You are on page 1of 28

THẢO LUẬN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH BUỔI THỨ 4-5

VẤN ĐỀ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA, MẸ, CON;


QUAN HỆ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

I. LÝ THUYẾT: TRẢ LỜI/PHÂN TÍCH/LÀM SÁNG TỎ CÁC CÂU HỎI


1. Phân tích nguyên tắc và căn cứ xác định con chung của vợ chồng.
Nguyên tắc xác định con chung của vợ chồng là con sinh ra trong thời kỳ Hôn nhân
hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Việc xác định
con chung của vợ chồng trên cơ sở suy đoán pháp lý có thể chia thành hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân:
+ Con do người vợ có thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân,
đứa trẻ này được xác định là con chung của vợ chồng trừ trường hợp người chồng
không thừa nhận đứa trẻ do người vợ sinh ra là con của vì nó thỏa mãn được nguyên
tắc mà pháp luật hôn nhân gia đình đặt ra cho con chung của vợ chồng là sinh ra trong
thời kỳ hôn nhân.
+ Người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
Trường hợp này đứa trẻ dĩ nhiên là đáp ứng được yêu cầu là sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân của cha mẹ và việc coi đứa trẻ là con chung của vợ chồng là hoàn toàn hợp lý, trừ
trường hợp người chồng có chứng cứ khác chứng minh rằng đứa trẻ đó không phải là
con mình.
- Trường hợp thứ hai: con sinh ra do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và
sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt. Đây là trường hợp đứa trẻ được mang thai trong
thời kỳ hôn nhân nhưng được sinh ra khi người chồng đã chết hoặc đã ly hôn này về
mặt pháp luật được suy đoán là cha của trẻ em đó. Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể
từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn
nhân.
- Trường hợp thứ ba: Sự thừa nhận con chung trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ.
Pháp luật công nhận người con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân của cha mẹ cũng là con
chung của họ với điều kiện là phải có sự thừa nhận tự nguyện của cha, mẹ.

2. Trình bày các hình thức và thủ tục xác định con sinh ra do sinh đẻ. Quan
điểm của bạn về pháp luật thực định với việc bảo đảm quyền được khai sinh của
trẻ em?
Các hình thức và thủ tục xác định con sinh ra do sinh đẻ là:
- Thủ tục hành chính:
+ Thủ tục hành chính được tiến hành trong trường hợp cha mẹ nhận con tại cơ quan
hành chính nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp xã, nơi cư trú
của người nhận hoặc được nhận là cha, mẹ, con.
+ Điều kiện: việc nhận cha, mẹ cho con là hoàn toàn tự nguyện và không có tranh
chấp.
+ Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và
chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi
đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp,
công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con
ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho
người yêu cầu.
+ Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày
làm việc.
- Thủ tục tư pháp:
+ Thủ tục xác định cha mẹ con được tiến hành tại tòa án nhân dân khi việc xác định
đó có tranh chấp.
+ Điều kiện: giữa cha mẹ trẻ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp; việc xác
định cha cho con có tranh chấp xảy ra, cụ thể là người đàn ông không thừa nhận đứa
trẻ đó do người phụ nữ sinh ra là con mình.
+ Khi giải quyết vụ việc, Tòa án có trách nhiệm kiểm tra các chứng cứ do cha mẹ
đứa trẻ cung cấp và kết luận vụ việc.
Quan điểm về pháp luật thực định về việc bảo đảm quyền đăng ký khai sinh
cho trẻ:
Quyền khai sinh cho trẻ là một trong những quyền đầu tiên của trẻ em được ghi
nhận tại khoản 1 Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em
có quyền được khai sinh và có quốc tịch”, cũng như được ghi nhận trong các văn kiện
quốc tế, chẳng hạn tại khoản 1 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ
em có quy định như sau: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh
ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có
thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”; và theo Nguyên
tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ
em sinh ra có quyền được khai sinh”.
Hiện nay việc bảo đảm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ còn được ghi nhận tại Điều
13 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có
quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”. Và
khoản 1, 3, 4 Điều 30 của BLDS năm 2015.
Như vậy, có thể thấy quyền khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan
trọng của trẻ em không chỉ được quy định trong luật quốc tế mà luật Việt Nam cũng
ghi nhận quyền khai sinh cho trẻ em. Qua các điều luật được nêu trên cho thấy việc
khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của quyền khai sinh. Theo đó, việc
thực hiện quyền khai sinh cho trẻ em trước hết trách nhiệm thuộc về gia đình, cụ thể là
cha, mẹ, ông, bà, những người thân thích khác có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ em.
Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
và khoản 1 Điều 14 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Cha mẹ, người giám
hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn”. Bên cạnh việc đăng ký khai
sinh cho trẻ, cần phải có những hướng xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định
về đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi?
 Khái niệm: Là chế định pháp luật nhằm xác lập giữ người nhận nuôi và người
được nhận nuôi các quan hệ gần gũi- quan hệ cha mẹ - các con.
 Mục đích: mục đích việc nuôi con nuôi là bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Luật nuôi con nuôi 2010 quy định tại:
“Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi
ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”
 Ý nghĩa: góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con
nuôi theo tinh thần bảo vệ, giáo dục trẻ em, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đáp
ứng quyền làm cha, làm mẹ trong trường hợp nhất định.

4. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và căn cứ chấm dứt việc nuôi con
nuôi theo Luật NCN năm 2010.
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp
người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng
làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng
quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Phân tích: Từ quy định của luật nuôi con nuôi 2010. Pháp luật Việt Nam đã quy
định rõ việc nhận con nuôi phải tuân thủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 14 thì mới coi
là hợp pháp. Người nhận nuôi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về:
 Độ tuổi đây là yếu tố thể hiện trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm của con
người đánh giá mức độ nhận thức. Đánh giá độ tuổi để đánh giá xem một người có thể
đảm nhận trách nhiệm nuôi dạy một đứa trẻ hay không?
 Năng lực nhận thức (năng lực hành vi dân sự của người nhận nuôi) thể hiện khả
năng nhận thức và làm chủ hành vi của con người, người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ không bị mất hay bị hạn chế là yếu tố quan trọng khả năng chăm sóc và nuôi
dạy con nuôi.
 Điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con nuôi cũng rất quan trọng để đảm bảo cho đữa trẻ được nhận nuôi có đủ điều
kiện để sinh hoạt học tập, vui chơi, được chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện,…
 Cơ chế hạn chế những người không được nhận con nuôi giúp bảo vệ con nuôi khỏi
những tác động tiêu cực nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện, đầy đủ và an toàn.
Căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi.
Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi
có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Phân tích
Những người có quyền yêu cầu toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi: con đã thành
niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi. Căn cứ chấm dứt là việc
con nuôi đã đủ độ tuổi thành niên có khả năng lao động chăm sóc bản thân, con nuôi
xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của chính mình và cha mẹ nuôi bị toà
án kết tội và ngược lại. Hoặc các bên vi phạm Điều 14 luật nuôi con nuôi 2010.
Điều 13. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục;
bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng,
người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

5. Các nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con?
Các nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con được quy định tại các
Điều 69, 71, 72 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia
đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn
nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được
xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con
thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học
tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa
thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan,
tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo
dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

6. So sánh quan hệ cha, mẹ con phát sinh do sự kiện sinh và quan hệ cha, mẹ
con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi.
Giống nhau:
- Đều làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con.
- Theo khoản 1 Điều 20 Luật nuôi con nuôi 2010 và khoản 1 Điều 78 Luật hôn nhân
và gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ giữa quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự
kiện sinh và quan hệ cha, mẹ con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi là như nhau.
Khác nhau:
Quan hệ cha, mẹ con phát sinh Quan hệ cha, mẹ con phát sinh
do sự kiện sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi

Cơ sở hình Theo Điều 88 Luật hôn nhân và Được xác lập theo quy định của
thành quan gia đình 2014 Pháp luật tại các cơ quan có thẩm
hệ - Con sinh ra trong thời kỳ hôn quyền
nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con
chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn
300 ngày kể từ thời điểm chấm
dứt hôn nhân được coi là con do
người vợ có thai trong thời kỳ
hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký
kết hôn và được cha mẹ thừa
nhận là con chung của vợ chồng

Pháp luật Việt Nam không có quy Theo Điều 78 Luật Hôn nhân gia
Chấm dứt
định về việc xóa quan hệ huyết đình 2014, quan hệ giữa cha mẹ
quan hệ
thống hay chấm dứt quan hệ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt
cha, mẹ và
huyết thống giữa con cái với cha trong trường hợp có quyết định
con
mẹ. của Tòa án.

7. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ
nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.
 Quan hệ nhân thân giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng
Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha
dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:
“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71
và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng
sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71”.
a/ Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình:
Nghĩa vụ và quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng (Điều 69,71,72 của Luật
hôn nhân và gia đình 2014)
Điều 69 của Luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo
của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn
nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được
xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”.
Điều 71 của Luật hôn nhân và gia đình Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi
dưỡng
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”.
Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con
học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa
thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan,
tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo
dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”.
b/ Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng
sống chung với mình (Điều 70,71 LHNGĐ 2014):
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
“1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về
nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát
triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ
gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với
cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái
với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng
cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ,
con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm
bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu
của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của
gia đình.”.
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
“2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ
mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều
con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”.
- Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.
Vậy các trường hợp con riêng được nhận tài sản thừa kế từ bố dượng, mẹ kế là
- Người có di sản để lại di chúc cho con riêng
Bởi quyền để lại tài sản sau khi chết là quyền của người để lại di sản. Do đó, khi để
lại di sản thừa kế, người lập di chúc hợp pháp để tài sản của mình cho con riêng thì
người con riêng được quyền hưởng thừa kế.
- Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế.
“Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định
tại Điều 652 và Điều 653 của bộ luật này”.
Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị được quy
định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể, trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần
di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

8. Phân tích nội dung cơ bản của chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con
chưa thành niên và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của chế định
này.
Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có liệt kê các trường hợp mà cha, mẹ
bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, bao gồm:
1. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nôm,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
2. Phá tán tài sản của con;
3. Có lối sống đồi trụy;
4. Xíu giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Phạm vi hạn chê quyền
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục
con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.
Thời gian hạn chế quyền
Tòa án ra quyết định hạn chế một hoặc một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn
thời hạn này.
Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,
có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện ra các hành vi vi phạm của cha mẹ
thuộc một trong các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức bên trên để yêu cầu Tòa án hạn ché quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con,
quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành
niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong
các trường hợp sau đây:
 Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
 Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng
không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
 Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định
được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
o Tích cực: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
o Bất cập:
 Thứ nhất, về cơ quan có quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em. Vậy cơ quan
quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em nào có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên vẫn còn chưa quy định cụ thể.
 Thứ hai, cần hướng dẫn rõ ràng hơn về những hành vi của cha, mẹ có thể bị hạn
chế quyền đối với con chưa thành niên.
Hiện nay những trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Những
hành vi này có thể xảy ra hàng ngày ở nhiều nơi. Tuy nhiên, thế nào là “vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, thế nào là
“Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” thì cần được hướng dẫn
cụ thể. Tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp
luật. Đáng lẽ, tính chất mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc chưa
thể coi là phá tán tài sản của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của
con.. hoặc ngược lại nhưng Tòa án không chấp nhận yêu cầu hạn chế quyền của cha
mẹ đối với con chưa thành niên.
 Thứ ba, về thời hạn Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
và trình tự thủ tục xét rút ngắn thời gian.
Khoảng thời gian từ 01 đến 05 năm là rất rộng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cùng
tính chất, mức độ của hành vi nhưng mỗi Tòa án lại có quyết định thời hạn khác nhau.
Cha, mẹ có thể có một hoặc nhiều hành vi quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 nên vấn đề thời hạn Tòa án ra quyết định hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo hướng phân biệt trường hợp có một hành
vi có thể là từ 01 đến 03 năm nhưng với trường hợp có 02 hành vi trở lên thì có thể tối
đa là 05 năm. Ngoài ra, điều kiện, trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời hạn hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên cũng như điều kiện để Tòa án xét rút ngắn thời
hạn này cũng cần được hướng dẫn cụ thể hơn.
9. Phân tích các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên
gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những trường hợp phát sinh nghĩa
vụ cấp dưỡng như sau: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con (Điều 110); nghĩa
vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ (Điều 111); nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị,
em (Điều 112); nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu (Điều 113);
nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Điều 114) và nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn (Điều 115). Điều kiện chung để phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
1. Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã xác định rõ:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau;
giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
cũng đã mở rộng phạm vi quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú,
cậu, bác ruột và cháu ruột (Điều 114), đây là quy định mới so với các văn bản Luật
Hôn nhân và gia đình trước đó. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước hết xuất phát
từ ý thức, trách nhiệm của bên thực hiện cấp dưỡng. Pháp luật cũng đã đưa ra các chế
tài nhằm xử lý những trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, không chỉ trong pháp
luật dân sự, Hôn nhân và gia đình mà còn trong pháp luật hình sự,... Việc bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các
biện pháp cưỡng chế thi hành. Quan hệ huyết thống là gốc rễ hình thành mối quan hệ
gắn bó, khăng khít giữa các thành viên trong gia đình. Khi các thành viên trong gia
đình không thể trực tiếp chăm sóc nhau thì họ thực hiện nghĩa vụ thông qua việc cấp
dưỡng.
2. Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung
với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc
phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. (khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định. Quan hệ cấp dưỡng là
quan hệ phát sinh, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc thực hiện
không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện. Trong thực tế, không chỉ do
người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ cấp
dưỡng mới phát sinh.
3. Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó
khăn, túng thiếu. (khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể rơi vào hoàn cảnh không đầy đủ
hoặc thiếu hụt về phương diện nào đó; song chỉ khi người đó có sự thiếu hụt về vật
chất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới đặt ra.
Điều này biểu hiện ở chỗ, người đó gặp khó khăn, túng thiếu hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong quan hệ cấp dưỡng này, chủ thể
không chỉ là thành viên gia đình trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
mà còn phải thoả mãn những điều kiện nhất định về độ tuổi, tình trạng nhân thân, tài
sản...
4. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng. (Quy định từ Điều 110 đến Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình
2014)
Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất
định từ phía người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng. Trường hợp bên có nghĩa
vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể thực hiện việc cấp
dưỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dưỡng chưa chấm dứt, nhưng ý nghĩa thực tế của nghĩa vụ
này cũng hầu như không có, bởi vì lợi ích tài sản của nghĩa vụ không còn tồn tại. Quan
hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù ngang giá do yếu tố tình cảm giữa các chủ thể.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài
sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số tiền
tương ứng. Do nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được đặt ra khi có những điều kiện nhất định.
Do đó, bên có nghĩa vụ cấp dưỡng phải là người đã thành niên và có tài sản để thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

II. TÌNH HUỐNG


2.1. Ngày 20/02/2016, ông Lãm và bà Duy ly hôn theo quyết định số
07/2016/QĐST-HNGĐ của Tòa án nhân dân huyện P. Phán quyết sơ thẩm có hiệu lực
công nhận sự thỏa thuận của bà Duy và ông Lãm như sau: Bà Duy được quyền trực
tiếp nuôi dưỡng con chung của họ là Nguyễn An, sinh ngày 8/4/2014 cho đến khi trẻ
thành niên và có khả năng lao động. Ông Lãm không phải thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng nuôi con và được quyền lui tới thăm nom con mà không ai được cản trở; khi
cần thiết, các bên có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định của pháp luật.
Sau khi ly hôn, bà Duy và cháu An về sống chung với ông Hiệp. Ngày 24/12/2016,
ông Hiệp và bà Duy đăng ký kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Năm
2017, qua xét nghiệm ADN cho kết quả cháu An là con đẻ, ông Hiệp yêu cầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thừa nhận ông là cha ruột của cháu An để ông làm thủ tục cải
chính hộ tịch cho trẻ.
Hãy xác định cơ quan có thẩm quyền và đường lối giải quyết của cơ quan đó
trước yêu cầu của ông Hiệp trên cơ sở pháp luật, biết rằng:
i) Bà Duy thống nhất với yêu cầu của ông Hiệp, thừa nhận ông Hiệp là cha ruột
của cháu An;
ii) Ông Lãm không thể hiện ý kiến (bằng văn bản) theo yêu cầu của cơ quan
chức năng trước yêu cầu được thừa nhận cháu An là con của ông Hiệp.
Trong tình huống trên cho thấy qua xét nghiệm ADN thì cháu An là con đẻ của ông
Hiệp với bà Duy. Và bà Duy cũng thống nhất với yêu cầu của ông Hiệp, thừa nhận ông
Hiệp là cha ruột của cháu An. Nên căn cứ theo khoản 1 Điều 88 LHNGĐ 2014 có quy
định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng” thì việc xác định con chung thuộc trường hợp sinh ra trước kết
hôn được cha mẹ thừa nhận.
Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong tình huống trên sẽ tiến hành theo thủ tục
hành chính. Vì ông Lãm không có tranh chấp về việc xác định cháu An là con đẻ của
ông Hiệp và bà Duy (ông Lãm không thể hiện ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của cơ
quan chức năng trước yêu cầu được thừa nhận cháu An là con ông Hiệp). Và việc ông
Hiệp, bà Duy nhận lại cháu An là hoàn toàn tự nguyện. Căn cứ theo Điều 24 Luật Hộ
tịch 2014 có quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc
người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”. Như vậy, cơ
quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc được
nhận là cha, mẹ, con.
Căn cứ theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 14 Thông tư 04/2020 thì người yêu
cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con phải nộp đầy đủ các giấy tờ, chứng cứ để chứng minh
có quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Như vậy, trong tình
huống trên, ông Hiệp đã có chứng cứ là kết quả xét ngiệm ADN của cháu An để chứng
minh ông Hiệp và cháu An có quan hệ cha con với nhau. Và trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, nếu việc ông Hiệp nhận cha con là đúng và
không có tranh chấp gì thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng ông
Hiệp, bà Duy ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo cho Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích
lục cho ông Hiệp.

2.2. Anh Trung và chị Hà là vợ chồng hợp pháp. Họ có con chung là Ngân, sinh
năm 2009. Năm 2014, anh Trung và chị Hà được Tòa án giải quyết cho ly hôn. Theo
phán quyết của Tòa án, anh Trung được quyền trực tiếp nuôi con chung đến tuổi thành
niên và có khả năng lao động còn chị Hà có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Tháng 8, 2016, chị Hà ra nước ngoài định cư và chung sống như vợ chồng với anh
Thụy (Anh Thụy là người Việt Nam định cư tại Liên Bang Nga từ năm 1995). Ngay
sau khi sống cùng chị Hà, anh Thụy đã tiến hành giám định ADN để xác định huyết
thống giữa anh và cháu Ngân – đừa trẻ do chị Hà sinh ra. Sau khi có kết quả giám định
xác định mình là cha đẻ của cháu Ngân, anh Thụy đã liên lạc với anh Trung và thương
thảo về nguyện vọng được nhận con. Anh Trung đồng ý.
Tháng 10. 2017, Anh Thụy trở về Việt Nam làm thủ tục nhận con. Tại Ủy ban nhân
dân huyện X, tỉnh H, nơi anh Trung và cháu Ngân cư trú, anh Thụy đã yêu cầu cơ
quan chức năng giải quyết việc nhận con với sự nhất trí của anh Trung, chị Hà kèm kết
luận giám định ADN (xác định tư cách cha – con giữa anh và cháu Ngân) mà anh đã
thực hiện ở nước ngoài.
Hỏi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền nhận con của anh
Thụy theo thủ tục như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật?
Anh Trung và chị Hà là vợ chồng hợp pháp. Họ có con chung là Ngân, sinh năm
2009.
Năm 2014, anh Trung và chị Hà được Tòa án giải quyết cho ly hôn. Theo phán
quyết của Tòa án, anh Trung được quyền trực tiếp nuôi con chung đến tuổi thành niên
và có khả năng lao động còn chị Hà có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Tháng 8, 2016, chị Hà ra nước ngoài định cư và chung sống như vợ chồng với anh
Thụy (Anh Thụy là người Việt Nam định cư tại Liên Bang Nga từ năm 1995). Ngay
sau khi sống cùng chị Hà, anh Thụy đã tiến hành giám định ADN để xác định huyết
thống giữa anh và cháu Ngân – đứa trẻ do chị Hà sinh ra. Sau khi có kết quả giám định
xác định mình là cha đẻ của cháu Ngân, anh Thụy đã liên lạc với anh Trung và thương
thảo về nguyện vọng được nhận con. Anh Trung đồng ý.
Tháng 10. 2017, Anh Thụy trở về Việt Nam làm thủ tục nhận con.
Tại Ủy ban nhân dân huyện X, tỉnh H, nơi anh Trung và cháu Ngân cư trú, anh
Thụy đã yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết việc nhận con với sự nhất trí của anh
Trung, chị Hà kèm kết luận giám định ADN (xác định tư cách cha – con giữa anh và
cháu Ngân) mà anh đã thực hiện ở nước ngoài.
Hỏi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền nhận con của anh Thụy
theo thủ tục như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 91 luật HNGĐ 2014 thì anh Thuỵ có quyền nhận
con. Căn cứ Điều 30 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công
dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước
ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị
định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời
điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc
nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có
tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý
của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi
dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải
có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không
phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con,
nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà
người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha
đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha
hoặc nhận mẹ cho con.
Do việc anh Thuỵ nhận con không phát sinh tranh chấp và có kết quả giám định
ADN kèm theo để chứng minh thì anh Thụy đủ điều kiện để nhận con.
Về hồ sơ xin nhận con được quy định tại Điều 32 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như
sau:
1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh
nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người
nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con;
của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong
nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của
người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
Theo đó anh Thụy cần chuẩn bị những hồ sơ là: Tờ khai đăng ký nhận con; Bản sao
một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân của anh Thụy; Bản sao giấy khai sinh
của cháu Ngân; Giấy tờ hoặc chứng cứ chứng minh quan hệ cha con giữa anh Thụy và
cháu Ngân.
Khi có đầy đủ các giấy tờ này, anh Thụy phải nộp hồ sơ trực tiếp cho nơi có thẩm
quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ con, trong trường hợp này là tại Sở Tư pháp nơi
đăng ký thường trú của cháu Ngân là huyện X, tỉnh H theo quy định tại Điều 31 Nghị
định 126/2014/NĐ-CP.
Thời hạn xác nhận con theo Điều 33 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
“Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư
pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 hoặc Điểm a Khoản 1
Điều 35 của Nghị định này thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm
việc.”
Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ con tại Việt Nam được quy định theo Điều 34
Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu,
thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian
07 ngày làm việc, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường
trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại
trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban
nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có
vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì
Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
4. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều
kiện nhận cha, mẹ, con thì Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận
cha, mẹ, con.
Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo
bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết
định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên
cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận
cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha,
mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải
có mặt.
Như vậy, sau khi nộp hồ sơ hợp lệ cho Sở Tư pháp và Sở Tư pháp tiến hành xác
minh sự việc, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Tư pháp sẽ ký quyết định công nhận
việc nhận con cho anh Thụy.
Ngoài ra anh Trung cần phải yêu cầu Tòa án xác định mối quan hệ không phải là
cha con giữa anh và cháu Ngân. Khi đó anh Trung sẽ nộp đơn yêu cầu tới Tòa án tại
huyên X, tỉnh H làm việc kèm theo kết quả xét nghiệm ADN nhằm yêu cầu Tòa án xác
nhận cháu Ngân là không phải là con ruột của mình.
Sau khi có quyết định/bản án của Tòa án và quyết định của Sở Tư pháp, anh Thụy
phải lấy quyết định đó đem đến nơi có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ, được quy
định tại Điều 43 Luật Hộ tịch 2014:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực
hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam
đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Theo đó, anh Thụy phải đem quyết định đến Ủy ban nhân dân xã nơi đăng ký Giấy
khai sinh của bé Ngân để làm thủ tục nhận con với bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai;
- Quyết định/bản án của Tòa về việc xác định cha cho con;
- Kết quả xét nghiệm ADN giữa cha con ruột hoặc những chứng cứ chứng minh
khác theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP.

2.3. Ông Lưu và bà Tâm kết hôn năm 1983. Năm 1984, mẹ đẻ ông Lưu lập “văn tự”
tặng cho ông Lưu ngôi nhà diện tích 140 m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL. Tháng
2.1985, ông Lưu làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu nhà. Con nuôi chung của
ông Lưu và bà Tâm là Mỹ Yến, sinh năm 2006, Tháng 11. 2013, do mâu thuẫn trong
việc chung sống, ông Lưu đến địa phương khác cư trú rồi cưới bà Túy. Tài sản của ông
Lưu, bà Túy (được tặng cho chung) là ngôi nhà 52A tại số 2 NNT, phường H, quận G
thành phố K diện tích 120m2.
Tháng 2 năm 2014, ông Lưu và bà Tâm chia một phần tài sản trong thời kỳ hôn
nhân. Theo văn bản được công chứng, phần động sản chung của ông Lưu, bà Tâm
(hiện do bà Tâm quản lý) trị giá 2 tỷ được chia đôi, mỗi người sở hữu 1 tỷ.
Năm 2019, ông Lưu chết không để lại di chúc.
Căn cứ pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự, anh (chị) hãy xác
định di sản của ông Lưu và đối tượng được hưởng di sản của ông biết rằng:
i) Sau khi chia tài sản chung, ông Lưu sử dụng tiền được chia gửi ngân hàng.
Tại thời điểm ông Lưu chết, tổng số tiền gốc và lãi được xác định là 1 tỷ 200 triệu
đồng, ông Lưu, bà Tâm không có thoả thuận khác khi chia tài sản trong thời kỳ
hôn nhân;
ii) Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, tài sản được định giá như sau: Nhà
diện tích 140 m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng; nhà 52A
tại số 2 NNT, phường H, quận G thành phố K diện tích 120m2 trị giá 4 tỷ đồng.
i)
Ông Lưu kết hôn với bà Tâm vào năm 1983. Năm 2019, ông Lưu chết không để lại
di chúc. Như vậy:
- Di sản của ông Lưu trong giai đoạn hôn nhân với bà Tâm là:
Xác định tài sản riêng của ông Lưu:
 Đầu tiên, trong thời kỳ hôn nhân, vào năm 1984, ông Lưu được mẹ đẻ lập “văn tự”
tặng cho ngôi nhà diện tích 140m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL và tháng 2 năm 1985,
ông Lưu làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu nhà. Như vậy, theo quy định tại
khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, căn nhà diện tích 140m2 tại xã
HN, huyện B, tỉnh KL là tài sản riêng của ông Lưu vì được tặng cho riêng trong thời
kỳ hôn nhân.
 Thứ hai, trong thời kỳ hôn nhân, sau khi chia một phần tài sản chung của vợ chồng
vào tháng 2 năm 2014 (ông Lưu và bà Tâm mỗi người sở hữu 1 tỷ), ông Lưu sử dụng
số tiền được chia đó gửi ngân hàng, tại thời điểm ông Lưu chết (năm 2019, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực), tổng số tiền gốc và lãi được xác định là 1 tỷ
200 triệu đồng, ông Lưu, bà Tâm không có thỏa thuận khác khi chia tài sản trong thời
kỳ hôn nhân. Như vậy, tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của ông Lưu sau khi chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của ông Lưu (giữa ông Lưu và bà Tâm không có thoả
thuận khác). Do đó, khoản tiền 1 tỷ 200 triệu đồng (cả gốc và lãi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng là 200 triệu đồng) được gửi trong ngân hàng là tài sản riêng của ông Lưu.
Như vậy, di sản của ông Lưu được xác định là căn nhà diện tích 140m2 tại xã HN,
huyện B, tỉnh KL; và khoản tiền 1 tỷ 200 triệu đồng (cả gốc và lãi) được gửi trong
ngân hàng.
- Đối tượng được hưởng di sản của ông Lưu:
Ông Lưu và bà Tâm kết hôn năm 1983. Hôn nhân được ghi nhận, và hai người là
quan hệ vợ chồng hợp pháp. Con nuôi chung của ông Lưu và bà Tâm là Mỹ Yến, sinh
năm 2006. Năm 2019, ông Lưu chết và không để lại di chúc. Vì không có di chúc nên
di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật (cụ thể áp dụng BLDS năm 2015, vì ông
Lưu chết khi Bộ luật này đang có hiệu lực và di sản thừa kế phát sinh trong thời gian
này). Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 651 và Điều 653 BLDS năm 2015 quy định,
hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu là vợ (bà Tâm); con nuôi (Mỹ Yến); cha, mẹ đẻ
(nếu còn sống); cha, mẹ nuôi (nếu có). Như vậy, chỉ có những người đã nêu trên mới
có quyền được hưởng di sản của ông Lưu theo pháp luật. Mỗi người thừa kế cùng
hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
ii) Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, tài sản được định giá như sau: Nhà
diện tích 140m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng; nhà 52A
tại số 2 NNT, phường H, quận G thành phố K diện tích 120m2 trị giá 4 tỷ đồng.
Trả lời:
Ông Lưu kết hôn với bà Tâm vào năm 1983. Năm 2019, ông Lưu chết không để lại
di chúc. Như vậy:
- Di sản của ông Lưu tại thời điểm Toà án giải quyết vụ việc là:
Xác định tài sản riêng của ông Lưu:
 Đầu tiên, trong thời kỳ hôn nhân, vào năm 1984, ông Lưu được mẹ đẻ lập “văn tự”
tặng cho ngôi nhà diện tích 140m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL và tháng 2 năm 1985,
ông Lưu làm thủ tục kê khai và đứng tên chủ sở hữu nhà. Như vậy, theo quy định tại
khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, căn nhà diện tích 140m2 tại xã
HN, huyện B, tỉnh KL trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng là tài sản riêng của ông Lưu vì được
tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
 Thứ hai, tháng 11 năm 2013, do mâu thuẫn trong việc chung sống, ông Lưu đến
địa phương khác cư trú rồi cưới bà Túy. Tài sản của ông Lưu, bà Túy (được tặng cho
chung) là ngôi nhà 52A tại số 2 NNT, phường H, quận G thành phố K diện tích
120m2. Như vậy, căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (luật đang có hiệu
lực trong thời gian này) thì tại khoản 1 Điều 10 có quy định, người đang có vợ hoặc có
chồng bị cấm kết hôn. Điều đó cho thấy rằng, hôn nhân giữa ông Lưu và bà Tuý là kết
hôn trái pháp luật và Tòa Án có thể tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó. Áp
dụng khoản 1 và khoản 3 của Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì quan
hệ vợ chồng giữa ông Lưu và bà Tuý chấm dứt; tài sản được giải quyết theo nguyên
tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được
chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. Như vậy, ngôi nhà số 52A tại số 2
NNT, phường H, quận G thành phố K diện tích 120m 2 trị giá 4 tỷ được tặng cho chung
sẽ chia theo thoả thuận. Nhưng vì ông Lưu đã chết không thoả thuận được, nên phần
tài sản đó sẽ được xác định tài tài sản thuộc sở hữu chung của ông Lưu và bà Tuý theo
quy định tại Điều 214 BLDS năm 2005. Và chia tài sản thuộc sở hữu chung đó theo
quy định tại Điều 224 BLDS năm 2005, để đảm bảo quyền lợi và tính công bằng thì tài
sản đó nên chia đôi cho cả hai bên, nếu không chia được bằng hiện vật thì được trị giá
thành tiền để chia. Vậy ngôi nhà trị giá 4 tỷ chia đôi cho hai bên, mỗi người 2 tỷ đồng.
 Thứ ba, vào tháng 2 năm 2014, ông Lưu và bà Tâm chia một phần tài sản trong
thời kỳ hôn nhân. Theo văn bản được công chứng, phần động sản chung của ông Lưu,
bà Tâm (hiện do bà Tâm quản lý) trị giá 2 tỷ được chia đôi, mỗi người sở hữu 1 tỷ.
Như vậy, căn cứ vào Điều 38 và Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định, phần tài sản đã chia trong thời kỳ hôn nhân (đã lập văn bản và công chứng)
là phần động sản trị giá 1 tỷ đồng là tài sản riêng thuộc sở hữu của ông Lưu.
Như vậy, phần di sản của ông Lưu được xác định là căn nhà diện tích 140m 2 tại xã
HN, huyện B, tỉnh KL (trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng); ½ trị giá ngôi nhà 52A tại số 2
NNT, phường H, quận G thành phố K diện tích 120m 2 (trị giá 2 tỷ đồng và khoản tiền
1 tỷ 200 triệu đồng (cả gốc và lãi) được gửi trong ngân hàng.
- Đối tượng được hưởng di sản của ông Lưu:
Ông Lưu và bà Tâm kết hôn năm 1983. Hôn nhân được ghi nhận, và hai người là
quan hệ vợ chồng hợp pháp. Con nuôi chung của ông Lưu và bà Tâm là Mỹ Yến, sinh
năm 2006. Năm 2019, ông Lưu chết và không để lại di chúc. Vì không có di chúc nên
di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật (cụ thể áp dụng BLDS năm 2015, vì ông
Lưu chết khi Bộ luật này đang có hiệu lực và di sản thừa kế phát sinh trong thời gian
này). Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 651 và Điều 653 BLDS năm 2015 quy định,
hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu là vợ (bà Tâm); con nuôi (Mỹ Yến); cha, mẹ đẻ
(nếu còn sống); cha, mẹ nuôi (nếu có). Như vậy, chỉ có những người đã nêu trên mới
có quyền được hưởng di sản của ông Lưu theo pháp luật. Mỗi người thừa kế cùng
hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Còn về phần bà Tuý, vì ông Lưu không để
lại di chúc mà hôn nhân của bà với ông Lưu là kết hôn trái pháp luật nên bị việc kết
hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa hai
bên. Trong quá trình sinh sống, bà Tuý cũng không có con với ông Lưu nên bà Tuý
không nằm trong diện thừa kế di sản của ông Lưu theo quy định của pháp luật. Tức bà
chỉ được hưởng một phần tài sản thuộc sở hữu chung trong quá trình sinh sống với ông
Lưu, chứ không phát sinh quan hệ thừa kế.

2.4. Ông Tuấn và bà Sắc và kết hôn năm 1980. Con chung là Thy, sinh năm 1981.
TSC của họ là 110 m2 đất tọa lạc tại xã Trung Hiệp, huyện VL, tỉnh Vĩnh Long. Diện
tích đất này do cha mẹ ông Tuấn tặng cho ông và bà Sắc để làm nhà ở năm 1990.
Năm 1997, do mâu thuẫn, bà Sắc về sống cùng mẹ đẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Ông
Tuấn ngay sau đó cùng bà Liễu sống chung như vợ chồng. Năm 1999, ông Tuấn, bà
Liễu sử dụng số tiền mà họ được cho tặng là 100 triệu đồng để xây nhà trên phần đất
mà ông Tuấn và bà Sắc đang đứng tên chủ sử dụng.
Tháng 12.2009, Tòa án huyện VL, tỉnh Vĩnh Long giải quyết cho bà Sắc ly hôn ông
Tuấn. Ấn sơ thẩm không phân định tài sản do các bên không yêu cầu.
Ngày 18.04.2019, ông Tuấn chết không để lại di chúc. Nhà đất tại xã Trung Hiệp,
huyện VL, tỉnh Vĩnh Long được bà Liễu quản lý, sử dụng. Ngày 27.05.2019, bà Sắc
khởi kiện yêu cầu chia 2 trị giá nhà, đất này (trừ phần diện tích đất, giá trị nhà tại thời
điểm tranh chấp được định giá 900 triệu đồng) cùng phần di sản thừa kế của ông Tuấn.
Chị Thy cũng yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi.
Hãy giải quyết tranh chấp sở hữu TS và thừa kế trong vụ án trên ( nêu rõ cơ sở
Pháp lý).
Về vấn đề tranh chấp sở hữu tài sản:
Vấn đề ly thân cho đến hiện nay chưa được luật hóa, chưa được quy định cụ thể tại
bất cứ điều luật nào. Do vậy, hiện nay Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan
đến ly thân vì ly thân là một trong những chế định chưa được luật thừa nhận, chỉ giải
quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật. Nếu như hai vợ
chồng muốn ly thân sẽ tự thỏa thuận và tự quyết định mà không có bất kỳ một cơ chế
nào giải quyết vấn đề này. Do đó, ông Tuấn và bà Sắc vẫn tồn tại hôn nhân và chính
thức chấm dứt hôn nhân vào năm 2009 (khi yêu cầu ly hôn của bà Sắc được Tòa án
tỉnh Vĩnh Long chấp nhận thông qua).
Ông Tuấn và bà Liễu, dù hai bên là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng sau
thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2001.
Nhưng lại vi phạm điều cấm của pháp luật theo khoản a Điều 7 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986 về hôn nhân một vợ một chồng (lúc này ông Tuấn vẫn còn tồn tại hôn
nhân hợp pháp đối với bà Sắc). Do đó, thời điểm này hôn nhân của ông Tuấn và bà
Liễu là trái pháp luật. Mặt khác, sau khi ông Tuấn và bà Sắc ly hôn thì ông Tuấn vẫn
không đăng ký kết hôn với bà Liễu nên hôn nhân của ông Tuấn và bà Liễu không được
pháp luật công nhận là vợ chồng (khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000).
Dựa vào những điều trên phần đất 110m2 tọa lạc tại xã Trung Hiệp, huyện VL, tỉnh
Vĩnh Long được xác định là tài sản chung của ông Tuấn và bà Sắc sẽ được chia một
nửa cho bà Sắc tức là 55m2 đất còn phần diện tích đất còn lại và phần nhà có giá trị
900 triệu đồng là phần di sản của ông Tuấn.
Về vấn đề chia thừa kế:
Bà Sắc:
Ngày 18.04.2019, ông Tuấn chết thời điểm này ông Tuấn và bà Sắc đã ly hôn
(2009) nên bà Sắc không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào theo Điều 651 BLDS năm
2015. Do đó, bà Sắc không có quyền yêu cầu được hưởng thừa kế theo pháp luật phần
di sản thừa kế của ông Tuấn.
Bà Liễu:
Ngày 18.04.2019, ông Tuấn chết không để lại di chúc đồng thời hôn nhân giữa ông
Tuấn và bà Liễu không được pháp luật công nhận nên căn cứ theo Điều 651 BLDS
năm 2015 thì bà Liễu sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Chị Thy (con chung của ông Tuấn và bà Sắc), cha mẹ ông Tuấn:
Chị Thy (con đẻ ông Tuấn) và cha mẹ ông Tuấn là 3 người thuộc hàng thừa kế thứ
nhất (khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015).
Do vậy, khi ông Tuấn chết không để lại di chúc thì chị Thy sẽ nhận được nhận thừa
kế theo pháp luật là 1/3 số di sản (nếu cha mẹ ông Tuấn còn sống) hoặc toàn bộ số di
sản (nếu cha mẹ ông Tuấn đã chết trước ông Tuấn) phần di sản của ông Tuấn để lại
sau khi đã phân chia với bà Sắc và bà Liễu. Nếu cha mẹ của ông Tuấn còn sống, thì
mỗi người nhận 1/3 số di sản của ông Tuấn theo pháp luật.
III. ĐỌC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM
1. Đọc 2 bản án đính kèm sau:
- Bản án số 29/2020/HNGĐ — ST ngày 18/08/2020 của Tòa án nhân dân huyện V,
tỉnh Thái Bình;
- Bàn ăn số 72/2019/HNGĐ – ST ngày 25/11/2019 về “tranh chấp xác định cha cho
con” của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang
Dựa vào tình tiết vụ việc thể hiện trong các bản án và trên cơ sở quy định của pháp
luật, hãy cho biết
i) Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Thái Bình thụ lý giải quyết yêu cầu của Anh
Phạm Trung K (theo tình huống ghi nhận trong Bản án số 29/2020/HNGĐ – ST)
có đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự
về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con?
ii) Dựa vào đâu để cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch ghi nhận thông tin về
cha đẻ của cháu Trần Đào Ngọc A - trên Giấy khai sinh của châu - có mẹ đẻ là
Đào Thị H, bố đẻ là anh Trần Văn H (trong Bản án số 29/2020/HNGĐ — ST)?
Nêu rõ căn cứ pháp lý.
iii) Quan điểm của anh (chị) về đường lối của Tòa án nhân dân huyện V trong
việc áp dụng nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo vụ việc ghi nhận
trong Bản án số 29/2020/HNGĐ ST?
iv) So sánh việc viện dẫn nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo vụ
việc ghi nhận trong Bản án số 29/2020/HNGĐ – ST và Bản án số 72/2019/HNGĐ
– ST của các Tòa án có thẩm quyền. Căn cứ pháp luật hiện hành, cho biết quan
điểm của anh (chị) về đường lối của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (thể hiện
trong Bản án số 72/2019/HNGĐ - ST) về việc áp dụng nguyên tắc và căn cứ xác
định cha cho con theo hồ sơ vụ án.
i) Anh Phạm Trung K khởi kiện đề nghị Tòa án xác định cháu Trần Đào Ngọc A là
con đẻ của anh và chị Đào Thị H. Đây là tranh chấp về Hôn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Bộ luật Tố tụng
dân sự và khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
ii) Theo lời khai của anh H trong thời gian quan hệ tình cảm với anh K, chị H và
anh H vẫn đang là vợ chồng. Anh H có biết sự việc này nhưng do anh còn rất yêu
thương vợ con và muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này nên anh cũng đã mở lòng
tha thứ, bỏ qua cho chị H. Khi chị H sinh con, do cháu Trần Đào Ngọc A được sinh ra
trong thời kỳ hôn nhân giữa chị Đào Thị H với anh nên anh đã đi khai sinh cho cháu
Trần Đào Ngọc A và ghi phần thông tin người cha mang tên anh là Trần Văn H.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con
chung của vợ chồng”.
iii) Đường lối giải quyết của Tòa án V là thuyết phục. Bởi lẽ, tuy chị H mang thai
cháu A trong thời kỳ hôn nhân với anh H nhưng cháu A có huyết thống với anh H chứ
không phải anh K với chứng cứ là bản kết quả phân tích Gen (AND) của Trung tâm
giám định sinh học pháp lý Viện khoa học hình sự ngày 24 tháng 01 năm 2019 và Kết
luận giám định số 181/C09 -TT3 ngày 29 tháng 6 năm 2020 Viện khoa học Hình sự
Bộ Công an đã kết luận: “ Anh Phạm Trung K và chị Đào Thị H là cha đẻ, mẹ đẻ của
cháu Trần Đào Ngọc A với xác xuất 99,999% ”. Do vậy, tồn tại mối quan hệ cha con
giữa cháu A và anh H. Trường hợp của anh H rơi vào khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014. Quan hệ huyết thống giữa anh H với cháu A và hôn nhân giữa
anh H và chị H chưa được xác lập thỏa mãn khoản 3 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng”.
iv) Trong Bản án số 29/2020/HNGĐ - ST của Toà án nhân dân huyện V, tỉnh Thái
Bình thì chị Đào Thị H và anh Phạm Trung K đã nhiều lần quan hệ nam nữ với nhau
dẫn đến chị H có thai trong khi chị H, anh H vẫn đang là vợ chồng hợp pháp. Việc chị
H có con với anh K trong thời gian đang là vợ chồng với anh H là không hợp lý và
việc ghi tên anh H là cha trong giấy khai sinh là không đúng theo quy định của luật.
Xét thấy sự tự nguyện của cả ba người đều khẳng định cháu A là con của anh K và chị
H đã phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
“2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không
cần phải có sự đồng ý của người kia”. Và trong Kết luận giám định số 181 cũng chứng
minh được chị H và anh K là cha mẹ đẻ của cháu A. Mặt khác, căn cứ xác định cha
cho con trong vụ việc trên theo tôi cũng tương tự như Bản án số 72 về việc xác định
cha đẻ cho cháu T là anh Huang Chi J. Chị H, anh J đều khẳng định cháu T là con đẻ
của hai người và chính anh K cũng thừa nhận cháu T không phải con đẻ của anh.
Trong kết quả phân tích ADN cũn chứng minh được cháu T là con của anh J và chị H.
Từ đó các căn cứ pháp lý của Hội đồng xét xử nêu ra cũng tương đồng với Bản án số
29. Có thể thấy cả hai Bản án đều được xét xử một cách thuyết phục.
Theo tôi, đường lối của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (thể hiện trong Bản án số
72/2019/HNGĐ-ST) về việc áp dụng nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo
hồ sơ vụ án là hợp lý vì:
Chị H và anh K tuy đã ly thân từ khoảng năm 2015 nhưng vẫn chưa ly hôn. Trong
thời gian đó, chị H đã phát sinh quan hệ tình cảm với anh J. Ngày 29/1/2019 chị và
anh K mới được Tòa tuyên ly hôn. Tháng 6/2018 thì chị H mang thai với anh J và
03/8/2019 chị H hạ sinh cháu T và chị ghi tên cha trong giấy khai sinh là anh J. Vì
trong khoảng thời gian mang thai cháu T chị và anh K vẫn còn trong quan hệ vợ chồng
nên không thể xác định chính xác được cha đẻ của cháu T. Trong lời khai cả ba người
đều khẳng định rằng cháu T là con đẻ của chị H và anh J và trong giấy giám định ADN
cũng chứng minh được cha mẹ đẻ của cháu T là anh J và chị H. Từ đó, Tòa án căn cứ
theo Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 101, Điều 102 và Điều 28 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 để xác định anh J là cha đẻ của cháu H theo tôi là hoàn
toàn thỏa đáng.
2. Đọc tình huống thực tiễn và căn cứ cơ chế pháp lý (có đối chiếu quy định của
pháp luật hiện hành) hãy cho biết, với những quan điểm giải quyết vụ việc thể
hiện trong tình huống thì nhóm quan điểm nào phù hợp với tinh thần pháp luật?
Theo nhóm, quan điểm thứ 2 sẽ là quan điểm phù hợp hơn với tinh thần pháp luật.
Căn cứ:
Thứ nhất, theo quy định của Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày
16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch
(Thông tư số 15/2015) và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Nghị định số
123/2015) thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1
Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ,
phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan
hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai
người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cơ quan đăng ký hộ tịch
có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng
không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều
5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội
dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật”.
Thứ hai căn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch
năm 2014 gồm các bước sau:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và
chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi
đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp,
công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con
ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người
yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05
ngày làm việc”.
Trong trường hợp trên chị A và anh B chỉ sống chung và chưa đăng ký kết hôn
nhưng không thể không cho rằng cháu Clà con ruột của anh chị. Về phần anh D làm
thủ tục bổ sung hộ tịch, để phần khai về cha của cháu C là anh D và cũng đổi họ cháu
từ họ mẹ sang họ của anh D là chưa đúng quy định của pháp luật. Vì khi căn cứ vào
những điều luật trên thì chúng ta phải hiểu rằng nếu muốn xác định là quan hệ cha con
ruột thì cần chứng minh được điều đó một cách rõ ràng như văn bản của cơ quan y tế,
cơ quan giám định hay những giấy tờ khác có sức thuyết phục chứ không phải chỉ dựa
vào ý chỉ chủ quan của anh D và chị A.
Hơn nữa, trong quan điểm thứ nhất căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 27 BLDS 2015
về việc “cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc
thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ
đẻ hoặc ngược lại” để kết luận anh D có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân X thay đổi họ
của cháu C từ họ của mẹ thành họ của cha là không đúng với pháp luật bởi anh D
không phải là cha đẻ của cháu C nên không thể căn cứ vào điều trên mà anh D có
quyền yêu cầu việc thay đổi họ của cháu C sang họ của mình.
Thứ ba, căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày
16/11/2015 của Bộ tư pháp quy định: “Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời
điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ
chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha,
mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ
đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con”. Việc hướng dẫn đăng ký nhận
cha, mẹ, con , bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt tại Điều 13 Thông tư
số 15/2015/TT-BTP cần được hiểu một cách chính xác là được áp dụng trong các
trường hợp là các mối quan hệ cha ruột- con, mẹ ruột- con tương đối rõ ràng và chỉ cần
các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa mối quan hệ đó. Việc loại bỏ các loại giấy tờ
chứng minh quy định trong Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT- BTP nhằm giảm thiểu
các thủ tục hành chính không cần thiết cho các trường hợp đặc biệt nêu trên, tránh
rườm rà, gây phiền hà cho người dân chứ không phải áp dụng Thông tư trên với mục
đích xác nhận mối quan hệ cha con giữa những người không cùng huyết thống.
Vậy, theo các căn cứ nêu trên đã cho thấy quan điểm thứ hai là phù hợp với tinh
thần pháp luật.
3. Đọc trích Bản án số: 10/2017/DSST ngày 30 tháng 5 năm 2017 của TAND
thành phố Việt Trì (đính kèm sau); chỉ rõ các đoạn trích và trên cơ sở pháp lý,
cho biết quan điểm người đọc về tiêu chí xác định quyền được hưởng (hoặc không
được hưởng) di sản thừa kế của con riêng thể trong Bản án của Tòa án. Đối chiếu
với quy định của pháp luật hiện hành về xác định quyền thừa kế của con riêng
đối với di sản của cha dượng, mẹ kế.
- Đoạn trích về tiêu chí xác định quyền được hưởng (hoặc không được hưởng) di
sản thừa kế của con riêng của Tòa án, tại phần nhận định của Toà án có nói rõ, Tòa áp
dụng BLDS năm 2005 để giải quyết vụ án:
“Theo quy định của pháp luật con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì mới được thừa kế di sản của nhau. Các
con riêng của chồng cụ L chỉ đến thăm nom chăm sóc một vài ngày, người chủ yếu
chăm sóc và ở với bà L là anh H. Vì vậy, các con riêng của chồng bà L không được
hưởng di sản thừa kế của bà L….
Xét lời đề nghị của bà T, ông B, đại diện cho ông Q là bà T, ông K, anh H, chị Q,
chị L3, anh X, chị H đề nghị giải quyết theo pháp luật. Xét thấy các anh chị là con
riêng của chồng bà L không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con,
mẹ con nên không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 676 và 677 Bộ luật Dân
sự.”
- Cơ sở pháp lý:
Tại Điều 679 BLDS năm 2005 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.”
- Theo em hướng giải quyết của Tòa án về tiêu chí xác định quyền được hưởng
(hoặc không được hưởng) di sản thừa kế của con riêng là hợp lý. Vào thời điểm xác
lập mối quan hệ dân sự giữa hai bên nguyên đơn và bị đơn (ngày 30/5/2016) thì Bộ
luật Dân sự 2005 đang có hiệu lực (Bộ luật Dân sự 2015 chưa có hiệu lực thi hành).
Như vậy, việc Toà án sử dụng BLDS năm 2005 để giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản
phát sinh là thỏa đáng. Căn cứ theo Điều 679 BLDS năm 2005 thì quan hệ thừa kế
giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế chỉ phát sinh khi cả hai bên chăm sóc, nuôi dưỡng
như cha con, mẹ con. Nếu thoả mãn yếu tố “có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha
con, mẹ con” thì sẽ được thừa kế di sản theo pháp luật và thừa kế thế vị theo quy định
tại Điều 676 và Điều 677 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, trong vụ án trên, qua xác minh
của chính quyền địa phương, lời khai của các bên đương sự, lời khai của người làm
chứng thì các con riêng của chồng bà L không ở với bà L và bà L cũng không trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng các con riêng của chồng. Chỉ khi bà L ốm đau thì các con riêng
của chồng bà L mới đến thăm nom và chăm sóc một vài ngày. Do đó, mối quan hệ
giữa mẹ kế (bà L) với 9 người con riêng của chồng không thể được công nhận là mối
quan hệ khăng khít như mẹ con (hai bên cũng không chăm sóc, nuôi dưỡng nhau).
Như vậy, việc dựa trên các cơ sở đó Toà án cho rằng các con riêng của chồng bà L
không được thừa kế di sản của bà L là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quy định của pháp luật về xác định quyền thừa kế của con riêng đối với di sản của
cha dượng, mẹ kế:
+ BLDS năm 2015 tại Điều 654 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định
tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
+ BLDS năm 2005 tại Điều 679 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định
tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.”
Nhìn chung, quy định của pháp luật dân sự của năm 2005 và 2015 giống nhau về
mặt nội dung. Nếu không xét tới trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật và
thừa kế thế vị mà chỉ xét trong tình huống của vụ án thì cách giải quyết vấn đề về quan
hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ con là như nhau. Tức là, 9 người con riêng
của chồng bà L vẫn sẽ không được hưởng tài sản thừa kế từ bà L dù là trong pháp luật
năm 2005 hay năm 2015 quy định.

You might also like