You are on page 1of 2

 Kính chào thầy và các bạn em tên hạnh, hôm nay em xin đại diện cho nhóm thuyết

trình về câu hỏi thầy đã đặt ra. Nhóm em gồm 3 thành viên đó là.......... sau đây em
xin thuyết trình về câu hỏi:
Câu 5: Nêu ví dụ về mâu thuẫn biện chứng và cách giải quyết
 Khái niệm mâu thuẫn biện chứng
- Là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh,
vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
- Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan, phổ biến trong mọi lĩnh vực của thế
giới và vô cùng đa dạng
- Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau
tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng
 Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
- Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng

 Ví dụ
- Mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế…Như
trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có sự mâu thuẫn gay gắt với thực
dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, động lực đứng lên đấu tranh bùng phát, nhân
dân ta quả quyết đứng lên giải quyết tranh chấp và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt
Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.
- Ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân sẽ có thể lợi dụng những mặt đối
lập trong di truyền và biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao
hơn.
- Ví dụ mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong công việc cùng thực hiện nhưng mỗi
chủ thể có một cách hay một phương án đưa ra riêng và không cùng lý tưởng, cách giải
quyết với nhau nên các chủ thể cũng sẽ đưa ra những tranh cãi và nảy sinh ra mâu thuẫn
về cách giải quyết công việc với nhau.
- Ví dụ như trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhằm từ đó các chủ thể nhận
ra được những mặt tranh chấp nội bộ để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt
chưa tốt của các thành viên. Việc làm này là cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động của các tổ chức đó.
 Ý nghĩa phương pháp luận
- Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng, từ
đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan, cần phải
tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
- Thứ hai cần phân tích cụ thể 1 mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết
mâu thuẫn đó
- Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn, cũng không nóng vội hay bảo thủ

You might also like