You are on page 1of 31

CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN KINH TẾ
NGÀNH: LOGISTICS

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN


PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY ANGIMEX

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Anh


Nhóm SVTH: Nhóm 8 – Lớp LO18302_T
1. Đoàn Tiến Đạt -PS35938
2. Đinh Thúy Hằng -PS35928
3. Y Aron Kbuôr -PS29345
4. Huỳnh Thị Minh Thư -PS36170

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Giảng viên 1:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giảng viên 2:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
NHÓM:
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM CHƯƠNG 1,2
THAM CHẤT
ĐÚN
GIA LƯỢNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN G TỔNG
ĐẦY NỘI NHIỆM TÊN
HẠN
ĐỦ DUNG

1 Đoàn Tiến Đạt 100 100 100 100 100

2 Đinh Thúy Hằng 100 100 100 100 100

3 Y Aron Kbuôr 90 90 90 90 90

4 Huỳnh Thị Minh Thư 100 100 100 100 100


NHÓM:
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM CHƯƠNG 3,4
THAM CHẤT
ĐÚN
GIA LƯỢNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN G TỔNG
ĐẦY NỘI NHIỆM TÊN
HẠN
ĐỦ DUNG

1 Đoàn Tiến Đạt 100 100 100 100 100

2 Đinh Thúy Hằng 100 100 100 100 100

3 Y Aron Kbuôr 100 100 100 100 100

4 Huỳnh Thị Minh Thư 100 100 100 100 100

2
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô. Trong quá trình tìm hiểu
và học tập môn Nghiệp vụ thanh toán, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và
hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô . Sự hướng dẫn tận tình và kiến thức
hay từ cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm kiến thức hay và
bổ ích. Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những
gì mình tìm hiểu về đề tài “ Phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện
hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty ANGIMEX”
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của chúng em vẫn còn hạn chế nhất định. Do
đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận
này. Mong xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô luôn thuận lợi và thành công trong sự nghiệp “trồng người”. Kính
chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục diều dắt nhiều thế hệ tiếp theo đến bến
đò tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP XUẤT
NHẬP KHẨU AN GIANG – ANGIMEX................................................................5

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG –


ANGIMEX..............................................................................................................5
1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ANGIMEX......................................................10
1.3 SẢN PHẨM CHỦ YẾU.......................................................................................10

CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP


VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ANGIMEX......................12

2.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX.........................12


2.2 LIỆT KÊ CÁC ĐỐI TÁC, THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
ANGIMEX VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ........18
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
CÔNG TY ANGIMEX.........................................................................................23
3.1 CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG
TẠI CÔNG TY ANGIMEX.....................................................................................23
3.2 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC...................................26

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH


TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY ANGIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI.....27

4.1 CÁC RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐANG TỒN TẠI TRONG CÔNG TY
ANGIMEX............................................................................................................27
4.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY
ANGIMEX............................................................................................................27

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP XUẤT
NHẬP KHẨU AN GIANG – ANGIMEX

1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang – ANGIMEX
Tên công ty trong nước: CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Tên công ty quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY
Tên viết tắt: ANGIMEX
Logo:

Tiền thân: CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG AN GIANG


Ngày thành lập: 23/07/1976
Mã số thuế: 1600230737
Trụ sở chính: Số 1 Ngô Gia Tự, Phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang.
Tel: (0296) 9 999 999
Email: info@angimex.com
Website: www.angimex.com.vn

5
Hình 1.1 Hình ảnh Công ty ANGIMEX
1.1.1 Hình thức kinh doanh
 Sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu gạo: các loại gạo được xuất
khẩu sang các thị trường như Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia,
Iran, Iraq, Cuba, Hồng Kông, Mỹ và các nước Châu Phi,...
 Sabr xuất, chế biến kinh doanh gạo nội địa: Angimex đã xây dựng được 2
nhãn hàng An Gia và Mục Đồng bao gồm các loại gạo có nguồn gốc đạt tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe và được đóng gói bao bì
đa dạng.
 Kinh doanh xe moto và phụ tùng qua hệ thống Cửa hàng ủy nhiệm
( HEAD) Honda Việt Nam.
 Kinh doanh thương mại vật tư nông nghiệp: cung cấp sỉ và lẻ các loại phân
bón hữu cơ, phân vi sinh, nông dược tại 3 điểm kho chính ( Thoại Sơn, An
Hòa, Chợ Vàm ), hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu của Angimex.
 Sản xuất và kinh doanh lúa giống.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập ngày 23/07/1976 và cổ phần hóa ngày 01/01/2008, Angimex
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lương
thực, vật tư nông nghiệp, thương mại dịch vụ, … với ngành hàng chủ lực là
lúa, gạo. Hơn 35 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, Angimex rất tự hào
đã được các khách hàng khó tính từ các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Á, …cũng như khách hàng trong nước tin tưởng và chấp nhận.
Với hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, Angimex đã, đang và sẽ cung
cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và dịch vụ chuyên
nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Angimex không ngừng cải
tiến để đáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn ngày càng cao của khách hàng cũng
như yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Là một doanh nghiệp tiêu biểu của Tỉnh An Giang nói riêng và của Việt Nam
nói chung, Angimex luôn quan tâm đến cộng đồng, luôn ý thức về bảo vệ môi
trường. “Chung tay xây dựng một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam
6
cũng như nông thôn An Giang và luôn gắn kết với người nông dân trong
chuỗi giá trị lúa gạo” là hoài bão và trách nhiệm của công ty chúng tôi trong
suốt quá trình kinh doanh.
 Những cột móc quan trọng của doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay:
1976: Ngày 23 tháng 7, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số
73/QĐ-76 thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.
Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An
Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
1982: Thành lập Trạm giao nhận TP.Hồ Chí Minh ( nay là Chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh ).
1988: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang. ANGIMEX
được Bộ Kinh Tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
1991: Góp vốn thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ
qua hệ thống siêu thị.
2008: ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thành lập
Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường với
sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op. Khai trương Trung tâm Bảo
dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm.
2009: Nhã hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội
địa. ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ người nông dân: Phần mềm
Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.
2010: Khai trưởng dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “ Đổi xe cũ lấy
xe mới “. ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh
Dasvila tại thị trường An Giang.
7
2011: Khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang. Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex
Bình Thành huyện Thoại Sơn, tình An Giang. Đại hội đồng cổ đông quyết
nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh lúa giống và sản xuất, kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật.
2012: Các đại lý bán gạo Angimex ( thông qua hình thức hợp tác giữa
Angimex và các hộ kinh doah ) bắt đầu hoạt động. Kết thúc năm 2012, đạt 80
đại lý. Khai trương Cửa hàng gạo tại Trụ sở chính của Angimex ( số 01 Ngô
Gia Tự, TP. Long Xuyên, An Giang ) để hỗ trợ tư vấn đại lý và khách hàng.
Niêm yết 18,2 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán AGM tai Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
2013: Cửa hàng gao Angimex tại TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt
động tại số 137 Trần Bình Trong, Q.5.
2014: Công ty khai trương Trung tân Thương mại và Dịch vụ Angimex tại
phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, An Giang. Sản phẩm gạo của Cong ty
tiếp tục được người tiêu dụng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao
2015”. Công ty khởi công Nhà máy chế biến lúa gạo Đa Phước tại xã Đa
Phước, huyện An Phú, An Giang.
2015:
 07/2015 Nhà máy sản xuất và chế biến lúa gạo Đa Phước đi vào hoạt
động.
 09/2015 Phòng huấn luyện nội bộ thuộc Trung tâm Thương mại – Dịch vụ
Angimex đươc Honda Viết Nam ủy nhiệm.
 09/2015 khởi công xây dựng Cửa hàng Thương mại – Dịch vụ Angimex
Châu Đốc.
 12/2015 Sản phẩm gạo của Công ty tiếp tục được người tiêu dùng bình
chọn : Hàng Việt Nam chất lượng cao 2015”.
2016:

8
 01/2016, Công ty CP Xuất Nhập Khẩu An Giang ( Angimex ) đã khai
trương Trung tâm Thương mại Dịch vụ ( TM-DV ) Angimex tại Khu đô thị
mới TP. Châu Đốc ( phường Vĩnh Mỹ ).
 23/07/2016, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang Giang tổ chức lễ
Kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty.
2018: Ngành Thương mại – Dịch vụ khai trưởng cửa hàng Thương mại –
Dịch vụ Angimex Châu Thành vào ngày 31/08/2018, Cửa hàng Thương mại –
Dịch vụ Angimex Châu Phú vào ngày 30/11/2018.
Ngành kinh doanh mới khai trương của hàng A-Store Ung Văn Khiêm vào
ngày 10/11/2018 và Cửa hàng A-Store Nguyễn Hữu Cảnh ngày 15/12/2018.
2019: Ngành kinh doanh mới khai trương của hàng A-Store Nguyễn Trãi
ngày 01/01/2019. Công ty CP Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp
( Dasco ) trở thành công ty con của Angimex kể từ ngày 01/01/2019.
2020: Thành lập các Công ty con trực thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
An Giang:
 Thành lập Công ty TNHH Lương thực Angimex.
 Thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Angimex.
 Và chuyển đổi Dasco từ Công ty CP sang Công ty TNHH Một thành viên
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty ANGIMEX

9
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức

1.2 Lĩnh vực hoạt động của ANGIMEX

Hình 1.3 Hình ảnh công ty

10
Nông sản: sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng
xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Đây cũng chính là ngành hàng chủ lực là
xuất khẩu gạo.
Công nghiệp: kinh doanh xe mô tô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do
HONDA Việt Nam ủy nhiệm.
Vật tư nông nghiệp: kinh doanh các loại (lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật,…).
1.3 Sản phẩm chủ yếu
Nông sản như hạt điều, hạt cà phê,cacao, bột mì,...
Các sản phẩm chế biến: đậu phụ, mì sợi, bánh kẹo,...
Sản phẩm phân bón lá Dasco

Hình 1.4 Phân bón lá

Mặt hàng chủ lực là lúa,gạo như là:gạo Tấm Thơm, Lúa Tôm, Hương Lài,...

Gạo xuất khẩu sang Châu Á, Châu Âu là gạo: Jasmine, Đài thơm 8,gạo Nàng
hoa, ST 25,..

11
Hình 1.5 Gạo Jasmine Hình 1.6 Gạo Hương Lài

Hình 1.7 Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh

CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP


VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ANGIMEX
2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty ANGIMEX
Gạo Louis Sapphire được xưng tụng bằng những mỹ danh “Đệ nhất gạo Việt”, “Một
trong những loại gạo ngon nhất thế giới”… Được gieo trồng trên mảnh đất Đồng
bằng sông Cửu Long màu mỡ, trù phú, quanh năm khí hậu ôn hòa, Louis Sapphire
được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt từ khâu gieo trồng, thăm ruộng, lấy mẫu,
kiểm nghiệm đến thành phẩm. Gạo Louis Sapphire được nấu thành loại cơm "cực
phẩm" với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột
gạo hảo hạng, khi để nguội cũng không bị khô cứng. Sở hữu các chứng nhận
HACCP, ISO 22000:2018, HALAL, ATVSTP... gạo Louis Sapphire có thể tự tin
đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường gạo Châu Âu và Mỹ.
Sau đây là những tiêu chuẩn cần phải đáp ứng khi lựa chọn thị trường Châu
Âu:
Tiêu chuẩn về chất lượng
Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng
tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về

12
độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật
năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:
• Có chất lượng cao, không mùi.
• Chứa độ ẩm tối đa 13%.
• Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).
An toàn vệ sinh thực phẩm
Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các công đoạn sản xuất,
chế biến, phân phối và đưa ra thị trường. EU quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
như sau:
• Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung châu Âu bao gồm các quy trình
liên quan đến truy xuất nguồn gốc, các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô
nhiễm trong thực phẩm.
• Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có
nguồn gốc động vật của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.
• Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng
với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
(HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào
EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg.
• Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của
thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm.
• Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử
dụng và phạm vi sử dụng.
• Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp
kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa nhập
khẩu từ nước thứ ba.
Kiểm soát chất gây ô nhiễm

13
Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đã đặt ra
giới hạn cho một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói,
vận chuyển hoặc lưu giữ.
• Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các
chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường
EU.
• Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất
gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Quy định kiểm dịch thực vật
EU đặt ra các quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật
nhập khẩu, nhằm đảm bảo các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh hay các sinh vật
khác gây hại. Các quy định về kiểm dịch thực vật được áp dụng tại thời điểm lô
hàng nhập khẩu vào EU.
• Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ, yêu cầu
vật liệu đóng gói hoặc sản phẩm thực vật làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh.
• Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031 quy định tất cả các sản
phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân thủ các
quy định về dịch hại nghiêm ngặt.
• Quy định EU số 2019/2072 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ
chống lại sâu bệnh.
Quy định về kiểm soát thực phẩm biến đổi gen (GMO)
Chỉ có một số giống biến đổi gen đã được cho phép, được sử dụng chủ yếu trong
lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Còn đối với sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp không
bán thực phẩm biến đổi gen.
• Quy định EC số 1829/2003 xác định rằng không được đưa ra thị trường các sản
phẩm chứa GMO nếu không được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn.
• Quy định EU số 503/2013 cung cấp chương trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực
trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm biến đổi
gen.
Ghi nhãn thực phẩm
14
Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu quy định những quy tắc chung
cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Thông tin bắt buộc về tên
sản phẩm, thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, xuất xứ,
hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng phải được cung cấp
đầy đủ trên các thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quy định về truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm của doanh nghiệp
Quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản
phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định các
trách nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối trong
việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

15
Hình 2.1 Commercial Invoice

16
Hình 2.2 Bill of Lading

17
Hình 2.3 Giấy chứng nhận hun trùng

18
 Đặt hàng và sản xuất (nếu cần): ANGIMEX tiến hành
đặt hàng và sản xuất gạo theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo.
2.2 Liệt kê các đối tác, thị trường, khách hàng của Công ty ANGIMEX và các
hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế.
2.2.1 Liệt kê các đối tác, thị trường, khách hàng của Công ty ANGIMEX
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) có mạng lưới đối tác rộng
khắp trên thế giới, bao gồm các công ty thương mại, nhà nhập khẩu, nhà phân phối
và các tổ chức quốc tế. Một số đối tác chính của Angimex bao gồm:
● Đối tác trong nước
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) có nhiều đối tác trong nước,
bao gồm các công ty sản xuất gạo, các công ty thương mại, các công ty dịch vụ
logistics, các công ty chế biến thực phẩm, các công ty bán lẻ,...
Một số đối tác lớn của Angimex trong nước bao gồm:
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
2. Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
3. Công ty Cổ phần Việt Nam Thương Tín
4. Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn
5. Công ty Cổ phần Chế biến và Thương mại Xuất nhập khẩu Bình Phước
Angimex có mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trong nước. Công ty luôn nỗ
lực tìm kiếm các đối tác mới và mở rộng thị trường trong nước.
● Đối tác nước ngoài
Một số đối tác chính của Angimex bao gồm:
1. Châu Á: Thái Lan, Ấn độ,...
2. Hoa Kỳ
3. Châu Âu
4. Châu Phi
Angimex luôn nỗ lực để mở rộng mạng lưới đối tác và phát triển thị trường xuất
khẩu gạo. Công ty tin rằng việc hợp tác với các đối tác chiến lược sẽ giúp Angimex
đạt được mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
● Thị trường
19
Hình 2.4 Biểu đồ thị trường trong nước và ngoài nước năm 2022
● Trong nước
-Angimex là một công ty xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Công ty có thị trường
trong nước rộng lớn, bao gồm các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, và các tỉnh thành khác. Angimex cung cấp các loại gạo
chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý. Công ty cũng có hệ thống phân
phối rộng khắp, giúp khách hàng dễ dàng tìm mua sản phẩm của Angimex.
Thị trường nội địa của Angimex đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2022, công ty đã đạt
doanh thu nội địa hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Angimex dự kiến
sẽ tiếp tục tăng trưởng thị trường nội địa trong những năm tới.
Angimex đang nỗ lực mở rộng thị trường nội địa bằng cách tăng cường quảng bá
sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối, và hợp tác với các đối tác lớn. Công ty cũng
đang tập trung phát triển các sản phẩm gạo cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.
● Nước ngoài
Angimex là một công ty xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Công ty có thị trường
nước ngoài rộng lớn, bao gồm hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Angimex cung cấp các loại gạo chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý.
Công ty cũng có hệ thống đại lý và nhà phân phối rộng khắp, giúp khách hàng dễ
dàng tìm mua sản phẩm của Angimex
Thị trường nước ngoài của Angimex đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2022, công ty
đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
Angimex dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng thị trường nước ngoài trong những năm tới.
Angimex đang nỗ lực mở rộng thị trường nước ngoài bằng cách tăng cường quảng
bá sản phẩm, mở rộng hệ thống đại lý và nhà phân phối, và hợp tác với các đối tác

20
lớn. Công ty cũng đang tập trung phát triển các sản phẩm gạo cao cấp, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới.
Angimex là một công ty xuất khẩu gạo lớn và có thị trường nước ngoài rộng lớn.
Công ty đang nỗ lực phát triển thị trường nước ngoài và dự kiến sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong những năm tới.
Dưới đây là danh sách các thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Angimex năm
2022:
Philippines,Malaysia,Indonesia,Singapore,Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc,Hoa
Kỳ,..
Angimex đang tiếp tục nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới
như Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi. Công ty tin tưởng rằng với chất lượng
sản phẩm cao và giá cả cạnh tranh, Angimex sẽ tiếp tục tăng trưởng thị trường xuất
khẩu trong những năm tới.
● Khách hàng
-Thị trường khách hàng trong nước của Angimex bao gồm các nhà bán lẻ, siêu thị,
nhà hàng, khách sạn, và các doanh nghiệp khác. Công ty cung cấp các loại gạo chất
lượng cao, đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý. Angimex cũng có hệ thống phân
phối rộng khắp, giúp khách hàng dễ dàng tìm mua sản phẩm của công ty.
Dưới đây là danh sách một số khách hàng lớn của Angimex:
Nhà bán lẻ: Big C, Coop Mart, Lotte Mart, …..
Siêu thị: Metro Cash & Carry, Aeon Mall,....
Nhà hàng: KFC, Lotteria, McDonald's, Pizza Hut,....
Thị trường khách hàng quốc tế của Angimex bao gồm các đối tác từ hơn 100 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm các nước như:
1. Châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Philippines, Singapore, Campuchia, Lào, Myanmar,...
2. Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha,New Zealand,...
3. Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Argentina,...
4. Châu Đại Dương: Australia, New Zealand,...
5. Châu Phi: Ai Cập, Algeria, Tunisia, Nigeria, Nam Phi,...
21
2.2.2 Các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế của Công ty ANGIMEX
Hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu,
là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác, loại
phương thức thanh toán. Với tổng trị giá của đơn hàng, được ghi bằng cả số và chữ,
cùng với mệnh giá đồng tiền cần thanh toán.
Thủ tục xuất nhập khẩu: chứng từ cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu
như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với gạo của Angimex là nhóm ưu đãi xuất
khẩu thuộc from A, chứng từ kiểm dịch thực vật để thấy được chất lượng hàng hóa
giúp việc vận chuyển thuận lợi tới nước nhập khẩu, giấy chứng nhận hun trùng, các
chứng từ liên quan hợp lệ khác.
Chứng từ vận tải hàng hóa: để xác minh việc đã nhận được hàng hóa hay chưa, điều
này nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng sai sót về hàng hóa, là cơ sở buộc đối tác
phải thanh toán.
Chứng từ bảo hiểm: tránh những tổn thất xảy về tiền bạc có thể xảy ra, cam kết này
do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào.
Giấy tờ liên quan đến thanh toán: bao gồm các biên lai thanh toán, hóa đơn thanh
toán và biên lai xuất từ ngân hàng, chứng minh được việc chuyển tiền và ghi nhận
các lịch sử giao dịch tài chính, để làm bằng chứng cho thấy việc thanh toán cho
hàng hóa đã mua đã được.
Công cụ/chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước:chính sách hỗ trợ xuất khẩu của
nhà nước có tác dụng tăng cung hàng hóa xuất khẩu như: chính sách tỷ giá, chính
sách tín dụng xuất khẩu, chính sách xúc tiến thương mại…Như vậy, vai trò của nhà
nước là rất quan trọng trong việc giúp tăng cung hàng xuất khẩu thông qua các chính
sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu.
Chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá: xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi những
biến động tỷ giá và cập nhật tình hình lạm phát, lãi suất, tác động của dịch bệnh
Covid-19 hay căng thẳng Nga – Ukraine. Vì thế hợp đồng cần quy định số tiền,
mệnh giá rõ ràng với ngày tháng năm, tránh việc lên xuống mệnh giá tiền đó.
Tình hình kinh tế, chính trị thế giới: yếu tố vĩ mô nhưng có tác động mạnh mẽ đến
hoạt động xuất nhập khẩu. Nước nhập khẩu có chiến tranh xảy ra, một cuộc suy
22
thoái kinh tế toàn cầu hay thậm chí một đại dịch vừa qua cũng sẽ làm xuất nhập
khẩu của mọi quốc gia rơi vào tình huống khó khăn. Kéo theo doanh nghiệp của
mình cũng bị ảnh hưởng nặng nề, tác động rất lớn dẫn tới dòng chảy tiền cũng gặp
nhiều khó khăn, khiến cho việc thanh toán hàng hóa của các nước cũng ảnh hưởng.

23
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG
TY ANGIMEX
3.1 Các phương thức và quy trình thanh toán quốc tế được sử dụng tại Công ty
ANGIMEX
Công ty ANGIMEX những năm gần đây không nhập khẩu nên không có thanh toán
đối với hợp đồng nhập khẩu. Hiện nay, doanh nghiệp thường kí hợp đồng xuất khẩu
Và theo phương thức thanh toán bằng L/C và T/T, nhưng chủ yếu thanh toán bằng
phương thức L/C.
Những ngân hàng liên quan với ANGIMEX:
• Bangue De Credit Lyonair
• Ngân hàng Công Thương An Giang
• Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á*Vietcombank Quang Ninh
• Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển An Giang * Vietcombank HCM
Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C thanh toán ở nước nhập khẩu
Quy trình thanh toán tại doanh nghiệp:

11
UNITED OVERSEAS BANK
NGÂN HÀNG NGOẠI 7
THƯƠNG AN GIAN LIMITED – SINGAPORE.

3
8
12 6 4 2 9

CÔNG TY ANGIMEX CÔNG TY WEE TIONG


5 10

24
Đơn vị xuất khẩu: Công Ty XNK AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY
(Công TY ANGIMEX)
Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Ngoại Thương An Giang
Đơn vị nhập khẩu: Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED –
SINGAPORE.
1. Hợp đồng mua bán gạo được kí giữa
• Công Ty XNK AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY & Công Ty WEE
TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE.
2. Mở L/C tại nước nhập khẩu
• WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân
hàng UNITED OVERSEAS
• Yêu cầu mở L/C cho AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY
• Căn cứ vào yêu cầu và nội dung xin mở L/C mà ngân hàng UNITED
OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE tiến hành kiểm tra xem xét và hợp
lệ.
• Mở L/C cho AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY thụ hưởng.
• L/C phát hành với với 3 bản gốc. ( Với 3 đối tượng trên mỗi bên giữ 1 bản)
• Đối với ANGIMEX thì thông qua ngân hàng Vietcombank An Giang thư thường
gửi bằng telex.
3. Khi ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE nhận
được yêu cầu mở L/C thì bắt đầu phát hành L/C của nhà nhập khẩu WEE TIONG
(S) PTE LTD – SINGAPORE.
4. Nhận điện báo của ngân hàng phát hành về mở L/C
• Ngân hàng Ngoại Thương An Giang kiểm tra L/C hợp lệ và thông báo và chuyển
toàn bộ bản gốc cho Công ty ANGIMEX.
• Nếu L/C gặp vấn đề thì Ngân hàng Ngoại Thương An Giang sẽ thông báo ngay
cho Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE để điều chỉnh L/C cho kịp
thời

25
5. Công ty ANGIMEX sẽ giao hàng theo đúng quy định của L/C cho Công Ty WEE
TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE khi L/C.
Công ty ANGIMEX sau khi nhận được thông báo và L/C do Ngân hàng Ngoại
Thương An Giang gửi đến. L/C hợp lệ và không cần sửa chữa thì tiến hành giao
hàng với mặt hàng Gạo trắng hạt dài Việt Nam. Số lượng 1.100 MTS, đóng gói mỗi
bao 50kg, giá 198 USD /MT CFR JAKARTA INDONESIA theo hợp đồng số
71/05/03/CNTP.
6. Xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán
• Sau khi giao hàng, Công ty ANGIMEX lập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ theo
yêu cầu: hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, C/O, giấy chứng
nhận chất lượng,…
7.Ngân hàng Ngoại Thương An Giang nhận bộ chứng từ của ANGIMEX tiến hành
kiểm tra.(nếu không hợp lệ thì gửi lại ngay cho công ty ANGIMEX sửa đổi)
• Khi bộ chứng từ hợp lệ với yêu cầu L/C thì tiến hành chuyển bộ chứng từ cho
ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE để yêu cầu
thanh toán.
8. Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE kiểm tra bộ
chứng từ thanh toán. Sau khi chứng từ L/C của Công ty ANGIMEX đã kiểm tra hợp
lệ đầy đủ,ngân hàng tiến hành thanh toán.
9. Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE giao bộ
chứng từ cho Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE nhận hàng.
10. Công ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE nhận được bộ chứng từ thì
làm thủ tục nhận hàng và thông quan hàng hóa.
11. Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE chuyển
tiền cho ngân hàng Ngoại Thương An Giang.
12. Ngân hàng Ngoại Thương An Giang nhận được tiền từ ngân hàng phát hành của
nước nhập khẩu thì chuyển tiền đến Công ty ANGIMEX.

26
3.2 Đánh giá ưu nhược điểm của các phương thức
• Ưu điểm của phương thức thanh toán L/C
Đối với Công ty Angimex thường thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức
tín dụng chứng từ (L/C). Đây là phương thức thuận lợi cho Công ty. Công ty được
ngân hàng cam kết thanh toán đúng quy định, bất kể việc người nhập khẩu có trả
hay không ⇒ tránh được rủi ro nhận hàng nhưng không thanh toán.
Hạn chế được tối đa việc chậm trễ chuyển chứng từ.
Được thanh toán đúng ngày, đúng hẹn. Ngay khi bộ chứng từ đến ngân hàng phát
hành L/C, người xuất khẩu chỉ việc chờ đợi để lấy tiền.
Được phép chiết khấu L/C cho một bên khác ⇒ chuyển nhượng rủi ro. Vì L/C có
tính thanh khoản nhanh tuy nhiên phải đảm bảo rằng L/C sạch.
Vì quy trình trên vừa đảm bảo việc thanh toán được an toàn từ Công ty WEE
TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE đến Công Ty Angimex, vừa có sự tham gia
trực tiếp của ngân hàng trong quá trình thanh toán như: Ngân hàng UNITED
OVERSEAS BANK LIMITED-SINGAPORE và Ngân hàng Công Thương An
Giang. Do đó phương thức thanh toán này rất an toàn, chắc chắn đối với công ty
Angimex
•Nhược điểm
Tốn kém hơn các phương thức thanh toán khác: L/C là một phương thức thanh
toán phức tạp hơn các phương thức thanh toán khác, vì vậy nó thường tốn kém hơn.
Chi phí mở L/C sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm số tiền thanh toán, loại
L/C và ngân hàng phát hành.
Mất nhiều thời gian để mở và sử dụng L/C: L/C là một phương thức thanh toán
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người mua, người bán và ngân hàng. Do đó, nó
thường mất nhiều thời gian hơn để mở và sử dụng L/C so với các phương thức thanh
toán khác
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người mua, người bán và ngân hàng: L/C là
một phương thức thanh toán phức tạp và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người
mua, người bán và ngân hàng. Nếu một trong các bên không thực hiện đúng cam
kết, thì giao dịch có thể bị hủy bỏ
27
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY ANGIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1 Các rủi ro trong thanh toán quốc tế đang tồn tại trong Công ty ANGIMEX
Rủi ro phương thức thanh toán L/C
•Rủi ro trong việc làm đúng và đủ các điều kiện: Bởi đối tác thường yêu cầu sửa
đổi điều khoản trong hợp đồng khi tiến hành mở L/C, đưa ra điều kiện giao hàng
nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng và sản xuất theo đúng ngày mà họ qui
định trong L/C. Nên khi thực hiện rất tốn thời gian và kinh phí.
•Rủi ro về tín dụng: hệ thống ngân hàng chúng ta chưa đủ lớn nên việc thanh toán
hay điều chỉnh L/C cũng gặp khó khăn. Công ty có thể gặp khó khăn trong việc nhận
thanh toán hoặc phải chấp nhận điều kiện thanh toán không thuận lợi.
•Rủi ro chính trị: Trong các tình huống xấu, như xảy ra xung đột chính trị, chiến
tranh, lệnh trừng phạt kinh tế, công ty ANGIMEX có thể gặp ảnh hưởng trong việc
nhận thanh toán hoặc thực hiện các giao dịch xuất khẩu
•Rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái: Nếu tỷ giá hối đoái biến động mạnh sau khi L/C
được mở, giá trị thanh toán cuối cùng có thể bị ảnh hưởng, làm giảm lợi nhuận hoặc
tăng chi phí cho công ty.
4.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty ANGIMEX
4.2.1 Rủi ro chứng từ không hợp lệ
Giải pháp:
• Bộ chứng từ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác để đáp ứng các yêu cầu được
quy định trong L/C. Khi làm thanh toán L/C cần nhân sự giỏi, đủ chuyên môn.
• Gửi nhà nhập khẩu vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng từ trên L/C,
chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra tránh sai sót thông tin
không đúng.
• Bước xuất trình chứng từ của doanh nghiệp khi gặp vấn đề, thì cần liên hệ ngay với
ngân hàng phát hành L/C để xác nhận và yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế chứng từ
khác phù hợp.
• Chứng tư liên quan tới hàng hóa như: C/O,Packing list, C/Q… phải do đơn vị có
thẩm quyền cấp.
28
• Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ việc xuất khẩu của doanh nghiệp.
• Căn thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán ngày mở L/C ( thông tin ngày
tàu chạy, ngày phát hành, tên tàu số chuyến, lịch tàu…) cần kiểm tra giám sát.
4.2.2 Rủi ro thay đổi tỷ giá
Giải pháp:
• Cần có điều khoản quy định về tỷ giá và đưa vào L/C để giải quyết rủi ro thay đổi
tỷ giá, gồm các quy định về cố định tỷ giá áp dụng cho khoản thanh toán và thời
điểm chấp nhận với tỷ giá đó. Thỏa thuận giá trị hóa đơn trong L/C sẽ giúp đảm bảo
rằng giá trị của đơn hàng không bị thay đổi khi tỷ giá thay đổi.
• Sử dụng đồng tiền ổn định, chẳng hạn như USD,… hợp đồng xuất khẩu của doanh
nghiệp sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thay đổi tỷ giá.
• Sử dụng các giao dịch kỳ hạn như: giao dịch kỳ hạn tiền tệ, chọn kỳ hạn thanh toán
ngắn để đảm bảo giá trị của đơn hàng không bị ảnh hưởng bởi thay đổi tỷ giá.
4.2.3 Rủi ro chính trị
Giải pháp:
• Nhà xuất khẩu nên cập nhật liên tục thông tin về thị trường và quy định pháp lý
của quốc gia để đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn, tránh các tranh chấp và
giảm thiểu các rủi ro liên quan đến pháp lý.
• Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu kèm với các điều khoản điều chỉnh giá cả và
thanh toán để bảo vệ lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Nắm bắt thông tin về tình hình chính trị và kinh tế của các quốc gia mà doanh
nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm.
• Mua bảo hiểm thương mại, các hình thức bão lãnh để bảo vệ doanh nghiệp trong
trường hợp các rủi ro xảy ra.
Một số giải pháp khác trong thanh toán quốc tế đảm bảo các hoạt động ngoại thương
của ANGIMEX được đảm bảo an toàn:
 Các bên phải đảm bảo và cam kết về các thông tin được cung cấp.
 Kiểm tra kỹ địa chỉ, các nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định trong hợp đồng
 Tuân thủ các quy tắc an toàn khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng thẻ, tài khoản
ngân hàng
29
 Nếu nghi ngờ trong quá trình thanh toán có xuất hiện yếu tố trái phép cần thông
báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng mà doanh
nghiệp đang sử dụng để có thể tạm ngừng giao dịch.
 Đọc kỹ các chính sách của các đơn vị có nghĩa vụ cung cấp hoặc nhận hàng hóa,
dịch vụ trước khi thanh toán để tránh các rủi ro mất mát không đáng có
 Giữ lại mọi chi tiết giao dịch và các chứng từ liên quan theo từng phương thức
thanh toán để phục vụ cho quá trình tra soát sau này.
Tổng kết: Với các giải pháp trên, doanh nghiệp AGIMEX sẽ giảm thiểu được các
rủi ro trong phương thức thanh toán L/C và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động
xuất nhập khẩu kinh doanh của mình. tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn
cầu.

30

You might also like