You are on page 1of 8

4.1.6. Một ngày bạn ngủ tầm bao nhiêu tiếng?

Bảng thống kê về thời gian ngủ trung bình hàng ngày của sinh viên
Thời gian ngủ/ngày (tiếng) Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Dưới 5 tiếng 36 0.18 18
5 – 7 tiếng 112 0.56 56
Trên 8 tiếng 52 0.26 26
Tổng 200 1 100

Biểu đồ thời gian ngủ trung bình 1 ngày của sinh viên
(Đơn vị: %)

18
26

56

Dưới 5 tiếng 5 - 7 tiếng Trên 8 tiếng

*Nhận xét:
- Thời gian trung bình sinh viên giành cho việc ngủ trong 1 ngày từ 5 – 7 tiếng là nhiều
nhất chiếm 55.8%.
- Có 36 sinh viên trong tổng số 200 sinh viên thực hiện khảo sát (18%) ngủ dưới 5 tiếng 1
ngày.
- Chiếm 26% tổng số sinh viên có thời gian ngủ trung bình trên 8 tiếng mỗi ngày.

4.1.7. Trung bình 1 tuần bạn thức khuya mấy ngày?


Số ngày thức khuya/tuần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
1 – 2 ngày 44 0.22 22
2 – 3 ngày 47 0.235 23.5
3 – 4 ngày 53 0.265 26.5
Trên 5 ngày 56 0.28 28
Tổng 200 1 100

Biểu đồ số ngày thức khuya/tuần của sinh viên (Đơn vị: %)

*Nhận xét:
- Sinh viên thức khuya từ 1 – 4 ngày trong 1 tuần là đông nhất chiếm 72%.
- Sinh viên thức khuya trên 4 ngày 1 tuần chiếm 28%. Việc thức khuya đã trở nên bình
thường và thành thói quen của các bạn sinh viên này.

4.1.8. Sau khi thức khuya dậy, bạn cảm thấy trạng thái tinh thần của mình như thế
nào?
Trạng thái tinh thần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Buồn ngủ 72 0.36 36
Mệt mỏi, uể oải 64 0.32 32
Tỉnh táo, tràn đầy năng lượng 12 0.06 6
Bình thường 52 0.26 26
Tổng 200 1 100

*Nhận xét:
- Sinh viên sau khi thức khuya cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi, uể oải là đa số, chiếm
68%. Điều đó cho thấy việc thức khuya rất ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần vào ngày
hôm sau.
- Chỉ có 12 bạn sinh viên trên tổng số 200 bạn sinh viên làm khảo sát (6%) là có trạng
thái tinh thần tốt, tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.
-

Biểu đồ trạng thái tinh thần của sinh viên sau khi thức dậy
(Đơn vị: %)

26
36

32

Buồn ngủ Mệt mỏi, uể oải


Tỉnh táo, tràn đầy năng lượng Bình thường
Chiếm 26% là các bạn sinh viên cảm thấy bình thường.

4.1.9. Nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng thức khuya:


Biểu đồ nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng thức khuya
của sinh viên (Đơn vị: %)
35
30.5
30 28
26.5 26
25 23

20 18

15 13.5

10 8.5 8.5
5.5
5

0
Do áp lực từ bài tập, deadline, công việc Do nhu cầu giải trí xem phim, nghe nhạc, chơi
game...

Không có Hiếm Thỉnh thoảng Bình thường Thường xuyên

Biểu đồ nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng thức khuya


của sinh viên (Đơn vị: %)
30 28.5
25
25 23
22
20 18.5
17.5
16.5
15
15
12
9.5
10

0
Do sức khỏe, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ... Thức khuya nhiều nên cơ thể tạo thói quen khiến
bạn không thể đi ngủ sớm được nữa

Không có Hiếm Thỉnh thoảng Bình thường Thường xuyên

*Nhận xét:
- Có 41% trong tổng số 200 bạn sinh viên làm khảo sát thường thức khuya do do áp lực
học tập, deadline, công việc.
- Có 54% các bạn thức khuya do nhu cầu giải trí xem phim, nghe nhạc, chơi game,… Các
bạn sinh viên.
- Chỉ có 27% các bạn sinh viên thức khuya do sức khỏe, rối loạn giấc ngủ.
- Có 38,5% các bạn sinh viên thức khuya do thói quen nên không thể đi ngủ sớm được
nữa.
-Từ những số liệu trên ta thấy lối sống của các bạn sinh viên hiện nay chưa lành mạnh,
thức khuya vì những nhu cầu giải trí nhưng lại không quan tâm đến sức khỏe, chưa có sự
sắp xếp thời giời gian nghỉ ngơi và học tập hợp lý. Từ đó thức khuya trở thành một thói
quen khó bỏ ở giới trẻ.

4.1.10. Mức độ bạn muốn thay đổi thói quen thức khuya của mình:
Mức độ muốn thay đổi Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Muốn thay đổi 121 0.61 61
Không muốn thay đổi 29 0.145 14.5
Muốn nhưng hoàn cảnh 48 0.24 24
không cho phép
Tùy lúc thức khuya vì vấn 1 0.005 0.5
đề gì
Tổng 200 1 100
*Nhận xét:
- Các bạn sinh viên muốn thay đổi thói quen thức khuya chiếm phần đông 61%. Các bạn
sinh viên này nhận thấy tác hại của việc thức khuya nên muốn thay đổi thói quen này.
- Chiếm 24% là số các bạn sinh viên cũng muốn thay đổi nhưng vì một số lý do bất khả
kháng mà vẫn chưa thể thay đổi được thói quen này.
- Có 48 bạn sinh viên trên tổng số 200 bạn sinh viên làm khảo sát (14.5%) không muốn
thay đổi thói quen thức khuya.
- Hiện nay, các bạn sinh viên đã ý thức rõ được tác hại của việc thức khuya và muốn thay
đổi nhưng hành động để thay đổi được thói quen đó thì vẫn chưa có nhiều bạn sinh viên
làm được.
4.2. Tình trạng thức khuya của giới trẻ Việt Nam:
Khảo sát của Báo Thanh Niên tại 80 trường học trên toàn quốc với hơn 2.000 học sinh,
sinh viên tham gia, cho thấy thực trạng thức khuya trong giới trẻ đang ở mức báo động
với những con số bất thường.
Bảng khảo sát có sự tham gia của 80 trường học trên toàn quốc với 2.182 học sinh, sinh
viên (HS - SV), trong đó có 11 trường THCS, 29 trường THPT và 40 trường ĐH, CĐ; tỷ
lệ HS (từ 11 - 17 tuổi) chiếm 60%, còn lại 40% là SV (từ 18 - 23 tuổi). Thực trạng khảo
sát cho thấy số lượng HS – SV thức khuya đang ở mức báo động.
Bảng khảo sát nêu ra những câu hỏi sau:
*Nhận xét:
- Với câu
hỏi "Bạn
thường đi ngủ
lúc mấy giờ?",
có 66,2%
trả lời
thường ngủ
sau 23 giờ
đêm. Theo
khuyến nghị
của các nhà
khoa học,
thời gian ngủ tốt
nhất là từ
trước 22 giờ
đến trước
23 giờ, nhưng
kết quả khảo
sát cho thấy
chỉ có 8,7%
ngủ trước
22 giờ, 25,1%
ngủ trước
23 giờ.
- Bảng khảo
sát nêu câu
hỏi: "Một
ngày bạn
thường ngủ
bao nhiêu
giờ?" và kết
quả cho thấy
có 66,5%
bạn trẻ ngủ từ
5-7
giờ/ngày; 6,9% chỉ ngủ từ 2 - 4 giờ/ngày; chỉ có 26,6% ngủ từ 8 - 10 giờ/ngày. Đáng lưu
ý là việc thức khuya còn diễn ra khá phổ biến với 89,6% số người cho biết có thức khuya,
trong đó 48% thường xuyên thức khuya, 41,6% thỉnh thoảng thức khuya, còn lại chỉ có
10,4% cho biết là hiếm khi thức khuya.
- Một con số giật mình là qua việc khảo sát này cho thấy người trẻ thức khuya với nhiều
lý do khác nhau, nhưng lý do "xem mạng xã hội" chiếm tỷ lệ cao nhất. Với câu hỏi "Bạn
thường làm gì khi thức khuya?", có 61,5% lựa chọn câu trả lời xem mạng xã hội, 59%
học bài, 34,9% xem phim, 26,1% chơi game và 40,5% làm việc khác.
- Từ số liệu và bảng khảo sát trên đặt ra cho chúng ta vấn đề về việc “thức tỉnh” giới trẻ
về việc thức khuya. Giải pháp tốt nhất là nâng cao kỹ năng quản lý thời gian trong ngày
của học sinh, sinh viên. Cần dạy cho học sinh hiểu thời gian là vàng, cần biết tận dụng
thời gian phân bổ hợp lý, lúc nào nên nghỉ ngơi và đọc sách để thấy tuổi trẻ quý giá như
nào; tuyên truyền văn hóa đọc sách tinh hoa, không đọc tin trên mạng xã hội.

You might also like