You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆT – HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CTCP ĐÔNG HẢI
BẾN TRE

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Linh Chi


Đỗ Thanh Biển
Mai Trần Băng Trinh
Lê Thị Mỹ Lợi
Lớp: 20DM

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 01 năm 2023


Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghệ
thông tin và truyền thông Việt - Hàn đã đưa môn học Quản Trị Tài Chính vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô
Nguyễn Thị Như Quỳnh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã
có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về chuyên ngành, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể
vững bước sau này.

Bộ môn Quản trị tài chính là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý
để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

2
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TÊN THÀNH VIÊN PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP

100%
Nguyễn Nhật Linh Chi

100%
Đỗ Thanh Biển

100%
Mai Trần Băng Trinh

80%
Lê Thị Mỹ Lợi

3
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI BẾN TRE.......10
1.1. Lịch sử hình thà nh và quá trình phá t triển...........................................................10
1.2. Mụ c tiêu và sứ mệnh......................................................................................................12
1.3. Lĩnh vự c kinh doanh.......................................................................................................12
1.4. Cơ cấ u tổ chứ c bộ má y quả n lý...................................................................................12
1.5. Chiến lượ c phá t triển.....................................................................................................15
1.6. Vị thế củ a cô ng ty.............................................................................................................16
1.7. Phâ n tích thị trườ ng.......................................................................................................17
1.8. Đố i thủ cạ nh tranh...........................................................................................................24
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÔNG HẢI BẾN TRE..............................................................................................26
2.1 Phâ n tích khố i và phâ n tích chỉ số .............................................................................26
2.1.1. Phâ n tích khố i........................................................................................................... 27
2.1.2. Phâ n tích chỉ số .........................................................................................................31
2.2. Phâ n tích thô ng số ...........................................................................................................35
2.2.1. Khả nă ng thanh toá n..............................................................................................35
2.2.2. Thô ng số nợ ............................................................................................................... 43
2.2.3. Khả nă ng sinh lợ i.....................................................................................................49
2.2.4. Thô ng số thị trườ ng................................................................................................59
2.3. Đá nh giá chung về tình hình tà i chính củ a cô ng ty.............................................63
2.3.1. Ưu điểm....................................................................................................................... 63
2.3.2. Nhượ c điểm............................................................................................................... 64
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÔNG HẢI BẾN TRE..............................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................67
PHỤ LỤC................................................................................................................... 68

4
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nội dung đầy đủ

Rc Khả năng thanh toán hiện thời

Rq Khả năng thanh toán nhanh

VQPTKH Vòng quay phải thu khách hàng

KTT(bq) Kỳ thu tiền bình quân

VQTK Vòng quay tồn kho

CKCHHTK Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho

TSNH Tài sản ngắn hạn

NNH Nợ ngắn hạn

HTK Hàng tồn kho

DTTD Doanh thu tín dụng

PTKHbq Phải thu khách hàng bình quân

GVHB Giá vốn hàng bán

TKbq Tồn kho bình quân

5
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

∑ Tổng

VCSH Vốn chủ sở hữu

DH Dài hạn

LN Lợi nhuận

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

DT Doanh thu

CTUD Cổ tức ưu đãi

LHTK Lưu hành trong kỳ

GTTT Giá trị thị trường

DHC CTCP Đông Hải Bến Tre

6
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Logo CTCP Đông Hải Bến Tre......................................................................10
Hình 2: Mẫu các loại giấy...........................................................................................12
Hình 3: Cơ cấu bộ máy quản lý...................................................................................13
Hình 4: Nhà máy giấy Giao Long...............................................................................14
Hình 5: Nhà máy bao bì số 2.......................................................................................15
Hình 6: Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam...................................................18
Hình 7: Xưởng sản xuất giấy.......................................................................................21

7
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Phân tích khối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.............................27
Bảng 2: Phân tích khối với Bảng cân đối kế toán........................................................28
Bảng 3: Phân tích chỉ số với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..........................31
Bảng 4: Phân tích chỉ số với Bảng cân đối kế toán.....................................................32
Bảng 5: Thông số khả năng thanh toán.......................................................................35
Bảng 6: Thông số nợ...................................................................................................43
Bảng 7: Khả năng sinh lợi...........................................................................................49
Bảng 8: Thông số thị trường.......................................................................................58

8
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Khả năng thanh toán hiện thời...................................................................38
Biểu đồ 2: Khả năng thanh toán nhanh........................................................................39
Biểu đồ 3: Vòng quay phải thu khách hàng.................................................................41
Biểu đồ 4: Kỳ thu tiền bình quân................................................................................42
Biểu đồ 5: Vòng quay hàng tồn kho............................................................................43
Biểu đồ 6: Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho...............................................................44
Biểu đồ 7: Thông số nợ trên vốn chủ..........................................................................46
Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ trên tài sản...................................................................................47
Biểu đồ 9: Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn........................................................49
Biểu đồ 10: Số lần đảm bảo lãi vay.............................................................................50
Biểu đồ 11: Lợi nhuận gộp biên..................................................................................52
Biểu đồ 12: Lợi nhuận hoạt động biên........................................................................53
Biểu đồ 13: Lợi nhuận ròng biên.................................................................................55
Biểu đồ 14: Vòng quay tài sản cố định........................................................................56
Biểu đồ 15: Vòng quay tổng tài sản............................................................................57
Biểu đồ 16: Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)............................................................58
Biểu đồ 17: Thu nhập trên vốn chủ (ROE)..................................................................59
Biểu đồ 18: Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS).................................................62
Biểu đồ 19: Giá trên thu nhập (P/E)............................................................................63

9
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

10
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI


BẾN TRE

1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển


a) Giới thiệu về công ty
CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) tiền thân là Nhà máy Bao bì được
thành lập năm 1994. Dohaco là doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp lớn thứ 4 tại
Việt Nam.
Tên doanh nghiệp bằng tên quốc tế: DONG HAI JOINT STOCK COMPANY
OF BEN TRE
Tên doanh nghiệp viết tắt: DOHACO

Hình 1: Logo CTCP Đông Hải Bến Tre


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 1300358260 đăng ký lần đầu ngày
02 tháng 04 năm 2003, thay đổi lần thứ 19 ngày 07 tháng 09 năm 2021
Địa chỉ: Lô AIII, Khu công nghiệp Giao Long, xã An Phước, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre
Thông tin về doanh nghiệp:
- Số điện thoại: (0275) 2470 655
- Số fax: (0275) 3635 222
- Website: http://www.dohacobentre.com.vn

11
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

- Mã cổ phiếu: DHC
- Vốn điều lệ: 699.944.230.000 VNĐ
b) Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty Cổ Phần Đông Hải Bến Tre tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thành
lập năm 1994
- Tháng 4/2003: chuyển đổi sang Công ty Cổ Phần Đông Hải Bến Tre theo quyết
định số: 4278/QĐ-UB của UBND tỉnh Bến Tre ngày 25/12/2002 dưới hình thức cổ
phần hóa. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1300 358260 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 2/4/2003 và cấp lại lần 16 ngày 15/9/2016.
- Tháng 7/2003: Khởi công đầu tư xây dựng nhà máy giấy An Hòa tại 457C
Nguyễn Đình Chiểu, phường 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre và hoàn thành đưa
vào sử dụng vào tháng 6/2004.
- Tháng 6/2005: Khởi công đầu tư xây dựng mở rộng Nhà Máy Bao Bì Bến Tre
tại 457C Nguyễn Đình Chiểu, phường 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre và hoàn
thành đưa vào sử dụng vào tháng 2/2006.
- Tháng 12/2007: Khởi công xây dựng nhà máy Giấy Giao Long (giai đoạn I) tại
xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- Tháng 7/2008: Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre chính thức trở thành công
ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
- Ngày 23/7/2009: Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre chính thức niêm yết và
giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố HCM (HOSE) với mã
chứng khoán (DHC) theo quyết định số 58/QĐ-SGDHCM của Sở Giao Dịch Chứng
Khoán thành phố HCM.
- Tháng 1/2011: Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre tổ chức lễ khánh thành và
chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Giấy Giao Long (giai đoạn I) và nhà máy Bao
Bì số 2.
- Tháng 1/2015: chính thức chuyển trụ sở chính của công ty về địa chỉ Lô AIII
Khu Công Nghiệp Giao Long, xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
- Tháng 10/2015, công ty chính thức triển khai xây dựng Dự Án Nhà máy giấy
Giao Long - giai đoạn 2 với công suất 660 tấn/ngày tại Lô AIII Khu Công Nghiệp
Giao Long, xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

12
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

1.2. Mục tiêu và sứ mệnh

- Phát triển thành doanh nghiệp vững mạnh, lấy 02 dòng sản phẩm giấy kraft -
bao bì carton làm trọng tâm phát triển.
- Tăng cường tìm kiếm đối tác mới để mở rộng thị trường và gia tăng thị phần
trong phân khúc giấy công nghiệp.
- Phương châm hành động: “Khép kín quy trình sản xuất - phát triển quy mô
năng lực - nâng cao hiệu quả kinh doanh.”

1.3. Lĩnh vực kinh doanh

Dohaco sản xuất kinh doanh 2 dòng sản phẩm là giấy Kraft công nghiệp và bao
bì Carton, các sản phẩm bao gói từ giấy.

Địa bàn kinh doanh chính của công ty là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,
miền Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Đây là ba vùng kinh tế trọng điểm cả nước
nơi tập trung nhiều ngành nghề sản xuất chế biến nông thủy hải sản thực phẩm, giày
da, dược phẩm, may mặc và hàng công nghiệp khác…

Hình 2: Mẫu các loại giấy

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

13
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Hình 3: Cơ cấu bộ máy quản lý

a) Văn phòng công ty:


- Địa chỉ: Lô AIII Khu Công Nghiệp Giao Long, Xã An Phước, Huyện Châu
Thành, Tỉnh Bến Tre, Việt Nam
- Điện thoại:(+84.275) 3611666 / (+84.275) 2470655
- Fax: (+84.275) 3611222 / (+84.275) 3635222
- Email: donghaibentre@yahoo.com
- Website: www.dohacobentre.com.vn.
b) Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc:

Khối Hành chính nhân sự: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực,
quản trị và đào tạo nhân sự, thực hiện chế độ chính sách và tiền lương, thực hiện công
tác hành chính- lễ tân, quản lý và kiểm soát an toàn lao động, phòng chống cháy
nổ,bảo vệ môi trường, an ninh trật tự…

Khối Kế hoạch kinh doanh: xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện xúc tiến
marketing, điều độ sản xuất và kinh doanh, quan hệ mua bán với khách hàng, nhà
cung cấp. Tổ chức cung ứng vật tư nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất các nhà
máy và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thực hiện công tác xuất nhập khẩu...

14
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Khối Tài chính kế toán: xây dựng chiến lược tài chính, hạch toán và báo cáo
quyết toán tài chính, quản lý và khai thác nguồn vốn phục vụ cho các mục tiêu kinh
doanh....

Nhà máy giấy Giao Long:

Hình 4: Nhà máy giấy Giao Long

Tổ chức và quản lý sản xuất các loại giấy Kraft công nghiệp (Medium,
testliner..) theo kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, điều hành và quản lý các
lĩnh vực liên quan tới nhà máy…

- Địa chỉ : Lô A III, Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến
Tre
- Điện thoại : (+84.275) 3703878 / (+84.275) 2211657
- Fax : (+84.275) 3635222

Nhà máy Bao Bì số 2 :

15
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Hình 5: Nhà máy bao bì số 2

Tổ chức và quản lý sản xuất các loại giấy carton, bao bì theo kế hoạch kinh
doanh hàng năm của công ty, điều hành và quản lý các lĩnh vực liên quan tới nhà
máy...

- Địa chỉ : Lô A III, Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến
Tre
- Điện thoại : (+84.275) 2474756
- Fax : (+84.275) 3611222

1.5. Chiến lược phát triển

Trong dài hạn, Công ty đề ra mục tiêu cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, từ đó có thể hạ giá thành, tăng tính cạnh
tranh cho doanh nghiệp.

Công ty cũng chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm tái chế, thân thiện với
môi trường vừa đáp ứng xu hướng tiêu dùng vừa góp phần phát triển giá trị cốt lõi của
Công ty.

16
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Đẩy mạnh mở rộng thị trường nội địa, quảng bá và xây dựng thương hiệu giấy
DOHACO nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trước các đối thủ trong và
ngoài nước.

Công ty cũng chú trọng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các nước trong khu
vực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác tuyển dụng và
đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, phát triển các kỹ năng quản lý.

Về cơ cấu doanh thu của Dohaco chủ yếu từ mảng bán thành phẩm, chiếm hơn
98% trong tổng doanh thu. Doanh thu năm 2020 đạt 2.887.571 triệu đồng. Sản phẩm
chủ yếu là giấy kraft và bao bì carton. Còn lại hoạt động từ việc bán nguyên liệu, phế
liệu và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu và lợi nhuận công ty.
Cổ đông lớn nhất là KWE Beteiligungen AG (13,78%). Công ty này đặt mục tiêu tổng
doanh thu thuần năm 2021 là 3.500 tỷ đồng. Năm 2020, công ty đạt doanh thu 2.888
tỷ đồng, lợi nhuận 392 tỷ đồng sau thuế, vượt mục tiêu đề ra.

1.6. Vị thế của công ty

Sản phẩm giấy và bao bì carton của công ty hiện nay được tiêu thụ chủ yếu ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước nơi tập trung nhiều doanh
nghiệp sản xuất chế biến công nghiệp, xuất khẩu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm
giấy và bao bì carton cao và ngày càng tăng. Cụ thể:

- Đối với thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long, Công ty chiếm khoảng 30% thị
phần cho sản phẩm bao bì carton. Khu vực này hiện đang có khoảng 500 doanh
nghiệp chế biến thủy hải sản lớn và trên 1.200 doanh nghiệp sản xuất chế biến nông
sản thực phẩm cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp khác, với nhu cầu
tiêu thụ lớn về bao bì carton. Tuy nhiên, hiện tại, phần lớn các công ty sản xuất bao bì
carton đang tập trung nhiều hơn ở khu vực Đông Nam Bộ. Với chiến lược phát triển
tại khu vực Tây Nam Bộ, Công ty đang có lợi thế lớn.
- Thị trường Các tỉnh miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh chiếm
khoảng 12%, đây là hai thị trường trọng điểm của Công ty, về sản phẩm giấy công

17
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

nghiệp của Công ty phát triển bền vững tại hai thị trường này. Thị phần của Công ty
tại khu vực này chiếm 12%.
- Ngoài ra, Công ty đang định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sang khu vực
phía Bắc, và xuất khẩu sang các nước lân cận.

Mặt khác, việc tự cung ứng phần lớn giấy Kraft vào cho khâu sản xuất bao bì
carton đã giúp Công ty tiết giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro biến động giá nguyên liệu
đầu vào, dẫn đến biên lợi nhuận gộp của DHC cao hơn so với các công ty cùng ngành.
Cùng với việc quản lý chi phí chặt chẽ, DHC luôn chủ động đầu tư vào máy móc thiết
bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá cạnh tranh.

Ban lãnh đạo DHC tập hợp những cá nhân nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc
lĩnh vực sản xuất giấy và tâm huyết, cùng đồng lòng xây dựng, phát triển Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty cũng luôn nhanh nhạy trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư,
thiết lập mạng lưới quan hệ sâu rộng với các đối tác trong ngành, các tổ chức tài chính
nhằm giúp Công ty ngày một cải tiến và nâng cao vị thế cạnh tranh tại thị trường Việt
Nam và mở rộng thị phần xuất khẩu trong thời gian tới.

1.7. Phân tích thị trường


Năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì được đánh giá có nhiều yếu
tố thuận lợi để tăng trưởng nhờ nhu cầu giấy trong nước và thế giới tăng cao.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), mức tiêu thụ bao bì giấy ở Việt
Nam dự kiến tăng 12% trong giai đoạn 2021-2025 nhờ tốc độ đô thị hóa vẫn còn tiếp
diễn. SSI dự báo tốc độ đô thị hóa trong nước ước đạt 40% trong năm 2024 so với
mức 37% năm 2019. Mảng bao bì giấy cũng được hưởng lợi từ tốc độ phát triển
nhanh chóng của thương mại điện tử Việt Nam.

18
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Hình 6: Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam


Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho hay, thương mại điện tử Việt Nam
tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ
USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả nước. Việt Nam cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại
điện tử ở mức 2 chữ số. Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam duy trì đà
tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu về bao bì giấy trong tương lai.

Về năng lực sản xuất, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt
Nam (VPPA), giai đoạn cuối năm 2020 đầu 2021 có 8 nhà máy sản xuất giấy bao bì
công nghiệp đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 1.4 triệu tấn/năm.

Trong năm 2021, dự kiến một số dây chuyền khác sẽ được đưa vào vận hành
với tổng công suất thiết kế của các nhà máy là khoảng 600.000 tấn/năm; trong đó,
Công ty cổ phần Miza sẽ vận hành dây chuyền 120.000 tấn/năm, Công Ty TNHH
Giấy Hưng Hà 100.000 tấn/năm, Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 100.000
tấn/năm, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì 150.000 tấn/năm, các đơn vị khác khoảng
100.000 tấn/năm.
19
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

VPPA cũng chỉ ra các yếu tố tích cực tác động đến sự tăng trưởng của giấy bao
bì tại Việt Nam. Đó là, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 5%, chỉ số sản
xuất công nghiệp tăng 8% và sẽ duy trì đà xuất siêu như năm 2020. Các ngành hàng
sử dụng nhiều bao bì giấy đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt cao trên 10% trong
năm 2021 như: nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến
gồm dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng….

Xu hướng dịch chuyển các nhà máy công nghiệp của các doanh nghiệp FDI từ
các trung tâm sản xuất lớn sang các quốc gia Đông Nam Á hoặc chuyển trở về sản
xuất trong nước (các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU) đã làm thay đổi
cấu trúc và cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Kết hợp với đó là sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hong
Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản về gia công bao bì giấy xuất
khẩu do thách thức mức thuế suất 25% của Mỹ đối với Trung Quốc từ cuối năm 2019
đến giữa năm 2021 bắt đầu có tác dụng cao.

Năm 2021 cũng là năm có thể tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương
mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đặc biệt các hiệp định mới Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… giúp gia tăng các ngành hàng có nhu cầu sử
dụng bao bì giấy nhiều như nông nghiệp, thuỷ sản, may mặc và dày da, điện thoại và
điện tử… Tiêu dùng bán lẻ trong nước cũng được dự báo tăng trở lại mạnh mẽ trên
10%.

Theo VPPA, việc hạn chế rác thải nhựa, túi nilon và gia tăng khuyến khích sử
dụng bao bì giấy thay thế đang có dấu hiệu phát triển sâu rộng và mạnh tại Việt Nam
vào năm 2021.

Ngoài ra, tiêu dùng giấy bao bì trên thế giới và khu vực châu Á dự báo có thể
tăng trưởng trở lại trên 3,5%. Nhiều quốc gia, khu vực sẽ ban hành lệnh hạn chế thậm

20
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

chí cấm sử dụng túi nilon, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn thực hiện điều này mạnh
mẽ trong giai đoạn 2021 – 2022.

Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường Trung Quốc năm 2021
triển vọng cao hơn năm 2020, do Trung Quốc được dự báo sẽ thiếu cung hơn 5 triệu
tấn và có thể cao hơn khi lệnh cấm nhập khẩu giấy thu hồi chính thức có hiệu lực từ
1/1/2021. Giá giấy cao hơn do áp lực về giá nội địa tăng cao và đặc biệt là chi phí về
môi trường, năng lượng (chính sách siết chặt về môi trường được thực hiện từ tháng
10/2020).

Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường các nước tham gia các hiệp
định thương mại mới như CPTPP, EVFTA sẽ gia tăng mạnh mẽ do được ưu đãi về
thuế và tăng trưởng giao dịch thương mại.

Dù vậy, về mặt thách thức, xuất khẩu vào Trung Quốc cũng sẽ phải cạnh tranh
quyết liệt với nhiều quốc gia khác do Trung quốc đã giảm thuế nhập khẩu giấy lớp
sóng xuống 5% vào năm 2020 cho nhiều quốc gia, trước đó là trên 7% tuỳ theo quốc
gia, trong khi đó mức thuế 5% này trước đó chỉ ưu đãi cho một số quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN).

Các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức
như cạnh tranh tiêu thụ giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước do thêm nhiều dây
chuyền mới đưa vào sản xuất; cạnh tranh với giấy nhập khẩu: giấy nhập khẩu dự kiến
đến mạnh hơn từ các quốc gia trong khu vực: Lào (480.000 tấn mới), Malaysia
(500.000 tấn mới) và từ Indonesia, Thái Lan do nhu cầu tiêu dùng nội địa của họ thấp
nên sẽ gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam.

21
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Hình 7: Xưởng sản xuất giấy


Doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì cũng đối mặt với thách thức về thiếu
nguyên liệu sản xuất và giá duy trì mức cao trong 6 tháng đầu năm 2021 do nguồn
cung chính giấy thu hồi là Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn đang bị ảnh hưởng
mạnh do dịch COVID -19.

Việc giãn cách xã hội làm sụt giảm tỷ lệ thu gom nguyên liệu giấy, ngoài ra
thiếu container và cước vận chuyển cũng là vấn đề lớn nên việc thiếu nguyên liệu và
giá vẫn ở mức cao đang được thể hiện rất rõ rệt.

Trong khi đó, nguồn thu gom trong nước thấp, chất lượng nguyên liệu không
cao, không đủ đáp ứng nhu cầu khi các công suất mới dự kiến tăng 1 triệu tấn.

Dù đối mặt với nhiều thách thức lớn, các doanh nghiệp ngành giấy đã nắm bắt
khá tốt những cơ hội để vươn lên. VPPA cho biết năm 2020, tổng tiêu dùng giấy bao
bì đạt 4,286 triệu tấn, tăng trưởng 0,9% so với năm 2019. Dù tốc độ tăng trưởng tiêu
thụ ở mức thấp nhưng so với mức tăng trưởng chung của thế giới giảm 5,0%, thì đây
vẫn là con số rất ấn tượng.

22
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Riêng xuất khẩu giấy bao bì trong năm 2020 đạt 1,526 triệu tấn, tăng trưởng tới
95,3% so với năm 2019, đây là mức tăng xuất khẩu lớn nhất trong lịch sử của ngành.

Năm 2020, cũng là năm các doanh nghiệp ngành giấy có kết quả kinh doanh rất
tích cực, đặc biệt là mức tăng trưởng mạnh của mảng giấy bao bì.

Đơn cử như Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán: DHC), năm
2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt 2.888 tỷ
đồng, gấp hơn 2 lần năm 2019, trong khi nhận lợi nhuận sau thuế gấp 2,15 lần năm
trước, đạt gần 392 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 13 năm qua.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC, kết quả kinh doanh của
Đông Hải Bến Tre vượt kỳ vọng là nhờ chủ yếu vào mảng giấy. Công ty chứng khoán
này ước tính doanh thu mảng giấy năm 2020 của doanh nghiệp chiếm tới 88% tổng
doanh thu; trong đó, doanh thu mảng bao bì chiếm 12% tổng doanh thu tăng 2% so
với năm 2019. Riêng quý IV, doanh thu mảng bao bì tăng 8% so với cùng kỳ năm
2019 và 5% so với quý III/2020.

Đánh giá về triển vọng ngành giấy năm 2021, VPPA cho rằng, doanh nghiệp
sản xuất giấy đang có cả cơ hội xen lẫn thách thức, nhưng ngành giấy Việt Nam, đặc
biệt là những doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì đã và sẽ vượt qua được khó khăn, tận
dụng cơ hội để phát triển.

1.7.1 Điểm mạnh:

- Công ty Đông Hải chỉ tập trung vào ngành sản xuất xanh, tạo ra những sản
phẩm thân thiện với môi trường là giấy và bao bì carton, có định hướng chiến lược
kinh doanh ngắn và dài hạn phù hợp định hướng phát triển của ngành, địa phương; nỗ
lực đảm bảo kinh tế tuần hoàn.
- Công ty cỏ Nhà máy giấy Giao Long vừa sản xuất giấy công nghiệp bán ra
ngoài thị trường vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Bao bì hoạt động.

23
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

- Công ty con – Công ty TNHH MTV Bao Bì Bến Tre hoạt động chính thức từ
năm 2022 với công suất lớn, sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường.
- Thương hiệu Dohaco và giấy Giao Long được khẳng định mạnh mẽ trên
thương trường, nằm trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và đạt
thứ 169 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500).
- Có tập thể người lao động đoàn kết tận tụy và tâm huyết với định hướng phát
triển Công ty. Cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật từng bước làm chủ được công nghệ.
Công tác dự phòng thiết bị, phụ tùng thay thế được chuẩn bị đầy đủ.
- Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015,
ISO 14001:2015, hệ thống quản lý FSC.
- Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp chính quyền và các đối tác.

1.7.2 Điểm yếu:

- Nhà máy nằm xa cảng, xa các khách hàng lớn, giá xăng dầu tăng cao nên chi
phí vận chuyển cao.
- Công tác khai thác bán hàng thùng carton còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khách
hàng chế biến thủy sản nên tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến các ngành này dẫn đến
tình hình hàng hóa bao bì của công ty giảm đáng kể.

1.7.3 Cơ hội:

- Ngành giấy bao bì trong nước sẽ có nhiều cơ hội phát triển, tiêu dùng trong
nước dự báo tăng trưởng trở lại mạnh mẽ trên 10%/năm, xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có triển vọng tăng trưởng cao kể cả cầu và
giá.
- Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm gia tăng các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều bao bì như da giày, dệt may, thủy sản,... tăng trưởng về kim
ngạch xuất khẩu.
- Nhu cầu sử dụng giấy bao bì tăng cao do sự phát triển mạnh mẽ của ngành
thương mại điện tử.

24
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

- Hai mặt hàng kinh doanh chiến lược (giấy và sản phẩm bao bi carton) của công
ty phù hợp với xu thế thời đại và có triển vọng nhảy vọt liên tục trong những năm tiếp
theo,
- Công ty nằm ở khu vực miền Tây Nam Bộ: đây là trọng tâm phát triển các
ngành nông, lâm, thủy hải sản, lương thực, trái cây có nhu cầu sử dụng bao bì nhiều.

1.7.4 Thách thức:

- Giá nhiên liệu (than đá, khí đốt), nguyên vật liệu tăng cao do ảnh hưởng từ
chiến tranh Nga – Ukraine.
- Nhiều dự án mở rộng công suất của các doanh nghiệp cùng ngành dự báo sẽ là
giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới: CTCP Tập đoàn HAPACO, CTCP
Giấy Hoàng Hà Hải Phòng,...
- Tình trạng thiếu hụt giấy OCC dần gia tăng dẫn đến việc các doanh nghiệp
trong nước tranh giành thu mua nguồn giấy phế liệu nội địa để duy trì sản xuất, gây
khó khăn trong công tác chuẩn bị thu mua nguyên liệu cho sản xuất.
- Nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, Công ty luôn thường xuyên cập
nhật những văn bản pháp luật mới nhất liên quan đến lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực
liên quan khác để kịp thời có những chiến lược đúng đắn trong từng thời kỳ.
- Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng giá nguyên
liệu đầu vào (giấy thu hồi) và chi phí vận tải lên cao.

1.8. Đối thủ cạnh tranh


1.8.1. CTCP Tập đoàn HAPACO
Công ty Giấy Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến, được
thành lập ngày 14/09/1960, chuyên sản xuất các loại bìa cát tông với các thiết bị cũ
sản xuất trong nước, giải quyết một phần nhu cầu về giấy cho nhân dân thành phố thời
kỳ chiến tranh. Năm 1975, do nhu cầu giấy viết giấy in tài liệu tăng cao, Xí nghiệp đã
mở rộng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giấy mỏng, cung cấp các loại giấy in, viết,
đánh máy. Ngày 28/10/1999, Công ty Giấy Hải Phòng chính thức hợp nhất vào CTCP
Hải Âu, đổi tên thành CTCP Giấy Hải Phòng HAPACO. đến năm 1999 hợp nhất
thành Công ty cổ phần HAPACO và đến tháng 8/2009, Công ty chính thức đổi tên

25
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

thành Công ty cổ phần tập đoàn Hapaco (tên giao dịch là tập đoàn Hapaco). Nhà máy
giấy Kraft của Công ty đã cho sản phẩm giấy đầu tiên, đây là nhà máy sản xuất giấy
Kraft xuất khẩu lớn nhất miền bắc và lớn thứ 2 trong cả nước với công suất 22.000
tấn/năm. Bên cạnh đó với điều kiện thị trường chứng khoán thuận lợi trong năm 2003-
2007 công ty đã thực hiện đầu tư tham gia vào lĩnh vực tài chính chứng khoán như
góp vốn thành lập Công ty Chứng khoán Hải Phòng, thành lập Công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán Hải Phòng và Công ty TNHH đầu tư tài chính Hapaco đã đem lại
lợi nhuận đáng kể cho đến bây giờ.
1.8.2. CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng
CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HHP) thành lập vào năm 2012, có tiền thân
là Nhà máy Sản xuất Giấy Đức Dương. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh giấy kraft sóng, giấy Chipboard và các sản phẩm liên quan. Đến
nay sau gần 08 năm xây dựng và phát triển, Công ty Giấy Hoàng Hà đã trở thành một
Công ty đại chúng với số vốn điều lệ lên tới 180 tỷ đồng. Hệ thống Giấy Hoàng Hà
hiện có hai Nhà máy giấy tại Hải Phòng và Hà Nam, doanh thu năm 2018 hợp nhất đạt
trên 245 tỷ đồng, tăng 74,4% so với năm 2017, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt trên
10,4 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Sang năm 2019, doanh thu hợp nhất đạt 368
tỷ đồng, tăng 50,01% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt trên 14,4 tỷ
đồng, tăng 38,46% so với năm 2018. Đặc biệt hơn là Công ty đã tạo được công ăn
việc làm cho hàng trăm lao động tại Hải Phòng và Hà Nam, đóng góp trên 40 tỷ đồng
vào Ngân sách Nhà nước thành phố Hải Phòng và trên 14 tỷ vào Ngân sách Nhà nước
tỉnh Hà Nam, được Cục thuế thành phố Hải Phòng, Cục thuế tỉnh Hà Nam, Tổng cục
Thuế, Bộ Tài chính tặng Giấy khen/Bằng khen là đơn vị chấp hành tốt chính sách
pháp luật về thuế. Công ty cũng là một trong số rất ít các doanh nghiệp sản xuất giấy
tại Việt Nam hiện nay được Tổ chức BUREAU VERITAS cấp chứng chỉ FSC - chứng
nhận của Hội đồng quản lý rừng thế giới FSC dành cho nhà sản xuất các sản phẩm từ
rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ
môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và
người dân địa phương).

26
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG


TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI BẾN TRE
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xác định điểm mạnh, điểm yếu,
sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua việc thiết lập các mối quan hệ
giữa những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cùng với
báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Việc phân tích giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào,
tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính hiện tại ra sao. Ngoài ra, phân tích tài
chính dựa trên các chỉ số giúp dự báo tình hình tài chính trong tương lai.

2.1 Phân tích khối và phân tích chỉ số

Bên cạnh việc phân tích các thông số tài chính theo thời gian, việc trình bày
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm sẽ
cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người phân tích. Con số phần trăm có thể được
đặt trong mối liên hệ với tổng số, chẳng hạn như tổng tài sản hay tổng doanh thu hoặc
so với năm gốc. Mặc dù từ phân tích thông số tài chính, một phần bức tranh tài chính
đã được hình thành nhưng chúng ta còn có thể hiểu rộng hơn các xu hướng này khi
mở rộng phân tích những vấn đề đã bỏ qua. Ngoài ra, hai phương pháp phân tích mới
này đặc biệt hữu ích khi so sánh các công ty có sự khác nhau nhiều về quy mô vì mỗi
khoản mục trong các báo cáo tài chính được đặt trên cơ sở tương đối hoặc tiêu chuẩn.

Phân tích khối và phân tích chỉ số thường được kết hợp với phân tích thông số.
Đôi lúc, một trong ba kỹ thuật này cũng đủ để báo hiệu tính nghiêm trọng trong sức
khoẻ tài chính của công ty. Tuy nhiên, nếu có cả ba công cụ hỗ trợ theo những cách
thức khác nhau thì việc phân tích sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các hành động điều
chỉnh tốt hơn. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính đầy đủ phải bao gồm cả phân tích
thông số, chỉ số, phân tích khối và phân tích Dupont

27
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.1.1. Phân tích khối

Phân tích khối là phương pháp biểu diễn các khoản mục của bảng cân đối kế
toán theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản và các khoản mục trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số
Bảng 1: Phân tích khối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1. Doanh thu bán hàng 100 100 100

2. Các khoản giảm trừ doanh thu (0,01) (0,00) (0,01)

3. Doanh thu thuần từ bán hàng 99,99 100,00 99,99

4. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (78,78) (81,02) (82,11)

5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp


dịch vụ 21,21 18,98 16,15

6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,27 0,34 0,35

7. Chi phí tài chính (2,11) (1,41) (0,41)

Trong đó: Chi phí lãi vay (2,09) (1,34) (0,38)

8. Phần lãi trong công ty kết 0,04 0,01

9. Chi phí bán hàng (3,43) (3,05) (2,89)

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (1,38) (0,82) (1,00)

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 14,56 14,09 12,21

12. Thu nhập khác 0,85 0,14 0,07

13. Chi phí khác (0,00) (0,03) (0,00)

14. Lợi nhuận khác 0,85 0,11 0,07

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15,41 14,20 12,28

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành (2,71) (0,63) (0,73)

28
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 12,70 13,57 10,04

19. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty


mẹ 13,57 11,56

Bảng 2: Phân tích khối với Bảng cân đối kế toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

2019 2020 2021

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 41,42 48,36 48,74

Tiền và các khoản tương đương tiền 7,40 8,85 4,09

Đầu tư tài chính ngắn hạn 0,38 0,39 1,83

Các khoản phải thu ngắn hạn 18,33 24,68 27,76

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 17,87 23,14 27,60

Hàng tồn kho 14,71 13,77 13,32

Tài sản ngắn hạn khác 0,61 0,66 1,74

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 58,58 51,64 51,26

Các khoản phải thu dài hạn 0,89 0,36 0,12

Tài sản cố định 56,66 49,71 43,79

Tài sản dở dang dài hạn 0,22 0,80 6,48

Đầu tư tài chính dài hạn 0,12 0,20 0,21

Tài sản dài hạn khác 0,68 0,57 0,66

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100

C - NỢ PHẢI TRẢ 47,08 38,93 29,32

Nợ ngắn hạn 26,26 32,59 29,32

29
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Nợ dài hạn 20,82 6,35

D - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 52,92 61,07 70,68

Vốn chủ sở hữu 52,92 61,07 70,68

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 100 100

Qua bảng 1, ta có thể thấy tình hình chung quy mô sử dụng tài sản của công ty
DHC qua các năm đều có sự biến động, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ từ năm
2019-2021, tài sản dài hạn giảm dần từ năm 2019 - 2020. Để thấy rõ hơn sự biến
động, ta phân tích các khoản mục trong bảng kết cấu tài sản sau:

Đầu tiên là tài sản ngắn hạn, trong năm 2019 tài sản ngắn hạn chiếm 41.42%,
năm 2020 chiếm 48.36%, năm 2021 chiếm 48,74% trên tổng tài sản. Nhìn chung có
thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm gần nửa phần tỷ trọng trong cơ cấu của tổng tài sản
của công ty. Cụ thể hơn là:
- Nhìn chung, tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm có sự thay đổi.
Cụ thể, năm 2019 và năm 2020 tăng lần lượt là 7,40% và 8,85% và năm 2021 giảm
còn 4,09%. Tiền và khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao vào 2 năm 2019
và 2020 chứng tỏ khả năng thanh toán tốt. Nhưng sau đó năm 2021 lại giảm cho thấy
công ty đang bị khó khăn về tài chính, điều này phản ánh khả năng thanh toán chậm
các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
- Tiếp theo là đầu tư tài chính ngắn hạn, ta thấy đều tăng dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2019 chiếm 0,38%, năm 2020 chiếm 0,39% và năm 2021 chiếm 1,83%. Điều
này cho thấy, khả năng thu hồi vốn, luân chuyển dòng tiền và thu được lợi nhuận của
công ty ngày càng tăng.
- Một nguyên nhân khác có sự tác động mạnh đến sự biến đổi cơ cấu tài sản
ngắn hạn đó là các khoản phải thu khách hàng. Năm 2019, chiếm 18,33%, năm 2020
chiếm 24,68% và năm 2021 chiếm 27,76%. Chỉ số này chiếm phần lớn trong cơ cấu
tài sản ngắn hạn cho thấy, công ty DHC thu hồi nợ chậm.
- Cũng giống như các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu ngắn hạn của khách
hàng cũng tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2019 chiếm 17,87%, năm 2020,2021 lần
lượt chiếm 23,14% và 27,60% chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy công ty thu hồi nợ chậm,

30
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

dễ dẫn đến những rủi ro trong kinh doanh và không đảm bảo được lợi nhuận của công
ty.
- Ngược lại với các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm đều qua các năm lần lượt
trong ba năm là 14,71%, 13,77% và 13,32%. Điều đó, phần nào cho thấy hiệu quả
trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty tương đối tốt.

Về phần tài sản dài hạn, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với tài sản
ngắn hạn và có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Trong năm 2019, tài sản dài hạn
chiếm 58.58%, năm 2020 chiếm 51.64% và năm 2021 chiếm 51,26%. Nguyên nhân
có sự giảm đều như trên là do:
- Đầu tiên, các khoản phải thu dài hạn giảm dần qua từng năm. Cụ thể là năm
2019 chiếm 0,89% và năm 2020, 2021 lần lượt là 0,36% và 0,12%.
- Tài sản cố định cũng có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2019
chiếm 56,66%, năm 2020 chiếm 49,71% và năm 2021 chiếm 43,79%.
- Tài sản dài hạn khác cũng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2019 chiếm 0,68%,
năm 2020 chiếm 0,57% và năm 2021 chiếm 0,66%.
Tiếp tục trong bảng cân đối kế toán của công ty, nợ phải trả cũng có sự biến động
nhẹ qua từng năm, cụ thể: năm 2019 chiếm 47,08%, năm 2020 chiếm 38,93%, năm
2021 chiếm 29,32%. Điều này cho thấy, tình hình tài chính của công ty đang có
chuyển biến tốt, an toàn.
- Đối với nợ phải trả, thông số này thể hiện tín hiệu tích cực khi giảm mạnh qua
các năm. Nguyên nhân chính đến từ khoản nợ dài hạn. Năm 2019, giá trị nợ dài hạn
chiếm 20,82% cơ cấu nguồn vốn. Đến năm 2020-2021, khoản mục này giảm chỉ còn
6,35% và 0%. Tương tự vậy, nợ ngắn hạn cũng lần lượt tăng giảm qua ba năm tương
ứng 26,26%, 32,59%, 29,32%. Điều này cho thấy rằng công ty có khả năng trả nợ
tương đối ổn.

Tiếp tục dựa vào bảng phân tích khối với bảng cân đối kế toán của công ty, có
thể nhận thấy sự thay đổi của tổng nguồn vốn qua các năm, cùng với đó là sự biến đổi
giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau:
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Năm 2019, vốn chủ sở hữu
chiếm 52,92% trên Tổng nguồn vốn, đến năm 2020 chiếm 61,07% (tăng 8,15%) và

31
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

chiếm 70,68% vào năm 2021 (tăng 9,61%). Với tỷ trọng 38,93% nợ; 61,07% vốn chủ
sở hữu năm 2020 và 29,32% nợ; 70,68% vốn chủ sở hữu năm 2021 cho thấy công ty
không có tính tự chủ về tài chính.

2.1.2. Phân tích chỉ số

Phân tích chỉ số là một phương pháp phân tích các báo cáo tài chính theo cách
mà nhà quản lý so sánh các khoản mục trong báo cáo với các giá trị lịch sử

Bảng 3: Phân tích chỉ số với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1. Doanh thu bán hàng 100 202 291

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 100 99 342

3. Doanh thu thuần từ bán hàng 100 202 291

4. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 100 208 304

5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp


dịch vụ 100 181 222

6. Doanh thu hoạt động tài chính 100 261 387

7. Chi phí tài chính 100 135 57

Trong đó: Chi phí lãi vay 100 129

9. Chi phí bán hàng 100 180 246

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 120 211

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 100 195 244

12. Thu nhập khác 100 33 26

13. Chi phí khác 100 2.554 335

14. Lợi nhuận khác 100 27 25

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 100 186 232

32
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 100 47 78

18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 100 216 230

20. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 100 207 199

21. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 100 207 199

Bảng 4: Phân tích chỉ số với Bảng cân đối kế toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

2019 2020 2021

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 126,20 133,72

Tiền và các khoản tương đương tiền 100 129,27 62,79

Đầu tư tài chính ngắn hạn 100 112,66 550,71

Các khoản phải thu ngắn hạn 100 145,56 172,11

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 100 139,99 175,49

Hàng tồn kho 100 101,25 102,93

Tài sản ngắn hạn khác 100 117,36 324,83

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 100 95,29 99,42

Các khoản phải thu dài hạn 100 44,20 15,29

Tài sản cố định 100 94,83 87,81

Tài sản dở dang dài hạn 100 386,19 3.275,60

Đầu tư tài chính dài hạn 100 174,29 191,03

Tài sản dài hạn khác 100 90,09 109,91

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 108,09 113,63

33
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

C - NỢ PHẢI TRẢ 100 89,39 70,78

Nợ ngắn hạn 100 134,14 126,89

Nợ dài hạn 100 32,95

D - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 100 124,73 151,75

Vốn chủ sở hữu 100 124,73 151,75

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 108,09 113,63

Dựa trên bảng 4 phân tích chỉ số của bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng giá
trị tài sản của công ty có diễn biến theo chiều ngang như sau:
- Tổng tài sản của công ty năm 2020 chiếm 108,09%, tuy nhiên đến năm 2021
tăng lên 113,63% (tăng 5,54%). Để thấy rõ hơn sự biến động, tiến hành phân tích các
khoản mục trong bảng phân tích chỉ số sau:
+ Trong giai đoạn 2020-2021, tài sản ngắn hạn liên tục tăng tương ứng
126,20% và 133,72%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự gia tăng của đầu tư tài chính
ngắn hạn và các khoản phải thu khách hàng.
+ Ngược lại với các khoản phải thu, các khoản tiền và tương đương tiền có sự
tăng vào năm 2020 và giảm mạnh vào năm 2021. Năm 2020 tăng 29,27% so với năm
2019. Năm 2021 giảm 66,48% so với năm 2020. Giảm mạnh vào năm 2021 vì công ty
đã giảm số tiền gửi vào ngân hàng và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh
(phụ lục 4).
+ Đối với tài sản dài hạn, chỉ số này liên tục tăng qua các năm. Năm 2020,
khoản mục này tương ứng 95,29% và tăng 4,13% vào năm 2021. Nguyên nhân đến từ
sự tăng lên của các khoản tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn.
- Nguồn vốn tăng 8,09% trong giai đoạn năm 2019-2020, và tiếp tục tăng vào
năm 2021 tăng 4,73% so với năm 2020. Cụ thể như sau:
+ Đối với nợ ngắn hạn, chỉ số này tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2020
tăng lên 34,14% so với năm 2019, và giảm còn 7,25% vào năm 2021 so với năm
2020. Đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty trong việc giải quyết các khoản nợ
ngắn hạn.

34
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

+ Đối với các chỉ số về nợ dài hạn, chỉ số này giảm mạnh đến 67,05%% năm
2020 so với năm 2019 và tiếp tục giảm còn 0% vào năm 2021. Vì công ty đã trả hết
các khoản vay dài hạn vào năm 2021 (phụ lục 3).
+ Vốn chủ sở hữu biến động tăng qua các năm. Năm 2020, vốn chủ sở hữu
tăng lên 24,73% so với năm 2019. Và chỉ số này tiếp tục tăng vào năm 2021 tăng
27,02% so với 2020. Nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng của vốn chủ sở hữu từ
công ty.

Dựa vào bảng 3 phân tích chỉ số với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre có thể thấy một số thông số biến động như sau:
- Lợi nhuận gộp BH và CCDV biến động qua các năm. Năm 2020 lợi nhuận
gộp của công ty tăng lên 81%. Chỉ số này tiếp tục tăng vào năm 2021, tăng 41% so
với năm 2020. Điều đó chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt và có nhiều cải tiến trong
quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả tốt trong quá trình kinh
doanh.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh biến động mạnh mẽ vào năm 2020
tương ứng 195% (tăng 95%) so với năm 2019. Đến năm 2021, lợi nhuận thuần tiếp tục
tăng nhẹ so với năm 2020 tương ứng 49%.
- Đối với chỉ số Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ số này tăng mạnh vào
năm 2020 tương ứng 86% so với năm 2019. Và chỉ số này tiếp tục tăng vào năm 2021
so với năm 2020 tương ứng 46%.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 tăng mạnh tương ứng
116% so với năm 2019. Năm 2021, chỉ số này tăng trưởng 14% so với năm 2020.
- Ngoài ra còn một số khoản mục trên bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của
công ty có sự biến đổi nhưng không đáng kể. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của
công ty là tốt.

2.2. Phân tích thông số

2.2.1. Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và
lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực

35
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

tài chính cần lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán
của doanh nghiệp càng thấp, thì năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ
kém bền vững. Khi phân tích khả năng thanh toán của công ty có thể đề cập đến các
chỉ số sau: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, vòng quay phải
thu khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, chu kỳ chuyển hóa
hàng tồn kho.

Bảng 5: Thông số khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Công thức Công ty Ngành

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Rc TSNN 1,58 1,48 1,66 2,15 2,45 3,02


NNH

Rq TSNN −HTK 1,02 1,06 1,21 1,16 1,90 2,37


NNH

VQPTKH DTTD 5,38 6,37 6,99 5,30 5,33 7,61


PTKH bq

KTT (bq) 360 66,89 56,49 51,49 71,19 72,67 48,38


VQPTKH

VQTK GVBH (3,48) (7,48) (10,78) 1,16 0,81 1,79


HTK bq

CKCHHTK 360 (103,53) (48,12) (33,40) 52,21 43,00 26,64


VQ HTK

36
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời


Biểu đồ 1: Khả năng thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời: Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn như tiền và các khoản tương
đương tiền, các khoản phải thu và TSNH khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn
hạn hệ số này phải lớn hơn 1.

Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy thông số khả năng thanh toán hiện thời của CTCP
Đông Hải Bến Tre trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể năm 2019 tỷ số
này là 1,58 lần, năm 2020 giảm xuống là 1,48 lần, năm 2021 tăng lên 1,66 lần. Mặc dù
vậy ta thấy được tỷ số này luôn lớn hơn 1 do đó doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH. Sở dĩ tỷ số này luôn lớn hơn 1 vì
doanh nghiệp quản lý TSNH và nợ ngắn hạn theo trường phái thận trọng nghĩa là
doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng lượng tiền mặt nắm giữ và các
khoản phải thu khách hàng. Năm 2020 tỷ số này giảm xuống do doanh nghiệp vay nợ
vốn từ bên ngoài.

So với chỉ số bình quân ngành, khả năng thanh toán hiện thời của DHC thấp
hơn bình quân ngành cả 3 năm .Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0.57, 2020 thấp hơn 0.97

37
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

và năm 2021 thấp hơn 1.36. Có thể thấy, bản thân ngành có tốc độ chuyển hóa thành
tiền mặt của các tài sản ngắn hạn tương quan với các khoản nợ ngắn hạn nhanh nên
mặc dù thông số khả năng thanh toán hiện thời của DHC thấp hơn ngành vào năm
2019, 2020, 2021 nhưng khả năng của công ty trong việc sử dụng các tài sản nhanh
chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn công ty vẫn rất
mạnh.

Nhưng nếu chỉ nhìn vào thông số khả năng thanh toán hiện thời thì chưa thể
khẳng định được khả năng thanh toán của công ty. Thông thường, khả năng thanh toán
hiện thời càng cao cho cảm giác là khả năng trả nợ càng cao nhưng thông số này
không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm TSNH. Do vậy,
chúng ta chuyển sang một công cụ khác chặt chẽ hơn để kiểm tra khả năng thanh toán
của công ty, đó là thông số khả năng thanh toán nhanh.

2.2.1.2 Khả năng thanh toán nhanh


Biểu đồ 2: Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số thanh khoản nhanh: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh
nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH (trừ hàng tồn kho) có thể huy động ngay để thanh

38
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

toán. Chỉ tiêu này không cần phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn có những
khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản
chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay.

Năm 2019 tỷ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp là 1,02, năm 2020 tăng
lên 1,06 và năm 2021 vẫn tăng lên là 1,21 và tăng cao hơn bình quân ngành , cho thấy
khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải công nợ tương đối tốt. Qua các
năm tỷ số này đều lớn hơn 1, do đó ta thấy được lượng vốn bằng tiền mặt của doanh
nghiệp luôn bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số khả năng thanh toán nhanh của Đông
Hải Bến Tre qua 3 năm đều thấp hơn. Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0,14 và năm 2020,
2021 thấp hơn lần lượt là 0,84 và 1,16. Khi kết hợp với thông số khả năng hiện thời,
có thể tạm kết luận rằng, năm 2019 so với các công ty trong ngành, công ty hiện đang
duy trì tương đối nhiều hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khả nhượng thấp. Đó là
nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống dưới mức
bình quân ngành mặc dù mức chênh lệch khá thấp. Còn giai đoạn 2020-20201 thì khi
kết hợp với thông số khả năng hiện thời, ta thấy công ty cũng hiện đang duy trì tương
đối nhiều hàng tồn kho hơn so với các công ty trong ngành và khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn của công ty là khá tốt, tuy nhiên vì các chỉ số này đều thấp hơn ngành nên vẫn
không tốt bằng các công ty trong ngành.

39
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.1.3 Vòng quay phải thu khách hàng


Biểu đồ 3: Vòng quay phải thu khách hàng

Vòng quay khoản phải thu khách hàng: Là số lần doanh nghiệp thu tiền từ hoạt
động bán hàng trong 1 năm kinh doanh, số vòng càng cao càng thể hiện doanh nghiệp
có chính sách bán hàng tốt và có vốn đều để phục vụ sản xuất kinh doanh, ngược lại
doanh nghiệp có số vòng quay thấp thể hiện thời gian thanh toán lâu gây khó khăn cho
việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số vòng quay phải thu khách hàng của CTCP Đông Hải Bến Tre trong ba
năm gần đây có sự biến động theo từng năm. Cụ thể năm 2019 số vòng quay phải thu
khách hàng là 5,38; năm 2020 tăng lên 6,37 và tiếp tục tăng vào năm 2021 với con số
6,99. Nhìn vào biểu đồ 2.3 cho thấy chỉ số vòng quay phải thu khách hàng của CTCP
Đông Hải Bến Tre có sự biến động (tăng nhẹ) nhưng vẫn ở mức cao chứng tỏ việc
chuyển hóa thành tiền mặt nhanh, ít tốn thời gian, như vậy sẽ ít gây ảnh hưởng đến
việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính trong công ty. So với bình quân
ngành, vòng quay phải thu khách hàng của công ty cao hơn ở thời điểm năm 2019 và
2020 đến cuối 2021 thì có giảm nhẹ, nhìn chung thì vòng quay phải thu khách hàng
của công ty trong vòng 3 năm gần đây có tốc độ chuyển hóa cao hơn nhiều so với

40
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

ngành . Điều này thể hiện mức độ hiệu quả của công ty trong khả năng thu nợ là tốt,
chính sách thu nợ chặt chẽ.

2.2.1.4 Kỳ thu tiền bình quân


Biểu đồ 4: Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân: Là số ngày để doanh nghiệp thu được tiền từ các khách
hàng ngược lại với vòng quay phải thu KH kỳ thu tiền càng thấp thì việc sử dụng vốn
của doanh nghiệp càng hiệu quả khi có thể lấy tiền từ khách hàng tái đầu từ vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhanh chóng tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Năm 2020 tỷ số này giảm đi 10 ngày so với năm 2019, năm 2021 giảm 5 ngày
so với năm 2020. Doanh nghiệp đã rút ngắn tỷ số này nên vốn của doanh nghiệp
không bị chiếm dụng quá lâu qua các năm, vì vậy doanh nghiệp có thể thu hồi vốn kịp
thời cho các hoạt động của mình cũng như có thể tự chủ hơn về tài chính.

Nhìn vào biểu đồ 2.4, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Đông Hải Bến Tre
giảm qua các năm. Thông số này cho biết số ngày doanh số duy trì dưới hình thức
phải thu khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển hóa thành tiền từ năm 2019
đến năm 2021 lần lượt là 66,89 ngày, 56,49 ngày và 51,49 ngày. Ở đây giảm xuống từ
năm 2019 đến 2021. Kỳ thu tiền bình quân được đánh giá càng nhỏ càng tốt.

41
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

So với chỉ số bình quân ngành, kỳ thu tiền bình quân của Đông Hải Bến Tre có
sự chênh lệch. Cụ thể năm 2019 và năm 2020 thấp hơn so với ngành lần lượt là 4,3
ngày và 16,18 ngày, 2021 cao hơn so với ngành là 3,11 ngày.

2.2.1.5 Vòng quay hàng tồn kho


Biểu đồ 5: Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý
tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng
tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu và bình quân tồn kho
của doanh nghiệp hết bao nhiêu ngày. Thông số này cho biết hàng tồn kho phải quay
bao nhiêu vòng để chuyển thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng
trong năm.

Nhìn vào biểu đồ 2.5, ta thấy số VQHTK của DHC đều âm nhưng có xu hướng
giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2019 âm 3.48 vòng, năm 2020 âm 7.48 vòng và năm
2021 âm 10.78 vòng. Thông số này cho biết số lần hàng tồn kho được chuyển thành
phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm của DHC giảm qua
từng năm. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng giảm qua các năm nghĩa là hàng tồn
kho nhiều hơn, doanh nghiệp bán hàng chậm hơn, tiền mặt bị đọng vào hàng tồn
42
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

kho/giá vốn. Qua đây, chứng tỏ hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty qua các
năm kém hiệu quả dần. Vòng quay hàng tồn kho thấp qua các năm có thể cho thấy
doanh số bán hàng bán hàng của những năm sau giảm dần và có thể nhu cầu đối với
sản phẩm của công ty giảm.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số vòng quay hàng tồn kho của DHC qua
3 năm đều thấp hơn. Cụ thể năm 2019 thấp hơn (2.32) vòng và năm 2020, 2021 thấp
hơn lần lượt là ( 6.67) và (8.99) vòng. Việc so sánh này cho thấy dấu hiệu kém hiệu
quả trong hoạt động quản trị hàng tồn kho và thấy công ty đang duy trì hàng tồn kho
nhiều, vòng quay chuyển hóa hàng tồn kho chậm hơn so với bình quân ngành.

Để xem xét tốt hơn hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho thì có thể chuyển
đổi số vòng quay hàng tồn kho sang đơn vị là ngày hay còn gọi là chu kỳ chuyển hóa
hàng tồn kho.

2.2.1.6 Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho


Biểu đồ 6: Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho

Đối với chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho, thông số này cho biết số ngày dự trữ
hàng tồn kho của công hằng năm tăng giảm như thế nào. Nhìn vào biểu đồ 2.5, ta thấy

43
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

số chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho của DHC tăng qua các năm. Cụ thể, số ngày lưu
trữ hàng tồn kho trong năm 2019 là (103.53) ngày, năm 2020 là (48.12) ngày, năm
2021 là (33.40) ngày. Qua đây, cho thấy thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể
thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho qua 3 năm của DHC là lớn dần. Thông
thường khi chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá tốt, tuy nhiên
ở đây thông số này ở đây lại tăng dần qua các năm và dài ngày hơn cho thấy công ty
đang có chuyển biến xấu dần trong hoạt động quản trị hàng tồn kho.

Tuy nhiên, thông số chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho của công ty DHC qua 3
năm đều thấp hơn so với bình quân ngành. Cụ thể năm 2019 thấp hơn (51.32) ngày và
năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là (5.12) và (6.76) ngày. Điều này chứng tỏ so với
các công ty khác trong ngành, hàng tồn kho của công ty DHC ít tồn đọng hơn và
không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

2.2.2. Thông số nợ

Bảng 6: Thông số nợ

Chỉ tiêu Công thức Công ty Ngành

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Thông số nợ Tổng nợ 0,89 0,64 0,41 0,62 0,64 0,45


TổngVCSH
trên vốn chủ

Tỷ lệ nợ trên Tổng nợ 0,47 0,39 0,29 0,36 0,35 0,28


Tổng TS
tài sản

Thông số nợ Tổng NDH 0,28 0,09 - 0,12 0,07 0,02


TNDH + VCSH
dài hạn trên
vốn dài hạn

Số lần đảm Lợi nhuậnthuần (6,89) (9,99) (29,67) 1,85 5,72 (3,69)
Chi phí tài chính
bảo lãi vay

44
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.2.1 Thông số nợ trên vốn chủ


Biểu đồ 7: Thông số nợ trên vốn chủ

Thông số nợ trên vốn chủ được dùng để phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của
công ty. Thông số này cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi
đồng mà cổ đông cung cấp. Hay một đồng vốn chủ đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay.
Đây là thông số mà thông thường các chủ nợ đều muốn thông số này thấp. Nhìn vào
biểu đồ 2.7, ta thấy RD/E của DHC giảm qua các năm và duy trì ở mức bé hơn 1.
Thông thường, nếu tỷ lệ này bé hơn 1 thì tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi
nguồn vốn chủ sở hữu, còn ngược lại thì tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi
các khoản nợ. Cụ thể, năm 2019, một đồng vốn chủ sở hữu đang đảm bảo cho 0.89
đồng vốn vay. Hay nói cách khác, các chủ nợ cung cấp 0.89 đồng tài trợ so với mỗi
đồng vốn mà các cổ đông cung cấp. Năm 2020, 2021, tỷ lệ này lần lượt là 0.64 và
0.41 lần. Nguyên nhân giảm qua các năm là vì nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải
trả người bán và người mua trả tiền trước giảm dẫn đến tổng nợ giảm, đồng thời,
VCSH tăng trong các năm 2020 và 2021. Điều này cho thấy qua 3 năm thì công ty có
nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ bên ngoài không chịu nhiều
áp lực tài chính và kinh doanh có hiệu quả, hay nói cách khác có xu hướng tốt dần qua
các năm.
45
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ của công ty cao năm 2019, bằng
2020 và thấp hơn 2021 so với bình quân ngành. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0.27 và
năm 2020 bằng bình quân ngành, 2021 thấp hơn 0.04. Qua đây, có thể thấy mặc dù
thông số nợ trên vốn chủ năm 2019 cao hơn bình quân ngành, nhưng đến năm 2021
thì giảm thấp thấp hơn so với bình quân ngành, nhưng vẫn duy trì ở mức bé hơn 1. Do
đó, có thể kết luận, doanh nghiệp DHC đang quản lý rủi ro từ những khoản nợ khá tốt.
Tỷ lệ này tạo cho chủ nợ một cảm giác an toàn vì chứng tỏ khả năng quản lý nợ của
công ty đang tốt, hệ số càng nhỏ thì năng lực tài chính càng mạnh.

2.2.2.2 Tỷ lệ nợ trên tài sản


Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ trên tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thường gọi là tỷ số nợ, được sử dụng để xác định
nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Các chủ nợ
thường thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả
nợ cao hơn. Ngược lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận
tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nhưng nếu tỷ số nợ quá cao
doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

46
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Nhìn vào biểu đồ 2.8, ta thấy thông số này giảm qua các năm. Năm 2019 tỷ số
nợ trên tổng tài sản là 0,47 lần, năm 2020 giảm xuống còn 0,39 lần và năm 2021 giảm
xuống còn 0,29 lần. Điều này cho thấy tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn
vay thấp, tỷ lệ này thấp thì càng có nhiều nguồn vốn chính vốn chủ sở hữu doanh
nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.

Trong năm 2019, 47% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 53%
còn lại được tài trợ từ vốn chủ. Tương tự, tỷ lệ này vào năm 2020 là 39% tài sản của
công ty được tài trợ bằng vốn vay, 61% còn lại được tài trợ từ vốn chủ và năm 2020 là
29% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay, 71% còn lại được tài trợ từ vốn
chủ. Tỷ lệ này giảm dần qua 3 năm cho thấy mức nợ đã giảm dần, trong khi vốn chủ
sở hữu tăng. Điều này sẽ tạo cảm giác an toàn cho chủ nợ và chủ nợ sẽ thích điều này
bởi vì tỷ lệ này càng thấp thì càng có nhiều nguồn tài chính vốn chủ sở hữu, đây là
bước tạo lề tương đối tốt.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số nợ trên tài sản của DHC qua 3 năm
đều cao hơn so với bình quân ngành. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0.11 và năm 2020 cao
hơn 0.04, và năm 2021 cao hơn đều là 0.01. Điều này cho thấy, rủi ro tài chính của
công ty là cao hơn so với bình quân ngành.

47
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.2.3 Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn


Biểu đồ 9: Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn

Nhằm đánh giá khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của công ty thì nhà
đầu tư và nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn dài hạn để thấy được
khả năng thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
tương lai được tài trợ và được đầu tư từ những nguồn nào và thông số này được đánh
giá là càng nhỏ càng tốt.

Nhìn vào biểu đồ 2.9, ta thấy thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn của DHC
qua 3 năm luôn ở mức rất thấp. Cụ thể, tỷ lệ nợ dài hạn chiếm 0.28 trong tổng cơ cấu
vốn dài hạn của công ty vào năm 2019, chiếm 0.09 trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của
công ty vào năm 2020 và vào năm 2021 đầu năm công ty có vay dài hạn nhưng trong
quá trình kinh doanh đã trả hết nợ dài hạn trong năm đó (phụ lục 3). Thông số này
giảm dần từ năm 2019 đến năm 2020 và năm 2021 đã trả hết nợ. Điều này cho thấy
công ty có sự chuyển biến tích cực về tài chính. Thông số này duy trì ở mức bé hơn 1
chứng tỏ công ty vẫn hoạt động tốt.

48
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

So với chỉ số bình quân ngành, thông số nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn của
DHC qua 3 năm đều cao hơn. Năm 2019 cao hơn 0.16 và năm 2020 cao hơn 0.02 và
năm 2021 trả được hết nợ. Điều đó chứng tỏ khả năng tài chính của công ty tốt, công
ty đang sử dụng nợ dài hạn ít hơn so với bình quân ngành và công ty ít chú ý khai thác
nợ dài hạn.

2.2.2.4 Số lần đảm bảo lãi vay


Biểu đồ 10: Số lần đảm bảo lãi vay

Thông số này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ chi phí tài chính bằng
thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác, thu nhập
sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty có thể đáp ứng bao nhiêu lần các khoản
nợ chi phí tài chính. Nhìn vào biểu đồ 2.10, ta thấy, năm 2019 âm 6.89, năm 2020 âm
9.99 và năm 2021 âm 29.67. Ở đây số lần đảm bảo lãi vay của DHC có sự giảm dần
qua các năm. Tuy nhiên, thông số này ở mức thấp hơn 1, cho nên đây là điều lo ngại
về tình hình hoạt động liên tục của công ty khi không thể đảm bảo được lãi vay.

So với bình quân ngành số lần đảm bảo lãi vay của DHC thấp hơn. Cụ thể, năm
2019 thấp hơn (8,74) và năm 2019 thấp hơn (15,71), 2021 cao hơn (25,98). Qua đây

49
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

cho thấy so với bình quân ngành thì khả năng trang trải các khoản nợ tiền lãi của DHC
2 năm 2019 và 2020 là thấp hơn so với các công ty trong ngành. Tuy nhiên đến năm
2021 có sự chuyển biến tốt hơn so với ngành. Cho thấy, DHC thực sự nỗ lực trong
hoạt động kinh hoạt, đảm bảo được lãi vay để đảm bảo khả năng đáp ứng hết các
khoản chi phí tài chính tốt hơn.

2.2.3. Khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là để Công ty tồn tại và phát
triển. Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của tất cả chủ thể có
lợi ích gắn với Công ty. Thông tin về khả năng sinh lời của Công ty là mối quan tâm
chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan với Công ty vì nó là thông tin
quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý của họ.

Bảng 7: Khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu Công thức Công ty Ngành

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Lợi nhuận Lợi nhuận gộp 0,21 0,19 0,16 0,16 0,14 0,14
Doanh thu thuần
gộp biên

Lợi nhuận Lợinhuận thuần 0,15 0,14 0,12 0,09 0,14 0,09
Doanh thu thuần
hoạt động
biên

Lợi nhuận LNT sau thuế TNDN 0,13 0,14 0,10 0,07 0,10 0,08
Doanh thu thuần
ròng biên

Vòng quay Doanh thu thuần 1,19 2,54 3,96 3,01 3,51 6,24
TSCĐ ròng
TSCĐ

Vòng quay Doanh thu thuần 0,68 1,26 1,73 0,70 0,88 1,16
Tổng tài sản
tổng TS

50
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Thu nhập trên LNT sau thuế TNDN 0,09 0,17 0,17 0,05 0,09 0,09
Tổngtài sản
tổng TS
(ROA)

Thu nhập trên LNT sau thuế TNDN 0,16 0,28 0,25 0,09 0,14 0,13
TổngVCSH
vốn chủ
(ROE)

2.2.3.1 Lợi nhuận gộp biên


Biểu đồ 11: Lợi nhuận gộp biên

Là chỉ số quan trọng, bước đầu để đánh giá tình hình sinh lời của doanh nghiệp,
chỉ số này cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty, thể hiện sự chênh lệch giữa giá
bán và giá vốn.

Lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp giảm qua các năm từ 0,21% năm 2019
xuống 0,19% vào năm 2020 và tiếp tục giảm 0,16% vào năm 2021. Lợi nhuận gộp
biên của Đông Hải Bến Tre cao hơn so với ngành khi cùng giai đoạn năm 2019 đến
2021 lợi nhuận gộp biên của ngành giấy là 0,16%, 0,14% và 0,14% Đông Hải Bến
Tre có mức tăng trưởng trong chỉ số này rất tốt thể hiện ban lãnh đạo đã có hướng đi
51
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

và cơ cấu đúng đắn giúp tối ưu giá vốn hàng bán trong quá sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời năm 2021 doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp
tăng bùng nổ khi năm 2021 doanh thu tuần là 4,164 tỷ tăng khoảng 1,277 tỷ so với
năm 2020 và doanh thu thuần năm 2020 tăng khoảng 1,458 tỷ so với năm 2019.

2.2.3.2 Lợi nhuận hoạt động biên


Biểu đồ 12: Lợi nhuận hoạt động biên

Cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, sau khi đã trừ hết tất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Nếu như biên lợi
nhuận gộp chỉ đề cập tới ảnh hưởng của giá vốn hàng bán thì biên lợi nhuận hoạt động
sẽ cho thấy tác động các loại chi phí khác đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Biên lợi
nhuận hoạt động giúp đánh giá mức độ hiệu quả từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của
công ty.

Lợi nhuận hoạt động biên của Đông Hải Bến Tre năm 2019 là 0.15% nghĩa là
với 100 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp sau
khi trừ hết các chi phí đi thì Đông Hải Bến Tre giữ lại được 0.15 đồng lợi nhuận đây
là tỷ lệ kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp mặc dù đặc thù ngành sản xuất
giấy cần nhiều chi phí cho tài sản cố định như nhà xưởng máy móc cũng như chi phí
52
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

biến đổi liên tục của nguyên vật liệu đầu vào. Con số này vào năm 2020 và 2021 lần
lượt tăng lên là 0.14 và 0.12. So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của Đông
Hải Bến tre qua 3 năm đều cao hơn. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0.06 và 2021 cao hơn
0.03. Vào năm 2020 công ty bằng với chỉ số ngành. Điều này chứng tỏ hoạt động sản
xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vào thời điểm này là tốt hơn so với các công
ty cùng ngành. Ta có thể thấy, ở chỉ số lợi nhuận gộp biên của Đông Hải Bến Tre là
cao hơn so với bình quân ngành, trong khi chỉ số lợi nhuận hoạt động biên của Đông
Hải Bến Tre cao hơn nhưng khoảng cách không lớn so với bình quân ngành. Một lần
nữa, chứng tỏ Đông Hải Bến Tre đã rất cố gắng trong việc cắt giảm các khoản chi phí
và hoạt động tương đối hiệu quả trên cả phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
qua từng năm. Nhìn chung, công ty có chỉ số lợi nhuận hoạt động biên vượt trội so với
đối thủ là các công ty cùng ngành, đó chính là lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn của
công ty. Từ đó, có thể thấy Công ty quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu
tăng nhanh hơn chi phí hoạt động so với các công ty cùng ngành. Nhưng để thấy rõ
được hiệu suất và độ hấp dẫn của Đông Hải Bến Tre so với các đối thủ trong ngành thì
phải tính đến công cụ đo lường lợi nhuận sau khi giảm trừ các khoản chi phí và thuế
thu nhập doanh nghiệp.

2.2.3.3 Lợi nhuận ròng biên

53
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Biểu đồ 13: Lợi nhuận ròng biên

Là một trong những chỉ số quan trọng nhất giúp phản ánh sức khỏe tài chính
doanh nghiệp. Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận sau thuế
trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.

Nhìn vào biểu đồ 2.13, ta thấy lợi nhuận ròng biên của Đông Hải Bến Tre có
xu hướng tăng từ 2019 đến năm 2020 tăng nhẹ từ 0,13% lên 0,14% và giảm từ năm
2020 đến năm 2021 từ 0,14% xuống 0,10%. Năm 2019 Đông Hải Bến Tre có lợi
nhuận ròng biên là 0,13% cao hơn so với ngành khi năm 2019 ngành giấy lợi nhuận
ròng biên là 0,07% nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì công ty thu được 0,13 đồng lợi
nhuận sau thuế còn trung bình ngành là 0,07 đồng. Đến năm 2020 lợi nhuận ròng biên
của công ty tăng lên 0,14% còn ngành là 0,10% mức tăng này báo hiệu công ty đã tối
ưu được lợi nhuận hơn so với năm trước. Năm 2021 lợi nhuận ròng vẫn cao hơn trung
bình ngành khi lợi nhuận ròng của công ty là 0,10% còn ngành giấy là 0,08%. Có thể
thấy giai đoạn 2019-2020 lợi nhuận ròng của công ty phục hồi mạnh mẽ trong thời
gian công ty tiến hành cơ cấu lại chính vì thế lợi nhuận ròng cao hơn trung bình
ngành. Trong giai đoạn này cả lợi nhuận sau thuế cũng như doanh thu của công ty đều
tăng trưởng mạnh.

54
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.3.4 Vòng quay tài sản cố định


Biểu đồ 14: Vòng quay tài sản cố định

Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của TSCĐ để tạo ra doanh thu.
Thông số này còn cho biết cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Nhìn vào biểu đồ 2.14, ta thấy vòng quay TSCĐ của DHC có xu hướng
tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2019 cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra
1.19 đồng doanh thu. Con số này vào năm 2020 và 2021 lần lượt tăng lên là 2.54 và
3.96. Vòng quay TSCĐ tăng trưởng liên tục qua các năm chứng tỏ công ty quản lý
hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu ngày càng ngày được cải thiện. Điều này
cũng thể hiện sự hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện
rõ rệt và có xu hướng tốt dần qua các 3 năm.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của DHC thấp hơn. Cụ thể năm
2019 thấp hơn 1.82, năm 2020 thấp hơn 0.97 và năm 2021 thấp hơn 2.28. Điều này ta
thấy được, cả 3 năm đều thấp hơn so với ngành, chứng tỏ DHC khai thác TSCĐ
không hiệu quả so với các công ty trong ngành

55
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.3.5 Vòng quay tổng TS


Biểu đồ 15: Vòng quay tổng tài sản

Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu,
phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty. Thông số
này còn cho biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn
vào biểu đồ 2.15, ta thấy vòng quay tổng tài sản của DHC có sự tăng nhẹ qua các năm.
Cụ thể, năm 2019 với 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.68 đồng doanh thu thuần. Con
số này vào năm 2020 và 2021 lần lượt là 1.26 và 1.73. Điều này cho thấy DHC đang
sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra được nhiều doanh thu, việc chuyển hóa
tổng tài sản để tạo ra doanh thu của DHC có hiệu quả tốt trong 3 năm này.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của DHC thấp hơn vào năm 2019
và cao hơn bình quân ngành năm 2020, 2021. Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0.22 và năm
2020, 2021 cao hơn lần lượt là 0.38 và 0.57. Chứng tỏ vào năm 2019 hiệu quả của
việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty thấp hơn so với các đối thủ cùng
ngành. Giai đoạn 2020 - 2021 thì hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu
của công ty là cao hơn so các công ty cùng ngành. Nguyên nhân là do không duy trì

56
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

nhiều PTKH và HTK nên là hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh
thu.

2.2.3.6 Thu nhập trên tổng TS (ROA)


Biểu đồ 16: Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

ROA: cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Nhìn vào biểu đồ 2.16 ta thấy thông số này của công ty có xu hướng tăng từ
năm 2019 đến năm 2020 và năm 2020 đến năm 2021 thì không có sự thay đổi. Cụ thể
năm 2019 cứ 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.09 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này
năm 2020 – 2021 lần lượt là 0,17 và 0,17. Có thể thấy chỉ số ROA của Đông Hải Bến
Tre có xu hướng tăng. Giai đoạn 2019 - 2020 tăng 0.08 và giai đoạn 2020 – 2021
không đổi. Nguyên nhân làm cho ROA tăng qua từng thời kỳ như vậy. Cụ thể, điều đó
đã được phân tích ở những thông số trước, có thể thấy chỉ số lợi nhuận ròng biên và
vòng quay tổng tài sản đều tăng dần qua từng năm nên dẫn đến hệ quả là chỉ số ROA
cũng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn
qua từng năm. Đây là tín hiệu rất tích cực của công ty cho thấy công ty sử dụng tài sản
ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.

57
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

So với bình quân ngành thông số này của công ty qua các năm đều cao hơn. Cụ
thể, năm 2019 cao hơn 0,04% và năm 2020, 2021 cao hơn lần lượt là 0.08 và 0.08.
Công ty có chỉ số ROA cả 3 năm đều lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu
tốt cho thấy công ty đang quản trị tài sản hiệu quả, vượt trội so với mức trung bình
ngành qua 3 năm.

2.2.3.7 Thu nhập trên vốn chủ (ROE)


Biểu đồ 17: Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

Thông số này phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư, cho biết hiệu quả của
doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông. Đây có lẽ là thông số quan
trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên
vốn đầu tư của họ trong công ty. Thông số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bằng
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào biểu đồ 2.17, ta thấy thông số này của
DHC đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2019, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư bằng
0.16 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 với mỗi đồng vốn chủ đầu tư trong kỳ thu về
được 0.28 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2021 giảm với mỗi đồng vốn chủ đầu tư
trong kỳ thu về được 0.25 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân làm cho tỷ số ROE
tăng qua 3 năm do ROA và thông số nợ trên vốn chủ cao. Có thể thấy nguyên nhân

58
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

dẫn đến điều đó chủ yếu là do tỷ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều
tăng qua 3 năm. Điều này chứng tỏ Tỷ số này càng lớn, sức sinh lời của VCSH càng
cao, hiệu quả sử dụng vốn của DHC có xu hướng tốt và tăng dần qua các năm, có hiệu
quả trong việc tạo ra thu nhập cho cổ đông của họ. Đồng thời khẳng định cũng DHC
có cơ hội đầu tư lớn và khả năng quản lý chi phí tốt.

So với bình quân ngành thông số của DHC qua các năm đều cao hơn so bình
quân ngành. Cụ thể, năm 2019 cao hơn 0.07 và năm 2020, 2021 cao hơn lần lượt là
0.14 và 0.12. Thông số này lớn hơn bình quân ngành cho thấy khả năng thu lợi nhuận
của các cổ đông trong công ty DHC được lợi hơn so với các cổ đông khác trong
ngành. Do đó, công ty cũng đang có cơ hội đầu tư lớn và khả năng quản lý chi phí
hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.

2.2.4. Thông số thị trường

Nhóm thông số cuối cùng là nhóm các thông số giá trị thị trường liên quan đến
giá cổ phiếu của công ty so với thu nhập, dòng ngân quỹ và giá trị kế toán. Các thông
số này cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về nhận định của người đầu tư về hiệu
quả hoạt động trong quá khứ và triển khai trong tương lai của công ty. Nếu các nhóm
thông số trước đều tốt thì các thông số giá trị thị trường sẽ cao và giá cổ phiếu cũng có
thể cao như mong đợi.

Vietstock ra đời như một điều tất yếu để đáp lại kỳ vọng và mong muốn của
các nhà đầu tư, đảm nhận tốt vai trò hướng dẫn đầu tư chứng khoán, cập nhật thông
tin nhanh chóng ở thời điểm đó. Nó cung cấp các thông tin về thị trường tài chính một
cách chuyên nghiệp và toàn diện. Không bị giới hạn bởi các thông tin chứng khoán
không. Đó còn là các thông tin kinh tế, các sự kiện, các thông tin liên quan đến những
người nổi tiếng có ảnh hưởng đến thị trường tài chính, kể cả trong và ngoài nước.

Việc xem các bản báo cáo tài chính rất quan trọng. Bởi nó sẽ quyết định rất
nhiều đến chiến lược của các nhà đầu tư. Thay phải tự ngồi tìm hiểu, mất thời gian và
không có đầy đủ thông tin thì việc có các thông tin sẵn có như vậy sẽ hiệu quả hơn.

59
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

Nó cũng đảm bảo nguồn thông tin được chính xác hơn. Vì vậy nhóm đã lấy số liệu có
sẵn của thông số thị trường trên trang Vietstock để phục vụ cho bài phân tích lần này.

Bảng 8: Thông số thị trường

Chỉ tiêu Công thức Công ty Ngành

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Lãi cơ LNT sau thuế TNDN−CTUD


Số cổ phiếu lưu hành trong kỳ
bản trên
cổ phiếu 3.742,00 6.994,00 7.765,00 1.740,33 2.973,33 3.373,67
lưu hành
(EPS)

Giá trên Giá thị trường của cổ phiếu


EPS
thu nhập 10,13 8,71 11,45 10,20 9,92 13,77
(P/E)

60
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

2.2.4.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)


Biểu đồ 18: Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu
thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS phản ánh khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp. EPS của công ty trong 2019-2021 có biến động.

Nhìn vào biểu đồ 2.18, ta thấy thông số này của Đông Hải Bến Tre tăng qua 3
năm, cụ thể năm 2019 với 1 cổ phiếu của Đông Hải Bến Tre tạo ra 3,742 đồng thu
nhập. Con số này với các năm 2020, 2021 lần lượt là 6,994 đồng và 7,765 đồng. EPS
dương chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, tỷ lệ trả cổ tức sẽ cao từ đó giá cổ phiếu cũng sẽ
phát triển, có xu hướng tăng lên. Dựa vào chỉ số EPS của Đông Hải Bến Tre từ 2019 -
2021 có thể nhận xét, qua ba năm chỉ số này có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ lợi
nhuận mà công ty thu được trên mỗi cổ phiếu phát hành và lưu hành, đang tăng và có
hiệu quả. Chỉ số EPS tăng cũng cho thấy công ty thu được nhiều hơn cho mỗi đồng cổ
phiếu, làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Có thể thấy rõ mức độ phát triển của
Đông Hải Bến Tre đang đi theo chiều hướng tích cực và ngày càng được cải thiện qua
các năm.

61
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

So với bình quân ngành, thông số này cao hơn rất nhiều so với bình quân các
đối thủ trong ngành, cụ thể năm 2019 thông số EPS của Đông Hải Bến Tre là 3,742
cao gấp 2,2 lần so với bình quân ngành là. Tương tự qua các năm 2020 - 2021 cao
gấp 2,4 lần và 2,3 lần. Nhìn chung EPS của công ty vượt trội hẳn so với các công ty
trong cùng ngành, điều này chứng tỏ Đông Hải Bến Tre đã thu được nhiều lợi nhuận
hơn cho mỗi cổ phiếu so với các công ty trong ngành, điều này không gây ra sự lo
lắng hay không yên tâm ở các nhà đầu tư nếu họ phân vân giữa CTCP Đông Hải Bến
Tre với các công ty khác cùng ngành.

2.2.4.2 Giá trên thu nhập (P/E)


Biểu đồ 19: Giá trên thu nhập (P/E)

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi
nhuận thu được từ cổ phiếu. Nhà đầu tư trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh
nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Cụ thể hơn, qua các năm từ năm 2019 đến năm 2021 chỉ số lần lượt cho biết
nhà đầu tư sẵn sàng trả 10,13; 8.71 và 11.45 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận.Cụ thể hơn
khi chỉ số P/E của công ty , có xu hướng giảm nhẹ vào giai đoạn năm 2019 – 2020 khi
doanh nghiệp giảm từ 10.13 – 8.71, giai đoạn 2020 – 2021 lại có sự tăng nhẹ từ 8.71 –
62
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

11.45 về chỉ số P/E. Mặc dù chỉ số P/E của Đông Hải Bến Tre có sự biến động tăng
giảm qua 3 năm nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với bình quân ngành. Điều này có
thể dẫn đến việc công ty bị định giá thấp bởi vì giá cổ phiếu của họ thấp hơn giá thị
trường.Việc định giá sai này sẽ là một món hời lớn và sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mua
cổ phiếu trước khi thị trường thay đổi. Và khi điều này xảy ra, các nhà đầu tư kiếm
được lợi nhuận do giá cổ phiếu cao hơn.

2.3.Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty

2.3.1. Ưu điểm

Phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy một số ưu điểm về tình trạng
tài chính và hiệu quả kinh doanh như sau:
Thứ nhất, khả năng thanh toán của công ty đang ở mức khá tốt cho thấy năng
lực thanh toán của công ty, tình hình đảm bảo các khoản nợ của công ty bằng tài sản
đang rất tốt. Mặc dù khả năng thanh toán nhanh được đảm bảo cho thấy việc đáp ứng
khoản nợ của doanh nghiệp là tốt nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng
thanh toán lãi vay chưa tốt, đang có xu hướng giảm. Lãi vay phải trả là một khoản chi
phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ
cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Nói cách khác,
số vốn đi vay của công ty mặc dù đã được sử dụng tốt và đem lại khoản lợi nhuận và
bù đắp lãi vay phải trả tuy nhiên công ty cũng cần xem xét và có chính sách hợp lý để
hạn chế việc không đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.
Thứ hai, công ty có chỉ số lợi nhuận hoạt động biên vượt trội so với đối thủ là
các công ty cùng ngành, đó chính là lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn của công ty.
Ta có thể thấy, ở chỉ số lợi nhuận gộp biên của Đông Hải Bến Tre là cao hơn so với
bình quân ngành, trong khi chỉ số lợi nhuận hoạt động biên của Đông Hải Bến Tre cao
hơn nhưng khoảng cách không lớn so với bình quân ngành. Một lần nữa, chứng tỏ
Đông Hải Bến Tre đã rất cố gắng trong việc cắt giảm các khoản chi phí và hoạt động
tương đối hiệu quả trên cả phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua từng năm.
Thứ ba, tỷ số thu nhập trên vốn chủ (ROE) tăng qua 3 năm do thu nhập trên tài
sản (ROA) và thông số nợ trên vốn chủ cao. Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến điều đó
63
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

chủ yếu là do tỷ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều tăng qua 3 năm.
Điều này chứng tỏ tỷ số này càng lớn, sức sinh lời của VCSH càng cao, hiệu quả sử
dụng vốn của DHC có xu hướng tốt và tăng dần qua các năm, có hiệu quả trong việc
tạo ra thu nhập cho cổ đông của họ. Đồng thời khẳng định cũng DHC có cơ hội đầu tư
lớn và khả năng quản lý chi phí tốt.
Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt sẽ giúp cho công ty giảm lượng
vốn bị ứ đọng và nguồn vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn
này một cách hiệu quả cao hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời
việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà
cung cấp và các nhà cho vay.

2.3.2. Nhược điểm

Bên cạnh đó, phân tích báo cáo tài chính của công ty cũng cho thấy một số tồn
tại về tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh như sau:

Thứ nhất, số lần hàng tồn kho được chuyển thành phải thu khách hàng thông
qua hoạt động bán hàng trong năm của DHC giảm qua từng năm.

Thứ hai, hệ số vòng quay hàng tồn kho càng giảm qua các năm nghĩa là hàng
tồn kho nhiều hơn, doanh nghiệp bán hàng chậm hơn, tiền mặt bị đọng vào hàng tồn
kho/giá vốn. Qua đây, chứng tỏ hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty qua các
năm kém hiệu quả dần. Vòng quay hàng tồn kho thấp qua các năm có thể cho thấy
doanh số bán hàng bán hàng của những năm sau giảm dần và có thể nhu cầu đối với
sản phẩm của công ty giảm.

64
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH


HÌNH TÀI CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI BẾN TRE
a) Tăng cường khai thác nguồn vốn chủ sở hữu.

Đây là nguồn vốn phản ánh tiềm lực tài chính thực có của Công ty và Công ty
có quyền sử dụng chủ động trên cơ sở quyền tự chủ tài chính luật pháp cho phép. Đế
khai thác tốt nguồn vốn chủ sở hữu Công ty cần xúc tiến một số nội dung sau đây:

- Tổ chức kiểm tra xem xét tài sản tồn đọng và tài sản cố định, qua đó phân loại
đánh giá mức độ sử dụng để có thế điều chuyển giữa các đội sản xuất cho phù hợp với
nhu cầu sản xuất. Đồng thời những tài sản cố định quá cũ, lạc hậu với kỹ thuật, khấu
hao hết, không cần sử dụng và kể cả những tài sản mới nếu xét thấy không có hiệu quả
Công ty có thế mạnh đạn thanh lý, bán, cho thuê nhằm thu hồi vốn ùn tắc đảm bảo
những dự án mới có hiệu quả thiết thực hơn.
- Đề nghị Nhà nước cấp vốn lưu động từ đó đầu tư tài sản cố định đặc biệt là
máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.
- Công ty cần đào tạo công nhân có trình độ cao, có tay nghề để nhanh chóng
hoàn thành sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường từ đó thu hút đầu tư từ các chủ đầu tư
b) Chú trọng công tác quản lý chi phí, loại bỏ các chi phí không cần thiết

Chi phí của công ty vẫn còn khá cao nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp đang
có xu hướng tăng lên. Do đó công ty phải quan tâm tới việc giảm chi phí để hạ giá
thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là giảm các khoản chi phí cấu thành nên nó
một cách hợp lý. Hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung. Do đó, để tăng lợi nhuận người quản lý phải luôn quan tâm đến kiểm soát
chi phí:

- Trước khi chi tiêu: Định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí.
- Trong khi chi tiêu: Kiểm soát để chỉ tiêu trong định mức.

65
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

- Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng,
giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau.

Lập dự toán chi phí hàng năm: xây dựng dự toán dựa trên các định mức về
nhân công, hàng hóa mua vào, bán ra. Công ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất
hợp lý, cắt giảm chi phí tại bộ phận mà không mang lại hiệu quả

c) Nâng cao chất lượng công tác quản lý


Một trong những nhân tố quyết định sự thành công là công tác quản lý của
công ty. Nếu Công ty quản lý tốt, có hiệu quả thì sẽ đạt được những mục tiêu đề ra cao
nhất. Hoàn thiện công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng
lực điều hành của cán bộ quản lý thông qua tiêu chuẩn hoá trách nhiệm và nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản
lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc,
nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, biết kết hợp hài hoà
giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời bổ
sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh
doanh của công ty.
Hoàn thiện công tác hạch toán trong toàn Công ty bảo đảm chính xác, kịp thời.
Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục
đích. Các dự án đầu tư phải có phương án vay để vay vốn trung và dài hạn, khắc phục
việc dùng vốn ngắn hạn trong đầu tư.
Kiểm soát chặt chẽ, giải quyết dứt khoát vấn đề công nợ dây dưa, thường
xuyên đôn đốc thu hồi công nợ, đối chiếu và xác nhận công nợ hàng tháng, hàng quý.
Đặc biệt công tác tài chính cũng hết sức quan trọng trong quá trình quản lý,
mang tính chất quyết định đến sự phát triển của công ty. Nhưng ở công ty chưa quan
tâm một cách đúng mức như chưa hoạch định tài chính đầy đủ mà chỉ đề ra một số kế
hoạch, vì vậy Công ty cần xem xét lại vấn đề này.

66
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị tài chính


2. Vietstock - Tin chứng khoán, bất động sản, kinh tế đầu tư, tài chính và tiêu

dùng. Vietstock. https://vietstock.vn/

3. Giới thiệu - DOHACO. (n.d.).

http://www.dohacobentre.com.vn/vn/aboutus.aspx

4. CÔNG TY CP ĐÔNG HẢI BẾN TRE. (n.d.). https://vnr500.com.vn/Thong-tin-


doanh-nghiep/CONG-TY-CP-DONG-HAI-BEN-TRE-Chart--1825-2017.html
5. Lịch sử hình thành và phát triển - DOHACO. (n.d.).
http://www.dohacobentre.com.vn/vn/aboutus/details/lich-su-hinh-thanh-va-
phat-trien-11.aspx
6. Lĩnh vực hoạt động - DOHACO. (n.d.).
http://www.dohacobentre.com.vn/vn/aboutus/details/linh-vuc-hoat-dong-
12.aspx
7. Cơ cấu tổ chức - DOHACO. (n.d.).
http://www.dohacobentre.com.vn/vn/aboutus/details/co-cau-to-chuc-13.aspx
8. https://finance.vietstock.vn/DHC-ctcp-dong-hai-ben-tre.htm
9. Vinapaco | Ngành giấy Việt Nam: đầu tư, sản xuất, diễn biến thị trường năm

2021 và dự báo năm 2022. (n.d.). https://vinapaco.com.vn/nganh-giay-viet-

nam-dau-tu-san-xuat-dien-bien-thi-truong-nam-2021-va-du-bao-nam-2022/

10. https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2021/BCTN/VN/
HHP_Baocaothuongnien_2021.pdf
11. https://vppa.vn/wp-content/uploads/2021/02/An-pham-CN-Giay-so-1-
%E2%80%93-2021.pdf
12. https://finance.vietstock.vn/DHC/tai-tai-lieu.htm?doctype=1
13. https://finance.vietstock.vn/HAP/tai-tai-lieu.htm?doctype=1
14. https://finance.vietstock.vn/HHP/tai-tai-lieu.htm?doctype=1

67
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP
ĐÔNG HẢI BẾN TRE QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1. Doanh thu bán hàng 1.430.030.972.251,00 2.887.713.712.689,00 4.164.826.385.369,00

2. Các khoản giảm trừ doanh


(144.865.700,00) (143.188.500,00) (495.850.816,00)
thu

3. Doanh thu thuần từ bán


1.429.886.106.551,00 2.887.570.524.189,00 4.164.330.534.553,00
hàng

4. Giá vốn hàng bán và cung


(1.126.524.279.929,00) (2.339.535.334.338,00) (3.419.679.314.664,00)
cấp dịch vụ

5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng


303.361.826.622,00 548.217.189.851,00 672.651.219.889,00
và cung cấp dịch vụ

6. Doanh thu hoạt động tài


3.809.918.583,00 9.949.607.631,00 14.732.993.119,00
chính

7. Chi phí tài chính (30.207.216.323,00) (40.710.822.367,00) (17.141.484.680,00)

Trong đó: Chi phí lãi vay (29.931.705.195,00) (38.736.882.563,00) (15.763.593.086,00)

8. Phần lãi trong công ty kết 1.115.787.433,00 435.165.538,00

9. Chi phí bán hàng (49.009.092.405,00) (87.998.170.475,00) (120.440.937.631,00)

10. Chi phí quản lý doanh


(19.778.850.170,00) (23.754.855.757,00) (41.692.957.953,00)
nghiệp

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt


208.176.586.307,00 406.818.736.316,00 508.543.998.282,00
động kinh doanh

12. Thu nhập khác 12.188.273.828,00 3.995.596.254,00 3.119.005.663,00

13. Chi phí khác (29.511.039,00) (753.786.831,00) (98.721.417,00)

14. Lợi nhuận khác 12.158.762.789,00 3.241.809.423,00 3.020.284.246,00

15. Tổng lợi nhuận kế toán


220.335.349.096,00 410.060.545.739,00 511.564.282.528,00
trước thuế

16. Chi phí thuế TNDN hiện


(38.747.732.891,00) (18.136.957.853,00) (30.334.428.236,00)
hành

68
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

17. Thu nhập thuế TNDN


110.376.323,00
hoãn lại

18. Lợi nhuận sau thuế


181.587.616.205,00 391.923.587.886,00 418.340.230.615,00
TNDN

19. Lợi nhuận sau thuế của cổ


391.923.587.886,00 481.340.230.615,00
đông công ty mẹ

20. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.383,00 6.999,00 6.739,00

21. Lãi suy giảm trên cổ


3.383,00 6.999,00 6.739,00
phiếu

69
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CTCP ĐÔNG HẢI BẾN TRE
QUA CÁC NĂM
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

A. Tài sản ngắn hạn 875.293.334.198,00 1.104.660.314.544,00 1.170.473.262.002,00

Tiền và các khoản tương đương


156.334.923.342,00 202.090.986.015,00 98.169.465.231,00
tiền

1. Tiền 72.334.923.342,00 92.090.986.015,00 58.169.465.231,00

2. Các khoản tương đương tiền 84.000.000.000,00 110.000.000.000,00 40.000.000.000,00

Đầu tư tài chính ngắn hạn 8.000.000.000,00 9.012.854.795,00 44.057.024.062,00

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo


8.000.000.000,00 9.012.854.795,00 44.057.024.062,00
hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn 387.340.428.163,00 563.827.639.939,00 666.640.320.157,00

1. Phải thu ngắn hạn của khách


377.627.043.422,00 528.621.938.967,00 662.711.851.543,00
hàng

2. Trả trước cho người bán ngắn


15.062.525.635,00 39.381.158.252,00 11.196.292.903,00
hạn

3. Phải thu ngắn hạn khác 1.816.010.862,00 2.988.264.967,00 266.410.498,00

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn


(7.165.151.756,00) (7.163.722.247,00) (7.534.234.787,00)
khó đòi

Hàng tồn kho 310.778.358.100,00 314.660.752.705,00 319.899.570.440,00

Tài sản ngắn hạn khác 12.839.624.593,00 15.068.081.090,00 41.706.882.112,00

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 12.839.624.593,00 13.787.430.547,00 4.348.622.483,00

2. Thuế giá trị gia tăng được


1.280.650.543,00 37.358.259.629,00
khấu trừ

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.237.984.430.461,00 1.179.668.702.752,00 1.230.793.805.534,00

Các khoản phải thu dài hạn 18.770.506.156,00 8.296.563.622,00 2.870.638.109,00

1. Phải thu dài hạn của khách


12.270.506.156,00 7.796.563.622,00 2.870.638.109,00
hàng

2. Trả trước cho người bán dài


6.500.000.000,00 500.000.000,00
hạn

Tài sản cố định 1.197.445.635.146,00 1.135.508.658.285,00 1.051.534.780.585,00

70
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

1. Tài sản cố định hữu hình 1.197.163.503.685,00 1.135.232.128.610,00 1.051.206.736.310,00

Nguyên giá 1.455.914.301.425,00 1.496.759.041.299,00 1.513.724.218.635,00

Giá trị hao mòn lũy kế (258.750.797.740,00) (361.526.912.689,00) (462.517.482.325,00)

2. Tài sản cố định vô hình 282.131.461,00 276.529.675,00 328.044.275,00

Nguyên giá 699.334.250,00 759.334.250,00 894.334.250,00

Giá trị hao mòn lũy kế (417.202.789,00) (482.804.575,00) (566.289.975,00)

Tài sản dở dang dài hạn 4.749.466.998,00 18.342.150.678,00 155.573.306.941,00

Chi phí xây dựng cơ bản dở


4.749.466.992,00 18.342.150.678,00 155.573.306.941,00
dang

Đầu tư tài chính dài hạn 2.600.000.000,00 4.531.631.286,00 4.966.796.824,00

Đầu tư vào công ty liên doanh.


2.600.000.000,00 4.531.631.286,00 4.966.796.824,00
liên kết

Tài sản dài hạn khác 14.418.822.161,00 12.989.698.881,00 15.848.283.075,00

1. Chi phí trả trước dài hạn 14.418.822.161,00 12.989.698.881,00 15.737.906.752,00

2. tài sản thuế thu nhập hoãn lại 110.376.323,00

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.113.277.764.569,00 2.284.329.017.296,00 2.401.267.067.536,00

C - NỢ PHẢI TRẢ 994.941.561.611,00 889.384.700.833,00 704.171.341.216,00

Nợ ngắn hạn 554.941.561.611,00 744.384.700.833,00 704.171.341.216,00

1. Phải trả người bán ngắn hạn 229.909.361.250,00 408.814.919.189,00 305.301.684.878,00

2. Người mua trả tiền trước


5.075.258.490,00 2.110.769.973,00 821.102.852,00
ngắn hạn

3. Thuế và các khoản phải nộp


31.882.257.679,00 14.752.240.513,00 1.865.398.942,00
Nhà nước

4. Phải trả người lao động 14.738.216.665,00 17.988.892.031,00 20.775.298.271,00

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 11.723.917.866,00 7.803.334.674,00 975.359.409,00

6. Doanh thu chưa thực hiện


109.090.909,00 109.090.909,00
ngắn hạn

7. Phải trả ngắn hạn khác 2.843.474.836,00 2.623.698.422,00 3.340.293.983,00

8. Vay ngắn hạn 258.769.077.825,00 290.181.755.122,00 370.769.353.807,00

71
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 213.758.165,00

Nợ dài hạn 440.000.000.000,00 145.000.000.000,00 -

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 440.000.000.000,00 145.000.000.000,00 -

D - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ


1.118.336.203.048,00 1.394.944.316.463,00 1.697.095.726.320,00
HỮU

Vốn chủ sở hữu 1.118.336.203.048,00 1.394.944.316.463,00 1.697.095.726.320,00

1. Vốn cổ phần 559.957.830.000,00 559.957.830.000,00 699.944.230.000,00

Cổ phiếu phổ thông có quyền


559.957.830.000,00 559.957.830.000,00 699.944.230.000,00
biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi

2. Thặng dư vốn cổ phần 235.247.935.803,00 235.247.935.803,00 235.247.935.803,00

3. Quỹ đầu tư phát triển 30.161.760.258,00 39.241.141.068,00 58.837.320.462,00

4. Lợi nhuận sau thuế CPP 292.968.676.987,00 560.497.409.592,00 703.066.240.055,00

LNST chưa phân phối lũy kế đến


111.381.060.782,00 168.573.821.706,00 249.723.900.940,00
cuối kì trước

LNST chưa phân phối kỳ này 181.587.616.205,00 391.923.587.886,00 453.342.339.115,00

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.113.277.764.659,00 2.284.329.017.296,00 2.401.267.067.536,00

72
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHỤ LỤC 3: THUYẾT MINH VAY DÀI HẠN

73
Phân tích tình hình tài chính CTCP Đông Hải Bến Tre

PHỤ LỤC 4: THUYẾT MINH TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

74

You might also like