You are on page 1of 3

Đề 3

Bài làm
“ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than”. Quả thật, nghệ thuật không nên là những điều xa rời thực tế mà phải được
lấy cảm hứng từ nguyên liệu mang tên “cuộc đời”, từ những người dân sống trên
mảnh đất này. Nếu như Huy Cận từng cho ta thấy về cuộc sống gắn với biển khơi
của những người ngư dân trong “ĐTĐC”, Lê Minh Khuê từng kể cho ta nghe về
những cô gái thanh niên xung phong gan dạ trong “Những ngôi sao xa xôi” thì giờ
đây, Nam Cao lại tái hiện hình ảnh của nông thôn Việt Nam trước CMT8 với
những người nông dân sống trong nghèo khó nhưng vẫn khao khát được sống
lương thiện. Và có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm “Chí Phèo”.
“ Chí Phèo” được xuất bản lần đầu năm 1941 với tên “Cái lò gạch cũ” nhưng sau
này được tác giả đổi tên lại thành tên nhân vật trong tác phẩm nhằm làm rõ số phận
và cuộc đời bất hạnh của Chí. Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo vừa gân guốc lại
vừa trữ tình, Nam Cao đã tái hiện lại quá trình biến một người lương thiện thành
một con quỷ dữ khiến bao người khiếp sợ nhưng rồi con quỷ ấy cũng khao khát
được sống lương thiện, được làm hòa với mọi người. Tuy nhiên một lần nữa khi bị
cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo đã tuyệt vọng giết chết người đã biến cuộc đời
mình trở nên bế tắc rồi tự vẫn. Xuyên suốt tác phẩm, có lẽ chi tiết đắt giá nhất nằm
ở đoạn “Thằng này ngạc nhiên....gây kẻ thù?” cho ta thấy được sự ăn năn và xúc
động của Chí Phèo khi ăn bát cháo hành
Được biết đến như một con quỷ dữ, gần như ai trong làng Vũ Đại cũng xa lánh Chí
Phèo. Họ sợ mỗi lúc Chí Phèo “ cứ say là hắn chửi “, đập phá lung tung, họ sợ
gương mặt đáng sợ của hắn, nhưng Thị Nở lại khác. Thị chỉ nấu cho hắn một bát
cháo hành nhưng đủ để làm hắn thức tỉnh lương tri và nhìn nhận lại cuộc đời. Hắn
“ngạc nhiên” lắm, vì có lẽ từ khi sinh ra đến nay hắn chưa từng được đàn bà quan
tâm bao giờ chứ đừng nói đến việc có người nấu cho hắn một bát cháo. Hắn thấy
“mắt mình ươn ướt” rồi lại thấy “bâng khuâng” bởi lẽ những thứ mà Chí có được
nếu không phải là đi cướp cũng là dọa nạt, chưa từng có thứ gì thật sự thuộc về
hắn. Hắn “vui”. Vui vì mình được chăm sóc, “vui” vì lần đầu tiên biết được hóa ra
cháo hành lại có vị ngon đến như vậy nhưng đan xen vào đó lại là nỗi “buồn”. Có
lẽ Chí buồn khi nghĩ rằng Thị sẽ bỏ đi sau khi Chí ăn xong bát cháo hành và hắn
lại trở về với cuộc sống như trước. Dường như hắn không muốn bị xa lánh nữa,
không muốn làm việc ác nữa. Khói từ bát cháo bốc lên làm mắt hắn mờ đi nhưng
tâm trí lại tỉnh táo, hắn “ăn năn” về con người trước đây của mình – con người lêu
lổng, say rượu, thích chửi bới. Có lẽ chỉ khi ở “ bên kia con dốc của cuộc đời”, hắn
nhận ra mình không còn đủ sức làm điều ác nữa thì hắn mới cảm thấy hối hận và
nhớ về giấc mơ của mình – giấc mơ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.”
Hắn còn nhớ đến sự tủi nhục khi “con quỷ cái” luôn bắt hắn bóp chân mà cứ bắt
hắn “bóp lên trên, trên nữa,...”. Hắn khinh thường bà ba, bởi lẽ khi ấy hắn là người
lương thiện. Hắn không thích bà ba nhưng hắn phải làm, bởi hắn sợ bà ba sẽ đuổi
hắn đi. Có lẽ nỗi ám ảnh đó của hắn đã đi theo hắn suốt từ lúc ấy, khiến hắn xa lạ
với phụ nữ. Nhưng giờ đây khi gặp được Thị, người con gái xấu “ma chê quỷ hờn”
hắn như được thức tỉnh, hắn thấy Thị “có duyên”. “Có duyên” ở đây chính là vẻ
đẹp bên trong tâm hồn của Thị. Thị không bỏ rơi hắn sau đêm ăn nằm ngược lại
Thị quan tâm hắn, giúp hắn thức tỉnh lương tri. Chí suy nghĩ nhiều, về việc tại sao
hắn lại gây thù trong khi có thể làm bạn? Phải chăng do bị xã hội tha hóa biến hắn
trở thành một kẻ điên trong mắt người dân làng Vũ Đại? Có lẽ hắn nhận ra lỗi lầm
của mình, nhận ra không phải ai cũng là người xấu. Hắn khao khát được hòa nhập
với dân làng, được trở về với ngày xưa.
Chi tiết “bát cháo hành” là “hạt bụi vàng của tác phẩm “ có lẽ do nó thể hiện được
tình cảm nhân đạo và tài năng của Nam Cao đồng thời khẳng định sức sống mãnh
liệt của thiên lương. Dù cho con người có bị đẩy vào bước đường cùng, bị tha hóa
như thế nào đi chăng nữa thì sau cùng thứ họ khát khao chính là sự lương thiện và
mong muốn làm lại cuộc đời.
Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa nhưng sắc sảo, Nam Cao đã thể hiện cho ta thấy thiên
lương của con người là thứ đáng quý nhất. Nếu như thiên lương của Huấn Cao
trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là không vì tiền bạc mà cho
chữ thì ở “Chí Phèo”, Nam Cao đã thể hiện sự lương thiện của Chí Phèo hồi hai
mươi nhưng rồi lại bị xã hội phong kiến tha hóa trở thành người xấu và sau cùng
Chí Phèo lại khát khao trở về làm người lương thiện. Cả hai tác phẩm đều đề cao
sự lương thiện trong con người, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến khắc nghiệt
dồn con người vào đường cùng.
Thông qua tác phẩm, Nam Cao đã khéo léo tái hiện lại nông thôn Việt Nam trước
CMT8, nơi con người dễ dàng bị tha hóa và dồn ép vào đường cùng. Không chỉ
riêng Chí Phèo, mà ngay cả Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng phải chịu sự
đày đọa, bất công của xã hội phong kiến. Từ đó, Nam Cao ngầm phê phán sự vô
nhân tính và tàn bạo của xã hội cũ, đồng thời đề cao lên khát khao được sống
lương thiện và bản chất lương thiện của con người sẽ không bao giờ mất đi.

You might also like