You are on page 1of 54

XỐP XƠ TAI

Giảng viên: PGS TS LÂM HUYỀN TRÂN


Học Viên: NGUYỄN MẠNH TIẾN
Lớp : CKI TMH 2020- 2022
Mục tiêu
• Đại cương về xốp sơ tai
• Nguyên nhân
• Giải phẫu bệnh học
• Lâm sàng
• Cận lâm sàng
• Chẩn đoán
• Điều trị
Đại cương

1. Định nghĩa :
• Bệnh xốp xơ tai là bệnh ở vỏ mê nhĩ và
khớp bàn đạp tiền đình
• Rối loạn quá trình tiêu xương và tạo xương
• Hậu quả: cứng khớp bàn đạp- tiền đình,
tổn thương tai trong
• Bệnh gây nên giảm sức nghe tiến triển ở cả
hai tai
Đại cương

2. Lịch sử :
• 1735 bệnh xốp xơ tai được phát hiện bởi Valsalva
• 1860: Toynbee: người đầu tiên mô tả nghe kém gây ra bởi cố định
xương bàn đạp.
• 1893 Politze phát hiện ra bệnh này là bệnh của vỏ xương mê nhĩ
• 1908 Bezold đã mô tả đầy đủ bệnh xốp xơ tai trên ba phương diện tổ
chức học, triệu chứng lâm sàng và triệu chứng thính học
• 1912 Siebenman giải thích nguyên nhân dẫn đến điếc tiếp nhận trong
bệnh xốp xơ tai
Đại cương

3. Dịch tễ :
• Tuổi : 15-45 tuổi, nghe kém thường trở nên rõ rệt ở người trưởng thành và
đầu trung niên.
• Giới : nữ gặp nhiều hơn nam với tỷ lệ 2/1(Ginsber và cộng sự, 1978)

• Di truyền gene trội, nhiễm sắc thể thường

• Nghe kém 2 bên trên 90% trong những bệnh nhân đến khám
Đại cương

3. Dịch tễ :
• Chủng tộc:
Người da trắng: 10%
Người Châu Á: 5%
Người da đen: 1%
Người Mĩ bản xứ : 0%
• Có thể xảy ra cả trong khi mang thai.
Nguyên nhân

1. Di truyền
• Gene trội, không hoàn toàn, NST thường
• 60% BN xốp xơ do di truyền
2. Thuyết Ruedi: rối loạn vận mạch quanh khớp bàn đạp- tiền đình, khởi
đầu là giãn các mạch máu
3. Yếu tố nội tiết: rối loạn chuyển hóa tuyến dưới đồi ảnh hưởng tuyến cận
giáp, từ đó gây nên rối loạn quá trình tạo xương và hủy xương
Nguyên nhân

4. Thuyết bào thai học:


• Liên quan đường dò mê đạo bẩm sinh
• Gặp 80- 90% ở phần trước cửa sổ bầu dục
10- 20% ở phần sau của cửa sổ bầu dục
5. Thuyết tạo xương không hoàn chỉnh:
• quá trình hình thành và phát triển xương trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tạo
xương không hoàn chỉnh (thời kỳ bào thai), giai đoạn sau hình thành các
bè xương (kiểu cấu trúc Havers)
• Bệnh xốp xơ tai chỉ dừng lại ở quá trình tạo xương không hoàn chỉnh
Nguyên nhân

6. Thuyết tiêu thể của Chevanche:

• Do sự phá vỡ các tiêu thể trong hủy cốt bào → phóng thích enzyme làm
tiêu chất canxi → tạo ổ xương bị rỗng và xốp hóa

• Hình thành tổ chức xơ che chỗ khuyết xương → hình thành xốp xơ tai

7. Virus sởi: 80% phân lập được kháng nguyên và RNA của virus
trong ổ xốp xơ hoạt động.
Giải phẫu bệnh

1. Đại thể: 2 giai đoạn

• Ổ xốp xơ hoạt động:

Bao phủ niêm mạc giàu mạch máu→ màu hồng (dấu hiệu Schwatze)

Mật độ mềm

Dễ chảy máu

• Ổ xốp xơ không hoạt động: màu trắng ngà, mật độ cứng, ít chảy máu
Giải phẫu bệnh

2. Vi thể:

• Giai đoạn hoạt động

Hủy xương quanh mạch máu→ giãn mạch và khoảng quanh mạch

Khoảng quanh mạch máu giãn rộng, giàu chất cơ bản vô định hình,
thiếu hụt collagen trưởng thành, nhuộm hematoxylin và esosin tạo
nên hình ảnh áo khoác màu xanh (Blue mantles of Manasseh)
Giải phẫu bệnh

Blue mantles of Manasseh


Giải phẫu bệnh

2. Vi thể:

• Giai đoạn không hoạt động

Tại các điểm hủy xương, tổ chức xơ sợi hình thành và thay thế
Giải phẫu bệnh

3. Vị trí tổn thương:


• 90% ở phía trước của sổ bầu dục.

• 30% ở cửa sổ tròn.

• 25% ở mê đạo ốc tai.

• 12% ở đế xương bàn đạp.

• 5-10% ở phía sau cửa sổ bầu dục.


Xốp xơ khớp bàn đạp- tiền đình

• Giai đoạn 1: xốp xơ ở phần trước cửa sổ bầu dục, chưa xâm phạm đế XBĐ
• Giai đoạn 2: xốp xơ xâm phạm phấn trước đế XBĐ
• Giai đoạn 3: xốp xơ xâm phạm nửa trước đế XBĐ
• Giai đoạn 4: xốp xơ lan tỏa toàn bộ đế XBĐ
• Giai đoạn 5: xốp xơ làm mất cấu trúc đế XBĐ, 2 gọng XBĐ bị chôn vùi
trong ổ xốp xơ
Lâm sàng

1. Tiền sử:
• Gia đình
• Bản thân
2. Cơ năng:
• Nghe kém:
Tăng dần theo diễn tiến chậm, tăng lên vào thời kì thay đổi nội tiết,
70-80% cả 2 bên
• Hội chứng bàng thính Willis: bệnh nhân hiểu lời tốt hơn trong môi
trường ồn, lý do người ta nói to hơn trong môi trường ồn
Lâm sàng

2. Cơ năng:
• Ù tai: Gặp ở đa số bệnh nhân, có thể 1 hoặc 2 bên
• Chóng mặt: mất thăng bằng nhẹ
Lâm sàng

3. Thực thể
• Nội soi tai:
Ống tai sạch
Màng nhĩ bình thường
Dấu hiệu Schwartze: 10%
Valsava (+)
• Mũi họng bình thường
Cận lâm sàng

1.Đo thính lực


• Đo thính lực bằng âm thoa: tam chứng Bezold
Rinne âm tính đặc biệt ở tần số trầm
Weber: nghiêng về bên tai
schwabach > 35 giây.
• Đo thính lực lời : âm thanh không bị suy giảm
Cận lâm sàng

1.Đo thính lực


• Đo thính lực đơn âm:
Giai đoạn đầu: nghe kém truyền âm, dấu hiệu khuyết Cahart
Giai đoạn toàn phát: nghe kém hỗn hợp nặng về truyền âm→ nghe kém
hỗn hợp nặng về tiếp âm
Giai đoan cuối: tổn thương tai trong nặng
Cận lâm sàng

Các dạng thính lực đồ


trong xốp xơ tai
theo Shambaugh
Cận lâm sàng

2. Đo phản xạ gân cơ bàn đạp


• Giai đoạn sớm: hiệu ứng on- off
• Giai đoạn muộn: không đáp ứng
3. Thử nghiệm tiền đình: ghi
điện động mắt gặp đường biểu
đồ động mắt kiểu ngoại biên
tăng kích thích

Phản xạ gân cơ bàn đạp trong xốp xơ tai


Cận lâm sàng

4. Nhĩ lượng đồ:

• Đỉnh nhọn, mức 0 mmH2O

• Giai đoạn xốp tai: đỉnh cao do lỏng khớp

• Giai đoạn cứng khớp: đỉnh thấp


Cận lâm sàng

5. Chụp cắt lớp vi tính xương thái


dương

• Ổ xốp xơ tai

Giai đoạn xốp tai: ổ giảm tỷ trọng,


thường ở bờ trước cửa sổ bầu dục

Giai đoạn xơ tai: ổ tăng tỷ trọng,


không đồng nhất
Cận lâm sàng

5. Chụp cắt lớp vi tính xương thái


dương

• Tổn thương đế đạp

Giai đoạn sớm: bình thường

Ổ xốp xơ lan rộng: dày, bờ không đều


Các thể lâm sàng

1. Xốp xơ ở ốc tai:
• Dấu hiệu Schwartze
• Nghe kém 2 tai: 1bên tiếp nhận, 1 bên dẫn truyền
• Thính lực đồ: nghe kém tiếp nhận thiên về tiếp nhận
2. Xốp xơ tiền đình:
• Thường khu trú ở ống bán khuyên ngoài
• Có biểu hiện tiền đình : động mắt, chóng mặt, mất thăng bằng
3. Xốp xơ tai kết hợp xơ nhĩ:
• Triệu chứng của xơ nhĩ kèm hiện tượng màng nhĩ xơ hóa, dày trắng
• Có thể kèm tắc vòi nhĩ
Chẩn đoán

1. Chẩn đoán xác định:


• BN trẻ tuổi, thường là nữ
• Tiền sử gia đình có xốp xơ tai
• Nghe kém dẫn truyền với tam chứng Benzold
• Màng nhĩ mỏng, sáng bóng, dấu hiệu Schwartze, Valsava (+)
• Thính lực đồ: nghe kém dẫn truyền, khuyết Cahart → nghe kém hỗn hợp
• Nhĩ lượng: loại A hoặc As
• Phản xạ cơ bàn đạp: hiệu ứng on- off, mất phản xạ
• CLVT: ổ xốp xơ ở trước cửa sổ bầu dục, dày đế đạp
Chẩn đoán

1. Chẩn đoán phân biệt:


• Gián đoạn chuỗi xương con
• Cố định đế đạp bẩm sinh
• Cố định xương búa:
Bẩm sinh
Cứng khớp búa đe : xơ nhĩ
Xẹp nhĩ
U thượng nhĩ
Chẩn đoán

1. Chẩn đoán phân biệt:


• Cholesteatoma bẩm sinh tai giữa
• Bệnh Paget
• Bệnh Lobstein
Điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật:


a) Nội khoa:
• Chỉ định:
Bệnh nhân từ chối phẫu thuật
Điếc tiếp nhận
Có triệu chứng tiền đình
Không có chỉ định PT do bệnh như : cao huyết áp, tim mạch, nội
tiết
Điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật:


a) Nội khoa:
• Các thuốc điều trị: sodium flouride
Điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật:


a) Nội khoa:
• Cơ chế tác dụng:
Thúc đẩy sự canxi hóa
Ion flouride thay thế ion hydroxyl tạo phức hợp flouroapatid bền vững
• Liều dùng:
Natri-Fluo 20-120 mg/ ngày + 400 UI vitamin D+ 10 mg canxi
cacbonnat
Điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật:


a) Nội khoa:
• Chống chỉ định:
Mang thai hoặc cho con bú: có thể qua nhau thai và tiết trong sữa
Suy thận
Trẻ em
Điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật:


b) Đeo máy trợ thính:
• Chỉ định:

Không tiến hành phẫu thuật được

Xốp xơ tai giai đoạn cuối

Xốp xơ thể ốc tai

Tăng cường hiệu quả phẫu thuật


Điều trị

2. Phẫu thuật:
a) Chỉ định
• Nghe kém dẫn truyền hoặc nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền
• Rinne (-)
• Khả năng hiểu nhận lời nói còn tốt
b) Chống chỉ định
• Có dấu hiệu sũng nước mê nhĩ
• Có hiện tượng tắc vòi nhĩ
• Có cholesteatoma phối hợp
Điều trị

2. Phẫu thuật:
c) Vật liệu thay thế
• Đặc điểm của trụ dẫn
Tương hợp sinh học
Không bị thoái hóa theo thời gian
Độ cứng thích hợp, trọng lượng nhẹ
Không tạo phản ứng với niêm mạc, tạo xương
Điều trị

2. Phẫu thuật:
c) Vật liệu thay thế
• Vật liệu
Nhựa tổng hợp Teflon
Gốm sinh học
Kim loại: Titanium, thép không gỉ….
Điều trị

2. Phẫu thuật:
c) Kỹ thuật:
• Stapedotomy: kỹ thuật khoan đế xương bàn đạp bằng khoan kim cương
và đặt trụ dẫn nhân tạo
• Stapedectomy: cạy bỏ toàn bộ xương bàn đạp và thay thế bằng chất liệu
ngoại lai
Kỹ thuật
Kỹ thuật
Kỹ thuật
Kỹ thuật
Kỹ thuật
Stapedotomy
Laser Stapedotomy
Stapedectomy
Stapedectomy
Điều trị

Stapdectomy Stapedotomy

Lấy bỏ toàn bộ đế xương bàn đạp hoặc Mở cửa sổ xương nhỏ ở đế đạp
phần sau

Giảm nguy cơ tổn thương tai trong và


nghe kém tiếp âm

Giảm nguy cơ chóng mặt

Trụ dẫn ít bị di lệch hơn

Không có sự khác biệt về cải thiện sưc nghe (Fisch)


Điều trị

3. Tai biến phẫu thuật

Trong mổ Sớm Muộn

Chảy máu Chóng mặt Tồn tai nghe kém


Phun dò ngoại dịch Viêm tai giữa cấp truyền âm sau mổ
Trật khớp búa đe Tổn thương tai trong Nghe kém tiếp âm
Tụt đế đạp vào tiền gây nghe kém tiếp Chóng mặt kéo dài
đình âm Mất vị giác
Tổn thương dây VII
Kết luận

• Xốp xơ tai gây nghe kém dẫn truyền tiến triển.

• Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi 15- 45

• Lâm sàng biểu hiện nghe kém, màng tai bình thường

• Thính lực đồ biểu hiện nghe kém dẫn truyền hoặc nghe kém hỗn hợp

• Điều trị có thể nội khoa dùng NaF, đeo máy trọ thính hoặc phẫu thuật

• Phẫu thuật có thể stapedotomy hoặc stapedectomy


Tài liệu tham khảo

• Otosclerosis, Head and neck surgery- Otolaryngology, Bailey, 4th edition,


2006, pg.2125- 2137
• Xốp xơ tai, Bài giảng Tai mũi Họng,2016,PGS.TS.BS Nhan Trừng Sơn,
quyển 1,trang 325-335
• Xốp xơ tai,Thính học lâm sàng bệnh tai giữa,2019,PGS.TS.BS Đặng
Xuân Hùng,GVC.BS Huỳnh Khắc Cường, trang 331-351
• Otospongiosis-otosclerosis,GS.TS.BS Nguyễn Hữu Khôi
• Otosclerosis,James A.Donalson & M.Snyder (p.2997- p.3014 )
• Otosclerosis,Dr. Rajesh Maharjan,GMC
• Otosclerosis,Dr. Kamal Singh Shekhawat

You might also like