You are on page 1of 40

0

MỤC LỤC
NỘI DUNG............................................................................................................................... 5
VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM.....................................................................................................................5
Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh......................................................................................................................... 5
Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 về việc tranh chấp hợp
đồng cầm cố quyền sử dụng đất.......................................................................................... 5
Tóm tắt Quyết định Giám đốc thẩm số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/06/2021 về Tranh chấp
hợp đồng tín dụng...................................................................................................................6
1.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...............................................................................................6
1.2 Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?..............................................................................................7
1.3 Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?.......................................................... 8
1.4 Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án chấp nhận
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?........................................................................ 8
1.5 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết và CPLS của Tòa án đối với việc dùng giấy
chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.....................................................................................9
1.6 Đoạn nào của quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố?...........................................................................................................................................9
1.7 Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ sở
văn bản khi trả lời?................................................................................................................. 9
1.8 Trong quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?.......................................................... 10
1.9 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02......10
1.10 Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nào? Vì
sao?....................................................................................................................................... 11
1.11 Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Tòa án xác định hợp đồng thế chấp đã
chấm dứt?............................................................................................................................. 11
1.12 Vì sao Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt................................11
1.13 Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục không?
Vì sao?.................................................................................................................................. 12
1.14 Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp
(Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất có thuyết phục không? Vì sao?.......................................................................................12
VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM............................................................... 14

1
Tóm tắt Bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hà
Nội........................................................................................................................................ 14
Tóm tắt Quyết định số 41/2021/KĐTM-GĐT ngày 08/7/2021 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại TP. Hồ Chí Minh.................................................................................................... 14
2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm............. 16
2.2 Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật nước ngoài........17
2.3 Hợp đồng thế chấp số 1013/2019/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải
đăng ký không? Vì sao?........................................................................................................18
2.4 Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải
đăng ký không? Vì sao?........................................................................................................18
2.5 Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không? Đoạn
nào của bản án cho câu trả lời?.............................................................................................18
2.6 Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô hiệu
không? Vì sao?..................................................................................................................... 19
2.7 Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?....................19
2.8 Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 có hiệu lực đối kháng với người thứ ba
không? Vì sao?..................................................................................................................... 20
2.9 Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS 2015), Ngân hàng có quyền
yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô)
không? Vì sao?..................................................................................................................... 20
2.10 Cho biết kinh nghiệm của nước ngoài đối với hoàn cảnh tương tự như cảnh trong vụ
việc này (truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba)................................................21
2.11 Việc tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (chiếc xe ôtô) cho Ngân hàng có
thuyết phục không? Vì sao?..................................................................................................22
VẤN ĐỀ 3: ĐẶT CỌC........................................................................................................... 22
3.1 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp.......................................22
3.2 Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc................................................... 23
3.3 Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?...........................24
3.4 Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên
nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao?...................... 24
Tóm tắt Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 về: “V/v tranh chấp đòi
lại tiền đặt cọc từ việc huỷ hợp đồng mua bán cổ phần”................................................ 24
3.5 Theo quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc
không? Tại sao?.................................................................................................................... 25
3.6 Theo tòa giám đốc thẩm trong quyết định được bình luận tài sản đặt cọc còn thuộc sở
hữu của bên đặt cọc không? Vì Sao?....................................................................................25

2
3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án giám đốc thẩm liên quan đến
quyền sở hữu tài sản đặt cọc.................................................................................................26
Tóm tắt Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh về tranh chấp hợp đồng đặt cọc............................................................................... 26
3.8 Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng án lệ số 25/2018/AL?........................................ 27
3.9 Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết
phục hay không? Vì sao?......................................................................................................27
3.10 Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P về việc yêu cầu ông I
phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000 đồng" có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không?
Vì sao?.................................................................................................................................. 28
VẤN ĐỀ 4: BẢO LÃNH........................................................................................................ 29
4.1 Những đặc trưng của bảo lãnh........................................................................................29
4.2 Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh?.....................................29
Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao..................................................................................................... 32
4.3 Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là
quan hệ bảo lãnh?................................................................................................................. 33
4.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán............................33
4.5 Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho
nghĩa vụ nào? Vì sao?...........................................................................................................34
Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao..................................................................................................................34
4.6 Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được
bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?.................................................. 35
4.7 Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?.............................35
4.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến
vấn đề liên đới nêu trên........................................................................................................ 35
4.9 Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh…................................................................................................................................... 36
4.10 Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?.....................37
4.11 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?............. 37
4.12 Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh chưa? Nêu rõ Bản án, Quyết định mà anh/chị biết................................................ 38
4.13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa Giám đốc Thẩm?..................38

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CSPL Cơ sở pháp lý
2 BLDS Bộ luật Dân sự

4
NỘI DUNG
VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNH
CHẤT PHỤ CỦA BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Ông Phạm Bá Minh, ủy quyền cho ông Lý Gia Đạt.
Bị đơn: Bà Bùi Thị Khen, ông Nguyễn Khắc Thảo
Ngày 14/9/2007, bà Khen và ông Thảo đã tự nguyện vay 60 triệu trong 6 tháng
với lãi suất 3%/ tháng, dù cho cho lãi suất này không phù hợp với quy định của
nhà nước, bằng việc thế chấp sạp D2-9 tại chợ Tân Hương. Bà Khen và ông Thảo
không trả nợ đúng thời hạn. Vào 7/2009, ông Thảo và bà Khen đã được xác định
là đã trả tống số tiền 29 600 000 đồng. Theo phần “Xét thấy” của Tòa án, vì phần
lãi suất không đúng với quy định, nên Tòa án tuyên rằng bà Khen và ông Thảo
phải trả 38 914 000 lại cho ông Minh, còn ông Minh phải trả lại Giấy chứng nhận
sạp D2-9 cho bà Khen và ông Thảo.
Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/02/2014 về việc tranh chấp
hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
Nguyên đơn: Ông Võ Văn Ôn, bà Lê Thị Xanh
Bị đơn: Nguyễn Văn Rành
Ngày 30/8/1995, ông Nguyễn Văn Rành cùng với vợ chồng ông Võ Văn Ôn và bà Lê
Thị Xanh đã lập ra thỏa thuận về việc thục đất, bằng văn bản là “Giấy thục đất làm
ruộng”. Nội dung bên trong là việc cầm cố tài sản trị giá là 30 chỉ vàng 24K, sau 3
năm hai vợ chồng ông Ơn bà Xanh sẽ chuộc lại, mà quá hạn thì sẽ giao phần đất và
vật cầm cố cho ông Rành. Bản án xác định đây là quan hệ “Tranh chấp hợp đồng cầm
cố quyền sử dụng đất.” Việc giao dịch trên tương tự với giao dịch cầm cố tài sản, xét
thấy áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang xin rút đoạn “Thứ nhất” về phần thủ tục, còn
đoạn “Thứ hai” về vấn đề kháng nghị vẫn giữ nguyên và đề nghị hủy bản án sơ thẩm
nói trên. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận định rằng Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Tiền Giang là có căn cứ chấp nhận.

5
Tóm tắt Quyết định Giám đốc thẩm số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/06/2021 về
Tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Nguyên đơn: Ngân hàng Liên doanh V
Bị đơn: Công ty PT
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông T, bà H, bà T, bà X, ông H, bà G, ông V,
công ty K.
Trong quá trình thực hiện những hợp đồng mà Ngân hàng Liên doanh V và Công ty
PT đã ký kết với nhau, thì phía Công ty PT đã vi phạm về thời hạn thanh toán lãi và
gốc cho Ngân hàng, vì thế ngân hàng mời những người bảo lãnh lên để làm việc. Và
một phần tài sản được thế chấp bảo lãnh cho khoản vay theo Hợp đồng số
07/2013/HĐTC (22/3/2013), hiện nay ngân hàng không thể xác minh được. Tòa án
cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên buộc Công ty PT phải trả số nợ trên và tiếp tục trả lãi
phát sinh cho ngân Hàng từ ngày 05/9/2019 cho đến khi trả xong khoản nợ là có căn
cứ. việc Ngân hàng yêu cầu được xử lý tài sản thế chấp của ông T, bà H để thu hồi nợ
là không có cơ sở, vì thế ngân hàng phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất cho ông T, bà H.
1.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có
thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Thứ nhất, bàn về vấn đề liên quan đến tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, BLDS 2005 đã có ba điều luật quy định cụ thể về từng loại tài sản, vật, tiền,
giấy tờ có giá, và quyền tài sản, cụ thể là Điều 320, Điều 321 và Điều 322. Tuy nhiên,
ở BLDS 2015 chỉ dành một điều luật để khái quát tài sản được sử dụng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ ở Điều 295.
Thực chất, cách tiếp cận như ở BLDS 2005 là theo phương pháp liệt kê mà đã liệt kê
thì lại bỏ sót. Và thực tế cách liệt kê của BLDS 2005 đã bỏ sót một số tài sản. BLDS
2015 theo một cách tiếp cận mới, quy định theo hướng khái quát nhất. Ở góc độ văn
bản, tài sản được sử dụng đề bảo đảm sẽ rộng hơn so với BLDS 2005 khi nhìn vào câu
từ của điều luật. Bộ luật không quy định cụ thể các loại tài sản được dùng để bảo đảm
như trong BLDS 2005 mà tiếp cận theo hướng tài sản được quy định trong Bộ luật đều
có thể là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có điều
cấm của luật hoặc BLDS, luật khác có liên quan quy định khác'

6
Thứ hai, ở BLDS 2005 trước đây, trong phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có đưa ra
một nội dung cho biết thế nào là vật hình thành trong tương lai bởi vì trong phần quy
định chung chưa có quy định khái quát về tài sản hình thành trong tương lai. Trong
quy định của BLDS 2015 ở Điều 295 không còn quy định định nghĩa thế nào là tài sản
hình thành trong tương lai bởi vì trong phần quy định chung đã có quy định về tài sản
hình thành trong tương lai ở khoản 2 Điều 108 gồm: (1) Tài sản chưa hình thành, (2)
Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác
lập giao dịch.
Thứ ba, trong BLDS 2005 khi bàn về vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khoản 1 Điều
320 có yêu cầu vật bảo đàm thực hiện nghĩa vụ là phải được phép giao dịch.
Tuy nhiên, ở Điều 295 của BLDS 2015 thì không có yêu cầu về được phép giao dịch
đối với tài sản. Trong các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản như cầm cố, thế
chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ thì đây đều là các giao dịch dân sự.
Như vậy, nếu đã là giao dịch dân sự thì không được vi phạm điều cấm. Do đó, nếu tài
sản không được phép giao dịch mà các bên vẫn đem đi giao dịch thì đó đã là vi phạm
điều cấm. Và như vậy, các quy định về yêu cầu không vi phạm điều cấm trong phần
giao dịch dân sự đã đủ cho nên không cần nhắc lại ở Điều 295.
Thứ tư, trong BLDS 2015 bổ sung thêm một quy định mới thể hiện ở khoản 2 Điều
295 quy định về việc tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định.
Do tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai,
nên luật quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Mô tả
chung tức là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó, vì thực tế nó chưa hình thành hoặc
chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được, để có cơ sở xử lý chính
xác loại tài sản đó khi phát sinh việc xử lý tài sản bảo đảm
1.2 Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
Đoạn trích của bản án cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp đề bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay là:
Ông Phạm Bá Minh trình bày: "Ông là chủ doanh nghiệp cầm đồ Bá Minh. Vào ngày
14/9/2007 bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông một giấy

7
sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạn vay 6 tháng,
lãi suất thỏa thuận là 3% tháng".
Cùng lời khai của bị đơn, bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo xác nhận: "Có
thể chấp một giấy tờ sạp D2-9 tại chợ Tân Hương đề vay 60.000.000 đồng cho ông
Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh".
1.3 Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?
Giấy chứng nhận sạp không được xem là tài sản. Bởi lẽ:
Căn cứ theo khoản 1, Điều 105 BLDS 2015 và Khoản 9, Điều 3 Nghị định
số163/2006/NĐ-CP.
Xét theo hướng tiền, tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành, Giấy chứng nhận sạp
không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành nên đây không phải là tiền.
Xét theo hướng giấy tờ có giá, giấy tờ có giá theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng có
quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Do đó, giấy chứng nhận sạp không phải là giấy tờ
có giá.
Xét theo hướng quyền tài sản, theo Điều 181 BLDS 2005 hay điều 115 BLDS 2015
thì Giấy chứng nhận sạp cũng không phải là quyền tài sản.
Xét theo hướng vật (phụ thuộc vào ý chí của các bên hướng đến để xét khi nào là vật,
khi nào không phải là vật). Giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận quyền được sử dụng sạp
để bà Khen buôn bán tại chợ Tân Hưng, không thuộc quyền sở hữu của bà Khen, bà
chỉ được sử dụng chứ không có đặc quyền nào khác đối với cái sạp, cái sạp đó không
phải là tài sản của bà nên giấy chứng nhận sử dụng sạp không nằm trong danh mục
các loại giấy tờ có giá trị tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP và cũng
không là vật , tiền và quyền tài sản, do vậy giấy chứng nhận sạp không là tài sản.
1.4 Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ dân sự không được chấp nhận.
Đoạn của bản án cho thấy câu trả lời: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm
cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hưng là giấy đăng ký sử dụng sạp,

8
không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ CPLS để bà Khen thi
hành án trả tiền cho ông Minh”.
1.5 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết và CPLS của Tòa án đối với việc
dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ
Việc Tòa không chấp nhận sử dụng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ
trả tiền của bà Khen đối với ông Minh là hoàn toàn hợp lý. Vì:
Theo khoản 1 điều 105 BLDS 2015, Tài sản gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền sử
dụng. Giấy chứng nhận sạp D2-9 của bà Khen chỉ là chứng thư pháp lý, có giá trị để
chứng minh Nhà nước xác nhận quyền sử dụng sạp của bà Khen, không phải là tài sản.
Theo khoản 1 điều 317 BLDS 2015, Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là
bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và
không giao tài sản cho bên kia và khoản 1 điều 295 BLDS 2015, tài sản bảo đảm phải
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Sạp D2-9 không thuộc quyền sở hữu của bà
Khen vì vậy bà chỉ có quyền sử dụng sạp D2-9 chứ không có quyền định đoạt sạp để
trả nợ.
1.6 Đoạn nào của quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố?
Đoạn văn trong quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố là: “Ngày 30/8/1995 vợ chồng ông Võ Văn Ôn và bà Lê Thị Xanh cùng ông Nguyễn
Văn Rành thỏa thuận việc thục đất. Hai bên có lập “Giấy thục đất làm ruộng” với nội
dung giống như việc cầm cố tài sản”.
1.7 Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?
Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?
Văn bản hiện hành cho phép dùng quyền sử dụng để cầm cố.
CPLS: Khoản 2, Điều 322 BLDS 2005 về quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự
“Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
Theo đó BLDS 2005 đã cho phép sử dụng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự, do đó quyền sử dụng đất có thể được cầm cố.

9
1.8 Trong quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng
đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong quyết định giám đốc thẩm thì ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân Tiền Giang
chấp nhận cho phép việc sử dụng quyền sử dụng đất là tài sản bảo đảm, thể hiện ở
phần xét thấy: “Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch cầm cố
tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Về nội dung thì giao
dịch thục đất nêu trên phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự (tại
Điều 326, 327), do đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự
để giải quyết mới bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch.
Tuy nhiên bản án sơ thẩm lại xác định giao dịch trên trái pháp luật và áp dụng các
quy định về giao dịch là vô hiệu để giải quyết nhưng không xem xét về hậu quả pháp
lý nên chưa phù hợp với trường hợp trên, như vậy có sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật.”
1.9 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định
số 02.
Hướng giải quyết của Tòa án trong Quyết định số 02 là hợp lý và thuyết phục. Xét tại
Điều 326 BLDS 2005: “Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, bên cạnh đó,
khoản 2 Điều 322 BLDS 2005 cũng quy định: “Quyền sử dụng đất được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.
Theo đó, nếu luật cho phép, ta hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất nhằm thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, việc xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp hợp
đồng cầm cố quyền sử dụng đất” là đúng đắn.
Xét khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2003 thì pháp luật không cấm cầm cố quyền sử
dụng đất, người sử dụng đất còn “được” thực hiện các quyền như chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật này mà không có quy định hạn chế quyền của
người sử dụng. Do đó, ta có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều
cấm của luật.

10
1.10 Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ
nào? Vì sao?
Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khoản
vay tín dụng Ngân hàng V của Công ty PT. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng
thế chấp có ghi: “... Hợp đồng này để đảm bảo thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và
sẽ hình thành trong tương lai theo toàn bộ các Hợp đồng tín dụng đã và sẽ ký giữa
Ngân hàng với Bên vay trong giới hạn số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp…”
1.11 Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Tòa án xác định hợp đồng thế
chấp đã chấm dứt?
Đoạn trong Quyết định số 27 cho thấy Tòa án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm
dứt là:
“Tuy nhiên, theo sự xác nhận của phía Ngân hàng thì Công ty PT đã thanh toán tất cả
các khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng cụ thể nêu trên và phía Ngân hàng cũng đã
tất toán các hợp đồng vào ngày cuối cùng 25/11/2014. Do vậy, căn cứ theo quy định
tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2005 về việc thế chấp tài sản chấm dứt khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt thì Hợp đồng thế chấp bất động sản
số 63/2014/HĐTC ngày 06/6/2014 đã chấm dứt, hết hiệu lực từ ngày 25/11/2014”.
1.12 Vì sao Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt.
Tòa án xác định hợp đồng thế chấp đã chấp nêu trên đã chấm dứt, vì:
Thứ nhất, đến ngày 23/4/2015, giữa Ngân hàng và Công ty PT tiếp tục ký hợp đồng số
091/2015/HDTD với hạn mức tín dụng tối đa lên 10.000.000.000 đồng nhưng không
hề có ý kiến của người thế chấp là ông Trần T và bà Trần Thị H là không đúng quy
định.
Thứ hai, quá trình giải quyết vụ án, phía Ngân hàng có cung cấp “Bản cam kết thế
chấp” để chứng minh ông T, bà H cam kết dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
thay cho Công ty PT nhưng Bộ Công an kết luận chữ ký và chữ viết ông Trần T và bà
Trần Thị H không phải chữ ký, chữ viết thật của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
thay cho Công ty PT đối với khoản nợ của Ngân hàng với hạn mức là 5.000.000.000
đồng.
Thứ ba, Tòa án xác nhận được nguyên đơn Ngân hàng V thừa nhận Công ty PT đã tất
toán các khoản vay từ Hợp đồng tín dụng số 60/2014/HĐTD ngày 14/4/2014 lần lượt

11
vào các ngày 15/10/2014; ngày 25/10/2014 và ngày 12/11/2014. Vì vậy, việc thế chấp
tài sản của ông T, bà H đã chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 357 BLDS 2005
và khoản 1 Điều 327 BLDS 2015.
1.13 Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết
phục không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt là thuyết phục
Hợp đồng thế chấp của ông T + bà H đã chấm dứt kể từ ngày 25/11/2014 là
đúng theo quy định của pháp luật (dựa theo Khoản 1 Điều 327 BLDS 2015) bởi
hợp đồng thế chấp trên chỉ đảm bảo cho các hợp đồng tín dụng cụ thể số
106/2014/HĐTDCT ngày 11/6/2014; số 65/2014/HĐTDCT ngày 15/4/2014 và
số 73/2014/HĐTDCT ngày 25/4/2014 mà các hợp đồng này Ngân hàng đều đã
tất toán. -> Nghĩa vụ bảo lãnh của ông T + bà H đối với phía Công ty PT cũng
đã chấm dứt vào thời điểm những hợp đồng tín dụng nêu trên được tất toán.
Nếu Tòa xác định hợp đồng thế chấp của ông T + bà H không chấm dứt -> quyền và
lợi ích hợp pháp của hai người sẽ bị xâm phạm nặng nề bởi vì hai người họ sẽ phải
bảo lãnh thêm những hợp đồng khác có giá trị vượt quá giá trị tài sản đảm bảo. Ta có
thể thấy cụ thể là trong Bản án phúc thẩm thì hai ông bà đã không được trả lại giấy tờ
nhà đất mà phía Ngân hàng còn có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sở
hữu nhà đất của hai ông bà
Tham khảo thêm trường hợp khác trong thực tiễn: Án lệ số 08/2015/AL
1.14 Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận
thế chấp (Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất có thuyết phục không? Vì sao?
Khi xác định hợp đồng thế chấp chấm dứt, Tòa án theo hướng bên nhận thế chấp
(Ngân hàng) có trách nhiệm hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất là không thuyết phục
CSPL: Điều 322, Điều 327 BLDS 2015 và Nghị định 222/2013/NĐ-CP Dựa theo
Khoản 1 Điều 322 BLDS 2015 thì khi hợp đồng thế chấp chấm dứt thì bên nhận thế
chấp phải trả lại giấy tờ cho bên thế chấp sau khi bên được đảm bảo thực hiện các
nghĩa vụ được đảm bảo bằng vật thế chấp. → Tính từ ngày 25/11/2014 thì phía Ngân

12
hàng phải trả lại giấy tờ nhà đất cho ông T + bà H nhưng Ngân hàng lại không thực
hiện → Đã vi phạm Điều 322 BLDS 2015
Dựa theo Khoản 1 Điều 327 BLDS 2015 thì khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp
chấm dứt thì việc thế chấp tài sản cũng đồng thời được chấm dứt → Tính từ ngày
25/11/2014, việc thế chấp của hai ông bà T và H đã không còn có hiệu lực → Việc
Ngân hàng cố tình yêu cầu hai người chịu trách nhiệm cho các khoản vay phát sinh
sau thời điểm chấm dứt là trái pháp luật
Dựa theo Bản án, nguyên đơn và bị đơn đã ký kết với nhau bản hợp đồng phụ (phụ lục)
nâng hạn mức cho vay từ 1.500.000.000đ lên thành 10.000.000.000đ mà không có sự
đồng ý của hai ông bà. Ngoài ra, giữa nguyên đơn và bị đơn cũng xuất hiện bản hợp
đồng có chữ ký giả mạo chữ ký của hai ông bà nhằm mục đích xấu là nâng hạn mức
cho vay → Việc làm này là trái pháp luật → Từ những hành vi mà bị đơn đã cố tình
thực hiện ta có thể thấy đây là hành vi trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi có từ
phần chênh lệch rất lớn như được nêu ở trên
Hành vi trái pháp luật của bị đơn không chỉ trái pháp luật mà còn xâm phạm nặng nề
đến quyền và lợi ích hợp pháp của hai ông bà. Tuy nhiên việc Tòa án chỉ tuyên bị đơn
trả lại giấy tờ nhà đất cho hai ông bà là rất bất hợp lý khi người ngay tình bị xâm
phạm quyền lợi một cách nghiêm trọng như thế lại không được bảo vệ → Nghị định
222/2013/NĐ-CP thì từ Bản án phúc thẩm vào ngày 26/08/2020 đến Giám đốc thẩm
ngày 02/06/2021, bị đơn đã có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của hai ông bà
nhằm phục vụ cho nghĩa vụ trả nợ. Giả sử nếu trong thời gian đó có quyết định đồng ý
xử lý tài sản thế chấp của ông bà thì quyền lợi của hai người sẽ bị xâm phạm một cách
vô cùng nghiêm trọng. Đúng ra, hai ông bà đã có thể nhận lại giấy tờ từ ngày
25/11/2014 nhưng thực tiễn thì phải đến ngày 02/06/2021 thì hai người mới nhận lại
được
Việc Tòa chỉ có yêu cầu rằng Ngân hàng trả lại giấy tờ nhà đất cho hai ông bà mà
không hề đưa ra bất kỳ một hình phạt chế tài hay yêu cầu bồi thường nào đối với Ngân
hàng là một thiếu sót vô cùng nghiêm trọng và cần sự kiểm điểm sâu sắc.

13
VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Tóm tắt Bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hà
Nội.
Nguyên đơn: Ông Q và bà V
Bị đơn: Ngân hàng N
Vấn đề tranh chấp: Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009
Nội dung bản án: Phía ông Q, bà V cho rằng theo nội dung Hợp đồng thế chấp số
1013.2009/HĐTC ngày 7/9/2009 thì ông Q, bà V tự nguyện dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình là nhà đất để đảm bảo cho các khoản vay của Công ty V tại Ngân hàng. Ông
bà thừa nhận chữ ký của mình trong Hợp đồng thế chấp là của mình (do cán bộ Ngân
hàng mang đến nhà ông bà ký, không được ký trước mặt Công chứng viên tuy nhiên
HĐXX cho rằng Hợp đồng thế chấp này đã được ký trước mặt Công chứng viên, đã
được Công chứng viên Khúc Mạnh C xác nhận). Ông Q, bà V không thừa nhận chữ
ký trong đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ngày
30/09/2009 và cho rằng đây là chữ ký giả mạo (thông tin này cũng được Viện khoa
học hình sự tổng cục cảnh sát giám định không phải chữ ký của ông Q, bà V). Tòa án
căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 05/TTLB-BTP-BTNMT cho rằng đơn đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ngày 30/09/2009 hợp lệ và làm phát
sinh quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp chứ không phải vô hiệu hợp đồng thế chấp
do chưa đăng ký giao dịch bảo đảm như phía ông Q, bà V đề nghị
Tóm tắt Quyết định số 41/2021/KĐTM-GĐT ngày 08/7/2021 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)
Bị đơn: Ông Lê Vĩnh Thọ, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan
Ngày 19/6/2015, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) (bên cho vay)
và ông Lê Vĩnh Thọ, ba Nguyễn Thị Ngọc Loan (bên vay) ký kết hợp đồng vay tiền số
HCM/15/1636/HĐTD với nội dung chính như sau: Ông Thọ - bà Loan vay
822.000.000 đồng, lãi suất là 8,99% cố định trong 24 tháng đầu tiên, có điều chỉnh lãi
suất định kỳ 3 tháng/lần. Thời hạn vay là 72 tháng (từ ngày 19/6/2015 đến ngày
19/6/2021). Tài sản thế chấp là chiếc oto tải giấy chứng nhận đăng ký xe oto số
005712 do Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Tây Ninh cấp cho ông Thọ. Trong thời gian
14
thế chấp, ông Thọ - bà Loan đã trả được 18 kỳ. Sau đó đã tự ý chuyển nhượng xe cho
bà Giao theo hợp đồng ủy quyền ngày 05/1/2017; sự chuyển nhượng này không được
sự đồng ý của VP Bank, bà Giao đã trả được 10 kỳ. Tiếp đó, bà Giao đã tự ý chuyển
nhượng xe cho ông Tân, ông Tân đã đồng ý với ý kiến của bà Giao là tiếp tục cấn nợ
trả tiếp số tiền nợ đó cho VP Bank và trả được 3 kỳ. Tòa Án buộc ông Tân phải trả lại
xe để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của ông Thọ - bà Loan.

15
2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
BLDS 2005 BLDS 2015
Điều 323 BLDS 2005 về “Đăng ký giao Điều 298 BLDS 2015 về “Đăng ký biện
dịch bảo đảm”. pháp bảo đảm”.
Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm (khoản 1 Điều 298).
được quy định tại khoản 1 Điều 318 của
Bộ luật này (khoản 1 Điều 323).
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch
đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường
luật có quy định. (khoản 2 Điều 323) hợp luật có quy định. (khoản 1 Điều 298)
Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng Trường hợp được đăng ký thì biện pháp
ký theo quy định của pháp luật thì giao bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với
dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký. (khoản 2 Điều 298)
(khoản 3 Điều 323)
Như vậy, có thể thấy một số điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về
đăng ký giao dịch bảo đảm:
Thứ nhất, BLDS 2005 đề cập đến vấn đề "Đăng ký giao dịch bảo đảm" còn BLDS
2015 thì đổi thành quy định về "Đăng ký biện pháp bảo đảm". Mà theo các khoản nêu
trên thì "biện pháp bảo đảm" được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của
luật còn "giao dịch bảo đảm" là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm. Như vậy ta có thể nói rằng việc sử
dụng thuật ngữ "Đăng ký biện pháp bảo đảm" là phù hợp hơn.
Thứ hai, BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “pháp luật" thành từ “luật”. Mà phạm vi điều
chỉnh của Luật sẽ hẹp hơn nhiều so với Pháp luật vì Luật chỉ điều chỉnh một ngành,
lĩnh vực, còn Pháp luật là cả một hệ thống quy tắc gắn liền với một nhà nước, giúp
nhà nước đó điều hành bộ máy của mình. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc hạn chế
về các chủ thể có thẩm quyền để quy định về giao dịch bảo đảm và các điều kiện để
giao dịch bảo đảm có hiệu lực.

16
Thứ ba, ở đây, BLDS 2015 đã thay thế cụm từ “giá trị pháp lý” bằng “hiệu lực đối
kháng". Có thể nói rằng việc thay đổi từ ngữ như vậy đã giúp hạn chế các ràng buộc
pháp lý đối với bên thứ ba trong giao dịch đảm bảo tài sản, khi mà “hiệu lực đối
kháng” chỉ có thể phát sinh trong 4 trường hợp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ: Cầm cố
tài sản; Thế chấp tài sản; Bảo lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản. Sự điều chỉnh này
cũng đã cụ thể hóa hơn quy định của luật, khiến cho việc sử dụng và áp dụng pháp
luật trong thực tiễn đời sống trở nên thuận lợi hơn.
2.2 Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật nước
ngoài
Về cơ bản, một số quốc gia như Hoa Kỳ, New Zealand và đa số các bang của Canada
xây dựng hai hệ thống quy phạm riêng biệt cho các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ bằng động sản và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng bất động
sản. Hoa Kỳ tập trung các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản vào
Điều 9 của Bộ Quy tắc thương mại thống nhất, được xem như một đạo luật riêng về
giao dịch bảo đảm liên quan đến động sản. Bên cạnh đó là Đạo luật thống nhất về lợi
ích bảo đảm đối với đất đai và Đạo luật thống nhất về giao dịch đối với đất đai. Bang
New Brunswick của Canada có Luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản và
Luật về lợi ích bảo đảm bằng liên quan đến đất đai. New Zealand cũng xây dựng Đạo
luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản (Personal Property Security Act). Ở
Hoa Kỳ, New Zealand, một số bang của Canada, pháp luật về các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ không điều chỉnh quan hệ bảo đảm đối nhân mà chủ yếu điều
chỉnh quan hệ bảo đảm đối vật. Quan hệ bảo lãnh không được pháp luật quy định do
đây chỉ là sự ghép nối giữa hai lợi ích bảo đảm: lợi ích bảo đảm giữa chủ nợ với con
nợ và lợi ích bảo đảm giữa con nợ với bên bảo lãnh cho con nợ. Vì vậy pháp luật sẽ
điều chỉnh theo từng lợi ích bảo đảm.
Các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law như Pháp, Liên bang Nga… có hệ thống pháp
luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khá khác biệt. Các quốc gia này vẫn xây dựng hệ
thống quy phạm chung về giao dịch bảo đảm, bao gồm các quy định về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bằng động sản và bằng bất động sản. Các quy định này tập trung chủ
yếu trong Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

17
2.3 Hợp đồng thế chấp số 1013/2019/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013/2009/HĐTC ngày 07/9/2009 thuộc trường hợp phải đăng ký
vì:
Thứ nhất, hợp đồng thế chấp ngày 07/9/2009 có nội dung thể hiện rằng ông Q, bà V tự
nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình là nhà đất tại 60 V, phường T, quận
H, Hà Nội để đảm bảo cho các khoản vay của Công ty V tại Ngân hàng với số tiền vay
tối đa 06 tỷ đồng. Chính vì thế, có thể thấy hợp đồng này là hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng nhà đất. Căn cứ vào khoản 1 Điều 502 BLDS 2015 về hình thức, thủ tục thực
hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất quy định như sau: "Hợp đồng về quyền sử dụng
đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này,
pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan".
Thứ hai, theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng,
tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất
động sản quy định tại điểm b khoản này”.
2.4 Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 thuộc trường hợp phải đăng
ký vì đây là hợp đồng thế chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất.
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định: “Thế chấp
quyền sử dụng đất.”
2.5 Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định.
Đoạn của bản án cho câu trả lời là: “Xem xét việc thế chấp này HĐXX thấy: Đối với
hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba ngày
07/9/2009. Sau khi các bên ký kết hợp đồng thì công chứng viên thực hiện việc công
chứng theo trình tự: lập lời chứng của công chứng viên ghi nhận rõ các bên tham gia
ký kết hợp đồng thế chấp gồm: Bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên vay ghi nhận

18
rõ việc bên thế chấp và bên vay ký tên vào Hợp đồng trước mặt công chứng viên tại
địa chỉ số 60V, phường T, quận H, Hà Nội. Sau đó công chứng viên đóng dấu và trả
hồ sơ cho phía Ngân hàng. Công chứng viên, ông Khúc Mạnh C khẳng định khi ký kết
hợp đồng, ông Q và bà V đã xuất trình đầy đủ chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Bên ngân hàng đã có
Giấy đề nghị Công chứng và Biên bản định giá tài sản, hợp đồng thế chấp đều ghi
ngày 07/9/2009 được ký và đóng dấu bởi người có thẩm quyền của Ngân hàng. Ngoài
ra Biên bản định giá có đầy đủ chữ ký của bên thế chấp là vợ chồng ông Q và bà V;
bên khách hàng vay là Công ty V do ông Nguyễn Tử D làm đại diện ký tên và đóng
dấu Văn phòng công chức đã thực hiện đúng pháp luật công chứng, nội dung văn bản
công chứng không trái với quy định của pháp luật, không vi phạm Điều 122 Bộ luật
dân sự năm 2005 nên không thể tự vô hiệu”.
Và đoạn “Tại thời điểm ngày 30/9/2009 chỉ cần một bên là bên thế chấp hoặc bên
nhận thế chấp, bảo lãnh ký là được. Mà theo yêu cầu đăng ký thế chấp ngày
30/9/2009 thì bên nhận thế chấp là Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn này nên Đơn
đăng ký vẫn đúng quy định và phát sinh hiệu lực”.
2.6 Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có
vô hiệu không? Vì sao?
Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 không vô
hiệu. Vì, khi đăng ký thế chấp là ngày 30/9/2009, theo Thông tư số 05/TTLB-BTP-
BTNMT (16/6/2005), thì vẫn đang có hiệu lực, tại Điều 4: “người yêu cầu đăng ký là
một bên trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh”. Thông tư số
06/2010/TTLT-BTP-BTNMT (01/3/2010) tại Điều 1, quy định khi ký thế chấp mới
(lần đầu) thì còn ký thay đổi, bổ sung chỉ cần một bên. Nên là bên thế chấp, bên nhận
thế chấp, bên bảo lãnh có thể ký. Căn cứ theo việc ký đơn đăng ký thế chấp vào ngày
30/9/2009, Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn và đã làm đơn phát sinh hiệu lực.
2.7 Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết trên của Tòa án đều hoàn toàn thuyết phục, bởi có căn cứ pháp lý và
bằng chứng chứng minh rõ ràng. Vì thời điểm làm thủ tục đăng ký thế chấp trùng
khớp với Thông tư số 05/TTLB-BTP-BTNMT (16/6/2005) đang có hiệu lực là vào
ngày 30/9/2009. Căn cứ theo Điều 4 của thông tư trên về “người yêu cầu đăng ký là

19
một bên trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh”. Nên là bên thế
chấp chỉ cần thông qua sự đồng ý của bên bảo lãnh để tiếp tục thực hiện hợp đồng mà
không cần phải phát sinh thêm đăng ký giao dịch đảm bảo hay tài sản lúc ký các hợp
đồng thế chấp sau đó. Tóm lại, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý, hợp đồng giữa
Ngân hàng và Công ty cổ phần xây dựng Thương Mại V là không phát sinh hiệu lực,
và Ngân hàng phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất lại cho ông Đỗ
Văn Q và bà Phạm Thị V.
2.8 Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 có hiệu lực đối kháng với người
thứ ba không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 có hiệu lực đối kháng với người thứ ba căn
cứ theo khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015 quy định: "Biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận
bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm". Trong bản án tài sản thế chấp để
đảm bảo cho khoản vay là xe ô tô biển kiểm soát 70C-061.00. Mặc dù, bản án đưa ra
chi tiết thể hiện ông Thọ - người đang nắm giữ tài sản thế chấp là chiếc ô tô tải sau đó
chuyển nhượng cho bà Giao mà bên nhận bảo đảm là ngân hàng N lại không nắm giữ
hoặc chiếm giữ tài sản đảm bảo đó nhưng ông Thọ đã đăng ký giao dịch bảo đảm
trong trường hợp này là xe ô tô. Vì thế, hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 41 có
hiệu lực đối kháng với người thứ ba vì đáp ứng được một trong các điều kiện phát
sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
2.9 Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS 2015), Ngân hàng
có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả lại tài sản
thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?
Theo quy định về đòi tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu ông Tân người thứ ba so
với hợp đồng thế chấp trả lại tài sản thế chấp ô tô. Vì:
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015 đã quy định:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền yêu cầu khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài
sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật.”

20
Thứ hai, khoản 8 Điều 320 BLDS 2015 đã quy định về nghĩa vụ của bên thế
chấp: Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.
Như vậy, có nghĩa là ông Thọ, bà Loan không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho
tài sản thế chấp như vậy giao dịch chuyển nhượng xe ô tô giữa các bên đương sự là
không có căn cứ pháp luật.
Thứ ba, ngoài ra, theo khoản 5 Điều 323 BLDS 2015 quy định: “Yêu cầu bên
thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử
lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Như vậy, phía Ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản
thế chấp giao tài sản đó để xử lý khi nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, như vậy ngân hàng có quyền đối với tài sản thế chấp. Qua đó, ngân hàng
đã thỏa mãn đủ điều kiện để đòi tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 166 BLDS 2015.
2.10 Cho biết kinh nghiệm của nước ngoài đối với hoàn cảnh tương tự như cảnh
trong vụ việc này (truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba)
Theo các quy định tại Điều 9 UCC và các quy định tương tự tại Luật về bảo đảm của
Canada và New Zealand, lợi ích bảo đảm được hoàn thiện sau khi đã gắn liền với tài
sản bảo đảm, và chủ nợ có bảo đảm thực hiện hoàn thiện theo một trong các phương
thức sau: chiếm hữu tài sản bảo đảm, kiểm soát tài sản bảo đảm hoặc đăng ký lợi ích
bảo đảm.
 Hoàn thiện bằng cách chiếm hữu tài sản bảo đảm: chủ nợ sẽ chiếm hữu tài sản
bảo đảm trong các trường hợp: cầm cố động sản; khi con nợ giao tài sản cho
bên thứ ba để bảo quản thay cho chủ nợ; khi chủ nợ hoặc đại diện của chủ nợ
chiếm hữu giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với vật đó. Hoàn thiện bằng cách
chiếm hữu phù hợp và thường được áp dụng đối với những lợi ích bảo đảm liên
quan đến hàng hóa, dụng cụ, văn bản thỏa thuận, tiền và chứng thư tín dụng.
 Hoàn thiện bằng cách kiểm soát tài sản bảo đảm: phương thức này thường
được áp dụng trong trường hợp lợi ích bảo đảm liên quan đến tài khoản tiền
gửi, thư tín dụng cổ phiếu, chứng khoán và các loại giấy tờ tương tự như cổ
phiếu phát hành không có biên lai hoặc kỳ phiếu, trái phiếu của Nhà nước
không phát hành dưới dạng in ấn.

21
 Hoàn thiện bằng cách đăng ký lợi ích bảo đảm: cho đến nay hầu hết các lợi ích
bảo đảm đều được hoàn thiện theo cách này. Biện pháp đăng ký được áp dụng
đối với lợi ích bảo đảm trên tất cả các loại tài sản. Thực chất, phương pháp này
là một loại đăng ký thông báo nhằm xác định thứ tự ưu tiên của các chủ nợ.
2.11 Việc tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (chiếc xe ôtô) cho Ngân
hàng có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Toà án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp là chiếc xe oto cho VP Bank
hoàn toàn thuyết phục vì:
Trong thời gian thế chấp ông Thọ - bà Loan tự ý chuyển nhượng xe cho bà Giao; VP
Bank không chấp nhận sự chuyển nhượng này nên giao dịch này vô hiệu do vi phạm
điều cấm của luật (vi phạm khoản 8 Điều 320 BLDS 2015). Sau đó bà Giao lại tiếp
tục chuyển nhượng cho ông Tân, ông Tân biết xe ôtô đang là tài sản thế chấp nhưng
vẫn đồng ý mua. Vậy nên ông Tân là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật và không ngay tình. Vậy nên không phát sinh quyền quy định tại khoản 2, 3 Điều
133 BLDS 2015 nên căn cứ khoản 5 Điều 323 BLDS 2015 thì ngân hàng có quyền
yêu cầu ông Tân trả lại tài sản thế chấp là chiếc xe tải. Đồng thời khoản 1 Điều 166
BLDS 2015 cũng khẳng định lại điều đó bởi ngân hàng là chủ thể có quyền khác với
tài sản thế chấp (chiếc xe).
VẤN ĐỀ 3: ĐẶT CỌC
3.1 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp

Tiêu chí Đặt cọc Cầm cố

Để bảo đảm giao kết hoặc thực Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Mục đích
hiện hợp đồng (khoản 1 Điều (Điều 309 BLDS 2015)
của bảo đảm
328 BLDS 2015)

Một khoản tiền hoặc kim khí Tài sản thuộc quyền sở hữu của
Tài sản dùng quý, đá quý hoặc vật có giá trị mình, gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
để bảo đảm khác. và quyền tài sản (khoản 1 Điều 105
BLDS 2015).

22
Tiêu chí Đặt cọc Thế chấp

Để bảo đảm giao kết hoặc thực Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và
Mục đích
hiện hợp đồng (khoản 1 Điều không giao tài sản cho bên kia
của bảo đảm
328 BLDS 2015). (Điều 317 BLDS 2015).

Một khoản tiền hoặc kim khí Căn cứ theo Điều 318 BLDS 2015:
quý, đá quý hoặc vật có giá trị - Một phần hoặc toàn bộ bất động
khác. sản (có vật phụ)
Tài sản dùng
- Một phần hoặc toàn bộ động sản
để bảo đảm
(có vật phụ)
- Quyền sử dụng đất cùng với tài
sản gắn liền với đất

Phải giao khoản tiền hoặc kim Không giao tài sản cho bên nhận
khí quý, đá quý hoặc vật có giá thế chấp
Giao tài sản
trị khác dùng để đặt cọc cho bên
nhận đặt cọc

3.2 Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc
BLDS 2015 có sự thay đổi về hình thức đặt cọc so với BLDS 2005. Theo khoản 1
Điều 358 BLDS 2005, “Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản”. Theo đó, pháp luật
hiện hành yêu cầu việc đặt cọc được thể hiện bằng văn bản riêng, bên cạnh đó, pháp
luật không quy định gì thêm về việc văn bản này phải được công chứng, chứng thực.
Do đó, nếu muốn thành lập một thỏa thuận đặt cọc tại thời điểm BLDS 2005 có hiệu
lực thì thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, thỏa thuận bằng miệng hoặc các
hình thức khác sẽ không có giá trị pháp lý. Đến BLDS 2015, yêu cầu thỏa thuận đặt
cọc phải được lập thành văn bản đã không được giữ lại. Do vậy, các bên khi muốn
thực hiện đặt cọc thì có thể tự do xác lập bằng bất kỳ hình thức nào.

23
3.3 Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015, bên đặt cọc mất cọc khi bên đặt cọc từ chối việc
giao kết, thực hiện hợp đồng; lúc này tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Còn
bên nhận đặt cọc bị phạt cọc khi bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng; lúc này bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản
tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3.4 Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì
sao?
Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên
nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc. Theo khoản 2 Điều 328
BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được
trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt
cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”, trong trường hợp thông thường, nếu hợp đồng được đặt cọc
không được giao kết, thực hiện thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản
đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. BLDS 2015 không
quy định về việc nếu hợp đồng được đặt cọc mà không được giao kết, thực hiện thì có
bị phạt cọc hay không. Dựa vào Án lệ số 25/2018/AL và điểm d mục 1 Chương I Nghị
quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, ta có thể xác định bên nhận đặt cọc vì lý do khách quan
không thể giao kết, thực hiện hợp đồng thì không phải chịu phạt cọc. Như vậy, trong
trường hợp này, bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đặt cọc mà không cần
chịu phạt cọc.
Tóm tắt Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 về: “V/v tranh
chấp đòi lại tiền đặt cọc từ việc huỷ hợp đồng mua bán cổ phần”
Nguyên đơn là Công ty Cổ phần TV-TM-DV địa ốc Hoàng Quân (gọi tắt là công ty
Hoàng Quân) khởi kiện công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận
(gọi tắt là công ty Sơn Long Thuận) yêu cầu trả lại tiền đặt cọc từ việc huỷ hợp đồng
mua bán cổ phần. Cụ thể là công ty cổ phần du lịch Ninh Thuận (gọi tắt là công ty

24
Ninh Thuận, sau này sáp nhập vào công ty Sơn Long Thuận) bán cổ phần cho công ty
Hoàng Quân. Công ty Hoàng Quân đã đặt cọc trước 01 tỷ đồng và sau đó chuyển số
tiền đặt cọc vào tài khoản của công ty Ninh Thuận mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng). Tuy nhiên, khi số tiền được chuyển vào
tài khoản của công ty Ninh Thuận thì ngân hàng đã cấn trừ vào số công nợ quá hạn và
lãi suất của công ty Ninh Thuận. Tòa Giám đốc thẩm chấp nhận bản án của Toà sơ
thẩm và Giám đốc thẩm.
3.5 Theo quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên
đặt cọc không? Tại sao?
Theo quyết định được bình luận, thì tài sản đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên cọc bởi
vì theo Công văn số 029/ CV-PC ngày 01/7/2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, chỉ đạo xử lý nợ của Công ty Ninh Thuận. “Chi nhánh xử lý khoản tiền 01
tỷ đồng đã thu nợ từ nguồn đặt cọc mua cổ phần của Công ty Hoàng Quân khi có ban
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” . Ngân hàng trích số tiền đặt cọc của
Công ty Hoàng Quân để thu nợ vay của Công ty Ninh Thuận là không có căn cứ pháp
luật. Điều 256 của BLDS 2005 quy định chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó”. Do đó, Tòa
án sơ thẩm và phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoàng Quận,
buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trách nhiệm
hoàn trả cho Công ty Hoàng Quận 1 tỷ đồng là có căn cứ đúng quy định của pháp luật.
Vậy công ty Hoàng Quân vẫn được trả số tiền cọc nên số tiền cọc thuộc quyền sở hữu
của Công ty này.
3.6 Theo tòa giám đốc thẩm trong quyết định được bình luận tài sản đặt cọc còn
thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì Sao?
Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc
sở hữu của bên đặt cọc vì theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 “Đặt cọc là
việc một bên giao cho một bên kia một khoản tiền… trong một thời gian để đảm bảo
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Tại uỷ nhiệm chi ngày 22/02/2008, Công ty Hoàng
Quân khi chuyển tiền vào tài khoản Công ty Ninh Thuận ghi rõ nội dung là tiền đặt
cọc mua cổ phần. Giả sử việc mua bán cổ phần diễn ra thành công thì toàn bộ số tiền

25
đặt cọc phải chuyển trả cho SCIC. Mặt khác, SCIC không uỷ quyền bằng bất kỳ hình
thức nào cho ông Nguyễn Liêm – Giám đốc Công ty Ninh Thuận để thực hiện việc
chuyển nhượng cổ phần của SCIC cho Công ty Hoàng Quân. Ông Nguyễn Liêm đã tự
ý ký biên bản thỏa thuận cổ phần cho Công ty Hoàng Quân là trái pháp luật.
3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Hướng giải quyết trên của Tòa án giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản
đặt cọc là hợp lý, thuyết phục, bởi lẽ:
Trước hết, căn cứ Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015: “1. Đặt cọc là việc một bên (sau
đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản
đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.” thì sau
khi đặt cọc, tài sản đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của bên nhận đặt cọc mà đó chỉ là
vật dùng để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận trong một thời
hạn, nên số tiền 1.000.000.000 (một tỷ đồng) từ Công ty Hoàng Quân chuyển qua tài
khoản Công ty Ninh Thuận chưa thuộc quyền sở hữu của công ty này. Chính vì vậy,
dù Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ninh Thuận dựa vào
hợp đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được quyền trích tài
khoản của công ty Ninh Thuận để cấn trừ vào số công nợ quá hạn và lãi suất của công
ty Ninh Thuận rồi trích số tiền 1.000.000.000 (một tỷ đồng) mà Công ty Hoàng Quân
đặt cọc để thu nợ là không có cơ sở, vì số tiền này không thuộc quyền sở hữu của
Công ty Ninh Thuận. Mặt khác, giả sử hợp đồng mua bán cổ phần thuộc sở hữu của
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Công ty Ninh Thuận
cho Công ty Hoàng Quân diễn ra thành công thì toàn bộ tiền cọc phải chuyển trả cho
SCIC chứ không phải là Công ty Ninh Thuận, bên cạnh đó, SCIC không hề ủy quyền
cho bất kỳ cá nhân nào thuộc Công ty Ninh Thuận để thực hiện chuyển nhượng cổ
phần cho Công ty Hoàng Quân.
Tóm tắt Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về tranh chấp hợp đồng đặt cọc.
Nguyên đơn: Ông P
Bị đơn: Ông I

26
Nội dung vụ án: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Ông P nhờ ông I mua xe ô tô nhập
khẩu từ Mỹ về Việt Nam, và ký văn bản thỏa thuận đặt cọc tiền mua xe với số tiền
450.000.000 đồng vào năm 2016. Thời hạn giao xe là trước tết dương lịch 2017 nhưng
ông I vì lý do chính sách pháp luật thay đổi nên không giao xe đúng hạn. 11/2017, hai
bên ký tiếp giấy tờ liên quan đến việc thời hạn bàn giao xe và ông I vẫn không giao
được xe. Ông P khởi kiện yêu cầu ông I phải trả tiền phạt cọc là 450.000.000đ. Toà
giải quyết: Hợp đồng đặt cọc mua bán xe ô tô nhập khẩu giữa ông P và ông I vô hiệu
vì vi phạm các quy định của pháp luật về mua bán nhập khẩu xe ô tô. Không chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vũ Đình P, về việc yêu cầu ông Trần Xuân I phải trả
số tiền phạt cọc
3.8 Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng án lệ số 25/2018/AL?
Đoạn cho thấy Toà án đã áp dụng án lệ số 25/2018/AL:
Mặt khác, thực tế ông I cũng đã từng nhờ em gái mua được ô tô nhập khẩu từ Mỹ về
Việt Nam để sử dụng (có thể dưới dạng quà tặng, quà biếu), nên ông mới đồng ý mua
hộ ông P; nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách quản lý của Nhà nước ở từng
thời điểm và hoàn toàn phụ thuộc vào người thân bên Mỹ và Đại lý nhập khẩu; Vì ông
I không có xe ô tô để bán và cũng không có đủ điều kiện nhập khẩu xe để bán cho ông
P; ông P biết rõ điều này và không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh rằng ông I có
khả năng bán xe ô tô cho ông P, nhưng cố tình từ chối thực hiện. Do đó, việc ông I
không thực hiện được thỏa thuận là do yếu tố khách quan.
Căn cứ theo Án lệ 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-
CA ngày 6 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao: “Trường hợp
bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do yếu tố khách quan và bên
nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc"
3.9 Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục hay không? Vì sao?
Theo em, Tòa áp dụng án lệ 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này là
chưa thuyết phục vì:
Đối với vụ việc trong Án lệ 25/2018/AL, giao dịch giữa hai bên là hợp pháp, có đủ
căn cứ, điều kiện để tạo ra giao dịch dân sự. Đối với bản án số 26, vụ việc xảy ra vào

27
năm 2016 hai bên thực hiện giao dịch cọc mua xe, sau đó vào tháng 11/2017, ông P và
ông I tiếp tục ký thỏa thuận gia hạn thời gian giao xe.
Theo điều 14, 15 nghị định 116/2017/NĐ-CP, được ban hành và có hiệu lực vào
17/10/2017, doanh nghiệp cần có đủ các điều kiện và tiêu chí riêng quy định trong hai
điều khoản trên mới được phép nhập khẩu ô tô. Tuy giao dịch giữa ông P và ông I
diễn ra vào năm 2016 nhưng kéo dài đến năm 2018, khi này nghị định 116/2017 và
BLDS 2015 đã có hiệu lực. Căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 688 BLDS 2015: Giao
dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình
thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này nên
vụ việc này được giải quyết theo hai quy định trên. Vì vậy, hợp đồng đặt cọc giữa ông
P và ông I vô hiệu.
Theo khoản 2 điều 131 BLDS 2015, khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại
tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Vậy ông I trả lại 450.000.000
đồng đã nhận cọc từ ông P. Trong vụ việc này không cần áp dụng Án lệ 25/2018/AL.
3.10 Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000 đồng" có phù hợp với Án lệ số
25/2018/AL không? Vì sao?
Việc Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P về việc yêu cầu ông
I phải trả tiền phạt cọc là phù hợp với án lệ số 25/2018/AL vì:
Trong vụ việc ở bản án số 26 có các tình tiết, nguyên nhân dẫn đến việc một bên
không hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn với bên còn lại giống với Án lệ số 25/2018/AL.
Ông I thừa nhận đã nhận số tiền cọc của ông P nhờ mua xe là 450.000.000đ và ông đã
nhờ người thân là em gái định cư ở Mỹ mua giúp. Cả ông P và ông I trước khi thực
hiện giao dịch đều nghĩ là sẽ mua được xe (ông P nhờ ông I mua xe là hoàn toàn tự
nguyện theo ý chí của ông P) nên hai bên đã thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, vì chính
sách pháp luật thay đổi nên ông I không thể mua xe được. Đây là sự kiện bất khả
kháng, ông I không thể biết trước và cũng không thể khắc phục được nên trong trường
hợp này, ông I chỉ cần trả lại số tiền đã nhận cọc từ ông P là 450.000.000đ mà không
phải chịu số tiền phạt theo yêu cầu của ông P.

28
VẤN ĐỀ 4: BẢO LÃNH
4.1 Những đặc trưng của bảo lãnh.
Theo Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015, Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh)
cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh: theo Điều 336 BLDS 2015, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận gì
khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh
đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại.
Chế định bảo lãnh làm phát sinh hai mối quan hệ:
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh (theo Điều 337 BLDS 2015)
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (theo Điều 339 BLDS 2015).
Nghĩa vụ giữa những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là nghĩa vụ liên đới,
trừ khi có thỏa thuận khác (Điều 338 BLDS 2015)
4.2 Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh?

Tiêu chí BLDS 2005 BLDS 2015

Điều 362 BLDS 2005 quy định Không quy định về hình thức bảo
bắt buộc việc bảo lãnh phải được lãnh
lập thành văn bản, có thể lập
Hình thành văn bản riêng hoặc ghi
thức bảo trong hợp đồng chính. Trong
lãnh trường hợp pháp luật có quy định
thì văn bản bảo lãnh phải được
công chứng hoặc chứng thực.

Theo điều 363 BLDS 2005: Có mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh
Phạm vi
“Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so
bảo lãnh
lãnh một phần hoặc toàn bộ với quy định chỉ có “tiền lãi trên nợ

29
nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả hại, trừ trường hợp có thoả thuận
tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền khác” ở BLDS 2005.
bồi thường thiệt hại, trừ trường Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 336
hợp có thoả thuận khác.” BLDS 2015 cũng quy định thêm việc
các bên có thể thỏa thuận sử dụng
biện pháp bảo đảm bằng tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 cũng
quy định trường hợp nghĩa vụ được
bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong
tương lai thì phạm vi bảo lãnh không
bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi
người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân
bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Quy định bên bảo lãnh chỉ được Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng,
yêu cầu bên được bảo lãnh thực trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
hiện nghĩa vụ đối với mình trong bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên
phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo được bảo lãnh thực
lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại hiện nghĩa vụ đối với mình trong
Điều 367 BLDS 2005 phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực
Quyền
hiện, tại Điều 341nhà làm luật đã có
yêu cầu
một tư duy rất mới khi quy định rằng,
của bên
trừ trường hợp có thỏa thuận
bảo lãnh
hoặc pháp luật có quy định khác, nếu
bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực
hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì
bên được bảo lãnh cũng không còn
phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo lãnh nữa

30
Không có quy định Tại Điều 342 BLDS 2015 có quy
định:
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải
Trách
thực hiện nghĩa vụ đó.
nhiệm
2. Trường hợp bên bảo lãnh không
dân sự
thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì
của bên
bên nhận bảo
bảo lãnh
lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh
thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm
và bồi thường
thiệt hại”.

Điều 368 BLDS 2005 quy định Điều 341 BLDS 2015 thì quy định
rằng, khác ở chỗ, trường hợp bên bảo lãnh
trừ trường hợp các bên có thỏa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà
thuận khác hoặc pháp luật có quy bên nhận bảo lãnh miễn việc thực
định khác, thì mặc dù bên nhận hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì
Việc
bảo lãnh đã miễn việc thực hiện bên được bảo lãnh không phải thực
miễn
nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, nhưng hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
thực hiện
bên được bảo lãnh vẫn phải thực lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận
nghĩa vụ
hiện nghĩa vụ đó. hoặc pháp luật có quy định khác.
bảo lãnh
Cụ thể, BLDS 2005, tại Điều 369 BLDS 2015 còn thêm trường hợp:
có nói đến việc bên bảo lãnh phải “Trường hợp một trong số những
đưa tài sản của thuộc sở hữu của người nhận bảo lãnh liên đới miễn
mình để thanh toán cho bên nhận cho bên bảo lãnh không phải thực
bảo lãnh khi đã đến hạn thực hiện hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì

31
nghĩa vụ thay cho bên được bảo bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần
lãnh mà bên bảo lãnh không thực nghĩa vụ còn lại đối với những người
hiện hoặc thực hiện không đúng nhận bảo lãnh liên đới còn lại.”
nghĩa vụ.

Điều 370 có quy định: không có điều khoản quy định việc
“Việc bảo lãnh có thể được hủy này. Việc BLDS 2015 không quy
bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh định trường hợp, cũng như điều kiện
đồng ý, trừ trường hợp pháp luật hủy bỏ việc bảo lãnh là để quy định
Việc hủy có quy định khác.” ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của
bỏ việc bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ bảo
bảo lãnh lãnh, tuy nhiên việc bảo lãnh có thể
được hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh
đồng ý, điều này thể hiện sự tôn trọng
thỏa thuận của các bên.

Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - chi nhánh Đồng Nai.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Tỉnh - Chủ DNTN Đại Lộc Tân.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Văn Miễn, bà Nguyễn Thị Cà.
Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp xử lý tài sản của bên bảo lãnh.
Lý do tranh chấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai ký hợp
đồng cho Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân vay tiền. Tài sản được dùng để đảm bảo
cho nghĩa vụ trả nợ là quyền sử dụng mảnh đất của vợ chồng ông Miễn, bà Cà. Hợp
đồng này thông qua bà Trang và cả hai ông bà đều khẳng định là không quen bà Tỉnh.
Nay Quỹ tín dụng không đòi được nợ từ bà Tỉnh nên đã buộc người bảo lãnh phải có
trách nhiệm. Cả ông Miễn và bà Cà đều không đồng ý với quyết định này.
Hướng giải quyết của tòa: Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai, buộc Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc Tân có trách nhiệm thanh toán cho Quỹ tín dụng. Tòa án cấp phúc thẩm quyết

32
định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm xét thấy kết luận hợp
đồng thế chấp có hiệu lực là chưa có căn cứ vững chắc, quyết định hủy Bản án phúc
thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai để xét xử sơ
thẩm lại.
4.3 Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ
tín dụng là quan hệ bảo lãnh?
Tòa án đã xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo
lãnh trong đoạn: "Số tiền trên được ưu tiên đảm bảo thanh toán bằng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do ông Trần Văn Miễn đứng tên diện tích là 20.408m' theo Hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba ký ngày 22/9/2006 giữa Quỹ tín
dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai với ông Trần Văn Miễn và bà
Nguyễn Thị Cà".
4.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán là chưa thỏa đáng vì vẫn còn nhiều vấn
đề chưa được Tòa án điều tra rõ ràng:
Thứ nhất, việc Tòa tuyên: "Số tiền trên được ưu tiên đảm bảo thanh toán bằng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" là không đúng vì căn cứ theo Điều 361
BLDS 2005 quy định về bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên
cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi
bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, chỉ khi nào Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc trả
không đủ thì ông Miễn, bà Cà mới trả thay. Nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc
trả không đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Thứ hai, việc các bên có trực tiếp đến Ủy ban nhân dân xã Thạnh Phú để thực
hiện việc ký kết hay không vào thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp vẫn chưa
được Tòa án xác minh làm rõ. Bên cạnh đó, lời khai của bà Tỉnh và chính
quyền xã Thạnh Phú về vấn đề này vẫn còn những mâu thuẫn.

33
Thứ ba, hợp đồng thế chấp được ký kết trước hợp đồng tín dụng tuy nhiên
trong hợp đồng thế chấp lại ghi rõ ngày tháng năm của hợp đồng tín dụng nên
cần phải làm rõ nhằm xác định xem có dấu hiệu gian dối không.
Thứ tư, Giấy ủy quyền xử lý tài sản thế chấp theo Hợp đồng vay vốn - kiêm
giấy bàn giao tài sản có chữ ký của anh Trần Thanh Phong - con trai của ông
Miễn, bà Cà. Thông tin về độ chân thực của văn bản cũng như người xác lập
văn bản vẫn chưa được Tòa án điều tra rõ ràng.
Như vậy, từ những sai sót trên có thể thấy việc Tòa án đã xác định quan hệ giữa ông
Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh vẫn còn chưa thỏa đáng. Tại phiên
tòa giám đốc thầm đã nhận thấy những sai sót trên và ra quyết định hủy bỏ toàn bộ
Bản án của các phiên tòa trước đó và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Nai để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
4.5 Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?
Theo toà án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cả được sử dụng để bảo đảm cho
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ông Miễn bà Cả đối với Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc Tân vì ở đây tồn tại ba hợp đồng: (1) Hợp đồng vay (Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc với Quỹ tín dụng), (2) Hợp đồng bảo lãnh (Ông Miễn, bà Cà với Doanh nghiệp tư
nhân Đại Lộc), (3) Hợp đồng thế chấp (Ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng). Hợp đồng
vay được đảm bảo bằng hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh được đảm bảo bằng
hợp đồng thế chấp.
Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Hồng Nhung
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thắng
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Mát, Ông Nguyễn Văn Tâm
Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh
Lý do tranh chấp: Bà Nhung cho bà Mát vay 500.000.000 đồng, lãi suất 1.2%/ tháng
và có sự bảo lãnh của ông Ân, bà Thắng. Sau khi vay tiền, bà Mát trả được 8 tháng
tiền lãi, sau đó bà Mát không trả cả gốc và lãi nên bà Nhung yêu cầu bà Mát trả tiền
cho mình. Bản án dân sự sơ thẩm quyết định bà Mát và bà Thắng có cùng nghĩa vụ

34
liên đới trả nợ cho bà Nhung. Không đồng ý với quyết định đó nên bà Thắng có đơn
kháng cáo. Tòa phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm vì cho rằng quan hệ vay tiền và quan
hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện yêu cầu bà Mát
trả tiền hoặc yêu cầu bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay.
Hướng giải quyết của Tòa: Cần xác định bà Mát là người thực hiện nghĩa vụ dân sự
với bà Nhung. Nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ
thực hiện được một phân thì phần không thực hiện được sẽ do bà Thăng và ông Ân có
trách nhiệm thực hiện thay.
4.6 Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và
người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
Đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo
lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền là: "Tại Bản án dân sự sơ thẩm
số 89/2008/DS-ST ngày 30-7-2008, Tòa án nhân dân huyện Tráng Bom, tinh Đồng
Nai quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung, Bà Nguyễn Thị Mát
và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị
Hồng Nhung 700.100.000 đồng".
4.7 Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng liên đới trên không được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận.
Đoạn cho thấy: “Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa
vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom)
đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính
xác. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hướng dẫn đương sự lựa chọn có thể
khởi kiện bà Mát hoặc bà Thắng là không đúng quy định của pháp luật”.
4.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Tại bản án sơ thẩm và phúc
thẩm đã quyết định bà Thắng cùng liên đới thực hiện trả nợ cùng bà Mát, Toà giám
đốc thẩm nhận thấy quyết định trên là không chính xác, Tòa án các cấp chưa xác định
rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát.
Căn cứ Điều 335 BLDS 2015:

35
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực
hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Dựa vào quy định trên, việc xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bà
Mát rất quan trọng. Bà Thắng chỉ có nghĩa vụ trả nợ thay cho bà Mát nếu bà Mát
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ thực hiện được một phần nghĩa
vụ. Tòa án giám đốc thẩm hủy hai bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm để đảm bảo
quyền và lợi ích của bà Thắng (bên bảo lãnh) và bà Nhung ( bên nhận bảo lãnh).
Quyết định hủy bản án của Toà án giám đốc thẩm là có căn cứ do các bên không có
thỏa thuận khác về việc bảo lãnh của bà Thắng.
4.9 Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh

Theo BLDS 2015:


Căn cứ vào khoản 1 Điều 335 BLDS 2015: “Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là
việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi
là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là
bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” Như vậy sự cam kết của bên
bảo lãnh và bên có quyền sẽ làm căn cứ để phát sinh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
của người bảo lãnh đối với bên có quyền
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là khi bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ nhưng nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền thì nghĩa vụ bảo lãnh lúc này sẽ phải thực hiện
theo đúng thỏa thuận của các bên để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cũng như bảo vệ
lợi ích của bên có quyền.

36
4.10 Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo BLDS, cụ thể là Điều 361 BLDS 2005 (Điều 335 BLDS 2015) về bảo lãnh được
quy định như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam
kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”
Như vậy, qua Điều 361 BLDS 2005 (Điều 335 BLDS 2015) ta thấy có 2 thời hạn để
bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Trường hợp đầu tiên, đó là khi bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ở trường hợp này sẽ
nghiêng về phía bất lợi cho bên bảo đảm. Vì chỉ cần bên được bảo lãnh thực hiện
không đúng hay không thực hiện nghĩa vụ là bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Trường hợp thứ hai, đó là bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo
lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi có thỏa thuận giữa 2 bên. Ở
trường hợp này, ta cần chứng minh bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ. Cùng với đó là giữa 2 bên có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh này. Như vậy,
trường hợp này sẽ có lợi hơn cho người bảo lãnh.
4.11 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Căn cứ theo Điều 361 BLDS 2005 (Điều 335 BLDS 2015) về bảo lãnh được quy định
như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”
Tóm lại, bà Thắng và ông Ân là người bảo lãnh và phải thực hiện nghĩa vụ khi bà Mát
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần.

37
4.12 Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ Bản án, Quyết định mà anh/chị biết.
Đã có Quyết định theo về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hướng giải quyết
như trên, đó là Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao:
Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-1-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
Nguyên đơn: Lê Văn Sang
Bị đơn: Nguyễn Thị Bích Thảo
Nội dung: Chị Nguyễn Thị Bích Thảo đã vay của ông Lê Văn Sang 60 triệu đồng và đã
giao
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà số 50/3 đường Xuân An, phường 3,
thành phố Đà Lạt do ông Nguyên Văn Lộc và bà Trần Thị Phục (bố, mẹ chị Thảo)
đứng tên cho ông Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên (trị giá
100 triệu đồng) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Thảo, hợp đồng có công chứng
hợp pháp vào ngày 09/11/1996, các bên có mặt và không phản đối. Sau đó, chị Thảo
không thực hiện không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi
kiện yêu cầu buộc bà Phục, ông Lộc (với tư cách bị đơn) thanh toán khoản nợ. Tuy
nhiên, trong vụ án này, chị Thảo là người vay tiền của ông Sang, còn ông Lộc, bà
Phục là những người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của chị Thảo.
Do vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ, nếu chị Thảo không trả
được nợ gốc và lãi thì ông Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay; nếu ông Lộc, bà Phục
không trả được thì bà Tý có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu
giá tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ.
4.13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa Giám đốc Thẩm?
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của pháp
luật.
Bởi vì việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ông Ân và bà Thắng đã ngầm hàm
chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, như là một căn cứ cho rằng
hai ông bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp
bà Mát không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình. Hướng giải quyết trên

38
thỏa đáng cả cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Bởi vì khi giải quyết vụ án
ta phải xem xét thực kỹ khả năng thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh để tránh
việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình và đẩy trách nhiệm đó cho người bảo lãnh.
Việc này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bảo lãnh.

39

You might also like