You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

VẬT LIỆU ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

BÀI 9: ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA


VÀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN

1
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1. ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA


1.1. Khái niệm
▪ Đường cong từ hóa (hay đầy đủ là đường cong từ hóa ban đầu) là đồ thị mô tả quá
trình từ hóa vật từ từ trạng thái ban đầu chưa nhiễm từ (trạng thái khử từ), mà thể hiện
trên đồ thị là sự thay đổi của tính chất từ (thông qua giá trị của từ độ, cảm ứng từ...) theo
giá trị của từ trường ngoài
▪ Quá trình từ hóa của vật liệu từ được đặc trưng
bằng quan hệ giữa từ cảm B và cường độ từ trường H,
B=f(H) gọi là đường cong từ hóa.
Hình 6.1. Đường cong từ hóa ban đầu

2
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1. ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA


1.1. Khái niệm

Đối với các chất nghịch từ và thuận từ, đường


cong từ hóa có dạng là đường thẳng tuyến tính
(từ độ phụ thuộc tuyến tính vào từ trường), từ
độ của chất thuận từ mang giá trị dương trong
khi các chất nghịch từ có từ độ nhận giá trị âm.
Hình 6.1. Đường cong từ hóa của các chất
thuận từ và nghịch từ

3
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1. ĐƯỜNG CONG TỪ HÓA


1.1. Khái niệm
Đối với các chất có trật tự từ (sắt từ, phản sắt từ, feri từ), đường cong từ hóa là các
đường phi tuyến.

Hình 6.2. Đường cong từ hóa của các chất sắt từ

4
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1.2. Chu trình từ trễ


Từ trễ (magnetic hysteresis) là hiện tượng bất
thuận nghịch giữa quá trình từ hóa và đảo từ ở
các vật liệu sắt từ do khả năng giữ lại từ tính của
các vật liệu sắt từ.
Khi lõi thép bị từ hoá bởi từ trường ngoài, triệt
tiêu từ trường ngoài, trong lõi thép vẫn còn tồn tại
từ trường, gọi là từ dư
Hình 6.4. Đường cong từ trễ

5
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1.2. Chu trình từ trễ


Hiện tượng từ trễ được biểu hiện thông qua đường cong từ
trễ được mô tả như sau: sau khi từ hóa một vật sắt từ đến
một từ trường bất kỳ, nếu ta giảm dần từ trường và quay lại
theo chiều ngược, thì nó không quay trở về đường cong từ
hóa ban đầu nữa, mà đi theo đường khác. Và nếu ta đảo từ
theo một chu trình kín (từ chiều này sang chiều kia), thì ta
sẽ có một đường cong kín gọi là đường cong từ trễ hay chu Hình 6.4. Đường cong từ trễ

trình từ trễ.

6
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

1.2. Chu trình từ trễ

- Từ dư Bd: Khi H = 0, B trong VL vẫn còn


trị số Bd

- Cường độ từ trường khử từ Hk:

H = Hk thì B = 0

- Tổn hao từ trễ : là năng lường tổn hao


làm VLT nóng lên. Tỷ lê thuận với diện
Hình 6.4. Đường cong từ trễ
tích ACA’C’A

7
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
Vật liệu từ mềm, hay vật liệu sắt từ mềm (tiếng Anh: Soft magnetic material) là vật
liệu sắt từ, "mềm" về phương diện từ hóa và khử từ, có nghĩa là dễ từ hóa và dễ
khử từ.
a, Tính chất:
- Độ từ thẩm lớn.
- Từ trường khử từ nhỏ
- Tổn hao từ trễ nhỏ (Đường cong từ trễ hẹp)

8
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
b, Ứng dụng:
- Vật liệu từ mềm được dùng làm mạch từ
của các thiết bị và dụng cụ điện
có từ trường không đổi hoặc biến đổi

9
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
c, Các loại vật liệu từ mềm:
✓Thép kỹ thuật (gồm cả gang):
- Có cường độ từ cảm bão hòa cao.
- Hằng số từ thẩm lớn (tới 2,2 Tesla).
- Cường độ khử từ nhỏ.
- Dùng làm từ trường trong mạch từ không đổi.

10
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
c, Các loại vật liệu từ mềm:
✓Thép lá kỹ thuật điện:
- Là hợp chất sắt – silic (1-4% Si)
- Silic cải thiện đặc tính từ của sắt kỹ thuật: Tăng hằng số từ thẩm, giảm cường độ khử tử,
tăng điện trở suất (giảm dòng Fuco hay dòng điện xoáy)
- Được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy điện, như các động cơ điện, máy biến áp.

11
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
c, Các loại vật liệu từ mềm:
✓Pecmaloi là hợp kim sắt – niken (22%Ni), ngoài ra còn có một số tạp chất: Molip đen,
crom, silic, nhôm.
- Hằng số từ thẩm lớn gấp 10-50 lần so với thép lá kỹ thuật điện.
- Lực kháng từ rất nhỏ (có thể tới 1 A/m)
- Từ độ bão hòa thấp
- Permalloy là vật liệu có độ bền và độ dẻo dai cao, khả năng chống ăn mòn, chống oxy
hóa, chống mài mòn rất tốt. Do mang bản chất kim loại, permalloy có điện trở suất rất
thấp
12
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
c, Các loại vật liệu từ mềm:
✓Pecmaloi là hợp kim sắt – niken (22%Ni), ngoài ra còn có một số tạp chất: Molip đen,
crom, silic, nhôm.
- Các vật liệu dạng khối được sử dụng trong các lõi biến thế
- Các màng mỏng permalloy được sử dụng trong các cảm biến từ trường, các đầu đọc
của đĩa cứng, các cấu trúc nano nhân tạo...

13
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.1. Vật liệu từ mềm
c, Các loại vật liệu từ mềm:
✓Ferit là vật liệu sắt từ gồm có bột ôxit sắt kẽm và một số
nguyên tố khác.
- Hằng số từ thẩm ban đầu lớn
- Từ dư nhỏ (0,18-0,32 Tesla), Trường khử từ nhỏ (8-80 A/m)
- Điện trở suất rất lớn.
- Độ bền rất cao.
- Dùng trong các ứng dụng ở tần số cao và siêu cao (làm các lõi dẫn từ sử dụng ở từ trường
tần số cao và siêu cao) trong các mạch điện tử.
14
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.2. Vật liệu từ cứng
Vật liệu từ cứng là vật liệu sắt từ, khó khử từ và khó từ hóa.
a, Tính chất:
- Từ trường khử từ và từ dư lớn, lực kháng từ cao
- Tổn hao từ trễ lớn (Đường cong từ trễ rộng)

15
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.2. Vật liệu từ cứng
b, Ứng dụng:
- Dùng làm nam châm vĩnh cửu
- Sử dụng làm vật liệu ghi từ trong các
ổ đĩa cứng, các băng từ.

16
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ PHỔ BIẾN


2.2. Vật liệu từ cứng
c, Các loại vật liệu từ cứng phổ biến
Vật liệu sắt từ cứng có thể chia thành vật liệu kim loại, phi kim loại và điện môi từ.
✓Vật liệu từ kim loại có thể là kim loại đơn chất (sắt, cobalt, niken) và hợp kim từ của một
số kim loại.
✓Vật liệu phi kim loại thường là ferrite, thành phần gồm hỗn hợp bột của các oxit sắt và các
kim loại khác.
✓Điện môi từ là vật liệu tổ hợp, gồm 60 – 80% vật liệu từ dạng bột và 40 – 20% điện môi.

17
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

CẢM ƠN BẠN ĐÃ HỌC BÀI !

18
Website: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved

You might also like