You are on page 1of 28

CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN KINH TẾ
NGÀNH: LOGISTICS

MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGISTICS

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ XÂY


DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH NHÂN VIÊN
LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH ITL

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Giảng viên 1:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Giảng viên 2:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

NHÓM: Nhóm 6 – NM LOG_19302


ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ 1
STT THÀNH VIÊN THAM CHẤT ĐÚNG TRÁCH TỔNG KÝ
1
GIA LƯỢN
ĐẦY G NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Triệu Thị Thiên Hương 100% 100% 100% 100% 100%
2 Nguyễn Thị Bích Ngọc 100% 100% 100% 100% 100%
3 Cao Thị Thanh Thúy 100% 100% 100% 100% 100%
4 Bế Đình Mạnh 100% 100% 100% 100% 100%
5 Bùi Trọng Tính 100% 100% 100% 100% 100%
NHÓM: Nhóm 6 – NM LOG_19302
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ 2
THAM CHẤT
GIA LƯỢN ĐÚNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN TỔNG
ĐẦY G NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Triệu Thị Thiên Hương 100% 100% 100% 100% 100%
2 Nguyễn Thị Bích Ngọc 100% 100% 100% 100% 100%
3 Cao Thị Thanh Thúy 100% 100% 100% 100% 100%
4 Bế Đình Mạnh 100% 100% 100% 100% 100%
5 Bùi Trọng Tính 100% 100% 100% 100% 100%
NHÓM: Nhóm 6- NM LOGISTICS _19302
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM FINAL
THAM CHẤT
GIA LƯỢN ĐÚNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN TỔNG
ĐẦY G NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Triệu Thị Thiên Hương 100% 100% 100% 100% 100%
2 Nguyễn Thị Bích Ngọc 100% 100% 100% 100% 100%
3 Cao Thị Thanh Thúy 100% 100% 100% 100% 100%
4 Bế Đình Mạnh 100% 100% 100% 100% 100%
5 Bùi Trọng Tính 100% 100% 100% 100% 100%

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................16


3
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................17
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY ITL............................................18
1.1.1.1 Tên doanh nghiệp ITL...........................................................................................18
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................19
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ
LỘ TRÌNH CÔNG DANH TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI ITL....................26
2.1.1 Nhân viên kho vận....................................................................................................26
2.1.2 Nhân viên kinh doanh............................................................................................27
2.1.3 Nhân viên chứng từ:..............................................................................................28
2.1.4 Nhân viên cảng/điều phối container....................................................................29
2.1.5 Chuyên viên thu mua.............................................................................................30
2.1.6 Nhân viên giao nhận..............................................................................................30
2.1.7 Nhân viên hải quan................................................................................................31
2.1.8 Chuyên viên thanh toán quốc tế...........................................................................32
2.1.9 Nhân viên chăm sóc khách hàng..........................................................................33
2.2.2 Lộ trình công danh cho từng vị trí............................................................................34
2.2.2.1 Lộ trình công danh cho vị trí nhân viên kho..........................................................34
2.2.2.2 Lộ trình công danh nhân viên kinh doanh............................................................34
2.2.2.3 Lộ trình công danh nhân viên chứng từ.................................................................34
2.2.2.4 Lộ trình công danh nhân viên cảng........................................................................34
2.2.2.5 Lộ trình công danh chuyên viên thu mua..............................................................34
2.2.2.6 Lộ trình công danh chuyên viên giao nhận............................................................34
2.2.2.7 Lộ trình công danh nhân viên hải quan..................................................................34
2.2.2.8 Lộ trình công danh chuyên viên thanh toán quốc tế..............................................34
2.2.2.9 Lộ trình công danh nhân viên chăm sóc khách hàng.............................................34
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC BẢN THÂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU CÔNG
VIỆC TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS.....................................................................35
3.1 Đánh giá bản thân qua công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và tính cách theo
MBTI, tự xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.....................................................35
3.1.1 Đánh giá của Triệu Thị Thiên Hương.......................................................................35
3.1.2 Đánh giá của Cao Thị Thanh Thúy...........................................................................38

4
3.1.3 Đánh giá của Bế Đình Mạnh.....................................................................................40
3.1.4 Đánh giá của Nguyễn Thị Bích Ngọc.......................................................................42
Hình 3.4. Kết quả của Bùi Trọng Tính..............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................46
PHỤ LỤC..........................................................................................................................47

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Logo công ty ITL.....................................................................................9


Hình 1.2 Trụ sở ITL................................................................................................9

5
Hình 1.3 Dịch vụ vận chuyển đường hàng không.................................................13
Hình 1.4 Dịch vụ vận chuyển đường bộ................................................................13
Hình 1.5 Dịch vụ vận chuyển đường biển.............................................................13
Hình 1.6 Dịch vụ kho bãi.......................................................................................14
Hình 1.7 Dịch vụ đường sắt....................................................................................14
Hình 2.1 Nhân viên kho vận...................................................................................17
Hình 2.2 Nhân viên kinh doanh..............................................................................18
Hình 2.3 Nhân viên chứng từ .................................................................................19
Hình 2.4 Nhân viên cảng.........................................................................................20
Hình 2.5 Nhân viên giao nhận.................................................................................21
Hình 3.1 Kết quả MBTI của Triệu Thị Thiên Hương..............................................26
Hình 3.2 Kết quả MBTI của Cao Thị Thanh Thúy... ..............................................29
Hình 3.3 Kết quả MBTI của Bế Đình Mạnh............................................................30
Hình 3.4 Kết quả MBTI của Nguyễn Thị Bích Ngọc .............................................32
Hình 3.5 Kết quả MBTI của Bùi Trọng Tính ..........................................................34

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ITL .................................................................11


Sơ đồ 2.1 Lộ trình công danh......................................................................................

6
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Thu
Sương. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn “Nhập môn Logistics”, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của cô. Cô đã
giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài
tiểu luận về đề tài: Phân tích hoạt động Logistics và xây dựng lộ trình công danh
nhân viên Logistics tại công ty ITL. Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi
những thiếu sót. Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu
luận của em ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

7
LỜI MỞ ĐẦU

Logistics ngày nay, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tác động quan trọng đến hầu hết mọi
hoạt động của con người, mọi sự vận động của xã hội. Phát triển dịch vụ Logistics
một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế
giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ Logistics
trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối tốt với
mạng lưới dịch vụ Logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và
người tiêu dùng từ các nước trên thế giới. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các
tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát
triển, Logistics được các nhà quản lý coi như công cụ, một phương tiện liên kết các
lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời
gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Logistics giúp giải quyết cả đầu
lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hóa quá trình chu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,... Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và
hoạt động Logistics đúng đắn. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm
chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động Logistics như: chọn sai vị
trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả...Ngoài ra Logistics còn
hỗ trợ đắc lực cho marketing. Chính Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa
sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có
thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng
đúng thời hạn, địa điểm quy định.

Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về hoạt động
Logistics và xây dựng lộ trình công danh nhân viên Logistics tại công ty ITL.

8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY ITL.

1.1 Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp


1.1.1 Tên doanh nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.1 Tên doanh nghiệp ITL
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO
TRẦN
- Tên tiếng Anh: INDOTRANS LOGISTICS CORPORATION (ITL)

Hình 1.1: Logo Công ty ITL

- Trụ sở : Văn phòng công ty


+ Địa chỉ: 52-54-56 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam.
+ Điện thoại: (84-8) 38488567 - (84-8) 3948 6888
+ Website: https://itlvn.com/

Hình 1.2: Trụ sở ITL

9
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Indo-Trans Logistics (ITL) được thành lập vào năm 1999 nhằm cung
cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về vận chuyển, phân phối hàng hóa bằng đường biển,
hàng không, và đường bộ cũng như cung cấp các dịch vụ giao nhận kho bãi Logistics.
Tập đoàn Indo Trans Logistics đã có những bước phát triển vượt bậc để hình thành
một tập đoàn uy tín hàng đầu Việt Nam về cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa
và giao nhận Logistics. Với sự tham gia của đối tác chiến lược Singapore Post, mục
tiêu của Tập đoàn không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Dương mà còn vươn lên thị
trường quốc tế với tốc độ phát triển, đầu tư mạnh mẽ.

Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển INDO TRẦN là công ty cổ phần,
được quản lý bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành.Được sở Kế hoạch và Đầu
tư HCM cấp giấy phép Số 4102000063 vào ngày 26 tháng 1 năm 2000.Là 1 trong
những công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics tích hợp
và làm tổng đại lý hàng hóa (GSA) tại Việt Nam và Đông Nam Á.ITL đang chuyển
mình để sẵn sàng đối mặt với sự chuyển biến không ngừng của ngành nhờ đó thương
mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng.

- Quá trình phát triển của tập đoàn Indo Tran Logistics
+ 06/2005: ITL được chỉ định làm đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng
không Thai Cargo tại Việt Nam và khu vực Đông Dương.
+ 03/2007: ITL được chỉ định làm đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng
không Qatar Airways tại Việt Nam
+ 01/2010: ITL trở thành đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng không
Northwest Airlines (hiện tại trực thuộc hãng hàng không Delta Airlines)
+ 05/2010: Khánh thành LDC HiepPhuoc (4,000 m2) và LDC Tien Son (3,000
m2)
+ 06/2011: Singapore Post công bố mua 30% cổ phần tại ITL ($10.8 triệu)
+ 11/2012 : CEVA Logistics, một trong những công ty quản lý chuỗi cung ứng
hàng đầu thế giới, công bố thành lập liên doanh mới tại Việt Nam với ITL
CEVA Logistics.

10
+ Đến năm 2015, ITL ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần
Kho vận Miền Nam (SOTRANS) - Doanh nghiệp Việt Nam với hơn 40 năm
kinh nghiệm
+ Năm 2018, ITL gây ấn tượng trong toàn ngành khi đạt mức tăng trưởng gần
50% so với 2017, cao gấp 3 lần mức tăng trung bình của ngành Logistics.
+ Đầu tháng 7/2019, Tập đoàn Symphony International Holdings (Singapore) đã
đầu tư 42,6 triệu USD để trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn ITL.
+ Tập đoàn ITL Indo Trans Logistics là doanh nghiệp thuộc nhóm 500 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam. trong 6 năm liên tiếp (2007, 2008, 2009 đến 2010, 2011,
2012 ). VNR500 là BẢNG XẾP HẠNG 500 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT
NAM THEO MÔ HÌNH CỦA FORTUNE 500 - dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh
giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report, được định kỳ công
bố thường niên từ năm 2007 bởi Báo VietnamNet, với sự tư vấn của các chuyên gia
trong và ngoài nước - đặc biệt gồm GS John Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh
Doanh Harvard.
- Tầm nhìn: ITl được thành lập với mục tiêu hướng đến là đơn vị dẫn đầu trong
ngành công nghiệp vận tải trong khu vực.
- Sứ mệnh: Cung cấp các dịch vụ tích hợp và sáng tạo trong ngành vận tải, hàng
không và logistics thương mại điện tử với tính hội nhập cùng sự tôn trọng và tín
nhiệm đối với khách hàng mà chúng tôi phục vụ
- Giá trị cốt lõi:
+ Luôn luôn đứng đầu.
+ Tích hợp thống nhất.
+ Niềm tin và nghĩa vụ.
+ Trách nhiệm với cộng đồng.

11
1.1.2. Sơ đồ tổ chức.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Indo-Trans Logistics

- Các vị trí liên quan đến hoạt động Logistics:


+ Nhân viên kho vận.
+ Nhân viên kinh doanh.
+ Nhân viên chứng từ.
+ Nhân viên cảng/ điều phối container.
+ Chuyên viên thu mua.
+ Nhân viên giao nhận.
+ Nhân viên hải quan.
+ Chuyên viên thanh toán quốc tế.
+ Nhân viên chăm sóc khách hàng.

12
1.1.3: Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Vận chuyển hàng nguyên container nội địa.
- Vận chuyển hàng lẻ bằng đường sắt.
- Vận chuyển nguyên container đường sắt.
- Vận chuyển hàng không nội địa.
- Vận chuyển container bằng đường biển nội địa.
- Dịch vụ Logistics:
+ Dịch vụ vận chuyển đường hàng không.

Hình 1.3 Dịch vụ vận chuyển đường hàng không


+ Dịch vụ vận tải đường bộ.

Hình 1.4 Dịch vụ vận chuyển đường bộ

+ Dịch vụ vận chuyển bằng đường biển

13
Hình 1.5 Dịch vụ vận chuyển bằng đường biển

+ Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác.

Hình 1.6 Dịch vụ kho bãi

+ Dịch vụ vận tải bằng đường sắt.

Hình 1.7 Dịch vụ đường sắt.

14
1.2. Chức năng hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp.
- Đại hội dồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định những vấn đề
thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ quy định.
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh
và quản lý rủi ro công ty.
- Ban kiểm soát: Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết. Ban kiểm soát báo cáo Đại
hội đồng cổ đông Bộ máy VP trung ương Đại hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Ban
Giám Đốc Phòng vận tải đường sắt Phòng vận tải đường biển Phòng vận tải hàng
không các công ty con, liên doanh và chi nhánh ở nước ngoài.
-Ban giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung, quyết định toàn bộ các
hoạt động trong công ty, đảm bảo quyền lợi cho nhân viên công ty. Xây dựng chương
trình, kế hoạch conog tác tuần, tháng, quý, năm cho công ty và thường xuyên đôn đốc,
theo dõi việc thực hiện chương trình.
- Phòng vật tư kho bãi: Phòng vật tư, kho bãi quản lí cơ sở vật chất vận tải, hạ tầng
kĩ thuật của công ty. Khai thác và vận hành hệ thống xe và kho bãi.
- Phòng kế toán: Phòng kế toán tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, thu, chi, tổ chức
việc ghi chép và luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý.
- Phòng vận tải: Phòng vận tải phân ra các phòng đơn vị vận tải cho từng phương
thức, mỗi phòng chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển cung cấp dịch vụ tương ứng
với phương thức vận tải đó.
- Phòng OPS: Phòng OPS phụ trách các nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu do
phòng này đảm trách, cung cấp các dịch vụ giao nhận chứng từ, khai hải quan.
- Phòng quản trị rủi ro: Phòng quản trị rủi ro có nhiệm vụ quản trị rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, đầu tư của công ty và các đơn vị thành viên, quản lí công nợ.
- Phòng Marketing: Phòng Marketing phụ trách việc tạo dựng và nâng tầm thương
hiệu của công ty, tìm hiểu các sản phẩm tiềm năng của mỗi tỉnh thành trong cả nước
và mỗi khu vực trên thế giới để đưa ra những kế hoạch nhằm tăng khả năng cạnh
tranh, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu
sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Theo dõi, đôn đốc
tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng thời
hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án cải thiện kinh
15
doanh hiệu quả nhất. Lập và phân bổ kế hoạch kinh doanh hàng năm cho công ty,
hàng quý và hàng tháng cho các kho bãi. Đề xuất đơn hàng và thiết lập thời gian, thời
hạn cho bộ phận kho. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing
trong từng thời điểm.

16
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
VÀ LỘ TRÌNH CÔNG DANH TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI ITL

2.1 Mô tả công việc, tính chất của các vị trí trong công việc đã liệt kê và trình bày
các yêu cầu của doanh nghiệp với các vị trí trên về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
2.1.1 Nhân viên kho vận.
Nhân viên vận hành kho chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa được lấy từ đâu, lấy
bao nhiêu, phân phối như thế nào, vận chuyển ra sao,… Tất cả những việc này
đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng và khả năng phân tích mới đạt hiệu quả tốt
nhất.
Mô tả công việc:
- Tiếp nhận đơn hàng và sắp xếp lịch giao hàng khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo
giao đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí.
- Quản lý hoạt động vận chuyển, bốc xếp và giao nhận hàng hóa.
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa từ lúc xuất
kho đến khi giao cho khách hàng.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa trong kho.
- Phối hợp với đơn vị vận tải, khách hàng và các bên liên quan xử lý các sự cố
trong quá trình giao hàng.
Yêu cầu kiến thức: Có kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, nghiệp vụ
ngoại thương.
Yêu cầu kĩ năng:
+ Biết phân tích, tổng hợp lên kế hoạch, theo dõi công việc cẩn thận.
+ Sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng.
Yêu cầu thái độ: Tác phong làm việc nhanh nhảy, khoa học, trách nhiệm với
công việc.

17
Hình 2.1 Nhân viên kho vận
2.1.2 Nhân viên kinh doanh.
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh ngành logistics là bán hàng, mà cụ thể hơn
là bán dịch vụ vận chuyển. Họ phải đảm bảo tạo ra doanh thu và duy trì uy tín
của doanh nghiệp.
Mô tả công việc:
- Cung cấp thông tin về dịch vụ và thuyết phục khách hàng chọn dịch vụ của
doanh nghiệp.
- Giữ liên lạc với các khách hàng hiện hữu của doanh nghiệp, thường xuyên cập
nhật các chính sách, ưu đãi mới cho họ.
- Tìm kiếm khách hàng mới.
- Hỗ trợ và giám sát quá trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo khách hàng luôn hài
lòng.
Yêu cầu kiến thức: Cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải, dịch vụ Logistics, sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Yêu cầu kĩ năng: xử lý tình huống, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ
khác, kiên nhẫn và tinh tế.
Yêu cầu thái độ: Chủ động trong công việc, chịu được áp lực công việc tốt.

18
Hình 2.2 Nhân viên kinh doanh.
2.1.3 Nhân viên chứng từ:
Chức năng chính của nhân viên chứng từ là thực hiện các nghiệp vụ liên quan
đến chứng từ xuất nhập được vận chuyển bằng tàu. Họ phải đảm bảo tính hợp
pháp của các chứng từ trước khi thông quan và đảm bảo việc giao hàng diễn ra
đúng quy trình, thủ tục pháp lý.
Mô tả công việc:
- Soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, vận đơn, hóa
đơn, giấy báo hàng đến,…
- Chuẩn bị hồ sơ hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận
chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan,…
- Làm việc với khách hàng và phối hợp với bộ phận hiện trường làm các thủ tục
thông quan hàng hóa.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ và khoa học.
Yêu cầu kiến thức: chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng
hóa, chạy lệnh.
Yêu cầu kĩ năng:
Khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt

19
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng thành thạo excel/ phần mềm quản lý.
Yêu cầu thái độ: Có tác phong nghiêm túc, năng động để tổ chức toàn bộ Nhân viên
và hệ thống công việc hiệu quả.

Hình 2.3 Nhân viên chứng từ.


2.1.4 Nhân viên cảng/điều phối container
Nhân viên cảng là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên hoặc
xuống tàu.
Mô tả công việc:
- Kiểm soát các thiết bị, công cụ xếp dỡ và băng tải vận chuyển hàng nhằm đảm
bảo an toàn lao động.
- Bố trí tàu ra vào sao cho hợp lý.
- Điều động các phương tiện bốc dỡ và công nhân bốc xếp.
- Lập biên bản nếu xảy ra sự cố trong quá trình bốc dỡ hàng lên và xuống tàu.
Yêu cầu kiến thức: Kiến thức chuyên môn về thủ tục hải quan, giao nhận hàng
hóa, quy trình vận hành máy móc và thiết bị bốc dỡ.
Yêu cầu kĩ năng: Giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo tin học văn phòng.
Yêu cầu thái độ: Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.

20
Hình 2.4 Nhân viên cảng.
2.1.5 Chuyên viên thu mua
Nhiệm vụ của nhân viên thu mua là phải đảm bảo nguồn nguyên liệu được mua
từ những nhà cung cấp uy tín với mức giá tốt nhất và thời gian giao hàng hợp lý.
Mô tả công việc:
- Làm việc với bộ phận sản xuất, xác định mặt hàng cần mua và lập kế hoạch
thu mua.
- Xác định các yêu cầu mua hàng và quản lý hoạt động mua hàng.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho nhà cung cấp.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng để kịp thời xử lý các sự cố phát sinh.
- Xác định thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, theo dõi đơn đặt hàng và chi
phí mua hàng.
- Đánh giá hiệu quả các đơn đặt hàng.
- Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng được tuân thủ.
Yêu cầu kiến thức: Kiến thức thực tế về thông tin và giá cả của hàng hóa,
nguyên vật liệu trên thị trường.
Yêu cầu kĩ năng:Có kĩ năng quản lí tài chính, hiểu biết cơ bản về thị trường,
giao tiếp và đàm phán.
Yêu cầu thái độ: Sáng tạo, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
2.1.6 Nhân viên giao nhận
Trách nhiệm của nhân viên giao nhận là quản lý tất cả các hoạt động liên quan
đến việc chuyển thư từ, kiện hàng hoặc hàng hóa.

21
Mô tả công việc:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin các lô hàng được giao.
- Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng tìm được phương án giao nhận tối ưu.
- Sắp xếp và điều phối các phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Theo dõi tiến độ giao nhận.
Yêu cầu kiến thức: Trình độ văn hóa 12/12, cơ bản về thủ tục hải quan, giao
nhận hàng hóa, chạy lệnh.
Yêu cầu kĩ năng: nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt, sự kiên nhẫn, khả năng chịu
áp lực cao, tiếng Anh tốt.
Yêu cầu thái độ: Có tính trung thực, nhanh nhẹn, nghiêm túc trong công việc.

Hình 2.5 Nhân viên giao nhận.


2.1.7 Nhân viên hải quan
Trách nhiệm chính của nhân viên hải quan là đảm bảo tính hợp pháp của hàng
hóa xuất nhập khẩu và đảm bảo hàng hóa tại cảng lưu thông thuận lợi, không bị
ùn ứ. Công việc này đòi hỏi bạn phải có năng lực chuyên môn cao nhưng đổi lại

22
bạn sẽ nhận được mức thu nhập rất tốt. Chính vì vậy đây là công việc thu hút sự
quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
Mô tả công việc:
- Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu.
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa và đảm bảo tính hợp pháp đối với các loại hàng
hóa tại cảng.
- Thực hiện các công việc khai báo hải quan.
- Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Yêu cầu kiến thức: Kiến thức chuyên ngành vẩn tải, tài chính, hải quan, nghiệp
vụ ngoại thương,...
Yêu cầu kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng quản lí thời gian và
sắp xếp công việc tốt...
Yêu cầu thái độ: Tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm, thành thạo tin học văn
phòng.

2.1.8 Chuyên viên thanh toán quốc tế.


Nhiệm vụ của chuyên viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, như: mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra tính hợp lệ
của bộ chứng từ,… Vị trí này đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh và hiểu rõ các tiêu
chuẩn, nguyên tắc quốc tế về thương mại.
Mô tả công việc:
- Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng.
- Kiểm tra tính pháp lý các loại giấy tờ, hồ sơ của khách hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi
giao dịch đã ký kết.
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
- Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của ngân hàng.
Yêu cầu kiến thức: Có kiến thức chuyên môn về ngành liên quan như tài chính,
ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương.
Yêu cầu kĩ năng: Thành thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh, thành thạo tin học
văn phòng.
Yêu cầu thái độ: Chịu được áp lực công việc, trách nhiệm với công việc.

23
2.1.9 Nhân viên chăm sóc khách hàng.
Trách nhiệm của nhân viên chăm sóc khách hàng ngành logistics là tư vấn, cung
cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng và theo dõi tình trạng hàng hóa để cập
nhật cho khách hàng.
Mô tả công việc:
- Cung cấp cho khách hàng các tài liệu cần thiết.
- Xử lý nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.
- Thông báo tình trạng vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.
- Theo dõi sát các đơn hàng lớn và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của
khách hàng.
- Lưu giữ thông tin khách hàng và duy trì mối quan hệ mật thiết với họ.
Yêu cầu kiến thức: Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
và vận tải quốc tế.
Yêu cầu kĩ năng: giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tự tin, khả năng tổ chức công
việc tốt, nắm bắt các cơ hội tạo lập quan hệ với khách hàng...
Yêu cầu thái độ: Luôn tạo lập mối quan hệ khách hàng.
2.2 Mô tả lộ trình công danh cho các vị trí công việc trên.
2.2.1 Lộ trình công danh cho các vị trí.

0-3 năm kinh nghiệm 3-10 năm kinh nghiệm

- Nhân viên/ chuyên viên


Quản lý cấp trung
- Tập sự
- Quản lý
- Trợ lý quản lý
- Trưởng nhóm
- Thực tập sinh
- Phó/ trưởng phòng

>10 năm kinh nghiệm


Ban điều hành
Quản lý cấp cao
- Tổng giám đốc - CEO - Giám đốc
- Phó tổng giám đốc. - Phó giám đốc.

Sơ đồ 2.1 Lộ trình công danh

24
2.2.2 Lộ trình công danh cho từng vị trí.
2.2.2.1 Lộ trình công danh cho vị trí nhân viên kho.
Nhân viên kho => Giám sát kho => Quản lý kho => Giám đốc kho vận.
2.2.2.2 Lộ trình công danh nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh =>Phó trưởng phòng kinh doanh => Giám đốc bộ phận kinh
doanh.
2.2.2.3 Lộ trình công danh nhân viên chứng từ
Nhân viên chứng từ => Giám sát nhân viên chứng từ => Quản lý bộ phận chứng từ .
2.2.2.4 Lộ trình công danh nhân viên cảng
Nhân viên cảng => Giám sát cảng => Quản lý cảng => Giám đốc cảng.
2.2.2.5 Lộ trình công danh chuyên viên thu mua
Chuyên viên thu mua => quản lý chuyên viên thu mua => Trưởng bộ phận thu mua
2.2.2.6 Lộ trình công danh chuyên viên giao nhận
Chuyên viên giao nhận => Giám sát nhân viên giao nhận => Quản lý => Giám đốc
2.2.2.7 Lộ trình công danh nhân viên hải quan
Nhân viên hải quan => Quản lý nhân viên viên hải quan.
2.2.2.8 Lộ trình công danh chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế => Quản lý chuyên viên thanh toán => Giám đốc
2.2.2.9 Lộ trình công danh nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng => Giám sát bộ phận chăm sóc khách hàng => Quản
lý dịch vụ khách hàng.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

26
PHỤ LỤC

27

You might also like