You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THÍ NGHÍỆM

HÓA ĐẠI CƯƠNG


GIẢNG VIÊN: ĐỖ THỊ MINH HIẾU
LỚP: L53

NHÓM 9: - VÕ LÊ ANH KHOA MSSV: 2211661


- TRẦN KHÁNH KỲ MSSV: 2153510
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 2: NHIỆT PHẢN ỨNG
I. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1:
Nhiệt độ o C Kết quả đo
t1 31
t2 64
t3 48

- Tính giá trị 𝒎𝟎 𝒄𝟎 :

(𝑡3 −𝑡1 )−(𝑡2 −𝑡3 ) (48−31)−(64−48)


𝑚0 𝑐0 = 𝑚𝑐. =50.1. =3,125 (cal/độ)
(𝑡2 −𝑡3 ) (64−48)

𝑚𝑜 𝑐𝑜 = 3,125 (cal/độ).

2. Thí nghiệm 2:

Nhiệt độ o C Lần 1
t1 31
t2 31
t3 36
Q (cal) 270,625
∆𝐻 -10825
Tính mẫu giá trị Q:
t1 +t2 31+31
Q =(mc+𝑚0 𝑐0 ) ( t 3 − )=(50.1+3,125).(36 − ) = 265,625(cal)
2 2

−𝑄 265,625
∆𝐻 = =− = -10625(cal/mol) < 0 => Phản ứng tỏa nhiệt.
𝑛 0,025

3. Thí nghiệm 3:

Nhiệt độ o C Lần 1
t1 30
t2 35
m (g) 4,09
Q (cal) 286,075
ΔH (cal/mol) -11443

Tính giá trị Q và ∆𝑯:

𝑄1 =(𝑚0 𝑐0 +𝑚𝐻2𝑂 𝑐𝐻2 𝑂 + 𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂4 𝑐𝐶𝑢𝑆𝑂4 ).(t 2 − t1 ) =(3,125+50.1+4,09.1).(35-30)= 286,075(cal)

−𝑄1 −286,075
∆𝐻= = = -11443(cal/mol)
𝑛 0,025

∆𝐻 < 0 => Phản ứng tỏa nhiệt.

4. Thí nghiệm 4:

Nhiệt độ o C Lần 1
t1 29
t2 26
m (g) 4,06
Q (cal) -228,74
ΔH (cal/mol) 3049,867
Tính giá trị Q và ∆𝑯:

𝑄1 =(𝑚0 𝑐0 +𝑚𝐻2 𝑂 𝑐𝐻2𝑂 + 𝑐𝑁𝐻4𝐶𝑙 𝑚𝑁𝐻4𝐶𝑙 ).(t 2 − t1 )=(3,125+50.1+4,06.1).(27-31)= -228,74(cal)

−𝑄 −228,74
∆𝐻1 = =- = 3049,867(cal/mol)
𝑛 0,075

∆𝐻𝑡𝑏 >0 => Phản ứng thu nhiệt.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI


1. ∆𝑯th của phản ứng HCl + NaOH  NaCl + H2O sẽ được tính theo số mol HCl
hay NaOH khi cho 25 ml dd HCl 2M tác dụng với 25ml dd NaOH 1M. Tại sao?

HCl + NaOH  NaCl + H2O

Ban đầu: 0,05 0,025 (mol)


Phản ứng: 0,025 0,025

Còn lại: 0,025 0

Ta thấy NaOH hết và HCl còn dư, nên ∆𝐻 th của phản ứng tính theo NaOH. Vì lượng
HCl dư không tham gia phản ứng nên không sinh nhiệt.

2.Nếu thay HCl 1M bằng HNO3 1M thì kết quả thí nghiệm 2 có thay đổi hay không?

Kết quả vẫn không thay đổi, vì ∆𝐻 là đại lượng đặc trưng cho mỗi phản ứng, mà
sau khi thay đổi HCl bằng HNO3 thì vẫn là phản ứng trung hòa: HNO3 + NaOH  NaNO3
+ H2O bản chất vẫn như cũ là H+ + OH-  H2O.

Sau khi thay trong công thức Q = mc∆𝑡 có m,c đều có thay đổi, nhưng ở đại lượng
m, c, ∆𝑡 sẽ biến đổi đều cho Q không đổi suy ra ∆𝐻 cũng không đổi.

3. Tính ∆𝑯3 bằng lý thuyết theo định luật Hess. So sánh với kết quả thí nghiệm.
Hãy xem 6 nguyên nhân có thể gây ra sai số trong thí nghiệm này:

– Mất nhiệt do nhiệt lượng kế.

– Do nhiệt kế.

– Do dụng cụ đo thể tích hóa chất.

– Do cân.

– Do sunphat đồng bị hút ẩm.

– Do lấy nhiệt dung riêng dung dịch sunphat đồng bằng 1 cal/molđộ.

Theo em, sai số nào là quan trọng nhất? Còn nguyên nhân nào khác không?

Theo em, kết quả thí nghiệm mà ta đo được sẽ nhỏ hơn so với trên lý thuyết của
định luật Hess.
Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra sai số là do sunphat đồng hút ẩm CuSO4 khan
+5H2O CuSO4.5H2O tạo ∆𝐻 1 nữa, hoặc do ở dạng ngậm nước nên tạo ra lượng nhiệt ít
hơn so với lí thuyết. Mặt khác CuSO4 hút ẩm thì số mol sẽ khác so với tính toán trên lí
thuyết (CuSO4 khan).

Ngoài ra việc CuSO4 khan không tan hết trong nước cũng dẫn đến sai số của phép đo
trên.
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 4: BẬC PHẢN ỨNG
I. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Bậc phản ứng theo 𝐍𝐚𝟐 𝐒𝟐 𝐎𝟑 :

Nồng độ ban đầu (M)


TN Δt1 Δt 2 Δt TB
Na2 S2 O3 H2 SO4
1 0,1 0,4 100,3s 91,71 96,005s
2 0,1 0,4 45,26s 43,52s 44,39s
3 0,1 0,4 23,73s 22,48s 23,105s

Gọi m là bậc phản ứng của Na2 S2 O3 :


∆tTB1 96,005s
m1 = log 2 = log 2 = 1,11
∆tTB2 44,39s

∆tTB2 44,39s
m2 = log 2 = log 2 = 0,94
∆tTB3 23,105

m1 +m2
Bậc phản ứng theo Na2 S2 O3 : m = = 1,025.
2

2. Bậc phản ứng theo 𝐇𝟐 𝐒𝐎𝟒 :

Nồng độ ban đầu (M)


TN Δt1 Δt 2 Δt TB
Na2 S2 O3 H2 SO4
1 0,1 0,4 43,54s 50,1s 46,82s
2 0,1 0,4 40,47s 44.81s 42,64s
3 0,1 0,4 34,75s 41,64s 38.195s

Gọi n là bậc phản ứng của H2 SO4 :


∆tTB1 46,82s
n1 = log 2 = log 2 = 0,135
∆tTB2 42,64s

∆tTB2 42,64s
n2 = log 2 = log 2 = 0,159
∆tTB3 38.195s

n1 +n2
Bậc phản ứng theo Na2 S2 O3 : n = = 0,147.
2
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1.Trong TN trên nồng độ của Na2S2O3 (A) và của H2SO4(B) đã ảnh hưởng thế nào
lên vận tốc phản ứng.Viết lại biểu thức tính tốc độ phản ứng. Xác định bậc của phản
ứng.

Nồng độ của H2SO4 hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Biểu thức tính tốc độ phản ứng v = k [Na2S2O3]m[H2SO4]n.

Trong đó: m, n là hằng số dương xác định bằng thực nghiệm & bậc phản ứng: m +
n.

2.Cơ chế của phản ứng trên có thể được viết lại như sau:

H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + H2S2O3 (1)

H2S2O3 → H2SO3 + S↓ (2)

Dựa vào kết quả TN có thể kết luận phản ứng (1) hay (2) là phản ứng quyết định
vận tốc phản ứng tức là phản ứng xảy ra chậm nhất không? Tại sao? Lưu ý trong các
thi nghiệm trên, lượng axit H2SO4 luôn luôn dư so với Na2S2O3.

Phản ứng (1) là phản ứng trao đổi ion nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh.

Phản ứng (2) xảy ra chậm hơn.

=> Phản ứng (2) quyết định tốc độ phản ứng và là phản ứng xảy ra chậm nhất vì vậy
bậc của phản ứng là bậc của phản ứng (2).

3. Dựa trên cơ sở của phương pháp TN thì vận tốc xác định được trong các TN trên
được xem là vận tốc trung bình hay vận tốc tức thời?
Dựa trên cơ sở của phương pháp TN thì vận tốc xác định được trong các TN trên
được xem là vận tốc tức thời vì vận tốc phản ứng được xác định bằng tỉ số ∆C/∆t. Vì lưu
huỳnh thay đổi không đáng kể nên ∆C ≈ dC

4.Thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng có thay đổi không? Tại
sao?

Bậc phản ứng không thay đổi vì bậc phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản
chất của phản ứng mà không phụ thuộc vào quá trình tiến hành.
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 8: PHÂN TÍCH THỂ TÍCH


I. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1:

14

12

10

8
pH

pH
6

0
0 2 4 6 VNaOH 8 10 12 14

Xác định: – pH điểm tương đương là 7.

– Bước nhảy pH: từ pH 3,36 đến pH 10,56.

2. Thí nghiệm 2:
Lần 𝐕𝐇𝐂𝐥 (ml) 𝐕𝐍𝐚𝐎𝐇 (ml) 𝐂𝐍𝐚𝐎𝐇 (N) 𝐂𝐇𝐂𝐥 (N) Sai số
1 10 9,2 0,1 0,92 0
2 10 9,2 0,1 0,92 0
3 10 9,2 0,1 0,92 0
0,92+0,92+0,92
CHCl trung bình: CHCl = = 0,92 (N).
3

Sai số trung bình: 𝛥𝐶𝐻𝐶𝑙 = (0+0+0)/3 = 0,0000.

Kết quả đo: CHCl = CHCl ± 𝛥𝐶𝐻𝐶𝑙 = 0,92 ± 0,0000 (N).


3. Thí nghiệm 3:

Lần 𝐕𝐇𝐂𝐥 (ml) 𝐕𝐍𝐚𝐎𝐇 (ml) 𝐂𝐍𝐚𝐎𝐇 (N) 𝐂𝐇𝐂𝐥 (N) Sai số
1 10 9,0 0,1 0,09 0
2 10 9,0 0,1 0,09 0,0000
3 10 9,0 0,1 0,09 0,0000
CHCl trung bình: CHCl = (0,09+0,09+0,09)/3 = 0,09 (N).

Sai số trung bình: 𝛥𝐶𝐻𝐶𝑙 = (0+0,0000+0,0000)/3 = 0,0000.

Kết quả đo: CHCl = CHCl ± 𝛥𝐶𝐻𝐶𝑙 = 0,09± 0,0000 (N).

4. Thí nghiệm 4:

a. Chuẩn độ 𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 với Phenolphtalein:


Lần 𝐕𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 (ml) 𝐕𝐍𝐚𝐎𝐇 (ml) 𝐂𝐍𝐚𝐎𝐇 (N) 𝐂𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 (N) Sai số
1 10 8,9 0,1 0,089 0,0000
2 10 8,9 0,1 0,089 0,0000
3 10 8,9 0,1 0,089 0,0000
CCH3COOH trung bình: CCH3 COOH = (0,089+0,089+0,089)/3 = 0,089 (N).

Sai số trung bình: 𝛥𝐶CH3COOH = (0,000+0,000+0,000)/3 = 0,000.

Kết quả đo: CCH3 COOH = CCH3 COOH ± 𝛥𝐶CH3COOH = 0,089± 0,0000 (N).

b. Chuẩn độ 𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 với Metyl da cam:

Lần 𝐕𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 (ml) 𝐕𝐍𝐚𝐎𝐇 (ml) 𝐂𝐍𝐚𝐎𝐇 (N) 𝐂𝐂𝐇𝟑 𝐂𝐎𝐎𝐇 (N) Sai số
1 10 1,7 0,1 0,017 0,0000
2 10 1,7 0,1 0,017 0,0000
3 10 1,7 0,1 0,017 0,0000
CCH3COOH trung bình: CCH3 COOH = (0,017+0,017+0,017)/3 = 0,017 (N).

Sai số trung bình: 𝛥𝐶CH3COOH = (0,000+0,000+0,000)/3 = 0,000.

Kết quả đo: CCH3 COOH = CCH3 COOH ± 𝛥𝐶CH3COOH = 0,017± 0,0000 (N).
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Khi thay đổi nồng độ HCl và NaOH, đường cong chuẩn độ có thay đổi hay không,
tại sao?
Thay đổi nồng độ HCl và NaOH thì đường cong chuẩn độ không thay đổi vì đương
lượng phản ứng của các chất vẫn không thay đổi, chỉ có bước nhảy là thay đổi. Nếu dùng
nồng độ nhỏ thì bước nhảy nhỏ và ngược lại.

2. Việc xác định nồng độ axit HCl trong các thí nghiệm 2 và 3 cho kết quả nào chính
xác hơn, tại sao?

Phenol phtalein giúp ta xác định chính xác hơn vì bước nhảy pH của phenol phtalein
khoảng từ 8-10. Bước nhảy của metyl orange là 3.1-4.4 mà điểm tương đương của hệ là
7 (do axit mạnh tác dụng với bazơ mạnh) nên thí nghiệm 2 (Phenol phtalein) sẽ cho kết
quả chính xác hơn.

3. Từ kết quả thí nghiệm 4, việc xác định nồng độ dung dịch axit acetic bằng chỉ thị
màu nào chính xác hơn, tại sao?
Phenol phtalein giúp ta xác định chính xác hơn vì bước nhảy pH của phenol phtalein
khoảng từ 8-10. Bước nhảy của metyl orange là 3.1-4.4 mà điểm tương đương của hệ là
>7 (do axit yếu tác dụng với bazơ mạnh).
4.Trong phép phân tích thể tích nếu đổi vị trí của NaOH và axit thì kết quả có thay
đổi không, tại sao?
Trong phép phân tích thể tích nếu đổi vị trí NaOH và axit thỉ kết quả vẫn không thay
đổi vì bản chất phản ứng không thay đổi, vẫn là phản ứng trung hòa.

You might also like