You are on page 1of 32

CASE STUDY

GUILLAIN-BARRÉ SYNDROME
(GBS)
NHÓM 3 - LỚP Y5A
PHẦN HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên: LÊ THỊ L.
2. Giới: Nữ
3. Tuổi: 30
4. Nghề nghiệp: Nội trợ
5. Địa chỉ: Quảng Ninh, Quảng Bình
6. Ngày vào viện: 11/9/2014
7. Ngày làm bệnh án: 7/10/2014
BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: Liệt 2 chi dưới
2. Quá trình bệnh lý:

-8d -4d -3d 11/9 16/9 20/9 Hiện tại 7/10


Cảm Tê rần 2 chân 2 chân bệnh cơ lực 0/5,


yếu dần tiểu khó, tiểu cơ lực ⅖, tiểu cơ lực ⅖ - ⅗ ,
cúm 2 bàn nhân yếu
kèm đục, cầu khó, mất còn tiểu khó,
chân và nhiều, cảm giác
có cảm giảm không đi bàng quang cảm giác
(+), mất cảm ngang gai nông (T) mất,
giác dị cảm giác đứng được,
giác ngang chậu. (P) ít.
cảm lan da 2 mất cảm
chân gai chậu
lên giác ngang
ngang gối
rốn.
Tại khoa nội Hô Hấp – Nội Tiết – Thần Kinh:
- SpO2: 99%
- Bệnh tỉnh táo, không phù, không xuất huyết Dấu hiệu sinh tồn
- Không khó thở Mạch: 65 lần/phút
- Tim đều Nhiệt: 370C
- Phổi không nghe rale
Huyết áp: 110/60 mmHg
- Bụng mềm, gan lách không lớn
Nhịp thở: 18 lần/phút
- Tiểu tiện, đại tiện tự chủ
- Yếu hai chi dưới, chân (T) > chân (P)
- Chân (T) mất cảm giác đau từ gối xuống,
còn cảm giác sờ Cận lâm sàng
- Chân (P) giảm cảm giác đau CTM, CRP, Ure, Creatinin
- Phản xạ gân xương bên (T) giảm so với bên (P) máu, ĐGĐ, SGOT, SGPT,
- Babinski (–) 2 bên XQ cột sống thắt lưng, MRI
- Cơ lực bên (T) yếu hơn bên (P) cột sống thắt lưng
- Ấn vùng cột sống thắt lưng không có điểm đau chói
Chẩn đoán lúc vào viện: TD Guillain Barré
11/9 12/9 15/9 19/9 22/9 29/9 05/10 06/10 08/10

Spreapim 1g/lọ x 2 lọ TM (8h-16h)

Vitamin B1 100mg TB 8h

Nivalin 5mg x 2 ống TDD (8h-16h)

Scanneuron x 2 viên uống (8h-16h)

Nucleo fort x 3 viên uống


(8h-14h-20h)

Seduxen 5mg x 1 viên uống 20h

Mictasol bleu x 3 viên uống


(8h-14h-20h)

Acid folic 5mg x 2 viên uống (8h-16h)


Điều trị tại bệnh phòng
Diễn tiến từ lúc vào viện đến lúc thăm khám: BN không sốt, giảm 4kg trong 3
tuần, 2 tuần đầu mất ngủ nhiều.
- Ngày 15/9: BN tiểu khó, phải rặn tiểu nhiều, nước tiểu đục, cầu bàng
quang (+); đại tiện cũng khó khăn.
- Ngày 16/9: thăm khám lại thấy cơ lực 2 chân 0/5; bệnh nhân tiểu buốt rát.
- Ngày 18/9: bệnh nhân cảm thấy da vùng thắt lưng trái tăng cảm giác đau,
sờ nhẹ cũng khiến bệnh nhân đa nhiều.
- Ngày 29/9-5/10: mạch 90 lần/phút, huyết áp: 120/70 mmHg
Hiện tại, bệnh nhân giảm đau vùng da thắt lưng trái, 2 chân có cải thiện hơn. 3
ngày nay bệnh nhân có thể vịn đứng dậy với thanh tập đi, tuy nhiên cơ lực vẫn
còn yếu, vẫn còn giảm cảm giác 2 chân.
TIỀN SỬ
1. Bản thân
- 2010: BN vào viện vì yếu liệt 2 chi dưới, được chẩn đoán là Guillain –
Barre, trước lúc nhập viện 4-5 ngày bệnh nhân bị cảm cúm. Sau điều
trị 20 ngày, bệnh nhân bắt đầu tự đi lại được.
- 2011: BN lại vào viện vì 1 một đợt yếu liệt như lần 2010, điều trị 10
ngày tự đi lại được, cũng được chẩn đoán là Guillain - Barre
2. Gia đình
Chưa phát hiện bất thường.
THĂM KHÁM
1. Toàn thân
- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt
Mạch: 120 l/ph
- Tổng trạng chung gầy Nhiệt độ: 370C
- Da niêm mạc hồng nhạt Huyết áp:100/60 mmHg
- Không phù không xuất huyết dưới da Tần số thở: 20 l/ph
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên Cân nặng: 42 kg
không sờ thấy Chiều cao: 1.56 m
- Không có ngón tay dùi trống, ngón tay BMI = 17.3

khum mặt kính hình đồng hồ


THĂM KHÁM
2. Cơ quan
Thần kinh
- Cảm giác tê, dị cảm, kiến bò châm chích
- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt,
chân (T); chân (P) có cảm giác tê từ bàn
Glasgow 15đ
chân đến gai chậu trước trên
- Dấu màng não (-)
- Cảm giác nông:
- Không nói ngọng, nói
+ Bên (T): cảm giác xúc giác thô sơ giảm,
khó
mất cảm giác đau nông, giảm cảm giác
- Khám 12 dây thần
nóng lạnh.
kinh sọ: chưa phát
+ Bên (P): có giảm nhưng nhẹ hơn bên (T)
hiện bất thường
- Cảm giác sâu: bên (T) mất; bên (P) còn
Nhóm cơ Bên (T) Bên (P)
Thắt lưng chậu 2 2
Cơ tứ đầu đùi 2+ 3-
Cơ lực
Cơ dép 3- 3-
Cơ chày trước 2 2

- Cơ lực: + Chi trên: bình thường


+ Chi dưới: Bên (T) yếu hơn (P)
+ Nghiệm pháp Barré chi dưới: 2 chân yếu rõ nên không làm
- Trương lực cơ :
+ Chi trên bình thường
+ Chi dưới giảm
- Phản xạ gân xương:
+ Phản xạ gân gối: bên (T) mất, bên (P) giảm
+ Phản xạ gân gót: 2 bên giảm
Tuần hoàn Tiêu hóa
- Không đau ngực, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực. - Ăn được, không uống sặc
- Mỏm tim đập ở khoảng gian sườn V trên đường trung hay nuốt khó
đòn trái - Không buồn nôn, không nôn
- Nhịp tim đều, tần số tim: 120 l/ph - Không ợ hơi, ợ chua
- T1, T2 nghe rõ - Không đau bụng
- Chưa nghe tiếng tim bệnh - Đại tiện khó, phải rặn nhiều,
Hô hấp bón
- Không ho, không khạc đàm, không khó thở - Bụng mềm, không chướng,
- Lồng ngực cân xứng, di động theo nhịp thở ấn không đau
- Không có dấu co kéo hõm ức, co kéo các khoảng gian - Gan, lách không sờ thấy
sườn Thận - Tiết niệu
- Các khoảng gian sườn không giãn rộng - Tiểu khó, nước tiểu vàng
- RRPN nghe rõ trong khoảng 1500ml/24h
- Chưa nghe rale - Không tiểu buốt tiểu rắt
Cơ xương khớp: - Đi tiểu nhiều lần khoảng
- Bệnh nhân không đi lại được 8l/ngày
- Không có teo cơ 2 chi dưới; đo chu vi tại vị trí tương - Chạm thận (-), bập bềnh thận
ứng ở 2 chân bằng nhau (-)
- Vận động thụ động các khớp đều trong giới hạn bình - Ấn các điểm niệu quản trên,
thường giữa 2 bên không đau
CẬN LÂM SÀNG
1. Công thức máu (12/9/2014): Bình thường
2. Sinh hóa máu (12/9/2014): Ure 4.0 1.7-8.3 mmol/l
3. Điện giải đồ (12/9/2014): Creatinin 60 63-115 mmol/l
SGOT 31 0-32 U/L
SGPT 17 0-33 U/L

Na+ 136 135-145 mmol/l


K+ 3.5 3.5-5.0 mmol/l
Chloride 104 97-111 mmol/l
Calci toàn phần 2.4 2.0-2.7 mmol/l
CRP 0.1 0.0-0.8 mg/L
4. Chọc dịch não tủy (18/9/2014)
- Áp lực DNT bình thường
- PCR (-)
- Cấy vi khuẩn không mọc
- Dịch vàng nhạt, sau ly tâm trên trong dưới đọng ít máu, lắc nhẹ khó tan
+ Hồng cầu : 9000/mm3
+ Bạch cầu: 15 tế bào/mm3
+ Neutro: 3 tế bào/ mm3
+ Lympho: 12 tế bào/ mm3
- Gram: chưa tìm thấy vi trùng

Tính chất vật lý Dịch vàng nhạt


Glucose DNT 3.3 2.2-3.8 mmol/L
Protein DNT 1.09 <0.45 g/l
Pandy (+)
5. 10 TSNT:
6. Nuôi cấy định danh nước tiểu: (15/9/2914)
- Bạch cầu : (+++)
- Hồng cầu : (+)
- Gram: trực trùng gram âm: Klebsiella pneumonia
- Định lượng : >100.000 khuẩn lạc/ml
- Nhạy cảm với nhiều kháng sinh
7. Điện tâm đồ: nhịp xoang 89 lần/phút, trục trung gian.
8. Siêu âm bụng: bình thường
9. MRI cột sống thắt lưng: (17/9/2014)
Mô tả:
- Không thấy bất thường hình dạng tín hiệu chóp cùng tủy sống.
- Thoái hóa bờ viền, gai thân sống.
- Thoái hóa mất nước đĩa đệm các tầng L3-L4, L4-L5.
- Chưa thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm các tầng đốt sống thắt lưng.
- Không thấy thay đổi hình dáng, tín hiệu dây chằng và mô mềm cạnh sống.
Kết luận: Thoái hóa cột sống thắt lưng.
TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
1. TÓM TẮT
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, vào viện vì yếu 2 chi dưới đột ngột, tiền sử đã 2 lần
vào viện với triệu chứng liệt 2 chi dưới với chẩn đoán Guillain- Barre. Qua
thăm khám lâm sàng và các cận lâm sàng em rút ra các dấu chứng hội
chứng sau:
- Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới:
+ Liệt tương đối đối xứng
+ 2 chi dưới yếu không đi lại được: cơ lực các nhóm cơ chi dưới giảm
còn 2/5 - 3/5
+ Phản xạ gân xương mất ở chân (T), chân (P) giảm
+ Trương lực cơ giảm ở 2 chân
- Dấu chứng rối loạn cảm giác chi dưới:
+ Rối loạn cảm giác không đối xứng
+ Dị cảm, tê rần, cảm giác châm chích kiến bò lan từ ngọn chi vào
gốc chi
+ Tăng cảm giác đau vùng hông thắt lưng bên (T)
+ Giảm cảm giác xúc giác thô sơ 2 chân
+ Cảm giác đau nông chân (P) còn, chân (T) mất
+ Mất cảm giác sâu chân (T), chân (P) giảm
+ Cảm giác đau nông chân (P) còn, chân (T) mất
- Dấu chứng rối loạn thần kinh thực vật:
+ Tiểu khó (BN phải rặn nhiều mới tiểu được)
+ Đại tiện khó, bón
+ Lúc vào viện nhịp tim 65 lần/phút, lúc thăm khám là 120 lần/phút
- Dấu chứng nhiễm trùng đường tiểu dưới:
+ Nước tiểu đục, tiểu buốt rát
+ CLS: 10 TSNT: Leu +++ 500 Leu/µL
+ Nuôi cấy nước tiểu: trực trùng Gram âm Klepsiella pneumonia >10 5
(khuẩn lạc/mm3)
- Dấu chứng dịch não tủy:
+ PCR (-)
+ Cấy vi khuẩn không mọc
+ Dịch vàng nhạt, sau ly tâm trên trong dưới đọng ít máu, lắc nhẹ khó tan
Chẩn đoán sơ bộ:
Bệnh chính: TD hội chứng Guillain-Barre
Biến chứng: Nhiễm trùng đường tiểu dưới
2. BIỆN LUẬN

a. Về chẩn đoán:
- Đối với bệnh thần kinh thì vấn đề chẩn đoán là quan trọng hàng đầu vì có
nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn giữa các bệnh dẫn đến việc dễ chẩn đoán sai
- Bệnh nhân này có hội chứng liệt 2 chi dưới đã rõ trên lâm sàng: mất vận động
2 chi dưới, cơ lực 0/5 (thăm khám ngày 16/9), lúc thăm khám hiện tại là 2/5.
Kèm theo bệnh nhân có phản xạ gân xương mất và trương lực cơ giảm 2 bên
nên em xác định đây là liệt mềm 2 chi dưới.
Về vị trí tổn thương gây ra liệt mềm 2 chi dưới: có thể là thần kinh ngoại biên
hoặc thần kinh trung ương, lâm sàng bệnh nhân có:
Tổn thương thần kinh trung
Tổn thương ngoại biên
ương
Mất vận động hữu ý không
Vận động Mất toàn bộ vận động
hoàn toàn
Phản xạ gân xương Mất phản xạ Mất hoặc giảm sau đó tăng
Phản xạ da bụng Bình thường Giảm hoặc mất
Phản xạ bệnh lý (-) (+) hoặc (-)
Teo cơ Nhanh Ít
Phản ứng thoái hóa (-)
(+)
điện
Không, trừ khi tổn thương
Rối loạn cơ tròn Có
chùm đuôi ngựa
🡪 Các triệu chứng phù hợp để gợi ý đến tổn thương ngoại biên.
- Trong các tổn thương ngoại biên gây liệt 2 chi dưới 2 hoàn toàn thì GB là 1
bệnh hay gặp (sau khi bệnh bại liệt đã được thanh toán), kèm theo tiền sử 2
lần được chẩn đoán GB thì lần này chẩn đoán GB được đặt ra hàng đầu.
- Theo nghiên cứu của tác giả A.K. Asbury & D.R. Cornblath (1990) "Assessment
of current diagnostic criteria for Guillian-Barré syndrome," (đánh giá tiêu chuẩn
chẩn đoán hiện tại đối với hội chứng GB) Ann Neurol, vol. 27 (Suppl.), pp.
S21-S24
Đặc điểm cần thiết cho chẩn đoán
- Liệt tăng dần của cả hai chân và hai tay
- Mất phản xạ gân cơ
Đặc điểm lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán
- Diễn tiến toàn phát trong nhiều ngày đến 4 tuần
- Triệu chứng thực thể tương đối đối xứng
- Triệu chứng cảm giác (chủ quan và khách quan) nhẹ
- Liệt các dây sọ (liệt mặt ngoại biên hai bên)
- 2 - 4 tuần sau khi ngưng giai đoạn toàn phát, bắt đầu giai đoạn phục
hồi
- Rối loạn chức năng thần kinh tự trị
- Không có sốt lúc khởi phát bệnh
Đặc điểm cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán
- Tăng protein dịch não tủy với < 10 tế bào/μL
- Đặc điểm điện thần kinh cơ của giảm dẫn truyền hay block dẫn truyền*
→ Bệnh nhân có nhiều triệu chứng phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán. Kết hợp
tiền sử đã 2 lần được chẩn đoán và điều trị theo hướng GBS bệnh cải thiện tốt,
diễn tiến bệnh sử của bệnh nhân: xuất hiện sau một đợt cảm cúm viêm long
đường hô hấp trên là thường xuất hiện ở GBS, các triệu chứng rối loạn cảm
giác, vận động xuất hiện đầu tiên ở ngọn chi và lan dần vào gốc chi, đối xứng 2
bên là đặc điểm LS thường gặp của GBS nên càng khẳng định thêm chẩn
đoán. GBS hiện chưa có một tiêu chuẩn vàng nào để chẩn đoán chủ yếu cần
dựa vào diễn biến lâm sàng của bệnh, cận lâm sàng gợi ý thêm và chẩn đoán
loại trừ các bệnh tương tự. Nhưng đây lại là một bệnh cấp cứu của chuyên
khoa TK cần chẩn đoán sớm để có hướng điều trị tốt trước khi xảy ra các biến
chứng hô hấp tim mạch có thể gây tử vong sớm.
b. Về chẩn đoán thể bệnh
- Lâm sàng bệnh nhân mất cả cảm giác và vận động nên loại trừ rối loạn
toàn bộ thần kinh tự trị và hội chứng GB cảm giác.
- Trên bệnh nhân không có tổn thương các dây thần kinh sọ nên ít nghĩ
tới thể Miler-Fisher.
- Em không nghĩ đến thể tổn thương sợi trục (AMSAN và AMAN) vì thể
AMSAN thường có diễn tiến tối cấp trong vòng 1 tuần, lâm sàng có liệt
nặng nề tứ chi, teo cơ nặng, có rối loạn hô hấp, còn thể AMAN thường
liệt đơn độc, các phản xạ thường được bảo tồn nên không phù hợp lâm
sàng của bệnh nhân.
🡪 Hướng đến tổn thương bao myelin cấp: AIDP
Để làm rõ chẩn đoán em đề nghị làm điện cơ đồ (EMG)
c. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tủy cắt ngang:
Bệnh nhân liệt 2 chi dưới, khởi bệnh đột ngột nên cần chẩn đoán phân biệt với viêm tủy cắt ngang.
Tuy nhiên, nếu là viêm tủy cắt ngang, diễn tiến thường chuyển từ liệt mềm sang liệt cứng sau
khoảng 21 ngày, kèm rối loạn cơ tròn trầm trọng, trong khi bệnh nhân này tới tuần thứ tư mà vẫn
còn liệt mềm và có dấu hiệu hồi phục, không chuyển sang liệt cứng, rối loạn cơ tròn cũng kín đáo.
- Chèn ép tủy và chùm đuôi ngựa:
+ Bệnh thường tiến triển chậm với tổn thương thường khu trú hơn là đối xứng đều 2 bên
+ Nếu chèn ép tủy thì thường rối loạn cảm giác tương ứng với mức chèn ép
+ Nếu chèn ép vào chùm đuôi ngựa sẽ có biểu hiện tổn thương TK đùi hoặc TK tọa (chèn ép vào
đám rối thắt lưng, thắt lưng cùng) và cảm giác đau là ưu thế hơn là mất cảm giác
+ Áp lực DNT thường tăng. Trên bệnh nhân có áp lực DNT bình thường
+ Chụp MRI không thấy tổn thương chèn ép
- Bệnh viêm đa dây thần kinh( do rượu, thiếu vitamin B1, ngộ độc INH...):
Bệnh nhân có triệu chứng phù hợp với viêm đa dây thần kinh như: rối loạn cảm giác vận động dinh
dưỡng từ ngọn chi vào gốc chi, không có đau kiểu rễ. Tuy nhiên, bệnh nhân có phân ly đạm tế bào
không phù hợp với viêm đa dây thần kinh. Hơn nữa, trên bệnh nhân cũng không có biểu hiện bệnh lý
nguyên nhân.
d. Diễn tiến của bệnh:
- Diễn tiến GBS đến 82% là hồi phục hoàn toàn sau 24 tháng, 3% bị tái phát
sau phục hồi, và bệnh nhân nằm trong số ít bị tái phát lần thứ 3.
- Các lần trước bệnh nhân có thể tự đi lại sau 10 đến 20 ngày, nhưng lần
này đã sau 27 ngày điều trị bệnh nhân có phục hồi nhưng chậm, chưa tự
đứng lên được. Do đó bệnh cảnh hiện tại cần chú ý đến thể tổn thương
viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính.
e. Biến chứng
- Bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiểu rõ ràng trên lâm sàng và cận lâm sàng,
với tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là Khuẩn lạc > 105/ml. Theo em đây là biến
chứng của tiểu khó gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tạo thuận lợi cho
nhiễm trùng.
- Nhịp nhanh xoang ở bệnh nhân này theo em là do tình trạng rối loạn thần kinh
thực vật. Tình trạng giảm hoạt phó giao cảm ngoài gây nhịp tim nhanh còn gây
tiểu khó và đại tiện khó. Nhịp nhanh hiện nay vẫn chưa ảnh hưởng đến huyết
động, tuy nhiên bệnh nhân có nguy cơ nhịp chậm, block dẫn truyền do tim bị
kích thích lâu ngày sẽ làm giảm đáp ứng giao cảm. Hiện tại chưa cần điều trị
nhưng cần theo dõi thường xuyên. Em đề nghị làm lại ECG.
f. Biện luận điều trị
- Ở bệnh nhân này, hội chứng Guillain – Barré là hậu quả của sự hủy myelin trên chiều dài
của sợi trục thần kinh nên cần phải điều trị hỗ trợ với các vitamin nhóm B, đặc biệt B12 và
B9 để tái tạo nhân tế bào thần kinh. Như vậy điều trị tại bệnh phòng là hợp lý ở bệnh nhân
này.
- Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Guillain – Barré là một phản ứng miễn dịch giữa kháng
thể chống lại tác nhân nhiễm khuẩn có phản ứng với kháng nguyên trên tế bào thần kinh
nên việc điều trị lọc huyết tương hoặc dùng immunoglobulin đem lại hiệu quả. Với bệnh
cảnh của bệnh nhân liệt 2 chi nặng không đi lại được lúc vào viện thì theo hướng dẫn điều
trị BG thì được khuyến cáo sử dụng 1 trong 2 phương pháp trên sẽ giúp bệnh cải thiện
nhanh chóng, tuy nhiên BN trong các lần trước vẫn hồi phục tốt dù chỉ điều trị hỗ trợ đơn
thuần; hơn nữa 2 phương pháp này đắt tiền và không phải hiệu quả trên tất cả BN nên
bệnh phòng đã không sử dụng. Nhưng hiện tại vào tuần thứ 4 của bệnh - trong giai đoạn
hồi phục thì việc điều trị trên không còn nhiều ý nghĩa.
- Về biến chứng: Bệnh nhân có một bệnh cảnh nhiễm trùng đường tiểu dưới, cấy nước tiểu
dương tính với Klebsiella pneumonia, làm kháng sinh đồ nhạy cảm với nhiều loại kháng
sinh. Bệnh phòng đã điều trị với Spreapim (Cephalosporin thế hệ IV) là một trong những
kháng sinh nhạy cảm, điều trị trong 7 ngày và bệnh nhân có đáp ứng tốt (nước tiểu trong,
bạch cầu niệu (-) ngày 26/9) nên việc điều trị của bệnh phòng là hoàn toàn hợp lý, liều
trình KS đã đủ nên hiện tại không dùng nữa.
CHẨN ĐOÁN CUỐI CÙNG

Bệnh chính: Guillain-Barre thể viêm đa rễ dây


thần kinh mất myelin cấp (AIDP)

Biến chứng: Nhiễm trùng đường tiểu


dưới đã điều trị ổn định.
ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị hỗ trợ:
+ Sử dụng các vitamin nhóm B hỗ trợ thần kinh.
+ Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh.
- Phục hồi chức năng: Tập vận động chủ động hai chi dưới
2. Điều trị cụ thể:

- Nivalin 5mg x 02 ống tiêm dưới da (8h-16h)


- Scanneuron x 02 viên uống chia 2 (8h-16h)
- Acid folic 5mg x 02 viên uống chia 2 (8h-16h)
- Nucleo CMP forte x 03 viên uống chia 3 (8h-14h-20h)
- Seduxen 5mg x 01 viên uống 20h
TIÊN LƯỢNG
● 30% bn bị suy hô hấp và phải thở máy
● 2%-5% tử vong
● 82% phục hồi hoàn toàn sau 24 tháng
● 3% bị tái phát sau khi đã phục hồi
Tiên lượng trên bệnh nhân:
- Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng xấu (North American
Guillain - Barré Syndrome Study Group):
+ Tuổi cao (> 60)
+ Phải thở máy
+ Diễn tiến nhanh (< 7 ngày)
- 2 lần trước mắc bệnh và đã hồi phục hoàn toàn
- Lần này bệnh nhân cũng có dấu hiệu hồi phục

You might also like