sản thừa kế vì gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng
trên một phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng diện tích đất này
hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc ranh
giới rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện đất quy hoạch phải di dời nên
Tòa án có cơ sở thuyết phục để khẳng định diện tích đất chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực ra chỉ là một hình thức pháp lý thông qua
đó Nhà nước công nhận một ai đó có quyền sử dụng đất hợp pháp, chứ nó không phải
là căn cứ xác lập quyền sử dụng đất. Do đó, nếu có căn cứ chứng minh người quá cố
là người sử dụng hợp pháp đích thực quyền sử dụng đất thì nên coi đó là di sản và
“chỉ đòi hỏi một người muốn để thừa kế quyền sử dụng đất phải là người có quyền
sử dụng đất hợp pháp”. Do đó, không nên quá khắt khe trong việc xác định người quá

Trang 7
cố có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai 2003 (nay
là Luật đất đai 2013) để ghi nhận quyền sử dụng đất là di sản.3

Câu 6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398 m2 đất, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về
thừa kế”.

- Như vậy, theo nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi khi vợ/chồng
qua đời. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất (chưa chuyển nhượng),
phần di sản của ông Phùng Văn N là 199m2.

- Năm 1991, Bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của
thửa đất là 267,4m2. Tòa án xác định: “Tuy nhiên, diện tích 267m2 đất đứng tên bà
Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác
định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia.
Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích
267m2 đất chung của vợ chồng bà. Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là
1/2 khối tài sản (133,5m2) được chia theo di chúc cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà
Phùng Thị G) là 90m2, còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại (trong đó
chị N2 nhường kỷ phần thừa kế cho anh Phùng Văn T; chị Phùng Thị H2, chị Phùng
Thị N1 và chị Phùng Thị P nhường kỷ phần cho chị Phùng Thị H1). Đối với 1/2 diện
tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của ông
Phùng Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, anh Phùng Văn T là một trong
các thừa kế không đồng ý chia, theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần I của Nghị

3
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam, Bản án số 4-7, tr.73.

Trang 8
quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thì không đủ điều kiện để chia tài sản chung nên phần diện tích đất này ai
đang quản lý, sử dụng thì được tiếp tục quản lý, sử dụng”.

Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

- Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không
được coi là di sản để chia.
- Đoạn của Án lệ cho thấy: “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần
diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ
chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G
chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng
không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị
G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được
cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác
định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích
131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích
đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn
cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần
đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng”. Theo hướng phân tích
trong bản án, Tòa án đã công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là
hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa
kế mà thuộc quyền sử dụng của ông Phùng Văn K.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.

- Theo nhóm tác giả, hướng giải quyết của Án lệ trên liên quan đến phần diện tích
đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là hợp lý bởi lẽ:

- Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng
Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G
có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Mặt khác,

Trang 9
năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất và sau này ông K đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005.

“Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sở hữu4

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;

…”

“Điều 234. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận5

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho
vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên
không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.”

- Do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công nhận, bên nhận
chuyển nhượng đã được ghi nhận là người có quyền sử dụng đất đó nên phần diện
tích đất đã được chuyển nhượng tuy được xác định là di sản thừa kế do người chết
để lại nhưng không còn gì để chia. Khi đó, phần tài sản để chia thừa kế là phần tài
sản còn lại của người để lại di sản thừa kế (không bao gồm phần quyền sử dụng đất
đã được chuyển nhượng).

➔ Theo đó, việc chuyển nhượng giữa bà G và ông K không làm phát sinh mâu
thuẫn hay các tranh chấp về tài sản giữa các con của bà G nên Tòa án có căn
cứ không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào
khối tài sản để chia.

4
Hiện nay được quy định tại Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015.

5
Hiện nay được quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 10
Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho các con mà dùng tiền
đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không?
Vì sao?

- Nếu như bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho các con mà dùng tiền đó
cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó vẫn coi là di sản để chia, vì Bộ luật Dân
sự 2005 quy định:

"Điều 634: Di sản6

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác"

- Trong trường hợp này, việc bán đất không còn là vì lợi ích chung của các đồng
thừa kế mà là vì lợi ích riêng từ đó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của các đồng
thừa kế khác. Vì vậy ta không thể áp dụng Án lệ 16 trong trường hợp này nên số
tiền đó vẫn được coi là di sản để chia.

Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện
tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?

- Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên
là 43,5m2. Vì mặc dù, diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình
thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng
ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định
đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Do đó,
phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là 1/2 khối tài sản (133,5m2) được chia theo di
chúc cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà Phùng Thị G) là 90m2, còn lại là 43,5m2 được
chia cho 5 kỷ phần còn lại.

6
Hiện nay được quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 11
Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5 m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không?
Vì sao?

- Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 là thuyết
phục. Vì theo như nhận định của Tòa án thì diện tích 267m2 do bà Phùng Thị G đứng
tên nhưng do đây là tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân nên bà Phùng
Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 tổng số diện tích 267m2, cụ thể là 133,5m2. Đồng
thời, phần di sản của bà Phùng Thị G được chia theo di chúc cho chị Phùng Thị H1
(con gái của bà Phùng Thị G) là 90m2. Do vậy việc Tòa án xác định bà Phùng Thị G
còn 43,5m2 đất là hoàn toàn thuyết phục. Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16
vì Án lệ này đang đề cập tới nội dung di sản thừa kế là bất động sản do một trong số
các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng; số tiền nhận
chuyển nhượng đã được dùng để lo cho cuộc sống của các đồng thừa kế; bên nhận
chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc xác định phần
còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 được dựa trên quy định của pháp
luật.

Câu 12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5 m2 được chia cho 5 kỷ phần còn
lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không?
Vì sao?

- Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là hoàn
toàn thuyết phục. Vì trước khi chết số tài sản bà Phùng Thị G có quyền định đoạt là
133,5 m2 và đã được bà lập di chúc chia cho chị Phùng Thị H là con gái của bà là 90
m2 thì tất nhiên số diện tích đất còn lại là 43,5 m2 sẽ được Tòa án chia cho 5 người
con còn lại theo quy định của pháp luật. Đây không phải là nội dung của án lệ số 16
vì Án lệ này đang đề cập tới nội dung di sản thừa kế là bất động sản do một trong số
các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng; số tiền nhận
chuyển nhượng đã được dùng để lo cho cuộc sống của các đồng thừa kế; bên nhận
chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc xác định phần
còn lại được chia cho 5 kỷ phần còn lại được dựa trên quy định về chia thừa kế theo
pháp luật.

Trang 12
Vấn đề 2: QUẢN LÝ DI SẢN

 Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT:

- Nguyên đơn là ông Đạm có thỏa thuận cùng ông Nhỏ để xin mở lối đi trên thửa đất
số 525 của ông Ngót (đã chết nhưng không để lại di chúc) do ông Nhỏ quản lý, sử
dụng. Ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông Nhỏ và các đồng thừa kế cho mở lối đi qua
đất ông Ngót. Bị đơn là ông Nhỏ trình bày rằng ông Nhỏ tình nguyện cho ông Đạm
sử dụng lối đi này đến hết đời, không đồng ý việc ông Đạm xin mở lối đi mãi mãi.
Tại Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm quyết định buộc ông Nhỏ phải mở lối đi cho ông
Đạm. Tòa Giám đốc thẩm nhận định rằng ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của
ông Ngót chứ không có quyền định đoạt ngoài ra Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm buộc
ông Nhỏ phải mở lối cho ông Đạm là ảnh hưởng tới quyền lợi của ông Nhỏ trong khi
đó ông Đạm lại không bồi thường phần đất để mở lối đi. Cho nên Tòa Giám đốc thẩm
hủy bỏ bản án của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm.

 Tóm tắt bản án số 11/2020/DS-PT:

- Nguyên đơn là ông Phạm Tiến Hiệu đâm đơn đề nghị Toà án buộc anh Phạm Tiến
Nghĩa và Phạm Tiến Phạm Tiến Thiện không được cản trở việc anh tu sửa ngôi nhà,
cháu Nghĩa không được xâm phạm đến tài sản của bố, mẹ anh, bàn giao lại nhà và
đất của bố mẹ anh để lại cho anh tu sửa trông coi, quản lý để làm nơi thờ cúng bố mẹ
anh. Bố đẻ anh là Phạm Tiến Đ, mẹ đẻ anh là Đoàn Thị T, khi bố mẹ anh còn sống
bố mẹ anh có một ngôi nhà gỗ 04 gian lợp ngói nằm trên diện tích đất 311m2 (Đất đã
có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T). Đến năm 1994 ông
Phạm Tiến Đ chết, đến năm 2012 bà Đoàn Thị T chết và không để lại di chúc cho con
cái nào trong gia đình được sử dụng ngôi nhà và diện tích mảnh đất trên. - Toà án cấp
sơ thẩm nhận định tạm giao cho anh Phạm Tiến H quản lý tài sản của ông Phạm Tiến
Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất, anh Hiệu có trách nhiệm sửa
chữa những phần ngôi nhà bị hư hỏng, nghiêm cấm việc anh Phạm Tiến H không
được tự ý phá dỡ xây mới ngôi nhà khi chưa có sự đồng ý của các chị em trong gia
đình. Buộc anh Phạm Tiến N có trách nhiệm bàn giao lại cho anh Phạm Tiến H toàn
bộ nhà và đất của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T đang quản lý cho anh Phạm
Tiến H. Nghiêm cấm anh Phạm Tiến N có hành vi cản trở anh Phạm Tiến H trong
quá trình sửa chữa ngôi nhà , phá hủy tài sản của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị
T, tự ý xâm phạm vào nhà, đất của ông Phạm Tiên Đ và bà Đoàn Thị T khi chưa có
sự đồng ý của anh Phạm Tiến H trong thời gian anh Phạm Tiến H được tạm giao quản
lý ngôi nhà của ông Đ, bà T. Do không nhất trí với Bản án sơ thẩm, ngày 20 tháng 11

Trang 13
năm 2019 bị đơn anh Phạm Tiến N có đơn kháng cáo, không nhất trí với bản án sơ
thẩm do xác định sai quan hệ pháp luật, phải là Tranh chấp về chia di sản thừa kế;
nguyên đơn anh Phạm Tiến H không có quyền khởi kiện. Tại Toà án phúc thẩm
nguyên đơn anh Phạm Tiến H không nhất trí kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N,
đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm. - Toà án cấp phúc thẩm Chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của anh Phạm Tiến H. Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản
thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất mang
tên bà Đoàn Thị T.

Câu 1: Trong Bản án số11,Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản
của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?

-Trong bản số 11, Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định anh Phạm Tiến H quản
lý di sản của ông Đ và bà T. Việc xác định như vậy là thuyết phục vì theo quy định
tại khoản 1 điều 616 BLDS 2015: "Người quản lý di sản là người được chỉ định trong
di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra". Ông Đ và bà T chết và không
để lại di sản nhưng những người ở hàng thừa kế nhất trí bàn giao cho anh Phạm Tiến
H quản lý do đó việc xác định như thế là thuyết phục.

Câu 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án thì được coi là người quản
lý di sản theo khoản 2 điều 616 BLDS 2015: "Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi
những người thừa kế cử được người quản lý di sản". Vì ông Đ và bà T chết nhưng
không để lại di chúc và ông Thiện vẫn tiếp tục sinh sống, quan lý di sản của ông Đ,
bà T nên anh Thiện được coi là người quản lý di sản.

Câu 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

-Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiệu (Tiến H) quyền quản lý di sản
có thuyết phục. Vì theo khoản 2 BLDS 2015 quy định thì anh Thiện được coi là người
quản lý di sản nhưng khi anh Thiện đi chấp hành án và giao lại quyền quản lý ngôi

Trang 14
nhà và mảnh đất cho con trai anh là anh Phạm Tiến N nhưng khi ông Đ bà T chết,
không để lại di chúc; việc quản lý di sản của ông Thiện không có sự nhất trí bằng văn
bản của các đồng thừa kế. Do đó, ông Thiện không có quyền giao lại cho con trai là
Phạm Tiến N trông coi, sử dụng di sản của ông bà Đ T. Và các đồng thừa kế trừ anh
Thiện đồng ý uỷ quyền quản lý di sản thừa kế cho anh H nên quyết định của Toà án
là thuyết phục theo quy định tại khoản 1 BLDS 2015.

Câu 4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa
lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 617 BLDS năm 2015:

“Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có
nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác
đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định
đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng
văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.”

Người quản lý di sản có thể tôn tạo, tu sửa lại di sản khi di sản có bị hư hỏng hay thiệt
hại. Và trong bản án số 11 ông Hiệu hoàn toàn có thể tu sửa lại căn nhà với mục đích
bảo quản căn nhà và làm nơi thờ cũng cho cha mẹ chứ không phải tu sửa để mua bán,
trao đổi hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác nếu không có sự đồng ý bằng văn
bản của những người thừa kế.

Câu 5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Theo khoản 1 Điều 616 BLDS năm 2015: “ Người quản lý di sản là người được chỉ
định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra” khi ông T chết

Trang 15
không để lại di chúc, việc quản lý di sản của ông Thiện không có sự nhất trí bằng văn
bản của các đồng thừa kế cho nên ông Thiện không thể bàn giao lại quyền quản lý tài
sản cho con trai là N để trông coi. Vậy thì người quản lý di sản cũng không có quyền
giao lại cho người khác quản lý di sản.

Câu 6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục hay không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa
thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là hợp lý bởi căn cứ vào điểm b khoản 1
Điều 617 BLDS năm 2015: “ Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau: Bảo quản di sản, không được bán, trao
đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu
không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản” mà ông Nhỏ chỉ là người
quản lý di sản cho ông Ngót cho nên ông Nhỏ không được quyền thỏa thuận với ông
Đạm để mở lối đi trên đất. Tuy nhiên nếu xét trên thực tế, thì phần đất của ông Đạm
không có lối đi ra mà chỉ có lối ra là phần đất của ông Ngót nên Tòa án có thể xem
xét cho ông Đạm thỏa thuận với ông Nhỏ để mua bán phần đất làm lối ra đường công
cộng và chi phí làm lối đi đều do ông Đạm chịu. Như vậy sẽ vừa đảm bảo quyền lợi
cho cả hai bên.

Trang 16
Vấn đề 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.

- Điều 623 BLDS 2015 quy định 3 loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật này.

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”.

(Điều 236 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động
sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm
bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.”).

Câu 2: Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản
không?

- Đối với pháp luật Campuchia - Quốc gia có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di
sản, cụ thể ở khoản 1 Điều 1248 BLDS Campuchia: “Người thừa kế phải có sự chấp
nhận đơn giản hoặc chấp nhận có giới hạn hoặc từ bỏ quyền thừa kế trong vòng 3
tháng kể từ ngày biết được việc thừa kế của mình đã phát sinh. Tuy nhiên thời gian
này có thể kéo dài thêm theo yêu cầu của người thừa kế.”

Trang 17
- Đối với pháp luật Pháp - Quốc gia không có sự áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia
di sản, cụ thể ở Điều 815 BLDS Pháp: “Không ai có thể bị buộc phải chấp nhận trong
tình trạng di sản chưa chia và bất cứ lúc nào cũng có thể yêu cầu chia di sản trừ
trường hợp việc này được tạm hoãn theo bản án hoặc theo pháp luật.”.

Câu 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?

- Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 2017.

- Đoạn của Quyết định tạo lập thanh Án lệ số 26/2018/AL là: “Như vậy kể từ ngày
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623
Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước
ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-
8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia
di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”.

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của
cụ T có cơ sở Ở Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015. Việc này là hoàn toàn thuyết phục.
Vì theo ta thấy di sản của cụ T đa phần là bất động sản, mà bất động sản là một tài
sản có giá trị lớn nên việc chia tài sản thừa kế này phải có thời hiệu 30 năm. Hơn nữa
việc quy định thời hiệu 30 năm đối với bất động sản này là hợp lý như việc quy định
trong Điều 236 BLDS 2015 đối với căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do
chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là 20 năm đối với bất động
sản.

Câu 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của
cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố
chưa có cơ sở văn bản.

Trang 18
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu
chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm
mở thừa kế”. BLDS lấy thời hiệu 30 năm bắt đầu kể từ thời điểm mở thừa kế và
không hề đề cập đến thừa kế mở trước khi ban hành Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990
thì có áp dụng thời điểm bắt đầu là kể từ thời điểm mở thừa kế hay kể từ ngày công
bố Pháp lệnh trên.

- Tuy việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố
chưa có cơ sở văn bản nhưng nó thuyết phục. Nội dung Án lệ là sự kết hợp giữa
BLDS 2015 và khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990. Như vậy, thời điểm bắt đầu
tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế từ ngày Pháp lệnh thừa kế năm 1990 công
bố ngày 10/9/1990. Với quy định trên thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn, được Tòa
án kéo dài thêm nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.

- Án lệ số 26/2018/AL cho ta cái nhìn về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời
hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất dộng sản. Cho thấy đây là một vấn đề hết sức
phức tạp đặc biệt khi có sự thay đổi giữa các thế hệ dẫn tới áp dụng sự thay đổi của
luật pháp tạo sự khó khăn trong quá trinh xác định. Các quyết định của Tòa án đưa
ra hầu hết phải xem xét trên nhiều khía cạnh để mang tính thuyết phục. Đây có thể
xem là một Án lệ hay vì tính thực tế thường xuyên xảy ra của nó.

Trang 19
Vấn đề 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật
về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018
đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải
thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết
để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4) Số và năm của Tạp chí, 5)
Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê theo
alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).

1. Bạch Thị Nhã Nam, “Những bất cập của các quy định pháp luật về quyền lợi có
thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản”, Tạp chí Luật học, số 10/2018, tr. 17-25.

2. Bạch Thị Nhã Nam, “Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản”,
Tạp chí Nghề luật, Số 5/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr.32-37.

3. Bùi Ngọc Thanh, “Hoàn thiện các chế tài để công khai, minh bạch tài sản và thu
nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 12 (364)/Kỳ 2, tháng 6/2018, tr.35-40.

4. Cao Thị Kim Trinh, “Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản
thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại”, Tạp chí Nghề luật,
số 09/2020 - Năm thứ Mười Lăm, tr.57-60.

5. Châu Thị Vân, “Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định
được chủ sở hữu”, Tạp chí Khoa học Pháp Lý, số 1/2018, tr. 33-42.

6. Chu Thị Thanh An, “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ của tổ
chức tín dụng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2019, tr.25.

7. Đặng Phước Thông, “Đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư theo yêu cầu và
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Khoa họcPháp Lý, số 3/2020,
tr. 37-49.

8. Đặng Thanh Hoa, Huỳnh Quang Thuận, “Điều kiện kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án đã chuyển nhượng”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số
06/2020, tr.33.

9. Đặng Thu Hà, “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam và một số nước
trên thế giới”, Tạp chí Nghề luật, Số 5/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr.85-90.

Trang 20
10. Đinh Văn Quế, “Phân biệt một số tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản”, Tạp
chí Kiểm sát, số 03/2021, tr.17-22.

11. Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyễn Thị Vy Quý, “Mối quan hệ giữa quyền hưởng
dụng và quyền sở hữu tài sản dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 20(420) - T10/2020, tr.3-9.

12. Đoàn Văn Bình, “Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất động sản du lịch ở Việt
Nam”, Tạp chí Luật học, số 07/2019, tr. 13-19.

13. Dương Anh Sơn, “Bảo lưu quyền sở hữu và hiệu lực đối kháng với người thứ
ba”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2018, tr. 19-25.

14. Hồ Thị Vân Anh, “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong
tương lai”, Tạp chí Nghề luật, Số 4/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr.56-62.

15. Hoàng Giang Linh, “Thẩm quyền về bất động sản theo pháp luật công chứng,
chứng thực”, Tạp chí Nghề luật, Số 4/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr.52-55.

16. Hoàng Nam Hải, “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn – Điểm mới quan trọng của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018”, Tạp chí
Nội chính, số 69, tháng 8/2019, tr.29.

17. Hoàng Thị Hải Yến, “Về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình trong giao
dịch thế chấp tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, Số 11/2020, tr.41-46.

18. Hoàng Thị Loan, “Điều kiện pháp lý về người lập di chúc”, Tạp chí Luật học,
số 09/2019, tr. 43-55.

19. Hoàng Thị Loan, “Những vấn đề lý luận về di chúc và hiệu lực của di chúc”,
Tạp chí Luật học, số 03/2018, tr. 31-41.

20. Hoàng Thị Việt Anh, “Chế định cầm cố tài sản trong Bộ Luật Dân sự 2015 và
bàn luận về cầm cố tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn,
Số 43/2020, tr.12-20.

21. Huỳnh Văn Sáng, “Bàn về tính lãi suất cho vay tài sản là vật”, Tạp chí Tòa án
nhân dân điện tử, 16/4/2021.

22. Lê Duy Tường, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, Số 17(tháng 9/2019), tr.25-30.

Trang 21
23. Lê Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Tú, “Tài sản ảo và bảo vệ quyền đối với tài sản
ảo”, Tạp chí Luật học, số 04/2021, tr.3.

24. Lê Minh Thành, “Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng”,
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 38/2019, tr. 78-86.

25. Lê Quang Thắng, "Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Tạp chí Kiểm sát, số 14/2018, tr.40-43.

26. Lê Thị Giang, “Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 09/2018, tr. 14-22.

27. Lê Thị Giang, “Tặng cho tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp”, Tạp chí Luật học,
số 03/2018, tr. 92-104.

28. Lê Thị Ngọc Mai, “Kiểm soát đầu cơ bất động sản trong bối cảnh thu hút đầu
tư tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số đặc biệt/2019, 42-56.

29. Lê Thị Thảo, “Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của cácngân
hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 03/2020, tr. 67-79.

30. Lê Văn Quang, "Về điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình khi muađược tài
sản bán đấu giá", Tạp chí Kiểm sát, số 17/2018, tr.23-27.

31. Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng, “Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào
kinh doanh khi ly hôn”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 03/2021, tr.36.

32. Lương Khải Ân, “Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự
cho các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 01/2022,
tr.72.

33. Ngô Quốc Chiến, “Bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả tài sản”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, Số 08(408)/Kỳ 2, tháng 4/2020, tr.51-55.1

34. Ngô Thị Anh Vân, Đặng Lê Phương Uyên, “Thỏa thuận chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 06/2019,
tr.24.

35. Ngô Văn Lượng, “Vướng mắc về định giá tài sản trong vụ án hình sự”, Tạp
chí Kiểm sát, Số 06/2021, tr.35-39.

Trang 22
36. Nguyễn Đình Phước, “Tiền ảo có thể được xem là tài sản”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 21(421) - T11/2020, tr. 20-26.

37. Nguyễn Hà Thanh, “Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng - kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
11(411)/Kỳ 1, tháng 6/2020, tr.59.

38. Nguyễn Hoài Thanh, Phạm Thị Thúy Hồng, “Thế chấp quyền tài sản phát sinh
từ hợp đồng mua bán nhà ở - Pháp luật và thực tiễn”, Tạp chí Nghề luật, Số 4/2018 -
Năm thứ Mười Ba, tr.46-51.

39. Nguyễn Minh Hằng, Bùi Nguyễn Phương Lê, “Bàn về thi hành án có thay đổi
giá tài sản tại thời điểm thi hành”, Tạp chí Kiểm sát, Số 07/2020, tr.27-33.

40. Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Hà, “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
về thừa kế tài sản”, Tạp chí Nội chính, Số 79(7/2020), tr.24-28.

41. Nguyễn Ngọc Anh Đào và Nguyễn Đức Tĩnh, “Ngân hàng có được nhận thế
chấp đối với tài sản có bảo lưu quyền sở hữu không?”, Tạp chí Toà án nhân dân điện
tử, 15/9/2020.

42. Nguyễn Thanh Thư, “Di chúc được lập thông qua các phương tiện điện tử”,
Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 06/2021, tr.70.

43. Nguyễn Thanh Thư, “Hình thức di chúc miệng”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt
Nam, số 02/2020, tr.23

44. Nguyễn Thanh Tú, “Một số vấn đề pháp lý về quyền sở hữu tài sản từ góc độ
tài sản mã hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí khoa
học pháp lý Việt Nam, số 04/2020, tr.1.

45. Nguyễn Thị Lan, “Xác định tài sản chung, tài sản riêng và nghĩa vụ về tài sản
của vợ chồng khi vợ, chồng là chủ sở hữu doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, số
01/2021, tr.29.

46. Nguyễn Văn Vân, “Tài sản và sở hữu - Kinh nghiệm từ pháp luật Liên bang
Nga”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, số 04/2020, tr.31.

47. Phan Thành Nhân, “Người thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm
2015”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2019, tr.39.

Trang 23
48. Võ Nguyễn Nam Trung, Lâm Thị Thu Thảo, Trần Thị Cẩm Nhung, “Di sản
dùng vào việc thờ cúng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015", Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 4/2019, tr. 21-24.

49. Vũ Lê Giang, “Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn
thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản”, Tạp chí Luật học, số 09/2021, tr.27.

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên.

- Tạp chí Luật học, http://tapchi.hlu.edu.vn/

- Tạp chí khoa học pháp lý, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/

- Tạp chí Nghề luật, http://judaca.edu.vn/

- Tạp chí nghiên cứu lập pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/trangchu.aspx

- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, http://isl.vass.gov.vn/

- Tạp chí Kiểm sát, https://kiemsat.vn/

- Tạp chí Nội chính, https://vtv.vn/tap-chi-noi-chinh.html

- Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, https://vjol.info.vn/index.php/pltt

- Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/

Trang 24

You might also like