You are on page 1of 2

Có thể nói, Tâm lý học xã hội là một phân ngành của Tâm lý học và mang đậm hơi thở

của
đời sống xã hội. Lịch sử Tâm lý học xã hội cho thấy, những vấn đề nổi bật của các giai đoạn xã
hội lịch sử đều được phản ánh trong Tâm lý học xã hội ở các mức độ khác nhau. Không ít
những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội được tiến hành nghiên cứu trong Tâm lý học xã
hội ngay từ khi chúng bắt đầu xuất hiện. Con người luôn sống trong môi trường xã hội nhất
định như gia đình, trường học, công ty,... trong quá trình đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, dẫn
đến điều chỉnh hành vi, thái độ của cá nhân và nhóm cá nhân dẫn đến hiện tượng tâm lý đặc
trưng của một nhóm xã hội. Ngày nay, những mối quan hệ dần trở nên phức tạp và đa dạng. Có
thể kể đến về thực trạng bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em hiện nay đang là vấn đề
nhận được nhiều sự quan tâm. Phản ánh rõ nét thực trạng này, gần đây có một sự kiện gây bức
xúc vô cùng trong dư luận đó là bé Vân An 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành dẫn đến tử vong, hành vi
bạo hành này được cấu thành hành vi phạm tội mang tính hình sự đối với bị cáo Võ Nguyễn
Quỳnh Trang – người dì ghẻ trong vụ án này.
Sơ lược về vụ án: Tháng 8/2020, Nguyễn Kim Trung Thái và chị N.T.H ly hôn, Thái được
TAND giao quyền nuôi bé Vân An là con của 2 người. Một tháng sau, Võ Nguyễn Quỳnh
Trang có quan hệ tình cảm với Thái và đã dọn đến chung sống như vợ chồng với Thái và bé
Vân An. Từ đầu tháng 12/2020, bằng nhiều hình thức khác nhau, Trang đã hành hạ, đánh đập
bé Vân An trong nhiều ngày, nhiều giờ. Thái nhiều lần chứng kiến con gái mình bị Trang đánh
đập nhưng không can ngăn, thậm chí còn nhiều lần cầm cây cùng Trang la mắng, đánh đập và
hành hạ bé Vân An. Đỉnh điểm ngày 22/12/2021, Trang tra tấn, hành hạ bé gái bằng nhiều hình
thức, nhiều giờ khiến bé gái bất tỉnh. Thấy vậy, Trang gọi điện cho Thái. Khi về nhà, Thái thấy
con gái trong tình trạng hôn mê liền sơ cứu và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Biết hành vi phạm tội của Trang, Thái đã xóa dữ liệu camera của căn hộ nhằm che giấu, tránh
bị cơ quan chức năng phát hiện, gây trở ngại trong quá trình điều tra. Qua những hành vi bạo
hành trên, Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị truy tố về các tội giết người, hành hạ người khác theo
Điều 123 và 140 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt tổng hợp cao nhất là tử hình. Còn Nguyễn
Kim Trung Thái bị cáo buộc tội hành hạ người khác và che giấu tội phạm theo Điều 389, tổng
hợp khung hình phạt cao nhất là 8 năm tù.

Xét trên góc độ tâm lí Võ Nguyễn Quỳnh Trang, do không được sự chấp thuận từ phía gia
đình của tình nhân là Thái, hơn nữa bản thân Trang cũng cảm thấy buồn tủi khi đã chung sống
như vợ chồng với Thái nhưng người tình lại không muốn có con với cô. Từ chính những lí trên
khiến Trang có tâm lí ghen ghét và cảm thấy bất mãn, cùng với đó là sự xuất hiện của bé Vân
An tạo động lực cho Trang có những phản ứng thái quá với những lỗi nhỏ nhặt của bé, từ đó có
những ngôn từ mang tính chất bao lực và hơn thế nữa là những hành động đánh đập, hành hạ
Vân An. Đứng trước những cử chỉ và lời nói của Trang, Thái trở nên nhu nhược và không can
thiệp đến vấn đề này, dù Thái là bố ruột của bé Vân An, chính sự thờ ơ và gián tiếp hợp thức
hóa cho những hành động của Trang, Thái đã tạo động lực cho Trang ngày càng có những hành
vi tàn bạo hơn như nhốt bé vào chuồng chó, quỳ gối suốt quá trình học bài, không mặc quần áo,
… Vì bản thân Trang luôn cho rằng mình đúng và muốn khẳng định vị trí của mình là một
người mẹ, một người vợ nên các hành vi của cô dần mất kiểm soát và có những hành vi mất
nhân tính dù Trang biết bé Vân An vừa không có khả năng chống trả, vừa cầu xin nhưng
Trang vẫn tiếp tục hành vi của mình trong nhiều ngày, nhiều giờ liên tục. Ở phiên tòa xét
xử đầu tiên, Trang thừa nhận hành vi của mình và cho rằng bản thân muốn Vân An tốt hơn
nên mới có những hành vi bạo lực như vậy. Trước cái chết của Vân An và bùa rìu của dư
luận, bản thân cô cũng đã chịu khủng hoảng về tâm lí, từ đó ở những phiên xét xử tiếp theo
Trang vẫn thừa nhận hành vi của mình và không thể lí giải được vì sao bản thân mình lại
làm những điều như vậy.

Có thể thấy, các cá nhân tác động qua lại, đồng thời chịu sự ảnh hưởng đến từ xã hội và
điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh; và hệ quả tất yếu của nó là sự hình thành nên
hiện tượng tâm lý xã hội. Cũng vậy, qua hành động vô nhân tính của Trang đã ảnh hưởng
rất lớn đến tư duy, hành động của dư luận xã hội. Dư luận xã hội là sự phán đoán, đánh giá
và thái độ cảm xúc của một nhóm xã hội đối với một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều
đụng chạm đến quyền lợi của nhóm. Trong trường hợp này, dư luận mang nhiều sắc thái
cảm xúc từ xót thương, bất bình cho đến ấm ức, bực tức trước những hành vi tàn bạo của
Trang và sự nhu nhược của Thái. Từ những cảm xúc ấy, dư luận xã hội đưa ra các hành
động tương ứng như chỉ trích, phê phán và biểu tình để đòi lại công bằng cho bé Vân An,
cho xã hội và để xả được cơn tức giận cũng như nỗi bất bình của bản thân. Không những
thế, dư luận xã hội cũng tương tác qua lại với tâm lý cá nhân của Trang, chịu sự chỉ trích
về tinh thần cũng phần nào khiến Trang chịu những khủng hoảng và đả kích nhất định.

Kết lại, dưới góc nhìn của tâm lý học xã hội, vụ án Nguyễn Võ Quỳnh Trang bạo hành
bé Vân An được diễn ra từ trong tâm lý cá nhân và có những hành vi bất nhân làm dấy lên
trong dư luận xã hội nhiều đánh giá, xúc cảm khác nhau, dẫn đến các hành động tương ứng
của họ. Là một thành phần của xã hội và của dư luận xã hội, chúng ta nên có cái nhìn
khách quan và chọn lọc thông tin, suy nghĩ và hành động đến từ cộng đồng để đưa ra
những quyết định đúng đắn.

You might also like