You are on page 1of 2

Văn hóa giao tiếp người Đức

Người Đức là mẫu người kín đáo, thích đọc sách và hay suy tư. Họ gần
gũi, dễ tính nhưng ít khi bộc bạch nhiều về bản thân và gia đình riêng.
Khi gặp mặt họ không ôm hôn nhau để bày tỏ sự vui mừng như người
Pháp. Thông thường, trong giao tiếp ở Đức, ai là người đến trước thì sẽ
chào người đến sau hoặc người nào thấy đối phương trước thì nên chào
hỏi trước.
Một nét độc đáo trong việc ứng xử ở Đức chính là bắt tay khi chào hỏi.
Hành động này rất phổ biến và họ sử dụng chúng trong mọi tình huống
từ lúc mới gặp mặt cho đến khi chia tay.
Khi giao tiếp, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương vì người Đức hay
giao tiếp bằng ánh mắt hơn là những cử chỉ khác. Nếu nói chuyện mà
mắt bạn cứ liếc ngang dọc thì chẳng hay chút nào. Họ sẽ nghĩ rằng bạn
đang không thành thật trong câu chuyện, bạn không tự tin hoặc cuộc hội
thoại này quá nhàm chán khiến bạn mất tập trung. Từ những điểm nhỏ
nhặt như vậy họ sẽ đánh giá bạn là người thiếu lịch sự và không hiểu
biết, điều này sẽ làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt họ.
Người Đức cũng rất tinh tế trong việc nói chuyện điện thoại. Nếu bạn là
người gọi đến, hãy giới thiệu tên của mình trước, ví dụ: "Đây là Taylor
Ahn, người hẹn khám răng cho ông/bà ở bệnh viện ABC". Việc xưng
danh và giới thiệu ngắn gọn sẽ giúp người Đức nắm rõ thông tin bạn là
ai và mục đích cuộc gọi này là gì. Bởi theo văn hóa Đức, người được gọi
thường ít khi tự giới thiệu về bản thân, bạn cũng nên chú ý không sử
dụng ngôi thứ 3 trong việc nói chuyện. Ngoài ra, nên liên lạc trong
những khung giờ cố định, hạn chế gọi sau 10h đêm vì như thế sẽ rất mất
lịch sự.
Người Đức rất nghiêm túc về giờ giấc. Khi có cuộc hẹn, họ thường đến
sớm hoặc đúng giờ. Trong trường hợp có việc đột xuất khiến lịch hẹn bị
thay đổi, họ sẽ lịch sự nhắn tin thông báo để đối phương không phải sốt
ruột chờ đợi.
Trong văn hóa kinh doanh, bạn phải để ý chào theo từng cấp bậc, người
có chức vụ cao nên được hỏi thăm đầu tiên. Điều này sẽ giúp bạn ghi
điểm trong mắt đối tác và thể hiện sự tôn trọng của mình với họ.
Đối với vấn đề chi tiêu họ cân nhắc kỹ càng, ít khi phung phí tiền bạc
mua sắm những thứ không cần thiết. Khi đi ăn nhà hàng, họ sẽ ăn hết
các món được gọi ra, bản thân họ cân nhắc ăn bao nhiêu là đủ, không gọi
thừa đồ ăn gây lãng phí.
Người Đức không thích được tặng rượu bia. Họ cho rằng rượu bia làm
cho đầu óc con người trở nên mụ mị, thiếu tỉnh táo. Vì thế người Đức
thường không hay uống rượu nhưng khi uống thì họ sẽ uống hết sức, hết
mình. Mỗi năm vài lần, dân Đức tổ chức lễ hội bia quy mô lớn nhất thế
giới để mọi người thương thức và có thể say sưa đến vài ba ngày.
Nếu bạn được mời đến chơi nhà của người ở Đức, bạn hãy chú ý nên gõ
cửa trước khi vào, nếu đợi lâu không thấy thì gọi điện thoại. Tránh việc
đứng ngoài cửa gọi tên hoặc nhấn chuông ầm ĩ khiến họ cảm thấy khó
chịu và đánh giá bạn là người không hề tinh tế. Khi đến thăm nhà người
Đức khách thường được mời bia đen, xúc xích xông khói, khách phải ăn
vài miếng, uống vài hớp bia, nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự.

You might also like