You are on page 1of 3

1.

Các cách tiếp cận trong phát triển CTGD


1.1Cách tiếp cận theo nội dung
-Quan trọng nhất là khối kiến thức cần truyền thụ, và CTGD chỉ là phác thảo nội
dung khối kiến thức cần dạy - học.
Người dạy có xu hướng tìm kiếm các phương pháp phù hợp để truyền đạt khối
kiến thức của CTGD một cách tốt nhất
- ở Việt Nam, cách thiết kế CTGD các bậc học theo quan điểm nội dung vẫn là chủ
đạo, dù có đồng thời sử dụng những hướng tiếp cận khác, như: tiếp cận quản lý
chương trình GD, tiếp cận mục tiêu (chuẩn đầu ra), tiếp cận phát triển.
1.2 Cách tiếp cận theo mục tiêu hay cách tiếp cận hành vi
-Là cách tiếp cận theo mục tiêu đào tạo, có cơ sở là:
+ Mục tiêu đào tạo được xây dựng một cách chi tiết, bao gồm cả nội dung kiến
thức, kĩ năng cần rèn luyện cho người học, phương pháp đào tạo, nguồn học liệu,
cũng như phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập (đối chiếu với mục tiêu
đào tạo).
+ Xem trọng những loại kiến thức, kĩ năng nhằm giúp đạt tới hệ mục tiêu đào tạo
đã đượcxác định từ trước
- Cho ta một “khuôn mẫu chuẩn” được hình thành dần qua các giai đoạn của quy
trình đào tạo (một khóa học). Giúp xác định mục tiêu riêng biệt cho từng nhóm
môn học, thậm chí từng môn học cụ thể cấu thành nên CT.
-Khái niệm “chất lượng đào tạo”, “chất lượng GD” cũng sẽ được cụ thể hoá và
được đánh giá một cách khách quan, công bằng hơn. Như vậy, tính mục tiêu hay
tính hiệu quả làm cho việc thiết kế CTGD và tổ chức đào tạo mang tính khoa học,
chính xác hơn, tổ chức quá trình dạy học hợp lý hơn nhằm đạt mục tiêu với các HĐ
tương ứng và có thể đo lường đánh giá được.
1.3 Cách tiếp cận quản lý
-Cách tiếp cận quản lý có xu hướng tập trung vào khía cạnh giám sát và quản lí của
CTGD, nhất là quá trình tổ chức và thực thi.
1.4 Cách tiếp cận nhân văn
-Xem người học là trung tâm (khởi phát từ thế kỷ 20).Đặt niềm tin vào việc hợp
tác, học độc lập, học theo nhóm nhỏ. Chống lại việc học cạnh tranh, coi GV là
quyền uy, học lớp đông và chỉ chú ý tới nhận thức. Xem trọng kỹ năng sống, trò
chơi theo nhóm, đi dã ngoại, những HĐ mang tính giải quyết vấn đề, lôi cuốn sự
tham gia tích cực của HS vào giờ học, tập trung vào việc xã hội hoá
HĐ dạy học, tăng cường liên kết giữa nhà trường và gia đình v.v.
-Mỗi đứa trẻ đều có sự đóng góp của mình vào CTGD
1.5Cách tiếp cận quản lý
Trong những năm 1950 –1960, các hiệu trưởng được xem như một tổng công trình
sư chỉ đạo toàn bộ HĐ thiết kế cũng như thực hiện CTGD.
Một nhược điểm cơ bản của cách tiếp cận này là những nhà quản lý có quyền lực ít
quan tâm đến nội dung CTGD, mà chủ yếu là tổ chức và thực hiện CTGD. Họ
cũng rất ít quan tâm tới nội dung các môn học, học liệu và phương pháp dạy học.
1.6Cách tiếp cận hệ thống
-Cách tiếp cận hệ thống chịu ảnh hưởng của lý thuyết hệ thống, phân tích hệ thống
và kỹ thuật hệ thống. Những khái niệm này được các nhà khoa học xã hội phát
triển vào những năm 1950 -1960 và được các nhà quản lý GD sử dụng như một
phần của lý thuyết hành chính và tổ chức. Xem xét toàn bộ quá trình cần thiết
trong việc thiết kế, thực hiện, đánh giá và phát triển CTGD, cùng với các yếu tố
nằm trong cấu trúc của CTGD như môn học, khóa học, kế hoạch khoá học, lịch
trình giảng dạy ...
-Vấn đề cần phải tiếp tục xem xét là CTGD chi phối toàn bộ nội dung đào tạo, các
kế hoạch đào tạo như thế nào, CTGD ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu tổ chức
của nhà trường, tới nhu cầu và quá trình đào tạo của người học, các phương thức
điều phối và đánh giá kết quả học tập v.v.
1.7 Cách tiếp cận phát triển
CTGD được xem là quá trình, còn GD là sự phát triển (Kelly).
Cách tiếp cận này chú trọng đến sự phát triển khả năng hiểu biết, tiếp thu ở người
học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định từ trước.
1.8Một cách tiếp cận tổng hợp
-Một trong những cách tiếp cận để thiết kế kiểu CTGD như vậy là sự kết hợp giữa
cách tiếp cận theo mục tiêu và cách tiếp cận phát triển, trong đó các học phần/môn
học được thiết kế thành các module và được tổ chức thực thi theo phương thức tích
luỹ (tín chỉ). Module là một đơn vị kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hướng tới một
đầu ra nhất định và có thể lắp ghép với một hoặc vài module khác thành một đơn
vị kiến thức lớn hơn, hướng tới một đầu ra lớn hơn. Trong học chế tín chỉ, module
có những đặc điểm sau:
- Module có giá trị bằng một số tín chỉ chuẩn.
- Mỗi module có nội dung và mục tiêu xác định.
- Các module có giá trị lớn hơn có số tín chỉ là bội số của module chuẩn.
- Được kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc.
- Được dạy học trong một học kỳ.
- Sinh viên có thể học tập, tích lũy số tín chỉ của module bằng nhiều cách:
+ Lên lớp lý thuyết
+ Thực hành, thí nghiệm
+ Xê-mi-na
+ Trợ giảng
+ Lập hồ sơ
+ Tự học, tự nghiên cứu
- Có 3 loại module:
+ Module cốt lõi
+ Module tự chọn
+ Module tuỳ ý.
CTGD được thiết kế dưới dạng module thường có hai loại như sau:
- Số module cốt lõi (bắt buộc).
- Số module tự chọn (bắt buộc và tuỳ ý).
1.9 Cách tiếp cận năng lực
Mỗi cách tiếp cận gắn liền với một giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của
khoa học GD. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo mục tiêu, và gần đây trong bối cảnh
khoa học công nghệ có những bước tiên nhảy vọt, nhu cầu nguồn nhân lực chất
lượng cao đang là thách thức đối với GD, thì cách tiếp cận năng lực đang trở thành
cách tiếp cận phù hợp nhất.

You might also like