You are on page 1of 4

Câu 25: Phân tích nội dung quản lý một doanh nghiệp theo thuyết quản lý tổng

hợp và thích nghi


Quản lý hay việc quản lý là hành động chủ động, chứ không phải bị động.
Quản lý một doanh nghiệp là tập trung vào làm kinh tế. Điều này không nhất thiết
chỉ là việc tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận và khả năng sinh lời là quan trọng. nhưng nó chỉ là thước đo hiệu
lực của hoạt động kinh doanh.
Mục đích của kinh doanh là phải tạo ra khách hàng.
Tạo ra khách hàng:
- Marketing: Marketing là tìm cách thông qua các hoạt động nghiên cứu và
phát triển của các đơn vị sản xuất để cung cấp các hàng hóa và giá cả khách hàng
muốn và sẽ trả tiền để mua.
- Cải tiến: Đổi mới, cải tiến có thể dẫn các sản phẩm mới, rẻ hơn, tốt hơn
hay tạo ra các nhu cầu mới. Đổi mới cũng có thể giúp phát hiện ra những giá trị sử
dụng mới cho những sản phẩm cũ.

Câu 26: Phân tích nội dung quản lý các nhà quản lý theo thuyết quản lý tổng hợp
và thích nghi
NQL là nguồn lực cơ bản, quý giá nhất trong các tổ chức kinh doanh
3 yêu cầu
- Quản lý theo các mục tiêu (Managerment by Objectives – MBO): Quản lý
theo các mục tiêu (Managerment by Objectives – MBO) không dễ dàng như ta
tưởng. Sự tác động của nhân tố như trình độ chuyên môn của các nhà quản lý, cấu
trúc cấp bậc của ban quản lý, sự khác biệt của các nhà quản lý về cách nhìn nhận
công việc có thể dẫn đến tình hình lệch lạc, định hướng sai lầm. MBO chỉ cho nhà
quản lý điều nên làm là tổ chức thích hợp công việc được làm. Cho nên, việc quản
lý là công việc thực sự, cần có phạm vi và quyền lực rộng nhất chứ không phải hẹp
nhất. MBO làm cho các nhà quản lý kiểm soát sự thực hiện của chính mình và tự
điều khiển. Nhà quản lý ở mọi cấp độ đều cần có những mục tiêu rõ ràng.
- Các nhà quản lý phải liên kết công việc của mình với cấp cao hơn: nghĩa là
phải đóng góp bất cứ điều gì mà đơn vị cấp cao hơn cần để đạt được các mục tiêu.
Từ đó, đề ra các mục tiêu cho công việc của chính mình. Người quản lý cấp cao
hơn cũng phải có trách nhiệm hướng xuống các cấp dưới, phải hưởng dẫn cho họ
thực hiện các mục đích chung một cách thông thường.
- Tạo ra tinh thần hợp lý trong tổ chức: Mọi công việc quản lý cần có cơ hội
cho việc thăng chức, tăng lương nếu như hoạt động của những nhà quản lý là xứng
đáng. Tinh thần của tổ chức cũng nên như vậy, bất cứ khi nào và trong bất cứ việc
gì có được kết quả xuất sắc, nó phải được nhận ra, khuyến khích và khen thưởng.

Câu 27: Phân tích nội dung quản lý con người và cv theo thuyết quản lý tổng hợp
và thích nghi
Người công nhân với nhiệm vụ của mình làm việc với tư cách cá nhân,
nhưng cũng là thành viên của nhóm này hay nhóm khác. Mối quan hệ trong nhóm
ít nhiều đều có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cá nhân. Cá nhân và nhóm
nên làm việc ăn ý với nhau.
Drucker tán dương việc quản lý theo khoa học, nhưng ông không hoàn toàn
tán đồng với thuyết quản lý theo khoa học.
Theo Drucker, thuyết Quản lý theo khoa học thực sự không giải quyết được
vấn đề quản lý công nhân và công việc.
Theo Drucker, có 4 điều cần thiết cho người công nhân có trách nhiệm đạt
được mục đích:
1. Duy trì nhưng tiêu chuẩn cao của công việc;
2 . Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công nhân;
3. Cho người công nhân tự kiểm soát bản thân;
4. Tạo cơ hội cho người công nhân tham gia vào công việc quản lý.
Drucker coi việc quản lý theo khoa học là làm cho người quản lý “nhận thức
các mô hình và tổng hợp các yếu tố thành những tổng thể” trình bày các khái niệm
chung và áp dụng các nguyên tắc chung. Do đó, ông không thích gọi nó là “quản lý
khoa học” mà là “thực hành quản lý”.
Câu 28: Phân tích nội dung quản lý quá trình QĐ theo thuyết quản lý tổng hợp và
thích nghi
Giống như H.Simon, ông coi việc ra quyết định là trung tâm của việc quản
lý. Ông khẳng định rằng: quản lý luôn là một quá trình ra quyết định và bất cứ
những gì nhà quản lý làm đều phải thông qua việc ra quyết định.
Drucker phân biệt giữa quyết định sách lược và quyết định chiến lược.
Theo Drucker, công việc khó khăn và quan trọng không phải tìm ra câu trả
lời đúng, mà là tìm ra câu hỏi đúng, vì câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai đôi khi
rất tai hại.
Drucker đưa ra 5 giai đoạn của việc ra quyết định gồm:
1. Xác định vấn đề
2. Phân tích vấn đề
3. Khai thác các giải pháp thay thế
4. Tìm ra giải pháp tốt nhất
5. Đưa ra quyết định có hiệu quả
Theo Drucker để quyết định thực sự có hiệu quả phải biến nó thành hành
động. Hiệu quả của quyết định chỉ được đánh giá qua kết quả thực hiện nó.
Drucker cũng cho rằng không có quyết định nào là hoàn hảo, không có
thiếu sót.

Câu hỏi thêm: Đánh giá thuyết quản lý của Peter Drucker
* Ưu điểm:
- Ông tăng cường quản lý theo các mục tiêu nhằm đem lại sự tập hợp kiến
thức, kỹ năng và khả năng sáng tạo theo hướng thực hiện mục đích chung.
- Thuyết quản lý của Drucker đứng vững bởi trật tự, sự lôgic và hệ thống
quản lý theo khoa học.
* Hạn chế:
Peter Drucker là không đề cập đến bản chất lợi ích của hoạt động quản lý.
Vì lợi ích kinh tế là vấn đề mà con người luôn quan tâm dù ít hay nhiều, việc vận
dụng bản chất kinh tế của con người sao cho có lợi, hiệu quả và mang tính thần
nhân bản đó là nhiệm vụ của nhà quản lý.

You might also like