You are on page 1of 21

Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.

TL1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ SỐ 04

Nhóm: 04
Lớp: N06.TL1

Hà Nội, 2022

1
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá

1. Nguyễn Hồ Khánh Linh 452141 Nhóm trưởng, tìm thông tin, A


xử lý thông tin, thuyết trình,
phân công nhiệm vụ.
2. Nguyễn Ngọc Bích 452135 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin, thuyết trình.
3. Nguyễn Thanh Hùng 452136 Thành viên, tìm thông tin, xử A-
lý thông tin.
4. Nguyễn Thị Ngọc Ninh 452137 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.
5. Bùi Lê Ngọc Hà 452138 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.
6. Bùi Hoài Ngọc 452139 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin, thuyết trình.
7. Phạm Trường Lâm 452140 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.
8. Nguyễn Đức Nam 452142 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.
9. Nguyễn Thị Thu Hương 452143 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin, tổng hợp
powerpoint.
10. Hoàng Minh Chiến 452144 Thành viên, tìm thông tin, xử A-
lý thông tin.
11. Hoàng Thị Yêm 452145 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.
12. Hoàng Hải Long 452146 Thành viên, tìm thông tin, xử A
lý thông tin.

2
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
NỘI DUNG........................................................................................................... 4
I. Lý luận nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp. .................... 4
1. Khái niệm. ............................................................................................................ 4
2. Phân loại nhóm đất nông nghiệp. ...................................................................... 5
3. Nguyên nhân hình thành nguyên tắc. ............................................................... 5
3.1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất. ................................................... 5
3.2. Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông
nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử
dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền
sử dụng đất. .......................................................................................................... 7
3.3. Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác
hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và
kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. ............................... 9
3.4. Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận
chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích
từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. .......................................................................... 11
3.5. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hóa lấn
biển, phủ xanh đất trồng, đòi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp. ............ 12
3.6. Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông
nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.. ................................................ 14
II. Thực tiễn áp dụng, nhận định, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện nguyên
tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp. .................................................. 16
1. Thực tiễn việc thực thi nguyên tắc. ................................................................. 16
2. Những hạn chế, tồn tại khi thực thi nguyên tắc. ............................................ 17
3. Kiến nghị hoàn thiện. ........................................................................................ 18
TỔNG KẾT ........................................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 20

3
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về
nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân. Nguyên do là vì Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển với hơn
70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của
một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để hỗ trợ người dân, nhà nước đã đặt ra những
nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp nhằm bảo vệ và phát triển quỹ
đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Nhận thức được điều đó, thông qua đề
tài số 04, nhóm 04 xin được phân tích rõ các nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với
đất nông nghiệp qua việc đưa ra những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc và từ đó
đưa ra những nhận định, đánh giá việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế, vạch
ra những hướng quản lý giúp nhân dân sử dụng đất đảm bảo hiệu quả, phù hợp
với yêu cầu quản lý của nhà nước.
NỘI DUNG

I. Lý luận nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp.
1. Khái niệm.

Theo quan điểm của người Việt Nam đất nông nghiệp thường được hiểu là
đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn. Tuy nhiên trên thực tế đất
nông nghiệp là một khái niệm tương đối phong phú, không đơn thuần chỉ là đất
trồng hoa màu mà cong dùng với mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy
sản,… Trải qua một quá trình dài, đến nay, Luật đất đai 2013 đã đưa ra khái niệm
về đất nông nghiệp một cách khái quát, mở rộng khái niệm “đất nông nghiệp”
thành “nhóm đất nông nghiệp”. Theo đó có thể hiểu, nhóm đất nông nghiệp là
tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản
xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng,
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp.1

1
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật đất đai, NXB. Công an nhân dân, tr.304.
4
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

2. Phân loại nhóm đất nông nghiệp.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông
nghiệp bao gồm các loại đất: (i) Đất trồng cây hằng năm: đất trồng lúa và đất trồng
cây hằng năm khác; (ii) Đất trồng cây lâu năm; (iii) Đất rừng sản xuất;
(iv) Đất rừng phòng hộ; (v) Đất rừng đặc dụng; (vi) Đất nuôi trồng thủy sản;
(vii) Đất làm muối; (viii) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng
trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây
giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
3. Nguyên nhân hình thành nguyên tắc.
Đất nông nghiệp là một loại tư liệu sản xuất chính trong nền nông nghiệp
nước ta. Vì vậy pháp luật về đất đai đã đặt ra nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
là nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp, bởi hiện nay Việt Nam có trên 60% người dân hoạt
động liên quan đến nông nghiệp. Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa và cắt đất cho các
khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí đã làm cho quỹ đất nông nghiệp đang bị
giảm dần, nên việc đặt ra nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp cũng
chính là bảo đảm cho sinh kế của hơn 50 triệu người dân này. Ngoài ra việc đặt
ra nguyên tắc ưu tiên đối với đất nông nghiệp còn ưu tiên nâng cao chất lượng đất
để nâng dần hiệu quả sử dụng đất; thực hiện song hành công cuộc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa gắn với an ninh lương thực chứ không phải bảo vệ nền nông
nghiệp là mâu thuẫn với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.
Với nguyên nhân này, nhà nước đã đặt ra 06 nguyên tắc đặc biệt ưu tiên2
đối với đất nông nghiệp trong Luật đất đai hiện hành như sau:
3.1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
Nguyên nhân:

2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), tlđd, NXB. Công an nhân dân, tr.21.
5
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

Thứ nhất, trên thực tế hiện nay có rất nhiều đất nông nghiệp bị bỏ hoang
đang diễn ra tại các địa phương. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT3 Hà Nội Nguyễn
Xuân Đại cho rằng, Hà Nội có nhiều cụm, điểm công nghiệp và khoảng 1.350
làng có nghề thu hút rất nhiều người lao động vào làm việc với mức thu nhập ổn
định cao hơn hẳn so với canh tác trên đất nông nghiệp4. Chính vì thế mà tình trạng
đất nông nghiệp bị bỏ hoang ngày càng nhiều. Bởi vậy mà nhà nước ta đã có
những nguyên tắc ưu tiên đối với đất nông nghiệp nhằm thúc đẩy người dân bám
ruộng, thúc đẩy sản xuất.
Thứ hai, nước ta từ bao đời nay được đánh giá là nước nông nghiệp, phần
đông chủ yếu sống dựa vào đất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên
nền nông nghiệp còn rất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn,…). Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu những năm
gần đây, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và rõ rệt hơn, gây ra rất nhiều hậu quả
như mất mùa, đói kém, mất khả năng canh tác do bị ngập chìm gây thiệt hại không
nhỏ về người và của. Chính vì thế, người dân ngày càng trở nên chán nản trước
những hậu quả mà thời tiết và điều kiện tự nhiên mang lại và từ đó ngày càng bỏ
bê ruộng đất gây ra tình trạng bỏ hoang đất một cách lãng phí.5
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 54 Luật đất đai 2013; khoản 3 Điều 138
Luật đất đai 2013; Điều 129 Luật đất đai 2013; Điều 130 Luật đất đai 2013.
Khoản 1 Điều 54 đã nêu các trường hợp được giao đất và nhà nước không
thu tiền sử dụng đất. Có thể nói đây chính là sự ưu ái, tạo điều kiện rất lớn của
nhà nước đối với những người nông dân nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng vào
mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và không bị bỏ trống gây lãng phí tài
nguyên đất. Bởi lẽ vấn đề của những người nông dân là tuy họ rất cần việc làm
nhưng lại khó có thể cáng đáng được chi phí trả tiền thuê đất. Vì vậy nhà nước đã

3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4
Ánh Dương, ngày 03/08/2020, Không bỏ hoang đất nông nghiệp, Báo Hà Nội mới, từ
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/974635/khong-bo-hoang-dat-nong-nghiep
5
Dương Trọng Dật, ngày 03/04/2013, Thu hẹp đất nông nghiệp: Nguy cơ, Báo Sài Gòn giải phóng Online, từ
https://www.sggp.org.vn/thu-hep-dat-nong-nghiep-nguy-co-293029.html
6
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

tạo điều kiện cho những người dân có quỹ đất để sản xuất trực tiếp và đảm bảo
thu nhập cho họ.
Điều 129 quy định hạn mức giao đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử
dụng đất nhằm mục đích tạo cho người sử dụng một tâm lý tốt và khuyến khích
việc tăng gia sản xuất. Không những thế, nhà nước còn quy hạn mực nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp tùy theo từng loại đất, mục đích sử dụng tại Điều
130 Luật đất đai nhằm đảm bảo cho mọi người dân sống chủ yếu dựa vào nông
nghiệp thì đều có đất để sản xuất, sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Tại khoản 3 Điều 138, nhà nước còn tạo điều kiện cho người làm
nông có đất để sản xuất, khuyến khích sử dụng những vùng đất có khả năng làm
muối đế sản xuất muối.
3.2. Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích
nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất,
nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và
trả tiền sử dụng đất.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang dần
dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mục đích này, không
thể tránh khỏi tình trạng phải chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp
(để thực hiện dự án, công trình…). Tuy nhiên, phần lớn nông nghiệp nước ta phụ
thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, người nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn
chẳng hạn các loại thuế, được mùa mất giá, được giá mất mùa… Trước yêu cầu
phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế như vậy cùng với những khó khăn của nghề
nông, nếu như nhà nước không quan tâm, tạo điều kiện cho người sử dụng đất
nông nghiệp thì có lẽ sẽ có một cơ số người không dám mạnh dạn đầu tư vào nông
nghiệp, họ sẽ có tư tưởng chuyển đất sang mục đích sử dụng khác.
Thứ hai, tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp hiện nay đang dần thu hẹp lại, nhiều
nơi chỉ tồn tại đất phi nông nghiệp. Thực trạng này là một nguy cơ lớn đe dọa tới
an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước cũng như nền văn minh

7
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

lúa nước từ bao đời nay. Vậy nên những quy định nêu trên chắc chắn phần nào
giảm bớt gánh nặng cho người sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất nông nghiệp của
nước ta hiện nay, đồng thời góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 54 Luật đất đai 2013; khoản 2 Điều 57 Luật
đất đai 2013; Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất khi
chuyển mục đích sử dụng; phần 3 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.
Thứ nhất, so với các bộ luật trước đây, Điều 54 của Luật đất đai năm 2013
đã nêu trong các trường hợp cụ thể các chủ thể khi sử dụng đất vào mục đích nông
nghiệp: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,... thì không phải
nộp tiền sử dụng đất. Quy định này đã thể hiện được sự quan tâm của nhà nước
trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích
sản xuất và giải quyết được những lo lắng về vấn đề tài chính của người nông dân.
Thứ hai, khi chuyển sang sử dụng đất vào mục đích khác thì người sử dụng
đất sẽ phải nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật tại Điều 5 Nghị
định 45/2014/NĐ-CP6 quy định việc Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích
sử dụng đất và phần 3 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP7 quy định việc Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.
Diện tích đất nông nghiệp nước ta đang ngày càng sụt giảm, vì vậy các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm rà soát, kiểm tra chặt chẽ những
trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất để kiểm soát việc sử dụng đất nông
nghiệp theo đúng mục đích. Nếu không có cơ chế giám sát của cơ quan có thẩm
quyền, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang loại đất khác sẽ
không được kiểm soát, dẫn đến việc thực hiện tràn lan, gây ra nguy cơ suy giảm

6
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, quy định về thu tiền sử dụng đất.
7
Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
8
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

quỹ đất nông nghiệp trầm trọng. Quỹ đất nông nghiệp suy giảm dẫn đến tình trạng
những người nông dân phải di cư đến thành thị để kiếm sống, một lượng lớn người
dân mất đất, mất việc sẽ đặt gánh nặng lên sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Để khắc phục tình trạng này, ngoài cơ chế kiểm soát như trên, nhà nước
cũng có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển
nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi mục đích từ
loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
Đất nông nghiệp giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo an ninh
lương thực trong nước, cũng như đáp ứng được sản lượng lúa gạo mà chúng ta
xuất khẩu hàng năm. Ngoài ra, đất nông nghiệp có đặc tính là màu mỡ, tơi xốp,
thích hợp cho việc phát triển hoa màu, lương thực, việc chuyển đổi đất nông
nghiệp thành đất phi nông nghiệp thì dễ dàng, nhưng ngược lại, đất phi nông
nghiệp không thể chuyển thành đất nông nghiệp vì đất đã nhiễm cát, nhiễm bê
tông, không thể tiếp tục trồng cây trên đất. Vậy nên, với vai trò và đặc tính đó của
đất nông nghiệp, Nhà nước đã đặt ra quy định này để hạn chế việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, cũng như thể
hiện sự khuyến khích của nhà nước đối với nhóm đất nông nghiệp, tạo điều kiện
cho việc mở rộng quỹ đất nông nghiệp.
3.3. Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích
khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy
hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nguyên nhân:
Trong những năm gần đây thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác ngày càng phổ biến, xuất phát từ nhu cầu
sử dụng đất tăng cao, đất đai ngày càng có giá trị như chuyển sang đất ở lâu dài
và đất thương mại dịch vụ, các hộ nông dân cũng có xu hướng chuyển đổi đất
nông nghiệp sang đất vườn nhiều hơn. Thực trạng này chính là một trong những
nguyên nhân khiến quỹ đất nông nghiệp dần bị thu hẹp. Vậy nên, nguyên tắc này

9
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

được đặt ra và cho thấy sự cần thiết của cơ quan có thẩm quyền trong quản lí, phê
duyệt việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Bên cạnh đó, những quy định về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
trên thực tế có sự phức tạp hơn. Khi chuyển mục đích sử dụng khác nhau thì chủ
thể cũng được hưởng những ưu đãi khác nhau, bởi chế độ mà nhà nước dành cho
nhóm người sử dụng đất nông nghiệp sẽ chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quỹ đất nông
nghiệp, hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các loại đất khác.
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013; khoản 1 Điều 11
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ; phần 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một
số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Luật đất đai năm 2013 quy định rất rõ khi phân loại các trường hợp chuyển
mục đích phải xin phép và trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải
xin phép, trong đó:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm 7 trường hợp.
Thứ hai, những trường hợp không thuộc khoản 1 Điều 57 Luật đất đai
2013 khi chuyển mục đích sử dụng đất thì không phải xin phép cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký biến động về đất. Những trường hợp này được
quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT8 quy định việc
Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và phần 2 Điều 5 Thông tư số
09/2021/TT-BTNMT9, bao gồm 5 trường hợp.

8
Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ.
9
Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy
định chi - tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
10
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

Có thể thấy, trên cùng một nội dung là đất nông nghiệp, nhà nước cho phép
người dân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại hình sản xuất này sang loại hình
sản xuất khác một cách linh hoạt mà không cần xin phép, ngoài ra những trường
hợp này cũng không cần nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều này cho thấy, Nhà nước luôn tạo điều kiện, và khuyến khích người dân sử
dụng đất vào mục đích nông nghiệp.
3.4. Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện
nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển
mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự
đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên nhân:
Đất nông nghiệp nói chung và đất chuyên trồng lúa nước nói riêng đóng vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống nông dân. Do giá trị của đất trồng lúa nước phụ thuộc nhiều vào chất lượng
đất đai, vào độ màu mỡ phì nhiêu của đất nên trách nhiệm của người sử dụng đất
được nhà nước quy định rất rõ. Nếu không đặt ra nguyên tắc này, việc người dân
tự ý chuyển mục đích sử dụng đất hay có tâm lý lơ là, bàng quan khiến đất bị lãng
phí sẽ trở nên phổ biến hơn nữa.
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; khoản 1, 2 Điều 134 Luật
đất đai 2013; khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013; Điều 191 Luật đất đai 2013;
khoản 1 Điều 8 Nghị định 69/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Thứ nhất, Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai cũng quy định về mức xử phạt (hình thức phạt tiền)
đối với những trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a, d khoản
1 Điều 57 Luật đất đai. Mức phạt cho từng trường hợp được quy định cụ thể tại

11
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 Nghị định này. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn phải chịu
biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định.
Thứ hai, ở khoản 1, 2 Điều 134 Luật đất đai 2013, nhà nước một lần nữa
thể hiện quan điểm bảo vệ đất trồng lúa khỏi việc chuyển mục đích sử dụng từ
người dân (bằng việc đưa ra những quy định cụ thể, chế tài xử phạt hành chính).
Thứ ba, nhà nước quy định những điều kiện để người sử dụng đất thực hiện
quyền chuyển nhượng đất trồng lúa nước tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thỏa mãn những điều kiện tại khoản 1 Điều 188 thì tại
khoản 2 điều luật này yêu cầu người sử dụng đất phải không thuộc những trường
hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 199
Luật đất đai 2013. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188
và Điều 191 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất mới có thể nhận chuyển
nhượng đất trồng lúa.
Thứ tư, nhà nước hỗ trợ bằng tiền cho người nông dân khi sử dụng và phát
triển đất trồng lúa. Trong đó, khi sử dụng đất trồng lúa, người nông dân được hỗ
trợ tiền để mua giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa và
liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề này đã được quy định rõ tại khoản 1
Điều 8 Nghị định 69/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
3.5. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục
hóa lấn biển, phủ xanh đất trồng, đòi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Nguyên nhân:
Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp là do quá trình đô thị hóa, phát triển du
lịch, giao thông, dân số tăng nhanh, sạt lở đất do biến đổi khí hậu, tình trạng biến
đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng
cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…... Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa rất quan
trọng, đó là việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp, khu du lịch chiếm diện tích
lớn tại các khu đất nông nghiệp... dẫn đến tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện tràn lan hay đào đãi vàng, khai thác khoáng sản

12
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

trái phép ở các tỉnh miền núi vốn có ít diện tích canh tác cũng làm cho đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp hơn.10
Việc khai hoang, phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống đồi trọc của các cá
nhân hay tổ chức sẽ được Nhà nước khuyến khích nhằm mở rộng diện tích đất
nông nghiệp. Khi đó, tài nguyên đất trở thành nguồn lực cho phát triển nông
nghiệp cũng như kinh tế - xã hội.
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 9 Luật đất đai năm 2013; điểm a khoản 4
Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; khoản 4
Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013.
Thứ nhất, nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 9 Luật đất đai
năm 2013 như sau: “Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu
tư lao động ,vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau
đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có
mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất”.
Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa:
Điều 7. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:
a) Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được
khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có
nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ
1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thông qua những quy định này cho thấy nhà nước rất quan tâm, khuyến
khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Nước ta có nhiều diện tích đất chưa
được sử dụng vào đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng. Những phần diện tích
này nếu được đưa vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát

10
Vĩnh Linh, ngày 01/10/2018, Cần quyết liệt bảo vệ đất nông nghiệp, Báo Nhân dân, từ
https://nhandan.vn/bandoc/can-quyet-liet-bao-ve-dat-nong-nghiep-336734

13
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

triển quỹ đất nông nghiệp lên về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích
cực cho nền nông nghiệp nước ta: đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm trong
nước và xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia; đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống
đồi trọc, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa nguồn nước; tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người dân trong vùng, thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo…
Thứ hai, đến Luật đất đai 2013, quyền lợi của người đi khai hoang cũng
được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, khoản 4 Điều 22 Nghị định
43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có
tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.”
Điều này để đảm bảo và thu hút cá nhân, tổ chức tích cực khai hoang, phục
hóa lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Việc quy định công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức nhằm đảm bảo mỗi
người dân đều có thể tiếp cận đất đai, hạn chế trường hợp “tích tụ” ruộng đất đối
với các chủ thể có nhu cầu, giúp thúc đẩy sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người nông dân. Đồng thời việc
đảm bảo tự khai hoang đất đúng với quy hoạch sử dụng đất sẽ đảm bảo cho đất
đai được sử dụng có hiệu quả và bền vững, đảm bảo người dân sử dụng đất đúng
mục đích, tăng sự tin tưởng của người dân vào mảnh đất mà họ khai hoang.
3.6. Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất
nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa..
Nguyên nhân:
Thực tiễn cho thấy, nước ta là một nước đang phát triển và đang trên đà
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc lấn chiếm đất sử dụng cho nông nghiệp để
sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình đô thị là không tránh khỏi. Trong
đó, nhiều địa phương còn sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu

14
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư... dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc
không có đất để sản xuất trong khi vẫn có thể sử dụng các loại đất khác, kéo theo
hàng loạt hệ lụy khác như hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, ngập lụt…
Mặt khác, việc lập vườn từ đất trồng lúa chủ yếu xuất phát từ việc người
nông dân muốn tăng lương thực, thực thẩm hoặc tăng thu nhập thông qua sản xuất
trồng trọt những loại cây trồng khác. Nhà nước hạn chế hành vi này vì trong quá
trình chuyển đổi cây trồng thì phải thay đổi những yếu tố của đất để phù hợp hơn
với loại cây trồng mới (ví dụ: làm đất tơi xốp, bón phân cho đất, phun thuốc,...)
do đó đất trồng lúa có thể sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng sau này.
Biểu hiện:
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 143 Luật đất đai 2013; Nghị định
35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Điều 9, 10, 11 và Điều 12
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Thứ nhất, để bảo toàn quỹ đất nông nghiệp, nhà nước đã đặt ra quy định
tại khoản 4 Điều 143 Luật đất đai 2013. Khi đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới
việc thiếu đất ở do đó nông nghiệp phải có những biện pháp nhằm dung hòa và
sắp xếp lại trât tự này, đảm bảo người dân có đủ đất để ở nhưng không lấn chiếm
phần đất nông nghiệp. Trường hợp chuyển đổi từ đất ruộng sang đất vườn thuộc
trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu
năm hoặc từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng.
Thứ hai, nhà nước còn ban hành những quy định riêng về chính sách bảo
vệ, sử dụng đất trồng lúa nước trong Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng
đất trồng lúa. Do sự giảm sút đất nông nghiệp bởi cách sử dụng không hợp lý,
chuyển đổi sang mục đích khác và do các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, động đất, sạt
lở,… người sử dụng đất chuyên trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, bồi bổ, làm tăng
độ màu mỡ của đất. Nhà nước còn miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối

15
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

với hộ gia đình cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp;
khuyến khích mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp.11
Thứ ba, căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi
sử dụng đất sai mục đích cụ thể là tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hoặc
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bằng hành vi dễ nhận thấy nhất
là xây nhà trên đất không phải là đất ở thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như
vậy, khi xây nhà trên đất nông nghiệp thì không được nộp phạt để tồn tại. Hay nói
cách khác, nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phải tháo dỡ,
nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

II. Thực tiễn áp dụng, nhận định, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện nguyên
tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp.
1. Thực tiễn việc thực thi nguyên tắc.
Mặc dù đã xác định rõ vai trò quan trọng của đất nông nghiệp đối với Việt
Nam nhưng hiện nay đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Việc dân số
nước ta ngày càng tăng gây áp lực cho nhu cầu khai thác, sử dụng đất nói chung,
trong đó có đất nông nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
diện tích đất nông nghiệp đã giảm 800 000 km2 chỉ trong hai năm (từ 2017 đến
2019)12. Theo báo Hà Nội Mới, tổng hợp sơ bộ đến thời điểm hiện tại, thành phố
Hà Nội có khoảng 6000 ha đất lúa bị bỏ hoang, tình trạng này diễn ra lâu năm và
tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Đông Anh, Từ Liêm,…
Nhiều diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã bị thu hồi, san lấp mặt bằng nhưng
vẫn bỏ hoang, không xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, hiện trạng chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp
sang mục đích khác không đúng với quy hoạch và kế hoạch vẫn còn tồn tại. Năm
2020, tại huyện Củ Chi thuộc TP Hồ Chí Minh, qua tranh tra đã phát hiện UBND

11
TS. Phạm Phương Nam, ngày 01/07/2015, Quy định mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Tạp chí Tài nguyên
và môi trường, từ https://stnmt.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-su-dung-dat-trong-lua.htm
12
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo “Hiện trạng sử dụng đất đai cả nước năm 2017” và “Hiện trạng sử
dụng đất đai cả nước năm 2019”.
16
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

huyện đã giải quyết 151 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông
nghiệp sang đất ở nông thôn không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hơn 46,6 ha đất có xin lập phương án tách thửa đã phát hiện trong quá trình giải
quyết có một số vi phạm như cho phép tách thửa đất nông nghiệp thành đất đất ở
có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đất nông nghiệp
chưa chuyển mục đích sử dụng đất ở, không thực hiện đúng khoản 2 Điều 1 và
khoản 1 Điều 5 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố13.
Bên cạnh những bất cập vẫn còn tồn tại trong việc thực hiện được đúng, đủ
nguyên tắc thì Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng để nguyên tắc bảo vệ và phát triển
đất nông nghiệp được thực hiện một cách tốt nhất. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị
quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại và Luật Đất đai 2013 đã đạt được những kết quả quan
trọng như: Tài nguyên đất được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn; an ninh
lương thực được bảo đảm; đất cho sản xuất, phát triển đô thị, quốc phòng, an ninh
được phân bổ hợp lý hơn; thị trường bất động sản mở rộng, các giao dịch chuyển
nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên; hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; gắn kết công tác quy hoạch, kế
hoạch với khai thác sử dụng đất, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích
ứng với biến đổi khí hậu; việc phân cấp, phân quyền được coi trọng, bước đầu
khắc phục tình trạng lãng phí...
2. Những hạn chế, tồn tại khi thực thi nguyên tắc.
Bên cạnh những kết quả tích cực thì việc áp dụng nguyên tắc trên thực tế
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và những bất cập như sau:

13
Chu Tuấn, Chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, truy cập ngày
10/10/2021, nguồn: https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan-thanh-tra/chuyen-muc-dich-su-dung-dat-khong-
phu-hop-quy-hoach-ke-hoach-su-dung-dat-170774.html.
17
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp quản lý, sử dụng kém hiệu quả: diện
tích đất chưa sử dụng còn nhiều; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất giữa hộ dân
với nông trường xảy ra ở nhiều nơi; người dân, tổ chức tùy tiện chuyển mục đích
sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng tùy tiện các khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Những thực trạng này dẫn tới rối loạn, ảnh hưởng xấu tới môi trường, khiến cho
tình trạng sử dụng đất trái pháp luật gia tăng.
Thứ hai, khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân còn rất thấp
dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ mảnh đất còn nhỏ, trong khi tích tụ đất đai tốt
sẽ giúp người nông dân phát triển những cánh đồng công nghệ mới. Quá trình tích
tụ diễn ra chậm, thị trường mua, bán, thuê và cho thuê ruộng đất ở Việt Nam còn
kém phát triển do thiếu cầu, mặc dù lượng cung cao. Điều này có thể do lợi tức
ngành nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao dẫn đến thiếu hấp dẫn với nhà đầu tư14.
Thứ ba, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang ngày một tăng do hoạt động
sản xuất nông nghiệp không đảm bảo thu nhập. Theo Sở NN&PTNT15 Hà Nội,
đến cuối tháng 07/2020, thành phố còn gần 5.000 ha đất đang bị bỏ hoang. Khảo
sát gieo cấy vụ mùa 2020 trên toàn thành phố cho thấy, có gần 81.000 ha được
gieo cấy trong khi kế hoạch là 83.497,2 ha16. Khi thực hiện dự án không thu hồi
hết diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích còn lại không đủ đảm bảo các tiêu
chuẩn về canh tác; các dự án được giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa.
Thứ tư, diện tích đất trồng lúa đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô
thị hóa, nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất nông nghiệp thành đất ở. Nhiều
khu dân cư hình thành do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính
quyền không tự ý quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn trong các khu dân cư.
3. Kiến nghị hoàn thiện.
Thứ nhất, cần nâng cao việc quản lý của các cấp có thẩm quyền: lập ra bộ
phận chuyên theo dõi, đánh giá về đất nông nghiệp; tăng cường thanh - kiểm tra

14
Việt Hà, ngày 29/01/2020, Tập trung, tích tụ đất nông nghiệp: Vốn hoá đất đai thành tài chính, nguồn:
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tap-trung-tich-tu-dat-nong-nghiep-von-hoa-dat-dai-thanh-tai-chinh-
d10762.html
15
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16
Ánh Dương, ngày 03/08/2020, Vì sao đồng ruộng bị bỏ hoang?, nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-
tuc/Nong-nghiep/974635/khong-bo-hoang-dat-nong-nghiep
18
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất đai; cụ thể hóa cách chia đất cho các khu dân cư để không lấn chiếm đất nông
nghiệp; phổ biến những kiến thức về chuyên môn và pháp luật cho người dân…
Thứ hai, cần có những ưu đãi dành cho thị trường đất nông nghiệp, ưu đãi
về thuế dành người dân. Lượng cầu còn thấp do nhà đầu tư còn sợ những rủi ro
liên quan đến lợi tức thấp đến từ đất nông nghiệp, vậy nên muốn giải quyết được
thì nhà nước cần có những chính sách ưu đãi để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư,
nâng cao lợi ích đến từ đất nông nghiệp.
Thứ ba, do thu nhập từ đất nông nghiệp không thể đảm bảo vấn đề tài chính,
nên cần đặt ra vấn đề các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đầu tư kiến thức
cho người khai thác hoa lợi trên đất nông nghiệp, tăng được thu nhập. Khi thực
hiện dự án, cơ quan nhà nước phải đảm bảo diện tích đất thu hồi để phần đất còn
lại đủ tiêu chuẩn để canh tác. Ngoài ra, quy hoạch phải minh bạch, trong quy
hoạch phải để lại phần đất nông nghiệp để tăng gia sản xuất.
TỔNG KẾT

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế trong nông nghiệp, là yếu tố quan trọng nhất cấu thành
bất động sản và thị trường bất động sản. Đất nông nghiệp – một thành tố quan
trọng cấu tạo nên quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất của Việt Nam nên cần có những giải
pháp hợp lý trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Chính vì vậy mà nguyên
tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp đã thể hiện vai trò vô cùng quan trọng,
mang tính cấp thiết đối với ngày nay. Qua việc nghiên cứu đề tài số 04, có thể
thấy nhà nước cần phải ban hành nhiều chính sách với mục đích quan tâm, khuyến
khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp hơn nữa, đem lại giải pháp thiết thực,
phù hợp tình hình hiện nay. Nước ta có nhiều diện tích đất chưa được sử dụng vào
đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng. Những phần diện tích này nếu được đưa
vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát triển quỹ đất nông
nghiệp lên về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích cực cho nền nông
nghiệp nước ta.

19
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản pháp luật:
1. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013..
2. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật
đất đai 2013.
3. Chính phủ (2014), Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất khi
chuyển mục đích sử dụng.
4. Chính phủ (2015), Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất
trồng lúa.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số
44/2014/NĐ-CP.
6. Chính phủ (2017), Nghị định 123/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước.
7. Chính phủ (2019), Nghị định 69/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
8. Chính phủ (2019), Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi - tiết và hướng
dẫn thi hành Luật đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo “Hiện trạng sử dụng đất đai cả
nước năm 2017”
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo “Hiện trạng sử dụng đất đai cả
nước năm 2019”.
Sách:
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Đất đai, NXB. Công
an nhân dân, Hà Nội.
20
Bài tập nhóm – Môn Luật Đất đai – Nhóm 4 – Lớp N06.TL1

Báo, tạp chí:


1. Ánh Dương, ngày 03/08/2020, Không bỏ hoang đất nông nghiệp, Báo Hà
Nội mới, từ https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/974635/khong-
bo-hoang-dat-nong-nghiep
2. Ánh Dương, ngày 03/08/2020, Vì sao đồng ruộng bị bỏ hoang?, Báo Hà
Nội mới, nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-
nghiep/974635/khong-bo-hoang-dat-nong-nghiep
3. Chu Tuấn, Chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, truy cập ngày 10/10/2021, nguồn:
https://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan-thanh-tra/chuyen-muc-dich-su-
dung-dat-khong-phu-hop-quy-hoach-ke-hoach-su-dung-dat-170774.html.
4. Dương Trọng Dật, ngày 03/04/2013, Thu hẹp đất nông nghiệp: Nguy cơ,
Báo Sài Gòn giải phóng Online, nguồn https://www.sggp.org.vn/thu-hep-
dat-nong-nghiep-nguy-co-293029.html
5. TS. Phạm Phương Nam, ngày 01/07/2015, Quy định mới về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, nguồn
https://stnmt.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-su-dung-
dat-trong-lua.htm
6. Việt Hà, ngày 29/01/2020, Tập trung, tích tụ đất nông nghiệp: Vốn hoá đất
đai thành tài chính, nguồn: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tap-trung-
tich-tu-dat-nong-nghiep-von-hoa-dat-dai-thanh-tai-chinh-d10762.html
7. Vĩnh Linh, ngày 01/10/2018, Cần quyết liệt bảo vệ đất nông nghiệp, Báo
Nhân dân, từ https://nhandan.vn/bandoc/can-quyet-liet-bao-ve-dat-nong-
nghiep-336734

21

You might also like