You are on page 1of 21

TRƯỜNG Y DƯỢC – ĐẠI HỌC DUY TÂN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

KHOA RĂNG HÀM MẶT TRUNG TÂM RĂNG HÀM MẶT

Họ và tên: NGUYỄN TRẦN KHÁNH LINH


MSSV: 25205412484
Nhóm lâm sàng: K25.1

BỆNH ÁN THI LÂM SÀNG


MÔN: NHA CHU 1
Nhận xét của hội đồng chấm thi
Điểm
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

I. HÀNH CHÍNH:
1. Họ tên : TRẦN THỊ X.
2. Tuổi 25
3. Giới tính : Nữ
4. Nghề nghiệp : Nhân viên văn phòng
5. Dân tộc : Kinh
6. Địa chỉ : Phú Bài – Hương Thuỷ - TT Huế
7. SĐT : 089658****
8. Ngày vào viện : 8h00 ngày 20/03/2023
9. Ngày làm bệnh án : 9h00 ngày 20/03/2023

II. BỆNH SỬ:


1. Lý do vào viện: Kiểm tra sức khoẻ răng miệng tiền phẫu.
2. Quá trình bệnh lý:
Bệnh nhân khai được chẩn đoán áp xe quanh amydan và nhập khoa Tai Mũi Họng-
Bệnh viện Trung ương Huế để theo dõi và điều trị vào ngày 15/3/2023. Ngày
20/3/2023, bệnh nhân đến khoa Nha Kĩ thuật cao - Bệnh viện Trung ương Huế để kiểm
tra sức khoẻ răng miệng trước khi phẫu thuật điều trị áp xe amydan.

1
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
*Toàn thân:
- Nội khoa : chưa ghi nhận bệnh lý liên quan
- Ngoại khoa : chưa ghi nhận bệnh lý liên quan
- Chưa ghi nhận tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn.
*Răng hàm mặt:
- Bệnh nhân không đi khám răng định kỳ, cạo cao răng lần đầu cách đây 9 tháng
- Thói quen vệ sinh răng miệng:
+ Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối
+ Chải răng ngang
+ Dùng tăm sau khi ăn, không dùng chỉ nha khoa
- Thói quen sinh hoạt:
+ Ăn nhai 1 bên
+ Không nghiến răng
2. Gia đình: Không ghi nhận bệnh lý liên quan

IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI (20/03/2023)


Sinh hiệu:
1. Toàn thân:
Huyết áp :110/80 mmHg
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da niêm mạc hồng hào Nhiệt độ : 37℃
- Không phù, không xuất huyết dưới da Nhịp thở :19
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại vi không sờ chạm lần/phút Mạch : 80
- Không tuần hoàn bàng hệ lần/phút Chiều cao:
 BMI : 20,3 kg/m2 , thể trạng trung bình 160 cm Cân nặng :

2. Khám chuyên khoa RHM:


2.1. Triệu chứng cơ năng:
- Chảy máu khi đánh răng
2.2. Triệu chứng thực thể:
2.2.1. Khám ngoài mặt:
- Mặt cân xứng qua đường giữa
- Da mặt hồng hào
- Không có lỗ dò ngoài da, không chấn thương, dị tật, ung bướu
- Hạch không lớn, tuyến nước bọt không sưng
2.2.2. Khám khớp cắn và khớp TDH:
2.2.2.1. Khớp TDH:
- Hai bên cân xứng, không đau.
- Chuyển động lồi cầu trơn tru, không có tiếng kêu bất thường.
- Hàm dưới vận động trong giới hạn bình thường
- Há miệng tối đa: 4cm

2
2.2.2.2. Khớp cắn:
- Tương quan R6: Hạng I (theo Angle)
- Tương quan R3: Hạng I (theo Angle)
- Độ cắn chìa: #2mm
- Độ cắn phủ: #1mm
- Đường giữa hàm dưới lệch phải so với đường giữa hàm trên #1mm.
2.2.3.Khám trong miệng:
2.2.3.1. Khám mô mềm:
- Ngách hành lang không sưng, đau
- Niêm mạc môi, má, sàn miệng, vòm miệng hồng nhạt, không loét
- Vị trí bám của thắng môi, má, lưỡi bình thường
2.2.3.2. Khám răng:
- Phần hàm 1:
+ R18 không hiện diện trên cung hàm
+ R11 phát hiện lỗ sâu phía gần mặt trong, kích thước #4x2x3mm (dài, rộng, sâu),
màu đen, rà thám trâm bệnh nhân đau, răng không lung lay, gõ ngang, gõ dọc đau,
xịt hơi ê buốt nhẹ.
+ Các răng còn lại chưa phát hiện sâu, răng cứng chắc, không lung lay, gõ ngang,
gõ dọc không đau.
- Phần hàm 2:
+ R28 không hiện diện trên cung hàm
+ Các răng còn lại chưa phát hiện sâu, răng cứng chắc, không lung lay, gõ ngang,
gõ dọc không đau.
- Phần hàm 3:
+ R38 không hiện diện trên cung hàm
+ Các răng còn lại chưa phát hiện sâu, răng cứng chắc, không lung lay, gõ ngang,
gõ dọc không đau.
- Phần hàm 4:
+ R48 không hiện diện trên cung hàm
+ Các răng chưa phát hiện sâu, răng cứng chắc, không lung lay, gõ ngang, gõ dọc
không đau.

- Sơ đồ răng
1 2
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

4 3

Không hiện diện trên cung hàm Sâu phía gần mặt trong

3
4
2.2.2.3. Khám nha chu:
− Vùng lục phân I:
Tình trạng mảng bám
- Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)
17 16 15 14
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
PlI mặt răng 1 1 1 1
PlI răng 1 1 1 1
Mảng bám không thấy được bằng mắt thường, nhưng phát hiện được khi dùng
cây đo túi cạo trên bề mặt R17-R14
PlI Vùng I = ∑PlI14-17 / 4 = 1
Cao răng
- Có cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 cổ mặt ngoài và mặt trong thân răng
R14-R17.
- Phân độ: I (Theo CI-S)
Khám nướu
- Hình thể ngoài: Nướu viền, gai nướu các răng săn chắc, hồng nhạt, lấm tấm da cam,
không chảy máu nướu khi thăm khám.
- Chỉ số nướu GI (gingival index) của Loe và Silness (1963):
17 16 15 14
1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0
GI mặt răng
1 0 1 0
GI răng 0,5 0,25 0,25 0
GI vùng I = ∑GI14-17 / 4 = 0,25

- Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):


17 16 15 14
BOP mặt
răng

% BOP vùng I = (∑ vị trí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑vị trí thăm khám = 0 %
Mô nha chu sâu
- Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
17 16 15 14
PPD mặt răng 1 2 1 2 2 1 1 1 1 2 1 1
(mm) 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1
Không có túi nha chu.

5
- Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):
17 16 15 14
CAL mặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
răng (mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính

- Vùng lục phân II


Tình trạng mảng bám
- Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)
13 12 11 21 22 23
PlI mặt 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
răng 1 1 1 1 1 1
PlI răng 1 1 1 1 1 1
Mảng bám không thấy được bằng mắt thường, nhưng phát hiện được khi dùng
cây đo túi cạo trên bề mặt R13-R23
PlI Vùng II = ∑PlI13-23 / 6 = 1
Cao răng
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 cổ mặt ngoài và mặt trong
thân R13 – R23
- Phân độ: I (Theo CI-S)

Khám nướu
-Hình thể ngoài: Nướu viền, gai nướu các răng săn chắc , hồng nhạt, không chảy máu
nướu khi thăm khám
-Chỉ số nướu GI (gingival index) của Loe và Silness (1963):
13 12 11 21 22 23
0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0
GI mặt răng 0 0 1 0 0 0
GI răng 0 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25
GI vùng II = ∑GI13-23 / 6 = 0,25

- Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):


13 12 11 21 22 23
BOP
mặt răng
% BOP vùng II = (∑ vị trí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑ vị trí thăm khám = 0%

6
Mô nha chu sâu
- Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
13 12 11 21 22 23
1 1 1 2 1 2 1 1 2 2 2 1 1 1 1 2 1 1
PPD mặt
răng (mm) 2 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1
Không có túi nha chu

- Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):


13 12 11 21 22 23
CAL mặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
răng (mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính.

- Vùng lục phân III


Tình trạng mảng bám
-Mảng bám không thấy được bằng mắt thường, nhưng phát hiện được khi dùng cây đo
túi cạo trên bề mặt R24-R27
-Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)
24 25 26 27
0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1
PlI mặt răng 0 1 1 1
PlI răng 0,5 0,75 0,75 1
PlI Vùng III = ∑PlI24-27 / 4 = 0,75

Cao răng
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 cổ mặt ngoài và mặt trong thân R24
– R27
- Phân độ: I (Theo CI-S)

Khám nướu
-Hình thể ngoài: nướu hồng nhạt, gai nướu hình yên ngựa, săn chắc, ôm khít vào cổ
răng, lấm tấm da cam, không chảy máu khi thăm khám.
-Chỉ số nướu GI (gingival index) của Loe và Silness (1963):
24 25 26 27
0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 1
GI mặt răng 0 0 1 0
GI răng 0 0,25 0,5 0,5
GI vùng III = ∑GI24-27 / 4 = 0,3

7
-Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):

24 25 26 27

BOP mặt răng


% BOP vùng III = (∑ vị trí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑ vị trí thăm khám = 0 %

Mô nha chu sâu


-Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
24 25 26 27
PPD mặt răng 1 1 1 2 1 1 1 2 2 2 1 2
(mm) 2 1 1 2 2 1 1 1 1 2 1 2
Không có túi nha chu.

-Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):


24 25 26 27
CAL 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
mặt răng
(mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính.

- Vùng lục phân IV


Tình trạng mảng bám
- Mảng bám có thể nhìn thấy lượng vừa chỉ có ở mặt trong và ngoài các R34-R37
- Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)
34 35 36 37
2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2
PlI mặt răng 2 2 2 2
PlI răng 1,75 2 2 2
PlI Vùng IV = ∑PlI34-37 / 4 = 1,94

Cao răng
-Cao răng trên nướu màu trắng đục có thể nhìn thấy phủ lên vùng cổ răng, ở mặt
nhưng không quá 2/3 thân răng và một ít dưới nướu ở các R35-R37, không quá
1/3 thân răng ở R34
- Phân độ: II (Theo CI-S)

8
Khám nướu
- Hình thể ngoài: nướu đỏ nhạt, phù nhẹ, căng bóng, giảm mật độ săn chắc, thổi khô
mất lấm tấm da cam, có chảy máu khi thăm khám.
- Chỉ số nướu GI (gingival index) của Loe và Silness (1963):
34 35 36 37
1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
GI mặt răng
1 2 2 2
GI răng 1,25 2 2 2
GI vùng IV = ∑GI34-37 / 4 = 1,8

-Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):

34 35 36 37

BOP mặt răng


% BOP vùng IV = (∑ vị trí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑ vị trí thăm khám = 79,2%

Mô nha chu sâu


-Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
34 35 36 37
PPD mặt 1 1 1 2 1 2 2 2 2 2 2 1
răng (mm) 1 1 1 2 1 2 1 2 2 2 2 2
Không có túi nha chu.

-Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):


34 35 36 37
CAL mặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
răng (mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính.

- Vùng lục phân V


Tình trạng mảng bám
- Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)
43 42 41 31 32 33
1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1
PlI mặt răng 2 2 2 2 2 2
PlI răng 1,25 1,25 1,5 1,5 1,25 1,25
PlI Vùng V = ∑PlI43-33 / 6 = 1,33

9
Cao răng
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 cổ mặt ngoài và mặt trong thân R33
– R43.
- Phân độ: I (Theo CI-S)

Khám nướu
-Hình thể ngoài: nướu hồng nhạt, gai nướu hình yên ngựa, ôm sát vào cổ răng, không
chảy máu khi thăm dò.
43 42 41 31 32 33
0 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0
GI mặt răng 1 1 1 1 0 1
GI răng 0,5 0,75 1 1 0,5 0,5
GI vùng V = ∑GI43-33 / 6 = 1,06

-Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):

43 42 41 31 32 33
BOP mặt
răng
% BOP vùng V= (∑ vị trí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑ vị trí thăm khám = 0%

Mô nha chu sâu


-Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
43 42 41 31 32 33
1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2
PPD mặt
răng (mm) 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2
Không có túi nha chu

-Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):


43 42 41 31 32 33

CAL mặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
răng (mm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính ở tất cả các răng trên phân hàm.

10
- Vùng lục phân VI
Tình trạng mảng bám
-Chỉ số mảng bám PlI (plaque index) của Loe và Silness (1967)

47 46 45 44
1 2 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1
PlI mặt răng
2 2 2 2
PlI răng 1,75 1,5 1,25 1,25
Mảng bám có thể nhìn thấy được ở mặt trong các R44-R47
PlI Vùng VI = ∑PlI44-47 / 4 = 1,44

Cao răng
- Có ít cao răng trên nướu phủ không quá 2/3 cổ mặt ngoài và mặt trong thân răng
và một ít cao răng dưới nướu ở R44 – R47.
- Phân độ: II (Theo CI-S)
Khám nướu
-Hình thể ngoài: nướu đỏ nhạt, giảm mật độ săn chắc, phù và chảy máu nhẹ khi thăm
khám R45-R47
47 46 45 44
1 2 1 2 2 1 1 1 1 1 1 0
GI mặt răng
2 2 1 1
GI răng 1,5 1,75 1 0,75
GI vùng VI = ∑GI44-47 / 4 = 1,25

-Chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on probing):

47 46 45 44

BOP mặt răng


% BOP vùng VI = (∑ vịtrí chảy máu khi thăm khám * 100)/ ∑ vịtrí thăm khám = 29,2 %

Mô nha chu sâu


- Độ sâu túi thăm dò PPD (Probing Pocket Depth):
47 46 45 44
1 2 2 2 1 1 2 1 1 1 2 1
PPD mặt răng
(mm) 1 1 1 2 2 1 1 1 1 1 2 1
Không có túi nha chu.

11
-Mất bám dính lâm sàng CAL (Clinical Attachment Loss):
47 46 45 44

CAL mặt răng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0


(mm)
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Không mất bám dính.

12
1 2 1 2 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 2 2 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 2 2 2 1 2
1 1 2 1 1 PPD
1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 2
0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2 2 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 CAL 1
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0
BOP 0
0 0 0
1 1 1 11 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1
1 1 PlI
1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1
1 0 0 10 0 0 0 0 0 0 0000010 0 1 0 GI 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 01011
1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0
1 1
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 0 6 7 8
1 2 1 22 1 1 1 1 1 1 0010011 1 1 1 GI 1 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 2 22222
2 2 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 0 0 2 2
1 2 2 12 1 1 1 1 1 1 1111111 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 2 1 2 22222
PlI
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 02 2 2
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 50 0 0 0 0 0 0 0
CAL
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20 20 20 0 0 0 0 0 0 0
2
BOP 2
1 2 2
1 2 2 2 1 1 2 1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 2 2 2 2 2 2 1
PPD 2
1 1 1 2 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 2 1 2 2 2 2 2

1
Bảng tổng kết thăm khám các chỉ số nha chu
PlI toàn hàm (Plaque Index của Loe and Silness (1963) = 1,24
GI toàn hàm (Gingival Index của Loe and Silness (1967) = 0,81 (<1 : viêm nướu nhẹ )
BOP toàn hàm = 18,1% ( 10%- 30%: viêm nướu khu trú )
ĐỒ HÌNH NHA CHU

1
3. Khám cơ quan khác:
3.1. Tai Mũi Họng:
- Thính lực bình thường, không ù tai, không chảy máu, chảy dịch
- Không ngạt mũi, không chảy máu

3.2. Tuần hoàn:


- Không đau ngực
- Nhịp tim đều rõ, chưa nghe âm thổi bệnh lý

3.3. Hô hấp:
- Không ho, không khó thở
- Rì rào phế nang nghe rõ, chưa nghe âm bệnh lý

3.4. Tiêu hóa:


- Bụng mềm, không chướng
- Trung đại tiện bình thường

3.5. Thận, tiêt niệu, sinh dục:


- Tiểu bình thường, nước tiểu trong
- Không tiểu buốt, tiểu rắt

3.6. Thần kinh – cơ xương khớp:


- Không đau đầu, không chóng mặt
- Không có dấu thần kinh khu trú

V.TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN:


1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ 25 tuổi đến khám vì lí do kiểm tra sức khỏe răng miệng tiền phẫu. Qua hỏi
bệnh, thăm khám lâm sàng, em rút ra một số dấu chứng sau:
- Viêm nướu do mảng bám:
Triệu chứng cơ năng:
+ Chảy máu khi đánh răng
Triệu chứng thực thể:
+ Cao răng trên nướu ở tất cả các răng với lượng <1/3 mặt răng.
+ Mảng bám hiện diện ở cả 6 vùng lục phân
PlI toàn hàm = 1,24
+ Nướu viền và gai nướu nhiều răng đỏ nhạt, phù nhẹ.
GI toàn hàm = 0,81 ( 0,1–1,0: viêm nướu nhẹ)
+ Chảy máu nướu khi thăm khám
BOP toàn hàm =18,1% ( 10%- 30%: viêm nướu khu trú )
+ Không bị tụt nướu, không có túi nha chu, không mất bám dính.

1
- Sâu ngà răng R11
Triệu chứng cơ năng:
+ Thỉnh thoảng ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh
+ Nhồi nhét thức ăn ở lỗ sâu
Triệu chứng thực thể:
+ R11 phát hiện lỗ sâu phía gần mặt trong, kích thước #4x2x3mm (dài, rộng, sâu),
màu đen, rà thám trâm bệnh nhân đau, răng không lung lay, gõ ngang, gõ dọc đau,
xịt hơi ê buốt nhẹ.

- Dấu chứng âm tính có giá trị


+ Không ghi nhận răng lung lay
+ Không hình thành túi nha chu
+ Không mất bám dính
+ Không ghi nhận bệnh lý toàn thân hay sử dụng thuốc.

Chẩn đoán sơ bộ: Viêm nướu do mảng bám đơn thuần khu trú mức độ nhẹ
Sâu ngà R11

2. Biện luận:
a. Viêm nướu do mảng bám:
*Về chẩn đoán:
- Bệnh nhân nữ, 25 tuổi vào viện vì lí do kiểm tra sức khỏe răng miệng tiền phẫu.
Trên lâm sàng bệnh nhân có dấu chứng viêm nướu do mảng bám với cao răng
trên nướu chủ yếu ở tất cả các răng với lượng <1/3 mặt răng, mảng bám hiện
diện ởtất cả các răng với PlI toàn hàm = 1,24 (theo Loe và Silness năm 1967) ,
nướu viền và gai nướu nhiều răng đỏ nhạt, đặc biệt là ở các răng cối lớn và cối
nhỏ hàm dưới bên trái với GI toàn hàm = 0,81 (theo Loe và Silness năm 1967),
có xuất hiện chảy máu nướu với BOP toàn hàm =18,1%. Hiện tại chưa ghi nhận sự
hình thành túi nha chu và tình trạng mất bám dính. Vì vậy, theo AAP 2017, em chẩn
đoán viêm nướu do mảng bám đơn thuần trên bệnh nhân này.

*Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:


- Nguyên nhân thường gặp của viêm nướu là do các mảng bám trên răng hoặc
không do mảng bám trên răng. Bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện vì lí do kiểm tra
sức khỏe răng miệng tiền phẫu, qua thăm khám lâm sàng ghi nhận trên bệnh
nhân chảy máu khi đánh răng, nhất là vùng răng sau hàm dưới bên trái, có các
mảng bám hầu hết ở các răng, cao răng trên nướu chủ yếu ở các răng với lượng
<1/3 mặt răng với PlI toàn hàm = 1,24 (theo Leo) toàn hàm và hiện tại bệnh nhân
không mắc các bệnh lý toàn thân, không sử dụng các chế phẩm thuốc nên em
nghĩ nhiều đến nguyên nhân viêm nướu do mảng bám đơn thuần trên bệnh nhân
này.

1
- Trên bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ: vệ sinh răng miệng chưa đúng cách (chải
răng theo chiều ngang, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối, không thay bàn chải định
kỳ 3 tháng/lần, dùng tăm sau khi ăn, không dùng chỉ nha khoa), không cạo cao
răng thường xuyên vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các
mảng bám trên răng do thức ăn dư thừa và vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng dày lên.
Mảng bám tồn tại lâu được khoáng hóa bởi ion calci trong môi trường miệng tạo
thành cao răng bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới nướu. Các cao răng và mảng
bám là điều kiện thuận lợi thích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu
với biểu hiện sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng.

*Về phân loại:


- Trên bệnh nhân này chưa ghi nhận các bệnh lý toàn thân, không sử dụng thuốc
điều trị bệnh nền, không suy dinh dưỡng nên em nghĩ đến tình trạng viêm nướu
trên bệnh nhân này là do mảng bám (theo phân loại viêm nướu của AAP, 2017)

*Về tiến triển của bệnh:


- Bệnh nướu là một bệnh hoàn nguyên, tuy nhiên nếu không điều trị kip thời sẽ
diễn tiến thành viêm nha chu, gây ra túi nha chu, tụt nướu, mất bám dính, tiêu
xương ổ răng, lung lay răng và mất răng.

*Về chẩn đoán phân biệt:


- Qua thăm khám lâm sàng thấy bệnh nhân không có túi nha chu (PPD toàn hàm=
0), không mất bám dính (CAL toàn hàm = 0), răng không lung lay nên em chưa
nghĩ đến trường hợp viêm nha chu trên bệnh nhân này (theo phân loại bệnh nha
chu theo AAP 2017)

b. Sâu ngà R11:


*Về chẩn đoán:
+ Các triệu chứng phù hợp với sâu răng ngà R11 như: lỗ lớn phía gần mặt trong
với kích thước #4x2x3mm, xịt hơi có cảm giác ê buốt, đau khi gõ, không lung
lay.

*Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:


+ Nguyên nhân của sâu răng do sự tương tác giữa 3 thành phần: răng, vi khuẩn
và đường và kèm với thời gian.
+ Cơ chế bệnh sinh: Vi khuẩn tích tụ tại những vị trí cụ thể tạo mảng bám vi
khuẩn. Do mảng bám vi khuẩn trên răng lên men carbohydrate làm giảm pH
acid (<5,5) dẫn đến sự phá hủy làm mất khoáng men. Kèm với đó các yếu tố
như thức ăn lưu lại trên các vùng kẽ răng ở các răng hàm lớn ở sâu trong cung
hàm khó làm sạch, trên bệnh nhân không sử dụng đồ ngọt, nhưng vệ sinh và
chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng có thể làm tổn thương mất chất
1
men răng đặc

1
biệt ở mặt nhai và các nhóm răng cối lớn, các rãnh sâu ở mặt nhai khó vệ sinh,
làm tích tụ mảng bám gây sâu răng bởi quá trình làm mất khoáng mô cứng của
men dần dần ảnh hưởng đến lớp ngà, từ lớp ngà nông sau khi phát triển theo
chiều sâu xuống đáy (>=2mm) phát triển thành sâu ngà sâu.

*Về tiến triển của bệnh:


Nếu không điều trị, quá trình mất khoáng tiếp tục tiến vào tủy răng, gây thích
kích và viêm tủy, dần dẫn đến hoại tử tủy, nhiễm trùng quanh chóp,... Để quá
trình điều trị đạt hiệu quả cao, em xin đề nghị chụp Panorama.
*Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm tủy có khả năng hồi phục: Là tình trạng xảy ra sau khi xuất hiện lỗ sâu
ngà sát tủy, lộ ánh hồng buồng tủy khi nạo hết ngà mủn, bệnh nhân sẽ cảm thấy
ê buốt nhiều khi có kích thích nóng hoặc lạnh nhưng thường chỉ xuất hiện cảm
giác khi có kích thích và biến mất nhanh trong vài phút, khi thử tủy lạnh
thường còn cảm giác ê buốt sau kích thích khoảng (<30s). Vì vậy em loại trừ
chẩn đoán viêm tủy có khả năng hồi phục trên bệnh nhân này.

3. Chẩn đoán xác định:


- Viêm nướu do mảng bám đơn thuần khu trú mức độ nhẹ
- Sâu ngà R11

VI. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:


- Trám R11
- Lấy cao răng, làm sạch mảng bám.
- Dùng bàn chải mềm, không chải răng quá mạnh
- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
- Tuân thủ tái khám định kì

VII. TIÊN LƯỢNG:


- Tiên lượng gần: Tốt
+ Bệnh nhân nữ, trẻ tuổi thái độ hợp tác điều trị tốt
+ Có nhận thức và hiểu biết về các bệnh lý của bản thân
+ Tình trạng bệnh lý viêm nướu của bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển
nặng tạo thành túi nha chu, gây mất bám dính hay tiêu xương ổ răng nên việc điều trị
có thể đạt hiệu quả tốt nếu tuân thủ kế hoạch đã đề ra.
+ R11 bị sâu hiện lỗ sâu chưa phát triển lớn gây đau hay cản trở quá nhiều trong việc
ăn nhai nên nếu kiểm soát và điều trị tốt.

1
- Tiên lượng xa: Khá
Bệnh nhân hiện tại có thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng ảnh hưởng đến bệnh lý
viêm nướu:
+ Chải răng theo chiều ngang và dọc, không chải lưỡi
+ Không sử dụng chỉ nha khoa
+ Không thăm khám nha khoa định kỳ
 Đây là những thói quen hình thành trong thời gian dài nên rất khó để thay đổi
hoàn toàn trong thời gian ngắn, vì vậy cần hướng dẫn và giáo dục hợp lý để bệnh
nhân hiểu và thay đổi. Nếu không thể thay đổi được những thói quen này sẽ ảnh
hưởng lớn đến kết quả điều trị và tiến triển của bệnh lý.

VIII. DỰ PHÒNG
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
- Tái khám định kì
- Hướng dẫn tự phát hiện các tình trạng bất thường trong miệng
- Đi khám và điều trị kịp thời khi phát hiện bất thường để tránh bệnh diễn
tiến nặng lên.

You might also like