You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5: QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG KINH TẾ


1.1. Khái niệm:
- HĐKT là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch trong lĩnh vực kinh tế với mục
đích kinh doanh.
- Ngoài ra , Hợp đồng kinh tế là tổng hợp các qui phạmpháp luật điều chỉnh những mối
quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế.
- Phân biệt hợp đồng kinh tế (HĐKT) và hơp đồng dân sự (HĐDS):
HĐKT HĐDS
Chủ thể Có tư cách pháp nhân Mọi tổ chức và cá nhân
Nội dung Mục đích kinh doanh Mục đích tiêu dùng, nhu cầu cá
nhân
Ký kết Văn bản và các loại giấy tờ có giá trị Không nhất thiết phải có văn
pháp lý. bản.

1.2. Phân loại hợp đồng:


- Căn cứ vào tính chất hàng hoá - tiền tệ của mối quan hệ:
+ HĐKT mang tính chất đền bù: hàng-tiền.
+ HĐKT mang tính chất tổ chức: ký thoả thuận thành lập ra một tổ chức kinh tế mới.
- Căn cứ vào thời hạn của HĐKT dài hạn, ngắn hạn:
- Căn cứ vào tính kế hoạch của HĐKT:
+ HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh: tính kế hoạch.
+ HĐKT không theo chỉ tiêu pháp lệnh: ký kết tự nguyện.
- Căn cứ vào nội dung cụ thể của mỗi HĐKT:
+ HĐ mua bán hàng hoá.
+ HĐ liên doanh liên kết
+ HĐ vận chuyển hàng hóa.
+ HĐ giao nhận thầu xây dựng cơ bản.
+ HĐ kinh tế dịch vụ.
+ HĐ nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.
+ HĐ ủy thác xuất nhập khẩu.
+ Các loại HĐ sản xuất và dịch vụ khác....
2. CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
2.1. Pháp nhân
 Khái niệm về pháp nhân:
- Một tổ chức hay đơn vị được coi là pháp nhân khi có đầy đủ các điều kiện(Điều 84, Bộ
luật dân sự, 2005):
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.
+ Có quyền quyết định các hoạt động.
+ Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.
- Pháp nhân phải có trụ sở là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân
- Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền
- Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với đặt trụ sở của pháp
nhân
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng kinh tế do
người đại diên xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
 Các loại pháp nhân:
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Các tổ chức kinh tế.
- Các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- Các quĩ xã hội, quĩ từ thiện.
- Tổ chức khác có đủ các điều kiện đã nói ở trên (Điều 84, Bộ luật Dân sự)
2.2. Cá nhân có đăng ký kinh doanh.
- Là chủ thể của hợp đồng kinh tế
- Là người được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
- Khi tham gia ký kết hợp đồng kinh tế thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên giấy
phép kinh doanh.
2.3. Các loại chủ thể khác
- Cá nhân người làm công tác khoa học-công nghệ, nghệ nhân: là người trực tiếp thực hiện
công việc.
- Hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư cá thể: chủ hộ.
- Các tổ chức người nước ngoài tại Việt Nam: uỷ nhiệm bằng văn bản, cá nhân ký kết.
2.4. Người đại diện
- Đại diện theo pháp luật bao gồm:
+ Người đại diện của pháp nhân.
+ Đại diện cho hộ kinh doanh.
+ Đại diện cho hộ gia đình.
+ Đại diện của tổ hợp tác.
+ Những người khác theo qui định của pháp luật. Chấm dứt khi pháp nhân ngừng hoạt
động.
- Đại diện theo uỷ quyền: Chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vị đại diện, phải thông
báo cho bên thứ ba về phạm vi đại diện.
- Chấm dứt uỷ quyền:
+ Thời hạn đã hết/công việc đã hoàn thành.
+ Huỷ bỏ việc uỷ quyền / người được uỷ quyền từ chối.
+ Pháp nhân chấm dứt, người được uỷ quyền bị chết, mất /hạn chế năng lực hành vi dân
sự, mất tích. Phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản.
2.5. Người được ủy quyền
- Đại diện hợp pháp của pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh có thể ủy quyền cho
người khác thay mình làm đại diện tham gia ký kết hợp đồng kinh tế
- Việc ủy quyền: thực hiện bằng văn bản
- Chỉ được phép tham gia trong phạm vi được ủy quyền và không được ủy quyền cho người
khác.
- Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
3. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
3.1. Nguyên tắc ký kết HĐKT.
- Tự nguyện.
- Bình đẳng và cùng có lợi.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản.
- Không trái pháp luật.
3.2. Căn cứ ký kết HĐKT.
- Định hướng kế hoạch, chính sách chế độ, chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành.
- Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng.
- Khả năng phát triển SXKD, chức năng của các đơn vị tham gia HĐKT
- Tính hợp pháp của hoạt động SXKD và khả năng đảm bảo về tài sản của các bên tham gia
ký kết HĐKT.
3.3. Thủ tục, trình tự ký kết HĐKT
- Để hợp đồng kinh tế có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau:
+ Nội dung thoả thuận không vi phạm pháp luật
+ Phải đảm bảo điều kiện chủ thể của hợp đồng
+ Đại diện ký kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền
- Có 2 hình thức ký kết HĐKT:
+ Trực tiếp: Đại diện hợp pháp của các bên gặp nhau trực tiếp để bàn bạc, thoả thuận,
thống nhất, xác định các điều khoản rồi cùng ký vào một văn bản
+ Gián tiếp: Các bên tham gia ký kết tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch chứa
đựng nội dung cần thoả thuận.
3.4. Nội dung của hợp đồng kinh tế (11điều khoản)
1. Điều khoản về các thủ tục hành chính.
2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế.
3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ
thuật của công việc.
4. Giá cả : 3 loại giá :
- Giá cố định.
- Giá quy định sau.
- Giá di động: hợp đồng dài hạn, giá không ổn định.
5.Chế độ bảo hành: Ghi rõ phạm vi, nội dung, thời gian.
6. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
7.Phương thức thanh toán.
8.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Bồi thường thiệt hại theo qui định.
- Được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản:
+ Gặp thiên tai, địch hoạ và các trở lực khách quan.
+ Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước.
+ Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia.
9.Thời hạn, hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
10.Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế.
11.Các thoả thuận khác.
4. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ.
4.1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng.
- Nguyên tắc chấp hành thực hiện.
- Nguyên tắc chấp hành đúng.
- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác và cùng có lợi.
4.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện HĐKT
- Thế chấp tài sản.
- Cầm cố tài sản.
- Bảo lãnh tài sản.
4.3. Những yêu cầu cơ bản trong khi thực hiện HĐKT
- Thực hiện đúng
- Số lượng, chất lượng.
- Thời gian, địa điểm, giao nhận hàng hoá, công việc.
- Giá cả, phương thức thanh toán.
5. THAY ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ.
5.1. Thay đổi HĐKT.
- Một số nội dung trong các điều khoản của HĐKT đã ký kết.
- Chủ thể của hợp đồng.
5.2. Đình chỉ HĐKT:
- Các trường hợp đình chỉ HĐKT:
+ Thoả thuận bằng văn bản để đình chỉ hợp đồng.
+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.
+ HĐKT bị vô hiệu hoá toàn bộ: kết luận của trọng tài kinh tế.
5.3. Thanh lý HĐKT.
- HĐKT đã thực hiện xong.
- Thời hạn đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài.
- HĐKT bị định chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ. Quyền và nghĩa vụ vẫn còn hiệu lực pháp lý cho
đến khi hoàn thành nghĩa vụ.
6. HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÔ HIỆU HOÁ VÀ CÁCH XỬ LÝ
6.1. HĐKT vô hiệu hoá toàn bộ:
- Nội dung của HĐKT vi phạm pháp luật.
- Các bên tham gia không bảo đảm tư cách chủ thể.
- Người đại diện ký hợp đồng không đúng thẩm quyền.
6.2. HĐKT bị vô hiệu hoá từng phần.
- Chỉ vô hiệu hoá những điều khoản trái pháp luật.
- Còn các điều khoản khác vẫn có hiệu lực thực hiện
7. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG HỢP ĐỒNG KINH TẾ
7.1. Phạt hợp đồng
- Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị hợp đồng.
- Vi phạm thời gian: phạt 2% giá trị cho 10 ngày đầu tiên; 8%-12% giá trị hợp đồng.
- Sản phẩm, hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo hợp đồng mà không được tiếp nhận ở 10
ngày đầu tiên: phạt 4% -12% giá trị hợp đồng.
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: lãi suất tín dụng quá hạn x thời gian chậm.
- Pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận.
7.2. Bồi thường thiệt hại
- Giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng và các khoản thu nhập.
- Các chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại.
- Trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của hợp đồng

You might also like