You are on page 1of 68

CHƯƠNG 3

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Msc. Nghiem Anh Thu


Faculty of Banking and Finance
Email: nghiemanhthu@ftu.edu.vn
.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

§ GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ


§ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
o Giá trị hiện tại ròng (NPV)
o Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
o Thời gian hoàn vốn (Payback period)
o Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Discounted Payback period)
o Chỉ số lợi nhuận (Profitability index)
GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
TẠI SAO TIỀN TỆ CÓ GIÁ TRỊ THỜI GIAN?

v Tiền sinh ra lãi suất theo thời gian, nên tất cả các
quyết định tài chính phải đặt trong giả định sinh lợi
của tiền tệ.

v Tương lai là không chắc chắn nên tiền trong tương


lai không thể có cùng giá trị với đồng tiền hôm nay

v Trong môi trường lạm phát, tiền trong tương lai có


giá trị ít hơn tiền nhận được hôm nay
LÃI ĐƠN

v Lãi: là số tiền mà người đi vay phải trả cho người vay trên cơ sở sử dụng số tiền vay sau 1 thời hạn
nhất định. Việc tính lãi căn cứ vào lãi suất quy định giữa bên cho vay và đi vay.
v Lãi đơn (simple interest): là việc tính lãi dựa trên số tiền gốc chứ không tính trên số tiền lãi mà tiền
gốc sinh ra theo thời gian. I: Tổng số tiền lãi
P: Số tiền gốc
v Tổng số tiền lãi được xác định theo công thức: t : Thời hạn cho vay
I=Pxtxr r : Lãi suất cho vay

♓️ Ví dụ: 1 khoản tiết kiệm 10 triệu VNĐ được gửi trong vòng 5 năm với lãi suất 10%/ năm, tính theo lãi
đơn. Số tiền lãi nhận được sau 5 năm là bao nhiêu?
Số tiền lãi nhận được: 10,000,000 x 10% x 5 = 5,000,000 VNĐ
LÃI KÉP

q Lãi kép (compound interest): Tính lãi dựa trên số tiền gốc và số tiền lãi được sinh ra từ gốc hàng năm.

q Giá trị tương lai của 1 khoản tiền trong năm đầu tiên bằng giá trị hiện tại cộng thêm lãi suất sinh ra
sau 1 năm

𝐹𝑉# = PV + PV x r = PV x (1+r)

♓️ Ví dụ: 1 khoản tiết kiệm $100 được gửi trong vòng 1 năm với lãi suất 6%/ năm, tổng số tiền nhận được
sau 1 năm là bao nhiêu?
FV1 = 100 + 100 x 6% = $106

𝐹𝑉$ = FV# + FV# x r = PV x (1 + r)$


LÃI KÉP
v GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA 1 KHOẢN TIỀN
Trong đó:
q Giá trị tương lai của 1 khoản tiền: Ø 𝐹𝑉- : Giá trị tương lai sau t kỳ hạn tính đến cuối kỳ hạn t
Ø r: Lãi suất
𝐹𝑉- = PV x (1 + r)- Ø t: số kỳ hạn (năm, quý, tháng)
Ø (1 + r)- : Thừa số giá trị tương lai của 1 khoản tiền
Ví dụ:
Nếu gửi tiết kiệm $256 với mức lãi suất 8%/năm thì bạn nhận được
bao nhiêu tiền sau 1 năm, 2 năm, 16 năm?

♓️ Đáp án:
FV1 = 256 x (1 + 8%)# = $276.48
$
FV2 = 256 x 1 + 8% = $298.6
FV16 = 256 x (1 + 8%)#8 = $877.08
BẢNG THỪA SỐ GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
v THỪA SỐ GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA 1 KHOẢN TIỀN (1 + r)-
LÃI KÉP
Trong đó:
v GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA 1 KHOẢN TIỀN Ø PV : Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền tương lai
Ø r: Lãi suất
q Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền nhận được trong tương lai Ø t: số kỳ hạn (năm, quý, tháng)
#
<=> # Ø : Thừa số giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
PV = = FV x (#?@)>
(#?@)> (#?@)>

Ví dụ:
Sau 1 năm bạn có thể nhận được 1 khoản tiền $100, giá trị hiện tại của
khoản tiền này là bao nhiêu nếu lãi suất là 10%? Nếu thời gian thay đổi là
8 năm thì giá trị hiện tại là bao nhiêu?

♓️ Đáp án:
#FF
PV = G = 90.90
(#?#F%)
#FF
PV = = 46.65
(#?#F%)H
BẢNG THỪA SỐ GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
v THỪA SỐ GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA 1 KHOẢN TIỀN 1/(1 + r)-
BÀI TẬP THỰC HÀNH (1)

Giả sử hiện nay bạn 21 tuổi. Bạn cần đầu tư bao nhiêu tiền hôm nay
để có được 1 triệu đô la khi 65 tuổi, nếu lãi suất là 10%
BÀI TẬP THỰC HÀNH (2)
Nếu bạn gửi tiết kiệm $5000 hôm nay vào tài khoản với lãi suất 10%/
năm thì sau bao lâu thì bạn có số tiền $10.000?
BÀI TẬP THỰC HÀNH (3)
Giả sử bạn cần $50,000 đóng học phí đại học khi con bạn đủ 18 tuổi
và vào đại học? Hiện nay bạn đang có $5,000 để đầu tư. Mức lãi suất
cần có là bao nhiêu để đủ trang trải cho học phí của con bạn sau này?
BÀI TẬP THỰC HÀNH (4)
Bạn có 1 cơ hội đầu tư với $100 và sau 8 năm có thể gấp đôi số tiền
ban đầu. Mức lãi suất đầu tư này là bao nhiêu?
NGUYÊN TẮC 72

v Thời gian bạn cần để tăng gấp đôi số tiền đang có là: 72/ r %
v Từ ví dụ trước: 72/9 = 8 năm
v Ví dụ khác: Bạn có 1 cơ hội đầu tư cho phép gấp đôi số tiền sau 10 năm.
Lãi suất của khoản đầu tư này là bao nhiêu?

v Áp dụng công thức để gấp đôi số tiền hiện tại cần 72/ r (năm)
à 72/ r = 10
à r = 7.2 %/ năm
v Áp dụng Công thức: FVP = PV x (1 + r)P
à (1 + r)#F = 2
à r = 0.0717 = 7.2%/ năm
ĐẦU TƯ VÀO NGHỆ THUẬT
Van Gogh’s “Sunflowers”

§ 1889: Bức tranh được bán với giá $125

§ 1987: Được bán đấu giá 40 triệu USD

§ Nếu đây là 1 khoản đầu tư thì mức lãi suất là bao nhiêu?
ĐẦU TƯ VÀO NGHỆ THUẬT
Van Gogh’s “Sunflowers”
ĐẦU TƯ VÀO NGHỆ THUẬT
Van Gogh’s “Portrait of Dr Gachet”

§ 1897: Chị dâu Van Gogh bán bức tranh với giá $58
§ 1938: Hermann Goering bán bức tranh với giá $53,000
§ 1990: được mua bởi nhà sưu tầm người Nhật Ryoei Saito mới
mức giá kỷ lục thế giới $82.5 triệu
§ 1998: bức tranh có thể đã được bán với mức giá $10 triệu
§ Nếu đây là 1 khoản đầu tư thì mức lãi suất cho mỗi lần mua
bán là bao nhiêu?
ĐẦU TƯ VÀO NGHỆ THUẬT
Van Gogh’s “Portrait of Dr Gachet”
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA 1 DÒNG TIỀN ĐỀU

v Những dòng tiền sau đây có giá trị hiện tại là bao nhiêu nếu lãi suất là 8%

Năm Dòng tiền nhận được PV


1 $100 $92.6
2 $100 $85.73
3 $100 $79.38
Tổng $257.71

v Công thức tính giá trị hiện tại của 1 chuỗi tiền đều:
# #
PVA- = CF x ( - )
@ @ R (#?@)S

Ví dụ trên:
# #
PVA = 100 x ( .- ) = 257.71
F.FT F.FT R (#.FT)U
BẢNG THỪA SỐ GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
v THỪA SỐ GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA 1 DÒNG TIỀN ĐỀU
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA 1 DÒNG TIỀN ĐỀU (ANNUITY)

(#?@)S V#
FVA- = CF x ( )
@

v Ví dụ :
Giả sử bạn lên kế hoạch tiết kiệm $2000 mỗi năm đến lúc về hưu với lãi suất 8%/năm. Sau 30 năm,
khi về hưu bạn sẽ có bao nhiêu tiền?
BẢNG THỪA SỐ GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
v THỪA SỐ GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA 1 DÒNG TIỀN ĐỀU
DÒNG TIỀN ĐỀU VÔ TẬN (PERPETUITY)

v Dòng tiền đều vô tận không xác định số kỳ hạn

v Giá trị hiện tại của 1 dòng tiền đều vô tận

WX
PVA♾ =
@

v Ví dụ:
1 bất động sản đem lại thu nhập và chi phí hàng năm như sau: Doanh thu hàng năm: $9000. Chi
phí hàng năm: $1000. Thuế phải nộp: 1500$ Giá trị hiện tại của khoản thu nhập đều hàng năm từ
bất động sản là bao nhiêu? Lãi suất là 10%/năm
TÍNH LÃI SUẤT LUỸ TIẾN CÓ KỲ HẠN NHỎ HƠN 1 NĂM
v Tất cả ví dụ trên đều giả định phương thức tính lãi nhập vốn 1 năm/1 lần
v Trong thực tế, 1 số định chế tài chính có thể đưa ra chính sách trả lãi tiền gửi theo phương thức tính lãi
nhập vốn nửa năm, quý, tháng để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác.

v Ví dụ:
Bạn có $1000 muốn đi gửi tiết kiệm. Ngân hàng A thông báo lãi suất tiền gửi là 10%/năm kỳ nhập lãi vào
vốn là 1 năm/1 lần. Ngân hàng B thông báo lãi suất 10%/năm kỳ nhập lãi là nửa năm/1 lần. Hỏi gửi tiết
kiệm vào đâu có lợi hơn?
LÃI SUẤT THỰC TẾ
[
EAR = (1 + )𝒎 −1
\

v Trong đó:
• EAR: Lãi suất thực tế (theo năm)
• r : Lãi suất thông báo (theo năm)
• m : Số lần nhập lãi trong năm

v Ví dụ: Ngân hàng A thông báo lãi suất tiền gửi là 10%/năm kỳ nhập lãi vào vốn là nửa năm/1 lần. Ngân
hàng B thông báo lãi suất 11%/năm kỳ nhập lãi là 1 năm/1 lần. Hỏi gửi tiết kiệm vào đâu có lợi hơn?
LÃI SUẤT THỰC TẾ
[
EAR = (1 + )𝒎 −1
\

v Giá trị tương lai của khoản đầu tư sau


t năm với thời gian nhập lãi vào vốn kỳ
hạn m lần/1 năm được tính:

[
FV = PV x (1 + )𝒎 R -
\

Ø Khi m tiến đến vô cùng thì sao??


LÃI KÉP LIÊN TỤC [
FV = PV x (1 + )𝒎 R -
\
v Ví dụ

v Lãi kép liên tục là giới hạn toán


học mà lãi kép có thể đạt được
nếu lãi được tính và tiếp tục tái
đầu tư vào cùng với số dư trong
vô hạn số kỳ.

v Công thức lãi kép liên tục:

FV = PV x 𝒆@ R -

Trong đó: e = 2.718281828


LÃI KÉP LIÊN TỤC

v Lãi suất tính nửa năm (semiannual compounding) tạo ra đường cong suôn hơn và có giá trị
cuối cùng cao hơn so với lãi suất cả năm (annual compounding)

v Lãi suất liên tục (continuous compounding) tạo ra đường cong suôn nhất và có giá trị cuối
cùng cao nhất
MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

§ GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ


§ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
o Giá trị hiện tại ròng (NPV)
o Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
o Thời gian hoàn vốn (Payback period)
o Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Discounted Payback period)
o Chỉ số lợi nhuận (Profitability index)
ĐẦU TƯ LÀ GÌ?

v Sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm biến các lợi
ích dự kiến trong tương lai thành hiện thực
v Đầu tư là là việc hi sinh những giá trị chắc chắn ở
thời điểm hiện tại để hi vọng những giá trị lớn hơn
trong tương lai.
v Đầu tư gắn liền với rủi ro
HOẠCH ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ DỰ TOÁN VỐN

v Dự toán vốn (Capital budgeting): Là việc dự trù


và tính toán trước các khoản thu và chi trong dự
án đầu tư

v Nguyên tắc cơ bản của hoạch định và quyết


định đầu tư:
o Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
o Đánh giá giá trị dòng tiền theo thời gian
o Đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận
QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH ĐẦU TƯ

Kiểm soát và
Xác định dòng Xác định tỷ lệ Thẩm định dự
Đề xuất dự án đầu tư đánh giá dự án
tiền dự án chiết khấu án đầu tư
sau khi kết thúc
PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ

v Theo mối quan hệ giữa các dự án đầu tư

q Dự án độc lập: việc chấp nhận hay từ bỏ 1 dự án này không ảnh hưởng đến
lưu lượng tiền tệ của dự án kia.
q Dự án phụ thuộc: Việc chấp nhận hay từ bỏ 1 dự án này phụ thuộc vào việc
chấp nhận hay từ bỏ dự án khác.
q Dự án loại trừ: Việc chấp nhận thực hiện dự án này đồng nghĩa với việc từ bỏ
dự án kia và ngược lại.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM

v Chi phí chung: Là những chi phí hoạt động không liên quan trực tiếp đến bất
cứ dịch vụ hay sản phẩm cụ thể nào của doanh nghiệp, vd: chi phí quản lý
chung, chi phí hành chính, tiền thuê mặt bằng, điện nước..
v Chi phí chìm (sunk costs): Là các chi phí đã phát sinh và sẽ không thay đổi
dù chúng ta đầu tư hay không đầu tư vào dự án.
v Chi phí cơ hội (Opportunity cost): Khoản thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu
được từ dự án tốt nhất còn lại.
v Tác động gián tiếp của dự án: Ảnh hưởng của việc thực hiện dự án tới các
hoạt động khác của doanh nghiệp, cần phải được cân nhắc trong dự án đầu tư
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

v Các quyết định dựa trên dòng tiền của dự án, chứ không phải lợi nhuận kế toán
v Quan tâm tới giá trị thời gian của tiền
v Quan tâm tới chi phí cơ hội
v Dòng tiền được phân tích là dòng tiền sau thuế
v Bỏ qua chi phí tài chính
1. CHỈ TIÊU NPV – GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG

v NPV (Net present value): Là Tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết
khấu theo lãi suất chiết khấu thích hợp trừ khoản đầu tư thuần ban đầu của dự án.

Trong đó:
v Công thức tính NPV: 𝐶a : Dòng tiền ròng kỳ vọng của dự án năm T
N: Thời gian thực hiện dự án
r : Tỷ lệ chiết khấu
𝐶F: Chi phí đầu tư ban đầu

v Quy tắc NPV:


q Chấp nhận dự án có NPV > 0
q Từ chối dự án có NPV < 0
q Xếp hạng cao hơn với các dự án có NPV lớn hơn
VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU NPV

v Ví dụ NPV:
v Một doanh nghiệp có 2 dự án A và B cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban
đầu là 500 triệu đồng và kéo dài trong 3 năm. Theo dự tính thì dự án
A sẽ mang lại dòng tiền từ năm 1 đến năm 3 lần lượt là 320 triệu
đồng, 400 triệu đồng và 450 triệu đồng. Dự án B có dòng tiền tương
ứng là 200 triệu đồng, 400 triệu đồng và 500 triệu đồng. Biết lãi suất
yêu cầu là 10%. Hãy thẩm định 2 dự án theo tiêu chí NPV và đưa ra
quyết định đầu tư trong các trường hợp sau:
q Hai dự án A và B độc lập nhau
q Hai dự án A và B loại trừ nhau
VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU NPV – ĐÁP ÁN
v Ví dụ NPV:
v Một doanh nghiệp có 2 dự án A và B cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 500
triệu đồng và kéo dài trong 3 năm. Theo dự tính thì dự án A sẽ mang lại dòng
tiền từ năm 1 đến năm 3 lần lượt là 320 triệu đồng, 400 triệu đồng và 450 triệu
đồng. Dự án B có dòng tiền tương ứng là 200 triệu đồng, 400 triệu đồng và 500
triệu đồng. Hãy thẩm định 2 dự án theo tiêu chí NPV và đưa ra quyết định đầu
tư trong các trường hợp sau:
q Hai dự án A và B độc lập nhau
q Hai dự án A và B loại trừ nhau
VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU NPV

Một khoản đầu tư cần chi phí ban đầu là $50,000 và kỳ


vọng sẽ mang lại dòng tiền trong 3 năm vào cuối mỗi
năm lần lượt là $10,000; $35,000 và $20,000. NPV của
dự án đầu tư này là bao nhiêu nếu lợi suất yêu cầu là:
10%
VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU NPV
Một khoản đầu tư cần chi phí ban đầu là $50,000 và kỳ vọng sẽ
mang lại dòng tiền trong 3 năm vào cuối mỗi năm lần lượt là
$10,000; $35,000 và $20,000. NPV của dự án đầu tư này là bao
nhiêu nếu lợi suất yêu cầu là: 10%
VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU NPV
SỬ DỤNG EXCEL XÁC ĐỊNH NPV

Hàm Excel dùng để tính NPV


= NPV (rate, data range)
VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU NPV
SỬ DỤNG MÁY TÍNH TÀI CHÍNH XÁC ĐỊNH NPV
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CHỈ TIÊU NPV

v ƯU ĐIỂM:
Ø NPV có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ và rủi ro của dự án được điều chỉnh trong lãi suất chiết khấu.
Ø NPV xem xét toàn bộ dòng tiền của dự án
Ø NPV cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù
hợp với mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Ø NPV đo lường giá trị tăng thêm từ khoản đầu tư của dự án, nên có thể thực hiện phép cộng NPV của 1 tổ hợp các dự án
để tính ra tổng lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ tổ hợp các dự án này. NPV (A + B) = NPV (A) + NPV (B)

v NHƯỢC ĐIỂM:
Ø NPV phụ thuộc vào r nên việc xác định r không phù hợp hoặc không đo lường hết các rủi ro liên quan sẽ dẫn đến việc
xác định sai giá trị hiện tại ròng của dự án
Ø NPV chỉ là số tuyệt đối, không cho biết khả năng sinh lời so với vốn đầu tư tính theo tỷ lệ phần trăm, nên không thể đưa
ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư trong trường hợp ngân sách bị giới hạn.
Ø NPV không thể đưa ra kết luận với những dự án loại trừ nhau mà không đồng nhất về mặt thời gian.
2. CHỈ TIÊU IRR – TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ

v IRR (Internal Rate of Return): Là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền vào
ước tính của dự án bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền ra ước tính của dự án. Nói cách khác, IRR
là tỷ suất mà tại đó NPV của dự án = 0
v Công thức tính IRR:

v Quy tắc IRR: Trước hết xác định lợi suất sinh lời kỳ vọng r của dự án (required rate of return)
q Chấp nhận nếu IRR > Lợi suất yêu cầu
q Loại bỏ nếu IRR < Lợi suất yêu cầu
q Xếp hạng cao hơn với các dự án có IRR lớn hơn
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU IRR

v Thử và sai
v Nội suy
v Máy tính tài chính
v Excel
VÍ DỤ 1 - CHỈ TIÊU IRR

v Ví dụ IRR:
1 khoản đầu tư có dòng tiền như sau. Lãi suất chiết khấu là 10%,
tính IRR

Year Cash Flow ($)


0 -1000
1 600
2 500
3 400
VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU IRR

v Ví dụ IRR:
1 khoản đầu tư có dòng tiền như sau. Lãi suất chiết khấu là
10%, tính IRR

Year Cash Flow ($)


Phương pháp Thử và Sai với 10%
0 -1000
Ø NPV = 259.18 à IRR cần phải cao hơn 10% 1 600
2 500
Phương pháp Thử và Sai với 28%
3 400
Ø NPV = -35.30 à IRR cần phải thấp hơn 28%

Phương pháp Thử và Sai với 20%

Ø NPV = 78.66 à IRR cần phải cao hơn 20%


VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU IRR

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY


v Sau phương pháp thử và sai, kết luận: IRR nằm trong khoảng
20% - 28%
Ø Tại mức 20%, NPV = + 78.66
Ø Tại mức 28% NPV = -35.30

v Mức tăng 8% của tỷ suất chiết khấu (từ 20% – 28%) khiến NPV
giảm 113.96 (từ 78.66 xuống -35.30)
v Để NPV chỉ giảm 78.66 ( NPV = 0) thì tỷ suất chiết khấu cần
tăng lên (78.66/113.96) x 8% = 5.52%

v Vậy tỷ suất chiết khẩu: 20% + 5.52% = 25.52% sẽ khiến NPV


của dự án = 0
VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU IRR

SỬ DỤNG EXCEL XÁC ĐỊNH IRR

Hàm Excel xác định IRR


= IRR (data range)
VÍ DỤ 1 CHỈ TIÊU IRR

SỬ DỤNG MÁY TÍNH TÀI CHÍNH XÁC ĐỊNH IRR


VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU IRR

v Ví dụ IRR:
• Đánh giá 2 dự án đầu tư A và B bằng phương pháp IRR (Biết
tỷ suất sinh lời kỳ vọng của dự án là r = 10%)
• Dòng tiền ròng kỳ vọng sau thuế:

Năm (t) Dự án A Dự án B
0 -2000 -2000
1 1000 200
2 800 600
3 600 800
4 200 1200
VÍ DỤ 2 CHỈ TIÊU IRR

v Ví dụ IRR:
• Đánh giá 2 dự án đầu tư A và B bằng phương pháp IRR (Biết tỷ suất sinh lời kỳ vọng của dự án là r =
10%). Dòng tiền ròng kỳ vọng sau thuế:

Năm (t) Dự án A Dự án B
0 -2000 -2000
1 1000 200
2 800 600
3 600 800
4 200 1200

v Đáp án:
v Dự án A
1000 800 600 200
0 = −2000 + + + +
1 + IRR e # (1 + IRRf )$ (1 + IRR e) g 1 + IRRf h

v Dự án B
$FF 8FF TFF #$FF
0 = −2000 + + + U +
#?ijjk G (#? ijjl )m (#? ijjl) (#? ijjl )n

Dùng hàm IRR chạy trong excel thu được kết quả:
IRR (A) = 14.4888% > 10%
IRR (B) = 11.7906% > 10%
NPV & IRR

v Nếu dòng tiền đồng nhất và các dự án độc lập với nhau thì 2 chỉ tiêu NPV và IRR sẽ dẫn đến các
quyết định “Chấp nhận” hay ”Loại bỏ” giống nhau.
v Vấn đề:
q Dòng tiền không đồng nhất Bình thường là mình đem tiền đi đầu tư. Còn ngc lại là mình đc nhận tiền ấy. Mình nhận xong sau mỗi
năm mình sẽ trả 1 khoản á. Thì có phải là IRR thấp hơn lãi suất ck nó sẽ tốt hơn đúng k.
Nếu có dòng tiền vào trước rồi sau đó mới phát sinh chi phí thì IRR thấp hơn lại là tốt hơn.
q Nhiều IRR
Khi các dự án có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm thì có thể xác định nhiều IRR
Có thể dẫn đến lựa chọn sai nếu như các dự án loại trừ nhau
VÍ DỤ 3 IRR
v Giả sử bạn đang cân nhắc 1 dự án có dòng tiền như sau:

Year Cash flows ($)


0 - 252
1 1,431
2 - 3,035
3 2,850
4 - 1,000

IRR của dự án này là bao nhiêu? Hãy tìm tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0

Tại mức 25%: NPV =


Tại mức 33.33%: NPV =
Tại mức 42.86% NPV =
Tại mức 66.67% NPV =

Có bao nhiêu IRR trong ví dụ này?


NHIỀU TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ - IRR

v Khi các dự án có sự đan xen của dòng


tiền dương và dòng tiền âm thì có thể cần
nhiều hơn 1 tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
v Nếu như không có 1 IRR duy nhất thì
không thể dùng IRR để đánh giá và quyết
định lựa chọn dự án.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CHỈ TIÊU IRR

v ƯU ĐIỂM:
Ø Trực quan, đo lường khả năng sinh lời nội bộ của dự án theo %

v NHƯỢC ĐIỂM:
v Có thể kết luận sai về thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án
v Có thể có nhiều IRR hoặc không có IRR cho 1 dự án
v IRR dựa trên giả định: Các dòng tiền liên tục được tái đầu tư với mức tỷ suất sinh lời là IRR (không chặt chẽ)
3. CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD – PP)

v Thời gian hoàn vốn (PP) của dự án là độ dài thời gian để thu hồi đầy
đủ các khoản đầu tư ban đầu của dự án
v Chỉ tiêu PP phù hợp với các dự án yêu cầu tính thanh khoản cao
v Quy tắc sử dụng PP để ra quyết định đầu tư:
Doanh nghiệp thường đưa ra một mốc thời gian hoàn vốn tối đa làm căn
cứ để quyết định dự án có thực hiện được hay không – Thời gian tiêu
chuẩn
Ø PP > Thời gian tiêu chuẩn à Loại bỏ
Ø Nếu dự án loại trừ nhau à Chọn dự án có PP nhỏ hơn

v Công thức:
zố -{ề} ~ò} -•{ế•
PP = Năm ngay trước năm hoàn vốn +
‚ò}ƒ -{ề} ~ủ… }ă\ •†à} ‡ố}
3. CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD – PP)

v Ví dụ:

1 dự án có vốn đầu tư ban đầu là 750 triệu đồng. Dự kiến số thu nhập hàng năm là: Năm thứ 1: 250 triệu;
năm thứ 2: 300 triệu; năm thứ 3: 400 triệu; năm thứ 4: 350 triệu. Thẩm định dự án với thời gian hoàn vốn
tiêu chuẩn là 3 năm

v Đáp án:

Lập bảng tính toán như sau:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Dòng tiền CF - 750 250 300 400 350
Cộng dồn -750 -500 -200 200

Áp dụng công thức: 2 + 200/400 = 2 năm 6 tháng < 3 năm


à Ta nên chấp nhận dự án đầu tư
3. CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD – PP)

v ƯU ĐIỂM

Ø Đơn giản, dễ tính toán


Ø Thích hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, có chiến lược thu hồi vốn nhanh.

v NHƯỢC ĐIỂM:

Ø Bỏ qua yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ à Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Ø Bỏ qua các dòng tiền phát sinh sau thời điểm hoàn vốn
Ø Mốc thời gian hoàn vốn không phải là 1 khái niệm rõ ràng
Ø Phản ánh khoảng thời gian hoàn vốn chứ không xét tới giá trị mà dự án mang lại cho doanh nghiệp
4. CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN CÓ CHIẾT KHẤU
(DISCOUNTED PAYBACK– DP)

v Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DP) của dự án là thời gian cần thiết để dự án thu hồi vốn đầu
tư ban đầu có xét đến giá trị thời gian của dòng tiền.

v Quy tắc sử dụng DP để ra quyết định đầu tư: Tương tự như quy tắc sử dụng PP

v Ví dụ: Với chi phí sử dụng vốn là 10%, xác định DP của dự án nêu trên:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Dòng tiền CF - 750 250 300 400 350
PVF -750 227.27 247.93 300.53 239.05
Cộng dồn -750 - 522.73 -274.8 25.73

à DP = 2 + 274.8/300.53 = 2 năm 11 tháng < 3 năm


à Chấp nhận dự án
4. CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN CÓ CHIẾT KHẤU
(DISCOUNTED PAYBACK– DP)

v Ưu điểm:
Ø DP có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ và rủi ro của dự án
Ø Thích hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, có chiến lược thu hồi vốn nhanh

v Nhược điểm:
Ø DP cũng không xét đến các dòng tiền phát sinh sau thời điểm hoàn vốn
Ø Mốc thời gian hoàn vốn không phải là 1 khái niệm rõ ràng
Ø Phản ánh khoảng thời gian hoàn vốn chứ không xét tới giá trị mà dự án mang lại cho doanh nghiệp
5. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PROFITABILITY INDEX - PI)

v PI: Là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với giá trị đầu tư ban đầu

v Quy tắc:
• PI > 1: Chấp nhận dự án
• PI < 1: Loại bỏ dự án
• Nếu các dự án loại trừ nhau, chọn dự án có PI lớn nhất

v Lưu ý:
• Với dự án độc lập, NPV và PI đưa ra cùng 1 kết quả
• Với dự án loại trừ nhau, NPV và PI có thể đưa ra kết quả khác nhau
5. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PROFITABILITY INDEX - PI)

v VÍ DỤ PI

Cân nhắc 2 dự án sau đây với r = 10%

0 1 PV NPV PI
A - 100 200 182 82 1.82
B - 10,000 15,000 13,636 3,636 1.36

v Kết luận:
• Nếu A & B là 2 dự án độc lập, quy tắc NPV và PI đều lựa chọn cả 2 dự án
• Nếu A & B là 2 dự án loại trừ nhau, PI chọn dự án A và NPV chọn dự án B
5. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PROFITABILITY INDEX - PI)

v ƯU ĐIỂM

• PI có những ưu điểm của NPV như đánh giá dự án có xét đến yếu tố thời gian của
tiền tệ cũng như rủi ro của dự án
• PI xét đến tất cả các dòng tiền của dự án đầu tư
• PI xem xét theo tỷ lệ nên dễ so sánh
• Giúp lựa chọn được tổ hợp dự án đầu tư khi ngân sách bị giới hạn

v NHƯỢC ĐIỂM:

PI chỉ đưa ra tỷ lệ sinh lời trên đồng vốn đầu tư ban đầu, không trực tiếp phản
ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư
5. CHỈ SỐ LỢI NHUẬN (PROFITABILITY INDEX - PI)

v VÍ DỤ SỬ DỤNG PI KHI NGÂN SÁCH BỊ GIỚI HẠN

Cân nhắc 3 dự án sau đây với r = 10%

0 1 2 PV NPV PI
A - 5,000 6,000 1,000 6,281 $1,281 1.256
B -10,000 2,000 12,000 11,736 $1,736 1.174
C -5,000 5,300 1,800 6,305 $1,305 1.261

v Kết luận:
• Trong trường hợp doanh nghiệp bị giới hạn về số vốn đầu tư, thì việc lựa chọn
phương án B chưa chắc đã là tốt nhất.
• Nếu sử dụng PI, có thể chọn phương pháp C có PI cao nhất, phần ngân sách đủ để
thực hiện tiếp phương án A:
• NPV (A+C) = NPV (A) + NPV (C) = 1,281 + 1,305 = 2,586 > NPV (B)
KẾT LUẬN

NÊN SỬ DỤNG TIÊU CHÍ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN??

v Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu và nhược điểm riêng,


giúp người sử dụng hiểu được các khía cạnh tài chính
khác nhau của dự án.
v Tuy nhiên trong thực tế, khi các phương pháp mâu
thuẫn nhau, phương pháp NPV thường được ưu ái sử
dụng vì NPV giúp tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
v Nên xem xét cả 5 chỉ tiêu khi quyết định chấp thuận
hay bác bỏ 1 dự án.
Thanks
Giảng viên: ThS Nghiêm Anh Thư
Faculty of Banking and Finance

Email: nghiemanhthu@ftu.edu.vn

You might also like