You are on page 1of 4

NỘI DUNG

Chương 1: Văn hoá về con người và đời sống về nước Đức


1.1 Giới thiệu chung về nước Đức
- Vị trí: Đức là một quốc gia liên bang nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp
với 9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một đất
nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Chính vì thế, đến với nước Đức bạn có thể ngắm
nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp như những câu chuyện cổ tích của châu Âu thơ mộng.
- Kinh tế: Nền kinh tế của nước Đức chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ do
vốn nước này không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đa phần diện tích nước Đức
được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành
này. Đức có nền kinh tế thị trường, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức
độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao.
-Văn hoá: Đức là nổi tiếng một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú
bậc nhất châu Âu. Nhắc đến đầu tiên phải nói đến “Văn hóa đọc” là một đặc trưng của nước
Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho các
con mọt sách và những người cần nghiên cứu.Không những thế, Đức còn là một trung tâm
nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, đây là vùng đất của Goeth và Beethoven. Chính vì
thế tại Đức thường tổ chức thường xuyên các buổi hòa nhạc hay các lễ hội âm nhạc.Với bề
dày lịch sử và đậm chất nghệ thuật tại Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về chiến tranh
cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công chúng tham quan. Đức còn rất
nổi tiếng về bóng đá.
- Chính trị: Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin.Theo điều luật
20, hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến.
Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là tổng
thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước. Thủ
tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị. Bộ máy chính trị của Đức
được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu
bang của từng bang một.
- Quan hệ với Việt Nam: Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày
23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển
tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác
quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày
càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác. Đức là
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt
Nam sang EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các
thị trường khác ở châu Âu .
1.2 Phong cách giao tiếp thông thường của nước Đức
Ở Đức không chỉ nổi tiếng với các danh lanh lam thắng cảnh tuyệt vời mà còn có những nét
độc đáo trong cách ứng xử. VĂn hoá ứng xử của người Đức như một thước đo để họ căn cứ
vào đó để đánh giá về chuẩn mực của một cá nhân hay một tập thể. Không hề bất ngờ khi
chúng ta thấy người Đức luôn đúng giờ, luôn mặc định tuân thủ theo các quy tắc từ trong
công việc cho đến những điều nhỏ nhặt nhất thường ngày. Chình nhờ vào những sự nghiêm
túc đó đã góp phần đưa nước Đức đứng ở vị thế cao như hiện nay: là một trong năm cương
quốc lớn mạnh nhất thế giới. Sau đây hãy cùng nhóm chúng em hiểu rõ hơn về phong cách
ứng xủ của quốc gia lớn mạnh này.
- Ngôn ngữ giao tiếp: Ngôn ngữ chính là tiếng Đức được sử dụng trên tất cả các bang, tùy
từng bang mà người dân sử dụng những cách nói khác nhau và có thể dùng cả tiếng Pháp, đa
phần tầng lớp trẻ và trí thức của Đức sử dụng tốt tiếng Anh.
- Văn hoá chào hỏi - xưng hô: Khác với chào hỏi bắt tay của người Châu Á thì người Đức có
cách chào hỏi ôm – hôn. Trong giao tiếp hàng ngày, khi gặp nhau thì người đến sau sẽ chào
người đến trước. Hoặc người nhìn thấy bạn bè, người thân quen của mình trước sẽ lên tiếng
chào trước. Người Đức thường bắt tay khá nhanh gọn, nhẹ nhàng và mắt nhìn thẳng đối
phương.
- Văn hoá viết thư của người Đức: Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc viết thư tay
ngày càng trở nên ít ỏi, nhất là với những người thân có mối quan hệ gần gũi với chúng ta.
Nhưng ở Đức, hình thức viết thư tiếng Đức vẫn còn khá phổ biến và được dùng để thể hiện
tình cảm hay nguyện vọng của bản thân. Cách viết thư tiếng Đức dựa theo đối tượng người
nhận sẽ được chia làm hai loại:
+ Thư trang trọng (formeller Brief): đây là thư dùng trong công việc, hành chính văn phòng,
gửi cho khách hàng hoặc hỏi thông tin. Chúng ta sẽ xưng hô ich- Sie để thể hiện sự lịch sự
trong văn phong
+ Thư thân mật (informeller Brief): đây là thư dùng để gửi đến bạn bè, người thân trong gia
đình hoặc người quen biết mà có thể xưng hô ich – Du khi gặp mặt.
- Văn hoá ứng xử của người Đức:
+ Nếu như “Ladies First” được áp dụng rộng rãi tại Mỹ thì ở Đức, điều này chỉ được áp
dụng trong cuộc sống thường nhật. Còn trong quan hệ công việc, đối tác, kinh doanh thì
người có cấp bậc thấp hơn thường sẽ “ưu tiên” cho người có cấp bậc cao hơn mình. Tại Đức,
bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cô gái xinh đẹp mở cửa hay kéo ghế ngồi cho một
quý ông, đây là điều rất đỗi bình thường.
+ Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện.
Không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính
tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh
luận về vấn đề to tát.
+ Người Đức không “kiệm” lời khen. Tuy nhiên họ rất biết cách tiết chế để lời khen đó
không quá… giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận
về diện mạo, trang phục… Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành
tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ
+ Người Đức sẽ rất khó chịu nếu ai đó “xâm phạm” khu vực riêng tư của họ nên bạn cần lưu
ý điều này. Khi đứng trò chuyện với đồng nghiệp, đối tác, bạn nên đứng cách 1m nếu chỉ có 2
người, hoặc 1 – 2m nếu đứng thành nhóm. Khoảng cách khoảng 50 – 60cm chỉ dành cho bạn
bè thân thiết. Hãy lưu ý đến “khu vực riêng tư”của người Đức.
- Tính cách của người Đức là đúng giờ: Người Đức cực kỳ xem trọng thời gian, và họ quan
niệm người lịch sự không bao giờ để người khác phải chờ, kể cả những người có chức vụ cao
cũng không ngoại lệ. Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc. Vì vậy để không bị coi là mất
lịch sự bạn nên đến buổi hẹn đúng giờ. Nếu bạn đến trễ hãy gọi điện để thông báo và giải
thích lý do. Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Lời khuyên
dành cho bạn là hãy đến sớm 5 phút trước thời gian hẹn vì điều này sẽ gây ấn tượng với người
Đức. Họ sẽ bị xúc phạm nếu bạn đến muộn nhiều lần.
+ Ví dụ: Nếu bạn được mời đến chơi nhà của một người ở Đức, bạn hãy chú ý nên gõ cửa
trước khi vào, nếu đợi lâu không thấy thì gọi điện thoại. Tránh việc đứng ngoài cửa gọi tên
hoặc nhấn chuông ầm ĩ sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và đánh giá bạn là người không hề tinh
tế. Cũng như các nước phương Tây khác, người Đức rất coi trọng việc đúng giờ, nếu bạn đến
sớm hoặc đúng giờ sẽ được đánh giá cao hơn khi đến muộn với một loạt lý do biện hộ. Trong
trường hợp bạn có việc đột xuất khiến lịch trình của bạn bị ảnh hưởng và dự kiến đến trễ
trong 1 khoảng thời gian nào đó, hãy lịch sự nhắn tin thông báo cho đối phương để họ không
phải sốt ruột khi chờ đợi.
Bên cạnh văn hóa giao tiếp của người Đức, thì văn hóa khi đi xe ở đây cũng khá thú vị. Nếu
bạn được ai đó mời đi xe oto riêng của họ, thì hãy ngồi ngang hàng, chứ không nên ngồi phía
sau xe. Còn nếu đi xe Taxi, hàng ghế ngồi sau dành cho những vị khách đặc biệt. Bạn là
người trả tiền, nên ngồi ghế ngang hàng với tài xế. Hoặc có thể ngồi ghế phía sau, vị trí đằng
sau lưng tài xế.
1.3 Sự ảnh hưởng của phong cách giao tiếp thông thường đến đàm phán
- Khi chào hỏi mọi người ở Đức, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán: đưa hai tay bắt tay và
đồng thời luôn nhìn vào mắt nhau. Người Đức vẫn khá cầu kì trong cách xưng hô nên lời chào
luôn là yếu tố quan trọng mở đầu cho mỗi cuộc đàm phán, tốt là sử dụng kính ngữ với chức
danh. Khi hai người gặp nhau, thì người đến sau sẽ chào người đến trước hoặc người nào nhìn
thấy người còn lại trước thì sẽ lên tiếng chào trước.
- Khi đàm phán với với đối tác người Đức, việc giao tiếp bằng ánh mắt được mong đợi và tôn
trọng. Việc này có thể gây chú ý và quan tâm của đối tác đến cuộc đàm phán này. Người Đức
thể hiện sự đánh giá cao của họ về một bài thuyết trình vào cuối cuộc họp kinh doanh bằng
cách gõ ngón tay vào đầu bàn.
- Mức độ nhạy cảm về thời gian: Đừng đến muộn trong một cuộc hẹn hoặc khi gặp gỡ mọi
người đặc biệt là các cuộc đàm phán. Người Đức cực kì đúng giờ thậm chí nếu bạn chậm trễ
vài phút họ có thể cảm thấy bị xúc phạm. Nếu bạn sẽ đến hơi muộn, hãy gọi và giải thích tình
huống của bạn. Việc huỷ một cuộc hẹn vào phút cuối được xem là vô cùng thô lỗ và nó có thể
gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh doanh của bạn. Hãy đến sớm 5 đến 10 phút cho các
cuộc hẹn và đàm phán quan trọng.
- Người Đức rất tự hào về việc ăn mặc đẹp, bất kể họ đi đâu hay giữ vị trí nào. Ngoại hình và
trang phục rất quan trọng đối với người Đức, đặc biệt là liên quan đến kinh doanh. Chính vì
thế hãy ăn mặc thật trang trọng, gọn gàng và sạch sẽ khi gặp đối tác trong các cuộc đàm phán.
Tài liệu tham khảo
- 7 điều cần lưu ý trong văn hoá giao tiếp kinh doanh với người Đức,
http://www.visapm.com/visa-duc/7-dieu-can-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-kinh-
doanh-voi-nguoi-duc.html
- Tổng quan về nước Đức, https://megastudy.edu.vn/du-hoc-duc/tong-quan-ve-nuoc-
duc-a1316.html
- Ứng xử của người Đức – Những nét văn hoá độc đáo, https://hoctiengduc.com/bai-
viet/ung-xu-cua-nguoi-duc-nhung-net-van-hoa-doc-dao.html

You might also like