You are on page 1of 24

CHƯƠNG 8: THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ

ĐẤT ĐAI
THỊ TRƯỜNG VỐN
 Vốn hiện vật là các loại hàng hoá trữ hàng hóa, vốn dĩ được tạo ra trong một

quá trình sản xuất trước song lại được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa hay
dịch vụ khác.

Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất …

Có thể tồn tại lâu dài, bảo lưu và giữ được giá trị trong một thời gian dài.

Mang tính chất hữu hình vì có thể sờ nắm được các loại hiện vật này
THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VỐN
Dịch vụ vốn (hiện vật) chính là dòng lợi ích mà người ta có thể khai thác được ở
hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng...) trong một khoảng thời gian nào
đó.

Ví dụ: thuê máy móc hoạt động trong 8h làm việc hay thuê thiết bị 1 -2 năm 
dịch vụ sử dụng phát sinh từ việc thuê các thiết bị này
THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VỐN
Thị trường dịch vụ vốn chính là thị trường thuê và cho thuê tài sản
vốn. Cái mà người ta mua, bán ở đây không phải là chính bản thân
tài sản vốn mà chỉ dịch vụ vốn
ĐƯỜNG CẦU VỀ DỊCH VỤ VỐN
DOANH NGHIỆP
 Trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường dịch vụ vốn,

đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp là đường MRPK.

DK = MRPK = MPK × MR

Áp dụng được quy tắc sản phẩm biên giảm dần nếu tăng dần lượng
vốn sử dụng
SỰ DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG
CẦU
 Số lượng các yếu tố đầu vào khác phối hợp với vốn, ví dụ sức lao

động, đất đai

 Công nghệ sản xuất

 Giá cả hay doanh thu biên sản phẩm đầu ra


CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ DỊCH
VỤ VỐN
• Cầu thị trường về một loại dịch vụ vốn phản ánh tổng hợp quan hệ
giữa tổng số đơn vị dịch vụ vốn mà các doanh nghiệp sẵn sàng mua và
tiền thuê dịch vụ.

• Là tổng hợp cầu của dịch vụ vốn của các ngành riêng biệt sử dụng
cùng loại dịch vụ theo chiều ngang.
CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ DỊCH
VỤ VỐN
• Quyết định thuê vốn tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

MRPK = MCK

• Trong đó: MRPK: doanh thu sản phẩm biên của vốn

MCK: chi phí biên của vốn

• Trong trường hợp thị trường dịch vụ vốn là cạnh tranh hoàn hảo, vốn được thuê với mức
tiền thuê R (giá của dịch vụ vốn), khi đó số lượng vốn được thuê tối ưu của doanh nghiệp
được xác định tại

MRPK = R
CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
• Cung ứng về dịch vụ vốn xuất phát cơ bản từ những người sở hữu vốn
ví dụ chủ các xe tải hay chủ của máy móc, chủ phân xưởng

• Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ sở
hữu vốn hay của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản
vốn. Lượng dự trữ tài sản vốn này trong ngắn hạn là không đổi hoặc
thay đổi rất ít.
CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
• Đường cung ngắn hạn về dịch vụ vốn là một đường thẳng dốc lên và
có độ co giãn kém hơn đường cung trong dài hạn

• Trong điều kiện thị trường dịch vụ vốn mang tính cạnh tranh, về dài
hạn điểm cân bằng thị trường sẽ bảo đảm cho những người cung ứng
có lợi nhuận kinh tế bằng không
CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
Trong nền kinh tế cạnh tranh, giá thuê vốn của một loại dịch vụ là mức
tiền thuê dịch vụ bù đắp được các chi phí cơ hội cần thiết và có mức lợi
nhuận kinh tế bằng 0.
CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
Giá thuê vốn cần có = P (r + d + c)
Trong đó: P là giá mua tài sản cho thuê

r là lãi suất thực tế

d là tỷ lệ khấu hao

c là tỷ lệ chi phí giao dịch


CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
Giá thuê vốn cần có = P (r + d + c)
 Khi r và d cố định, tiền thuê vốn thuần túy cần thiết tỷ lệ thuận với giá của tài sản vốn.​
 Khi giá tài sản vốn tăng lên,​
o Người sản xuất tài sản vốn có động cơ sản xuất thêm tài sản vốn.​
o Tiền thuê vốn thuần túy cần thiết tăng → người sở hữu vốn càng có động cơ mua sắm thêm tài sản vố
n
o Gia tăng trong số lượng tài sản vốn làm tăng lượng cung ứng dịch vụ vốn.​

 Đường cung về dịch vụ vốn (đường cung về vốn cho thuê) trong dài hạn là đường dốc
lên thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa giá vốn và mức cung ứng dịch vụ .
CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN
Đường cung về dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển khi
r hoặc d thay đổi.
Nếu r hoặc d tăng lên, đường cung về dịch
vụ vốn trong dài hạn dịch chuyển sang trái.
Nếu r hoặc d giảm xuống, đường cung về
dịch vụ vốn trong dài hạn dịch chuyển sang
phải
TIỀN THUÊ VỐN CÂN BẰNG

Khi có 1 yếu tố gây đường cầu D1 dịch chuyển sang đường cầu D2, giá thuê

dịch vụ trong ngắn hạn tăng từ R1 lên R2. Giá thành tăng nhanh gây ra sự

kích thích cung ứng của những người cho thuê. Họ sẽ mua thêm lượng hàng

hoá đủ để cung ứng dịch vụ cho thị trường. Đường cung ngắn hạn dịch

chuyển từ S1 sang S2. Giá thuê dịch vụ giảm từ R2 xuống xR3, điểm cân

bằng thị trường mới từ E thành F


THỊ TRƯỜNG VỐN HIỆN VẬT
 Đối tượng mua, bán trên thị trường vốn hiện vật (chứ không phải là thị trường dịch vụ vốn)
chính là tài sản vốn. Người mua tài sản vốn (máy móc, thiết bị...) là muốn sở hữu hoàn toàn
nó.
 Cầu về tài sản vốn đến từ người muốn sở hữu tài sản vốn để cho thuê.​
 Cung về tài sản vốn đến từ doanh nghiệp sản xuất tài sản vốn.​
 Cân bằng thị trường vốn xác định số lượng tài sản được mua và giá bán của tài sản vốn.
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT
HIỆN VẬT
Giá trị của một hàng hoá ngày hôm nay nhận được sẽ thấp hơn giá trị của một hàng hoá trong tương
lai
Quy các dòng tiền nhận được hay chi ra ở những thời điểm khác nhau về giá trị tương đương của
chúng tại một thời điểm nhất định.

=
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT
HIỆN VẬT
Công thức tính giá trị hiện tại của một hiện vật

Trong trường hợp áp dụng lãi kép đối với dòng tiền, sử dụng công thức:

= + + +…+

 Nếu PV > Pk thì việc lựa chọn tài sản đó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty
CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN HIỆN VẬT

 Quyết định mua sắm tài sản vốn dựa vào giá trị hiện tại của tài sản vốn và giá của tài sản vốn

 Nếu giá trị hiện tại của tài sản vốn lớn hơn giá của tài sản vốn:

PV(K) > PK

→ quyết định đầu tư: mua tài sản vốn.​

 Nếu giá trị hiện tại của tài sản vốn nhỏ hơn giá của tài sản vốn:

PV(K) < PK

→ quyết định không đầu tư: không mua tài sản vốn.​
CUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN
HIỆN VẬT
Cung về vốn hiện vật hay tài sản vốn xuất phát chính từ những người sản xuất ra những tài sản này.

 Đối với người này, vốn không phải là đầu vào mà là sản phẩm đầu ra. Vì thế, quyết định cung
ứng về vốn hiện vật thuộc loại quyết định của người sản xuất
THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI VÀ CÁC
TÀI NGUYÊN KHÁC
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tổng mức cung ứng của nó là cố định, con người không có khả
năng sản xuất ra đất đai.

Diện tích đất đai sử dụng cho mục đích sản xuất hàng hoá có thể thay đổi do việc khai hoang hoặc
mở rộng diện tích … Tuy nhiên với mật độ dân số hiện nay thì việc gia tăng diện tích đất là không
nhiều

Đường cung đất đai là đường hoàn toàn không co giãn.

Cầu của đất đai của các doanh nghiệp là cầu thứ phát. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định sản

xuất của mỗi doanh nghiệ


THUẾ ĐẤT VÀ CÁC TÀI
NGUYÊN KHÁC
 Cung đất đai là cố định và không co giãn theo giá, việc chính phủ đánh thuế vào đất đai không gây

thay đổi đến trạng thái cân bằng của thị trường.

 Người tiêu dùng mua được hàng hoá với mức giá như trước, người bán vẫn thu được lợi nhuận cố

định. Phần thuế tăng thêm sẽ chi trả cho nhà nước

 Gánh nặng về thuế đất chỉ do người sở hữu đất chịu trách nhiệm
THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI VÀ CÁC
TÀI NGUYÊN KHÁC
 Cầu về thuê đất đai đến từ các doanh nghiệp.
 Quyết định thuê đất tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

MRP = MC
 Trong đó: MRP: doanh thu sản phẩm biên của đất đai

MC: chi phí biên của đất đai


 Trong trường hợp thị trường dịch vụ đất đai là cạnh tranh hoàn hảo, dịch vụ đất đai được thuê
với mức tiền thuê R, khi đó số lượng đất được thuê tối ưu của doanh nghiệp được xác định tại
MRP = R
 Đường cầu về thuê đất đai của doanh nghiệp là đường MRP.
TIỀN THUÊ ĐẤT ĐAI DO
CUNG – CẦU XÁC ĐỊNH
Vì nguồn cung là cố định nên tiền thuê
đất thực chất chỉ do cầu quyết định và vì
thế nó là loại tiền thuê kinh tế.

Tiền thuê đất đai phụ thuộc vào giá trị


sản phẩm của từng ngành, từng doanh
nghiệp. Cầu đất đai của từng ngành khác
nhau thay đổi theo giá thuê đất do đó
dẫn đến việc phân bổ đất đai giữa từng
ngành là khác nhau

You might also like