You are on page 1of 122

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ LIÊN HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ TIẾNG MƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ LIÊN HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ TIẾNG MƯỜNG

Ngành: NGÔN NGỮ HỌC


Mã số: 8 22 90 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Liên Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................. 11
1.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 11
1.2. Khái quát về tục ngữ ........................................................................ 12
1.3. Tục ngữ của người Mường .............................................................. 22
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG ............ 30
2.1. Đặc điểm về vần, nhịp của tục ngữ Mường ..................................... 30
2.2. Đặc điểm về câu của tục ngữ Mường .............................................. 38
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG ......... 45
3.1. Những kiểu cấu trúc thường sử dụng để xây dựng hình tượng trong
tục ngữ Mường ........................................................................................ 45
3.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng trong tục ngữ Mường .............................. 50
3.3. Biểu trưng động vật tiêu biểu trong tục ngữ Mường ....................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động vật trong tục ngữ Mường ..................... 70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong các thể loại văn học dân gian thì tục ngữ là thể loại tương đối phong
phú về số lượng, nội dung, chủ đề và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tục ngữ
là những sáng tác có giá trị bền vững với thời gian. Tục ngữ phản ánh nhận thức của
con người về thế giới quan, nhân sinh quan một cách đa dạng. Vì vậy, nghiên cứu
về tục ngữ là nghiên cứu những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn bản sắc dân tộc ẩn
chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích. Đồng thời nghiên cứu về tục ngữ cũng
góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
1.2. Đất nước ta có 54 dân tộc với ngôn ngữ, điều kiện sống, trình độ hiểu biết,
phong tục tập quán... có nhiều điểm giống và khác nhau tạo nên sự đa dạng mà
thống nhất của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
như hiện nay thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn là một vấn đề được Đảng
và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Muốn vậy, các nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu
một cách nghiêm túc về đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc trên đất nước
mình, làm rõ tầm quan trọng và làm nổi bật những giá trị mang tính đặc tồn của
từng nền văn hóa. Từ đó sẽ có những chính sách bảo tồn cụ thể, phù hợp hiệu quả.
Văn hóa dân tộc Mường cũng không thể là ngoại lệ. Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy tục ngữ Mường là kho văn hóa dân gian của người Mường, ở
đó thể hiện năng lực nhận thức của mình về thế giới tự nhiên và con người. Hơn
nữa, theo những gì chúng tôi sưu tầm và tìm hiểu thì hiện nay, khối liệu tục ngữ
Mường đã được lưu thành sách dưới dạng phiên âm tiếng Mường, văn bản này vừa
có giá trị văn hóa, văn học, vừa có giá trị ngôn ngữ. Tục ngữ của dân tộc Mường đã
thể hiện những nét văn hóa và văn hóa ngôn ngữ rất riêng biệt, độc đáo đáng bảo
tồn, gìn giữ.
1.3. Tục ngữ có thể coi là bộ bách khoa toàn thư về mọi mặt của đời sống xã
hội, là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn hoá mỗi dân tộc. Vì thế, tục ngữ
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các
ngành khoa học xã hội như: văn hoá, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học...
Cho đến nay, việc nghiên cứu tục ngữ đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng

1
những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào kho tục ngữ của người Việt, rất ít các
công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc
Mường. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu về đặc điểm của tục ngữ Mường
là góp phần khai thác vốn văn hoá của dân tộc Mường ở một bình diện mới, làm tôn
vinh giá trị văn hóa của dân tộc Mường nói riêng và làm rõ thêm nét đặc sắc của
nền văn hoá các dân tộc nói chung.
1.4. Bản thân người nghiên cứu là người con của dân tộc Mường, đang sinh
sống và làm việc nơi mảnh đất Hòa Bình mà có tới trên 60% dân số là người dân
tộc Mường - mảnh đất được coi là cái nôi của văn hóa Việt - Mường. Vì vậy, thông
qua việc nghiên cứu, chúng tôi muốn bày tỏ niềm tự hào về văn hoá của dân tộc
mình, muốn bày tỏ tình yêu quê hương và tình yêu tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa, giáo dục
phổ thông hiện nay đã bắt đầu chú ý nhiều tới chương trình giáo dục văn hóa địa
phương cho học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Mường còn giúp cho
giáo viên và học sinh ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều người Mường đang sinh
sống có thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân tộc mình, có thể vận dụng,
học tập cách tư duy, cách diễn đạt mang bản sắc riêng của người Mường, góp phần
vào việc gìn giữ bản sắc dân tộc.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Đặc điểm tục ngữ
tiếng Mường" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về tục ngữ ở Việt Nam
Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và là tinh hoa của
dân tộc, được gìn giữ bảo lưu qua thời gian. Tục ngữ không chỉ là tri thức dân gian,
chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, thâm thúy và không kém phần nghệ
thuật, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu về tục ngữ từ trước đến
nay là vấn đề thú vị, đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong cả
nước. Theo tác giả Phan Thị Phương Thảo trong luận văn thạc sĩ Tìm hiểu những
công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay, việc sưu tầm và
biên soạn tục ngữ ở Việt Nam cũng xuất hiện từ rất sớm. Trong khoảng 40 năm đầu
của thế kỷ XX, có nhiều sách về tục ngữ được biên soạn, xuất bản, nhưng các công

2
trình về tục ngữ ở giai đoạn này chủ yếu dừng lại ở việc thu thập, biên soạn, hoặc
chú giải tục ngữ, có giá trị lớn về phương diện bảo tồn phong tục, tập quán, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Đến năm 1975, lịch sử sang trang đã tạo cú hích cho
sự phát triển nở rộ của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Nhiều công trình
nghiên cứu về tục ngữ ra đời. Các nghiên cứu đã tiếp cận đến phương diện cấu trúc
và ngữ nghĩa của tục ngữ. Nhìn chung, các nghiên cứu về tục ngữ được tiếp cận
theo các đường hướng sau đây:
(i) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ xã hội học, nhận thức học: Theo tác giả
Chu Xuân Diên (trong công trình “Tục ngữ Việt Nam” (1975), các nghiên cứu và
khai thác tục ngữ về mặt xã hội học được tiếp cận theo hai hướng: Thứ nhất, các
nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung khái quát của các câu tục ngữ
và thứ hai, tục ngữ được dùng như một tài liệu bổ trợ, loại tài liệu xã hội học trong
việc nghiên cứu những đối tượng thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau
như: khoa học lịch sử, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng.
(ii) Nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học: các nghiên cứu tập trung
tìm hiểu tục ngữ trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Ở bình diện ngữ pháp, các nghiên cứu tiếp cận dạng cú pháp của tục ngữ với
các đường hướng lí thuyết khác nhau, cụ thể: (a). Theo quan điểm ngữ pháp chức
năng hệ thống: các nghiên cứu tiếp cận tục ngữ theo mô hình đề - thuyết (Nguyễn
Đức Dương, “Tìm về linh hồn tiếng Việt”), tác giả đã phân tích cấu trúc cú pháp tục
ngữ theo biểu đồ hình cây của Cao Xuân Hạo. Tác giả Hoàng Diệu Minh trong luận
án tiến sĩ “So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt” đã
dùng cách phân tích câu dựa vào dấu hiệu hình thức và các tác từ “thì, là, mà” để
phân loại tục ngữ theo kiểu câu đơn và câu ghép, giúp người đọc nhận rõ mối quan
hệ tất yếu giữa ba bình diện: Kết học, Nghĩa học và Dụng học trong tục ngữ; (b).
Tiếp cận cú pháp tục ngữ từ góc độ cấu trúc lô gic- ngữ nghĩa: được gợi mở bởi
Nguyễn Đức Dân trong "Logic và tiếng Việt" và "Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp
của tục ngữ" (Tạp chí Ngôn ngữ, HN, số 3,1998), tác giả chứng minh rằng tục ngữ
có những cấu trúc đặc thù, ít thấy ở câu thông thường. Một số câu tục ngữ tuy dùng
những phương thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau, nhưng lại có cấu trúc logic như

3
nhau, có nghĩa là hiện tượng bất biến ngữ nghĩa. Một số câu tục ngữ có các kiểu
diễn đạt khác nhau, song thực chất là những biến thể ngôn ngữ của một bất biến ngữ
nghĩa. Và bất biến ngữ nghĩa chính là nghĩa khái quát hay nghĩa biểu trưng của tục
ngữ. (c). Tiếp cận cú pháp tục ngữ từ các kiểu khuôn hình tục ngữ: nghiên cứu theo
hướng này có tác giả Nguyễn Thái Hòa trong “Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi
pháp”, tác giả đi sâu phân loại tục ngữ theo các kiểu khuôn hình tục ngữ, cụ thể là 3
kiểu câu cơ bản: kiểu câu có quan hệ hạn định trực tiếp; kiểu câu so sánh; và kiểu
câu phối thuộc. Phương pháp mô hình hóa cấu trúc tục ngữ của Nguyễn Thái Hòa
cho thấy, các câu tục ngữ đa số được triển khai theo kiểu khuôn hình có sẵn.
Ở bình diện ngữ nghĩa: các tác giả Chu Xuân Diên trong “Tục ngữ Việt
Nam”, Hoàng Văn Hành trong "Tục ngữ trong cách nhìn nhận ngữ nghĩa học" đều
cho rằng mỗi câu tục ngữ bao hàm cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cấu trúc ngữ
nghĩa bao gồm cả yếu tố thuộc về nội dung miêu tả hiện thực (chức năng định danh)
cũng như dụng ý thông báo (chức năng thông tin) của tục ngữ. Nghĩa kinh nghiệm
mà mỗi câu tục ngữ nêu ra bao hàm nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó nghĩa bóng
là phần ý nghĩa nhận thức về bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong thế giới
khách quan mà câu tục ngữ gợi ra. Theo Hoàng Văn Hành, trong nhiều trường hợp,
ngữ nghĩa của tục ngữ sẽ được chuyển hóa trong những câu có khả năng ẩn dụ, để
hiểu những câu tục ngữ này, phải giải mã ở tầng nghĩa bóng, những câu tục ngữ
chứa ẩn dụ sẽ góp phần tạo nên một mối liên hội ngữ nghĩa giữa các sự kiện cụ thể
trong thiên nhiên đến những mối quan hệ tương tự trong đời sống xã hội. Nhiều
công trình khác nghiên cứu về ngữ nghĩa của tục ngữ (Trần Mạnh Thường, Hoàng
Tiến Tựu, Bùi Mạnh Nhị) cũng thống nhất khẳng định về tính hai tầng nghĩa của tục
ngữ: nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó nghĩa cụ thể, riêng lẻ sẽ tạo thành nghĩa
đen; cái trừu tượng, phổ biến sẽ tạo thành nghĩa bóng... Hoàng Tiến Tựu [77, tr133]
cũng đã chỉ ra: Hầu hết những câu tục ngữ nhiều nghĩa đều có phần “ý tại ngôn
ngoại” (ý ở ngoài lời). Mà cái phần ý ở ngoài lời lại là phần chính thức của những
câu tục ngữ ấy. Tác giả Võ Thị Dung trong luận án “Đối chiếu tục ngữ Việt - Anh về
ứng xử của con người trong gia đình và xã hội” đã nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ

4
đối chiếu, từ đó làm rõ những điểm tường đồng và khác biệt về đặc trưng tư duy –
ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Anh và Việt qua tục ngữ.
2.2. Tình hình nghiên cứu về tục ngữ Mường
Dân tộc Mường là một dân tộc có nền văn hóa phong phú đặc sắc và lâu đời.
Văn hóa dân tộc Mường được giới nghiên cứu rất quan tâm. Thế nên việc sưu tầm,
dịch và giới thiệu tục ngữ Mường không còn là vấn đề hoàn toàn mới. Trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu
nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường, kết quả cho thấy có rất ít công trình
lấy tục ngữ Mường làm đối tượng nghiên cứu một cách riêng biệt. Các công trình
nghiên cứu về tục ngữ Mường tính đến thời điểm hiện chỉ dừng lại ở mức độ thu
thập, biên soạn, hoặc chú giải tục ngữ.
Trong cuốn "Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường" (2004) và cuốn "Tục ngữ,
câu đố, trò chơi trẻ em Mường" (2010) của Bùi Thiện, tác giả đã nghiên cứu tục
ngữ Mường dưới góc độ xã hội học, xem việc sưu tầm tục ngữ Mường để bảo lưu
tài sản văn hóa dân tộc là việc cốt lõi. Các công trình này là tổng tập những câu tục
ngữ Mường được tác giả dày công ghi chép từ dân gian các huyện Lạc Sơn, Kim
Bôi, Tân Lạc... của tỉnh Hòa Bình. Cuốn "Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường"
(2004) có tới 632 câu tục ngữ phiên âm nguyên dạng tiếng Mường và có dịch sang
tiếng Việt . Trong đó có 30 câu tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết; 157 câu tục ngữ về
kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn muông thú; 445 câu còn lại là tục
ngữ về kinh nghiệm giáo dục con cái và đối nhân xử thế. Ngoài sưu tầm và dịch
sang tiếng Việt, công trình này không hề đề cập đến dịch nghĩa hoặc giải thích ý
nghĩa của các câu tục ngữ. Đến năm 2010, chính tác giả Bùi Thiện đã bổ sung nhiều
nội dung mới trong cuốn "Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường". Cuốn sách đã
tăng tổng số lượng câu tục ngữ sưu tầm được là 643 câu. Đặc biệt hơn, ở cuốn sách
này mỗi một câu tục ngữ ngoài dịch sang tiếng Việt, tác giả Bùi Thiện còn có giải
thích ý nghĩa nội dung của từng câu tục ngữ.
Cũng nghiên cứu tục ngữ Mường dưới góc độ xã hội học còn có cuốn "Tục
ngữ, dân ca, ca dao Việt nam" của tác giả Vũ Ngọc Phan, cuốn "Văn học dân gian
Việt Nam" của Đinh Gia Khánh (viết chung), mỗi cuốn đều chỉ dẫn một một vài câu

5
tục ngữ Mường trong hệ thống tục ngữ của các dân tộc thiểu số khác. Cuốn "Tổng
tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam" tập 1 được Viện khoa học xã
hội Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học xã hội tổ chức biên soạn và
xuất bản. Ở cuốn này các tác giả chỉ chuyên về sưu tầm và biên soạn tục ngữ các
dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó, tục ngữ Mường với số lượng câu tục ngữ lớn
nhất: 683 câu.
Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu kể trên
là các công trình khai thác tục ngữ về mặt xã hội học được tiếp cận theo hướng: nghiên
cứu tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung khái quát của các câu tục ngữ. Việc làm
này của có giá trị rất lớn về phương diện bảo tồn tài sản văn hóa Mường nói riêng góp
phần vào việc bảo tồn nền văn hóa đa màu sắc của đất nước nói chung.
Xét ở góc độ nghiên cứu văn hóa, tác giả Bùi Chỉ (2001) trong "Văn hóa dân
gian Mường Hòa Bình" cũng đã có phần "Một số tục ngữ, dân ca trong văn hóa ẩm
thực dân gian". Tuy nhiên, tác giả chỉ sưu tầm những câu tục ngữ liên quan đến văn
hóa ẩm thực Mường. Số lượng những câu tục ngữ về vấn đề này không nhiều. Việc
sưu tập diễn giải các câu tục ngữ chỉ mang tính minh họa và làm rõ cho nét văn hóa
ẩm thực đặc sắc riêng biệt mang tính truyền thống của người Mường Hòa Bình.
Cuốn sách không nghiên cứu tục ngữ Mường ở phương diện ngôn ngữ. Trên báo
Hòa Bình điên tử ngày 18/4/2011 có bài "Những sáng tác văn vần dân gian", bài
viết có sưu tầm một số rất ít các câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của người
Mường trong tương quan với các sáng tác ca dao, truyện thơ của người Mường,
nhằm mục đích làm rõ tính phong phú và giàu có của kho văn học dân gian Mường.
Cũng trên trang thông tin này ngày 19/12/2012, tác giả Bùi Thị Điền có bài "Văn hóa
ứng xử của người Mường qua các câu tục ngữ". Ở bài viết này tác giả có sưu tầm
những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những phán đoán có hàm ý khuyên răn
chỉ bảo con người trong cách ứng xử hàng ngày ở các mối quan cha mẹ và con cái; mối
quan hệ anh em; mối quan hệ làng xóm. Ngoài ra cũng còn có một vài bài viết trên các
trang báo mạng địa phương có nhắc đến tục ngữ Mường, nhưng tất cả các bài viết này
chỉ mang tính sao chép chứ không có tính nghiên cứu khoa học.

6
Xét ở bình diện ngữ nghĩa, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thanh trong luận văn thạc
sĩ "Biểu tượng nước và thế ứng xử với nước của người Mường qua tục ngữ", tác giả
đi sâu xem xét, chọn lọc và phân loại tục ngữ theo hướng tiếp cận tục ngữ từ góc độ
biểu trưng. Ở đề tài này, tác giả tập trung khảo sát hình ảnh nước trong tục ngữ
Mường. Theo tác giả, nước gắn liền đời sống sinh hoạt cộng đồng của người
Mường, theo sát nền văn minh người Mường. Tục ngữ lại là kho tàng tri thức thực
tiễn về kinh nghiệm của con người với thế giới con người và thế giới khách quan, vì
thế nước được xem như là một biểu tượng thường gặp trong những câu tục ngữ
Mường. Từ những thống kê trên ngữ liệu cụ thể người viết khai thác biểu tượng
nước và các biến thể về hình ảnh nước trong tục ngữ Mường. Ngoài ra, việc nghiên
cứu tục ngữ Mường ở bình diện ngữ nghĩa còn xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều trang báo
mạng. Trong "So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tục ngữ người Việt với
tục ngữ của các dân tộc thiểu số nước ta" của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (trang
Văn hóa học - Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng) thì một số ví dụ điển
hình trong tục ngữ của người Mường được xem xét đối chiếu ở bình diện ngữ nghĩa
với tục ngữ của người Việt về các mặt: So sánh nội dung tục ngữ người Việt với tục
ngữ các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên và lao
động sản xuất; So sánh nội dung tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số
phía bắc Việt Nam trong quan hệ xã hội. Như vậy trong bài viết này tục ngữ Mường
không xem là đối tượng nghiên cứu độc lập, riêng biêt.
Qua việc tìm hiểu về các công trình khoa học đã thống kê ở trên, chúng tôi
thấy các nhà khoa học đã tập trung thống kê, tìm hiểu về kho tàng tục ngữ Mường.
Sản phẩm khoa học của vấn đề này không còn là ít song cũng chưa nhiều, việc
nghiên cứu còn thiên nhiều ở mức độ sưu tầm, hoặc giải nghĩa của các câu tục ngữ
Mường chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến nội dung và hình
thức nghệ thuật của tục ngữ Mường. Các công trình nghiên cứu tục ngữ Mường trên
bình diện ngôn ngữ còn rất ít, thậm chí là sơ sài. Đặc biệt các vấn đề về cấu trúc và
ngữ nghĩa của tục ngữ Mường thì vẫn chưa được chú ý một cách thích đáng. Tuy
nhiên, các công trình đi trước đã tạo tiền đề lí thuyết và thực tiễn cơ bản giúp chúng

7
tôi có thêm nhiều hiểu biết, gợi mở quan trọng để lựa chọn và nghiên cứu đề tài
"Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tục ngữ Mường thể hiện rõ nét nhất những tri thức về thế giới khách quan,
kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của người Mường. Nghiên cứu "Đặc điểm
tục ngữ tiếng Mường" nhằm hướng tới các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ đặc trưng văn hoá, ngôn ngữ độc đáo của dân tộc Mường.
- Góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy vốn văn hoá ngôn ngữ của
dân tộc Mường, đặt trong bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựa trên những kiến thức lí luận về tục ngữ, chúng tôi sẽ phân tích tục ngữ
Mường trên phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Khảo sát, thống kê, phân tích và phân loại các câu tục ngữ Mường, chỉ rõ
những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Mường.
- Đối chiếu phần dịch nghĩa tiếng Việt với nghĩa trong ngôn ngữ Mường của
các câu tục ngữ đã sưu tầm, tổng hợp được để đạt tới cách hiểu nghĩa của các đơn vị
tục ngữ một cách sát thực nhất.
- Phân loại, phân tích tục ngữ Mường ở phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa đề tìm
ra những đóng góp của tục ngữ Mường cho di sản văn hóa, văn học dân tộc nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản tục ngữ Mường với tổng số 629
câu tục ngữ tiếng Mường ở vùng Hòa Bình (dưới dạng phiên âm và dịch nghĩa) về
các vấn đề: kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết; kinh nghiệm trồng trọt chăn nuôi;
mối quan hệ con người với con người; mối quan hệ con người với xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung vào
việc tìm hiểu và phân tích đặc điểm về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa của

8
tục ngữ tiếng Mường ở vùng Hòa Bình (dưới dạng phiên âm và dịch nghĩa). Phạm
vi tư liệu khảo sát chủ yếu dựa vào các cuốn:
Bùi Thiện (2004), Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
Bùi Thiện (2010), Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
Nguyễn Thị Song Hà (2017), Văn hóa tinh thần của người Mường, Nxb Sân khấu.
Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
Viện nghiên cứu Văn hoá, Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam tập 1 (2007), tập 2 (2008), Nxb Khoa học xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp bao trùm và xuyên suốt đề tài, kết hợp với phương pháp
thống kê phân loại để giải quyết các vấn đề của luận văn. Từ những nguồn ngữ liệu
đã thu thập, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa
của tục ngữ Mường.
5.2. Thủ pháp thống kê phân loại
Đây là phương pháp thu thập và xử lí tư liệu: Luận văn tiến hành thu thập và
xử lí 629 câu tục ngữ Mường trong các công trình nghiên cứu và sưu tập ngoài đời
sống của người Mường sống ở Hòa Bình.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1.Về mặt lí luận
Đây là luận văn tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa trong
tục ngữ Mường. Trên phương diện phân tích các đặc điểm về hình thức như: độ
ngắn, dài, nhịp, vần, hài thanh, kiểu câu... để từ đó tìm hiểu dễ dàng các đặc điểm
nội dung của tục ngữ Mường như: tính đơn nghĩa, tính đa nghĩa và các cách thức
tạo ra nó, phân tích một số hình ảnh biểu trưng tiêu biểu của tục ngữ Mường để thấy
đặc điểm tiêu biểu về mặt nội dung của tục ngữ dân tộc này. Như vậy, luận văn sẽ
bổ sung thêm cho việc nghiên cứu tục ngữ Mường ở bình diện cấu trúc và ngữ
nghĩa, nghĩa là luận văn sẽ có những đóng góp mới về tư liệu nghiên cứu tục ngữ

9
Mường xét từ phương diện ngôn ngữ học. Điều đó làm nên sự phong phú, đa dạng
hơn cho các công trình nghiên cứu về tục ngữ Mường.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh,
những người có nhu cầu tìm hiểu về tục ngữ Mường và văn hoá Mường. Đặc biệt là
trong xu hướng giáo dục hiện nay có đề cập tới tính cấp thiết của giáo dục văn hóa
địa phương trong trường học.
- Luận văn sẽ góp phần thúc đẩy việc sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ của dân
tộc Mường trong kho tục ngữ chung của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
có cấu trúc gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2. Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ Mường
- Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Mường

10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Dẫn nhập
Tục ngữ là kho tri thức giàu có và vô cùng quan trọng của nhân loại, nó phản
ánh thế giới con người thông qua nhận thức, mọi phản ánh bằng lời nói, chứ không
phải là lời kể, lời hát như các thể loại khác của sáng tác truyền miệng dân gian. Tục
ngữ có chức năng cơ bản như các thể loại văn học khác song chức năng chính và
nổi bật của tục ngữ là truyền bá kinh nghiệm đời sống (đó là chức năng nhận thức
trong những chức năng cơ bản của văn học). Lượng kiến thức về kinh nghiệm được
thể hiện trong tục ngữ không hạn hẹp. So với các thể loại khác, tục ngữ thể hiện
kinh nghiệm đời sống toàn diện và đa dạng hơn. Đề tài trong tục ngữ rất rộng, bao
quát hầu như tất cả các lĩnh vực của thực tại trong thế giới khách quan. Chính vì
thế, có thể xem tục ngữ là một hiện tượng văn hóa đa diện.
Xét về mặt ngôn ngữ, mỗi câu tục ngữ là sự sắp xếp một tổ chức từ ngữ
trong một hình thức văn bản ngắn gọn nhưng hoàn chỉnh, thể hiện một nội dung
hoàn chỉnh, diễn đạt tư tưởng rất lâu đời, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Cách sắp xếp ngôn từ trong tục ngữ có những đặc trưng riêng về vần, nhịp, hài
thanh, đối xứng... cách sắp xếp này khiến cho câu tục ngữ là những văn bản đảm
bảo vừa có tính nghệ thuật vừa có tính thiết dụng trong sử dụng ngôn ngữ hàng
ngày. Đây là điểm đặc biệt của tục ngữ so với các thể loại văn bản nghệ thuật ngôn
từ khác. Có thể nói, tục ngữ là một thể loại, một văn bản nhỏ nhất, nhưng không
kém phần phức tạp. Nó khiến chính nó trở thành một đối tượng lôi cuốn sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học.
Xét về mặt nghệ thuật, tục ngữ còn được coi là tác phẩm nghệ thuật, với kết
cấu đặc trưng riêng biệt. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, thể hiện vẻ đẹp
tư duy trong sáng tạo và trong nhận thức của con người. Nó đảm bảo được hầu hết
các yêu cầu của một tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó, bản thân tục ngữ còn bộc lộ
nhiều giá trị quan trọng. Qua tục ngữ chúng ta có thể khám phá những tri thức về
phong tục tập quán, những ứng xử đạo đức tinh thần, những dấu ấn của từng thời
đại được lưu lại trong mỗi sáng tác tục ngữ... thậm chí trong tục ngữ còn có cả kiến
thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (địa lý, thiên văn, khí tượng…).

11
Như vậy, có thể xem tục ngữ là tài sản vô giá của văn hóa dân gian. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về vẻ đẹp tục ngữ lại không hề đơn giản, quá trình nghiên
cứu tục ngữ phải thực sự có ý nghĩa như một hành động bảo tồn tài sản vô giá của
dân tộc
1.2. Khái quát về tục ngữ
1.2.1. Khái niệm tục ngữ
Tục ngữ là sáng tác dân gian thu hút giới nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực. Chính vì vậy mà từ trước đến nay, ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về tục ngữ.
Trong “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (1965), tác giả Vũ Ngọc Phan đã
định nghĩa: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán” [57, tr. 39].
Hoàng Tiến Tựu (1998) trong “Văn học dân gian Việt Nam” định nghĩa: “Tục
ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những
nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói
ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền” [77, tr. 109].
Đinh Gia Khánh (1998) (chủ biên) trong “Văn học dân gian Việt Nam” có
định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân
lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [39, tr. 244].
Tác giả Nguyễn Lân (1989) trong công trình “Từ điển thành ngữ và tục ngữ
Việt Nam” quan niệm rằng: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn,
nói lên một nhận xét về tâm lý, một lời phê phán khen hay chê, hoặc một câu
khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội” [40, tr. 5].
Cù Đình Tú (1973) trong bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành
ngữ” đã cho rằng: “Tục ngữ cũng giống như các sáng tạo khác của dân gian... đều
là các thông báo... Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện
nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh,
diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng” [74, tr. 41]. Nguyễn Văn Mệnh (1978), trong bài viết
“Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ” có viết: tục ngữ là “một nhận định cụ thể,
một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học
về tư tưởng đạo đức”, đồng thời tác giả kết luận “mỗi câu tục ngữ tối thiểu là một

12
câu” [44, tr. 13]. Nguyễn Đức Dân (1987) cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói ổn
định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của
một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [18, tr. 58].
Như vậy, đến nay đã có rất nhiều khái niệm về tục ngữ dựa trên quan điểm của
các lĩnh vực khác nhau như văn hoá học, xã hội học, hay ngôn ngữ học. Tục ngữ là
đối tượng được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ đa ngành. Mặc dù cho tới thời
điểm hiện tại, người ta vẫn chưa đi đến đồng nhất quan điểm xác định thế nào là tục
ngữ, song rõ ràng càng nhiều ý kiến về khái niệm tục ngữ thì cái nhìn về thể loại
dân gian này càng đầy đủ và trọn vẹn. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác
nhau về tục ngữ của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tạm kết luận như sau:
Tục ngữ được xem là một đơn vị ngôn ngữ, có khả năng tạo câu một cách độc
lập dưới dạng lời nói, hình thức cấu trúc của chúng tương đối ổn định, có ý nghĩa
khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ,
đúng như nhận định của Nguyễn Thái Hòa: "Tục ngữ là đơn vị trung gian nằm ở
giao điểm giữa ngôn ngữ và lời nói, giữa đơn vị ngữ cú và câu, giữa câu và văn bản
và có thể nói là giữa phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật" [32, tr. 25].
Tục ngữ về ứng xử là một câu diễn đạt một ý tưởng trọn vẹn, có chức năng
thông báo, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống của con người. Trong
đời sống ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp thêm cho lời nói. Hơn nữa, tục ngữ phản chiếu
nhận thức con người về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi câu
tục ngữ luôn thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của nhân dân ta.
Tuy nhiên nghiên cứu tục ngữ không phải là chuyện dễ dàng, sự giàu có phong
phú của tục ngữ Việt Nam là kết quả của nhiều công trình khai thác. Vẻ đẹp của tục
ngữ không bộc lộ một cách dễ thấy mà phải qua sự cắt nghĩa, phân tích của nhiều
người, nhiều thế hệ mới bộc lộ được nhiều khía cạnh ẩn náu bên trong. Trong quá
trình nghiên cứu, để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của mình, chúng tôi không chỉ
căn cứ vào các khái niệm mà còn căn cứ vào các đặc điểm về hình thức và nội dung
của tục ngữ.

13
1.2.2. Một số đặc trưng có liên quan đến cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa
của tục ngữ
1.2.2.1. Tính ngắn gọn
Hiểu một cách đơn giản, tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, suy luận của
con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, đúc rút thành những kinh
nghiệm lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này qua vùng khác. Con
đường lưu truyền chính của tục ngữ là truyền miệng, vì vậy tục ngữ phải đạt yêu
cầu đầu tiên là ngắn gọn, dễ nhớ. Đây là đặc điểm nổi bật của tục ngữ, cũng là điều
kiện cho thấy sự sáng tạo độc đáo của dân gian. Hoàng Tiến Tựu đã nói: “Trong tục
ngữ có những hệ từ và từ liên kết (thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó, song lẽ, tuy
thế...) thường bị bỏ đi và nhiều khi cả những thành phần cơ bản của câu (như chủ
ngữ, vị ngữ,...) cũng bị tỉnh lược. Các câu tục ngữ ngắn nhất chỉ có 3 tiếng và dài
nhất là 24 tiếng. Câu càng gọn chắc với số tiếng càng ít thì nội dung càng hàm súc,
ý càng nhiều. Tuy nhiên dù ngắn gọn nhưng tục ngữ vẫn phải đảm bảo một cấu trúc
chặt chẽ và một nội dung hoàn chỉnh.
1.2.2.2. Tính đối xứng
Hình thức cú pháp của tục ngữ thường rất phức tạp, đa dạng. Có hai kiểu câu
đối xứng trong tục ngữ là câu đối xứng đơn và câu đối xứng kép.
- Câu đối xứng đơn: là câu đảm bảo được hai đặc điểm sau: Về mặt logic: nội
dung của mỗi câu tục ngữ là một phán đoán. Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu
đơn mà mỗi thành phần câu tương đương với một vế. Thí dụ: trong tục ngữ Việt có
"Miếng Trầu là đầu câu chuyện". Tục ngữ Mường có “Khảng khẩu là mẩu con
rôổng” (tháng sáu là máu con rồng)
- Câu đối xứng kép: là câu đảm bảo đủ hai yêu cầu sau: Về mặt logic: có sự
liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán. Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu phức mà
mỗi thành phần câu tương đương với một câu đơn. Ví dụ: trong tục ngữ Việt "Tay
làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" hoặc trong tục ngữ Mường có “Ăn má há, clá mế
hế” (Ăn hể hả, trả ê hê),... Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ
biến hơn, chiếm số lượng nhiều hơn và căn bản đáp ứng, thỏa mãn được những yêu

14
cầu, đặc điểm của một câu tục ngữ có tính đối xứng. Tính đối xứng được thể hiện ở
các bình diện sau:
- Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu tục ngữ với nhau về ý. Ví dụ: "Ăn má
há, clá mế hế” (Ăn hể hả, trả ê hê). Quan hệ đối ý này được thể hiện qua kiểu cấu trúc
so sánh trùng điệp có dạng a=b. Nghĩa là hai vế của câu tục ngữ đối ý nhau nhưng có
tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau nhằm tô đậm, khẳng định một ý chung.
- Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu tục ngữ. Đối lời
có quan hệ chặt chẽ với đối ý đã nói ở trên, vì nhờ có quan hệ đối lời mà quan hệ
đối ý mới có và thể hiện ra được. Cũng trong câu tục ngữ trên, quan hệ đối lời được
thể hiện như sau: Ăn/ clá (động từ); má há / mế hế (tính từ).
1.2.2.3. Tính vần điệu
Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc của câu tục ngữ cả
về phương diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội dung.
* Về vần:
"Vần (chữ Nho là vận) là những tiếng thanh âm hoà hiệp đặt vào hai hoặc
nhiều câu văn để hưởng ứng nhau" [4, tr.118], định nghĩa này nêu ra được đặc tính
hoà âm của vần trong câu. Vần là "Hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống
nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là những câu thơ),
được tạo ra để lời nói có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm" [58, tr.182]. Định nghĩa
này lại đóng góp thêm một giá trị khác của vần, định nghĩa đã chỉ ra giá trị gợi cảm
của vần và quan hệ gắn bó giữa vần và nhịp trong việc tạo nên giọng điệu, sắc thái
biểu cảm.
Có nhiều cách định nghĩa về vần, song phải khẳng định vần có chức năng kết
dính, liên kết các yếu tố, các vế để tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ,
bền vững, khó bị tan vỡ. Bên cạnh đó, nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm hưởng
mượt mà, xuôi tai, thuận miệng, người tiếp nhận tục ngữ có thể nhớ, thuộc, vận
dụng một cách dễ dàng hơn. Có hai loại vần trong tục ngữ là vần sát và vần cách.
+ Vần sát: là khuôn vần được láy lại liền sau nó, giữa chúng không có yếu tố
trung gian và chúng thường xuất hiện ở vị trí giữa câu. Những câu có vần sát như:

15
“Thầy bói nói dựa”, “Ăn cho đều kêu cho sòng”, “Được mùa cau, đau mùa lúa”,
“Xa mỏi chân, gần mỏi miệng”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”...
+ Vần cách: là những khuôn vần được láy lại mà giữa chúng có yếu tố trung
gian và thường xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu. Những câu có vần cách
như: “Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối”, “Muốn nói không, làm mẹ chồng mà
nói”, “Gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu, “Hố phân đầy, chôn thây giạc Mĩ”...
* Về nhịp:
Xét về nhịp trong tục ngữ, Nguyễn Thái Hòa quan niệm "Nhịp là phương
tiện tổ chức câu và biểu ý của tục ngữ. Chỗ ngừng nhịp có chức năng phân xuất
thành phần cú pháp, thành phần ngữ nghĩa của câu" [32, tr. 53]. Nguyễn Thái Hoà
cũng cho rằng nhịp của tục ngữ là nhịp của phát ngôn, tuy đã được mã hoá theo kiến
trúc sóng đôi nhưng rất phong phú, ngắt nhịp thường theo hai cách, ngắt nhịp ở chỗ
ngừng giữa các phát ngôn (ví dụ: Được làm vua,/ thua làm giặc;…) hoặc ngắt nhịp
ở chỗ ngừng ngăn cách các thành phần phát ngôn (ví dụ: Tuần hà/ là cha kẻ
cướp…).
Nhịp là yếu tố góp phần tạo nên và làm rõ tình đối xứng của câu tục ngữ.
Thực tế thì nhịp trong tục ngữ rất đa dạng, linh hoạt. Sự đa dạng của nhịp được biểu
hiện ở một số khía cạnh: Cùng một câu tục ngữ nhưng khi nói có thể ngưng giọng ở
những chỗ khác nhau sẽ tạo nên những sự ngắt nhịp khác nhau. Ví dụ: Lấy bát mồ
hôi/ đổi bát cơm. Lấy bát mồ hôi đổi/ bát cơm. Giữa nhịp (hình thức) và ý nghĩa
(nội dung) của một câu tục ngữ có liên quan mật thiết với nhau.
Trong một câu tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp đan xen với nhau nhưng
phần lớn các câu tục ngữ nhịp trùng với ranh giới giữa các vế có số lượng tiếng
bằng nhau, đối nhau. Ví dụ: “Rau nào,/ sâu ấy”, “Ở bầu thì tròn,/ ở ống thì dài”,...
Cần lưu ý rằng, nhịp dù linh hoạt đến đâu cũng phải ăn nhập với ý vì nó là một
trong những hình thức thể hiện ý của tục ngữ.
Trong một câu tục ngữ, nhịp và vần luôn gắn bó với nhau để tạo nên tính
nhạc, sự hài hòa, sinh động, cân đối cho câu tục ngữ. Nhịp và vần còn làm cho tục
ngữ dễ ăn sâu vào trí nhớ con người. Trong tục ngữ, vần và nhịp diễn ra rất tự nhiên
nhưng đồng thời cũng là phần liên kết logic giữa các vế. Nhịp và vần cũng góp phần

16
làm cho tục ngữ mặc dù là câu nói dùng hằng ngày nhưng vẫn mang đầy đủ những
đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.
1.2.2.4. Tính hình tượng
Tục ngữ rất giàu hình tượng. Tục ngữ không đơn thuần chỉ là những hình
thức nhận thức duy lý mà còn là những hình thức đánh giá thẩm mỹ về các hiện
tượng tự nhiên, xã hội. Hình tượng trong tục ngữ được tạo ra bằng nhiều biện pháp
nghệ thuật khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, cường điệu...
So sánh (tỉ dụ): là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng
dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng làm nổi bật
đặc điểm, đặc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.
Trên thực tế, những câu tục ngữ dùng thủ pháp so sánh rất nhiều: “Một mặt người
hơn mười mặt của”, “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”,
“Một miếng giữa làng bằng một sáng xó bếp”...
Ẩn dụ (so sánh ngầm): đây là biện pháp nghệ thuật phổ biến trong tục ngữ.
Biện pháp này sử dụng phương pháp tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng
tương tự nhẳm thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi
một cách kín đáo. Lối nói này là lối nói không trực tiếp, lối nói có ẩn ý. Nhờ lối nói
như vậy mà tục ngữ gợi nhiều liên tưởng phong phú khi con người xác định ý nghĩa
của nó. Nghĩa là tục ngữ sử dụng lối nói gián tiếp, ngầm ẩn mà người sử dụng muốn
nắm được ẩn ý phải qua công phu khai thác, suy luận. Đây là phương thức phổ biến
nhất trong tục ngữ. Chẳng hạn: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Tre già măng mọc”,
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, “Không có lửa làm sao có khói”, “Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng”...
Nhân hóa: là cách thức gán cho sự vật vô tri, đối tượng trừu tượng đặc tính
của con người thể hiện ở động từ, tính từ chỉ hành động hoặc phẩm chất riêng vốn
có ở con người. Trong tục ngữ nhân hóa thường được sử dụng kèm với ẩn dụ: “Lá
lành đùm lá rách”, “Cá lớn nuốt cá bé”, “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Mèo khoe
mèo dài đuôi”...
Các biện pháp nghệ thuật khác nhau nhằm tạo ra giá trị thực về nội dung của
tục ngữ. Hay nói cách khác đây chính là các phương thức tạo nghĩa trong tục ngữ

17
giúp tục ngữ Việt Nam không chỉ là kho tàng kinh nghiệm, tri thức vô cùng phong
phú và quý giá mà nó còn là một kho mỹ từ, là những văn bản mang tính nghệ thuật
tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của nhân dân ta.
1.2.2.5. Các loại nghĩa
Gần đây có người đề xuất nghĩa khái quát khi phân loại nghĩa của tục ngữ.
Nhưng loại nghĩa này chỉ ở giai đoạn đề xuất, hơn nữa nó chưa thật sự có tính phổ
biến, tính quy luật đối với tục ngữ lại rất gần gũi với nghĩa bóng. Do đó, chúng tôi
chỉ xét loại nghĩa truyền thống sau:
* Nghĩa đen
Hiểu một cách đơn giản nhất nghĩa đen chính là nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp,
nghĩa ban đầu khi mới hình thành câu tục ngữ. Nghĩa này được thể hiện ngay từ
những gì tục ngữ ghi lại về sự vật hiện tượng. Ví dụ câu tục ngữ "trăng quầng trời
hạn, trăng tán trời mưa" Nghĩa đen được biểu hiện trực tiếp từ hình ảnh "trăng
quầng" "trăng tán" và hiện tượng "trời mưa" "trời hạn". Câu dự báo hình ảnh “trăng
quầng” và “trăng tán” sẽ xảy ra hiện tượng mưa hoặc trời hạn tiếp sau đó. Do nghĩa
đen là nghĩa ban đầu, nghĩa trực tiếp nên nó thường phản ánh các hiện tượng tự
nhiên, thời tiết, những kinh nghiệm lao động,...
* Nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng
Nghĩa bóng là nghĩa được hiểu gián tiếp thông qua nghĩa đen dựa trên cớ sở
của nghĩa đen gắn với thực tế sử dụng. Nghĩa là câu tục ngữ, ngoài nội dung nói về
ý nghĩa của chính hiện tượng mà nó miêu tả, lại còn có nhiều hàm ý rộng hơn, khái
quát hơn do việc mở rộng ý nghĩa của sự vật và hiện tượng cá biệt ấy vào sự vật,
hiện tượng khác. Ví dụ “Vỏ quít dày móng tay nhọn”, bên cạnh nghĩa đen, nó còn
có sự mở rộng nghĩa là: kẻ gian đã có người xảo quyệt trị, người dữ sẽ gặp kẻ hung
tợn dạy cho. Đây chính là nghĩa bóng nghĩa biểu trưng của câu của câu tục ngữ.
Như vậy, khi nghĩa đen chuyển thành nghĩa bóng cũng tức là tục ngữ từ việc phản
ánh những hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm lao động đã mở rộng phạm vi phản
ánh về con người và xã hội. Và đây là điều mà người sử dụng tục ngữ muốn hướng
tới. Điều kiện để nghĩa đen trở thành nghĩa bóng là khi người sử dụng tục ngữ liên

18
hệ, đối chiếu, tìm thấy sự tương đồng giữa điều mà tục ngữ phản ánh với các hiện
tượng đời sống.
Nghĩa biểu trưng của tục ngữ là toàn bộ ý nghĩa, những ý niệm khái quát từ
hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể được miêu tả, được nói tới trong tục ngữ. Nội
dung của tục ngữ là sự thống nhất của hai ý nghĩa, trong đó nghĩa đen là nền tảng, là
cơ sở để suy ra nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng, còn nghĩa bóng vừa là nội dung vừa là
mục đích của sự biểu trưng.
1.2.3. Ranh giới tục ngữ và các đơn vị lân cận
1.2.3.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Trên thực tế, việc xác định ranh giới giữa tục ngữ với thành ngữ còn có nhiều
ý kiến khác nhau. Trước đây không ít nhà nghiên cứu nêu khái niệm về thành ngữ,
tục ngữ một cách chung chung như Phạm Quang Sán, Nguyễn Văn Tố, Trương
Đông San v.v... ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ thường bị nhập nhòe, không rõ
ràng. Xét theo thời gian xưa nay thì thấy không phải tác giả nào cũng đồng nhất
thành ngữ với tục ngữ. Đầu tiên phải kể đến nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm,
trong cuốn "Việt Nam văn học sử yếu", xuất bản năm 1943, ông chỉ ra rằng: "Một
câu tục ngữ tự nó có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn
thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng nhằm diễn đạt một ý gì hoặc tả một
trạng thái gì cho có màu mè" [27, tr.15]. Đồng ý với quan điểm này nhưng có bổ
sung thêm là quan điểm của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, ông cho rằng định
nghĩa của Dương Quảng Hàm chưa rõ ràng, định nghĩa như vậy là chưa thấy được
tác dụng khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Từ đó, Vũ Ngọc Phan đưa ra quan
điểm của mình: "Tục ngữ là một câu tự nó đã diễn đạt một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là
một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng
tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn" [57, tr.108]. Điểm khác nhau giữa
tục ngữ và thành ngữ mà tác giả chỉ ra đó là tục ngữ tự thân nó là một câu, còn
thành ngữ là bộ phận của câu. Tiêu chí phân biệt này của Vũ Ngọc Phan là một nội
dung có tính kết cấu ngữ pháp. Quan điểm và những kiến giải của ông được nhiều
người đồng tình.

19
Cù Đình Tú trong bài báo trao đổi ý kiến với tác giả Nguyễn Văn Mệnh
"Góp ý kiến phân biệt tục ngữ với thành ngữ", quan niệm rằng, về mặt ngôn ngữ
học thì tục ngữ có chức năng khác với thành ngữ, khác với các sáng tác dân gian ở
chỗ tục ngữ là những thông báo ngắn gọn, thông báo một nhận định, một kết luận
về một vấn đề nào đó của hiện thực khách quan. Do vậy "mỗi tục ngữ đọc lên là
một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng" [74, tr.41]. Xét về quan hệ kết
cấu và chức năng, tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ: Thành
ngữ thường có kết cấu một trung tâm với chức năng định danh, còn "tục ngữ có kết
cấu hai trung tâm và thường có chức năng thông báo"[74, tr.41]. Theo ông, sự khác
nhau cơ bản giữa tục ngữ và thành ngữ là về mặt chức năng, tục ngữ có chức năng
thông báo nào đó (nhận định, kết luận) về hiện thực khác quan, còn thành ngữ có
chức năng định danh, vì thế thành ngữ tương đương với từ còn tục ngữ là một câu
hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng. Như vậy về mặt kết cấu, tục ngữ có kết
cấu hai trung tâm, có thể chêm xen các yếu tố khác vào như các hư từ, còn thành
ngữ có kết cấu một trung tâm và không thể chêm xen các yếu tố nào khác vào như
tục ngữ.
Nguyễn Đức Dân trong bài báo "Ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ" lại dựa
vào tiêu chí ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tác giả cho rằng:
"Thành ngữ phản ánh các khái niệm, hiện tượng, còn tục ngữ phản ánh các quan
niệm, những suy nghĩ, những tri thức và cách tư duy của một dân tộc về các hiện
tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội" [11, tr.1]. Từ sự khác nhau đó đã dẫn tới sự
khác nhau cơ bản trong sự hình thành nghĩa: "Nghĩa của thành ngữ được hình thành
qua sự biểu trưng nghĩa của cụm từ. Nghĩa của tục ngữ được hình thành qua sự biểu
trưng nghĩa của một câu và qua sự biểu trưng các quan hệ, còn các thành ngữ không
có thuộc tính này" [11, tr. 5]. Như vậy, quan niệm về tục ngữ dựa vào mặt ngữ
nghĩa của tác giả Nguyễn Đức Dân đã góp phần hoàn chỉnh thêm cách nhìn tục ngữ
trên lập trường của các nhà ngôn ngữ học.
Hoàng Văn Hành (2004) trong cuốn "Thành ngữ học tiếng Việt" đã đưa ra
một tiêu chí nữa về sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, ông cho rằng: "Thành
ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn

20
tục ngữ là những câu - ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ
thuật" [30, tr.31. Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà ta vẫn gọi là
thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái
niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Quan hệ giữa
thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán.
Chẳng hạn như để có khái niệm về “sự uổng công” được thể hiện trong tục ngữ,
nhân dân ta cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như
“nước đổ lá khoai”,“nước đổ đầu vịt”, “dã tràng xe cát”...Theo cách miêu tả của các
thành ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri
giác của giác quan. Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính
nhất định của những hiện tượng đó. Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những
phán đoán, có thể diễn đạt như sau: “Nước đổ đầu vịt thì nước không đọng lại chút
nào mà trôi đi hết”, “Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết”, “Dã tràng xe cát
biển Đông, thì bao công sức của dã tràng cũng bằng không sau một đợt sóng biển
vào bờ”...
Có thể nói tục ngữ và thành ngữ là hai khái niệm không dễ phân biệt.
Về lý thuyết cũng khó có thể có định nghĩa chính xác để chia ranh giới rõ ràng giữa
tục ngữ và thành ngữ. Tuy nhiên chúng tôi có thể tạm nhận xét như sau: Tục ngữ là
một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn nội dung, tục ngữ có chức năng thông
báo; còn thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng, xét về mặt ngữ pháp thì nó
chưa thể là một câu hoàn chỉnh, nó chỉ tương đương với một từ, cụm từ, chỉ mang
một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh. Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục
ngữ là ở chỗ cả hai chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện
tượng trong thế giới khách quan. Sự khác nhau ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại
thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành
những phán đoán thì ta có tục ngữ. 1.2.3.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Ca dao có mối quan hệ qua lại và gần gũi với tục ngữ. Điểm giống nhau giữa
hai thể loại này là ở chỗ đều có tính ngắn gọn, hàm súc, có vần điệu, thường sử
dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, nhân hóa... để phản
ánh đời sống, nhận thức của con người. Ranh giới phân định giữa tục ngữ và ca dao

21
có phần rõ ràng hơn so với thành ngữ bởi chúng có điểm khác biệt ở phương thức
sáng tác, thể thơ văn và nội dung. Về phương thức biểu đạt: ca dao sáng tác theo
phương thức trữ tình; tục ngữ sáng tác theo phương thức nghị luận. Về thể thơ văn:
tục ngữ là những câu văn ngắn gọn, thông thường tục ngữ chủ yếu từ 4 đến 6 tiếng
trong khi ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thể lục bát, thể song thất lục bát,
thể vãn và hợp thể (kết hợp với lục bát biến thể), thường thì văn bản của ca dao cũng là
một cặp lục bát 14 tiếng. Đặc biệt về nội dung, tục ngữ mang tính triết lí còn ca dao
thiên về sắc thái tình cảm. Hoàng Tiến Tựu trong cuốn "Văn học dân gian" nhận xét:
"Tục ngữ thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao thiên về
tình cảm...Khi chúng được dùng theo phương thức nói - luận lí thì chúng là tục ngữ
còn khi dùng theo phương thức hát - trữ tình thì chúng là ca dao" [77, tr. 36]
Tuy nhiên, cũng có những câu tục ngữ có dung lượng dài hơn cả dung lượng
thông thường của ca dao. Ví dụ :"Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ,
thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc". Và có những khi tục ngữ
diễn đạt bằng một vế của thể thơ lục bát (thể thơ dân tộc) thì “tính tục ngữ” ít nhiều
bị giảm đi và “tính ca dao” lại tăng lên. Ví dụ: Câu “Có công mài sắt, có ngày nên
kim” diễn đạt thành “Ai ơi chẳng chóng thì chầy; Có công mài sắt, có ngày nên
kim” Mặt khác, trong ca dao cũng có những câu khái quát cao và có thể sử dụng
như tục ngữ, làm cho ranh giới giữa tục ngữ và ca dao đôi khi bị xóa nhòa. ví dụ:
"Người đời ai khỏi gian nan; Gian nan có thuở, thanh nhàn có khi; Miệng lằn lưỡi
mối nào yên;Xa nhau cũng bởi láng giềng gièm pha"
Với nhiều cách nhận diện khác nhau về tục ngữ, nhiều nhà nghiên cứu thừa
nhận giữa tục ngữ và ca dao có sự giao thoa lẫn nhau, ranh giới giữa chúng đôi khi
mong manh, không rạch ròi. Những hiện tượng được nhắc đến đó là những hiện
tượng trung gian của tục ngữ và ca dao, những hình thức “giáp ranh thú vị” (R.
Jakobson) chiếm số lượng không lớn so với tổng số tục ngữ được khảo sát.
1.3. Tục ngữ của người Mường
1.3.1. Khái quát về dân tộc Mường và đất Mường Hòa Bình
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, người Mường xếp thứ 6 về số dân
đông. Người Mường mật tập ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và miền Tây Thanh Hóa.

22
Mảnh đất mà người Mường quần cư đông đảo nhất (1/2 số người Mường) là ở địa vực
tỉnh Hòa Bình ngày nay. Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng
hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước, nương rẫy. Tổ chức xã hội truyền thống của người
Mường là Lang Cun và Lang Đạo điều hành. Chế độ nhà Lang tồn tại cho đến sau
Cách mạng tháng Tám 1945. Văn hóa của người Mường có nhiều nét độc đáo như: tục
lệ trong ma chay, cưới hỏi, sinh nở... Văn hóa không gian sinh hoạt như: nhà ở, trang
phục,...mang bản sắc rất riêng. Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm như: Lễ sắc
bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới...
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú với nhiều thể
loại như: thơ, truyện cổ, mo mường, dân ca, ví, tục ngữ. Người Mường hát ru em,
đồng dao, hát đập hoa, hát đố…Người Mường có di sản đặc sắc nhất là sử thi “Đẻ
đất đẻ nước”, và nghệ thuật cồng chiêng. Bên cạnh đó, người Mường còn có kho tục
ngữ phong phú, phản ánh tư duy nhận thức của người Mường và những nét văn hóa
ấn tượng trong đời sống xã hội và con người của dân tộc thiểu số này.
1.3.2. Khái quát về ngôn ngữ Mường
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều ngôn ngữ phong phú, đa
dạng về mặt ngữ âm và chữ viết, trong đó có sự đóng góp của tiếng nói dân tộc
Mường. Tiếng Mường là một trong những tiêu chí quan trọng để phân định dân tộc
Mường với các dân tộc anh em khác.
Tiếng Mường (thiểng Mường) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.
Tiếng Mường là ngôn ngữ có thanh điệu. Tiếng Mường là một thành viên thuộc
nhóm Việt-Mường, chi Môn-Khơ Me, ngữ hệ Nam Á. Theo các nhà ngôn ngữ học,
tiếng Mường có ba phương ngữ khác nhau: Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và
phương ngữ Nam. Tiếng Mường Bi (thuộc phương ngữ Trung) được xem là thổ ngữ
tiêu biểu nhất của tiếng Mường.
Dân tộc Mường vốn có ngôn ngữ riêng của mình nhưng trước năm 2016
không có văn bản nào công nhận tiếng Mường là ngôn ngữ có chữ viết. Sau thời
gian nỗ lực thực hiện, ngày 8/9/2016, UBND tỉnh Hòa Bình có Quyết định số
2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Với mục
đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống, vừa qua Sở KH&CN phối hợp với

23
Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức triển
khai nhiều kế hoạch như: mở các lớp thử nghiệm dạy chữ Mường, sử dụng chữ
Mường vào việc biên soạn từ điển song ngữ Mường -Việt, ghi chép lại các tác phẩm
văn học dân gian, dùng chữ Mường để soạn các bản tin phát thanh...
Trên thực tế, gần 80% từ ngữ tiếng Mường gần gũi với tiếng Việt. Sự khác biệt
cơ bản nhất giữa tiếng Mường và tiếng Việt chủ yếu là ở mặt ngữ âm còn từ vựng
thì tương đối gần nhau. Do đó có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hàng ngày,
tiếng nói của người Mường rất gần với tiếng nói của người Kinh vùng miền Trung.
Điều này là minh chứng cho việc tiếng Mường và tiếng Việt vốn cùng nguồn gốc,
có quan hệ rất gắn bó.
Trong diễn đạt ngôn ngữ nếu người Kinh cố gắng trừu tượng hóa những vấn
đề cụ thể bằng lối nối ẩn dụ, hoán dụ...thì người Mường chỉ dùng những hiện tượng
cụ thể, hình ảnh cụ thể để diễn đạt nhằm điều mình muốn nói. "Người Mường
không tư duy trừu tượng, không thích lối nói bóng bẩy, xa xôi" [26, tr. 27]. ngôn
ngữ của người Mường có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, người Mường thường chỉ dùng từ thuần Mường, người Mường rất ít
dùng từ Hán - Việt.
Thứ hai, tiếng Mường nhiều từ đơn hơn từ kép.
Thứ ba, người Mường ít sử dụng lối nói ẩn dụ, bóng bấy xa xôi.
Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của người Mường đã chi
phối đến cách xây dựng hình tượng trong tục ngữ Mường.
1.3.3. Tục ngữ Mường
1.3.1.1. Tục ngữ Mường trong mối quan hệ với địa lí tự nhiên
Người Mường là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cư trú lâu đời
và là cư dân bản địa từ thuở khai thiên lập địa sính sống theo dọc các vùng núi đá
vôi, vùng trung du đồi thấp kéo dài từ Lai Châu xuôi Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ,
Hòa Bình, Thanh Hóa... tập trung nhiều nhất chủ yếu ở Hòa Bình.
Người Mường chủ yếu tụ cư ở các chân núi, chân đồi và thung lũng có các con
sông, suối chảy qua bao quanh là rừng rậm với nhiều muông thú quý hiếm nên
người Mường sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và săn bắt hái lượm, khai

24
thác các nguồn lợi từ thiên nhiên, làm phong phú thêm kinh tế tự cung cấp để cải
thiện đời sống. Cùng với quá trình phát triển, người Mường dần khai hoang mở đất,
dẫn nước làm ruộng cấy lúa, thuần hóa thú hoang làm vật nuôi...Quá trình lao động,
đấu tranh cải tạo thiên nhiên cũng là điều kiện để họ sáng tạo ra nhiều tác phẩm
nghệ thuật văn học dân gian trong đó có tục ngữ. Tục ngữ của người Mường trong
mối quan hệ với địa lí tự nhiên chính là sản phẩm của con người trong quá trình
chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp của tự nhiên, cảm nhận thành quả quý giá trong
lao động, đấu tranh xây dựng cuộc sống của mình. Từ đó họ đúc rút được kinh
nghiệm về các lĩnh vực trong đời sống. Chẳng hạn: "Chơl ngao, clôốc hôm hè dào,
clảng dào hè cạn" (Rực hồng, chập tối thì lũ, sáng mai thì cạn), "Clêng đồl nhất
thịt moong rắp; Đỉn rác nhất cả nắp cùl" (Trên đồi nhất thịt muông sóc; Dưới
nước nhất cá quanh nấp đá,...
1.3.3.2. Tục ngữ Mường trong các mối quan hệ với lịch sử dân tộc Mường
Trong lịch sử, cư dân Mường sống lâu đời nhất ở mảnh đất Hòa Bình. Do đó
lịch sử của người Mường gắn liền với vùng đất Hòa Bình. Trước cách mạng tháng
tám năm 1945, người Mường sống trong chế độ phong kiến sơ kỳ. Tuy nhiên ở đất
Mường vẫn còn tồn tại nhiều nét sinh hoạt xã hội giống như thời kỳ nô lệ. Nhà Lang
vẫn nắm toàn quyền trên đất Mường. Xã hội Mường dưới chế độ nhà Lang tồn tại
nhiều luật lệ chặt chẽ rất hà khắc.
Sau cách mạng tháng tám, chính quyền nhân dân của chúng ta còn hết sức
non trẻ, giặc Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh hòng áp đặt trở lại chế độ thực dân
của chúng. Mảnh đất Mường Hòa Bình cũng được xem là mảnh đất chiến lược, là
cài chốt chặn trên hành lang Đông-Tây của thực dân. Pháp cho lập chế độ xứ
Mường tự trị giả hiệu mà thực chất là thực hiện chính sách "chia để trị" cuả chúng.
Nhà Lang vẫn tồn tại và thực hiện vai trò tay sai cho thực dân Pháp. Sau khi miền
Bắc được giải phóng (1954), chế độ nhà Lang không còn tồn tại trong xã hội
Mường. Các luật lệ và pháp chế của chế độ nhà Lang được hoàn toàn xóa.
Trong tiến trình lịch sử ấy, đồng bào Mường đã góp sức người, sức của vào
phong trào chung, tô thắm thêm truyền thống đấu tranh bất khuất chống áp bức,
chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tục ngữ cũng phản ảnh phần nào những trang lịch

25
sử của người Mường như "Tủng con nhà lang; Chưa bằng cơi clù cơi nang con
nhà ké khoỏ"(Túng con nhà lang; Chưa bằng cơi trầu cơi nang con nhà kẻ khó),
"Lang đểng nhà nhơ ma khôổng lại) (lang đến nhà như ma sống lại), "Đất coỏ
lang; Làng coỏ đạo" (Đất có lang; Làng có đạo), ...
1.3.3.3. Tục ngữ Mường trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc Mường
* Văn hóa vật chất
Văn hoá vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất được xem như một nhu cầu của cuộc
sống do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn. Vật chất ổn định con người mới
có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội, sản sinh văn hoá tinh thần. Tục ngữ đã
được cha ông ta đúc kết trong quá trình con người tạo ra vật chất để bảo đảm sự
sinh tồn và phát triển của mình. Ở đây chúng tôi chỉ tìm hiểu khái quát về văn hoá
vật chất của người Mường trong các lĩnh vực có liên quan đến tục ngữ Mường.
Người Mường thường sống quần cư thành từng xóm, bản, sống chủ yếu ở điạ
hình rừng núi, có địa vực canh tác, khúc sông, khe suối,...người Mường xây dựng
được tập quán canh tác nông nghiệp khá ổn đinh. Về cơ bản, người Mường chủ yếu
làm ruộng và làm nương. Sản xuất lúa nước được người Mường áp dụng khá sớm.
Ngoài ra người Mường còn canh tác lúa trên diện tích đất đồi, chủ yếu là gieo trồng
lúa nếp. Người Mường đề cao vai trò của nông nghiệp trong đời sống của mình,
chính vì vậy con trâu được xem là con vật quý trong tư duy của Mường.
Do điều kiện môi trường tự nhiên có nhiều thuận lợi nên người Mường xưa
cũng chú trọng đến hái lượm, săn bắn, đánh cá từ tự nhiên. Đây là hình thức đã từng
được xem là nguồn cung cấp thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người
Mường. Sông, suối không chỉ cung cấp nước tưới cho nương ruộng mà còn là
nguồn cung cấp thủy sản cho buôn làng. Tôm, cua, cá, ốc là nguồn thực phẩm hàng
ngày của dân bản. Ngoài ra, người Mường còn hoạt động săn bắt, hái lượm, khai
thác các nguồn lợi thiên nhiên nhằm bổ sung nguồn thức ăn cho đời sống của họ.
Người Mường cũng chú trọng đến canh tác lâm nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên
sẵn có từ rừng núi.
Ẩm thực của người Mường có những đặc thù riêng, xuất phát từ thực tế tự
cung tự cấp về nguồn lương thực thực phẩm là chủ yếu nên người Mường thường

26
ướp thịt động vật rất mặn hoặc treo bếp lửa hong khô để bảo quản thức ăn lâu ngày.
Trong bữa ăn hàng ngày của người Mường, cơm nếp được sử dụng thường xuyên,
không chỉ bởi mục đích no bụng thông thường mà còn thuận tiện cho việc đem đi
rừng một đến vài ngày của họ. Do vậy, lúa nếp là loại cây được người Mường trồng
nhiều hơn lúa tẻ. Tuy nhiên ngày nay cơm tẻ đã được dùng là lương thực chính của
người Mường. Rau ăn hàng ngày được hái từ trong rừng và vườn nhà. Bằng kinh
nghiệm tích lũy từ bao đời, người Mường biết được hàng chục loại rau rừng. Các
loại măng rừng như: măng mai, măng tre, măng nứa, măng vầu, măng bương cho
người Mường rau ăn quanh năm.
Nhìn chung văn hoá vật chất truyền thống của người Mường đã phản ánh rõ
nét những đặc trưng của tộc người Mường, đó là một dân tộc sống ở những vùng
trung du mền núi đã biết khai thác, tận dụng nguồn lợi tự nhiên để phục vụ có hiệu
quả cho nhu cầu của cuộc sống của mình. Những nét văn hóa này được thể hiện rõ
trong tục ngữ của dân tộc họ.
* Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần của người Mường có nhiều nét giống với người Kinh, song
cũng có những nét bản sắc riêng biệt. Do cư dân trồng lúa nước sinh sống ổn định,
định cư lâu dài, người Mường đã sản sinh ra hệ thống tín ngưỡng phong tục tập
quán mang nhiều nét đặc trưng riêng. Người Mường có rất nhiều lễ hội, lễ hội được
xem như những hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu của người Mường. Lễ
hội của người Mường khá phong phú với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc
như: lễ xuống đồng, lễ cơm mới, lễ cầu mưa, lễ đền Bờ...Lễ hội của người Mường
thể hiện tín ngường của người Mường. Họ quan niệm trong thế giới vạn vật đều có
linh hồn vì thế họ có tục thờ đất, thờ đá, thờ cây, thờ quả, thờ mó nước, thờ động
vật... Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc sinh tồn của con người thì người Mường
đều biết ơn và cảm tạ bằng hình thức tôn vinh sự vật đó để thờ cúng.
Trong mối quan hệ với gia đình, người Mường có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Với
ước vọng sinh tồn gắn kết với tâm linh, trong cuộc sống gia đình truyền thống
người mường từ xa xưa đã hình thành một số nghi lễ sau: lễ nạ mụ, lễ cúng mát nhà,
lễ nhóm lửa, lễ cúng mụ thố, lễ cúng nhà ông công, lễ tảo mộ...

27
Cũng xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Mường cho rằng vạn vật
trên thế gian này đều có vong, vía. Bản thân người cũng được người Mường cho
rằng có hai phần, đó là phần thể xác và phần vong woải (vía), tức là phần linh hồn
của con người. Họ quan niệm chết không phải là hết không phải là chấm dứt tất cả
mà là chuyển sang sống ở một thế giới khác. Cái chết đối với họ chỉ là cuộc hành
trình cuối cùng của đời người ở thế giới trần tục và sự mở đầu của một cuộc hành
trình mới ở thế giới bên kia. Đó mới là thế giới vĩnh hằng và ở đó mọi hoạt động
diễn ra bình thường không khác gì cuộc sống nơi trần gian. Vì thế thế giới tâm linh
của họ cũng có những nhân vật: bụt, thần, phật, ma, quỷ...điều này có phản ánh
trong tục ngữ như: "Dềng dềng nhơ ma lênh khả voỏng" (Dềnh dềnh như ma lên
đằng vóng), "Clé voóng mậy rặm neo; Queo khong mậy là vải" (Ngã voóng mới
sửa neo; Vêu mông mới cúng vía)...và đặc biệt trong đời sống tâm linh của họ ông
Mo giữ một vai trò rất quan trọng. Quan niệm này có những nét tương đồng với tín
ngưỡng phật giáo của người Kinh.
Tín ngưỡng đã tác động đến mọi mặt trong đời sống của người Mường, hình thành
một hệ thống nghi lễ, phong tục tập quán bền vững trong đời sống xã hội và tâm thức,
tình cảm, nếp nghĩ của mỗi người dân Mường. Điều này được phản ánh rất rõ nét qua
sản phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian Mường và tục ngữ không phải là một ngoại lệ, tục
ngữ cũng là nơi gửi gắm những nét văn hóa đẹp đẽ của người Mường.

Tiểu kết chương


Tục ngữ Mường là công cụ tư duy và diễn đạt rất sắc bén, được hình thành từ
cuộc sống và lời ăn tiếng nói hàng ngày, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
lưu giữ kho tàng tri thức và kho tàng ngôn ngữ hàm súc, tinh tuý của dân tộc
Mường. Cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tục ngữ Mường dựa trên những phương
diện cụ thể như sau:
Khái niệm tục ngữ được khái quát và tổng hợp có tính chọn lọc từ những kiến
giải khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học dựa trên sự phân
biệt với đơn vị ngôn ngữ là thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Nhìn chung về mặt hình
thức, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, có kết cấu hai trung tâm và có thể thêm hoặc

28
bớt các yếu tố hư từ để nối kết các thành phần trong câu. Về nội dung, tục ngữ
thường biểu thị những phán đoán mang tính quy luật, có chức năng nhận định, kết
luận hay thông báo về một phương diện của hiện thực khách quan. Tục ngữ thiên về
lí trí và gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Khái niệm về tục ngữ Mường được tìm hiểu trong môi trường tự nhiên và lịch
sử, văn hoá của người Mường từ xưa cho đến nay. Đây chính là cơ sở để tục ngữ
Mường được hình thành, phát triển và bảo lưu. Có thể thấy, tục ngữ dân tộc Mường
mang những đặc điểm cơ bản nhất của lối nói dân gian Mường, là công cụ tư duy, là
kho ngôn ngữ vô cùng quý giá do nhân dân lao động sáng tạo và tích luỹ từ hàng
nghìn năm nay, nhằm đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống trên cả
hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

29
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG

2.1. Đặc điểm về vần, nhịp của tục ngữ Mường


2.1.1. Vần trong tục ngữ Mường
Trong tục ngữ, "vần có tác dụng như những nhịp cầu, chất keo gắn chặt các
thành phần trong tục ngữ thành một khối đông đặc bền chặt trong hoạt động giao
tiếp, hành chức" [4, tr.150]. Vần thực hiện chức năng giữ liên kết nhịp cho câu, hỗ
trợ đắc lực cho việc làm nổi rõ những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu, thực hiện
nội dung chính của câu. Vần cũng thực hiện chức năng nghệ thuật ở việc tạo âm
hưởng liền mạch, mượt mà khiến câu tục ngữ trở nên thuận miệng, dễ nhớ, dễ
thuộc, dễ vận dụng một cách tự nhiên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Có thể nói, vần giữ vai trò là yếu tố giữ nhịp, tạo ra sự hài âm hòa thanh cho
câu, đồng thời góp phần làm nâng nổi những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu.
Trong tục ngữ Mường, vần hết sức phong phú, linh hoạt, bắt với nhau rất tự nhiên
mà tài tình và không tùy tiện cốt lấy sự “xuôi tai, vần vè”. Hiện tượng gò chữ ép
vần rất hiếm thấy trong tục ngữ Mường. Khi khảo sát 629 câu tục ngữ Mường
chúng tôi nhận thấy các cách gieo vần trong tục ngữ của người dân tộc Mường chủ
yếu ở những dạng như sau:
* Gieo vần sát (vần liền): Là cách gieo vần mà các vần nằm trong những câu
tục ngữ có các khuôn vần được láy lại ở vị gần nhau, giữa chúng không có âm tiết
cách. Các vần được gieo liền nhau thường đứng ở giữa câu tục ngữ. Việc gieo vần
sát như vậy có tác dụng làm câu tục ngữ liền mạch dễ nhớ, dễ thuộc. Về mặt nội
dung nó góp phần làm tăng sức nhấn mạnh cho nôi dung cần biểu đạt. Ví dụ:
- Khênh củi ca, xa vượn voọc (Gà lợn gà, xa khỉ vượn)
- Ăn thịt boò loo ảy nảy (Ăn thịt bò lo ngay ngáy)
- Khuộng cơn mưa, clưa cơn nắng (Chiều cơn mưa, trưa cơn nắng)
Số lượng câu tục ngữ có cách gieo vần sát tương đối nhiều trong tục ngữ
Mường và chủ yêu tập trung ở kiểu câu đối xứng đơn. Tuy nhiên, cách gieo vần sát

30
(láy vần sát) trong tục ngữ Mường không chỉ có hiện tượng láy sát một cặp vần mà
còn có láy sát nhiều cặp vần trong cùng một câu tục ngữ. Ví dụ:
- Bặc bặc bềl bềl nhơ chim vềl clải chỉn
(Tới tấp bời bời như chim bâu quả chín)
- Cắp nặp mà cặp cảy hôông, ôông noò phợ rẹ
(Cắp nặp mà kẹp cái hông, chồng nào vợ ấy)
Một số câu tục ngữ Mường không chỉ gieo một vần trong hai âm tiết liền nhau
mà còn có hiện tượng gieo một vần trong ba hoặc bốn âm tiết liền nhau. Ví dụ:
- Cơm noo cho roo choỏ
Loọ noo choo roo ca
(Cơm đâu cho no chó
Lúa đâu cho no gà)
- Oó choo coó cụ (sì sơn) leeng mụ mẩm
(không cho cỏ ấu hơn nắm tay)
- Cặp chỉn cang, đang lang chỉn nẩm
(Cạp chín gang, đang lang chín nắm tay)
Điều đặc biệt mà ta dễ dàng nhận thấy ở cách gieo vần từ 2 cặp vần trở lên
trong tục ngữ Mường là ở chỗ nó thường không quy ước vị trí của cặp vần (ở giữa
hay, đầu, hay cuối câu tục ngữ) mà cách gieo vần rất linh hoạt tùy theo sự kết nối
của lời và nội dung của câu.
Số lượng câu tục ngữ gieo từ hai cặp vần trở lên cũng không phải là một vài
trong hệ thống tục ngữ Mường mà nó có thể lên đến hơn trăm câu trong tổng số
lượng 629 câu mà người nghiên cứu đã khảo sát. Các câu tục ngữ có số lượng âm
tiết càng nhiều, nhất là những câu giáp ranh giới với dân ca thì hiện tượng này càng
phổ biến. Có thể nói đây là hình thức gieo vần ưa dùng của người Mường.
* Gieo vần cách: Là cách gieo vần mà vần nằm trong những câu tục ngữ giữa
hai khuôn vần có ít nhất một âm tiết ngăn cách. Tuỳ theo số lượng âm tiết trung
gian ngăn cách giữa hai khuôn vần mà loại này được chia thành nhiều tiểu loại khác
nhau. Ví dụ:

31
Vần cách một tiếng:
- Nhấp nhưới như bưới hal loòng
(Lấp lửng như bưởi hai lòng)
- Bậu ăn cơm roọng mềng đoỏng nẳm đụt
(Họ ăn cơm mường mình cắm chuôi dao)
Vần cách hai tiếng:
- Khốt thốit mạ chả thốit cải (Nóng tốt mạ giá (rét) tốt cải)
- Coỏ mặt nhà oó mặt tha cứa (Có mặt ở nhà không mặt ra cổng)
- Cảng coỏ xương, lai oó xương
Văn dường noò côộng ản
(Cằm có xương, lưỡi không xương
Đẩy nhường nào cũng được)
Vần cách ba tiếng:
- Cốp đửa bao oó đào đửa ra (Gộp người vào không đào người ra)
- Clu loọc đểng no phất mùa đểng rỉ (Trâu trắng đến đâu mất mùa đến đấy)
Ngoài ra, tục ngữ Mường còn có cách gieo vần kết hợp giữa vần sát và vần
cách. Nghĩa là, trong cùng một câu tục ngữ có cả cách gieo vần sát và gieo vần
cách. Cách gieo kết hợp cũng rất linh hoạt không gượng ép. Thậm chí nó có thể là
sự kết hợp của vần sát với vần cách một và cách hai trong cùng một câu. Có thể
hiểu đơn giản là trong tục ngữ Mường có nhiều câu tục ngữ mà mật độ gieo vần dày
đặc và tính chất gieo vần hỗn hợp. Ví dụ:
- Cạng khôổng lôô cạng kía câyl đôô mọoc khù
(Càng sống lâu càng thấy cây dâu mọc tầm gửi)
- Đeng nheng nhơ eng mạng (Ngó nghiêng như anh không chị)
- Cắm lắm như con nằm bề mệ (Thỏn lỏn như con nằm vớ mẹ)
- Nghèm nghèm nhơ kem đul (Lườm lườm như kem đui)
Lại thêm, nếu xét cách gieo vần của tục ngữ Mường giống như gieo vần
trong các thể loại ca dao, dân ca, thì ngoài hai cách gieo vần kể trên tục ngữ Mường
còn có cách gieo vần lưng và vân chân. Ví dụ:
- Giầu phua Dần cới loọ

32
Đỏi khỏo phua Dần cới con
Bóc khon mềng rời
Phua Dần cới xôổng ảo
(Giàu vua Dần gửi lúa
Đói khó vua Dần gửi con
Thân son mình rỗi
Vua Dần gửi sống áo)
- Thương oó thương bớ mởi
Đợi khổ rôộng lêng chường
Hôốc thương oó ản lại
(Thương không thương từ trước
Đợi khổ rộng lên giường
Kêu thương không được lại)
Cũng theo kết quả khảo sát 629 câu tục ngữ Mường thì thấy trong tục ngữ
Mường còn có hiện tượng một số câu tục ngữ không có gieo vần. Tuy nhiên hiện
tượng này không nhiều, số lượng câu tục ngữ không có vần chủ yếu là ở cấu trúc
câu đơn. Ví dụ:
- Xeng lè nhơ mặt khoe khỏa
(Xanh lè như mặt thông gia)
Có thế nói rằng, tính biểu cảm nghệ thuật của câu tục ngữ phụ thuộc phần lớn vào
vần, vào sự “biến hóa” trong cách gieo vần. Vần là một hình thức biểu đạt, một hình
thức nghệ thuật tạo nên dáng vẻ và âm hưởng mượt mà cho những câu tục ngữ. Vần
cũng là yếu tố quan trọng để liên kết các vế câu thành câu hoàn chỉnh cả về hình thức
và ngữ nghĩa của câu tục ngữ. Có gieo vần câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, đây là
đặc điểm rất quan trọng của thể loại nghệ thuật dân gian này. Tục ngữ Mường cũng
không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm chung về vần thường thấy
ở tục ngữ nói chung thì tục ngữ Mường cũng có những đặc trưng rất riêng của mình.
Cách gieo vần của tục ngữ Mường rất linh hoạt, phong phú. Sự phong phú này được
xem như một đặc điểm của lối vần vè mang đậm bản sắc tộc Mường.

33
2.1.2. Nhịp trong tục ngữ Mường
Tục ngữ cũng được xem như văn bản nghệ thuật của văn học dân gian, vì vậy
yếu tố nhịp trong tục ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhịp có khả năng góp
phần hình thành nên đặc trưng của tục ngữ, khiến cho tục ngữ vừa có nhạc điệu lại
vừa ổn định về mặt cấu tạo.
Câu tục ngữ thường có cấu trúc đối xứng nằm ở giữa hai vế (nếu ba vế thì có
hai trục). Dấu hiệu hình thức của đối xứng là những liên từ, trợ từ,… Nhưng vì tục
ngữ ít dùng các loại từ ấy, nên trục đối xứng thường ẩn trong nhịp và vần. Việc tỉnh
lược những liên từ, trợ từ,… không chỉ có tác dụng làm cho câu tục ngữ gọn chắc
hơn mà còn làm cho nó trở nên mềm dẻo, tinh tế hơn. Ví dụ:
- Tam phợ/ phợ khà (2/2)
Tạm nhà/ nhà réc (2/2)
(Tạm vợ/ vợ già
Tạm nhà/ nhà rách)
Nếu chấp nhận tục ngữ chỉ là một câu thì sự ngừng nhịp chỉ diễn ra trong một
câu tục ngữ. Do vậy, nhịp trong tục ngữ chỉ là sự ngắt nhịp chứ không có ngắt
dòng, ngừng dòng. Thêm nữa cách ngắt nhịp trong tục ngữ nói chung luôn đi liền
với vần. Đặc biệt, với tục ngữ có vần liền, ranh giới cặp vần là ranh giới giữa hai
nhịp. Tục ngữ Mường cũng như vậy. Xin dẫn lại ví dụ trên để thấy rõ điều đã nói:
Tam phợ/ phợ khà;Tạm nhà/ nhà réc (Tạm vợ/ vợ già; Tạm nhà/ nhà rách). Ở tục
ngữ Mường, cách ngắt nhịp cũng đa dạng linh hoạt như cách gieo vần, có thể ngắt
nhịp là 2/2, 2/3, 3/2, 3/2/3/2, 2/3/2/3, 4/2/4, 3/3/4/3...Như vậy, chúng ta nhận thấy
để gọi tên cách ngắt nhịp một câu tục ngữ thì phải căn cứ vào số lượng âm tiết trong
cấu. Tục ngữ Mường có các cách ngắt nhịp như sau:
* Nhịp lẻ
Khi khảo sát 629 câu tục ngữ của người Mường, chúng tôi nhận ra rằng cách
ngắt nhịp lẻ trong tục ngữ Mường rất linh hoạt, không nhất thiết là vị trí ngắt nhịp
phải ở giữa câu để tạo vế cân xứng, mà có thể ngắt 1/2/3, 1/5, 1/3 ...Đặc biệt nhịp lẻ
thường có trong các câu tục ngữ Mường từ 4 âm tiết trở lên, nhiều nhất là các câu

34
tục ngữ có 6 âm tiết. Phổ thông nhất của kiểu nhịp này trong tục ngữ Mường là 3/3.
Ví dụ:
- Của nậm nà/ boọc nậm nà (3/3)
(Của bờ ruộng bọc bờ ruộng)
- Ản cảy du/ khu mặt dạ (3/3)
(Được con dâu sâu con mắt)
- Đùi đẻng đục,/đục đẻng khăng (3/3)
(Dùi đánh đục, đục đánh cây)
Ngoài ra thì còn có những câu tục ngữ ngắt nhịp 3/5, 1/3 nhưng số lượng này
trong tục ngữ Mường không nhiều. Ví dụ:
- Ăn ngoỏ phâm,/ đâm ngoỏ cổl ngoỏ khày (3/5)
(Ăn nhìn mâm, đâm (giã) nhìn cối nhìn chày)
- Choỏ/ oó cảnh du (1/3)
Chu/ oó đỏng dấu
(Chó không cắn dâu
Trâu không húc rể)
Xét lại ví dụ đã dẫn ở trên, câu tục ngữ "Choỏ/ oó cảnh du; Chu/ oó đỏng
dấu" có cách ngắt nhịp lẻ là 1/3, nhưng cũng chính câu này, chúng ta có thể ngắt
nhịp 3/1 như: "Choỏ oó cảnh/ du; Chu oó đỏng/ dấu"
* Nhịp chẵn:
Nhịp chẵn trong tục ngữ Mường thường được dùng trong những câu có chẵn
số lượng 4, 6, 8, 10, 12, 14... âm tiết. Trong đó, số lượng câu tục ngữ ngắt nhịp chẵn
nhiều nhất phải kể đến những câu có 4 hoặc 8 âm tiết. Ví dụ:
- Cá bỉnh/ khôổng khưa
(To gói sống giữa) (2/2)
- Phất bái /phái đòon; Phất con/ phải tội (2/2)
(Mất vải phải đòn; Mất con phải tội)
- Hảo ăn hè đèo/ đừng là kèo neo/ mỏi cảng (4/4/2)
(Muốn ăn thì trèo chớ làm que khều mỏi cằm)
* Nhịp lẻ/ chẵn hoặc chẵn/ lẻ.

35
Cách ngắt nhịp chẵn/ lẻ hoặc lẻ/ chẵn trong tục ngữ Mường thường xuất hiện ở
những câu có số lượng âm tiết lẻ như: 3, 5, 7...âm tiết. Ví dụ:
- Nắc/ cọo kẹ (1/2)
Lé/ thằng bừa
Chừa/ chưa con
(Đã đáng chưa
Gãy răng bừa
Chừa chưa con)
- Khắc đao/ khắc chẳl lảo (2/3)
(Sắc dao sắc thanh nứa)
Ở một số câu tục ngữ Mường, ta có thể ngắt nhịp chẵn/ lẻ hoặc lẻ/ chẵn tùy
theo sử ngưng nghỉ nhịp của người sử dụng. Ví dụ:
- Ôông đửa oó mắt việc ảng nả
Mụ dạ oó mắt việc triều đình
(Đàn ông không biết việc ở nhà
Đàn bà không biết việc triều đình)
Xét ví dụ trên, chúng ta có thể ngắt nhịp 2/5 "Ôông đửa/ oó mắt việc ảng nả;
Mụ dạ/ oó mắt việc triều đình" hoặc cũng có thể ngắt nhịp 5/2 "Ôông đửa oó mắt
việc/ ảng nả; Mụ dạ oó mắt việc/ triều đình"
* Ngoài ra, những câu tục ngữ có số lượng âm tiết lớn và được chia thành
nhiều vế thì mỗi vế có cách ngặt nhịp riêng rất linh hoạt, không quy ước bắt
buộc số âm tiết của mỗi nhịp.
Trong một vài trường hợp thì tục ngữ Mường có cách ngắt kết hợp giữa nhịp
chẵn/ lẻ và nhịp lẻ/ chẵn ở các dòng trong cùng một câu tục ngữ. Ví dụ:
- Giầu bảin loọ,/ đỏl khoỏ bảin con (3/4)
Boóc khon mềng rời/ bảin xôổng ảo (4/3)
(Giàu bán lúa, đói khó bán con
Thân son mình rỗi bán xống áo)
Và có một số câu tục ngữ ngắt nhịp kết hợp nhịp lẻ với nhịp chẵn ở các dòng
trong cùng một câu tục ngữ. Ví dụ:

36
- Giầu giúp cúa/ khoỏ giúp côông (3/3)
Cùng nôồng/ giúp thiểng/ giúp mẹng (2/2/2)
(Giàu giúp của, nghèo giúp công
Bần cùng giúp lời giúp tiếng)
- Clải dầm dầm/ cla bao bỏ (3/3)
Clải đó đó/ doong vềl/ choo ủn/ choo mạng (3/2/2/2)
( Trái thâm thâm tra vào mỏ
Trái đỏ đỏ đem về cho em cho chị)
- Giầu/ phua Dần cới lọo (1/4)
Đỏi khỏo/ phua Dần cới con (2/4)
Bóc khon/ mềng rời (2/2)
Phua Dần/ cới xôổng ảo (2/3)
(Giàu vua Dần gửi lúa
Đó khó vua Dần gửi con
Thân son mình rỗi
Vua Dần gửi xống áo)
Từ sự tìm hiểu trên chúng ta thấy cách ngắt nhịp trong tục ngữ dân tộc Mường
rất linh hoạt, biến hóa. Song dù có linh hoạt như thế nào thì nhịp cũng có chức năng
cơ bản của nó trong việc phân đoạn từ, cụm từ và thậm chí là phân đoạn của một
phát ngôn. Dẫn ví dụ để thấy rõ điều này:
- Giầu/ bề cụ môộng (1/3)
Sống/ bề bà con (1/3)
(Giàu với cậu mộng
Sống với bà con)
Ta thấy nhịp 1/3 đã phân đoạn giữa từ "Giầu" (giàu) và cụm từ "bề cụ
môộng" (với cậu mộng), đồng thời chỗ ngừng dòng giữa "môộng" và "sống" cũng
phân câu tục ngữ trên thành hai vế của một phát ngôn "Giầu bề cụ môộng" (Giàu
với cậu mộng) và "Sống/ bề bà con " (Sống với bà con).
Tóm lại, Vần và nhịp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tương hỗ cho
nhau, cái này là tiền đề của cái kia. Và hơn thế nữa chúng bổ sung cho nhau tạo nên

37
bộ mặt hoàn chỉnh của những yếu tố cấu tạo nên hình thức của tục ngữ. Yếu tố nhịp
đóng vai trò không hiển hiện nhưng có nhiều tác dụng: nó khiến cho câu tục ngữ có
tính nhịp nhàng; nó có sự tương tác với yếu tố vần và góp phần tạo ra sự hài hòa về
âm thanh cho câu tục ngữ; nó góp phần tạo ra sự cân đối, qua đó biểu đạt sắc thái
quan hệ lôgic giữa các vế của câu tục ngữ. Tục ngữ Mường cũng không chệch khỏi
quá nhiều những đặc trưng chung của tục ngữ nói chung song bản thân nó lại mang
sắc thái riêng của người Mường trong cách sử dụng ngôn ngữ bản địa. Điều này tạo
nên tính độc đáo riêng biệt cho tục ngữ Mường, góp phần làm phong phú, giàu có
trong sự đa dạng cho kho tục ngữ của dân tộc Việt Nam.
2.2. Đặc điểm về câu của tục ngữ Mường
2.2.1. Tính chất của cấu trúc câu trong tục ngữ Mường
2.2.1.1 Tính ngắn ngọn
Tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, suy luận của con người về các hiện
tượng của tự nhiên và xã hội. Những nhận xét, phán đoán này cần phải được đúc rút
lại thành những kinh nghiệm, chân lý. Những kinh nghiệm này cần phải được lưu
giữ, phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…chủ
yếu bằng con đường truyền miệng. Ngắn gọn là đặc trưng nổi bật để nhận diện tục
ngữ bởi càng dài thì tính tục ngữ sẽ mất dần đi mà gần hơn với đặc trưng của ca
dao. Ý nhiều mà lại được gói trong một lượng lời ít, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối
đa, đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi bật nhất của sự sáng tạo tục ngữ.
Thực chất cách diễn đạt ngắn gọn ấy nhằm mục đích làm tăng mức độ khái quát cho
bài học kinh nghiệm. Tục ngữ Mường cũng không là ngoại lệ.
Ở tục ngữ Mường câu ngắn nhất là 3 tiếng, câu dài nhất 24 tiếng, độ dài trung
bình của các câu tục ngữ Mường là từ 6 đến 12 tiếng. Ở dạng dài nhất tục ngữ
Mường rất gần với ca dao, dân ca. Những câu tục ngữ có độ dài từ 3 đến 5 tiếng thì
trong đó các hệ từ và từ liên kết (thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó, cho nên,...)
không xuất hiện, nó thường bị cắt bỏ đi. Thâm chí các thành phần chính như chủ
ngữ và vị ngữ còn bị lược bớt. Dưới dạng này tục ngữ Mường tồn tại dưới hình thức
câu tỉnh lược là nhiều. Ví dụ:
- Tủng hè tủi (Túng thì quẫn)

38
- Xẩu clước lèng khâu (Xấu trước lành sau)
-Cá bỉnh khôổng khưa (To gói sống giữa)
- Rét câyl cá ổi (Nhỏ cây lớn gốc)
- Khà đòm non cle (Nặng đòn non xẹo)
Dạng thông thường nhất của tục ngữ Mường là hình thức ngắn khoảng 6 đến
12 tiếng, lượng tục ngữ có độ dài này chiếm quá 2/3 tổng số tục ngữ Mường. Đây
cũng chính là một trong những đặc điểm khác với tục ngữ Việt của tục ngữ Mường.
Tục ngữ Việt độ dài trung bình và phổ biến là từ khoảng 6 đến 8 tiếng, tinh gọn hơn
so với tục ngữ Mường. Những câu tục ngữ có độ dài như thế này trong tục ngữ Việt
thường là những câu lục hoặc lục bát nhưng ở tục ngữ Mường thì số câu lục, lục bát
rất ít. Số tiếng trong tục ngữ Mường có thể là chẵn hoăc lẻ, hoặc xen lẫn chẵn lẻ
như các ví dụ dẫn ở dưới:
6 tiếng:
- Nhấp nhưới nhơ bưới hal loòng (Lấp lửng như bưởi hai lòng)
- Khảng chiêng ăn nghiêng đụn loọ (Tháng giếng ăn nghiêng bịch lúa)
7 tiếng:
- Nà coỏ bụn như đụn coỏ loọ (Ruộng có phân như bịch có lúa)
- Khảng chỉn chỉn chu chỉn lội (Tháng chín chín dâu da chín nhội)
8 tiếng:
- Tạm phợ phợ khà; Tạm nhà nhà réc
(Tạm vợ, vợ già; Tạm nhà, nhà rách)
9 tiếng:
- Khía khằng mộit khảng; Boỏng chạng bổn mươil đêm
(Thấy bông một tháng; Bóng dáng bốn mươi đêm)

10 tiếng:
Phăng đang đồl Độl, ngon hơn cả clồl khụ Vèng
(Măng dang đồi Đội ngon hơn cá trối núi Vành)
11 tiếng:
- Đắc đởin mường Kha ăn ngon hơn thịt ca mường Mận

39
(Rau đớn mường Kha ăn ngon hơn thịt gà mường Mận)

12 tiếng:
- Chiêng oó đẻng oó khẹc; Rác cháy oó mẹc vả rác tù
(Chiêng không đánh không sạch; Nước chảy không mạch hóa nước tù)
Tuy nhiên số tiếng chẵn trong tục ngữ Mường bao giờ cũng nhiều hơn lẻ, các
câu tục ngữ có dung lượng 6, 8,12 là nhiều nhất.
Tục ngữ Mường cũng có những trường hợp mà độ dài từ 17 tiếng trở lên. Ví
dụ:
17 tiếng:
- Khác đất khác thiểng thường
Khác mường khác thiểng khể
Khác bôổ mệ khác nồl cơm ăn
(Khác đất khác tiềng thường
Khác Mường khác tiếng nói
Khác bố mẹ khác nồi cơm ăn)
19 tiếng:
- Ủn eng cặp khà
Nhơ buồng nang va cặp khéc
Nhơ xôổng réc ảo réc
Cặp hàng kim may
(Anh em gặp nhau
Như buồng cau hoa gặp khách
Như xống rách áo rách
Gặp hàng thợ may)
20 tiếng:
- Con cha oó bẻn cha
Bẻn côồ cà côồ kể
Con mệ oó bẻn mệ
Bẻn cắt kẹ cloong rôông

40
(Con cha không giống cha
Giống cây cà cây khế
Con mẹ không giống mẹ
Giống tắc kè trong hang)
Số lượng những câu tục ngữ trên 17 tiếng trong tục ngữ Mường cũng không
nhiều. Điều đặc biệt là những câu tục ngữ có số lượng tiếng dài như vậy hầu hết đều
được người Mường sử dụng trong dân ca trước đó, lâu dần lời ca này có những kinh
nghiệm đời sống như tục ngữ vì vậy được xem là tục ngữ của người Mường
Có thể nói, câu càng gọn chắc với số tiếng càng ít thì nội dung càng hàm súc,
ý càng nhiều. Nhìn chung so với tục ngữ của người Việt câu tục ngữ Mường có
phần rườm rà hơn. Tuy nhiên tục ngữ Mường vẫn đảm bảo những đặc trưng cơ bản
của tục ngữ về hình thức ngắn gọn. Mỗi tiếng trong câu tục ngữ Mường đều có vai
trò, ý nghĩa hết sức quan trọng và được ép chặt với nhau.
2.2.2.2. Tính đối xứng
Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tụ c ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối
xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Ta thấy, đó
là câu có những đặc điểm sau: Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối
ứng với nhau, có quan hệ lôgíc chặt chẽ với nhau và giữa các vế có sự cân bằng
(đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ
nghĩa …của những từ đồng vị. Chính tính chất đối xứng của tục ngữ giúp người
đọc, người nghe có định hướng suy luận, phán đoán nhanh và đúng về ý nghĩa
của câu tục ngữ. Hay nói một cách chính xác hơn là khi muốn giải thích đúng,
sâu nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của
nó.
Căn cứ vào các tiêu chí cú pháp và lôgíc, có thể chia những câu tục ngữ đối
xứng làm hai loại: đối xứng đơn và đối xứng kép, tương ứng với nó là hai kiểu
câu: câu đơn và câu ghép
. Ví dụ: đối xứng đơn
- Túng hè tỉu (Túng thì quẫn)
- Xẩu clước lèng khâu`(Xấu trước lành sau)

41
- Rét câyl cá cổi (Nhỏ cây lớn gốc)
- Miểng khì đỏl bằng cỏi khì coo (Miếng khi đói bằng gói khi no)
Ví dụ: đối xứng kép
- Thử nhất đau mặt; Thử nhì chắt thăng
(Thứ nhất đau mắt; Thứ nhì giắt răng)
- Cá (quả) giận phất khôn; Cá (quả) hờn phất miếng ăn
(Lớn giận mất khôn; Lớn hờn mất miếng)
Xét các ví dụ trên, ta thấy các vế của câu đều có sự đối xứng, hoặc là về số
lượng từ, hoặc là về từ loại, có thể là đối ý, đối lời:
- Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu tục ngữ với nhau về ý. Ví dụ: Cá (quả)
giận phất khôn đối với Cá (quả) hờn phất miếng ăn (lớn giận mất khôn đối với lớn
hờn mất miếng). Kiểu đối này là cách mà hai vế của câu tục ngữ đối ý nhau nhưng
có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau nhằm tô đậm, khẳng định một ý chung.
- Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu tục ngữ. Đối lời
có quan hệ chặt chẽ với đối ý đã nói ở trên, vì nhờ có quan hệ đối lời mà quan hệ
đối ý mới có và thể hiện ra được. Cũng trong câu tục ngữ trên, quan hệ đối lời được
thể hiện như sau: Cá (quả) giận đối xứng với Cá (quả) hờn, phất khôn) đối xứng
với phất miếng ăn. "Giận/ hờn" đều là từ ngữ thể hiện những biểu hiện tính cách
của con người; "khôn/miếng" đều là từ ngữ chỉ thành quả tốt đẹp.
Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm số
lượng nhiều hơn và căn bản đáp ứng, thỏa mãn được những yêu cầu, đặc điểm của
một câu tục ngữ có tính đối xứng.
2.2.2. Các kiểu cấu trúc câu trong tục ngữ Mường
Tục ngữ Mường có hai kiểu cấu trúc câu là câu đơn và câu ghép
Câu tục ngữ có cấu trúc là câu đơn phải đảm bảo hai yêu cầu: thứ nhất về mặt
lôgíc, biểu đạt một phán đoán, thứ hai về mặt cú pháp, là câu đơn (“vế” tương
đương với thành phần của câu). Cấu trúc câu đơn trong tục ngữ Mường cũng có
những tương đồng với cấu trúc câu đơn trong tục ngữ Việt, đó là thường có kết
cấu theo trật tự các thành phần câu C-V hoặc C-V-P (C: chủ ngữ, V: vị ngữ, P:
thành phần phụ).

42
Ví dụ:
- Dào bông khể, Cả bể con vềl mường
(Lũ hoa khế (hoa sậy), cá bế con về mường)
- Con nhà doòng đé tha khoong Tú Tịn
(Con nhà dòng (dõi) đẻ ra đít Tù Tịn)
- Khòi chân voi là mẩy hột
(Ròi chân voi là mẩy hạt)
Câu tục ngữ có cấu trúc là câu ghép phải đảm bảo hai yêu cầu: thứ nhất về mặt
lôgíc, có sự liên kết hai (hoặc hơn hai) phán đoán tương tự, tương đương hoặc
tương phản thành một suy lý, thứ hai về mặt cú pháp, là câu phức (“vế” tương
đương với câu đơn). Kiểu cấu trúc là câu ghép trong tục ngữ Mường tồn tại ở những
dạng đơn giản hơn so với tục ngữ Việt, thường xuất hiện nhiều nhất ở những câu
tục ngữ có hai vế trở lên, hình thành trên cơ sở những nhóm phán đoán có ý nghĩa
bổ sung cho nhau.
Ví dụ:
- Mọl mụ ngày mụ tha
Đầm nà khuôn bủn khuôn bẻng
(Người mỗi ngày càng ra
Ao ruộng khuôn bún khuôn bánh)
- Bụt bôông hoa; Ta cơm rạo
(Bụt bông hoa; Ta cơm rượu)
Xét các ví dụ ở trên, ta nhận thấy trong cấu trúc câu ghép của tục ngữ Mường,
hai vế của câu thường có sự liên kết về những phán đoán và suy luận. Chẳng hạn,
vế một: Bụt bôông hoa (Bụt bông hoa) (thú thưởng thức cần có của bụt: hoa), vế
hai: Ta cơm rạo (Ta cơm rượu) (thú thưởng thức cần có của con người là những thứ
thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày: cơm rượu). Từ đó chúng ta mới suy luận được
ý nghĩa của câu tục ngữ: thiết đãi khách tới nhà thì phải thiết đãi cẩn trọng, không
qua loa.

43
Thực tế trong quá trình khảo cứu hơn 629 câu tục ngữ Mường thì có đến 434
câu có cấu trúc là câu ghép. Số lượng câu tục ngữ có 2 vế đối xứng kép chiếm ưu
thế hơn.
Tiểu kết chương
Qua phân tích, miêu tả cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Mường, chúng tôi
tạm kết luận như sau:
Vần, nhịp là hai yếu tố quan trọng tạo nên hình thức ngữ âm và gắn kết các thành
phần câu trong cấu trúc hình thức của câu tục ngữ. Vần và nhịp của tục ngữ Mường cũng
mang những đặc trưng về vần, nhịp của tục ngữ nói chung, đó là vần liền (vần sát) và
vần cách. Vần như một chất keo nối kết các thành phần trong phát ngôn thành một khối
bền chặt, vững chắc, đồng thời vần cũng như một yếu tố của nhạc điệu, làm cho tục ngữ
dễ dàng đi vào trí nhớ của con người. Cách ngắt nhịp trong tục ngữ Mường rất đa dạng
nhưng có thể chia thành nhịp chẵn, nhịp lẻ, nhịp chẵn/lẻ. Phần lớn nhịp trong tục ngữ nói
chung và tục ngữ Mường nói riêng tương ứng với sự ngắt ý, tạo ra sự hoà đối cả hình
thức lẫn nội dung, cả nhịp điệu lẫn ý tứ.
Các kiểu cấu trúc câu của tục ngữ Mường, do sự phân định về số lượng âm tiết
cũng như sự chia tách thành các vế câu trong mỗi câu tục ngữ nên có thể được phân tích
và xếp thành hai loại câu tiêu biểu là câu đơn và câu ghép. Các đặc trưng được chú ý là:
tính ngắn gọn và tính đối xứng trong câu tục ngữ. Câu đơn có tính đối xứng đơn, và
ngược lại câu ghép có tính đối xứng kép.

44
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG
3.1. Những kiểu cấu trúc thường sử dụng để xây dựng hình tượng trong
tục ngữ Mường
3.1.1. Cấu trúc so sánh trong tục ngữ Mường
So sánh là một khái niệm thường gặp, nó xuất hiện nhiều trong mọi lĩnh vực
của đời sống. Hiểu một cách đơn giản, so sánh là đối chiều sự vật, hiện tượng này
với sự vât, hiện tượng khác. Xét ở góc độ ngôn ngữ học, khái niệm so sánh có thể
được hiểu như sau: "So sánh là một phương thức chuyển nghĩa (tu từ), một biện
pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện
trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc
tính, đặc điểm của sự vật, hoặc hiện tượng khác" [3, tr.385]. Có thể dễ dàng nhận ra
so sánh trong văn học nghệ thuật là so sánh tu từ, vì thế cần phân biệt với so sánh
luận lí (lôgíc). Nếu như so sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác
loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy, nhằm diễn tả hình ảnh đặc trưng của một
đối tượng thì so sánh luận lí (lôgíc) đòi hỏi đối tượng so sánh và đối tượng đem ra
so sánh phải cùng loại, nhằm xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. (ví dụ: em
như bông hoa rừng (so sánh tu từ); anh ấy cao hơn tôi (so sánh lôgíc).
Có thể mô hình hóa cấu trúc so sánh như sau:
A - từ so sánh – B
Trong đó: A Là đối tượng so sánh (đối tượng cần làm rõ), B Là đối tượng được
so sánh (đối tượng là căn cứ làm rõ A). Hai đối tượng A và B phải có những dấu
hiệu chung. Từ so sánh thường là từ: như, hơn, băng, không bằng…
Kiểu cấu trúc so sánh trong tục ngữ Mường là kiểu rất phổ biến, Ví dụ: "Tủng
nạn nhơ cơm cạn oó bung" (Thiếu nạn như cơm cạn không vung), "Căm lắm
nhơ con nằm bề mệ"(Thon thỏn như con nằm với mẹ), "Mệ đé oó bằng ké
ruôi" (Mẹ đẻ không bằng ghẻ nuôi, "Lỷ khự hơn dăm xay" (Lý sự hơn nêm
xay)...Trong tục ngữ Mường, dạng so sánh cũng có những trường hợp không có từ
so sánh, dạng này các từ so sánh ẩn đi, song người đọc, người nghe vẫn hiểu được ý
nghĩa so sánh của các vế trong câu tục ngữ. Ví dụ: " Đất coỏ lang; Làng coỏ đạo"

45
(Đất có lang; Làng có đạo), "Cúi phu chằyl nhà; Chắc khà manh mẹng" (Củi
mục cháy nhà; Người già nói vặt)
Giá trị của so sánh như một hành vi nhận thức bằng nghệ thuật là ở chỗ đem
xích lại gần nhau những đối tượng khác nhau giúp phát hiện được ở đối tượng bên
cạnh những dấu hiệu cơ bản là những dấu hiệu bổ sung, làm tăng giá trị thẩm mĩ
cho lời nói, câu nói.
3.1.1.1. Cấu trúc so sánh đơn trong tục ngữ Mường
* Cấu trúc so sánh định nghĩa:
Nhóm này gồm có các dạng: a là b, a như b, a => b,…. Ý nghĩa là dùng b để
cụ thể hóa, để nhấn mạnh một đặc tính nào đó thuộc bản chất của a. Thường trong
tục ngữ Việt dạng tiêu biểu của kiểu cấu trúc này là cấu trúc định nghĩa a là b song
tục ngữ Mường lại tồn tại nhiều về kiểu cấu trúc so sánh định nghĩa a như b;
+ Dạng a là b: (đôi khi từ là được lược bớt đi)
- Kháng khẩu là mẩu còn rôồng (Tháng sau là máu con rồng)
- Khinh câyl bớ hột mà tha (Sinh cây từ hột mà ra)
+ Dạng a như b:
- Ngơ ngác nhơ ma lạc bồ (Ngơ ngác như ma lạc mồ)
- Nhắc nhắc nhơ ma cheng đạc loọ roọng (Ồn ồn như ma chơi nhắc lúa
nương)
- Nhá nhá nhơ chá choỏ (Nhao nhao như chả chó)
- Nghèm nghèm nhơ kem đul (Lườm lườm như kem đui)
- Cà ngấy nhơ Bụt chầu chùa (Thù lù như bụt chầu chùa)
- Chầyl đầyl nhơ cồô lọo roóc (Trơ trơ như cây lúa lép)
- Chắc khà nhơ quà clải chỉn (Người già như nhánh quả chín)
+ Dạng a => b (kết từ bị tỉnh lược)
- Rét câyl cá cổi (Nhỏ cây lớn gốc)
- Xấu clước lèng khâu (Xấu trước lành sau)
* Cấu trúc so sánh thứ bậc : Nhóm này gồm có các dạng: a bằng n.b (với n
>1), a không bằng b (hoặc n.a không bằng b (với n <1), a chẳng đã b, a chẳng
qua b,…), a hơn b,… Ý nghĩa: cường điệu hóa một đặc tính, một giá trị của a bằng

46
cách so sánh nó với b hoặc ngược lại. Dạng tiêu biểu của kiểu cấu trúc này là a
không bằng b và a hơn b (với n>1).
+ Dạng a không bằng b:
- Mẹ đé oó bằng ké ruôi (Mẹ đẻ không bằng ghẻ nuôi)
- Cha chết oó hết bưa (Cha chết không bằng hết bữa)
- Buôn mal oó tày cằyl lôộ (Buôn may không bằng cày lõ)
+ Dạng a hơn b:
- Mọl khôổng hơn đôổng vàng (Người sống hơn đống vàng)
- Lỷ khự hơn dăm xay (Lý sự hơn nêm xay)
- Chóit clòn khôôn hơn vịt ba quắt (Vịt khôn hơn vịt ba quắt)
- Khoọm khà hơn cá đửa (Đông nhau hơn lớn người)
- Ăn ét hoen mẹt xương (Ăn thịt hơn gặm xương)
+ Dạng a bằng n.b:
- Miểng khì đỏl bằng cỏi khì roo (Miếng khi đói bằng gói khi no)
+ Dạng n.a không bằng b:
-Trăm đủm đé oó bằng mộit bó đuốc (Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuốc)
3.1.1.2. Cấu trúc so sánh kép trong tục ngữ Mường
* Cấu trúc so sánh trùng điệp: Nhóm này gồm có các dạng: a = a’, a= b
(=c…),…(Dấu bằng biểu thị sự đẳng lập giữa các vế). Ý nghĩa: liên kết những phán
đoán có nội dung và cấu trúc tương tự (a và a’) hoặc có hàm nghĩa tương đương (a
và a) thành một phán đoán chung nhằm làm nâng nổi nghĩa và ý chung của câu tục
ngữ bằng phép bồi trợ.Ví dụ trong tục ngữ Việt có "Buôn có bạn, bán có phường"
thì tục ngữ Mường có:
- Cải chung ôông; Nhơ clôồng bao mặt; Nhơ ná chắt thăng
(Gái chung chồng; Như bụi vào mắt; Như que giắt răng)
- Khinh con oó khinh loòng; Khinh moong oó khinh khừng
(Sinh con không sinh lòng; Sinh muông không sinh sừng)
- Cá (quả) giận phất khôn; Cá (quả) hờn phất miếng ăn
(Lớn giận mất khôn; Lớn hờn mất miếng)

47
* Cấu trúc so sánh thứ bậc
Trong tục ngữ Việt có "Thứ nhất cày nó, thứ nhì bón phân" thì tục ngữ
Mường có:
- Thử nhất đau mặt; Thử nhì chắt thăng
(Thứ nhất đau mắt; Thứ nhì giắt răng)
- Thẹng đá ủn mại cloong quêl
Có thẹng đá mềl phăng đang đẩm clưởi
(Thà bỏ cô gái trong quê
Không thà bỏ mề măng dang đầm clưởi)
Nhìn chung cấu trúc so sánh là cấu trúc thường gặp nhất trong tục ngữ Mường.
3.1.2. Cấu trúc ẩn dụ trong tục ngữ Mường
Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật
hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc
điểm thuộc tính nào đó cùng có ở chúng. Ẩn dụ chính là phương thức chuyển nghĩa
dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng. có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
- Ẩn dụ định danh, cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ
- Ẩn dụ nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa
- Ẩn dụ hình tượng hay còn gọi là ẩn dụ tu từ, là phương tiện diễn đạt có giá trị
hình tượng, có sức mạnh biểu cảm.
Trong đó, ẩn dụ tu từ thường được sử dụng trong tục ngữ và các thể loại văn
học. Có thể nói, ở tục ngữ Mường, ẩn dụ tu từ chính là phương thức tu từ mà người
dùng dựa trên sự đồng nhất hai hiện tượng tương tự thể hiện cái này qua cái kia mà
bản thân được nói tới thì được giấu đi một cách kín đáo.
Những hình ảnh biểu trưng được sử dụng trong cấu trúc ẩn dụ của câu tục ngữ
Mường rất đa dạng và phong phú. Đó là toàn bộ thế giới xung quanh con người. Nó
có thể là các hiện tượng tự nhiên như: nước, rừng, cây cối…, nó cũng có thể là
những vật dụng thường ngày trong đời sống sinh hoạt của người Mường như: cày,
cối, nhà cửa…hoặc là thế giới động vật gắn liền với cuộc sống của người Mường
như: chó, trâu, bò, gà, cá,…

48
Ví dụ:
- Cà cải chiểm con hè khôổng; Ca môổng chiểm con hè thàn
(Gà mẹ nuôi con thì sống; Gà trống nuôi con thì tàn)
- Ăn ngoỏ phâm, đâm ngoỏ cổl ngoỏ khày
(Ăn nhìn mâm, đâm nhìn cối nhìn chày)
- Clu ta ăn coó đôồng ta; Hà chân đổl bỏ mậy tha nước ngoài
(Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Hà chân đóm vó mới ra nước ngoài)
- Đửng lụa nóc lụa mận phái; Đửng bái nóc bái mận bền
(Đửng lụa nóc lụa mới phải; Đửng vải nóc vải mới bền)
`- Cẩu rác kiến boò; Cloong rác coò bay
(Đục nước kiến bò; Trong nước cò bay)
- Chiêng oó đẻng oó khẹc; Rác cháy oó mẹc vả rác tù
(Chiêng không đánh không sạch; Nước chảy không mạch hóa
nước tù)
- Clu khà rắp bôồ phỏi
(Trâu già sắm bồ muối)
Có thể nhấn mạnh rằng: khi xem xét cấu trúc ẩn dụ trong việc xây dựng hình tượng
nghệ thuật tục ngữ Mường, nhất định phải đặt nó trong mối tương quan chặt chẽ giữa
ngôn ngữ với bối cảnh văn hóa, truyền thống dân tộc Mường. Bởi lẽ nếu không am hiểu
về văn hóa của dân tộc Mường thì sẽ không thể hiểu được hết ý nghĩa của các hình ảnh
ẩn dụ trong tục ngữ của họ.
Ví dụ: - Clu khà rắp bôồ phỏi
(Trâu già sắm bồ muối)
Xét câu tục ngữ Trâu già sắm bồ muối gắn với văn hóa ẩm thực người Mường ta
thấy như sau: người Mường thường bảo quản thức ăn lâu ngày bằng cách ướp muối phần
thịt động vật rất mặn. Khi trâu già đi thì chủ nhà luôn chuẩn bị sẵn rất nhiều muối để ướp
thịt trâu. Câu tục ngữ trên ứng dụng vào việc nói vui khi trong nhà có người già thì phải
chuẩn bị đồ khâm liệm, áo quan phòng bất trắc.
Nhìn chung, ẩn dụ là một phương thức so sánh rất đặc biệt, được sử dụng khá phổ
biến trong tục ngữ nói chung và tục ngữ Mường nói riêng. Dựa trên cơ sở nền văn hoá

49
của tộc người, cùng với tư duy linh hoạt và sáng tạo của người dân tộc Mường, cấu trúc
ẩn dụ thể hiện việc họ khám phá ra một đối tượng có nhiều nét tương đồng hoặc nhiều
đối tượng có thể có một nét tương đồng để gắn cho nó những vỏ ngữ âm sống động, đa
dạng, phong phú giữa cái dùng để so sánh có thể đáp ứng với cái được dùng để so sánh.
Dựa trên cơ sở nền văn hoá riêng của dân tộc mình, người Mường đã thể hiện được năng
lực nhận thức, tư duy, ngôn ngữ ở một trình độ nhất định.
Hai phương thức sử dụng hình ảnh tiêu biểu trong cấu trúc hình thức của tục
ngữ Mường được khảo sát là: cấu trúc so sánh, cấu trúc ẩn dụ. Đây là những cấu trúc
cơ bản, là cơ sở quan trọng để tìm hiểu khám phá những đặc trưng về mặt ngữ nghĩa
của tục ngữ Mường.
3.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng trong tục ngữ Mường
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm dưới hình thức câu nói và thường được
dùng trong giao tiếp hàng ngày nhưng tục ngữ cũng là một tác phẩm thực thụ. Đây
là đặc điểm rất đặc biệt của tục ngữ. Tục ngữ chính là câu nói đạt trình độ nghệ
thuật cao, có những thủ pháp nhất định.
Trong khuôn khổ chương, chúng tôi ưu tiên đề cập đến tầng cấu trúc ngữ nghĩa
của tục ngữ. Phải thừa nhận rằng ngữ nghĩa của tục ngữ là một cấu trúc phức tạp
nhiều tầng song các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến tầng nghĩa hai tầng nghĩa
cơ bản của tục ngữ là nghĩa cơ sở và nghĩa phái sinh. Tầng nghĩa cơ sở được cảm
thụ qua tín hiệu ngôn ngữ chính là hệ thống hình ảnh của ngôn từ, còn các tầng
nghĩa phái sinh hình thành do sự liên hội theo quy tắc biểu trưng hoá ngữ nghĩa
dưới hình thức ẩn dụ hoá. Và cuối cùng tầng nghĩa được cảm thụ ở trình độ trừu
tượng và khái quát hoá cao nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ chính là chủ
đề hay nói chính xác là một thông điệp nghệ thuật của câu tục ngữ. Như vậy, trong
cấu trúc ngữ nghĩa nhiều tầng của tục ngữ, ở giới hạn cho phép của luận văn, chúng
tôi chỉ xét đến hai loại nghĩa truyền thống là: nghĩa đen - tầng nghĩa cơ sở được hiểu
trực tiếp thông qua các từ ngữ có mặt trong câu tục ngữ và nghĩa bóng - tầng nghĩa
phái sinh được hiểu gián tiếp thông qua nghĩa cơ sở

50
3.2.1. Nghĩa đen trong tục ngữ Mường
Thực tế tục ngữ có nhiều câu chỉ thuần tuý mang một nghĩa đen (nghĩa hiển
ngôn). Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen thường là cách dân gian ta dùng lối nói
trực tiếp, hiển ngôn để truyền bá kinh nghiệm, tri thức từ đời này sang đời khác của
tục ngữ. Phần lớn đó là các kinh nghiệm về tự nhiên, về sản xuất nông nghiệp và
một số ngành nghề phổ biến, về đời sống vật chất của con người.
Khảo cứu 629 câu tục ngữ Mường, chúng tôi nhận thấy số lượng câu tục ngữ
mang tính đơn nghĩa là 168 chiếm 26,7 %. Như vậy có thể kết luận rằng những câu
tục ngữ có tính đơn nghĩa trong tục ngữ Mường chiếm một số lượng không ít. Đây
là điều đặc biệt khác biệt của tục ngữ Mường với tục ngữ của người kinh, cũng là
minh chứng chứng minh rằng người Mường thường đơn giản trong sử dụng ngôn
ngữ giao tiếp. Họ không thích lối nói bóng bẩy vòng vo mà thường sử dụng lối diễn
đạt trực tiếp, ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Số 168 câu tục ngữ Mường có tính đơn
nghĩa được chia đều cho các mảng kiến thức về kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực sau:
3.2.1.1. Tục ngữ Mường đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết
Người Mường biết làm lúa nước rất sớm. Theo các nhà khảo cổ học thì cách
đây hàng vạn năm, người Mường đã biết “thuần giống” cây lúa nước. Lúc đầu,
trồng lúa nước chỉ là phụ trợ cho việc săn bắn hái lượm. Song về sau kinh tế của họ
chủ yếu dựa vào sản xuất lúa và trồng trọt. Chính vì vậy mà người Mường quan tâm
nhiều đến các vấn đề thời tiết trong sản xuất nông nghiệp. Việc xem xét các hiện
tượng thiên nhiên như gió, mây, mặt trời, mặt trăng, động vật, thực vật... đặt trong
mối tương quan với đất đai, cây trồng đúc rút thành những kinh nghiệm là một vấn
đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của người Mường.
Tác động quan trọng nhất của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp là hiện
tượng mưa và nắng. Vì thế trong 30 câu tục ngữ kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết
của người Mường thì có đến 17 câu dự đoán về hiện tượng này (chiếm tỉ lệ 57 %).
Hầu hết nhóm những câu tục ngữ này đêu mang tính đơn nghĩa (hiểu câu tục ngữ
theo nghĩa gốc - nghĩa đen), có thể chia thành các nhóm nhỏ như sau:

51
* Dựa vào quan sát các hiện tượng xuất hiện trên bầu:
- Lôốm côốm khao cạn; Chản ản khao mưa
(Thưa thưa sao can; San sát sao mưa)
- Dù hè cạn, tản hè mưa (Dù thì cạn, tán thì mưa)
Câu tục ngữ trên nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết của người Mường dựa
vào việc quan sát bầu trời, mặt sao, mặt trời: những hôm trời ít sao, sao mọc thưa
thì thời tiết ngày sau đó thường không có mưa và ngược lại. Hoặc khi quan sát mặt
trời nếu xung quanh mặt trời, mặt trăng có vầng tròn rộng như hình chiếc ô thì trời
cạn không mưa, nếu cũng có quầng mặt trời, mặt trăng nhưng tán không rộng, hay
có những đám mây bạc xếp thành những vảy cá thì có mưa
-Chơl ngao, clôốc hôm hè dào, clảng dào hè cạn
(Rực hồng, chập tối thì lũ, sáng mai thì cạn)
Cũng dựa vào quan sát mặt trời để xác định nắng mưa, người Mường còn có
cách theo dõi ánh hồng của mặt trời vào hai thời điểm sáng và chiều. Nếu ánh hồng
xuất hiện vào chiều tối thì trời sắp có mưa nhiều, mưa lớn có thể gây lũ, và ánh
hồng xuất hiện vào sáng sớm thì thời tiết sẽ hanh khô hạn hán.
- Mộit thiểng khẩm mộit nẩm coó xeng (Một tiếng sấm một nấm cỏ xanh)
Nấm là nắm bàn tay lại, tính từ dưới ngón út lên hết ngón cái là một nấm. Một
nấm chừng 10cm. Ý câu tục ngữ muốn nói khi bắt đầu có sấm, mưa thì cây cối mùa
màng vào giai đoạn sinh sôi phát triển. Từ đó, người làm nông xác định được thời
gian cần bón thúc cho cây lúa.
- Khẩm đôộng clước clời oó mưa; Clời cla mưa clời oó khẩm
(Sấm động trước trời không mưa; Trời ra mưa trời không sấm)
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nhận xét về trời mưa khi nghe tiếng sấm. Trong
thực tế ở những vùng thung lũng người Mường sinh sống khi có sấm trước thường
trời không mưa, hoặc mưa rất nhỏ, còn những trận mưa nhiều nước thì thường
không có báo hiệu sấm trước. Đây là kinh nghiệm để nhận biết thiên nhiên mưa
nắng để tiện cho việc cầy bừa.
Từ việc phân tích, giải nghĩa những câu tục ngữ trên, chúng ta dễ dàng nhận
thấy, ý nghĩa của tất cả các câu tục ngữ đều được hiểu theo nghĩa đen (nghĩa hiển

52
ngôn) của câu. Nó thể hiện trình độ nhận thức về thế giới khách quan và tư duy
ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan của người Mường. Chỉ riêng cách quan sát
những hiện tượng xuất hiện trên bầu trời mà người Mường đã có được kiến thức về
khí tượng học rất quý báu. Có thể nói, những chiêm nghiệm đó là kết quả tất yếu
của quá trình lao động sản xuất nông nghiệp song cũng thể hiện mong ước khám
phá, tìm hiểu để sử dụng hoặc chinh phục thế giới tự nhiên của người Mường.
* Dựa vào kinh nghiệm về thời gian các mùa trong năm
- Khảng báy cạn náy clừa mạ lang cang
Phang chặyl leeng đồl đá mơ choo lả lốt
(Tháng bảy cạn nảy sướng mạ lang cang
Hoẵng chạy lên đồi bỏ mỡ cho lá lốt)
Lang Cang, người Mường Khụ, nay thuộc Ngọc Sơn, Lạc Sơn, Hòa Bình.
Người này có công khai phá ruộng ở các vùng kể trên. Nhưng sau đó ruộng thường
bị cạn, lang bỏ đi nơi khác, rau lôt là loại rau rất thích hợp với đất này nên rất tốt.
Câu tục ngữ diễn đạt ý vào tháng bảy đất ruộng thường bị cạn cần phải chú ý chăm
sóc ruộng lúa nước vào những tháng này, không được để lúa chết chỉ tốt lá lốt.
- Chả nhất khảng mộit, khốt nhất khảng răm
(Rét nhất tháng mười một, nóng nhất tháng năm)
Câu tục ngữ có ý nhắc nhở hai thời điểm khắc nghiệt của thời tiết trong năm,
người làm đồng phải chú ý để tránh ảnh hưởng đến sản xuất.
- Khảng chạp rạp mặt lcời (Tháng chạp nấp mặt trời)
Câu tục ngữ nhắc đến khoảng thời gian tháng chạp hàng năm thời tiết rất u ám,
ngày kết thúc rất sớm. Người làm đồng phải khẩn trương hoàn thành công việc của
mình sớm. Nghĩa nhắc nhở của câu tục ngữ này gần giống với câu "Đêm tháng
năm chưa nằm đã sáng; ngày tháng mười chưa cười đã tối" của tục ngữ Việt.
- Chả Khảng hal chết eng clal dộông mại
(Rét tháng hai chết chàng trai chơi gái)
- Chả Khảng răm chết eng thăm dộông mại
(Rét tháng năm chết anh thăm chơi gái)
- Chả Khảng bôổn chết con mại clôổn chôồng

53
(Rét tháng bốn chết cô gái chốn chồng)
Vì thời tiết của các vùng miền núi thường lạnh lâu, lanh sâu hơn các khu vực
đồng bằng, đến tháng hai, tháng bốn là cuối mùa lạnh nhưng vẫn còn những đợt rét
bất ngờ nên người Mường nhắc nhau không được chủ quan khi đi chơi khuya không
đem áo rét hoặc cô gái về nhà đẻ không mang theo chăn về nhà mình.
* Dựa vào động vật, thực vật, sự vật...
Người Mường cũng thể hiện khả quan sát kĩ lưỡng các hiện tượng trong thế
giới khách quan để có những tri thức dự báo phục vụ cho quá trình sản xuất và cuộc
sống hàng ngày của họ. Ví dụ như khi quan sát những biểu hiện lặp đi lặp lại của
loại động vật nào đó có báo hiệu trùng khớp một sự việc xảy ra thì người Mường
cũng đúc rút thành kinh nghiệm dự báo để truyền cho thế hệ sau.
Người Mường chủ yếu sống ở các thung lũng chân đồi, bên cạnh những dòng
suối vừa tiện khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiêp phục vụ cho đời sống của
họ. Song địa bàn canh tác và định cư này thường xảy ra lũ lớn hay còn gọi là lũ quét.
Lũ không chỉ ảnh hưởng đến mùa màng mà còn rất nguy hiểm đến sự sinh tồn của bản
mường. Chính vì vậy mà dự báo về hiện tượng lũ cũng được xem là ưu tiên hàng đầu
trong những kinh nghiệm cần phải lưu ý. Để dự báo về hiện tượng lũ, người Mường có
nhiều kinh nghiệm. Họ có thể dựa vào động vật như: thói quen của động vật, sự di cư
của động vật... Họ cũng có thể dựa vào sự được mùa hoặc mất mùa của thực vật. Ví dụ
để dự báo về hiện tượng bão, lũ miền núi. Tục ngữ Mường có:
Dựa vào động vật có câu "Dào chao choò Hét; Quét đôồng thôông hỏl;
Chọl coó roó bưa" (Lũ rửa chân Hét; Vét đồng thông ra suối; Trui cỏ không bữa).
Dựa vào thực vật có câu "Khai chu lẳm dào; Khai dao lẳm xoỏ" (Sai dâu da lắm
lũ; Sai quả dao lắm gió).
Hay cách quan sát dòng nước, âm thanh kêu của dòng nước để xác định thời lũ
như: "Đầm Đôm rộ hè cạn; Bển Bản rộ hè dào; Khào Xưa rộ lẳm các" (Đầm
mường Đôm kêu thì trời cạn; Bến nước mường Bán kêu thì nước lũ; Khúc sông
mường Xưa kêu thì nhiều cá). Ở địa danh mường Đôm, mường Bán, mường Xưa
khi trời đang bình thường mà những nơi đó trong đêm nghe tiếng ồ ồ nước kêu thì
sẽ xảy ra lũ, hạn hán, cá về nhiều như trong câu tục ngữ nhắc đến.

54
Hoặc cũng có thể là cách quan sát các hiện tượng bọt nước trong các khe suối
để dự đoán thời tiết như:
- Bọt rác dầm hè mưa, bọt rác chưa hè dớ
(Bọt nước đen thì mưa, bọt nước chưa thì tạnh)
Trong tục ngữ Mường cách quan sát các hiện tượng tự nhiên để đúc rút kinh
nghiệm dự báo phục vụ cho quá trình sản xuất và cuộc sống của họ mang đậm sắc
thái địa phương. Nếu trong tục ngữ Việt có câu "Mưa đằng đông vừa trông vừa
chạy; Mưa đằng tây cơn dây bão giật" thì tục ngữ Mường sát với địa danh quê
hương của họ hơn
- Xoỏ khụ Ngất, cất chòo mà chặyl (Gió núi Ngất, cất chân mà chạy)
- Xoỏ khụ Roò, chàm chòo mà chặyl (Gió núi Rò, dài chân mà chạy)
Núi Ngất, núi Rò là thuộc huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Vị trí những
ngọn núi này nằm ở phía Tây Nam. Nhưng trong tục ngữ của mình, người Mường
không diễn đạt là gió phía Tây Nam mà gắn nó với những địa danh địa phương cụ
thể. Cách diễn đạt đó làm câu tục ngữ trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn với người dân
tộc họ.
Có thể nói, những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết rất phong phú trong
nhận thức và trong cách diễn đạt của người Mường đã thể hiện trình độ nhận thức
nhất định của họ về thế giới quan. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy mong muốn
chinh phục thế giới khách quan ngay từ thời xa xưa của người Mường nhằm phục
vụ cho cuộc sống của họ. Song có một điểm chung nhất là dù nhận thức thế nào,
mong mỏi có phong phú đến đâu đi chăng nữa thì người Mường vẫn có cách diễn
đạt bằng ngôn ngữ rất đơn giản và trong sáng. Và sự lựa chọn tối ưu cho cách diễn
đạt đó chính là sử dụng thuần túy nghĩa đen của ngôn ngữ. Những câu tục ngữ sử
dụng nghĩa đen thuần túy đem lại lợi ích chung cho người sử dụng là dễ thuộc, dễ
nhớ, dễ hiểu.
3.2.1.2. Tục ngữ Mường đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Chúng tôi muốn nhấn mạnh lại điều đã trình bày ở những phần trên về tầm
quan trọng của nông nghiêp đối với cuộc sống của người Mường. Cuộc sống của họ
chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ngoài trồng lúa nước, trồng lúa nương, chăn

55
nuôi...thì người Mường còn tận dụng việc khái thác nguồn tài nguyên sẵn có để
trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ. Quá trình này đã giúp họ đúc rút được
một số kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực sau:
* Kinh nghiệm đánh cá và săn muông
Vùng người Mường sinh sống là những vùng núi trung du, khí hậu ôn hòa, tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Trước khi trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cuộc sống,
người Mường cổ sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu. Nguồn tài nguyên
nuôi sống người Mường phải kể đến nhiều là thú rừng và cá suối. Họ săn bắn
muông thú, đánh cá để tích lũy thức ăn hàng ngày. Vì vậy kinh nghiệm trong đánh
cá và săn muông là những kinh nghiệm không thể không nhắc tới trong tục ngữ
Mường. Các câu tục ngữ của người Mường nói về kinh nghiệm này hầu hết cũng
được người Mường diễn đạt theo nghĩa gốc (nghĩa đen).
- Khảng báy kháng thảm ăn cả kha; Khảng hal khảng ba ăn cả đẻng
(Tháng bảy tháng tám ăn cá kha; Tháng hai tháng ba ăn cá đánh)
Về mùa mưa nước sông, suối lên to, người Mường chỉ cần làm bẫy đón cá theo
dòng nước lên xuống để đánh bắt. Ngược lại mùa cạn cá về khúc sông sâu, phải tổ
chức chài lưới mới có thể thu hoach được nhiều cá. Câu tục ngữ là kinh nghiệm về
các biệp pháp đánh bắt vào các thời điểm khác nhau trong năm.
-Clêng đồl nhất thịt moong rắp; Đỉn rác nhất cả nắp cùl
(Trên đồi nhất thịt muông sóc; Dưới nước nhất cá quanh nấp đá)
Khi đi săn muông, với các loại thú rừng người Mường thường ưu tiên chọn sóc
- lọai động vật rất nhỏ, thịt ít, xương ròn nhưng rất ngon, ngọt và bổ dưỡng. Với các
lọa cá, người Mường thích các loại cá nhỏ nhưng ngon thịt và có thể nhai được cả
xương (trạch, bống...), loài này thường hay sục trong các khe đá của suối. Đây là
những kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm trong quá trình khai thác tự nhiên.
- Khảng bôổn cheng khà là kha ớ đỉn; Khảng chỉn cheng khà là kha ớ đêng
(Tháng bốn tranh nhau làm kha ở dưới; Tháng chín tranh nhau làm kha ở trên)
Câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về mùa vụ cá đi ăn. Thông thường bắt đầu từ
mùa mưa tháng bốn cho hết tháng tám hàng năm cá sẽ đi ngược dòng kiếm ăn. Từ

56
tháng chín hàng năm bắt đầu sang mùa khô, cá đi ăn suôi dòng. Người đi đánh cá
phải nắm quy luật này để nâng cao hiệu quả đánh bắt.
- Đẻng cả là cúa hong; Đoọc moong là cúa bốil dôộng
(Đánh cá là của thật; Săn muông là của chời bời)
Qua quá trình lao động, người Mường đúc rút được kinh nghiệm về việc đánh
cá luôn dễ hơn săn thứ. Thường mỗi lần đi đánh cá đều đem lại hiệu quả lao động.
Ngược lại việc săn thú rất vất vả, nguy hiểm. Người săn thú có thể phải chờ đợi cả
ngày hoặc vài ngày mới có thể giết được thú, hoặc cũng có thể về tay không. Câu
tục ngữ muốn nói đến khó khăn thất bại khi không săn được thú.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy số lượng câu tục ngữ về
kinh nghiệm săn muông thú của người Mường không nhiều, chỉ có 7 câu trên 50
câu về kinh nghiệm sản xuất và trong tổng 629 câu mà chúng tôi đã nghiên cứu, số
lượng này chiếm một tỉ lệ không lớn trong kho kinh nghiệm của người Mường. Có
thể lý giải điều này một cách chủ quan dựa trên thông tin khách quan về tình hình
phát triển kinh tế của người Mường như sau: sở dĩ ban đầu người Mường dựa vào
thiên nhiên để sinh sống, nhưng trong quá trình lao động sản xuất họ nhận thấy hình
thức này không thể duy trì được lâu dài. Cho nên thay vì khai thác tự nhiên người
Mường đã thuần hóa các loại động vật hoang dã và các giống rau rừng để trồng trọt
và chăn nuôi đảm bảo cho tính bền vững trong đời sống vật chất của họ. Việc đánh
bắn, hái lượm dựa vào tự nhiên giảm dần. Đây là yếu tố khiến kinh về lĩnh vực này
của người Mường xuất hiện với số lượng không đáng kể.
Ngoài ra những câu tục ngữ về kinh nghiệm đánh cá, săn muông của người
Mường có những câu bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng như
- Khí coỏ clải thum; Hùm coỏ thịt chua
(Khỉ có quả dấm; Hổ có thịt ướp)
Để săn hai loại động vật khỉ và hổ, người đi săn thường tìm dấu tích của chúng
bằng cách chú ý đặc điểm sinh hoạt của chúng. Chúng là loài động vật thường dành
dụm thức ăn (khỉ có quả, hổ có thit), tích trữ lương thực ở khu vực mà chúng sinh
sống. Câu tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm đi săn người Mường. Ngoài cách hiểu trên

57
thì câu tục ngữ còn có nghĩa khen người tài giỏi làm ăn, trong nhà có "của ăn của
để". Chính sự tích lũy ấy làm nên sức mạnh cho họ.
Như vậy có nghĩa là tục ngữ về kinh nghiệm đánh cá săn muông của người
Mường không chỉ là những câu có tính đơn nghĩa (nguyên một nghĩa đen) mà còn
sẽ có những câu có hai tầng nghĩa. Song chúng tôi khẳng định rằng số lượng câu tục
ngữ trong phạm vi trên có hai tầng nghĩa là quá ít để chúng ta phải bàn bạc và phân
tích. Hiện tượng này chỉ có một câu xuất hiện lẻ trong hệ thống 629 câu mà chúng
tôi nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn có thể kết luận tục ngữ về kinh
nghiệm săn muông đánh cá của người Mường chỉ có tính đơn nghĩa.
* Kinh nghiệm chăn nuôi
Những câu tục ngữ có nội dung thể hiện kinh nghiệm chăn nuôi của người
Mường không nhiều. Trong thực tế, trước đây người Mường chỉ chăn nuôi trâu, bò
phục vụ cho cấy cày nông nghiệp, dần dần họ có nuôi một số loại súc gia cầm nhỏ
như: gà, vịt, lợn... Việc chăn nuôi của người Mường cũng có những đặc trưng riêng.
Họ chủ yếu là nuôi thả tự do, nếu có nuôi nhốt thì gầm nhà sàn là không gian
chuồng trại. Chăn nuôi của người Mường nhằm mục đích chính là cải thiện bữa ăn
hàng ngày, không tập trung vì vậy kinh nghiệm chăn nuôi của người Mường không
được quá chú trọng
- Clu ăn roo clu oọ; Boò ăn roo boò ể
(Trâu ăn no trâu ợ; Bò ăn no bò ẻ)
Trâu khi đã ăn no về chuồng thì thường ợ ra để nhai lại, còn bỏ ăn no thì về
chuồng thường cho phân. Đây cách người Mường kiểm tra công việc của người
chăn trâu bò hàng ngày, cũng là cách định mức ăn uống của trâu bò trong quá trình
chăm sóc chúng.
-Vạn clu, clu to; Vạn boò boò tẻo
(Thiến trâu, trâu to; Thiến bò, bò béo)
Câu tục ngữ nói đến kinh nghiệm nuôi động vật của người Mường, họ cho
rằng khi nuôi con vật mà mục đích không cần đến sức sinh sản của chúng, chỉ cần
lấy thịt thì đến độ tuổi trưởng thành của con vật, người ta đem con vật đi thiến. Việc
làm này sẽ giúp con vật phát triền nhanh về cân nặng.

58
- Chả khảng ba chết clu khà đỉn khưởng
(Rét tháng ba chết trâu già dưới sương)
Vào mùa đông, thời tiết vùng rừng núi rất lạnh, sương giá nhiều. Trâu lại là
loại động vật chịu lạnh yếu, trâu chết rét rất nhiều. Vì thế người Mường thường
chống lạnh cho trâu bằng cách chất lửa ấm cả ngày lẫn đêm xung quanh chuồng
trại. Song sang tháng ba các đợt lạnh thưa dần, mỗi đợt lạnh thường kéo về đột
ngột. Chính vì vậy mà những con trâu đã già tuổi vẫn có thể chết rét. Câu tục ngữ là
kinh nghiệm trong việc chăm sóc trâu bò mùa đông.
Như vậy trong kinh nghiệm chăn nuôi được thể hiện ở tục ngữ, người Mường
đề cao vị trí của con trâu. Điều này có thể lý giải căn cứ vào thực tế kinh tế của họ.
Họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa, chính vì vậy trâu được xem như là
nhân lực chính trong sản xuất, con trâu tất yếu được đề cao trong đời sống của họ.
* Kinh nghiệm trồng trọt
Tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt có 23 câu trên tổng 157 câu tục ngữ về kinh
nghiệm lao động sản xuất của người Mường, chiếm tỉ lệ 14,7 %. Đây là con số
không nhỏ, trong đó chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm trồng lúa
- Cạp chỉn cang, đang lang chỉn nấm (Cạp chín gang, đang lang chín năm tay)
Câu nói về kích thước của que (cạp) nối từ cày đến đang lang (đang lang là
que để buộc chão cày ở hai đầu vòng lên hai đầu ách). Câu nói về kinh nghiệm làm
cày của người Mường.
Không chỉ có kinh nghiệm về chuẩn bị công cụ cày cấy được nhắc đến trong
tục ngữ Mường mà hầu hết tất cả các khâu từ: cầy cuốc chuẩn bị đất, gieo mạ, cấy,
hái, chăm sóc thu hoạch,...đều được nhắc đến trong tục ngữ Mường. Có thể dẫn
những ví dụ điển hình như sau:
Về hoạt động cầy bừa, gieo mạ, cấy mạ:
- Đàng cày ngày ăn (Đường cầy ngày ăn)
Câu tục ngữ khẳng định làm nông nghiệp lúa nước thì cày bừa kĩ lưỡng là
khâu quyết định đến năng suất của loài cây này.
-Khốt thốit mạ chả thốit cái (Nóng tốt mạ giá tốt cải)

59
Gieo cấy lúa mạ phải chú ý đến thời tiết những ngày ấm, hoặc hè hoặc xuân
tránh những ngày gá rét mạ không nên cây, hoài giống.
- Cấyl khởm hơn bừa clưa; Đi bừa hơn ớ roó
(Cấy sớm hơn bừa trưa; Đi bừa hơn ngồi rỗi)
Khi cấy người Mường đặc biệt quan tâm đến thời điểm cấy, với họ cấy chậm
quá thời vụ thì năng suất thu hoạch thấp.
Về quá trình chăm sóc các giai đoạn của cây lúa:
- Khảng thảm mểm mẩm chứa loọ (Tháng tám nhồm nhàm chứa lửa)
Lúc cây lúa trưởng thành cần bón đón đòng cho lúa trổ dài bông. Nghĩa của
câu tục ngữ này có thể được hiểu là một kinh nghiệm tương đương với câu "Lúa
chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" của người Kinh. Câu cũng
là kinh nghiệm về thời điểm bón thúc cho lúa nặng hạt.
Hay một số kinh nghiệm trong xác định thời vụ để cầy, cấy hái và thu hoạch
cũng được nhắc đến nhiều lần trong tục ngữ Mường như:
-Bắc mạ bôông khố; Dôố mạ khố khà; Vàng loọ khố chín
(Gieo mạ bông xổ; Nhổ mạ xổ gà; Vàng lúa xổ chín)
Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm xác định vụ mùa hàng năm. Hễ thấy cây xổ có
hoa thì nên gieo mạ và quả xổ sắp già thì phải cấy xong, xổ chín thì là lúc gặt lúa.
Ngoài ra còn có một vài kinh nghiệm khác trong trồng trọt như:
Kinh nghiệm đưa nước về ruộng:
-Dậyl rác phoỏ mậy coỏ rác đôồng (Nổi nước giếng mới có nước đồng)
Kinh nghiệm thu hoạch:
- Non nhà hơn khà đôồng (Non nhà hơn già đồng)
Kinh nghiệm trồng hoa màu ở những khu vực xa nhà hay bị thú rừng phá hoại
mùa màng:
- Khênh cúi ca, xa vượn voọc (Gần lợn gà, xa khỉ vượn)
Nhìn chung, làm nông nghiệp ngoài sự vất vả, cực nhọc thì sự hiểu biết và
kinh nghiệm của người từng trải được đánh giá là quan trọng hàng đầu. Khi khoa
học kĩ thuật chưa phát triển thì người làm nông nghiệp thường bị phụ thuộc vào các
diễn tiến của tự nhiên. Song khắc phục tự nhiên bằng cách trau dồi cho mình kinh

60
nghiệm để "lợi dụng" tự nhiên vào sản xuất nông nghiệp là quy luật tất yếu của quá
trình sản xuất. Người Mường cũng làm như vậy. Qua việc tìm hiểu tri thức về lao
động sản xuất của người Mường, chúng ta không chỉ hiểu được nỗi cực nhọc làm ra
hạt thóc hạt gạo của người dân miền núi mà còn thấy được tri thức về lao động sản
xuất mà người Mường đúc kết được trong thực tiễn, thể hiện qua tục ngữ có giá trị
rất to lớn. Giá trị đó không chỉ có ý nghĩa với ngày hôm qua mà còn cho đến hôm
nay, mai sau. Bởi điều đặc biệt là những kinh nghiệm này cho đến ngày nay khi đối
sánh với khoa học nó vẫn có những điểm tương đồng về độ chính xác. Và vì thế
người Mường vẫn sử dụng nó như kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của địa
phương mình.
3.2.2. Nghĩa bóng trong tục ngữ Mường
Trong tục ngữ Mường, số lượng câu có tính đa nghĩa nhiều hơn câu đơn nghĩa.
Khảo sát 629 câu tục ngữ Mường, chúng tôi thu được kết quả là có 461 câu có tính
đa nghĩa, chiếm 73,3%
Những câu tục ngữ Mường có tính đa nghĩa đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống của cộng đồng dân tộc Mường như: lời ăn tiếng nói hàng ngày, giáo dục con cái,
quyền lực trong xã hội, đạo đức làm người,…Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn
thạc sĩ này, chúng tôi chỉ đề cập đến những câu tục ngữ có tính đa nghĩa bàn về lĩnh
vực nổi bật như: thái độ của người mường trong mối quan hệ gia đình, kinh nghiệm
ứng xử xã hội, thái độ của người mường trong mối quan hệ với người cai trị
3.2.2.1. Trong mối quan hệ gia đình
Khảo sát 461 câu tục ngữ Mường có tính đa nghĩa, chúng tôi thu được kết quả
là có 158 câu đề cập đến mối quan hệ con người với gia đình, chiếm 34,3%. Trong
đó số lượng câu tục ngữ đề cập đến mối quan hệ bố mẹ và con cái là nhiều nhất (38
câu). Ở mối quan hệ này, người Mường đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, nhiều
bài học quý báu đặt trong quan hệ hai chiều, giữa cha mẹ với con và ngược lại. Đây
là mối quan hệ ruột thịt gần gũi nhất trong mỗi gia đình. Có thể nói tục ngữ Mường
đã đề cập đến mối quan hệ này rất phong phú, đa diện:
Người Mường coi trọng đề cao vai trò của người làm cha làm mẹ:
- Coỏ bôổ coỏ côổ cơm; Coỏ mệ coỏ ơm xôổng ảo

61
(Có bố có đống cơm; Có mẹ có ôm xống áo)
-Phất bôổ phất côổ cơm; Phất mệ phất ơm xôổng ảo
(Mất bố mất đống cơm; Mất mẹ mất ôm xống áo)
Theo sự phân công trong gia đình xưa của người Mường, ngoài công việc
chung thì người cha lo về cơm ăn, người mẹ lo quần áo mặc. Câu tục ngữ có ý
muốn nói đến tầm quan trọng của bố mẹ đối với con cái trong gia đình. Ngoài ra từ
cách diễn đạt này, người Mường còn có một thông điệp khác về lòng biết ơn của
con cái đối với cha mẹ.
Hay một câu tục ngữ khác cũng có ý nghĩa tương tự về tầm quan trọng của cha
mẹ đối với gia đình, con cái.
- Cha là con bắt chước (Cha làm con bắt chước)
Họ dùng câu tục ngữ để nói về truyền thống gia đình. Cha mẹ giỏi, gương mẫu
con cái cũng giỏi giang, làm nên giàu có. Ngược lại cha mẹ kém cỏi, biếng nhác,
làm ăn không kế hoach, túng thiếu luôn luôn thì con cái không có chỗ dựa, không
người học hỏi về cách làm ăn và đạo lý làm người. Nó cũng còn có nghĩa giáo dục
người làm cha làm mẹ phải luôn luôn nỗ lực làm mẫu cho con cháu noi theo.
Tục ngữ Mường cũng rất chú ý đến kinh nghiệm dạy bảo con cái, mỗi kinh
nghiệm thuộc mỗi vấn đề nhỏ riêng trong cuộc sống hàng ngày
- Rẳng khuộng óo khanh loọ mạ; Mụ dạ óo khể ản con
(Nắng chiều không khô lúa mạ; Đàn bà không dạy được con)
Về chiều trời vẫn còn nắng nhưng độ nắng đã giảm không thể khô được lúa
giống. Người đàn bà Mường hay thương con một chiều, không nghiêm nên không
dạy nổi con. Câu nhắc nhở con người (đặc biệt là người phụ nữ) cần có thái độ đúng
khi dạy con cái. Rõ ràng xét riêng ở câu tục này thì người Mường đề cao vai trò của
đàn ông trong giáo dục con cái hơn là phụ nữ.
Bài học về cách dạy con cần phải nghiêm khắc không chỉ xuất hiện một lần
trong tục ngữ Mường
- Khà đòm non cle (Nặng đòn non xẹo)
-Thương con choo đoòn choo vọt; Két con choo ngọt choo ngon
(Thương con cho đòn cho vọt; Ghét con cho ngọt cho bùi)

62
Câu nói về thái độ khi dậy dỗ con cái phải nghiêm, cứng rắn, con cái mới có
nề nếp khuôn khổ. Có như vậy con cái mới trưởng thành khôn lớn trong tương lai.
Ngoài ra trong tục ngữ Mường, những câu dăn dạy con cái về lòng biết ơn
công sinh, công dưỡng của đấng sinh thành, về niềm tự hào của người làm cha làm
mẹ khi con cái báo đáp ơn nghĩa, về tinh thần khích lệ những tấm gương hiếu thảo
có tính giáo dục cao cũng được xuất hiện nhiều lần
- Đé con ăn côông; Clôông câyl ăn clải
(Đẻ con ăn công; Trồngcây ăn trái)
Câu tục ngữ là lời của ông bà cha mẹ tỏ lòng âu yếm muốn được con cháu đèn
đáp công lao. Đồng thời cũng là câu mà người Mường thường dùng để đáp lại lời
khen của ai đó về sự hiếu thuận của con cá mình.
-Bôổ mệ ruôi chỉn mườil con; Chỉn mườil con oó ruôi nối bôổ mệ
(Bố mẹ nuôi chín mười co; Chín mười con không nuôi nổi bố mẹ)
Câu nói nhắc công lao trời bể của cha mẹ, đồng thời cũng là câu nói nhằm giáo
dục về đạo hiếu làm con của người Mường.
Người Mường cũng đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm để nhắc nhở con cái trong
độ tuổi yêu đương dựng vợ gả chồng với những bài học rất sâu sắc, mang đậm nét
văn hóa riêng của họ
- Con giự con mậy được; Bôổ mệ giự con nhơ nước chảy xuôi
(Con giữ con mới được; Bố mẹ giữ con như nước chảy xuôi)
Câu dùng để dặn dò dăn đe con gái con trai trong việc yêu đương sao cho đúng
mực, tránh xa đọa vượt quá ranh giới tìm hiểu đôi lứa. Đồng thời cũng để khuyên
con cái tự có trách nhiệm với bản thân, tự nỗ lực với mình trong mọi việc.
- Cúa nhà bổô mệ lể chooc
Choo ngoo như con chóit ôổm
Cúa nhà chơi chủ dộng lộm
Đôổm lôổm nhơ khao clêng clời
(Cửa nhà bố mẹ lấy co
Co ro như vịt con ốm
Cửa nhà chơi dấu nhởi trộm

63
Lồ lộ như sao trên trời)
Tục lệ xưa, chuyện dựng vợ gả chồng của người Mường đều do bố mẹ sắp đặt,
hai bên nam nữ không được tìm hiểu là bao. Vì vậy tình cảm vợ chồng thường bẽn
lẽn, thẹn thùng, dè dặt không thoải mái nhưng mối quan hệ như vậy lại được ca
ngợi. Ngược lại những đôi nam nữ tự tìm hiểu yêu đương là mối tình vụng trộm
đáng phê phán. Câu tục ngữ là lời nhắc nhở của cha mẹ đối với con cái không được
yêu đương tự do như vậy là đáng xấu hổ, đáng bị chê cười.
Ở đây, chúng ta không xét đến tính tích cực của tục lệ được nói đến trong câu
tục ngữ mà chỉ xét tính tích cực trong giáo dục con cái của người Mường phù hợp
với thuần phong mỹ tục địa phương tại thời điểm điều đó được công nhận là chân lý
chân chính.
Bên cạnh đó, tục ngữ Mường cũng còn nhiều câu thể hiện những băn khoăn
trăn trở của người Mường về những điều chưa làm được trong giáo dục con cái.
- Cloong oó kín vài nghỉ ngươi (Trong không kín ngoài coi khinh)
Câu dùng để dăn dạy con cái trong nhà phải biết nhường nhìn, che chở cho
nhau, khéo bảo ban nhau để gia đình ấm êm. Phê phán lối sống ích kỷ vụ lợi cá
nhân, lối sống hời hợt gây hậu quả lớn. Câu có nét tương đồng về nghĩa với câu
"Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông" của tục ngữ Việt
Hay
- Khinh con oó khinh loòng; Khinh moong oó khinh khừng
(Sinh con không sinh lòng; Sinh muông không sinh sừng)
Các muông thú mới đẻ chưa có sừng, sau mới mọc lên mà thành. Người
Mường mượn hiện tượng đó để nói mình không đẻ ra sự ngang ngược, ương ngạnh
của con. Câu như một lời thanh minh với người ngoài về tính cách của đứa con.
Trong tục ngữ Việt cũng có câu tục ngữ có nghĩa gần giống như vậy "Cha mẹ sinh
con trời sinh tính"
Hoặc có sự gần gũi giữa lời và ý của tục ngữ Mường và tục ngữ Việt trong ví dụ:
- Ruôi con bằng clời bằng bế; Con cá lêng con kế từng ngày
(Nuôi con bằng trời bằng bể; Con lớn lên con kể từng ngày)

64
Trong mối quan hệ con cái với bố mẹ, tục ngữ Mường còn có rất nhiều kinh
nghiệm quý báu thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người Mường đối với vấn xây
dựng lối sống tốt đẹp, có đạo đức của con người.
3.2.2.2. Trong mối quan hệ xã hội
Trong xã hội, các mối quan hệ vốn phức tạp cho nên con người luôn phải biết
cách điều hòa chúng. Nhưng điều hòa bằng cách nào đó còn tùy vào nền văn hóa,
quan niệm sống và cách ứng xử riêng của mỗi người. Cái không hợp lí sẽ bị đào
thải, cái hay cái lý tưởng sẽ tồn tại làm định hướng cho cuộc sống và nó truyền khẩu
lâu ngày thành tục ngữ. Tục ngữ Mường cũng vậy.
Những câu tục ngữ đề cập đến kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ xã
hội của người Mường rất phong phú. Số lượng câu tục ngữ về đề tài này có tới 288
câu trên tổng 629 câu mà chúng tôi khảo cứu, chiếm 45,8%. Tính trong tổng thể thì
đây là số lượng không nhỏ, chứng tỏ người Mường rất quan tâm đến đề tài này và
luôn có ý thức trau dồi kinh nghiệm hoàn thiện bản thân trong cộng đồng.
Người Mường vốn sống rất đoàn kết, nó được xem như là truyền thống của
cộng đồng Mường. Minh chứng thực tế cho thấy, người mường cổ sống thành
những quần cư rất tập trung và khi di cư họ thường đi cả làng, bản không tách lẻ, bỏ
lại hàng xóm anh em mình.
Tinh thần đoàn kết của người Mường được thể hiện rõ trong tục ngữ.
- Cốp đửa bao oó đào đửa tha (Gộp người vào không đào người ra)
Câu thường dùng trong trường hợp trong nhà, hoặc làng, bản có việc thì cần sự
chung tay của cộng đồng
- Mộit ôông tứal oó là đêng nhà
Mộit mụ dạ oó là đêng khung dệt
(Một người đàn ông không làm nổi nhà
Một người đàn bà không làm nổi khung dệt)
Tinh thần đoàn kết của người Mường còn thể hiện ở sự tương thân tương ái, sự
chia sẻ với người bà con xung quanh:
- Ăn đi rêng bã rêng hèm; Dé rêng chị, rêng ủn mộit nhà
(Ăn đi thành bã thành hèm; Chia nên chị, nên em một nhà)

65
- Đớ tang bôổ mệ mườil hal khảng
Đớ tang mọl làng ba mươil ngày
Đớ tang choo mọl ăn mày mộit buổi
(Để tang cho bố mẹ mười hai tháng
Để tang người làng ba mươi ngày
Để tang cho người ăn mày một buổi)
Tục ngữ Mường còn có những câu nói thể hiện quan niệm của họ về danh
dự, lòng tự trọng và tinh thần tự giác
- Boò chết để đa, người khà chết để thiểng để clời
(Bò chết để da, người già chết để tiếng để lời)
Câu nói có ý nghĩa khuyên răn con người ăn ở sao cho phải, cho đúng, tránh
"tiếng xấu để đời".
- Ai ăn trôộm ngôỗng người ấy cao
(Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao)
Đây là câu nói đầy hình tượng. Người Mường quan niệm rằng người biết trọng
danh dự là người phải biết xấu hổ vì khi biết xấu hổ mới không làm những việc bậy
bạ, bởi làm những việc đó trước sau cũng bị người khác phát giác. Chính vì lẽ đó,
họ luôn khuyên răn nhau lựa chọn lối sống tình nghĩa, trọn vẹn có trước có sau.
Lĩnh vực được đề cập tới trong đề tài quan hệ xã hội của tục ngữ Mường
không ít, nó thể hiện sự đa diện của mình như chính bản thân sự phong phú của các
vấn đề trong cuộc sống vốn có. Ở đâu, vấn đề thuộc lĩnh vực nào trong các mối
quan hệ xã hội xuất hiện là người Mường lại có những kinh nghiệm riêng của mình
để truyền lại cho con cháu mai sau. Điển hình ở một số vấn đề sau:
Về lẽ khôn dại trong cuộc đời, tục ngữ Mường có:
- Khôôn oó phái phẳng; Clẳng oó phái kì
(Khôn không đợi mắng; Trắng không đợi kì)
Câu nói về sự giỏi giang của con người, họ quan niệm trí tuệ con người không phải
cứ "mắng" là khôn ra mà là do sự phát triển trí não của mỗi người. Câu nói như sự nhắc
nhở nhau về việc chăm sóc trẻ đừng tự gây áp lực cho mình và cầu toàn quá với trẻ.

66
- Khôn hè khôn đớ bậu nhải
Dại hè dại đớ bậu thương
Lường ương bậu két rủm
(Khôn thì khôn để họ hãi
Dại hẳn dại để họ thương
Ương ương họ thêm ghét)
Câu nói thể hiện thái độ phê phán của người đời đối với kiểu người ương
ngạnh, tự phụ. Cũng là câu người Mường dùng để răn dạy con mình.
- Khôn bớ bẻ lêng ba; Dại chết khà mậy thôi
(Khôn từ thuở lên bà; Dại chết già mới thôi)
Câu nói về một thực tế: trong cuộc sống có những vấn đề mà học tới khi già
con người vẫn chưa đủ khôn, chưa đủ hiểu biết. Song cũng là câu nói về kinh
nghiệm những điều cần học hỏi của con người, phải luôn luôn không ngừng trau dồi
thêm hiểu biết của mình, hoàn thiện bản thân.
Về kinh nghiệm sử dụng lời ăn tiếng nói, tục ngữ Mường có:
-Oó rằng rêng đều oó hay; Rằng tha rêng đều đắng cay lẳm lẳm
(Không nói thành người không hay; Nói ra thành lời đắng cay nghiệt ngã)
Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trong giao tiếp, có thể hiểu câu tục ngữ như
sau: Nếu không nói diễn giải ra vấn đề thì bị người khác coi thường không hiểu biết
"hay" (biết) nhưng nếu nói mãi mà người kia cố chấp bảo thủ thì thành ra bất hòa.
Vì vậy cần phải có cách giao tiếp phù hợp để giữ cả đôi đằng
- Thương khà thiểng khể; Nế khà miểng ăn
(Thương nhau tiếng nói; Nể nhau miếng ăn)
Câu nói là lời dặn về lối cư xử, đối đãi với nhau sao cho tử tế để giữ mối quan
hệ lâu dài. Lời ăn tiếng nói rất quan trọng trong cách thể hiện tình cảm. Ăn uống
cũng vậy, dù ít, dù nhiều cũng phải mời nhau chân thành, cởi mở. Câu tục ngữ có
những nét nghĩa tương đồng với nhiều câu tục ngữ Việt như: Lời nói chẳng mất tiền
mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" hay "Lời chào cao hơn mâm cỗ"
- Cúa lẳm lỷ mọl đừ lài (Của lắm nhẽ người nhiều lời)

67
Câu chê trách người hay nói vòng vèo, luẩn quẩn, bầy biện lý do để bảo chữa
cho mình mà không có hành động thiết thực. Hay phê bình loại người bẻm mép giỏi
đưa chuyện. Câu nói cũng tác dụng khuyên răn mọi người nên thận trọng trong
đánh giá, phê bình người khác.
Tục ngữ Mường lên án, phê phán một số thói hư tật xấu của con người:
Số lượng câu tục ngữ có nội dung lên án, phê phán những thói hư tật xấu của
con người là 35 câu trên tổng 288 câu về kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan
hệ xã hội, chiếm 12,2%. Các vấn đề của con người cần lên án phê phán cũng đa
dạng song mục đích chủ yếu của các câu tục ngữ đều nhằm cải tạo con người theo
hướng tốt đẹp hơn.
-Ma chê choỏ thừa củi cải bưởil lằng (Ma chê chó thừa lợn nái buồn nôn)...
Câu chê trách kiểu người xấu người xấu nết, làm ăn thì hư hòng mà bản thân
xấu xí bẩn thỉu, không chịu nỗ lực, thu vén. Nhắc nhở con người cần có lối sống
gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, chỉn chu.
- Thương choo clót, bót choo clôi (Thương cho chót, vót cho trôi)
Người Mường thường hay giúp đỡ nhau trong những công to việc lớn bằng
hình thức góp sức người, sức của. Chẳng hạn trong làng có một gia đình xây nhà,
anh em họ mạc, làng xóm có thể giúp thóc, giúp công, giúp tiền...sau đến lượt gia
đình mình thì người khác lại giúp lại. Câu tục ngữ trên vừa là lời cầu mong người
giúp đỡ xong xuôi công việc đừng bỏ dở dang. Đồng thời cũng được sử dụng trong
trường hợp chê trách, phê phán kiểu người giúp đỡ không tận tình, không đến nơi
đến chốn.
- Ăn ét hơn mẹt xương (Ăn ít hơn gặm xương)
Câu dùng phê phán thái độ bảo thủ, tham lam, đòi nhiều nhưng kết quả không
được như ý, càng tham thì càng thiệt.
-Quen ăn lẹ moò, quen choo lẹ đểng (Quen ăn lại mò, quen cho lại đến)
Câu phê phán kiểu người được giúp đỡ nhưng không biết nể, cứ đến vay mãi,
xin mãi. Tuy nhiên trong trường hợp những người sòng phẳng và lịch thiệp thì câu
lại được dùng để người nói chủ động nói về thái độ ngại ngùng của mình khi đến
vay lại lẫn nữa.

68
Về các lĩnh vực khác trong đời sống hàng ngày:
Các kinh nghiệm được đề cập tới rất đa diện như: để nói về sự cẩu thả của con
người dẫn đến làm vệc sai mục đích có câu "Chộ đâu oó bóp đi bóp công bóp chộ
khôông" (Chỗ đau không bóp đi bóp chỗ không). Để nói về tinh thần hiếu khách có
câu "Khả đẻn cặp khà; Nhà đẻn đáy dôộng" (Đường chật gặp nhau; Nhà chật ngủ
chơi). Để phê phán kiểu người nghèo mà ham chơi lười làm có "Con nhà giầu hay
mần; Con nhà bần hay ăn oó hay e" (Con nhà giàu hay làm; Con nhà nghèo hay
ăn hay ỉa). Về kinh nghiệm cho vay mượn có câu "Văyl loọ coỏ loọ đái; Văyl bái
coỏ bái chuông" (vay lúa có lúa phơi; vay vả có vải dệt)...
Có thể nói, các câu tục ngữ Mường đề cập đến kinh nghiệm ứng xử trong các
mối quan hệ xã hội rất phong phú. Người đời này truyền cho người đời sau dựa vào
những kinh nghiệm đó để sống hòa thuận, vui vẻ với gia đình, bạn bè, xóm làng.
Mục đích cuối cùng của họ chính là xây dựng bản Mường ngày một tươi đẹp.
3.2.2.3. Trong mối quan hệ với người cai trị và luật lệ xưa
Khảo sát các câu tục ngữ Mường trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội có
28 câu nói về thái độ với người cai trị - luật lệ xưa, chiếm gần 10%. Số lượng câu
tục ngữ về vấn đề này không nhiều song cũng phản ảnh phần nào về uy quyền Lang
Đạo ở xứ Mường xưa và thái độ của dân nghèo đối với nhà Lang.
Câu tục ngữ nói về uy quyền nhà Lang:
- Đất coỏ lang; Làng coỏ đạo (Đất có lang; Làng có đạo)
- Lang đểng nhà nhơ cha khôổng lại (Lang đến nhà như cha sống lại)
Tục ngữ nói về sự giàu có và lối sống của nhà Lang:
- Mộit đồông oó côông đi chợ; Mộit phợ oó côông đáy nhà
(Một đồng không bõ đi chợ; Một vợ không bõ ngủ nhà)
- Khát rác thuổng hỏl; Đỏl lằng bao nhà lang
(Khát nước xuống suối; Đói lòng vào nhà Lang)
- Mẩu nhà Lang mẩu choỏ; Mẩu kẻ khoỏ mẩu khủ mẩu rôồng
(Máu nhà Lang máu chó; Máu kẻ khó máu khú máu rồng)
Tục ngữ về thái độ của người Mường đối với luật lệ có:
- Lang đểng nhà nhơ ma khôổng lại (Lang đến nhà như ma sống lại)

69
Hoặc:
-Đửng lụa nóc lụa mận phái; Đửng vải nóc vải mận bền
(Đửng lụa nóc lụa mới phả; Đửng vải nóc vải mới bền)
Người Mường xưa quan niệm lấy vợ lấy chồng phải hợp nhau, giàu với giàu,
nghèo với nghèo, Lang lấy con nhà Lang, dân lấy con nhà dân. Quan niệm thể hiện
rõ sự phân biệt đẳng cấp, địa vịa trong xã hội người Mường xưa. Thậm chí quan
niệm trọng nam khinh nữ cũng xuất hiện trong tục ngữ:
- Ôông đửa oó mắt việc ảng nả; Mụ dạ oó mắt việc triều đình
(Đàn ông không biết việc ở nhà; Đàn bà không biết việc triều đình)
3.3. Biểu trưng động vật tiêu biểu trong tục ngữ Mường
"Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất
tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng" (51; 378). Biểu trưng
tồn tại rộng khắp trong các nền văn hóa và đời sống tinh thần của một cộng đồng
dân tộc. Có thể nói, tất cả các hình ảnh tồn tại trong hiện thực khách quan hay trong
tưởng tượng đều có thể được dân gian dùng làm nghĩa biểu trưng, dù trong khách
quan hay qua tưởng tượng thì những hình ảnh đi vào tục ngữ để trở thành tín hiệu
biểu trưng đều là những hình ảnh quen thuộc, phổ biến. Nó đã đi sâu vào tâm thức
văn hóa của cả một cộng đồng. Tính biểu trưng luôn đi liền với những nét văn hóa
mang sắc thái bản địa riêng biệt. Xét góc độ văn hóa tính biểu trưng gắn liền với các
tín ngưỡng của dân tộc
Thống kê và khảo sát qua 629 câu tục ngữ dân tộc Mường, chúng tôi thấy hình
ảnh động vật xuất hiện nhiều trong các câu tục ngữ. Cụ thể có tới 30 loài động vật
trong 138 câu tục ngữ, chiếm tỉ lệ 21,9 %. Dưới đây là bảng thống kê những con vật
có tần số xuất hiện khá cao trong tục ngữ Mường.
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động vật trong tục ngữ Mường
Tỉ lệ % (tính trong tổng thể 138
STT Tên động vật Số lượng câu
câu có hình ảnh động vật)
1 Chó 23 16,7
2 Trâu 22 15,9
3 Cá 19 13,8
4 Gà 15 10,9
5 Chim 12 8,6
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

70
Ngoài 5 loại động vật được trình bày trong bảng thống kê, tục ngữ Mường
còn có các loại hình ảnh động vật khác như: bò, sóc, hổ, vượn, mèo, chuột, rồng, ốc,
dê, vịt, cua cóc, lươn, đom đóm, voi, ngựa, châu chấu, lợn...
Từ khảo sát trên chúng ta dễ dàng nhận thấy tộc Mường không tuyệt đối hóa
vai trò biểu trưng của con vật nào trong tục ngữ của họ. Trong thực tế tín ngưỡng
của người Mường liên quan đến các động vật thì người Mường mà cụ thể người
Mương Bi (vùng Tân Lạc, Hòa Bình- nơi được xem cái nôi của Lang Mường)
thường thờ con chó, cũng có nơi ở vùng Lạc Sơn, Hòa Bình thờ đầu trâu. Quan
niệm này xuất phát từ chuyện kể trong dân gian xưa kia, khi đất Mường có loạn lạc,
giặc Tàu lùng sục và tiêu diệt cho kỳ hết dòng dõi nhà Lang. Một người vú nuôi của
nhà Lang đã bế đứa bé con lang chạy trốn, nuôi khôn lớn bằng sữa chó đẻ, trâu đẻ.
Từ đó trâu, chó được coi là ân nhân của đất Lang Mường. Có lẽ mà vì thế hình ảnh
con trâu và con chó được xem như một biểu trưng quen thuộc trong tư duy người
Mường.
Hơn nữa một trong những phương thức sản xuất tạo của cải vật chất của
người Mường là dựa việc chăn nuôi nhỏ lẻ tại gia đình và tận dụng khai thác lương
thực, thực phẩm từ sự "ban thưởng" của thiên nhiên. Chính vì vậy, trâu, chó, gà,
cá... là những loại động vật gắn bó với cuộc sống hàng ngày của Mường, cho nên
những loài động vật này đã đi vào ngôn ngữ một cách tự nhiên và phong phú về mặt
nội dung biểu hiện.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số hình ảnh động vật trong tục ngữ
Mường đều mang nghĩa biểu trưng. Cơ chế để tạo nghĩa biểu trưng này là dựa vào
mối quan hệ liên tưởng tương đồng hay tương cận và mang tính quy ước, ước lệ để
biểu hiện các hiện tượng khái quát, trừu tượng. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu
về một loài vật rất quen thuộc với đời sống của người Mường, đó là loài chó và
nghĩa biểu trưng của loài chó trong tục ngữ dân tộc Mường. Trong tiếng Mường chó
được đọc và viết là "choỏ", cách đọc nặng âm hơn so với tiếng Việt.
Hình ảnh con chó là biểu trưng cho nguồn gốc và bản chất nhà Lang trong ví
dụ "Cun Vang ủ choỏ / Cun Vó ủ clu" (Cun Vang bú chó/Cun Vó bú trâu). Câu
nói về ơn nuôi dưỡng duy trì dòng dõi nhà lang của chó theo chuyện kể dân gian.

71
-Mẩu nhà lang mẩu choỏ
Mẩu ké khoỏ mẩu khủ mẩu rôồng
(Máu nhà Lang máu chó
Máu kẻ khó máu khú máu rồng)
Câu tục ngữ nói về việc chó là ân nhân cứu mạng của nhà Lang, con Lang bú
chó mà sống sót. Song đem so sánh thực tế thì máu chó it, máu khú máu rồng nhiều,
ý muốn nói lang thì ít mà dân thì nhiều. Câu vừa nói đến sự thật ở làng Lang xưa
vừa là cách nói châm biếm phong kiến Lang đạo.
Hình ảnh con chó cũng được sử dụng trong các câu tục ngữ về mối quan hệ
trong gia đình. Con chó được xem như một biểu trưng tình cảm gần gũi giữa những
người thân trong gia đình
- Choỏ oó cảnh du/ Clu oó đổng dẩu
(Chó không cắn dâu/ Trâu không húc rể)
Hoặc câu tục ngữ:
- Choỏ oó lạc nhà/ Ma oó lạc cửa
(Chó không lạc nhà/Ma không lạc cửa)
Câu tục ngữ mượn hình ảnh con chó, chuyện con chó để nói về chuyện tình
cảm con người khi xa nhà, xa quê hương. Câu tục ngữ nhằm nhắc nhở con người
nên giữ mối quan hệ bền bỉ, lâu dài, không quên nguồn cội, tổ tông.
Ngoài ra, trong tục ngữ Mường, hình ảnh con chó còn được dùng trong các
câu tục ngữ nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người, lấy hình ảnh con chó để
biểu trưng cho những sự việc thường thấy, thường gặp trong xã hội. Chẳng hạn như
một số trưởng hợp điển hình sau:
Mượn hình tượng con chó để nói về kiểu người bảo thủ, có uốn nắn giáo dục
vẫn không chừa, hoặc để nói đến kiểu người có những tật xấu mà không bao giờ
chịu thay đổi thì tục ngữ Mường có câu:
- Choỏ vặyl đuôi khì noò y vặyl
(Chó cong đuôi khi nào cũng cong)
Hình tượng con chó còn là biểu tượng cho kiểu người "xấu người xấu nết"
mà người khác khó có thể dung thứ, chấp nhận.

72
- Ma chê choỏ thừa, củi cải bưởil lằng
(Ma chê chó thừa, lơn ná buồn nôn)
Trong một câu tục ngữ khác chó và thuộc tính của loài động vật này lại là
biểu trưng cho kiểu người vô duyên đỏng đảnh, thái độ kiêu ngạo khinh người
- Choóng chéng nhơ choỏ đải côổ thoóc
(Đỏng đảnh như chó đái đống rơm)
Hay con chó còn được dân gian Mường dùng với thái độ đả kích, phê phán
những người không nghe lời cha me, hoặc cấp trên.
- Quẹng chủa nhà ca moọc đuôi thôm
Quẹng bul lồm choỏ cải nghí ngươi
(Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm
Vắng bó lồm chó cái khinh khỉnh)
Phê phán loại người nhờ có may mắn mới có được quyền thế mà đã vội vàng
lên mặt kiêu căng, quên nguồn cội, xa rời cộng đồng như:
-Rác lụt choỏ cải ngôồi chường
(Nước lũ chó cái ngồi giường)
Qua sự biểu trưng về hình ảnh con chó trong tục ngữ Mường, ta thấy tính đa
nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật, sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Mượn loài chó để
nói nói về chuyện con người mà vẫn gần gũi, dễ dàng nhận ra những ẩn ý ở trong
đó. Quan trọng hơn là, chúng ta phần nào hiểu được lối nói, cách nghĩ, tâm hồn, trí
tuệ, của người Mường, hiểu được bản sắc văn hoá của người dân tộc Mường.
Tiểu kết chương
Đặc trưng ngữ nghĩa của hầu hết các câu tục ngữ nói chung và tục ngữ
Mường nói riêng được tạo thành dựa trên cơ chế biểu trưng. Khai thác thấu đáo
những đặc trưng về mặt ngữ nghĩa của tục ngữ Mường là chúng ta hiểu được nét
văn hoá của người Mường. Bởi tục ngữ là là đơn vị có tính chất đa diện, trong tục
ngữ yếu tố ngôn ngữ và yếu tố văn hoá luôn đan cài vào nhau.
Ngữ nghĩa của tục ngữ Mường đề cập đến mọi mặt đời sống của đồng bào
dân tộc Mường. Những câu tục ngữ mang tính đơn nghĩa chiếm số lượng ít hơn câu
tục ngữ mang tính hàm nghĩa, thường đúc kết những tri thức, kinh nghiệm về công

73
việc làm ăn, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Mường. Tiêu biểu nhất là kinh
nghiệm trồng lúa, kinh nghiệm dự đoán thời tiết, một số kinh nghiệm khác có liên
quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
Câu tục ngữ Mường hàm nghĩa chiếm số lượng nhiều hơn đơn nghĩa, chủ
yếu dựa trên các cơ chế: so sánh, ẩn dụ. Đây là những phương thức cơ bản về mặt
cấu trúc để tạo nên ngữ nghĩa của tục ngữ. Sự chuyển nghĩa của câu tục ngữ Mường
thể hiện ở việc một hình ảnh có thể được sử dụng trong nhiều câu tục ngữ khác
nhau, mang ý nghĩa khác nhau, ngược lại sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau trong
một câu tục ngữ để biểu đạt một nội dung, tư tưởng hay đúc rút một kinh nghiệm
nào đó.

74
KẾT LUẬN
Dân tộc nào thì có văn hóa của dân tộc ấy. Dân tộc Mường cũng vậy. Người
Mường được thừa hưởng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong
những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa đó là các thể loại văn học dân gian. Người
Mường có một khối lượng tác phẩm văn học dân gian tương đối lớn, trong đó đáng
kể nhất phải kể đến kho Mo Mường. Bên cạnh đó tục ngữ cũng là một thành phẩm
đáng tự hào của người Mường, nó gắn liền với sự phát triển dân tộc Mường.
Chúng tôi, qua đề tài “Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường” mong muốn phần nào
làm sáng tỏ một vài vấn đề. Cụ thể đề tài được triển khai theo hướng sau: từ việc
tìm hiểu lí thuyết chúng tôi tiến hành khảo cứu 629 câu tục ngữ Mường (chủ yếu là
tục ngữ của người Mường Hòa Bình) ở hai bình diện: hình thức và ngữ nghĩa
Có thể kết luận rằng tục ngữ Mường là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, là
những phát ngôn đặc biệt, là một kho tàng về tài liệu ngôn ngữ của dân tộc Mường.
Kho tàng ngôn ngữ đó có thể dùng để diễn đạt từ các vấn đề cụ thể đến những vẫn
đề trừu tượng, về thế giới khách quan và đời sống con người. Ngôn ngữ trong tục
ngữ Mường là thứ ngôn ngữ sinh động mà cụ thể, giàu tính hiện thực, là sản phẩm,
kết quả của quá trình lao động sản xuất, và quá trình đấu tranh xã hội của tộc người
Mường. Vì thế tục ngữ Mường có giá trị tiêu biểu cho lối sống, lối nghĩ và lối nói
của dân tộc Mường.
Tìm hiểu, khám phá các giá trị của tục ngữ Mường, giúp chúng ta hiểu sâu sắc
hơn về văn hoá và truyền thống của dân tộc Mường ở Việt Nam. Qua quá trình khảo
cứu, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bước đầu về đặc điểm cấu
trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Mường như sau:
1. Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Mường bao gồm các yếu tố: Vần,
nhịp, cấu trúc câu, các phương thức xây dựng hình ảnh để biểu đạt nội dung của tục
ngữ. Nghĩa là tục ngữ Mường cũng có những đặc trưng hình thức tương đương với
tục ngữ Việt cụ thể: vần và nhịp là hai yếu tố mang chức năng ngữ pháp như liên
kết các phát ngôn, phân định cú pháp và ý nghĩa của phát ngôn. Vần và nhịp được
coi là chất keo gắn kết các thành phần trong câu tục ngữ thành một khối vững chắc,
tạo tính ổn định về mặt cấu trúc hình thức phù hợp với nội dung biểu đạt. Bên cạnh

75
đó, vần và nhịp làm cho tục ngữ dễ đọc, thuận ta, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với tính
chất truyền miệng của thể loại dân gian này.
Hệ thống cấu trúc hình thức của câu của tục ngữ Mường thường không phức
tạp, có thể chia thành hai loại là cấu trúc đối xứng đơn (trong câu đơn) và cấu trúc
đối xứng kép (trong câu ghép). Tuy nhiên sự thể hiện hình thức cấu trúc này khá đa
dạng và phong phú. Sự đối xứng được biểu hiện ở các mặt: số lượng câu chữ, số từ,
loại từ….tất cả nhằm đảm bảo câu tục ngữ trở nên chắc gọn, hàm súc hơn.
2. Các phương thức chủ yếu để xây dựng hình tượng trong tục ngữ Mường
cũng không cầu kì, phức tạp. Hai loại cấu trúc thường gặp là cấu trúc so sánh, cấu
trúc ẩn dụ. Mỗi cấu trúc đều có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Cấu trúc so
sánh của tục ngữ dân tộc Mường thường là sự so sánh định nghĩa, so sánh ngang
bằng, so sánh hơn kém...Trong cấu trúc ẩn dụ của tục ngữ Mường thì hình ảnh ẩn
dụ thường là thế giới về động vật, thực vật, đồ vật…tất cả đều trở thành hình ảnh so
sánh ngầm nhằm biểu đạt thế giới khách quan và đúc kết kinh nghiệm dân gian về
đời sống của con người.
3. Tục ngữ được xem là một câu nó hoàn chỉnh về hình thức và nội dung.
Nghĩa là mỗi câu tục ngữ có một thông điệp, một thông báo, một quan hệ lô gíc và
một quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Sức mạnh biểu đạt của tục ngữ không bị gò ép
vào khuôn khổ chật hẹp của một cấu trúc ngữ pháp thông thường, vì thế, khi khai
thác đặc trưng về mặt ngữ nghĩa là chúng ta hiểu được vốn văn hoá của người
Mường.
Nghĩa của tục ngữ được khai thác qua nhiều tầng bậc khác nhau, có tầng nghĩa
cơ sở (nghĩa đen), tầng nghĩa phái sinh (nghĩa bóng), tầng nghĩa trừu tượng khái
quát hoá. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên trong luận văn chúng tôi mới
chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghĩa của tục ngữ Mường ở những phương diện đơn
giản nhất: tầng nghĩa cơ sở (nghĩa đen) và nghĩa phái sinh (nghĩa bóng). Ở tầng
nghĩa cơ sở, luận văn cũng chỉ đi vào hai chủ đề: "kinh nghiệm về thiên nhiên, thời
tiết" và " kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất" của người Mường. Ở tầng nghĩa
phái sinh, luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu kinh nghiệm của người Mường
"trong mối quan hệ gia đình", "trong mối quan hệ xã hội", "trong mối quan hệ người

76
cai trị - luật lệ xưa". Bên cạnh đó, luận văn cũng đã khảo sát các câu tục ngữ có yếu
tố chỉ động vật và tìm ra các nghĩa biểu trưng tiêu biểu của hình ảnh động vật.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương, nhưng do điều kiện và khả
năng còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài cũng gặp không ít khó khăn. Chúng tôi
đã cố gắng trình bày một số kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu về tục ngữ
Mường. Những vấn đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm để luận văn được đầy
đủ, khoa học hơn.

77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vương Anh (2010), Xường cài áo dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
2. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển văn học Việt nam, Nxb Giáo dục.
3. Lại Nguyên Ân (2004), Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia.
4. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục
ngữ trong ca dao người Việt, Nxb Văn hoá thông tin.
5. Trần Lâm Biền (2017), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa, Nxb Hồng
Đức.
6. Bùi Thị Kim Bình (2004), Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của người
Mường, Nxb Khoa học xã hội.
7. Nguyễn Cừ (2001), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Văn học.
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Đức Dân, "Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp của tục ngữ", Tạp chí
Ngôn ngữ, HN, số 3, 1989.
10. Nguyễn Đức Dân (1977), "Logic và sự phủ định trong tiếng Việt", Ngôn ngữ
số 3, tr 42- 45
11. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng, Tạp
chí Ngôn ngữ, HN, (số 3), tr 1-11.
12. Nguyễn Đức Dân (1987), Đạo lý trong tục ngữ, Tạp chí Văn học, HN, (số
05), tr 57-66.
13. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic - Ngữ pháp - Cú pháp, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Dân (1989), "Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp của tục ngữ",
Tạp chí Ngôn ngữ, HN, (số 3), tr 9-10.
15. Nguyễn Đức Dân ( 1994), "Thân phận chú khuyển qua tục ngữ các dân tộc",
Tạp chí Kiến thức Ngày nay, Xuân, tr 13-14.
16. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
17. Nguyễn Đức Dân (1998), “Cấu trúc sóng đôi: một đặc điểm của tục ngữ
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, HN, (số 10), tr 28-30.

78
18. Nguyễn Đức Dân (1998), "Cấu trúc sóng đôi: một đặc điểm của tục ngữ
Việt", Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10.
19. Chu Xuân Diên (viết chung) (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH.
20. Võ Thị Dung (2015), Đối chiếu tục ngữ Việt – Anh về ứng xử của con người
trong gia đình và xã hội, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện KHXH.
21. Nguyễn Đức Dương (1998), "Cấu trúc cú pháp của các đơn vị tục ngữ", T/c
Ngôn ngữ số 6.
22. Nguyễn Đức Dương (2003), Tìm về lnh hồn tiếng Việt, Nxb trẻ.
23. Lương Thị Đại (chủ biên) (2016), Xên Mường, Nxb Mỹ thuật.
24. Nguyễn Thị Song Hà (2017), Văn hóa tinh thần của người Mường, Nxb Sân
Khấu.
25. Cao Sơn Hải (2013), Thành ngữ Mường, Nxb Văn hóa thông tin.
26. Nguyễn Hải (2011), Tản mạn văn hóa Mường Hòa Bình, Nxb Thông tin và
truyền thông .
27. Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hà Nội.
28. Hoàng Văn Hành (viết chung) (2002), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb
KHXH.
29. Hoàng Văn Hành (1980), "Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học", T/c
Ngôn ngữ số 4, HN
30. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 2004.
31. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở phân tích ngữ nghĩa cú pháp, Nxb Giáo dục
32. Nguyễn Thái Hòa (1997), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa
học Xã hội, 1997.
33. Nguyễn Văn Hòa (2010), Quam tô Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
34. Trịnh Thị Thu Hòa (2018), Từ ngữ chỉ động vật và thực trong tiếng Sán Dìu,
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học-Xã hội.
35. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động,
Nxb Đại học Sư phạm.
36. Nguyễn Việt Hương (1999), Tình hình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu tục
ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay. Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1

79
37. Nguyễn Thị Việt Hương (2001), Tục ngữ Việt nam bản chất thể loại qua hệ
thống phân loại, Luân án tiến sĩ.
38. Jeanne Cuisinier (2007), Người Mường địa lý nhân văn và xã hội học, Nxb
Lao động.
39. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
dục.
40. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ & tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học.
41. Nguyễn Duy Lẫm (2005), Biểu trưng, Nxb Từ điển bách khoa.
42. Phạm Việt Long (2002), Tục ngữ ca dao và việc phản ánh phong tục tập
quán của người Việt (trong quan hệ gia đình), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐH
Quốc gia Hà Nội.
43. Phạm Việt Long (2004), Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình, Nxb chính trị
Quốc gia
44. Nguyễn Văn Mệnh (1972), "Ranh giới giữ tục ngũ và thành ngữ", Ngôn ngữ
số 3, tr. 11 – 15.
45. Nguyễn Văn Mệnh (1986), "Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành
ngữ", Ngôn ngữ số 3, tr 12-18
46. Hoàng Diệu Minh (2002), so sánh cấu trúc - chức năng của thành ngữ và tục
ngữ Việt, luận án tiến sĩ Ngữ văn.
47. Hoàng Anh Nhân ( 2012), Mo lên trời, Nxb Thanh niên.
48. Bùi Mạnh Nhị (cb) (1999), Văn học dân gian- những công trình nghiên cứu,
Nxb Giáo Dục.
49. Triều Nguyên (2001), Ca dao ngụ ngôn người Việt, Nxb Thuận Hóa.
50. Triều Nguyên (2006), "Phương thức tạo nghĩa của tục ngữ", Tạp chí Văn hóa
dân gian, HN, số 01.
51. Nguyễn Văn Nở (2007), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, luận án tiến sĩ
Ngữ văn, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Tp. HCM.
52. Nguyễn Văn Nở (2009), "So sánh biểu trưng tục ngữ với ca dao", Tạp chí
nghiên cứu văn học, số 2.

80
53. Nguyễn Văn Nở (2009), "Dấu ấn văn hoá - dân tộc qua chất liệu biểu trưng
của tục ngữ người Việt", T/c Ngôn ngữ, số 3.
54. Nguyễn Văn Nở (2006), "Ý nghĩa của việc tìm hiểu biểu trưng tục ngữ trong
ngữ cảnh", Tạp chí Văn hóa dân gian, HN, số 5.
55. Bùi Văn Nợi (2012), Mo Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
56. Bùi Văn Nợi (2015), Mỡi Mường, Nxb Khoa học xã hội.
57. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội.
58. Hoàng Phê (2014), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
59. Hoàng Phê (1975), "Phân tích ngữ nghĩa", Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2, tr10-26.
60. Võ Hồng Sa (2010), So sánh tu từ trong tục ngữ Việt và tục ngữ Anh, Luận
văn thạc sĩ văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
61. Tạ Thành Tấn (2012), Hoán dụ từ góc nhìn tri nhận, Tạp chí Khoa học Đại
học Sư phạm Hà Nội.
62. Nguyễn Quý Thành (2002), Cấu trúc cú pháp, ngữ nghĩa của tục ngữ Việt
(trong sự so sánh với tục ngữ của một số dân tộc khác), Luận án tiến sĩ,
ĐHKHXH và NH, Tp. HCM
63. Phạm Thuận Thành (2003), Bàn thêm về ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ, T/c Ngôn ngữ số 1+2.
64. Phan Thị Phương Thảo (2010), Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục
ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay, luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHSP
Tp. HCM.
65. Lê Phương Thảo (2018), Đối chiếu các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh
và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học-Xã hội.
66. Bùi Thiện (2004), Tục ngữ, câu đố, đồng dao Mường, Nxb. Văn hóa dân tộc.
67. Bùi Thiện (2010), Văn hóa dân gian Mường, Nxb Văn hóa dân tộc.
68. Bùi Thiện (2010), Tục ngữ, câu đố, trò chơi trẻ em Mường, Nxb. Văn hóa
dân tộc.
69. Bùi Thiện (2010), Tế trời, đất, tổ, mại nhà xe dân tộc Mường, Nxb Văn hóa
dân tộc.

81
70. Trần Mạnh Thường (1996), Tục ngữ ca dao chọn lọc, Nxb văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
71. Nguyễn Đức Tồn (2007), "Bản chất của ẩn dụ", Tạp chí Ngôn ngữ, Số 10.
72. Nguyễn Đức Tồn (2008), "Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri
nhận trong thành ngữ "(Kỳ I), Tạp chí Ngôn ngữ, Số 12, tr.20-26.
73. Cù Đình Tú (1973), "Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ", Ngôn
ngữ số 1, tr. 39 – 43.
74. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
75. Quang Tuệ (2005), Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
76. Vũ Thị Tuyết (2017), Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu
người Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học-Xã hội, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
77. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Giáo trình đào tạo giáo
viên THCS hệ CĐSP, Nxb Giáo dục.
78. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình (2010), Mo Mường Hòa Bình.
79. Viện nghiên cứu Văn hoá (2007) (2008), Tổng tập Văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam tập 1, tập 2, Nxb Khoa học xã hội.
80. Bùi Khắc Việt (1978), "Về tính biểu trưng của tiếng Việt", Tạp chí Ngôn
ngữ, Số 1.
81. Bùi Huy Vọng (2014), Làng Mường ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa thông tin.
82. Bùi Huy Vọng (2014), Phong tục đi hỏi vợ đám cưới cổ truyền Mường, Nxb
Văn hóa thông tin.
83. Bùi Huy Vọng (2015), Nghề dệt cổ truyền của người Mường, Nxb. Văn hóa
dân tộc.

82
PHỤ LỤC
1. Ai ăn trôộm ngôỗng người ấy cao (Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao)
2. Ản ăn ản nỏi/ Ản cỏi doong vềl (Được ăn được nói/ Được gói mang về)
3. Ản cảy du khu mặt dạ (Được con dâu sâu mắt mẹ)
4. Ăn chọn miểng thốit/ Khể chốit thiểng xẩu (Ăn chọn miếng ngon/ Nói chọn
lời xấu)
5. Ăn chung phoỏng/ oỏng chung khoe/ vè chung thiểng chung mẹng (ăn chung
voóng/ uống chung cần/ ví chung tiếng chung miệng)
6. Ăn clải chu khoal/ É clài clôốc choỏ (Ăn quả dâu da non/ Ỉa sượt đầu chó)
7. Ăn cơm coỏ đèn/ Chết coỏ clổông cỏo kèn mậy đớ là ma (Ăn cơm có đèn/
Chết có trống có kèn mới gọi là ma)
8. Ăn cơm đôồ chùl bề clải buộp lọn/ Đá bà cả con cháy rác mặt (Ăn cơm cốm
đồ với trái mướp non/ Bỏ vợ cả con chảy nước mắt)
9. Ăn cơm oó coỏ keng/ Mắt là loòng lèng là boo choo ản (Ăn cơm không canh
(thịt, cá)/ Biết làm lòng lành làm sao cho được)
10. Ăn cơm oó thứa thay/ Đi đáy oó thứa chân/ Ăn clân clẩu (Ăn cơm không rửa
tay/ Đi ngủ không rửa chân/ Ăn lâng láo)
11. Ăn cơm rôố bẻo đôố lông (Ăn cơm ngô béo đổ lông).
12. Ản cùl đất phất con chim ( Được hòn đất mất con chim)
13. Ăn đâu ở đâu phái thâu vẳyl dạc ( Ăn đâu ở đâu phải chăm váy rách)
14. Ăn đi ăn lại hè ro/ Kho đi kho lại rêng đò phẳng phân (Ăn đi ăn lại thì nó/ Đối
đi đối lại nên trò mắng nhau)
15. Ăn đi rêng bã rêng hèm/ Dé rêng chị, rêng ủn mộit nhà (Ăn đi thành bã thành
hèm/ Chia nên chị, nên em một nhà)
16. Ăn ét hơn mẹt xương (Ăn ít hơn gặm xương)
17. Ăn hơn hờn thiệt (Ăn hơn hờn thiệt)
18. Ăn khì đỏl/ Nỏi khì tính (Ăn lúc đói/ nói lúc tỉnh)
19. Ăn má há/ Clá mế hế (Ăn hể hả/ Trả ê hê)
20. Ản mùa ăn thóc láp / Phất mùa cạp thóc lép ( Được mùa ăn thóc lép / Mất
mùa ăn thóc láp )

83
21. Ản mùa ăn thóc láp/ Phất mùa cạp thóc lép (Được mùa ăn thóc lép/ Mất mùa
kẹp thóc láp)
22. Ăn ngoỏ phâm, đâm ngoỏ cổl ngoỏ khày (Ăn nhìn mâm, đâm (giã) nhìn cối
nhìn chày)
23. Ăn niêu ba là niêu mốt(Ăn nồi ba làm nồi mốt)
24. Ăn rêng é/ Dé rêng ủn rêng mạng (Ăn thành cứt/ Chia thành em thành chị)
25. Ăn ro là đò kẹo chết (Ăn no làm trò ghẹo chết)
26. Ăn thịt boò loo ảy nảy (Ăn thịt bò lo ngay ngáy)
27. Ảo bẳn oó chốô rêng chùng (Áo ngắn không buông dài)
28. Ảo bẳn oó chốô rêng chùng (Áo ngắn không buông nên dài).
29. Ầy cắng lắng/ Ầy kẻo lẻo/ Ầy oó rêng miểng bẻo ho thơi (Ầy lung lắng/ Ầy đu
đưa/ Ầy chỉ vừa miếng béo ta thôi)
30. Ba đem moọc đậu/ Khẩu đêm moọc bái (Ba đêm mọc đậu? Sáu đêm mọc vải).
31. Ba khảng mắt cạy/ Báy khảng mắt boò/ Mườil khảng loò coò mắt đi (Ba tháng
biết lẫy/ Bảy tháng biết bò/ Mười tháng lò dò biết đi)
32. Ba thâm ba đóo/ coó hẻo coó xeng (ba thâm ba đỏ/ cỏ héo cỏ xanh)
33. Bặc bặc bềl bềl nhơ chim vềl clải chỉn (Tới tấp bời bời như chim bâu quả
chín)
34. Bắc mạ bôông khố/ Dôố mạ khố khà/ Vàng loọ khố chín (Gieo mạ bông xổ/
Nhổ mạ xổ gà/ Vàng lúa xổ chín)
35. Bắc mạ coỏ clàng/ Thường rang coỏ chủng coỏ bạn (Gieo mạ có xóm làng/
Hát Thường rang có bè bạn)
36. Bắc ma đôổ clu/ Là du thiểng chằm (Rắc mạ vết trâu/ Làm dâu tiếng gièm)
37. Bắc mạ đôổ clu/ Là du thiểng chằn (Rắc mạ vết trâu/ Làm dâu tiếng gièm)
38. Bẳn coóc oó kêu đếng clời (Ngắn cổ không kêu đến trời)
39. Bân đêm mặt mèo/Bân ngày keo cúi(Ban đêm mắt mèo/Ban ngày que củi)
40. Bắng cầu lim cột đả/ Là đang ăn cả, khả ăn cơm (Bắc cầu lim trụ đá/ Làm
đàng ăn cá, sá ăn cơm)
41. Bắng khôn bo bổô oó ép/ Bắng giàu bắng đẹp bổô mệ oó choo (Chỗ khôn sao
bố không ép/ Chỗ giàu chỗ đẹp sao bố mẹ chẳng cho)

84
42. Bát cơm ôông hè clòn/ Bát cơm con hè clớ (Bát cơm chồng thì tròn/ Bát cơm
con thì đổ)
43. Bắt khả mui hè loo/ bắt kẻng co/ lằng o ho chặyl ( bắt sống mũi mới lo/ bắt
khuỷu tay/ hất o ta chạy)
44. Bậu ăn cơm roọng mềng đoỏng nẳm đụt (Họ ăn cơm mường mình cắm chuôi
dao)
45. Bậu đồn ăn đã hết/ đồn chết đà thuổm đà hổi (họ đồn ăn đã hết/ đồn chết đã
thiu đã thối)
46. Bậu rêng chil rêng chạng/ Mềnh nghênh ngang clôốc rác (Họ thành đống
thành đàn/ Mình nghênh ngang mặt nước)
47. Báy ba dá nhà cho con (Bảy ba bỏ nhà cho con)
48. Bẻ bẻ coỏ clẻ hạt tiêu (bé bé có nọc hạt tiêu)
49. Boò chết để đa, người khà chết để thiểng để clời (Bò chết để da, người già
chết để tiếng để lời)
50. Bổô khủ mệ rôồng đé ản con thìu điu ( Bố khú mẹ rồng đẻ được con liu điu)
51. Bổô mệ chết oó thương bằng clôồng clăng/ nhương khảm thảm (Bố mẹ chết
không thương bằng rằm trăng/ vương tháng tám)
52. Bôổ mệ ruôi chỉn mườil con/ Chỉn mườil con oó ruôi nối bôổ mệ (Bố mẹ nuôi
chín mười con/ Chín mười con không nuôi nổi bố mẹ)
53. Bọt rác dầm hè mưa, bọt rác chưa hè dớ (Bọt nước đen thì mưa, bọt nước chưa
thì tạnh)
54. Bung ản, đản roó, chọo đól (Vung (đầu) được, cạnh không, đuôi đốp)
55. Buôn mal oó tày cằyl lôộ (Buôn may không bằng cày lõ)
56. Buống clu oó buống chạc/ Oỏng rác oó oỏng rác nhà làng (Thả trâu Không cởi
thừng/ Uống nước không uống nước nhà làng)
57. Bụt bôông hoa/ Ta cơm rạo (Bụt bông hoa/ Ta cơm rượu)
58. Bụt ngôồi ngai oó ngay chài chi đểng Bụt/ Bụt vay vó ca mậy xóo mặt Bụt
(Bụt ngồi ngai không ai chòi chi đến Bụt / Bụt ngoạy ngọ gà mới xỏ mặt
Bụt )

85
59. Bụt ngôồi ngai oó ngay chài chi đểng Bụt/ Bụt vay vó ca mậy xóo mặt Bụt
(Bụt ngồi ngai không ai chòi chi đến bụt/ Bụt ngoạy ngọ gà mới xỏ mặt Bụt)
60. Cá (quả) giận phất khôn/ Cá (quả) hờn phất miếng ăn (Lớn giận mất khôn/
Lớn hờn mất miếng)
61. Cá bỉnh khôổng khưa (To gói sống giữa )
62. Ca cải chiểm con hè khôổng/ Ca môổng chiểm con hè thàn (Gà mẹ nuôi con
thì sống/ Gà trống nuôi con thì tàn)
63. Ca coó là đòo chết giá/ ca cá là đòo nằm xương/ mọl hay Thường hay Rang/ là
đoò lằm lỷ (gà rừng làm trò chết giả/ gà cả (to) làm trò lắm xương/ người giỏi
Thường giỏi Rang/ làm trò lắm lý
64. Cả mè hum mộit lửa (cá mè chung một lứa)
65. Cà ngấy nhơ Bụt chầu chùa (Thù lù như bụt chầu chùa)
66. Cá ủ lấp mẹng em (cả vú lấp miệng em)
67. Cách cá đá rét (Thách lớn bỏ bé)
68. Cải chung ôông/ Nhơ clôồng bao mặt/ Nhơ ná chắt thăng (Gái chung chồng/
Như bụi vào mắt/ Như que giắt răng)
69. Cắm lắm nhơ con nằm bề mệ(Thỏn lỏn như con nằm với mẹ)
70. Căn nhăn boỏ mo/ Co nho boỏ chiểu (Nhăn nhăn bó mo/ Co ro bó chiếu)
Chắc khà eo cúi eo đuốc/ Rét con eo khuốc eo rảnh (Người già đòi củi đòi lửa/
trẻ còn đòi nơm đòi đó)
71. Cảng coỏ xương, lai oó xương/ Văn dường noò côộng ản (Cằm có xương,
lưỡi không xương/ Đẩy nhường nào cũng được)
72. Cạng khôổng lôô cạng kía câyl đôô mọoc khù (Càng sống lâu càng thấy cây
dâu mọc tầm gửi)
73. Cảo ngâm đầm clôố (Gạo ngâm đầm tháo nước)
74. Cạp chỉn cang, đang lang chỉn nấm (Cạp chín gang, đang lang chín năm tay)
75. Cắp nặp mà cặp cảy hôông, ôông noò phợ rẹ (Cắp nặp mà kẹp cái hông, chồng
nào vợ ấy)
76. Câtl phu thèng đất/ mọil hơ thèng mường (Cây mục thành đất/ Người xưa
thành mường).

86
77. Cẩu côộng là rác phoỏ/ Đỏl khoỏ là mọl cloong mường/ Oông ngay thương hè
ớ noỏ (Đục cũng là nước giếng/ Tiếng đói khó cũng người trong mường/ Ai
thương thì lấy nó)
78. Cẩu rác kiển boò / cloong rác coò bay (Đục nước kiến bò / Trong nước cò bay)
79. Cảy lèng oó mơ/Cảy cớ lẹ moỉn.(Cái lành không ước/Cái gở lại muốn)
80. Cảy loo oó loo/Loo boò clẳng thăng(Cái lo không lo/Lo bò trắng răng)
81. Cảy mẹng nạt cảy chân (cái miệng nạt cái chân)
82. Cảy thốit đô tha/ Xẩu xa đạy lại (Cái đẹp phô ra/Xấu xa đạy lại)
83. Câyl coỏ dọl/ Mọl coỏ bổô coỏ mệ (Cây có Dọl/ Người có bố có mẹ)
84. Cấyl khởm hơn bừa clưa/ Đi bừa hơn ớ roó (Cày sớm hơn bừa trưa/ Đi bừa
hơn ngồi rỗi)
85. Câyl ngăyl oó lo chết đửng/Câyl ngăyl chết đửng (Cây ngay không lo chết
đứng/Cây ngay chết đứng)
86. Câyl rêng chết dường clải/ Cải rêng chết dường chôồng (Cây nên chết bởi trái/
Gái nên chết bởi chồng)
87. Cha chết oó hết bưa (Cha chết không bằng hết bữa)
88. Chả khảng ba chết clu khà đỉn khưởng (Rét tháng ba chết trâu già dưới sương)
89. Chả Khảng bôổn chết con mại clôổn chôồng (Rét tháng bốn chết cô gái chốn
chồng)
90. Chả Khảng hal chết eng clal dộông mại (Rét tháng hai chết chàng trai chơi
gái)
91. Chả Khảng răm chết eng thăm dộông mại (Rét tháng năm chết anh thăm chơi
gái)
92. Cha là con bắt chước (Cha làm con bắt chước)
93. Chả nhất khảng mộit, khốt nhất khảng răm (Rét nhất tháng mười một, nóng
nhất tháng năm)
94. Cha oó mồô lẹ con (cha không mồ nữa là con)
95. Chả phỏi hum lằng/ Chả lăng hum dạ (Giá muối chung lòng/ Giá lăng chung
dạ)
96. Chắc khà nhơ quà clải chỉn (Người già như nhánh quả chín)

87
97. Chắc khà phái ba đảm giặc(Người già phái ba đám giặc)
98. Chàl oó lôộ/ Cả oó chặyl đi đôộ đàng noò (Chà không lỗ/ Cá không chạy đi
chỗ đằng nào)
99. Châm thân hại boóc/ thắt c óc hại mềng (thiêu thân hại vóc/ thắt cổ hại mình)
100. Chân đâu cặp cốc/ Cụ néc coỏ chôốc cặp ôố oong (Chân đau gặp gốc/ Trong
nách có nhọt gặp tổ ong)
101. Chân ôông chày ảo ôông (Chân ông dẫm áo ông)
102. Châu thân hại boóc/ Thắt coóc hại mềng (Thiêu thân hại vóc/ Thắt cổ hại
mình)
103. Chầyl đầyl nhơ cồô lọo roóc (Trơ trơ như cây lúa lép)
104. Chặyl hùm Chặyl bao cùm củi (Chạy hổ chạy chỗ chuồng lợn)
105. Chẩyl nhà mậy tha mặt chuột (Cháy nhà mới ra mặt chuột)
106. Chặyl trạch clách cảy nườu/ Cẩyl hươu mườu oó coỏ (Chăm làm căng căng
cái bìu/ Ngồi không bìu không có).
107. Chê ôông mộit đồông clá hal (Chê chồng một đồng trả hai)
108. Chẻ phái bòi/ Nhơ lòi phái loọ/ Nhơ choỏ phái ôố clởng ca (L… phải b…/
Như lợn lòi gặp lúa/ Như chó gặp ổ trứng gà)
109. Chẻm rác oó loi/ Khòi rác oó hổi (Chém nước không đứt/ Ròi nước không
thối)
110. Chèng thốit bớ dường ràng/ Bà nàng thốit bớ dường xổng áo (Chàng đẹp bởi
có nàng/ Bà nàng đẹp bởi có xống áo)
111. Chèo bè nhịn khát rác (Chèo bè nhìn khát nước)
112. Chết (chắc) khà còn cleo va nôốc nác (chết (người) già còn đeo hoa nốc nác
113. Chết bộô ma cloong đôổng/ khôổng bôộ mọl choong nhà ( chết nói với ma
trong đống/ sống nói với người trong nhà)
114. Chết người đền người làm boo khôổng lại(Chết người đền người làm sao sống
lại)
115. Chiêng bui đẻng oó khói làng/ Chiêng bể chiêng ràng/ Đẻng clóit Đal Thàng,
Đái Thả (Chiêng vui đánh không khói làng/ Chiêng vỡ chiêng hỏng/ Đánh tận
Đai Thàng, Đải Thá)

88
116. Chiêng oó đẻng oó khẹc/ Rác cháy oó mẹc vả rác tù (Chiêng không đánh
không sạch/ Nước chảy không mạch hóa nước tù)
117. Chim băyl clêng clời mắt noo mà chờ/Cả lôội đỉn khôông mắt no mà
chờ(Chim bay trên trời biết đâu mà sắm nỏ/Cá lội dưới sông biết đâu mà chờ)
118. Chim phắc nhạ/Cả phắc bi bai(Chim mắc nhạ/Cá mắc vây bơi)
Clợ chân coòn phoòng clẻng/Clợ thiểng clợ mẹng clẻng oó đa(Nhỡ chân còn
hòng tránh/Nhỡ tiếng nhỡ miệng tránh không xong)
119. Chim rêng khóe dường kẻng/Cả rêng mẹng riềng bi bai(Chim nên khỏe bởi
cánh/Cá nên mạnh bởi cái vây)
120. Chỉn cảy clu đớ mộit cảy mua choỏ/ Chỉn đụn loọ đớ mộit đụn mua mèo (Chín
con trâu để một con mua chó/ Chín bịch lúa để một bịch mua mèo)
121. Chỉn cảy quạt rôồng/ Oó bằng đôồng xoỏ máit (Chín chiếc quạt rồng/ Không
tày cơn gió mát)
122. Chỉn đo mụ đấn/Chưa cẩn đà rồi(Chín đo một đẵn/Chưa cắt đã xong)
123. Chộ đâu oó bóp đi bóp công bóp chộ (Chỗ đau không bóp đi bóp chỗ không).
124. cho như hoa chuối mòn)
125. Chóit clòn khôôn hơn vịt ba quắt (Vịt khôn hơn vịt ba quắt)
126. Chơl ngao, clôốc hôm hè dào, clảng dào hè cạn (Rực hồng, chập tối thì lũ,
sáng mai thì cạn)
127. Choo hè lèng/Treng hè hết(Cho thì lành/Tranh thì hết)
128. Choỏ không lạc nhà/ Ma oó lạc cứa (Chó không lạc nhà/ Ma không lạc cửa)
129. Choỏ oó cảnh du Chu oó đỏng dấu ( Chó không cắn dâu/ Trâu không húc rể)
130. Choỏ vặyl đuôi khì noò y vặyl (Chó cong đuôi khi nào cũng cong)
131. Choóng chéng nhơ choỏ đải côổ thoóc (Đỏng đảnh như chó đái đống rơm)
132. Chưa ăn đà loo oó ro/ Phẳng bò khiềng môộng (Chưa ăn đã lo không no/
Mắng bò nhíêc mộng)
133. Chưa khúi rác đà đó cỏng/ Chưa noỏng rác đà đó cộp (Chưa sôi nước đã đỏ
càng/ Chưa nóng nước đã đỏ mai)
134. Chủa nhà kham côông/ Chủa đôồng kham ăn kham ỏng (Chúa nhà tham công/
Chúa đồng tham uống)

89
135. Chực bà Khẻo, bà Khẻo đửng clôông/ Đợi bà Bôông, bà Bôông đửng ngoỏ
(Chực bà Khẻo, bà Khẻo đứng trông/ Đợi bà Bông, bà Bông đứng nhìn)
136. Chùng đuôi đảm rảo rẹ (Dài đuôi đắp khoeo riêng).
137. Chuốc choo Mo mậy ản ( chuốc cho Mo mới được)
138. Clải chân bằng đòng khày/Clải thay bằng câyl chuổi(Bắp chân bằng cái
chày/Bắp tay bằng cây chuối)
139. Clải dầm dầm cla bao bỏ/ Clải đó đó doong vềl choo ủn choo mạng (Trái thâm
thâm tra vào mỏ/Trái đỏ đỏ đem về cho em cho chị)
140. Clai đểng ni oó hảo lại/Mại đểng ni có hảo vềl (Trai đến đây không muốn
lại/Gái đến đây không muốn về)
141. Clai đểng khôông Bờ oó hảo lại/Mại đểng khôông Bờ oó hảo về (Trai đến
sông Bờ không muốn lại/Gái đến sông Bờ không muốn về)
142. Clai răm ba báy mạ/ Cải răm ba báy chôồng (Trai năm ba bảy mại/ Gái năm
ba bảy chồng)
143. Clal thốit răm ba báy mại/ Cải thốit chỉnh chiên mụ chôồng (Trai đẹp năm ba
bảy mại (tình nhân)/ Gái đẹp chính chuyên một chồng)
144. Clăm ậu hàng xạ/ Óo bằng cải quả làng chiềng (Trăm ậu hàng xã/ Không bằng
gái góa làng chiềng)
145. Clăm bà nàng mương clại/Oó bằng vạ mai làng chiềng
146. Clăm con mại Mường Vang / Óo bằng bà nàng Mường Bi ( Trăm con gái
Mường Vang / Không bằng bà nàng Mường Bi )
147. Clăm cúa nhà phợ/ Oó clá ản nợ nhà chôồng (Trăm của nhà vợ/ Không trả
được nợ nhà chồng)
148. Clăm sự hàng xạ/Oó bằng cải quả làng chiềng (trăm âu hàng xã không bằng
gái góa làng chiềng )
149. Clăm thử bủn thử bẻng/ óo qua y đểng hột lọo/Clăm thử cần thử phóc/ Óo qua
ản mẹng cảy coo (Trăm thứ bún trăm thứ bánh/ Chẳng qua cũng bởi một hột
thóc/ Trăm thứ gấm thứ vóc/ Chẳng qua khỏi miệng cái go)
150. Clăm ủn mại quạt hầu/Oó bằng mộit chầu xoỏ máit(Trăm cô gái quạt
hầu/Không bằng một chầu gió mát)

90
151. Clé voỏng mậy rặm neo/ Queo khong mậy là vải ( ngã voóng mới sửa neo/
Vêu mông mới cúng vía).
152. Clêng đồi nhất chim ác/ Đỉn rác nhất cả mương mương/ Clong Mường nhất
người mặt mốt (Trên đồi nhất chim ác/ Dưới nước nhất cá mương mương/
Trong mương nhất người một mắt)
153. Clêng đồl nhất thịt moong rắp/ Đỉn rác nhất cả nắp cùl (Trên đồi nhất thịt
muông sóc/ Dưới nước nhất cá quanh nấp đá)
154. Clẻng voi oó xẩu mặt noò (Tránh voi chẳng xấu mặt nào)
155. Clợ chăn hòong clẻng/ Clợ mẹng clẻng óo đa (Nhỡ chân phòng tránh/ Nhỡ
miệng tránh không đang).
156. Clợ chăn hòong clẻng/ Clợ mẹng clẻng óo đa (Nhỡ chân phòng tránh/ Nhỡ
miệng tránh không đang).
157. Clời oó là ma côộng mần (trời không làm ma cũng bắt)
158. Clớl đa khòi clởng ( xẩy da ròi trứng )
159. Clôốc hôôm dôộng cha / Ca cảyl dôộng thiếp ( Chập tối chơi cha / Gà gáy
chơi thiếp )
160. Clôóc kháo máo chuổl chuộl da eng hời (Đầu cá khảo, cằm cá chuối chuốc
anh em hỡi)
161. Cloong đủm đé vài mul điêm (Trong đom đóm ngoài bó đuốc)
162. Cloong oó kín vài nghỉ ngươi (Trong không kín ngoài coi khinh)
163. Clu ăn roo clu oọ/ Boò ăn roo boò ể (Trâu ăn no trâu ợ/ Bò ăn no bò ẻ)
164. Clu buộc két clu ăn; Khăng răm đăm đăm hu cu (Trâu buộc ghét trâu ăn;
Tháng năm xăm xăm hố củ).
165. Clu buộc két clu ăn (Trâu buộc ghét trâu ăn).
166. Clu đếch boò lôồng/ Clu khôông boò lạc (Trâu đứt bò lồng/ Trâu dông bò lạc)
167. Clu đỏl đểng coỏ Rôố Ra (Trâu đói đến có Rố Ra)
168. Clu khà rắp bôồ phỏi (Trâu già sắm bồ muối)
169. Clu loọc đểng no phất mùa đểng rỉ.(Trâu trắng đến đâu mất mùa đến đấy)
170. Clu ngay hè bừa/ Ngựa ngay hè đách (Trâu ai nấy bừa/ Ngựa ai nấy dắt)
171. Clu nhà chủa ăn lủa nhà thầy (Trâu nhà chúa ăn lúa nhà thầy).

91
172. Clu oó ăn oó nhẩn ản chạc/ Boò oó oỏng rác oó nhẩn ản mui ản cle (Trâu
không ăn không ấn được thừng/ Bò không uống nước không ấn được mũi được
xẹo)
173. Clu ta ăn coó đôồng ta/ Hà chân đổl bỏ mậy tha nước ngoài (Trâu ta ăn cỏ
đồng ta/ Hà chân đóm vó mới ra nước ngoài)
174. Clu thìm cột/ Cột oó thìm clu (Trâu tìm cột/ Cột không tìm trâu)
175. Coi clời bằng bung cla/ Kía ôông bà bằng bụi chuốt chân (Coi trời bằng vung
nồi/ Thấy ông bà bằng giẻ lau chân)
176. Cỏi cơm ôông Mo bằng boỏ loọ thái (Gói cơm ông Mo bằng bó lúa mất cạn)
177. Cởi cúa với đoòn/Với con với é.(Gửi của gửi đòn/Gửi con gửi ỉa)
178. Cơm ăn nhơ đửa đẻ/ Việc là nhơ chổ chết (Cơm ăn như người đẻ/ Việc làm
như ốc chổ chết).
179. Cơm ăn oó hết cảo còn đẩy (Cơm ăn không hết gạo còn đấy)
180. Cơm ba bát/ Rào ba khạc/ Xôổng ảo ba đuồng (Cơm ba bát/ Rào ba thanh/
Xống áo ba tầng).
181. Cơm cleo mèo nhịn đỏl(hay luổng). (Cơm treo mèo nhịn đói( Hay suông).
182. Cơm mường Voỏ, loọ mường Vang/ Thường rang mường Bủm-Khỏi (Cơm
mường Vó, lúa mường Vang/ Thường rang mường Búm-Khói)
183. Cơm ngay rẹ ngôồi phỏng/ Rạo ngay rẹ oỏng hơ/ Buồng nang thơ ngay/ Rẹ
bếch clải clước (Cơm ai nấy ngồi voóng/ Rượu ai nấy uống đầu/ Buồng cau
hoa ai/ Nấy hái quả trước)
184. Cơm noo cho roo choỏ/ Loọ noo choo roo ca (Cơm đâu cho no chó/ Lúa đâu
cho no gà)
185. Cơm phỏi, đỏl ăn oó đỏl hè thôi (Cơm muối, đói thì ăn không đói thì thôi)
186. Cơm rếp bề phỏi vừng nga/ Eng chàng oó cla bao mẹng/ Cơm réng bề cả
nghẹng bò/ Ăn roo eng chàng dậyl quẹn (Cơm nếp chấm muối vừng rang/ Anh
chàng không tra vào miệng/Cơm rảnh với cá ngạnh bò/ Ăn no anh chàng dậy
dọn)
187. Cơm rếp mường cói vạnh rêng chạc đang/ Cơm rếp mường cáng vanh rêng
chạc clu/ Lảo đôồng Rù chuông rêng bái bá/ Rác voỏ Bờm oỏng đá keng (Cơm

92
nếp mường cối bện trên dây dang/ Cơm nếo mường Cảng bện trên dây thừng/
Nửa đồng Rù dệt nên vải màn/ Nước giếng Rả uống bỏ cơm/ Nước giếng Bờm
uống thay canh).
188. Cơm rếp mường ngài/Oó bằng củ khoai mường mềng(Cơm nếp mường
người/Không bằng củ khoai mường mình)
189. Cơm rếp ở cloong, lả đoong ớ vài (Cơm nếp ở trong, lá dong ở ngoài)
190. Cơm rôố oó ăn lẹ cơm réo mường clêng (Cơm ngô bố không ăn là cơm rẻo
mường trên)
191. Con bậu mại biềl mại đẹp/ Con mềnh mại kép mại oó rêng (Con họ mọi bề
mọi đẹp/ Con mình mọi kép mọi không nên)
192. Con cải mộit đạo đuột nhơ lả đong rừng, oó chùng côộng rôộng (Con gái một
mườn mượt như lá dong rừng, không trùng cũng rộng).
193. Con cải mộit đạo đuột nhơ lả đong rừng, oó chùng côộng rôộng (Con Cơm ăn
nhơ đửa đẻ/ Việc là nhơ chổ chết (Cơm ăn như người đẻ/ Việc làm như ốc chổ
chết).
194. Con cải mộit đạo đuột nhơ lả đong rừng, oó chùng côộng rôộng (Con gái một
mườn mượt như lá dong rừng, không trùng cũng rộng).
195. Con cha oó bên cha/ Bẻn côồ cà côồ kể/ Con mệ oó bẻn mệ/ Bẻn cắt kẹ cloong
rôông (Con cha không giống cha/ Giống cây cà cây kế/ Con mẹ không giống
mẹ/ Giống tắc kè trong hang)
196. Con chuổi nắp mệ chuổi (Con chuối kề mẹ chuối)
197. Con Côi rêng ngài/ Mạ rài rêng giôổng (Con mồ côi nên người/ Mạ ria sướng
tốt giống)
198. Con coỏ cha nhơ nhà coỏ roóc/ Cha coỏ con nhơ roóc coỏ nhà/ Con oó cha
như nhà oó roóc/ Cha oó con nhơ roóc oó nhà (Con có cha như nhà có nóc/
Cha có con như nóc có nhà/ Con không cha như nhà không nóc/ Cha không
con như nóc không nhà)
199. Con giự con mậy được/ Bôổ mệ giự con nhơ nước chảy xuô (Con giữ con mới
được/ Bố mẹ giữ con như nước chảy xuôi)

93
200. Con hơn cha là nhà coỏ phúc/ Con oó hơn cha nhà clúc coỏ thội (Con hơn cha
là nhà có phúc/ Con không hơn cha nhà đồn có tội)
201. Con khoóc mệ choo ủ.(Con khóc mẹ cho bú)
202. Con mọl coỏ họo/ Clải roỏ coỏ nái (Con người có họ/ Hoa chuối có nải)
203. Con ngựa đâu cà tầu oó ăn coó ( con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ)
204. Con nhà coỏ nết coỏ na/ Đi bao chết choỏ đi tha chết mèo (Con nhà đẹp nết
đẹp na/ Đi vào chết chó đi ra chết mèo)
205. Con nhà doòng đé tha khoong Tú Tịn (Con nhà dòng (dõi) đẻ ra đít Tù Tịn)
206. Con nhà giầu hay mần/ Con nhà bần hay ăn oó hay é (Con nhà giàu hay làm/
Con nhà lười hay ăn không ỉa)
207. Con rêng hè rớ mặt cha/ Óo rêng hố bạn nhuốc nha lảng đường (Con nên thì
nở mặt cha/ không nên hổ bạn nhuốc nhơ láng giềng)
208. Coỏ bôổ coỏ mệ ngôồi nhà clảng cúi clảng bếp/ Oó bôổ oó mệ ngồôi nhà thết
lết cảy mặt (Có bố có mẹ ngồi nhà cháy lửa sáng bếp/ Không bố không mẹ
ngồi nhà thao láo con mắt)
209. Coỏ cả bả óo ăn cua/ Oó cả bả ăn đua ăn nạn (Có cá bá không ăn cua/ Không
cá bá ăn vội ăn vàng)
210. Cỏo ruôi coon mận mắt loòng thương bổô mệ (Có nuôi con mới biết lòng
thương bố mẹ)
211. Cúa mềng là tha nhơ rác phoỏ/ Của bôổ mệ choo nhoe clải roỏ mòi (Của mình
làm ra như nước giếng/ Của bố mẹ
212. Cun Vang ủ chỏo/ Cun Vỏo ủ clu (Cun Vang bú chó/ Cun Vó bú trâu)
213. Đé khé oó mẩy hạt mơ (Chim sẻ không mấy giọt mỡ )
214. Đé khé phang lạl nả càng (Chim sẻ mang tên nỏ lớn )
215. Đi é óo hay lại/ Đi đải óo hay vềl (Đi ỉa không còn lại/ Đi đâu không còn về)
216. Đỏl chết con nhà giầu/ Ôổm đâu chết con nhà nghèo (Đói chết con nhà giầu/
ốm đau chết con nhà nghèo).
217. Đỏl cổô lại hay boò/ Roo cổô lại hay ngôồi (Đói đầu gối biết bò/ No đầu gối
biết ngồi)

94
218. Đỏl hè ăn đá phả/ chở ăn quẩy ăn quả mà om ( đói thì ăn rau má/chớ ăn bậy ăn
bạ mà độc)
219. Đỏl hè khoỏ/ Xoỏ hè chả (Đói thì khổ/ Gió thì rét)
220. Đỏl hè khoỏ/ Xoỏ hè chả (Đói thì khổ/ Gió thì rét).
221. Đỏl khảng ba/ roo ba mươil thết ( Đói tháng ba/ No ba mươi tết)
222. Dòng lừa ưa nặng óo ưa nhẹl (Giống lừa ưa nặng không ưa nhẹ)
223. Đôồng chung thung liền/ Clu ăn đi boò thá lại (Đồng chung thung lũng liền/
Trâu ăn sang bò lấn lại)
224. Doòng lừa ưa nặng óo ưa nhẹl (Giống lừa ưa nặng không ưa nhẹ)
225. Du cẩyl hả, dạ cẩyl hain (dâu hầm hầm, hạ lừ lừ)
226. Đừ con đửa đừ màm cả/Đừ con mụ dạ đừ màm râu(Nhiều con trai nhiều rỏ
cá/Nhiều con đàn bà nhiều rỏ rau)
227. Dù hè cạn, tản hè mưa (Dù thì cạn, tán thì mưa)
228. Du vềl dẩu bào (Dâu về rể vào)
229. Đửa biếng cặp ăn/ Đửa khằn cặp việc/ Đứa điếc cặp lôông ca ( Kẻ biếng gặp
ăn/ Người chăm gặp việc/Kẻ điếc gặp lông gà)
230. Đửa là nhà oó loo bằng đửa đẻng bải/ Đửa là vải oó loo bằng đửa chia chóoc
ca (Người làm nhà không lo bằng người cắt gianh/ Người cúng vía không lo
bằng người chia thịt gà)
231. Đùi đẻng đục, đục đẻng khăng ( Dùi đánh đục, đục đánh cây)
232. Đụn mởi tha / Nhà mởi chụm (Cửa mới ra/ Nhà mới dựng)
233. Đửng lụa nóc lụa mận phái/ Đửng vải nóc vải mận bền (Đửng lụa nóc lụa mới
phải/ Đửng vải nóc vải mới bền)
234. É tha bái,đải tha lụa(Ỉa ra vải,đái ra lụa)
235. Éc vài đàng phang bao côố. ( Ách ngoài đàng mang vào cổ )
236. Giật chọo/ Chóo loó cảy bung/ Oó hung côộng pệt (Quay chọ/Ro ro cái vung/
Không hung cũng pệt)
237. Hết chí rặc oó quay/Chặyl đá lả bay khưa nhà (Hết chỉ rặc không quay/Chạy
bỏ lá bay (guồng) giữa nhà)

95
238. Hớu chân chì cả tha/ Hớu chân ca cloóng đừng( Hở chân chì cá ra/Hở chân gà
diều hâu đánh)
239. Kẻ đi óo bực bằng người chực nồl cơm (Kẻ đi không bực bằng người chực nồi
cơm)
240. Kéng véng thay chiêu/ Đấp niêu oó bế/ Đoỏng mệ oó đâu (Chỏng vảnh tay
chiêu(trái)/ Đập niêu không vỡ/ Đánh mẹ không đau)
241. Két ác két cá cọc rào/ Két đao clao két cá nậm hỏl (Ghét quạ ghét cả cọc rào/
Ghét chim đao clao ghét cả b….
242. Kham lam rêng ba đam chốc mép (Tham lam mọc ba đam mụn mép)
243. Khảng khẩu ngẩu clải ối (Tháng sáu ngấu trái ổi)
244. Khe ăn khe roo/ Khe nằm coo khe ẩm (Khẽ ăn khẽ no/ Khẽ ằm co khẽ ấm)
245. Khể con lâu dâu con giác (Nói con lau đau con giác)
246. Khể roó oó hay cùng/ Bếch clải khung oó đầy choó khôống (Tán gẫu không
biết cùng/ Hái quả sung không đầy giỏ thủng)
247. Khóe đường cơm/ Hơm dường xôổng ảo (Khỏe bởi cơm/ Thơm bởi xổng áo)
248. Khỏo nhất mụ khì là du/ Khốô nhất khì bù là dạ (Khó nhất một lúc làm dâu/
Khổ nhất khi được làm dạ)
249. Kía choỏ ăn é rằng ngon/ Ton bao mộit miếng măng rêng hổi hổi (Thấy chó ăn
cứt bảo ngon/ Ăn vào một miếng biết thế nào là thối)
250. Kía mèo ngú rằng mèo nghê/ Bắt chuột côồng rề cla nay đà coỏ thiểng (Thấy
mèo ngủ rằng mèo chậm/ Bắt chuột cùng rề xưa nay đã có tiếng)
251. Là ca clôil/ Ngay đội hè phó/ Là em cố/ Ngay choỏ mèo (Làm gà lôi/ Ai đụng
tới thì mổ/ Làm gà cỏ/ ai mó tới thì bẹo)
252. Là dê đảl đê loong (Coi thường dái dê rơi)
253. Lèng bằng lèng/ Chắt chal khèng bao khoong là cớ (Lành bằng lành/ Giắt
mảnh sành vào đít làm gở)
254. Liệu cơm cắp phẳm/ Liệu con khá chồông (Liệu cơm gắp mắm/ Liệu con
gả chồng )

96
255. Măng bậu nhôộc/Cảy ốc cỏ clôồi (Nghe họ nói/Cái ốc liền trôi)
Bậu chỉn con chỉn thốit/Mềng mộit con mộit oó rêng.(Họ chín con chít
tốt/Mình một con một không nên)
256. Măng lụt chở cẩy bắng cạn/ Măng hạn chở cẩy bắng khu (Thấy lũ chớ cấy chỗ
cạn/ thấy hạn chớ cấy chỗ trũng)
257. Nhắng mê cắng lim/ đìm mê lim tạp (gày ( mảnh) mà cành lim/ trìm mà lim
tạp)
258. Nhấp nhưới nhơ bưới hal loòng (Lấp lửng như bưởi hai lòng)
259. Nhất câyl clâm/ Nhì câyl clai/ Thưr hail câyl bủm xoỏ/ Oó coỏ mậy là lim
(Nhất cây trâm/ Nhì cây trai/ Thứ hai cây búm gió/ Không có mới làm lim).
260. Nổi giáo choo giặc ( Nối giáo cho giặc)
261. Non nhà hơn khà đôồng (Non nhà hơn già đồng)
262. Nỏn pẻ (thẻ) bẹ dẹ ba quèng/ là eng nỏn mởi (nón rách tả tơi ba vành/ làm anh
nón mới)
263. Non thơ, khà lủ (Trẻ thơ, già lẫn)
264. Ớ đôồng coỏ thá/ Ớ nhà coỏ chiểu (Ở đồng có cành lá / Ở nhà có chiếu )
265. Ở nhà bậu là bạc/ Vềl nhà mềng chác rác là chì (Ở nhà người là bạc/ Về nhà
mình xếch xác là chì)
266. Ớ nhà khôôn nôồng/Tha đồồng khôn ét/Khuất Khậm Khét bính lừ lừ (Ở nhà
khôn nhiều/Ra đồng khôn ít /Tới Nhận Khét tít mù mù)
267. ở nhà mắt ma clé khạp ( ở nhà biết ma ngã sạp)
268. Oó bôốc boo loọ/Oó khoọ boo thằm (Không vun cất sao có lúa/ Không chọn
lựa sao có tằm
269. Oó cầm khày cộng quay thủng thả(Không cầm chày cũng quay thúng mủng)
270. Oó rằng rêng đều oó hay/ Rằng tha rêng đều đăng cay lẳm lẳm (Không nói
thành người không hay / Nói ra thành lời đắng cay nghiệt ngã )
271. Phắc bái bao côộc câl nang / Quàng bái bao côộc câ mít/ Phít đi phít lại,
chạch cà bốp
272. Phẳm hổi đớ cloong ngoọc nhà/Đừng buông tha mà hố bạn.(Mắm thối để
trong góc nhà/Chớ đưa ra mà hổ bạn)

97
273. Phất mùa ba năm/ Choỏ cải làng Khăm mặc ảo mởi (Mất mùa ba năm/ Chó cái
làng Khăm mặc áo mới)
274. Quần mụ khạo, ảo mụ clàng( Quần một manh áo một khổ)
275. Rác cloong oó phải bộ/Ủn coỏ, oó đợi eng phái rằng (Nước trong không phải
mò/Em có ,không đợi anh phải đòi
276. Roo là Bụt, đỏl là ma (No làm bụt,đói làm ma)
277. Rôô non rác la/ Đẻng cla là choo (Ngô non nước lã/ Đánh cho làm cho)
278. Thẹng ăn cơm chộl nu/ Oó thẹng đi clu chộl bòo
279. Thẹng cái má/Óo thẹng đá hoọ.(Thà cải mả/Không thà bỏ họ)
Thôông dang đá roó/Clải roỏ cầm thay(Túi to để ngỏ/Hoa chuối cầm tay)
Bạn cu oó rú côộng lại/Bạn mởi oó đợi phái thàn (Bạn cũ không rủ cũng
lại/Bạn mới không đợi phải tàn)
280. Thẹng đà ủn mại cloong quêl/ Oó thẹng đá mềl phăng đang đẩm clưới
281. Ưa rưa hơm/Óo ưa rưa hổi/Hổi rưa rình rình.(Thích rưa thơm/Không thích rưa
thối /Thối rưa ầm ầm)
282. Ủn cụ bề eng dẩu (chẩu)/Nhơ đồồng clằm vẩn khậu cleo thay.( Em trai vợ với
anh rể/Như chiếc vòng tràng hạt đeo tay)
283. Văyl loọ coỏ loọ đái; Văyl bái coỏ bái chuông" (vay lúa có lúa phơi; vay vả có
vải dệt)
284. Con riêng hè rớ mặt cha/ Oó rêng hố bạn nhuốc nha lảng đường (Con nên thì
nở mặt cha/ Không nên hổ bạn nhuốc nhơ láng giềng)
285. Coỏ bôổ coỏ côổ cơm/ Coỏ mệ coỏ ơm xôổng ảo (Có bố có đống cơm/ Có mẹ
có ôm xống áo)
286. Coỏ con té mậy(mận)là rêng ké cá./Oó coỏ con té oó là rêng ké cá.(Có con trẻ
mới làm nên kẻ cả/ Không có con trẻ không làm nên kẻ cả )
287. Coỏ cụ coỏ môộng/ Nhơ màm chôộng coỏ ngỏng (Có cậu có ngoại/ Như gió
đại có hom)
288. Coỏ cứa côồng nhà đi đua vềl muốt/Oó cứa côồng nhà đi đạo đuột nhơ clời
xoỏ may(Có cửa có nhà đi vội về chăm/Không chồng không con đi tha thướt)

98
289. Coỏ cúa giúp cúa/ Coỏ côông giúp côông/ Cùng nôồng giúp thiểng giúp mẹng
(Có của giúp của/ Có công giúp công/ Bần cùng giúp lời giúp tiếng).
290. Coỏ keng nối mơ làng làng/ Oó keng quang mơ lẩu lẩu/ Cẩu rác đôổng đôổng
(Có canh nổi mỡ lênh láng/ Không canh sạch quang làu làu/ Đục nước ngàu
ngàu)
291. Coỏ khào đoo rác/ Óo thước đoo loòng ( Có sào đo nước/ Không thước đo
lòng)
292. Coỏ mặt ở nhà oó mặt tha cứa (Có mặt ở nhà không mặt ra cổng)
293. Coỏ phúc đé ản con hay lội/ Coỏ thội đé ản con hay đèo (Có phúc đẻ được con
biết bơi/ Có tội đẻ được con biết trèo.)
294. Côông việc đều bàn/ Coỏ nan đều bóit/ Đều hóit đều rằng thường (Công việc
cùng bàn/ Có nan cùng vót/ Vừa huýt sáo vừa rằng thường).
295. Côông việc đều bàn/ Coỏ nan đều bóit/ Đều hóit đều rằng thường (Công việc
cùng bàn/ Có nan cùng vót/ Vừa huýt sáo vừa rằng thường).
296. Cốp đửa bao oó đào đửa tha (Gộp người vào không đào người ra)
297. Cụ môộng là giôổng đi khi/ Oó ăn chi cụ môộng (Cậu, ngoại là loại đi thi/
Không ăn gì cậu, ngoại)
298. Cu nhịn chỉn cu lèng./( Keo nhịn chín keo lành )
299. Cúa đắt cúa ngon/Con đắt con khôôn(Của đắt của ngon/Con đắt con khôn)
300. Cúa lẳm lỷ mọl đừ lài (Của lắm nhẽ người nhiều lơi)
301. Cúa mềng ăn ro/Cúa choo ăn rểm(Của mình ăn no/Của cho ăn nếm)
302. Cúa mềng coỏ mẩu/ cúa bậu xem khôông ( của mình có máu/ của họ xem
không)
303. Của nậm nà boọc nậm nà (Của bờ ruộng bọc bờ ruộng)
304. Cúa nhà bổô mệ lể choo/ Choo ngoo như con chóit ôổm/ Cúa nhà chơi chủ
dộng lộm/ Đôổm lôổm nhơ khao clêng clời (Cửa nhà bố mẹ lấy cho/ Co ro như
vịt con ốm/ Cửa nhà chơi dấu nhởi trộm/ Lồ lộ như sao trên trời)
305. Của noo bề đửa bần/ Quân noo bề đửa dại (Của đâu với kẻ bần/ Quân đâu với
kẻ dại)
306. Cúa oó ngon đừ con côộng hết.(của không ngon đông con cũng hết)

99
307. Cúi khênh thoóc/Voọc khênh clải khênh clăng. ( Lửa gần rơm/Voọc gần trái
gần quả.)
308. Cúi phu chằyl nhà/ Chắc khà mang mẹng (Củi mục cháy nhà/ Người già nói
vặt)
309. Cúi thắt al loòng nhỏ/ Chủng đỏl bạn khoỏ el loòng chìu/ Khì noò chiu riu nhơ
quà clải chỉn (Lửa tắt có công nhóm/ Chúng đói bạn nghèo có lòng chiều/ Khi
nào cũng xiêu xiêu như cành trái chín)
310. Cùl đụng con mại/ Bằng bàn vải đêm hôm (Quả đấm con gái/ Bằng buổi cúng
vía sớm hôm)
311. Dà nẻo đếch rây (Già nẻo đứt dây)
312. Dà thuốc ngòi lòi thuốc cải (Đẩy thuốc mồi lồi thuốc cái)
313. Đắc đởin mường Kha ăn ngon hơn thịt ca mường Mận (Rau đớn mường Kha
ăn ngon hơn thịt gà mường Mận)
314. Đắc đôổm mân thâu chường/ Roo loòng thương y đẳng/ Đắc khẳng mân thâu
dờn/ Roo loòng hờn y ngoịt (Rau đốm với rau chường/ No lòng thương vẫn
đắng/ Rau sắng với rau dờn/ No lòng hờn vẫn ngọt)
315. Dài ngày dày kẻn (Dài ngày dày kén)
316. Dại oỏng rác đải thàng Cò, ăn nói lo thằng húi (Dại uống nước đái thằng cò,
ăn b lo thằng hủi)
317. Đầm Đôm rộ hè cạn/ Bển Bản rộ hè dào/ Khào Xưa rộ lẳm các (Đầm mường
Đôm kêu thì trời cạn/ Bến nước mường Bán kêu thì nước lũ/ Khúc sông
mường Xưa kêu thì nhiều cá)
318. Dầm thăng ản phảl phứa/ Thốit thắc ản nứa phân (Đen răng được một nửa/ Tốt
tóc được nửa phần)
319. Đàng cày ngày ăn (Đường cầy ngày ăn)
320. Đàng clang oó clé clước clải/ Vạ mại oó khể clước đửa clai (Đàng clang
không rơi nước mắt/ Co gái không nói trước chàng trai)
321. Dào bông khể, Cả bể con vềl mường (Lũ hoa khế (hoa sậy), cá bế con về
mường)

100
322. Dào chao choò Hét/ Quét đôồng thôông hỏl/ Chọl coó roó bưa (Lũ rửa chân
Hét/ Vét đồng thông ra suối/ Trui cỏ không bữa).
323. Đao khắc bớ thợ/ Phợ khôn bớ nhà (Dao sắc từ thợ/ Vợ khôn từ nhà)
324. Đất cỏ thốô côông/Khôông coỏ Hà Bả(Đất có Thổ Công/Sông có Hà Bá)
325. Đất coỏ lang/Làng coỏ đạo (Đất có lang/Làng có đạo)
326. Đất mường noò coò con khăng mường rỉ (Đất mường nào gò cây non mường
ấy)
327. Dầu thêm khoỏ thặm(Giàu thêm khó thiếu)
328. Đầy màm đểng dọl/ Khì noò đẩy màm mậy đểnh dọl (Đẩy giỏ đến sọi/ Khi
nào đẩy giỏ mới đến sọi)
329. Đáy ngày quen mặt/ Phẳng phặt quen thân/ Ăn bẩn quen thỏi (Ngủ ngày quen
mắt/ Chửi vặt quen thân/ Ăn bẩn quen thói)
330. Dậyl rác phoỏ mậy coỏ rác đôồng (Nổi nước giếng mới có nước đồng)
331. Đế con ăn côông/ Clôông câyl ăn clải ( Đẻ con ăn công/ Trồng cây ăn trái)
332. Đẻ con bôông/ Rôồng con đửa con cải/ Cẩyl hải đầy đôồng (Đẻ con sang/ Đẹp
con trai con gái/ Cấy hái đầy đồng)
333. Đé khé hảm đụn loọ nhà Lang (Chim sẻ hám bịch lúa nhà Lang)
334. Đé khé oó mẩy hạt mơ (chim sẻ không mấy giọt mỡ)
335. Đé khé phang lại nả càng (Chim sẻ mang tên nỏ lớn)
336. Đếch quai Ẻm ớ Mường Cò Clang/ Đếch quai Thường quai Rang/ Ớ Mường
Song Cal-Bải Nại/(Ớ Mường Song Cal-Bủm-Khỏi)/(Dứt quai Ếm ở mường Gò
Trang/Đứt quai Thường quai Rang/ Ở mường Song Cai-Bái Nại./(Ở mường
Song Cai-Búm-Khói))
337. Đếch rửa chở cọt đi xa/ Đá bà chở dua cla clười thiểng nặng (Đứt chảo chớ
ném đi xa/ Bỏ vợ chớ vội ra lời tiếng nặng)
338. Đểng bốô các chòo leeng nậm (Trượt ngã gác chân lên bờ)
339. Đẻng cả là cúa hong/ Đoọc moong là cúa bốil dôộng (Đánh cá là của thật/ Săn
muông là của chời bời)
340. Đẻng con bận bôố bải/ Đẻng con mềng chặyl lại ngồôi nôồng (Đánh con họ
chạy ra ngòa/ Đánh con mình chạy lại ngồi lòng)

101
341. Dềng dềng nhơ ma lên khả voỏng(Dềng dềng như ma lên đằng voóng
342. Đeng nheng nhơ eng mạng (Ngó nghiêng như anh không chị)
343. Đẻng thẳm khoong nàng quàng khoong tôi (Đánh rắm đít nàng quàng đít tôi)
344. Đẻng thẳm oó đâu côộng hố / Đẻng bôố oó đâu côộng laìn ( Đánh rắm
không đau cũng hổ / Trượt ngã không đau cũng thẹn )
345. Đi bỏl tha ma/ Quét nhà tha rác (Đi bói ra ma/ Quét nhà ra rác?
346. Đi đá đất choo con chu chường/ Đi bó mường choo con chu chặng/ Đá đôồng
rơl ảng rằng/ Choo ôi lủng mạng làng (Đi bỏ đất cho con chu chường/ Đi bỏ
mường cho con chu chặng/ Bỏ đồng ruộng mùa màng/ Cho bạn lúng chị làng).
347. Đi đôồng chở doong choỏ/ Ngoỏ loọ đừng doong con (Đi làm chớ mang chó/
Thăm lúa đừng đem con).
348. Đi đôồng chở doong choỏ/ Ngoỏ loọ đừng doong con (Đi làm chớ mang chó/
Thăm lúa đừng đem con).
349. Đi khâu cẩu nước/Đi clước được ăn(Đi sau đục nước/Đi trước được ăn)
350. Đi ô lồ mặt/ Bắt chôổ lé thăng/ Đẻng khẳng vắng clu (Đi ô hoa mắt/ Bắt châu
chấu gãy răng/ Đánh khằng vắng trâu)
351. Đớ tang bôổ mệ mườil hal khảng/ Đớ tang mọl làng ba mươil ngày/ Đớ tang
choo mọl ăn mày mộit buổi (Để tang cho bố mẹ mười hai tháng/ Để tang
người làng ba mươi ngày/ Để tang cho người ăn mày một buổi)
352. Đỏil dà ăn cẳm/ Đỏil lẳm ăn xê/ Đỏil nôổng hê/ Ăn da Mụ hởi (Đói nhiều ăn
lắm/ Đói cắm ăn xê/ Đói quá thể/ Ăn Mụ, Mụ ơi)
353. Đỏl chết con nhà giầu/ Ôổm đâu chết con nhà nghèo (Đói chết con nhà giầu/
ốm đau chết con nhà nghèo).
354. Khảng ba chả lại mụ lần/ Choo chôồng nàng Bân mặc ảo mởi (Tháng ba giá
lại một lần/ Cho chồng nàng Bân mặc áo mới)
355. Khảng báy cạn náy clừa mạ lang cang/ Phang chặyl leeng đồl đá mơ choo lả
lốt (Tháng bảy cạn nảy sướng mạ lang cang/ Hoẵng chạy lên đồi bỏ mỡ cho lá
lốt)
356. Khảng báy kháng thảm ăn cả kha/ Khảng hal khảng ba ăn cả đẻng (Tháng bảy
tháng tám ăn cá kha/ Tháng hai tháng ba ăn cá đánh)

102
357. Khảng báy rắp ráy mặc ảo (Tháng bảy sập sậy mặc áo)
358. Khảng bôổn cheng khà là kha ớ đỉn/ Khảng chỉn cheng khà là kha ớ đêng
(Tháng bốn tranh nhau làm kha ở dưới/Tháng chín tranh nhau làm kha ở trên
359. Khảng chạp rạp mặt clời (Tháng chạp nấp mặt trời)
360. Khảng chiêng ăn nghiêng đụn loọ(Tháng giếng ăn nghiêng bịch lúa)
361. Khảng chỉn chỉn chu chỉn lội (Tháng chín chín dâu da chín nhội)
362. Khảng chỉn khảng mườil/ Ôông ngay oó bẻo hè the/ Khảng răm khảng khẩu/
Ôông ngay oó xeng le hè biểng (Tháng chín tháng mười/ Ai không béo người
giun sán/ Tháng năm tháng sáu/ Ai không xanh xám thì biếng)
363. Khắng khắng nả cải lêng kèn/Hờn ken lẳm lẳm.(Căng căng nó lớn lên
dây/Hờn ghen lắm lắm)
364. Kháng khẩu là mẩu còn rôồng (Tháng sau là máu con rồng)
365. Khảng mườl hươl chảo lôộng ( Tháng mười húp cháo suông )
366. Khăng răm đăm đăm hu cu (Tháng năm xăm xăm hố củ).
367. Khảng răm nhộn khì rác khẩu/ Khảng khẩu nhộn thì rác cẩu đuôi đồông
(Tháng năm rộn lúc nước đục ngầu/ Tháng sáu rộn khi nước đục ngầu đuôi
đồng).
368. Khảng thảm mềm mẩm chứa loọ (Tháng tám nhồm nhoàm chứa lúa)
369. Khát rác thuổng hỏl/ Đỏl lằng bao nhà lang (Khát nước xuống suối/ Đói lòng
vào nhà Lang)
370. Khể câyl lau đâu câyl giác (nói cây lau đau cây giác)
371. Khể roó oó đầy choó khôống/ Bếch clải khung oó đầy choó khôống (Tán gẫu
không biết cùng/ Hái quả sung không đầy giỏ thủng)
372. Khênh cúi ca, xa vượn voọc (Gần lợn gà, xa khỉ vượn)
373. Khênh cúi oó đóo/ khênh loọ oó quai/ khênh con ngài oó bộô cồông khổ ( gần
lửa không đỏ/ gần lúa không đảo/ gần con người không nói không rằng)
374. Khênh lang tôổn ca/ Xa lang nhảl đảo ( Gần lang tốn gà / Xa lang sợ Đáo )
375. Khét ác khét cá cọc rào/ khét Đao Clao khét cá nậm hỏl (ghét quạ ghét cả cọc
rào/ ghét chim Đap Clao ghét cả bờ suối)

103
376. Khậm Khét ôông Khỏi oó bằng phướng phỏi ôông Đẹ (Khậm Khét ông Khói
không bằng môi muối ông Đẹ).
377. Khì ăn chản lúc nhịn thừa (khi ăn chán lúc nhịn thừa)
378. Khí coỏ clải thum/ Hùm coỏ thịt chua (Khỉ có quả dấm/ Hổ có thịt ướp)
379. Khì nỏng lề kìm mà cắp/Khì vậy lể thay mà rơ.(Lúc nóng lấy kìm mà cặp/Lúc
nguội lấy tay mà sờ)
380. Khì oó ai khì ba clai rều rều (Lúc không ai lúc ba chai đông đông)
381. Khía khằng mộit khảng/ Boỏng chạng bổn mươil đêm (Thấy bông một tháng/
Bóng dáng bốn mươi đêm)
382. Kía lả chớ đưa hả mẹng (Thấy lá chớ vội há miệng)
383. Khinh câyl bớ hột mà tha (Sinh cây từ hột mà ra)
384. Khinh con oó khinh loòng/ Khinh moong oó khinh khừng (Sinh con không
sinh lòng/ Sinh muông không sinh sừng)
385. Khóe ăn khóe é/ Khóe đáy khóe đêm bao (Tài ăn tài ỉa/ Tài ngủ tài chiêm
bao).
386. Khóe dường cơm/Hơm dường xôổng ảo(Khỏe bởi cơm/Thơm bởi xống áo)
387. Khòi chân voi là mẩy hột (Ròi chân voi là mẩy hạt)
388. khong đéng mẹng lạ (Đít đánh miệng lạ)
389. Khôôn ba năm dại mộit giờ(Khôn ba năm dại một giờ)
390. Khôôn bớ bẻ lêng ba/ Dại chết khà mậy thôi (Khôn từ thuở lên ba/ Dại chết
già mới thôi)
391. Khôôn clặt khẻo clẹng/ Nhơ mẹng cảy kha (Khôn lật khéo lọng/ Như miệng
cái kha).
392. Khôôn bớ bẻ lêng ba/ Dại chết khà mẩy thôi (Khôn từ thuở lên ba/ dại chết già
mới thôi)
393. Khôôn hè khôn đớ bậu nhải/ Dại hè dại đớ bậu thương/ Lường ương bậu két
rủm (Khôn thì khôn để họ hãi/ Dại hẳn dại để họ thương/ Ương ương họ thêm
ghét)
394. Khôôn iểng thai/ Dại iểng mặt (không nghe tai/ Dại nghe mắt)

104
395. Khôôn noon oó mẩy hột/Dại dột đà lôô ngày(Khôn non không mấy hột/Dại
dột đã lâu ngày)
396. Khôôn oó qua nhẹ/Khóe oó qua nhười(Khôn không qua nhẽ/Khỏe không qua
lời)
397. Khoọm khà hơn cá đửa (Đông nhau hơn lớn người)
398. Khôôn oó phái phẳng/ Clẳng oó phái kì (Khôn không đợi mắng/ Trắng không
đợi kì)
399. Khôổng vô gia cư/ Chết vô địa tảng (Sống vô gia cư/ chết vô địa táng)
400. Khốt cheng khà là dạ/ Chả cheng khà là du (Nóng tranh nhau làm bà/ Rét
tranh nhau làm dâu)
401. Khốt thốit mạ chả thốit cái (Nóng tốt mạ giá tốt cải)
402. Khu ao cào bờ ( Sâu ao cào bờ)
403. Khủng cắp rắp mó mai (Súng cặp sắm mỏ mai)
404. Khuộng cơn mưa, clưa cơn nắng (Chiều cơn mưa, trưa cơn nắng)
405. Kiá choỏ ăn é rằng ngon/ Ton bao mộit miểng măng rêng hổi hổi ( Thấy chó
ăn ỉa rằng ngon/ Ăn vào một miếng sao nghe thối thối
406. Kía lả chở đua hả mẹng (Thấy lá chớ vội há miệng).
407. Kía mèo ngú rằng mèo nghê/ Bắt chuột côồng lề cla nay đà coỏ thiểng (Thấy
mèo ngủ rằng mèo chậm/ Bắt chuột cùng rề xưa đã có tiếng).
408. Kiện cun đùn hỏl(Kiện cùn đùn suối)
409. Là bôổ phẳng van/ Là quan phẳng héc (Làm bố mắng oan/ Làm quan mắng
héc)
410. Là dê dảl dê loong (Coi thường dái dê rơi).
411. Là ơn ản vản/ Đẻng bạn ản thù (Làm ân được oán/ Đánh bạn được thù)
412. Là phúc cúc lúc coỏ thội (làm phúc thúc lúc có tội)
413. Là việc hè ổôm, đẻng côổm hè thiêng/ Bé phăng khiềng đạo đuột (Làm việc
thì ốm, đánh Cốm thì thiêng/ Bẻ măng riềng đuồn đuỗn
414. Lấm ngấm đẩm đâu/ Lâu ngâu đẩm chết (Lầm lì đấm đau/ Tần ngần đấm chết)
415. Lang đểng nhà nhơ ma khôổng lại (Lang đến nhà như ma sống lại)
416. Lang đểng nhà nhơ cha khôổng lại (Lang đến nhà như cha sống lại)

105
417. Lang đểng nhà nhơ ma đểng cửa (Lang đến nhà như ma đến cửa)
418. Lạo lạo vài da/ Cloong loòng chôốc ké xiêm la đà đầy (Bong bóng ngoài da/
Trong ruột ghẻ lở kim la đã đầy)
419. Lể du ngoỏ mệ môộng/ Mua clu ngoỏ mệ clôộng cloong ràn (Lấy dâu nhìn mẹ
vợ/ Mua trâu nhìn mẹ đẻ trong chuồng)
420. Lể phợ hè ngoỏ môộng bà/ Là nhà hè là hưởng nam (Lấy vợ thì xem “ngoại
bà” hoặc bà ngoại/ Làm nhà thì làm hướng Nam)
421. Lểng bôổ iểng mệ/ Rêng úit ưởi đượi bà nàng/ lểnh clười đàng thiểng khả/
Rêng con rồ cảy ra (Nghe bố nghe mẹ/ Nên út yêu quí bà nàng/ Nghe lời đàng
tiếng sá/ Thành con rồ cái dại)
422. Lêng khụ dong ảo/ Thuổng Đảo dong thiền (Lên núi mang áo/ Xuống Đáo
mang tiền)
423. Lèng lằng clôông đôô mả khả/ Thốit clôộng lèng dạ mậy là khoe khỏa cloong
làng (Lành lòng trồng dâu cạnh sá/ Tốt bụng tốt dạ mới làm thông gia trong
làng)
424. Liền chân buối lôổng/ Liền clôổng đi đàng (Liền chân buổi gánh/ Liền trống đi
đàng)
425. Liệu cơm gắp phẳm /Liệu con khá chôồng (Liệu cơm gắp mắm /Liệu con gả
chồng)
426. Lòi đàn oó là rêng ôố(Lòi đàn không làm nên tổ)
427. Lôốm côốm khao cạn/ Chản ản khao mưa (Thưa thưa sao cạn/ San sát sao
mưa)
428. Lươin đào lôộ choo lươin (Lươn đào lỗ cho lươn)
429. Lỷ khự hơn dăm xay (Lý sự hơn nêm xay)
430. Ma chê choỏ thừa, củi cải bưởil lằng (Ma chê chó thừa, lơn ná buồn nôn)
431. Ma men rằng choo ma Rao/ ma nào y thỉ rỉ (ma men nói cho ma Rao/ ma nào
cũng thế ấy)
432. Ma tháp láp/ Ma cạp cằyl/ Măyl hè khôổng/ Oó măyl hè chết (Ma tháp láp/ Ma
cạp cày/ May thì sống/ Không may thì chết)

106
433. Măng hôl hôl chở đua nhạm cảy/ Măng khét ngảy mậy nhạm mệ là con (Nghe
nhao nhao chớ vội khóc mẹ/ Nghe khét lè mới khóc mế hỡi con).
434. Măng lèng là quèng ngồôi (thấy lành làm vành ngồi)
435. Mắt cảy noò ôông chủ mà clẻng khả/ Cảy noò ôông đả mà xưng tôi (Biết ai là
ông chú để tránh sá/ Ai là ông bà để dạ, vâng)
436. Mẩu nhà Lang mẩu choỏ/ Mẩu kẻ khoỏ mẩu khủ mẩu rôồng (Máu nhà Lang
máu chó/ Máu kẻ khó máu khú máu rồng)
437. May ăn đảl tao/Dao ăn đảl mầy.(Nay ăn dái tao/Mai ăn dái mày)
438. Mảy mặt chiêu ản ăn/ Mảy mặt đăm ản nhạm (Máy mắt trái được ăn/ Máy mắt
phaải được khóc)
439. Mé côộng răng/ Phăng côộng dà/ Mà nhà côộng nôồng/ Thôố côông côộng
lẳm (Mè cũng nồng/ Măng cũng đã/ Ma nhà cũng khiếp/ Thổ công chẳng vừa)
440. Mệ dạ con du/ Nhơ clải chu nhẳm rạo (Mẹ chồng con dâu/ Như quả dâu da
nhắm rượu)
441. Mẹ đé oó bằng ké ruôi (Mẹ đẻ không bằng ghẻ nuôi)
442. Mẹng bạo lao tù/Cu ru chết đỏl(Mạnh bạo vào tù/Lù khù chết đói)
443. Mẹng bề rạo/ Bạo bê thiền (Mạnh vì gạo/Bạo vì tiền)
444. Mẹng hè khôổng/ Bôổng dảng hè chết (Mạnh thì sống/ Lười nhác thì chết)
445. Miểng clù là du con ngài (Miếng trầu làm dâu con người)
446. Miểng clù oó nặng hal thay nowng (Miếng trầu không nặng hai tay nâng)
447. Miểng khì đỏl bằng cỏi khì roo (Miếng khi đói bằng gói khi no)
448. Mơ nàng cun Khẩm cun Voong/ oó khói cùn loòng voong rản bải (ước nàng
cun Khấm cun Voong/không khỏi dây lòng voong rừng bái)
449. Mộit bận oó kỉn/Chỉn bận oó hèo(Một lần không kín/Chín lần không tin)
450. Mộit đồông oó côông đi chợ/ Mộit phợ oó côông đáy nhà (Một đồng không bõ
đi chợ/ Một vợ không bõ ngủ nhà)
451. Mộit năm là nhà ba năm là nừng/Mộit năm là nhà ba năm là cứa là
voỏng/Mộit năm là nhà ba năm nhịn luổng(Một năm làm nhà ba năm làm
vách/Một năm làm nhà ba năm làm cửa làm voóng/Một năm làm nhà ba năm
nằm suông)

107
452. Mộit ôông tứal oó là đêng nhà/ Mộit mụ dạ oó là đêng khung dệt (Một người
đàn ông không làm nổi nhà/ Một người đàn bà không làm nổi khung dệt)
453. Mộit thiểng khẩm mộit nẩm coó xeng (Một tiếng sấm một nấm cỏ xanh)
454. Mộit thiểng người khà/ Bằng ba thiểng con rét (Một tiếng người già/ Bằng ba
tiếng con trẻ)
455. Mọl khôổng hơn đôổng vàng (Người sống hơn đống vàng)
456. Mọl mụ ngày mụ tha/ Đầm nà khuôn bủn khuôn bẻng (Người mỗi ngày càng
ra/ Ao ruộng khuôn bún khuôn bánh)
457. Mọl mụ ngày mụ tha/ Đầm nà khuôn bủn khuôn bẻng (Người mỗi ngày càng
ra/ Ao ruông khuôn bún khuôn bánh).
458. Mọl ưa coỏ nhà/ Ma ưa coỏ đôổng (Người thích có nhà/ Ma thích có đống)
459. Mụ dạ dà khì đâu đé/ Ôông đửa dà khì xè pheo (Đàn bà khổ nhất lúc đau đẻ/
Đàn ông khổ nhất lúc đẵn tre)
460. mây/Con cày thuê mẹ gặt mướn)
461. Nà bậu đà cẩyl, nẩyl đà xeng/ Nà bông eng lèng buồng queng chiếu ẳng
(Ruộng họ đã cấy, lúa họ đã xanh/ Ruộng thân anh lành buồng không chiếu
vắng)
462. Ngày bằng ngày /Bắt bòo cày đêm (Ngày bằng ngày /Bắt bò cày đêm.)
463. Ngăy nhơ phật/ Thật nhơ ma (Ngay như phât/ Thật như ma)
464. Nghe họ nói/ Cái ốc liền trôi
465. Nghèm nghèm nhơ kem đul (Lườm lườm như kem đui)
466. Nghẹn cơm đụng cổô lại/ Nghẹn clải đụng chuông khuông/ Ôông ngay thương
đụng giúp (Nghẹn cơm đấm đầu gối/ Nghẹn trái đấm lồng ngực/ Ai người
thương đấm giúp).
467. Ngơ ngác nhơ ma lạc bồ (Ngơ ngác như ma lạc mồ)
468. Ngơ ngác nhơ ma lạc mồ
469. Ngồi lôô nậm mắt đêm dài/ Ớ lôô nặm mắt loòng người coỏ nhân (Ngồi lâu
mới biết đêm dài/ Ở lâu mới biết lòng người có nhân).
470. Ngoỏ đửa clal hè ngoỏ đầu bải/ Ngoỏ con mại hè ngoỏ chân quần (Nhìn con
trai thì nhìn đầu bái/ Nhìn con gái thì nhìn gấu váy)

108
471. Giật đầu cả bả đầu thôm (giật đầu cá vá đầu tôm)
472. Giầu bảin loọ, đỏl khoỏ bảin con/ Boóc khon mềng rời bảin xôổng ảo (Giàu
bán lúa, đói khó bán con/Thân son mình rồ bán xống áo)
473. Giầu bề cụ môộng/ Sống/ bề bà con (Giàu với cậu mộng/ Sống với bà con)
474. Giầu giúp cúa khoỏ giúp côông/ Cùng nôồnggiúp thiểng giúp mẹng (Giàu giúp
của, nghèo giúp công/Bần cùng giúp lời giúp tiếng)
475. Giầu phoỏ gioỏ/ Khoỏ pheng deng (Giàu thơm tho/ Khó nhếch nhác)
476. Giầu phua Dần cới loọ/ Đỏi khỏo phua Dần cới con/ Bóc khon mềng rời/ Phua
Dần cới xôổng ảo (Giàu vua Dần gửi lúa/ Đói khó vua Dần gửi con/ Thân son
mình rỗi/ Vua Dần gửi sống áo)
477. Hàng thịt oó ưa hàng cả (Hàng thịt không ưa hàng cá).
478. Hảo ăn hè đèo/ đừng là kèo neo/ mỏi cảng (Muốn ăn thì trèo chớ làm que khều
mỏi cằm)
479. Hèn hơi đừng đào cẳn/Bẳn thiểng bẳn mẹng đừng là mờ.(Yếu hơi đừng đào
dúi(con dúi)/Ngắn lời ngắn tiếng đừng làm mối)
480. Hết coó boò đểng nậm (Hết cỏ bò đến bờ)
481. Hết côốc còn môô/ Hết cộ còn kèng (Hết gốc còn lộc/ Hết cội còn cành)
482. Hết cúi clờ mưa/Hết bưa coỏ khéc/Mặc quần réc cặp clai(Hết củi trời mưa/Hết
bữa gặp khách/Mặc váy rách gặp nhân tình)
483. Hói hái oó bằng phái lửa (Vội vã không bằng phải lứa)
484. Hỏi hoít mẹng cảy phang/Huông đang con nhà đứa mọl.(Bép xép miệng con
hoẵng/Rủi ro sang con nhà người.)
485. Hôl hôl bậu bao/ Hao hao bậu đểng (Ồn ồn họ vào/ Ồn ào họ đến)
486. Hoọc đi đâu côi/ Hoọc ngồôi đâu clôốc (Học đi đau mông/Học ngồi đau đầu)
487. Iểng thiểng Đảo rảo nhà (Nghe tiếng Đáo sạch nhà)
488. Kể coỏ vàng oó kkhang bằng người coỏ lọ (Kẻ có vàng không sang bằng nười
có lúa).
489. Kéc nậm đầm rêng mọil hal nác/Kéc cảng rác rêng mọl hal mường(Cách bờ
đầm nên người hai nơi/Cách bờ nước nên người hai mường)

109
490. Keng ngon oó còn đểng clưa/Người khôn oó còn lặc lừa đển đây (Canh ngon
không còn đến trưa/Người khôn không còn lọc lừa đến đây)
491. Kẻng thui đùi bói (Cánh đầu đùi xương)
492. Khả đẻn cặp khà/ Nhà đẻn đáy dôộng (Đường chật gặp nhau/ Nhà chật ngủ
chơi)
493. Khà đòm non cle (Nặng đòn non xẹo)
494. Khảl ốm hơn đòng rai thiêng (Hổ ốm hơn đòng nai thiêng)
495. Khắc đao khắc chẳl lảo (Sắc dao sắc thanh nứa)
496. Khác đất khác thiểng thường/ Khác mường khác thiểng khể/ Khác bôổ mệ
khác nồl cơm ăn (Khác đất khác tiềng thường/ Khác Mường khác tiếng nói/
Khác bố mẹ khác nồi cơm ăn)
497. Khai chu lẳm dào/ Khai dao lẳm xoỏ (Sai dâu da lắm lũ/Sai quả dao lắm gió.
498. Khẩm đôộng clước clời oó mưa/ Clời cla mưa clời oó khẩm (Sấm động trước
trời không mưa/ Trời ra mưa trời không sấm)
499. Khậm Khét ôông Khỏi oó bằng phướng phỏi ôông Đẹ (Khậm Khét ông Khói
không bằng môi muối ông Đẹ).
500. Khậm thẻ ôông Voong clé loòng khậm Khét ôông Khỏi/ Khậm Thẻ ông lọt
vòng khậm Khét ông khói.
501. Khậm Khét ông khỏi oó bằng phướng phỏi ông Đẹ/ Khậm Khét ông khói oó
bằng môi muối ông Đẹ
502. Kham vàng bóo ngại (tham vàng bỏ ngại)
503. Khăn clôốc mụ đuồng/ Khăn lâu buông đét xẻo (Khăn đấu một lượt/ khăn lau
vuông quấn chéo)
504. Mụ dạ kía roóc bải nhà xa hơn Ké chợ(Đàn bà thấy nóc mái nhà xa hơn Kẻ
chợ)
505. Mụ dạ oó phắc bái ngày ba/ ôông đửa oó là nhà ngày khẩu ( Đàn bà không
mắc cửi ngày ba / Đàn ông không làm nhà ngày sáu )
506. Mùa hè baỉn ảo bôông/ Mùa đôông baỉn quạt (Mùa hè bán áo bông/ Mùa đông
bán quạt)

110
507. Mưa khả chờ oó êng/ Mưa khả clêng chặyl khôống boỏ (Mưa đằng dưới
không hãi/ Mưa đằng trên chạy đổ vó)
508. Mườil báy bé láy khừng boò ( mười bảy bẻ gãy sừng bò).
509. Mươìl voi oỏ ản bát chảo ( mười voi không được bát cháo)
510. Muốt việc hè giầu/Muốt cúi đâu xương(Chăm việc thì giàu/Chăm lấy củi đau
xương)
511. Nà bậu đà cẩyl, nẩyl bậu đà xeng/ Nà bôông eng lèng buồng queng chiểu
vằng/ Bân khởm roo lòong đi bừa/ Bân clưa roo loòng đi cẩyl/ Chừ nì nẩyl bậu
đà xeng/ Nà mềng còn lèng bôông văng chiểu vẳng (Ruộng họ đã cấy, lúa họ
đã xanh/ Ruộng thân anh lành buồng không chiếu vắng/ Ban sớm no lòng đi
bừa/Ban trưa no lòng đi cấy/ Giờ đây lúa họ đã xanh/ Ruộng mình còn lành
vông văng chiếu vắng)
512. Nà con ngài đà cẩyl/ Nẩyl con ngài đà xeng/ Mềng nà bôông eng lèng chờ mạ
muộn (Ruộng con “ngài” hoặc người đã cấy/ Mạ mọi người đã xanh/ Mình
ruộng thân “eng” hoặc anh còn chờ mạ muộn)
513. Nà coỏ bụn nhơ đụn coỏ loọ (Ruộng có phân như bịch có lúa).
514. Nắc cọo kẹ/Lé thằng bừa/Chừa chưa con ( Đã đáng chưa/Gãy răng bừa /Chừa
chưa con)
515. Nằm đao lâu khâu đao mê/Con cằyl thê mệ hải rủm.(Chuôi dao lau khâu dao
516. Ngỏo lồô ngỏo ớ xa/ ngỏo bà ngỏo ớ khênh (nhìn hoa văn nhìn ở xa/ nhìn bà
nhìn ở gần)
517. Ngôồi thủng nhấc cất thủng oó nối (Ngồi thúng nhấc thúng không nổi)
518. Người ăn lôộm đồô phiểng đất/ Người phất đồô phiểng đôồng (Người ăn trộm
đồ viếng đất/ Người mất đồ viếng đồng)
519. Người khôn hè nhều/ Đú đều hè ét (Người khôn thì nhiều/ Đủ điều thì ít)
520. Người lèng ăn treng cơm người ôổm/ Đửa lôộm ăn treng cơm rét clu (Người
lành ăn tranh cơm người ốm/ Kẻ trộm ăn tranh cơm trẻ trâu)
521. Người lùl người câm/ phừa đâm vừa đạp (người lùl người câm/ vừa đâm vừa
vò)
522. Nhà ngay nhà rẹ/cắt kẹ cảnh choo (nhà ai nhà nấy/ tắc kè cắn cho)

111
523. Nhá nhá nhơ chá choỏ (Nhao nhao như chả chó)
524. Nhắc nhắc nhơ ma cheng đạc loọ roọng (Ồn ồn như ma chơi nhắc lúa nương)
525. Oó thương oó đau/ là nẩu dởm dởm (không thương không đau/ làm điều
thương xót)
526. Oó ản ôông ngay/ Ản ngỏn thay chày con mắt (Không được ai/ Được ngón tay
day con mắt)
527. Oó cầm khày cộng quay thủng thả(Không cầm chày cũng quay thúng mủng)
528. Oó choo coó cụ (sì sơn) leeng mụ mẩm (không cho cỏ ấu hơn nắm tay)
529. Oó coỏ choỏ bắt mèo liệm é(Không có chó bắt mèo liếm cứt)
530. Oó hơi cloong ổông/ coỏ hơi đôộng tha (không hơi trong ống/ có hơi động ra)
531. Oó ngựa y kía bận cỡi (Không ngựa cũng thấy họ cưỡi)
532. Óo khênh óo xa/ bằng bớ nhà bà đểng đây (không gần không xa/ bằng từ nhà
bà đến đây)
533. Oó kía ý rằng/ oó măng y khể (không thấy cũng rằng / không nghe cũng nói
534. Oó mắt đất lẳm khăm pheo/ Đớ rèo choò da dép / Oó mắt đất lẳm thép thép/
Đớ rèo rôố rả kha càng (Không biết đất lắm gai tre/ Để mang chân da dép/
Không biết đất lắm tép tép/ Để đem rổ rá vợt càng)
535. Oó ngay giầu cá họ/ Oó ngay khoỏ cá đời (Không ai giàu cả họ/ Chẳng ai khó
cả đời)
536. Oó ngay nhắp thay bớ clôốc hôôm clé clảng (Không ai nắm tay từ chập tối tới
sáng)
537. Oó ngựa ngay buộc khưởng nhà ông Cai (không ngựa ai buộc sân nhà ông
Cai)
538. OÓ ngựa y kía bận cơi (Không ngựa cũng thấy họ cười)
539. Oó rằng rêng đều oó hay/ Rằng tha rêng đều đắng cay lẳm lẳm (Không nói
thành người không hay/ Nói ra thành lời đắng cay nghiệt ngã)
540. Oó thương hè lặng coòn phẳng thêm (Không thương thì lặng còn mắng thêm)
541. Ôông clào đi đỉn/Ôông Vỉn đi clêng.(Ông Trào đi dưới/Ông Vín đi trên)
542. Ôông đửa đẻng bốô clời rằng cá/ Mụ dạ đẻng bốô clời mưa khôô (Đàn ông
trượt ngã trời mưa to/ Đàn bà trượt ngã trời mưa rào)

112
543. Ôông đửa oó mắt việc ảng nả/ Mụ dạ oó mắt việc triều đình (Đàn ông không
biết việc ở nhà/ Đàn bà không biết việc triều đình)
544. Ôông lêng bà thuổng/ Ông lên bà thuổng (Ông lên bà xuống/ Ông lên bà
xuống).
545. Ôông nằm giật bà nằm giựa/ Ôông đáy khưa bà đáy khiệng (Ông nằm cạnh bà
nằm giữa/ Ông nằm giữa bà nằm cạnh)
546. Oỏng rạo bên ản bên thua/Là mùa năm thua năm ản(Uống rượu bên được bên
thua/Làm mùa năm thua năm được)
547. Phái chết nết oó chừa (phải chết nết không chừa)
548. Phẳng choó khỏo loòng khéc (Mắng chó khó lòng khách)
549. Phăng đang đồl Độl, ngon hơn cả clồl khụ Vèng (Măng dang đồi Đội ngon
hơn cá trối núi Vành)
550. Phất bái phái đòon/ Phất con phải tội (Mất vải phải đòn/ Mất con phải tội )
551. Phất bôổ phất côổ cơm/ Phất mệ phất ơm xôổng ảo (Mất bố mất đống cơm/
Mất mẹ mất ôm xống áo)
552. Phất lằng clước được lằng khâu (Mất lòng trước được lòng sau)
553. Quần dầm cla chân đóo/ Áo bái nhoó cla chân lanh/ Đi đằng nông xa tái tưởng
(Váy thâm tra gấm đỏ/ Áo vải nhỏ tra chân lăn/ Đi đàng phương xa đẹp tướng)
554. Quần réc đá đảl/ rào réc khảl bao ( quần rách bỏ dái/ rào rách hổ vào)
555. Quạt chẩy là cúa khang/ Quạt boo nang phừa bảng phừa chuộil (Quạt giấy là
của sang/ Quạt mo nang vừa dỗ vừa dụi)
556. Quay chọ/ Ro ro cái vung/ Không hung cũng pệt.
557. Quen ăn lẹ moò, quen choo lẹ đểng (Quen ăn lại mò, quen cho lại đến)
558. Quen mua đá đua bậyl thay (Quen được bỏ đũa mò tay)
559. Quẹng chủa nhà ca moọc đuôi thôm/ Quẹng bul lồm choỏ cải nghí ngươi
(Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm/ Vắng bó lồm chó cái khinh khỉnh)
560. Rắc cloong oó phái boọ/ Ủn coỏ oó đợi eng phái rằng (Nước trong không phải
mò/ Em có không đợi anh phải đòi)
561. Rác lụt choỏ cải ngôồi chường (Nước lũ chó cái ngồi giường)
562. Rác Sơn La ma Hòa Bình (Nước Sơn La ma Hòa Bình)

113
563. Rẳng khuộng óo khanh loọ mạ/ Mụ dạ óo khể ản con (Nắng chiều không khô
lúa mạ/ Đàn bà không dạy được con)
564. Rề rề clé bao thủng cảo rếp (Lời nói chỉ người đang túng thiếu,
565. Ré thiền mặt đắt thiền chịu.(Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu)
566. Reeng đi loong đải/ Reeng lại loong é. (Nên đi vãi đái/ Nên lại vãi cứt)
567. Rêng chết bề lôô mẹng/ Kẹng cứa kẹng nhà bề lôô khoong (Nên chết bởi lỗ
miệng/ Cạnh cửa cạnh nhà bởi lỗ đít)
568. Rét cậy cha, khà cậy con (Trẻ cậy cha, già cậy con)
569. Rét cảy nhà/ cá cảy lều (nhỏ cái nhà/ lớn cái lều)
570. Rét câyl cá ổi (Nhỏ cây lớn gốc)
571. Roo là Bụt đỏl là ma(No làm Bụt,đói làm ma)
572. Ruôi con bằng clời bằng bế/ Con cá lêng con kế từng ngày (Nuôi con bằng trời
bằng bể/ Con lớn lên con kể từng ngày)
573. Tam phợ, phợ khà/ Tạm nhà, nhà réc (Tạm vợ/ vợ già/ Tạm nhà/ nhà rách)
574. Tao thảm thai oó iểng ai bao giờ(Tao tám tai không nghe ai bao giờ)
575. Thảnh cảnh oó phí là ma/ ca phóo oó không kịp cúng ma ( rắn căn không kịp
cúng ma/ gà mổ không kịp cúng vía)
576. Thầy dốt đoọc keng khôôn(Thày dốt đọc canh khôn )
577. Thèm loòng oó quỷ thịt.(Thèm lòng không quý giặc )
578. Thẹng ăn cơm chội nu/ Oó thẹng đi clu chôl boò (Thà đi ăn cơn trộn nâu/
Không thà ăn trâu lẫn bò).
579. Thẹng cái má/ Oó thẹng đá hoọ (Thà cải mả/ Không thà bỏ họ)
580. Thẹng cầm bòi/oó thẹng đòi nợ (thà cầm b.../ không thà đòi nợ)
581. Thẹng clôi rác/ Oó thẹng choo ác ăn (Thà trôi nước/ Không thà cho quạ ăn)
582. Thẹng đá ủn mại cloong quêl/ Có thẹng đá mềl phăng đang đẩm clưởi (Thà bỏ
cô gái trong quê/ Không thà bỏ mề măng dang đầm clưởi)
583. Thẹng đi báy ngày đàng/ Oó thẹng đi cong rác (Thà đi bảy ngày đường/
Không thà đi gang nước)’

114
584. Thẹng ớ đổng ma cá/Oó thẹng ớ má ma chơi/Thẹng ớ đủng câyl cá/Oó thẹng ớ
dá câyl con(Thà ở đóng ma lớn/Không thà ở chốn ma chơi/Thà ở bóng cây
cả/Không thà ở góc cây con)
585. Thẹng ớ khiệng làng/ Ố thẹng ớ bang bá (Thà ở cạnh làng/ Không thà ở cạnh
màn).
586. Thẹng ớ khiệng làng/Oó thẹng ớ bang khìu(Thà ở cạnh làng/Không thà ở cạnh
rìu)
587. Thết khéc oó khổ/Đại lôộm oó giầu.(Thết khách không khó/Đại trộm không
giàu)
588. Thết khéc oó khoỏ/ Đại lộm oó giầu (Thiết khách không khó/ Đại trộm không
giàu)
589. Thì bổô ăn cả/Thì đả ăn moong/Thì con ăn khoong ăn khít (Thời bố ăn cá
/Thời đá (ông) ăn muông/Thời con ăn khoong ăn đít.)
590. Thì ta răm ba thì noỏ(Đời ta năm ba đời nó)
591. Thiền ba quan chưa tất nợ/ Phợ ba con chưa thật long chôồng (Tiền ba quan
chưa hết nợ/ Vợ ba con chưa thật lòng chồng)
592. Thiền cổ đôồng cả coỏ con ( Tiền có đồng cá có con)
593. Thiểng đồôn oó khôôn côộng khảo/ thiểng nhục cồ ông nhạo/ oó đau đừ côộng
khả ét (tiếng đồn không khôn cũng khéo/ tiếng kể lời kháo/ không gánh nhiều
cũng không ít)
594. Thơm cúi ba năm, châm thân mụ giờ (kiếm củi ba năm, thiêu thân một giờ)
595. Thôội môộng dẩu (chẩu) phái rùa ( tội ngoại rể phải lây)
596. Thôội vịt chưa qua/ Thôội ca lẹ đểng (Tội vịt chưa qua/ Tội gà lại đến)
597. Thử nhất đau mặt/ Thử nhì chắt thăng (Thứ nhất đau mắt/ Thứ nhì giắt răng )
598. Thương choo clót, bót choo clôi (Thương cho chót, vót cho trôi)
599. Thương choỏ,. Choỏ liệm mắt/ thương con, con rắt clôn (thương chó, chó liếm
mắt/ thương con, con rắt clôn
600. Thương con bậu, đậu con mềng (thương con họ, đặng con mình)
601. Thương con choo đoòn choo vọt/ Két con choo ngọt choo ngon (Thương con
cho đòn cho vọt/ Ghét con cho ngọt cho bùi)

115
602. Thương khà báo khà là phúc/két khà giục khà đi kiện (thương nhau bảo nhau
làm phúc/ghét nhau giục nhau đi kiện)
603. Thương khà cho thịt cho xôi/ Két khà doong đểnh Kim Bôi, Hạ Bì (Thương
nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì)
604. Thương khà thiểng khể/ Nế khà miểng ăn (Thương nhau tiếng nói/ Nể nhau
miếng ăn)
605. Thương oó thương bớ mởi/ Đợi khổ rôộng lêng chường/ Hôốc thương oó ản
lại
606. Tôi đã cầy chủ tôi còn cầy nựa(Tôi đã gày chủ tôi còn gày nữa)
607. Tôi lụ coỏ chủ tôi khôn (Tôi lú có chú tôi khôn)
608. Trăm đủm đé oó bằng mộit bó đuốc (Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuốc)
609. Tủng hè tủi (Túng thì quẫn)
610. Ủn coỏ đớ eng cậy côồng (Em có để anh cậy nhờ)
611. Ủn eng cặp khà/ Nhơ buồng nang va cặp khéc/ Nhơ xôổng réc ảo réc/ Cặp
hàng kim may (Anh em gặp nhau/ Như buồng cau hoa gặp khách/ Như xống
rách áo hoa/ Gặp hàng thợ may)
612. ủn eng chi bề na/cha con chi bề Đảo (anh em gì với ma/cha con gì với Đáo)
613. Ủn eng oó đểng hè xa/ Đầm nà oó đểng cạn rác (Anh em không đến thì xa/
ruộng đồng không đến cạn nước)
614. Ủn eng xa/ Oó bằng láng dường khênh (Anh em xa/ Không bằng làng giềng
gần)
615. Ủn hè ủn,eng hè eng/Cơm keng ngay người oó hảo(Em thì em,anh thì
anh/Cơm canh(thịt) ai người chẳng muốn)
616. Ủn vạ mạng du/ Nhơ clải chu nhẳm rạo (Em chồng chị dâu/ Như quả dâu da
nhắm rượu)
617. Vác clu lu rai vai lòi ( Vai trâu dùi nai vai lòi )
618. Vạn clu, clu to/ Vạn boò boò tẻo (Thiến trâu, trâu to/Thiến bò, bò béo)
619. Văyl loọ coỏ loọ đái/ Văyl bái coỏ bái chuông (Vay lúa có lúa phơi/ Vay vảy
có vải dệt)
620. Việc hay lại, clải hay đuộin (Việc hay xong, trái hay hết).

116
621. Việc mụ ét clét tha mụ nhều(Việc một ít xít ra một nhiều)
622. Xẩu clước lèng khâu`(Xấu trước lành sau)
623. xẩu lẳm rơl/ hơl nhơl lẳm mại/ cá cải lẳm thim/ dìm nết lẳm rở ( xấu lắm bề/
thởi lởi lắm gái/ lớn cái (tiếng) lắm nhân tình/ chìm nết lắm nhân ngãi)
624. Xem dế chắc khà loọc khuốc/Chở xem dế rét con ruộc mui(Coi thường người
già bạc tóc/Chớ coi thường trẻ không sạch mũi)
625. Xeng lè nhơ mặt khoe khỏa (Xanh lè như mặt thông gia)
626. Xóo đửa cải tha rác đải vàng / Xóo ôông Lang tha é nghẻ ( Bỡn người lớn ra
nước đái vàng / Bỡn ông Lang vãi cứt cật )
627. Xoỏ khụ Ngất, cất chòo mà chặyl (Gió núi Ngất, cất chân mà chạy)
628. Xỏo ngược coỏ rác mà uổng/ Xỏo thuổng coỏ ruộng mà cày (Gió ngược
không nước mà uống/ Gió xuống không ruộng mà cày)
629. Xoỏ khụ Ròo chàm choò mà chặyl (Gió núi Rò dài chân mà chạy)

117

You might also like