You are on page 1of 46

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN : CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ : THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Hoàng Thị Ngọc Anh

Lớp : CPQT – 49 – KDQT.3

Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Hà Nội – 2023

1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN : CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ : THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC

Lớp : CPQT – 49 – KDQT.3

Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Mạc Anh Đức KDQT49B30207

Đỗ Thanh Vân KDQT49B30351

Phạm Thảo Vy KDQT49B30353

Nguyễn Thị Anh Thư KDQT49C30335

Nguyễn Lê Gia Bảo KDQT49B30189

Bùi Mỹ Anh KDQT49C10164

Trần Quang Minh KDQT49C10280

Vương Thái An KDQT49C10163

2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

DANH SÁCH NHÓM


Đánh giá thể
STT Họ và tên MSSV
hiện
1 Mạc Anh Đức KDQT49B30207 100%
2 Đõ Thanh Vân KDQT49B30351 100%
3 Phạm Thảo Vy KDQT49B30353 100%
4 Nguyễn Thị Anh Thư KDQT49C30335 100%
5 Nguyễn Lê Gia Bảo KDQT49B30189 100%
6 Bùi Mỹ Anh KDQT49C10164 100%
7 Trần Quang Minh KDQT49C10280 0%
8 Vương Thế An KDQT49C10163 100%

3
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 6

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI
BIỂN VÀ THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA
TRONG KHU VỰC .............................................................................................................. 8

1.1. Khái niệm “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”, “phân định biên giới
biển” theo pháp luật quốc tế .............................................................................................. 8

1.1.1. Khái niệm pháp lý về “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển” ............... 8

1.1.2 Khái niệm pháp lý về “phân định biên giới” theo luật pháp quốc tế ..................... 9

1.2. Khái niệm “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”, “phân định biên giới
biển” theo pháp luật Việt Nam ........................................................................................ 11

1.2.1 Khái niệm pháp lý “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển” theo luật Việt
Nam .............................................................................................................................. 12

1.2.2 Khái niệm pháp lý “phân định biên giới biển” theo luật Việt Nam .................... 13

1.3. Tổng quan thực tiễn phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các quốc gia trong
khu vực ............................................................................................................................. 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC ................................................................................................................... 16

2.1. Lịch sử vấn đề biên giới biển Việt Nam ................................................................... 16

2.2. Khái quát chung vùng biển Việt Nam – Trung Quốc ............................................... 20

2.2.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................... 20

2.2.2. Điều kiện tự nhiên – dân cư – xã hội .................................................................. 22

2.2.3. Các vấn đề trên biển Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết .......................... 24

2.3. Hiện trạng giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung
Quốc ................................................................................................................................. 26

2.3.1 Quan điểm của Việt Nam .................................................................................... 26

2.3.2 Quan điểm của Trung Quốc ................................................................................ 26

4
2.3.3 Những vấn đề pháp lý còn tồn tại cần giải quyết ................................................ 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH
BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ................................... 28

3.1. Tầm quan trọng của việc phân định biên giới biển Việt Nam – Trung Quốc ........... 28

3.2. Giải pháp lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ............................. 29

3.3 Giải pháp giải quyết các vấn đề pháp lý đang tồn tại................................................. 35

3.3.1. Biện pháp giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã áp dụng ................................ 36

3.3.2 Biện pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp biển Đông ..................................... 37

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 41

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


UNCLOS 1982 Công ước luật biển năm 1982
Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển
DOC
Đông
LHQ Liên Hợp Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN

HD 981 Vụ hạ giàn khoan 981


TQ Trung Quốc

6
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, thực tiễn phân định biên giới trên biển giữa Việt
Nam và Trung Quốc là một chủ đề thu hút sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng quốc tế. Sự
phức tạp của vấn đề này không chỉ xuất phát từ chiều sâu lịch sử và văn hóa của hai
quốc gia, mà còn do sự thay đổi đáng kể trong cảnh quan địa chính trị và kinh tế toàn
cầu. Việc giải quyết các tranh chấp và xác định rõ ràng ranh giới trên biển đang trở
thành một thách thức lớn, không chỉ đối với Việt Nam và Trung Quốc mà còn đối với
ổn định và an ninh khu vực.

Để hiểu rõ hơn về thực tiễn phân định biên giới trên biển giữa hai nước này, chúng ta
cần nhìn vào nguồn gốc của tranh chấp và diễn biến của nó qua thời gian. Các vấn đề
liên quan đến biên giới biển không chỉ liên quan đến việc xác định ranh giới chính
xác mà còn đến quyền lợi kinh tế, quản lý tài nguyên tự nhiên, và bảo vệ môi trường
biển. Ngoài ra, yếu tố chính trị, lịch sử chiến tranh, và sự cạnh tranh trong khu vực
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về tình hình hiện tại.

Các cuộc đàm phán và thương lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mặc dù đã diễn
ra qua nhiều giai đoạn, nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được giải quyết hoặc đạt
được sự đồng thuận. Việc nắm vững thông tin về những nỗ lực và khó khăn trong quá
trình này sẽ giúp chúng ta đánh giá tác động của thực tiễn phân định biên giới đối với
quan hệ hai bên và cộng đồng quốc tế.

Bài luận này sẽ không chỉ trình bày về các khía cạnh lịch sử và văn hóa của tranh
chấp biên giới trên biển mà còn phân tích sự ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh
chính trị, kinh tế, xã hội, và môi trường. Bằng cách này, chúng ta có thể xem xét cẩn
thận những thách thức và cơ hội mà thực tiễn phân định biên giới này đặt ra, đồng
thời tìm kiếm những giải pháp xây dựng lòng tin và hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam
và Trung Quốc, góp phần vào việc duy trì ổn định và phát triển bền vững trong khu
vực Á Đông.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÂN
ĐỊNH BIÊN GIỚI BIỂN VÀ THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC

1.1. Khái niệm “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”, “phân
định biên giới biển” theo pháp luật quốc tế

Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia. Biên giới quốc gia
gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng
trời và biên giới lòng đất. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên
giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát
sinh trách nhiệm quốc tế. Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề
cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan 1. Phân
định biển là một hoạt động mang tính quốc tế, nhằm hoạch định đường biên giới biển
(nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai
hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán trung
gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế. Trên cơ sở đó, các quốc gia tổ chức, quản lý,
bảo vệ và khai thác các nguồn lợi trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình
theo đường biên giới biển, ranh giới biển đã phân định, góp phần xây dựng môi trường
an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trên biển2.

1.1.1. Khái niệm pháp lý về “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), đến nay
đã được 166 quốc gia ký kết và phê chuẩn, trong đó có Việt Nam. Sau Hiến chương
Liên hợp quốc, UNCLOS 1982 được coi là văn bản pháp luật quốc tế quan trọng nhất

1
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
2
Nguyễn Đức Phú : “Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển và lập trường của Việt Nam” (Tạp chí quốc
phòng toàn dân 21/12/2020) <http://m.tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/nguyen-tac-co-ban-trong-phan-
dinh-bien-va-lap-truong-cua-viet-nam-
16484.html#:~:text=Ph%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20bi%E1%BB%83n%20l%C3%A0%20
m%E1%BB%99t,ch%E1%BA%BF%20t%C3%A0i%20ph%C3%A1n%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA
%BF

8
kể từ Thế chiến thứ hai, được nhiều nước ký kết và tham gia. Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và kỳ vọng của cộng đồng
quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới cho mọi vấn đề liên quan đến biển và đại
dương, trong đó có đáy biển và lòng đất dưới biển. Công ước Luật Biển 1982 quy
định mọi vấn đề liên quan đến vùng biển mà các quốc gia ven biển được hưởng cũng
như các quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển, đại dương. Theo
UNCLOS 1982, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với vùng lãnh hải
mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Nếu như đường biên
giới quốc gia trên đất liền được đánh dấu bằng các cột mốc quốc giới cụ thể thì đường
biên giới quốc gia trên biển được công bố bằng các bản kê tọa độ địa lý của đường
biên giới đó trong các hiệp ước phân định lãnh hải hay gián tiếp bằng các bản kê tọa
độ địa lý các điểm của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và được thể hiện
trên các hải đồ có tỉ lệ thích hợp. Hải đồ và các bản kê tọa độ địa lý các điểm này phải
được công bố theo đúng thủ tục và gửi Liên hợp quốc để lưu chiểu. Tàu thuyền nước
ngoài được phép "đi qua vô hại" trong vùng lãnh hải. Tàu thuyền và máy bay được
phép "đi quá cảnh" qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế theo
quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 19823.

1.1.2 Khái niệm pháp lý về “phân định biên giới” theo luật pháp quốc tế

Cho đến nửa đầu thế kỷ 20, phần lớn ranh giới lãnh hải được xác định bằng
phương pháp đường trung tuyến cách đều. Khi phạm vi không gian của lãnh hải được
mở rộng dựa trên yêu sách lãnh hải từ 12 hải lý trở lên, tất nhiên sẽ có nhiều yếu tố
có thể ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, như sự hiện diện của đảo, công trình
nhân tạo thường xuyên nổi trên mặt biển, hoạt động hàng hải, khai thác tài nguyên.
Như vậy, Điều 12, Khoản 1 Công ước về Lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 sau
đó đã được nhắc lại đầy đủ tại Điều 15 Công ước về Luật Biển 1982, quy định: “Khi
hai quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau, không một quốc gia nào

3 Minh Minh : “Quy định pháp lý biên giới quốc gia trên biển theo luật quốc tế và Việt Nam (Biên phòng
Việt Nam, 13/8/2021) <http://bienphongvietnam.gov.vn/quy-dinh-phap-ly-cua-bien-gioi-quoc-gia-tren-bien-
theo-luat-quoc-te-va-viet-nam.html >

9
được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm trên đó cách
đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi
quốc gia, trừ khi có sự thoả thuận khác, trừ trường hợp do có những danh nghĩa lịch
sử hoặc các hoàn cảnh đặc biệt khác cần xác định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia
theo cách khác không được trù định trong điều khoản này”.
Đối với việc phân định nội thủy, việc áp dụng quy định tại Điều 15 Công ước
Luật Biển 1982 đã được chấp nhận cả về mặt lý luận và thực tiễn quốc tế. Nhưng vấn
đề phân định vùng tiếp giáp trở nên phức tạp khi các điều kiện liên quan đến vùng
biển này được quy định cùng với các điều kiện liên quan đến lãnh hải tại Phần II
Công ước Luật Biển 1982.
Thực tiễn phân định vùng tiếp giáp giữa các nước gần đây cho thấy các nước cơ
bản đã đồng ý áp dụng các quy định về phân định lãnh hải tại Điều 15 Công ước Luật
Biển 1982 để xác định vùng tiếp giáp lãnh hải. Hơn nữa, do địa vị pháp lý của vùng
tiếp giáp gần vùng đặc quyền kinh tế hơn là lãnh hải nên trong trường hợp cần phân
định ranh giới giữa vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế thì việc áp dụng Điều
74 của Công ước Luật Biển 1982 về phân định vùng đặc quyền kinh tế được coi là
hợp lý.
Phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế được quy định giống nhau
trong hai điều 74 và 83 của Công ước Luật biển 1982:"Phân định ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế (thềm lục địa) giữa các quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện
nhau:
Thứ nhất, việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (thềm lục địa) giữa
các quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau được thực hiện bằng con
đường thoả thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa
án Quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
Thứ hai, nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý, các
quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
Thứ ba, trong khi chờ ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan,
trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời
có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận

10
dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến
việc hoạch định cuối cùng.
Thứ tư, khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn
đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (thềm lục địa)
được giải quyết theo đúng điều ước đó".
Có thể nhận thấy, khác với phân định lãnh hải, Công ước Luật biển 1982 không
đưa ra một phương pháp phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế cụ thể
nào. Thay vào đó, Công ước nhấn mạnh đến 2 nguyên tắc: “trên cơ sở luật pháp quốc
tế” và “giải pháp công bằng”. Như vậy, Công ước đã mở ra khả năng áp dụng rộng
rãi tất cả các nguồn của luật pháp quốc tế liên quan đến vấn đề này, kể cả tập quán
quốc tế cũng như các án lệ quốc tế và thực tiễn phân định giữa các quốc gia, để đạt
được “thỏa thuận”4.

1.2. Khái niệm “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển”, “phân
định biên giới biển” theo pháp luật Việt Nam

Việt Nam đường bờ biển dài 3260 km, có tới gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác
nhau. Hệ thống các đảo ven bờ này có một ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong
chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.
Theo thống kê trong tổng số 2.779 hòn đảo thì có tới 83% tổng số đảo ven bờ tập
trung ở vùng biển Bắc Bộ. Các đảo ven bờ Nam Bộ chỉ chiếm 7,3% tổng số đảo. Tuy
vậy nhưng tổng diện tích các đảo ở hai vùng tương đương nhau: 841 km2 ở ven bờ
Bắc Bộ và 739,8 km2 ở ven bờ Nam Bộ. Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam chủ yếu là
các đảo nhỏ và rất nhỏ, chỉ có 87 đảo (chiếm 3%) có diện tích từ 1 km2 trở lên và

4
Điều 74 và 83 của Công ước Luật biển 1982 http://dangbo.tnut.edu.vn/tin-tuc/2022-08-05/phan-dinh-bien-
trong-luat-bien-quoc-te-va-thuc-tien-phan-dinh-bien-giua-viet-nam-voi-cac-quoc-gia-trong-khu-vuc-
dt1312.html#:~:text=M%E1%BB%99t%20c%C3%A1ch%20t%E1%BB%95ng%20qu%C3%A1t%2C%20p
h%C3%A2n,li%E1%BB%81n%20ho%E1%BA%B7c%20%C4%91%E1%BB%91i%20di%E1%BB%87n%
20nhau.

11
chúng chiếm chủ yếu diện tích của toàn hệ thống các đảo này: 1638,1 km2 . Trong số
đó có 3 đảo có diện tích từ 100 km2 trở lên và 25 đảo có diện tích từ 10 km2 trở lên.5

1.2.1 Khái niệm pháp lý “đường biên giới, ranh giới quốc gia trên biển” theo luật
Việt Nam

Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 quy định chi tiết
một số điều của Luật biên giới quốc gia quy định: “Biên giới quốc gia trên biển là
ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo
Việt Nam. Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp
giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh
hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển
được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng
đó”.
Theo Điểm 2, Điều 6 Luật biên giới quốc gia năm 2003 và khoản 2, Điều 8 Nghị
định 140/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/6/2004 quy định chi tiết một số điều của
Luật biên giới quốc gia:: “Khu vực biên giới quốc gia trên biển tính từ biên giới quốc
gia vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo”. Như
vậy, khu vực biên giới trên biển của Việt Nam được tính từ ranh giới ngoài của lãnh
hải vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo của
Việt Nam. Do đó, các quy định của pháp luật Việt Nam về nội thủy và lãnh hải Việt
Nam sẽ được vận dụng trong việc quản lý khu vực biên giới biển của Việt Nam, bên
cạnh đó Chính phủ Việt Nam mới ban hành một văn bản chuyên biệt về khu vực biên
giới biển đó là Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quy chế khu vực biên
giới biển.

5
Viện địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng hợp lý hệ thống đảo ven
bờ, đặc biệt cho công tác di dân”, Đề tài, 1995, Hà Nội, tr.8.

12
1.2.2 Khái niệm pháp lý “phân định biên giới biển” theo luật Việt Nam

Khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Biên giới quốc
gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới
phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam
được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và các điều ước
quốc tế giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan”.

1.3. Tổng quan thực tiễn phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các
quốc gia trong khu vực

Theo UNCLOS 1982 và các quy định của Việt Nam, một số nước có vùng biển
tiếp giáp với biển Việt Nam thì giữa Việt Nam và các nước láng giềng hình thành nên
một số vùng chồng lấn về Lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa cần
được giải quyết và hoạch định biên giới trên biển giữa Việt Nam và các nước đó.
Trong đó, vấn đề hoạch định biên giới trên Biển Đông còn liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Về mặt lịch sử và pháp lý
chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên, ít nhất từ thế kỷ
XVII đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo đó một cách thực sự,
liên tục và hoà bình phù hợp với pháp luật quốc tế. Việt Nam một mặt kiên quyết đấu
tranh bảo vệ chủ quyền của mình trên hai quần đảo trên, mặt khác sẵn sàng cùng các
nước bàn bạc, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật
pháp quốc tế. Ngay từ khi Công ước Luật biển 1982 còn đang được thương lượng,
dựa trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và quy định phạm vi các vùng
biển của Việt Nam theo Tuyên bố này và ngày 12/11/1982 về đường cơ sở để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước 1982
ngày 23/06/1994 hoàn toàn phù hợp với các quy định sau này của Công ước Luật
biển năm 1982. Trong khu vực Biển Đông và các nước trong khu vực Biển Đông thì
hầu hết các nước đều tham gia UNCLOS 1982 như: Philippin (08/04/1984); In-đô-

13
nê-xia (03/02/1986);Singapore (17/11/1994);Trung Quốc (07/06/1996), Thái Lan đã
ký kết công ước nhưng chưa phê chuẩn. Như vậy, đây là cơ sở pháp luật quốc tế thống
nhất căn bản được các quốc gia thừa nhận để các bên giải quyết các tranh chấp về
biên giới trên biển trong các vùng chồng lấn. Tuyên bố năm 1977 quy định rõ ràng
tại điểm 7, Chính phủ Việt Nam “sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán
quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”. Nghị
quyết ngày 23/06/1994 của Quốc hội Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước 1982 đã
nêu rõ “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền
lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương
lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng
pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982,
tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp
cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng,
không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực”6. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam và các nước láng giềng đã và
đang tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề phân định biển. Đến nay Việt Nam đã
tham gia ký kết phân định biển cụ thể như sau7 : Ngày 09/8/1997, Việt Nam và Thái
Lan đã ký hiệp định phân định ranh giới giữa hai nước trong vịnh Thái Lan. Hiệp
định về Vùng nước lịch sử của nước Việt Nam và Campuchia năm 1982. Ngày
25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và Hiệp định khai
thác chung nghề cá năm 2000. Kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam
đã tích cực ủng hộ các nỗ lực của các nước ASEAN thúc đẩy đối thoại nhằm duy trì
hòa bình và ổn định ở biển Đông (DOC) giữa ASEAN-Trung Quốc năm 2002.8.

6
Nghị quyết ngày 23/06/1994 của Quốc hội Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước 1982.
7
Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững,
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.
8
"Việt Nam thực thi chủ quyền biển đảo - Báo chính phủ." 22 thg 8. 2011, https://baochinhphu.vn/viet-nam-
thuc-thi-chu-quyen-bien-dao-10299978.htm.

14
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Lịch sử vấn đề biên giới biển Việt Nam

Trong thời gian 10 năm, kể từ năm 1991 đến năm 2000, cuộc đàm phán về việc
phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua 7 vòng đàm phán
cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp không chính thức của Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính
phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên Nhóm công tác liên hợp, 10 vòng họp Tổ
chuyên gia đo vẽ kí thuật phân định và xây dựng tổng đồ vịnh Bắc bộ, 6 vòng đàm
phán về hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ.
Hai lãnh đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí căn cứ vào cơ sở “Thỏa
thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993 để xử lý
và giải quyết các vấn đề trên biển như sau:9

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và
toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa
đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị,
hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên
quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái
độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc
đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật
pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực

9
Trí Dũng, ‘Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt – Trung’
https://baochinhphu.vn/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-tren-bien-viet-trung-102105657.htm truy cập ngày
12/10/2011.

16
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các
vấn đề tranh chấp trên biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ
thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông”
(DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông
qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác,
thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển,
trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo
luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập
trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về
vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa
thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó
sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ,
đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích
cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên
cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt
hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải
quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp
Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các
cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn
khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên
biển.
Việt Nam và Trung Quốc có Vịnh chung là Vịnh Bắc Bộ. Diện tích của Vịnh Bắc bộ
là 123.700 km2. Sau các vòng đàm phán, cả hai nước đều đã thống nhất và đi đến kí
kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm xác định rõ đường ranh giới quốc gia

17
trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Nghề cá vào cuối năm 2000. Nội dung của các Hiệp
định được thể hiện như sau:
a) Vịnh Bắc Bộ

Ngày 25/12/2000, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ đã được ký kết. Hiệp định
này gồm có 11 điều khoản với những nội dung chính:

- Khẳng định nguyên tắc chỉ đạo công việc phân định là: Tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình; củng cố và
phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, giữ gìn sự ổn
định và thúc đẩy sự phát triển của vịnh Bắc Bộ; thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau,
hiệp thương hữu nghị, giải quyết một cách công bằng hợp lý.

- Xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa
độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Theo đó, Việt Nam được 53,23%
diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh. Việt Nam được hưởng hơn
Trung Quốc 6,46% diện tích vịnh, tức khoảng 8.205km2. 10

Việc ký kết Hiệp định này thiết lập một mối quan hệ khăng khít Việt Nam -
Trung Quốc. Dựa theo nguyên tắc do Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982
quy định thì lần đầu tiên, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường biên giới

10
Theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
https://camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/rVJNT8JAEP0tHHqsMy39gGNpDEGkIoi0e2mmZduu
wlagJeKvdyFqJNFCjJtNNjN5b-
btvAEGITBJO5FTJUpJSxVHzInt8XDQ7_kYYBcR70ftRyPwhng9QZg3ARzHBXYJH0-
Oh72J2Wsj9u_Mv_C_V7qM3wBgzeVvzjVQExRP6zXzgKWlrPhrBWFKK6qXItnQZq_hMSqzrai4hrkoRV
UIXqt8Ue-
5XKhkItRL5brmRV3KXMNKsXm9I5mQ1DArFp8XIvUf91c9rgVTYMD8ByXro_OXDp9GBx3Tf9Ghmsz
9UTweQGQcArmNG3XFRzTl_MrOUr4wTEt3LSfRLYObejfhpLtp2jE6RElmZRB1lHOsafbH3fvBvdPlOmf
vy2o2m4Vvt1kQ2LtAf554rdY7Z_kBSA!!/

18
biển rõ ràng, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị quốc tế.
b) Nghề cá

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác nghề cá
trong vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận hợp tác nghề cá gồm 7 phần, 22 điều và 1 phụ lục về
phòng ngừa tình huống khẩn cấp và cùng các văn kiện bổ trợ khác. Nội dung chính
của thỏa thuận là thiết lập các vùng đánh bắt chung, vùng nước dàn xếp quá độ và
vùng đệm cho tàu cá nhỏ cũng như các nguyên tắc cơ bản về hoạt động đánh bắt cá
được thực hiện ở những khu vực này. Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả Hiệp định
hợp tác nghề cá, hai bên đã ký kết Nghị định thư bổ sung vào ngày 29/4/2004 giữa
đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ Trung Quốc; Ủy ban nghề cá
được thành lập theo Hiệp định đã ban hành thêm Quy định về bảo tồn và quản lý
nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung ngày 29/4/2004.

Vùng quản lý chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá và các văn bản liên quan
ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc chia thành ba khu vực: vùng đánh cá chung với
thời hạn 15 năm (trong đó có 12 năm chính thức và 3 năm tự gia hạn ngầm); vùng
dàn xếp quá độ có thời hạn 4 năm và vùng đệm cho tàu cá nhỏ tại cửa sông Bắc Luân.
Ngày 30/6/2020, Hiệp định chính thức hết hiệu lực sau 15 năm thi hành phát huy tác
dụng điều chỉnh quan hệ về nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng đánh cá
chung. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 12 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực và
3 năm mặc nhiên gia hạn. Vùng đệm cửa sông Bắc Luân có chiều dài tính từ điểm
đầu tiên của đường ranh giới kéo dài phía Nam dọc theo đường ranh giới 10 hải lý,
chiều rộng lùi về mỗi bên 3 hải lý của đường phân giới và được xác định bằng đường
thẳng nối liền 7 điểm theo như quy định tại Điều 12 của Hiệp định.

Để xây dựng các quy định trong vùng đánh cá chung và giám sát việc thực
hiện hiệp định một cách có hiệu quả thỏa thuận, hai bên ký kết đã nhất trí thành lập
Ủy ban Liên hợp Nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung (gọi tắt là Ủy ban Liên hợp Nghề
cá theo quy định tại Phần V Điều 13 của Hiệp định). Theo đó, Ủy ban này bao gồm
một đại diện do Chính phủ bên ký kết, mỗi bên bổ nhiệm và một số ủy viên với số

19
lượng tương đương từ mỗi bên; những ủy viên này là các chuyên viên thuộc Cục
Thủy sản, Bộ Công an, Ủy ban Bảo vệ biên giới cũng như lực lượng hải quân của hai
nước Việt Nam và Trung Quốc.11
Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá đã xác định rõ
phạm vi và tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, hỗ trợ để mỗi nước tiến hành
bảo vệ, quản lý, sử dụng và khai thác, phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn
định trong vịnh, tăng cường tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Các
hiệp định này cũng góp phần rất có giá trị vào pháp luật và thực tiễn liên quan đến
phân định ranh giới biển nói chung và ranh giới biển vùng Vịnh nói riêng, phù hợp
với nguyên tắc phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn giữa các
quốc gia ven biển nằm đối diện hoặc kế cận mà Công ước của LHQ về Luật Biển
năm 1982 đã quy định.

2.2. Khái quát chung vùng biển Việt Nam – Trung Quốc

2.2.1. Vị trí địa lý

2.2.1.1. Vị trí địa lý Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm bên bờ Tây của Biển Đông 12, dài hơn 3.260km
trải dài từ Bắc xuống Nam. Vùng biển Việt Nam gồm khoảng 2 vịnh lớn là Vịnh Bắc
Bộ và Vịnh Thái Lan, với 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa
và Trường Sa, có vị trí quan trọng như một tuyến phòng thủ để bảo vệ sườn phía
Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn được sử dụng làm các điểm mốc trên biển
để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên các vùng biển.

11
ThS. Nguyễn Phương Thảo, ‘Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc và kinh nghiệm
trong xây dựng chính sách mới ở khu vực khai thác chunh Vịnh Bắc Bộ’
https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/01/27/hiep-dinh-hop-tac-nghe-ca-giua-viet-nam-trung-quoc-va-kinh-
nghiem-trong-xay-dung-chinh-sach-moi-o-khu-vuc-khai-thac-chung-vinh-bac-bo/ truy cập ngày 27/01/2022.

12
Vị trí địa lý của biển, đảo Việt Nam và các vùng biển Việt Nam,
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/tVTbUsIwEP0WH3iM2bSxhUfoOHgZEEFF-
sIk6baN2pRLC8LXG9Bx1FHqjbxkku.

20
Biển Đông nước ta được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển, phần còn lại đổ ra
Thái Bình Dương qua eo biển Ba - si và Ấn Độ Dương thông qua eo biển Ma - lắc -
ca. Vì vậy, Biển Đông chính là một đầu mối giao thông hàng hải13 cũng quan trọng
kết nối các nước châu Á với nhau và cũng là huyết mạch giữa châu Á và châu Âu.

Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc của Biển Đông, phía Bắc tiếp giáp lục địa
Trung Quốc và bán đảo Lôi Châu. Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài: cửa
phía Nam đổ ra trung tâm Biển Đông còn cửa phía Đông sẽ đi qua eo biển Quỳnh
Châu . Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

2.2.1.2. Vị trí địa lý Trung Quốc

Địa lý của Trung Quốc 14 trải dài khoảng 5.026km trên khối lục địa Đông Á
giáp biển Hoa Đông, Vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và Biển Đông. Nửa phía Đông
của đất nước bao gồm các vùng ven biển giáp với các đảo, một vùng đồng bằng
màu mỡ, đồi núi, sa mạc, thảo nguyên và các vùng cận nhiệt đới.

Biển Hoa Đông 15 hay còn được gọi là Đông Hải là một biển thuộc Thái Bình
Dương, phía nam giáp đảo Đài Loan và phía tây là Trung Quốc đại lục. Nó tiếp giáp
với Biển Đông ở phía Nam qua eo biển Đài Loan và thông với biển Nhật Bản qua
eo biển Triều Tiên, mở rộng lên phía Bắc đến Hoàng Hải.

Hoàng Hải 16 (biển màu vàng) là một vùng biển khá nông chỉ có độ sâu tối đa
là 105m. Tên của vùng biển này bắt nguồn từ lượng cát thạch anh có trong khối
nước mà nó kéo theo. Đây là một vùng biển giàu tảo biển, động vật chân đầu và
động vật giáp xác.

13
Về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam, http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/khai-
quat-ve-bien-dong-va-vung-bien-viet-nam/3213.html.
14
Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc và ý nghĩa vị trí địa lý, https://luathoangphi.vn/vi-tri-dia-ly-cua-
trung-quoc-nhu-the-nao/.
15
Biển Hoa Đông, https://vi.wikipedia.org/wiki/Biển_Hoa_Đông.
16
Biển Hoàng Hải, https://www.meteorologiaenred.com/vi/mar-amarillo.html.

21
Vịnh Triều Tiên17 là một vịnh nằm ở phía Bắc Hoàng Hải, giữa tỉnh Liêu
Ninh của Trung Quốc với tỉnh Bắc P'yŏngan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên – dân cư – xã hội

2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam

Biển đảo Việt Nam 18 có không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi
cát trắng mịn, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, biển Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa Đông Bắc và Đông Nam. Do đó,
vùng biển Việt Nam xảy ra nhiều rủi ro thiên tai và sự cố môi trường biển. Chế độ
khí hậu vùng biển Việt Nam cũng có sự khác biệt ở ba miền khí hậu chủ yếu: Miền
khí hậu phía Bắc có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, miền khí
hậu phía Nam có khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô rõ
rệt, nhiệt độ luôn cao, còn miền khí hậu Biển Đông mang đậm tính chất của gió
mùa nhiệt đới biển.

Khu vực dải ven biển19 dân cư tập trung khá đông đúc nên mật độ dân số khá
cao, trung bình khoảng 369 người/km². Tuy nhiên sự phân bố dân cư ở đây không
đồng đều giữa các khu vực. Có thể thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các nơi có cơ sở
hạ tầng tốt, hoạt động xã hội và kinh tế lâu đời như các thị xã, thành phố. Ngược lại,
ở các huyện đảo ven biển thì mật độ dân cư rất thưa thớt. Sự khác biệt rõ rệt về mật
độ phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm của vị trí địa
lý, mạng lưới y tế và tiềm năng phát triển của khu vực. Ta có thể nhận thấy rằng ở
những vùng có mật độ dân cư cao đều là những khu vực dễ khai thác các tài nguyên
sẵn có như khí hậu, đất, nước, khoáng sản. Điều kiện khí hậu, đất đai màu mỡ rất

17
Vịnh Triều Tiên, https://vi.unionpedia.org/Vịnh_Triều_Tiên.
18
Hỏi - đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam, Cổng thông tin điện tử sở Thông tin và
Truyền thông Bắc Giang.
19
Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển Việt Nam, Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun.

22
thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực thực phẩm, cây ăn quả và cây công
nghiệp. Tỷ lệ dân số ở đây cũng khá cao nhờ vào sự phát triển của mạng lưới y tế,
hầu hết các thành phố đều có bệnh viện, trung tâm y tế với đầy đủ các thiết bị chăm
sóc sức khỏe cần thiết. Thêm nữa, hệ thống giáo dục cũng được quan tâm, chú
trọng. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên góp phần nâng cao trình độ
văn hoá và chất lượng lao động chung của khu vực. Ở những huyện đảo có địa hình
phức tạp với mật độ dân số thấp cũng đã có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật
chất ở các trạm y tế ở các địa phương được trang bị và sửa chữa kịp thời. Việc
tuyên truyền và thực hiện các chiến dịch phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hoá gia
đình … đã phổ biến rộng rãi hơn nên người dân đã ý thức hơn trong việc chăm sóc
sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nhìn chung, nguồn nhân lực lao động của các vùng ven biển khá dồi dào và đa
ngành. Nhóm tuổi 15 - 24 và 25 - 34 cả hai khu vực thành phố và nông thôn đều
chiếm phần lớn trong tỷ lệ các nhóm tuổi tham gia lao động. Mặc dù có lực lượng lao
động đông đảo nhưng trình độ lao động vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Phần lớn, người dân nơi đây chủ yếu theo nghề nông nghiệp, truyền thống nên ít có
cơ hội áp dụng các kĩ thuật tiến bộ về khoa học và công nghệ. Những khu vực trung
tâm người dân có điều kiện cập nhật và tiếp thu thông tin hơn. Ngoài ra, họ cũng có
cơ hội giao lưu văn hoá với các nước khác thông qua giao thương cảng biển và việc
đón tiếp khách du lịch nước ngoài. Vì vậy, việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật kết hợp
với ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất đang được hình thành và phát
triển. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng yếu và cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng
và trình độ nguồn lao động, phát triển an sinh xã hội, mở mang dân trí cho người dân
vùng ven biển.

23
2.2.2.2. Điều kiện tự nhiên - dân cư - xã hội của vùng biển Trung Quốc

Do sự kết hợp của diện tích lớn và địa hình phức tạp nên khí hậu Trung Quốc
20
cũng biến đổi đa dạng nhưng chủ yếu nằm trong khu vực Bắc ôn đới và thuộc loại
khí hậu gió mùa lục địa. Miền Đông Trung Quốc là dạng khí hậu cận nhiệt đới ẩm
gió mùa với đặc điểm mùa hè nóng ẩm, mùa động khô và lạnh. Tại đây cũng tập trung
nhiều vùng biển và vịnh nên lượng mưa nhiều hơn cả, giảm dần từ Đông Nam đến
Tây Bắc. Mưa ở đây thường tập trung vào mùa hè.

Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới với 1,42 tỷ người và dân cư chủ yếu
sống ở vùng ven biển, tỷ lệ lên đến hơn 90%. Phía đông Trung Quốc vừa giáp biển,
vừa có những đồng bằng rộng lớn, đất đai nên khí hậu khá ấm áp, lượng mưa lớn, tạo
điều kiện vô cùng thuận lợi để trồng trọt. Miền Đông cũng là nơi tập trung nhiều trung
tâm công nghiệp nhất của Trung Quốc nên dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực này.

Định hướng trong phát triển đội ngũ trí thức tại Trung Quốc được gắn với tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn coi nhân tài là yếu tố cốt lõi tạo
nên sự thịnh vượng của đất nước. Trung Quốc luôn chủ trương bồi dưỡng nhân tài21
theo phương châm “Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và
Giáo dục hướng ra thế giới”.

2.2.3. Các vấn đề trên biển Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết

Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí thỏa thuận giải quyết thỏa đáng các vấn
đề trên biển giữa hai quốc gia với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt” để xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, làm cho Biển
Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển

20
Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc, https://luatminhkhue.vn/cac-kieu-khi-hau-chu-yeu-o-
mien-dong-trung-quoc.aspx.
21
Phát triển đội ngũ trí thức: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.

24
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy
trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á.

Ngày 4/7/2023, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng 16 nhóm
công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 13 nhóm công tác bàn bạc về
hợp tác cùng phát triển trên biển. Đây là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của hai
nhóm công tác từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đại diện hai bên tái khẳng định lập
trường nguyên tắc của mỗi bên về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trên cơ sở phù hợp với luật pháp
quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Ngoài việc ban hành các chính sách phù hợp trong việc quản lý nhà nước đối
với các hoạt động hợp tác tại khu vực đánh cá chung ở vịnh Bắc Bộ, Chính phủ cần
tập trung vào một số các giải pháp sau đây:

Thứ nhất22, về khuôn khổ pháp lý, cần có các điều ước quốc tế song phương, những
hiệp định đa phương và khu vực trong việc khai thác, bảo tồn các tài nguyên thiên
nhiên trên biển. Ban hành những chính sách phù hợp cho các hoạt động gìn giữ, nuôi
trồng thủy hải sản cũng như định mức đánh cá cho phép khai thác hàng năm.

Thứ hai, các quốc gia cần quản lý và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển,
tiến hành hợp tác ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ trong khu vực vịnh Bắc Bộ trên cơ
sở độc lập lâu dài.

Thứ ba, trong lĩnh vực an toàn hàng hải, Việt Nam và Trung Quốc cần thảo luận
những biện pháp nhằm chống lại nạn cướp biển và buôn lậu chất ma túy, hành lập
những đội tuần tra chung đặc biệt.

Thứ tư, sau khi Hiệp định hợp tác về nghề cá trong vịnh Bắc Bộ hết hiệu lực, cần xây
dựng các điều ước quốc tế nhằm phân định ranh giới trên biển giữa các quốc gia có

22
Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc và kinh nghiệm trong xây dựng chính sách mới ở
khu vực khai thác chung Vịnh Bắc Bộ, Tạp chí Quản lý nhà nước.

25
vùng biển chồng lấn và tăng cường sự gắn kết, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho
thỏa thuận phân định các vấn đề trên biển giữa hai bên.

2.3. Hiện trạng giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt
Nam – Trung Quốc

2.3.1 Quan điểm của Việt Nam

Quan điểm của Việt Nam về vấn đề phân định biên giới trên biển với TQ được
thể hiện qua các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa hai nước. Việt Nam luôn đề cao
nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền của mình trên biển.
Việt Nam đã và đang khẳng định quan điểm của mình như sau:
- Việt Nam đề cao việc giải quyết tranh chấp biên giới trên biển dựa trên các
nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển năm 1982
- Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và quyền chủ quyền trên biển của
mình. Việt Nam luôn tìm kiếm hòa bình, công bằng và tuân thủ quy định của
luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp biến giới trên biển với Trung Quốc
- Việt Nam coi ASEAN là một cơ quan quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình,
ổn định và hợp tác trong khu vực. Việt Nam hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp
biên giới trên biển thông qua các cơ chế và quy tắc của ASEAN.

2.3.2 Quan điểm của Trung Quốc

Trung Quốc thường xuyên đề cao tầm quan trọng của việc duy trì và thực hiện
các hiệp định liên quan đến vùng biển và nguồn lợi cá. Trong trường hợp của Hiệp
định Vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Nghề cá với Việt Nam,
Trung Quốc đã cam kết hợp tác và tuân thủ các quy định của hai hiệp định này.
Tuy nhiên, cũng có những tranh chấp và khó khăn xảy ra trong quá trình thực
hiện do sự hiểu lầm hoặc va chạm về việc diễn giải quy định cũng như vấn đề bảo vệ
ngư dân và tài nguyên cá. Trung Quốc có một quan điểm khá phức tạp về vấn đề biên
giới biển với Việt Nam. Họ đã đưa ra lập luận dựa trên quyền lịch sử, đề cập đến việc

26
họ đã có quan hệ lịch sử và kiểm soát trên một số khu vực biển mà Việt Nam cũng
đòi là của họ. Trung Quốc không công nhận quyền chủ quyền của Việt Nam đối với
những khu vực này, dẫn đến tranh chấp liên quan đến việc xác định ranh giới biển và
quyền lợi của hai quốc gia tại Biển Đông. Điều này tạo ra căng thẳng và tranh chấp
lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đã thực hiện các hành động mà
Việt Nam xem là vi phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông, bao gồm việc xây dựng
các đảo nhân tạo, cũng như hoạt động tàu thám hiểm và tàu cá trong khu vực mà Việt
Nam cho là thuộc quyền lãnh thổ của họ. Các bên liên tục có các cuộc đàm phán và
nỗ lực giải quyết mâu thuẫn thông qua các phương tiện ngoại giao, song tranh chấp
này vẫn tiếp tục đe dọa mối quan hệ giữa hai quốc gia.

2.3.3 Những vấn đề pháp lý còn tồn tại cần giải quyết

Về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện đang tồn tại bốn vấn đề lớn liên
quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam chưa được giải quyết: Chủ quyền trên quần
đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo
Trường Sa giữa năm nước sáu bên; phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển
Đông vẫn đang diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ
trang; tranh chấp biển, đảo và thềm lục địa, v.v. Đại hội XIII của Đảng xác định:
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển.23

23
TS. Nguyễn Thanh Long, ‘Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới’
http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-giai-phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-
moi/17924.html truy cập ngày 12/11/2021

27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC

3.1. Tầm quan trọng của việc phân định biên giới biển Việt Nam – Trung
Quốc

Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững
chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và
hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới. Việc
phân định biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng
trong nhiều lĩnh vực, bao gồm phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh và tư tưởng
văn hóa - giáo dục:

- Phát triển kinh tế: Việc phân định biên giới biển giữa hai quốc gia góp phần
tạo ra sự rõ ràng và ổn định về quyền sở hữu và quản lý tài nguyên biển.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và phát triển kinh tế biển,
bao gồm nguồn lợi cá, dầu khí, khoáng sản và các hoạt động du lịch biển.
Việc phân định biên giới biển giúp hai quốc gia xác định rõ các vùng kinh tế
đặc biệt, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mỗi bên trong việc sử
dụng và bảo vệ tài nguyên biển
- Quốc phòng an ninh: Việc phân định biên giới biển giữa Việt Nam và Trung
Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và quân sự.
Biên giới chính xác giúp xác định rõ ràng vị trí và phạm vi mỗi quốc gia có
thẩm quyền thực hiện các hoạt động quân sự và bảo vệ lãnh thổ. Điều này giúp
giảm nguy cơ xung đột, tăng cường sự ổn định và cân bằng lực lượng trong
khu vực biển.

28
- Tư tưởng văn hóa-giáo dục: Việc phân định biên giới biển cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và tư tưởng văn hóa-giáo dục về chủ
quyền và tài nguyên biển của mỗi quốc gia. Việc giảng dạy và tuyên truyền về
biên giới biển như: Vào năm 1998, đã sản xuất bộ phim "Lãnh thổ trên biển
Đông" để nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này. Cuộc thi "Em
yêu biển đảo Việt Nam" cũng được tổ chức vào các năm 1998 và 2003, tạo ra
sự quan tâm và nghiên cứu thiết thực về các vấn đề liên quan đến biển đảo. Nó
giúp củng cố ý thức quốc gia, tình yêu biển đảo và lòng tự hào dân tộc. Đồng
thời, nó cũng giúp ngăn chặn sự xâm phạm, tranh chấp và đảo chiều thông tin
sai lệch về vị trí biên giới biển.

3.2. Giải pháp lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp

Tranh chấp quốc tế có thể dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh. Do
đó, khi tranh chấp quốc tế xảy ra, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng vì
nó liên quan đến duy trì hòa bình, an ninh thế giới, chấm dứt xung đột, bất đồng giữa
các bên liên quan. Ngoài ra, giải quyết tranh chấp còn góp phần thúc đẩy các quốc
gia tuân thủ và thực hiện luật quốc tế triệt để hơn theo khoản 1 Điều 38 Quy chế
Tòa án Công lý quốc tế.

Có thể thấy rằng, khu vực Biển Đông đang đứng trước vòng xoáy địa chiến
lược, do lịch sử để lại những tranh chấp chủ quyền biển, đảo khó giải quyết, quan
điểm về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia giữa các bên liên quan
còn nhiều bất đồng, mâu thuẫn, khó tìm được tiếng nói chung. Do vậy, vấn đề căn cơ
là các bên cần cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, thỏa thuận với nhau biện pháp
giải quyết tranh chấp, trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, luật
biển quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo bằng biện pháp hòa bình.

Thông qua các phát ngôn chính thức dưới đây, có thể thấy quan điểm của Việt
Nam về biện pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông có ba điểm chính: (1) nhất quán
và kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, (2) ưu tiên giải

29
quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán, nhưng (3) không loại trừ biện pháp khác,
bao gồm các biện pháp ngoại giao khác và cả biện pháp pháp lý.

Ngay cả trong trường hợp không đạt được thỏa thuận lựa chọn các biện pháp
được ghi nhận trên đây, các bên vẫn có nghĩa vụ tìm kiếm biện pháp hòa bình khác,
không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh
quốc tế.

+ Biện pháp đàm phán (thương lượng)

Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ sử
dụng, áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực tiếp
nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và
không có sự can dự của bên thứ ba. Mục đích, thành phần, cấp tham gia cũng như
hình thức của đàm phán do chính các quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận với
nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Trong một số trường hợp, đàm phán là nghĩa vụ bắt buộc của các bên tranh chấp
quy định trong các điều ước quốc tế song phương hay đa phương 24. Ngoài ra, các
phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các bên
tham gia vào đàm phán với sự thiện chí cũng như đòi hỏi các bên phải đạt được một
thỏa thuận nhất định.

Về thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ thành công thông qua con đường
đàm phán, đã có những vụ việc điển hình như cuộc hòa đàm Gadsden 1853 giải quyết
dứt điểm những tranh chấp lãnh thổ giữa Hoa Kỳ và Mexico 25; đàm phán giải quyết
tranh chấp đảo Sakhalin giữa Đế quốc Nga và Nhật Bản với kết quả là Hiệp định
Saint Petersburg năm 187526; những cuộc đàm phán thường xuyên về vịnh Bắc Bộ
trong hai năm 1999, 2000 đưa đến kết quả là Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc

24
Như Điều 15 Hiệp ước Mặt trăng (Moon Treaty) 1979, Điều 41 Công ước Vienna 1978 về kế thừa quốc
gia, Điều 84 Công ước Viên năm 1975 về Đại diện của các nước tại các tổ chức quốc tế và Điều 283 Công
ước Liên hợp quốc về luật biển.
25
ngày 30/12/1853, Mexico đồng ý ký hiệp ước với Hoa Kỳ, trong đó chấp thuận sáp nhập El Paso
26
https://www.prlib.ru/en/history/619225.

30
quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và
Trung Quốc.

Soi tiễn vào thực tiễn giải quyết những bất đồng, tranh chấp với các nước mà
Việt Nam là một bên liên quan, từ trước đến nay, chúng ta luôn xác định đàm phán
là một giải pháp ưu tiên. Từ khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tuyên bố ủng
hộ các tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, ngày 18-3-1995 Việt
Nam khẳng định: “mọi tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ngoài Biển Đông
cần phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình; kêu gọi các bên liên quan
kiềm chế, cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Đặc biệt, trong quan
hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thể hiện lập trường thông qua thỏa thuận giải
quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước ngày 19-10-1993 tại Hà Nội, với những
nguyên tắc cơ bản: Thông qua thương lượng giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới
lãnh thổ giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình27. Hai bên căn cứ vào tiêu
chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc
tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.28

+ Biện pháp hòa giải bởi một bên trung gian

Trung gian hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính ngoại
giao có sự tham gia của bên thứ ba với sự chấp nhận của các bên tranh chấp, đã được
quy định trong các Công ước La Hay 1899 và 1907. Nhiệm vụ của bên trung gian là
khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là việc tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao
và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian hòa giải này có thể là một

27
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương - Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, H. 2003, tr. 46.
28
ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.
149.

31
hoặc số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ
quan của tổ chức quốc tế.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba cũng có những nhược
điểm trong quá trình áp dụng, thể hiện ở việc ý kiến của bên thứ ba chỉ mang tính
chất khuyến nghị, không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp. Chính vì
vậy, việc giải quyết tranh chấp có thể thành công hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí
của các bên tranh chấp. Cũng không loại trừ trường hợp bên thứ ba tham gia quá sâu
vào việc giải quyết tranh chấp hoặc lợi dụng tình thế để can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia liên quan.

- Về nhóm biện pháp giải quyết tranh chấp thông các cơ quan tài phán quốc tế

Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê các biện pháp giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia, bao gồm: “đàm phán, điều tra, trung
gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực,
hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”29. Giải quyết
các tranh chấp quốc tế thông qua con đường tài phán quốc tế hay biện pháp pháp lý
là việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận
của các bên tranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp. Bên cạnh việc áp dụng
Công ước thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các quy định và thủ tục của
Công ước, bao gồm thông qua các thủ tục được trù định tại Phần XV của Công ước.”

Sau đó, trong những năm gần đây, khi đề cập đến biện pháp giải quyết tranh
chấp ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường sử dụng các
câu từ sau đây:

“Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng
các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý.”30

29
J. Michael Greig, Paul F. Diehl, tlđd, tr. 37.
30
https://www.un.org/en/about-us/un-charter.
32
“Việt Nam chủ trương sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng mọi biện pháp hoà
bình thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).”31

Điều đặc biệt là Việt Nam không thường sử dụng cụm từ “biện pháp pháp lý” mà
dùng một thuật ngữ không quen thuộc trong ngôn ngữ pháp lý quốc tế “tiến trình
pháp lý”. Cụm từ ngày được dịch trong tiếng Anh là “legal process” như được sử
dụng trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN lần thứ 36 và 37 vào năm 2020, cụ thể:

“We reaffirmed our shared commitment to maintaining and promoting peace,


security and stability in the region, as well as to the peaceful resolution of disputes,
including full respect for legal and diplomatic processes, without resorting to the
threat or use of force, in accordance with the universally recognized principles of
international law, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the
Sea (UNCLOS).” (36th, 37th) quốc tế và Trọng tài quốc tế.

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định chung trong khuôn khổ
hợp tác ASEAN liên quan đến vận tải biển và dịch vụ vận tải như: Hiệp định khung
ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh 1998, Hiệp định
khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia 2012.

Đây là những bằng chứng sinh động thể hiện thiện chí, sự tích cực, quyết tâm
và cam kết thực tế của Chính phủ Việt Nam đối với việc tôn trọng và thực thi các quy
định của Công ước Luật Biển 1982, đồng thời thể hiện nỗ lực và chủ trương nhất
quán của Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển
bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật
Biển 1982, nhằm thúc đẩy hợp tác với các quốc gia, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của Việt Nam ở Biển Đông.

31
Ngày 12/07/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt
Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines

33
Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và
tuân thủ đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì
hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực.

- Về giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên
hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và
an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa
bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả
cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hoà bình, hoặc các hành
động xâm lược. Các quy định của Hiến chương liên quan đến Hội đồng Bảo an nằm
trong các chương V, VI, VII, VIII và XII.

Các phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam không đề cập cụ thể đến các biện
pháp pháp lý mà chỉ nhắc đến “các biện pháp hòa bình khác” giữa tranh chấp biên
giới Việt Nam - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông:

“Chúng tôi cũng mong rằng các nước sẽ cùng chúng có những nỗ lực cao nhất
để đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết
các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp
quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và
cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong nỗ lực
chung vào quá trình này.” 32

“[…] cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng tất cả các nước, trong đó
có các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn
định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các
biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và

32
Họp báo thường kỳ lần thứ 12 năm 2020 ngày 16/07/2020, trả lời câu hỏi của CAN về
“xin cho biết phản ứng của Việt Nam về tuyên bố của Hoa Kỳ gần đây về các yêu sách của
Trung Quốc trên Biển Đông?”

34
cộng đồng quốc tế. Một lần nữa xin khẳng định, Việt Nam luôn đóng góp tích cực và
có trách nhiệm vào quá trình này.”33

3.3 Giải pháp giải quyết các vấn đề pháp lý đang tồn tại

Về phương diện khoa học luật quốc tế, các quốc gia không được sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực, mà phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Căn
cứ vào bản chất, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, các biện pháp hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được chia làm hai nhóm cơ bản34:

Thứ nhất, các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, gồm các
biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, giải quyết trước các tổ chức quốc
tế bằng các hiệp định khu vực, với đặc điểm cơ bản là giải quyết tranh chấp bằng đối
thoại, thương lượng thông qua các diễn đàn, Hội nghị quốc tế do các bên tranh chấp
hoặc bên thứ ba tổ chức. Có thể kể đến là các tổ chức quốc tế liên chính phủ như
ASEAN, Liên minh Châu Âu, Liên minh Châu Phi,… Kết quả giải quyết tranh chấp
bằng các biện pháp này thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc
tế hoặc các cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký.

Thứ hai, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán. Các biện pháp này
có đặc điểm là giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, thông qua
hoạt động xét xử với kết quả giải quyết tranh chấp là các phán quyết của Tòa án quốc
tế hoặc Trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải tuân
thủ và thực hiện.

Ngoài hai nhóm biện pháp trên, một biện pháp mới không được đề cập trong
Hiến chương nhưng được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn là môi giới giải quyết
tranh chấp. Nghĩa là, các cá nhân có uy tín lớn trong quan hệ quốc tế như Nguyên thủ

33
Nội dung trên cũng được nêu nguyên văn lại khi trả lời các câu hỏi liên quan đến công
hàm của Anh, Pháp, Đức (Họp báo thường kỳ lần thứ 16 năm 2020, ngày 01/10/2020, link)
và Úc (Họp báo thường kỳ lần thứ 13 năm 2020, ngày 06/08/2020, link).
34
TS. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 514-515.
35
quốc gia, Tổng thư ký hoặc nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được các bên tranh
chấp đề nghị đứng ra thuyết phục để các bên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm giải quyết tranh
chấp.

Bên cạnh Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước 1982 đã dành ra 9 điều và
4 phụ lục để quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong khuôn khổ Công ước
1982, Điều 287 quy định bốn cơ quan giải quyết tranh chấp: (1) Tòa quốc tế về Luật
biển được thành lập theo Phụ lục VI; (2) Tòa án Công lý quốc tế; (3) Tòa Trọng tài
đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII, để giải quyết một hay nhiều tranh chấp đã
được quy định rõ trong đó; (4) Tòa trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII.
Một lưu ý rằng, nếu các bên trong tranh chấp không chọn trước hay không thỏa thuận
được cơ quan giải quyết tranh chấp nào trong bốn cơ quan trên, thì phải dùng đến Tòa
trọng tài quốc tế.

3.3.1. Biện pháp giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã áp dụng

Trước những tranh chấp biển Đông với Trung Quốc vốn tồn tại nhiều thập kỷ, Việt
Nam đã và đang kiên trì theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính
ngoại giao, cụ thể là đàm phán song phương, đàm phán đa phương.

Riêng với tranh chấp liên quan đến giàn khoan HD 981, cho đến nay, Việt
Nam đã hai lần gửi thư lên Liên Hợp Quốc vào ngày 28/535 và ngày 06/636, kèm theo
Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối
việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 03/10, Việt Nam tiếp tục gửi

35
Xem thêm Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc,
http://www.vietnamplus.vn/
36
Xem thêm Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc,
http://www.vietnamplus.vn/
36
thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị lưu hành văn bản phản đối Trung Quốc như là những
tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ37.

3.3.2 Biện pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp biển Đông

Trước tình hình tranh chấp căng thẳng đang leo thang trên biển Đông, một số
chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, khi các giải pháp chính trị ngoại giao mà
Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì áp dụng nhưng không hiệu quả thì giải pháp giải
quyết bằng các tài phán là cần thiết, vì đây cũng là một trong những biện pháp hòa
bình để giải quyết tranh chấp quốc tế đã được quy định tại Điều 33 của Hiến chương
LHQ38.

Thứ nhất, với nội dung giải thích và áp dụng Công ước 1982 trong hai tranh
chấp HD 981 và “đường lưỡi bò”, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước sẽ
được sử dụng. Theo đó, có 4 cơ quan được liệt kê là (1) Tòa quốc tế về Luật biển
được thành lập theo Phụ lục VI; (2) Tòa án Công lý quốc tế; (3) Tòa Trọng tài đặc
biệt được thành lập theo Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều tranh chấp đã được
quy định rõ trong đó; (4) Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII.

Đối với cơ quan thứ nhất và cơ quan thứ hai - Tòa án Quốc tế về Luật biển và
Tòa án Công lý Quốc tế, hai tòa này không có thẩm quyền đương nhiên để thụ lý và
giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa các quốc gia. Liên hệ đến thực trạng tranh chấp
trên biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết bất kỳ điều ước quốc tế song
phương và cũng không gia nhập bất kỳ điều ước quốc tế đa phương nào có quy định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế hay Tòa án Quốc tế về
Luật biển. Mặt khác, cả Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa có bất kỳ tuyên bố đơn
phương nào về việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tại hai Tòa này.

37
Xem thêm Việt Nam Đề Nghị LHQ Lưu Hành Văn Bản Phản Đối Trung Quốc, 2014,
http://www.tienphong.vn/
38
Bài phỏng vấn TS. Ngô Hữu Phước, Kiện Trung Quốc Ra Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế
Về Luật Biển, 2014, http://plo.vn/

37
Đối với cơ quan thứ ba - Tòa Trọng tài đặc biệt, tòa này có thẩm quyền tiến
hành các cuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh chấp 39. Các
khuyến nghị của tòa này không có giá trị quyết định mà chỉ là cơ sở để các bên tiến
hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh tranh chấp. Do đó, tranh chấp “đường
lưỡi bò” và HD 981 không thể được giải quyết tại Tòa Trọng tài đặc biệt.

Đối với biện pháp cuối cùng – Tòa Trọng tài quốc tế, Việt Nam có một thuận
lợi là cơ quan này mặc nhiên được áp dụng. Tuy nhiên, Công ước cũng đưa ra một
ngoại lệ cho cơ chế mặc nhiên này, đó là một bên trong tranh chấp có thể bảo lưu
bằng cách tuyên bố không chấp nhận quyền tài phán bắt buộc trong Công ước trong
các trường hợp sau: (1) Tranh chấp biên giới biển, vịnh lịch sử (sea boundary, historic
bays); (2) Các hoạt động quân sự; thi hành quyền cảnh sát (law enforcement) về
nghiên cứu biển và nghề cá; (3) Tranh chấp đã nhờ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
thụ lý.40

Sau khi ký kết Công ước, Trung quốc đã gửi công hàm ngày 25/8/2006 tuyên
bố không chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo ba biệt lệ trên 41.Như
vậy, khi xem xét thẩm quyền của cơ quan tài phán bắt buộc theo Công ước 1982 trong
tranh chấp liên quan đến HD 981 và “đường lưỡi bò”, phải trả lời câu hỏi tranh chấp
có thật sự thuộc một trong ba biệt lệ như Trung Quốc khẳng định hay không để đi
đến kết luận vụ việc có thể được đưa ra Tòa Trọng tài.

Theo quan điểm của Trung Quốc từ vụ kiện với Philippines, “đường lưỡi bò”
thuộc về “biên giới quốc gia" qua “lịch sử 2000 năm” của Trung Quốc, tức thuộc biệt

39
Điều 5.1, Phụ lục VIII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
40
Điều 298, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
41
Nguyên văn là “Trung Quốc bảo lưu điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài liên
quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74 và 83 liên quan đến biên giới biển, các
vịnh lịch sử hay chủ quyền, hoạt động quân sự hay thực thi pháp luật, hay các vấn đề mà
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thẩm quyền.” Xem thêm TS. Lê Nết, Philippines kiện
Trung Quốc theo Công ước LHQ về Luật Biển: Góc nhìn của Trọng tài Quốc Tế về đường
lưỡi bò, 2014, http://baodautu.vn/

38
lệ (1). Philippines không hề tranh cãi gì về biên giới quốc gia, mà chỉ nhắc đến vùng
đặc quyền kinh tế của Trung Quốc từ “đường lưỡi bò” đã được xác lập mà không có
cơ sở pháp lý. Việt Nam cũng có thể vận dụng quan điểm về vùng đặc quyền kinh tế
của Philippines như trên.

Bên cạnh đó, đối với HD 981, thực chất tranh chấp ở đây là: giàn khoan nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào.42

Vì vậy, trong cả hai tranh chấp “đường lưỡi bò” và HD 981, Việt Nam có thể
bác bỏ được quan điểm của Trung Quốc và xác lập thẩm quyền của cơ quan tài phán
bắt buộc theo Công ước 1982. Do đó, Việt Nam có thể đưa tranh chấp “đường lưỡi
bò” và HD 981 ra giải quyết tại Tòa Trọng tài quốc tế. Đây là đề xuất cho việc giải
quyết tranh chấp về việc giải thích và áp dụng Công ước 1982.

Thứ hai, đối với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
cần lưu ý rằng những tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo này không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Công ước 1982. Như vậy, Việt Nam có thể cân nhắc đưa vụ
việc ra giải quyết tại Tòa án Công lý quốc tế. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tòa
này chỉ có thể giải quyết tranh chấp nếu Việt Nam khởi kiện và Trung Quốc cũng
chấp nhận giải quyết hoặc, Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận đồng yêu cầu tòa án
giải quyết tranh chấp thì tòa án mới có thẩm quyền giải quyết. Đây là khả năng rất
khó xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có động thái khởi kiện
và Trung Quốc không chấp nhận giải quyết vụ kiện này tại Tòa án Công lý quốc tế,
thì có thể coi đây là dấu hiệu Trung Quốc đuối lý để chúng ta tích cực đấu tranh trên
các phương tiện truyền thông, tạo hiệu ứng gián tiếp nhằm cô lập Trung Quốc về
ngoại giao về vấn đề biển Đông.

Tựu chung lại, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện pháp giải quyết
tranh chấp bằng tài phán để đưa giải pháp hiệu quả nhất, bên cạnh đó, việc phối hợp

42
Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy, Cần đưa Trung Quốc ra Tòa,
2014,http://www.thanhnien.com.vn

39
với biện pháp ngoại giao nên được ưu tiên áp dụng. Chuỗi những diễn biến trong
tranh chấp trên biển Đông đã đưa vấn đề vượt ra ngoài phạm vi khu vực. Vì vậy, bên
cạnh việc áp dụng các biện pháp pháp lý, Việt Nam cần kết hợp với chính sách ngoại
giao cương quyết nhưng không kém phần mềm dẻo, linh hoạt, phân biệt và tranh thủ
sự ủng hộ của các của chủ thể cũng như dư luận quốc tế để không chỉ ngăn ngừa căng
thẳng leo thang, mà còn nhanh chóng đạt được một kết quả chính đáng, phù hợp với
căn cứ lịch sử và pháp luật quốc tế.

40
KẾT LUẬN

Chủ đề "Thực tế phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc"
là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng chính trị
và an ninh ở khu vực.

Thực tế phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là một
thách thức đối với quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh những tranh chấp lãnh thổ và
tài nguyên ở khu vực Biển Đông. Dù đã có nhiều cuộc đàm phán và cố gắng giải
quyết mâu thuẫn, nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh gây tranh cãi và không đồng thuận
giữa hai quốc gia.

Sự kiện và hành động trên biển đã đặt ra những thách thức về an ninh và ổn
định trong khu vực, yêu cầu sự hiểu biết, nhất quán và hợp tác từ cộng đồng quốc tế.
Cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, và thúc đẩy các giải
pháp thương lượng để đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực Biển Đông.

Đồng thời, cần thúc đẩy sự hiểu biết và giao tiếp giữa các bên liên quan để tạo
ra môi trường tích cực cho đối thoại và hợp tác. Việc xây dựng niềm tin và lòng tin
giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa các quốc gia khác trong khu vực, sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn và thúc đẩy sự hòa
bình và ổn định trên biển.

Cuối cùng, vấn đề này cần sự quan tâm và giám sát từ cộng đồng quốc tế, để
đảm bảo rằng mọi giải pháp được thảo luận và thực hiện có tính công bằng, dựa trên
quy tắc luật pháp quốc tế và tôn trọng đối với chủ quyền và lợi ích hợp pháp của tất
cả các bên liên quan.

41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái Linh và Dương Danh Huy, Cần đưa Trung Quốc ra Tòa,
2014,http://www.thanhnien.com.vn
2. Điều 5.1, Phụ lục VIII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Điều 298, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.Nguyên văn là
“Trung Quốc bảo lưu điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 15, 74 và 83 liên quan
đến biên giới biển, các vịnh lịch sử hay chủ quyền, hoạt động quân sự
hay thực thi pháp luật, hay các vấn đề mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc có thẩm quyền.” Xem thêm TS. Lê Nết, Philippines kiện Trung
Quốc theo Công ước LHQ về Luật Biển: Góc nhìn của Trọng tài Quốc
Tế về đường lưỡi bò, 2014, http://baodautu.vn/
3. Xem thêm Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp
Quốc, http://www.vietnamplus.vn/
4. Xem thêm Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp
Quốc, http://www.vietnamplus.vn/
5. Xem thêm Việt Nam Đề Nghị LHQ Lưu Hành Văn Bản Phản Đối
Trung Quốc, 2014, http://www.tienphong.vn/
6. Bài phỏng vấn TS. Ngô Hữu Phước, Kiện Trung Quốc Ra Tòa Án
Trọng Tài Quốc Tế Về Luật Biển, 2014, http://plo.vn/
7. Họp báo thường kỳ lần thứ 12 năm 2020 ngày 16/07/2020, trả lời câu
hỏi của CAN về “xin cho biết phản ứng của Việt Nam về tuyên bố của
Hoa Kỳ gần đây về các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông?”.
Nội dung trên cũng được nêu nguyên văn lại khi trả lời các câu hỏi liên
quan đến công hàm của Anh, Pháp, Đức (Họp báo thường kỳ lần thứ 16
năm 2020, ngày 01/10/2020, link) và Úc (Họp báo thường kỳ lần thứ
13 năm 2020, ngày 06/08/2020, link)

42
8. TS. Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr.
514-515.
9. J. Michael Greig, Paul F. Diehl, tlđd, tr. 37.
https://www.un.org/en/about-us/un-charter.
10. Ngày 12/07/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản
ứng của Việt Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục
VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở
đề nghị của Philippine
11. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương - Tài liệu học tập Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, H.
2003, tr. 46.
12. ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
CTQG, H. 2016, tr. 149.
13. Như Điều 15 Hiệp ước Mặt trăng (Moon Treaty) 1979, Điều 41 Công
ước Vienna 1978 về kế thừa quốc gia, Điều 84 Công ước Viên năm
1975 về Đại diện của các nước tại các tổ chức quốc tế và Điều 283
Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
14. Ngày 30/12/1853, Mexico đồng ý ký hiệp ước với Hoa Kỳ, trong đó
chấp thuận sáp nhập El Paso, https://www.prlib.ru/en/history/619225.
15. TS. Nguyễn Thanh Long, ‘Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong tình hình mới’ http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-
giai-phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-moi/17924.html
truy cập ngày 12/11/2022
16. Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc và kinh nghiệm
trong xây dựng chính sách mới ở khu vực khai thác chung Vịnh Bắc
Bộ, Tạp chí Quản lý nhà nước.

43
17. Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc,
https://luatminhkhue.vn/cac-kieu-khi-hau-chu-yeu-o-mien-dong-trung-
quoc.aspx.
18. Phát triển đội ngũ trí thức: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho
Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các kiểu khí hậu
chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc, https://luatminhkhue.vn/cac-kieu-
khi-hau-chu-yeu-o-mien-dong-trung-quoc.aspx.
19. Phát triển đội ngũ trí thức: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho
Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
20. Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc và ý nghĩa vị trí địa lý,
https://luathoangphi.vn/vi-tri-dia-ly-cua-trung-quoc-nhu-the-nao/.
21. Biển Hoa Đông, https://vi.wikipedia.org/wiki/Biển_Hoa_Đông.
22. Biển Hoàng Hải, https://www.meteorologiaenred.com/vi/mar-
amarillo.html.
23. Vịnh Triều Tiên, https://vi.unionpedia.org/Vịnh_Triều_Tiên.
24. Hỏi - đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam, Cổng
thông tin điện tử sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang.
25. Vị trí địa lý của biển, đảo Việt Nam và các vùng biển Việt Nam,
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/tVTbUsIwE
P0WH3iM2bSxhUfoOHgZEEFF-
sIk6baN2pRLC8LXG9Bx1FHqjbxkku.
26. Về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam,
http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/khai-quat-ve-bien-dong-va-
vung-bien-viet-nam/3213.html ThS. Nguyễn Phương Thảo,
27. ‘Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc và kinh
nghiệm trong xây dựng chính sách mới ở khu vực khai thác chunh Vịnh
Bắc Bộ” https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/01/27/hiep-dinh-hop-tac-
nghe-ca-giua-viet-nam-trung-quoc-va-kinh-nghiem-trong-xay-dung-

44
chinh-sach-moi-o-khu-vuc-khai-thac-chung-vinh-bac-bo/ truy cập ngày
27/01/2022.
28. Theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa trong Vịnh Bắc Bộ.
https://camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/rVJNT8JAEP0tH
HqsMy39gGNpDEGkIoi0e2mmZduuwlagJeKvdyFqJNFCjJtNNjN5b-
btvAEGITBJO5FTJUpJSxVHzInt8XDQ7_kYYBcR70ftRyPwhng9QZ
g3ARzHBXYJH0-
Oh72J2Wsj9u_Mv_C_V7qM3wBgzeVvzjVQExRP6zXzgKWlrPhrBW
FKK6qXItnQZq_hMSqzrai4hrkoRVUIXqt8Ue-
5XKhkItRL5brmRV3KXMNKsXm9I5mQ1DArFp8XIvUf91c9rgVTY
MD8ByXro_OXDp9GBx3Tf9Ghmsz9UTweQGQcArmNG3XFRzTl_
MrOUr4wTEt3LSfRLYObejfhpLtp2jE6RElmZRB1lHOsafbH3fvBvdP
lOmfvy2o2m4Vvt1kQ2LtAf554rdY7Z_kBSA!!/
29. Trí Dũng, ‘Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt – Trung’
https://baochinhphu.vn/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-tren-bien-viet-
trung-102105657.htm truy cập ngày 12/10/2011.
30. "Việt Nam thực thi chủ quyền biển đảo - Báo chính phủ." 22 thg 8.
2011, https://baochinhphu.vn/viet-nam-thuc-thi-chu-quyen-bien-dao-
10299978.htm
31. Nghị quyết ngày 23/06/1994 của Quốc hội Việt Nam về việc phê chuẩn
Công ước 1982. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Chính sách, pháp luật
biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2006
32. Điều 74 và 83 của Công ước Luật biển 1982
https://dangbo.tnut.edu.vn/tin-tuc/2022-08-05/phan-dinh-bien-trong-
luat-bien-quoc-te-va-thuc-tien-phan-dinh-bien-giua-viet-nam-voi-cac-
quoc-gia-trong-khu-vuc-

45
dt1312.html#:~:text=M%E1%BB%99t%20c%C3%A1ch%20t%E1%B
B%95ng%20qu%C3%A1t%2C%20ph%C3%A2n,li%E1%BB%81n%2
0ho%E1%BA%B7c%20%C4%91%E1%BB%91i%20di%E1%BB%87
n%20nhau. Viện địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
quốc gia, “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế
xã hội, xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng hợp lý hệ
thống đảo ven bờ, đặc biệt cho công tác di dân”, Đề tài, 1995, Hà Nội,
tr.8.
33. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Nguyễn Đức Phú :
“tạp chí quốc phòng toàn dân” <http://m.tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-
viet-nam/nguyen-tac-co-ban-trong-phan-dinh-bien-va-lap-truong-cua-
viet-nam-
16484.html#:~:text=Ph%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20
bi%E1%BB%83n%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,ch%E1%BA%
BF%20t%C3%A0i%20ph%C3%A1n%20qu%E1%BB%91c%20t%E1
%BA%BF

46

You might also like