You are on page 1of 25

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LỚP LUẬT HÌNH SỰ K48A

BÀI THẢO LUẬN THÁNG THỨ NHẤT:

VẤN ĐỀ CHUNG

Môn học: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản, thừa kế

Giáo viên hướng dẫn: Đặng Lê Phương Uyên

Thành viên thực hiện

STT Họ và tên MSSV


1 Thái Nghi An 2353801013007
2 Huỳnh Gia Hân 2353801013066
3 Trần Thị Mỹ Duyên 2353801013055
4 Lê Việt Hằng 2353801013071
5 Phạm Hương Giang 2353801013060
6 Trần Ngọc Hân 2353801013069
7 Trần Quang Huy 2353801013088
8 Lê Khánh Huyền 2353801013089
9 Hoàng Lê Ngọc Ánh 2353801013026
10 Trần Đồng Đại Hải 2353801013065
11 Đặng Văn An 2353801013001
12 Đinh Võ Bình 2353801013036
MỤC LỤC

1. Lạm dụng quyền dân sự.........................................................................................................3

1.1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về “Lạm dụng quyền
dân sự”?................................................................................................................................4

1.2. Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có thuyết
phục không? Vì sao?............................................................................................................5

1.3. Toà án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng quyền dân sự ” trong vụ việc
này?........................................................................................................................................5

1.4. Việc áp dụng chế tài cho việc “lạm dụng quyền dân sự” trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?................................................................................................5

2. Tuyên bố cá nhân đã chết.......................................................................................................6

2.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố
một người là đã chết.............................................................................................................8

2.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao
lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?...................................................................11

2.3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết
biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?...................................................................................11

2.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở
pháp lý và ví dụ minh họa.................................................................................................13

2.5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn
nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?.............14

2.6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019),
pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?.................................................15

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên (quyết định năm 2018 và 2019).................................................................................16

2
2.8. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án
tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp
với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................................17

2.9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có còn
được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....................................17

2.10. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được của lý như
thế nào sau khi có quết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................18

3. TỔ HỢP TÁC.......................................................................................................................18

3.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của
anh/ chị về những điểm mới này.......................................................................................19

3.2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền
sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?..................................21

3.3. Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)?
Hướng xác định của Tòa án có phù hợp với quy định hay không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.............................................................................................................................22

3.4. Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định của Tòa án có thuyết phục không?
Vì sao...................................................................................................................................22

3
1. Lạm dụng quyền dân sự
Bản án số 32/2023/DS-PT ngày 10/5/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ:

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H

Người đại diện theo ủy quyền:Ông Triệu Văn T

Bị đơn: Bà Lê Thị H

Chị Đinh Thị H

Tóm tắt: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên Lê Thị H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” với mức án 16 năm tù và buộc bà H phải bồi thường cho Bà Nguyễn Thị H 880 triệu
đồng.Lê Thị H có tài sản là thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12 và tài sản gắn liền với đất. Theo
Luật thi hành án dân sự Lê Thị H phải dùng tài sản này để trả cho những người có tên tại Bản
án 47/2020/HSST nhưng Lê Thị H trốn tránh trách nhiệm thi hành bằng thủ đoạn tẩu tán tài
sản là thửa đất được nêu trên bằng cách ủy quyền cho Đinh Thị H để làm hợp đồng chuyển
nhượng tài sản trên cho Trần Anh T và Bùi Thị L. Xét thấy việc H ủy quyền cho H đứng ra
thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản cho T và L đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của Bà H đã gây thiệt hại to lớn cho Bà H về kinh tế. Vì vậy bà H khởi kiện yêu cầu Tòa án
nhân dân xét xử. Sau khi xét xử thì Tòa án tuyên bố Hợp đồng ủy quyền số 2064 chỉ có giá trị
pháp lý đối với nội dung ủy quyền giải chấp tại Ngân hàng ,tuyên bố Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị H với Trần Anh T và Bùi Thị L vô hiệu.

1.1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy
định về “Lạm dụng quyền dân sự”?
Về Hợp đồng ủy quyền số 2064, quyển số 03/2021 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 01/4/2021 Văn
phòng Công chứng K Đ lập. Mặc dù tôn trọng sự tự định đoạt của đương sự nhưng việc ủy
quyền lại vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, bởi lẽ người ủy quyền đang có nghĩa vụ dân
sự theo bản án hình sự, ngoài tài sản này người ủy quyền không còn bất kỳ tài sản nào có giá
trị. Do đó, Khi ký hợp đồng ủy quyền, lẽ ra người ủy quyền chỉ được ủy quyền phần giao
dịch giải chấp tài sản với ngân hàng (để giải quyết khoản nợ với ngân hàng từ trước), thì
người ủy quyền lại ủy quyền cho người nhận ủy quyền được toàn quyền mua bán, chuyển

4
nhượng, định đoạt khối tài sản này (là ngoài các quyền Bà H có). Việc ủy quyền này đã vượt
quá phạm vi được phép ủy quyền và gây thiệt hại cho người khác (cụ thể là chủ nợ). Vì sau
khi giải chấp khoản vay với ngân hàng thì khối tài sản này đã không còn bị ràng buộc với
ngân hàng, nhưng lại phát sinh nghĩa vụ ràng buộc với các chủ nợ khác. Điều 10 Bộ luật Dân
sự 2015 quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự.

1.2. Việc Tòa án xác định có “lạm dụng quyền dân sự”
trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?
Có thuyết phục vì theo như bản án thì bà Lê Thị H đã có hành động sử dụng quyền của mình
để gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của bà Nguyễn Thị H bằng thủ đoạn tẩu tán tài sản
bằng hình thức ủy quyền cho người khác

1.3. Toà án đã áp dụng chế tài nào cho việc “lạm dụng
quyền dân sự ” trong vụ việc này?
Toà án đã áp dụng chế tài trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệc hại để vô hiệu hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 15/4/2021 đối với thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12,
diện tích 1093,8 m² và tài sản gắn liền với đất giữa Bà Lê Thị H (do chị Đinh Thị Thuý H
được ủy quyền ký bên A) với Trần Anh T và Bùi Thị L và trả lại quyền sử dụng đất đối với
thửa đất số 58, tờ bản đồ số 12, diện tích 1093,8 m² Bà Lê Thị H và tài sản gắn liền với đất và
dùng tài sản này để trả cho những người có tên tại Bản án số 47/2020/HSST đã có hiệu lực
pháp lý

1.4. Việc áp dụng chế tài cho việc “lạm dụng quyền dân
sự” trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?
Việc áp dụng chế tài cho việc “lạm dụng quyền dân sự ” trong vụ việc này có thuyết phục.
Vì:

-Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 10 BLDS 2015

5
 “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho
người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp
luật.”

Do đó việc áp dụng chế tài nhằm ngăn chặn việc trốn tránh trách nhiệm bồi thường của Bà Lê
Thị H khi dùng thủ đoạn uỷ quyền cho Đinh Thị Thuý H để làm hợp đồng chuyển nhượng tài
sản trên cho Trần Anh T và Bùi Thị L ở xã V T, huyện V T, tỉnh Vĩnh Phúc và gây thiệt hại
kinh tế to lớn cho Bà Nguyễn Thị H

2. Tuyên bố cá nhân đã chết


Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của TAND Quận 9 TP. HCM

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Bà Bùi Thị T (yêu cầu Tòa án tuyên bố ông
chồng bà mất tích), người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Minh T
Nội dung: Bà Bùi Thị T và ông Trần Văn C là vợ chồng, có với nhau một người con chung
là Trần Minh T. Ông C mất tích vào cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin
tức, mặc dù đã được tổ chức tìm kiếm thông tin nhưng không có tin tức gì về ông, không thể
xác định ông có căn cứ thông tin xác thực ông còn sống hay đã chết. Nên ngày 07/8/2018, bà
Bùi Thị T yêu cầu tuyên bố ông Trần Văn T đã chết. TAND Quận 9 đã chấp nhận yêu cầu
của bà Bùi Thị T, tuyên bố ông Trần Văn C nơi cư trú cuối cùng: phường Phớc Bình, Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh là đã chết.

Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện
Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Anh Quản Bá Đ yêu cầu Toà án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Vì chị K
đã bỏ nhà ra đi khỏi địa phương từ năm 1992, gia đình đã tìm kiếm, thông báo nhiều lần trên
các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả. Sau khi thụ lý vụ
việc, Toà án nhân dân huyện Đông Sơn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên Cổng
thông tin điện tử Toà án nhân dân Tối Cao; Thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng,
phát thông báo lần đầu tiên (06/7/2018) đến nay đã hết thời hạn thông báo theo quy định của

6
pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và không có tin tức gì. Toà án chấp nhận đơn yêu cầu
của anh Quản Bá Đ.

Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân TP.
Hà Nội.

Ngày 15/11/2019, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên họp sơ thẩm công
khai giải quyết việc dân sự thụ lý số 78/2019/TLST-DS ngày 28/08/2019 về việc “yêu cầu
tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết” do người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà Phạm Thị
K (con đẻ của cụ C). Theo đơn yêu cầu và những lời khai, bà K trình bày: cụ C đã bỏ nhà đi
từ tháng 1 năm 1997, từ đó đến nay không quay về nhà, gia đình đã tìm kiếm rất nhiều lần và
đăng tin lên báo, đài truyền hình Trung ương nhưng vẫn không có kết quả. Thời điểm ra

đi, cụ C sức khoẻ bình thường, không đau ốm, bệnh tật, còn minh mẫn tuy nhiên cụ có tiền sử
bị bệnh huyết áp cao. Quá trình giải quyết định đơn yêu cầu của bà K, Toà án đã ra quyết
định Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trên Cổng thông
tin điện tử Toà án nhân tối cao Báo nhân dân,…thông báo được đăng trên số ra hàng ngày 03
lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn không có thông tin xác thực việc cụ C còn sống hay
đã chết.

Tại Công văn số 466/BHXH.HBT ngày 25/7/2019 của Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng
thể hiện, cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng không thực hiện chi trả lương hưu cho
cụ C từ tháng 02/1999 do đi vắng lâu ngày không lĩnh lương. Việc chi trả lương hưu cho cụ C
chỉ được thực hiện đến hết tháng 4/1997. Lương hưu của cụ C theo bà K trình bày tại phiên
toà là do cụ C và cụ S 1 (vợ cụ C) trực tiếp nhận.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nêu trên phù hợp với sự trình bày của bà K và những

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm
xã hội thành phố Hà Nội, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Theo
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì toà án có cơ sở xác định cụ Phạm Văn C
đã chết kể từ ngày 01/5/1997, đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội xác định
cụ C đã chết từ tháng 2/1999 là không có cơ sở nên không được chấp nhận.

7
Tóm tắt quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Toà án nhân dân huyện
C, tỉnh A (huyện Cần Phước, tỉnh Long An).

Ngày 13/01/2020 tại Tòa án nhân dận huyện C mở phiên hợp sơ thẩm công khai giải quyết về
việc: “yêu cầu hủy định tuyên bố một người là đã chết”. Người yêu cầu giải quyết về việc
Dân sự là ông Đ H, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà N T. Trong nguyên đơn
yêu cầu ngày 17/12/2019 và tại phiên hợp ông Đ H trình bày năm 2008 do vợ chồng mâu
thuẩn nên ông H đã đến tỉnh Lâm Đồng sống không liên lạc gia đình. Quyết định số :
01/2011/QĐ-MPH ngày 02/03/2011 Tòa án nhân dận huyện C tuyên bố ông Đ H đã mất tích.
Quyết định số: 01/2015/QDDVDS-ST ngày 20/05/2015 Tóa án nhân dân huyện C tuyên bố Đ
H đã chết và tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/06/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã cho
ly hôn giữa bà N T và ông Đ H. Ngày 20/11/2019 ông Đ H đã trở về và có đơn yêu cầu hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

Sau khi thụ lý giải quyết ông Đ H đã cung cấp đơn xin xác nhận còn sống tại A, xã L, huyện
C có xác nhận của UBND xã L ngày 19/12/2019. Tòa án dân dân huyện C có đủ cơ sở nên đã
chấp nhận yêu cầu của ông Đ H hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo điều
395 Bộ luật tố tụng dân sự.

2.1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố
một người mất tích và tuyên bố một người là đã
chết

Điểm giống giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố khi có đủ những điều kiện luật định: Toà án
nhân dân.

- Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích hoặc chết:

* Có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan gửi đến Toà án.

8
* Thủ tục: Phải thông báo tìm kiếm công khai trên trên các phương tiện thông tin đại chúng
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Mục đích: Bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của người có quyền, lợi ích liên quan và
làm cơ sở để giải quyết các quan hệ dân sự liên quan đến người bị tuyên bố mất tích/đã chết
đã đến lúc phải giải quyết.

- Thời điểm xác định biệt tích nếu không xác định được ngày/tháng có tin tức cuối cùng:
ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng hoặc ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tức cuối cùng.

- Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích hay đã chết đều phải được gửi cho
UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hay đã chết để ghi chú
theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

- Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích/chết: Khi người bị tuyên bố mất tích/đã chết trở về
hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người
có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích/đã chết
đối với người đó

9
Điểm khác giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết:

Tuyên bố một người mất tích Tuyên bố một người là đã chết


Khác Cơ sở
Điều 68, 69, 70 BLDS 2015 Điều 71, 72, 73 BLDS 2015
pháp lý
Điều kiện - Biệt tích 02 năm liền trở lên từ ngày - Biệt tích không có tin tức xác thực còn
tuyên bố biết được tin tức cuối cùng về người đó; sống:
nếu không xác định được ngày, tháng có + 03 năm kể từ ngày tuyên bố mất
tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tích
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo + 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết
năm có tin tức cuối cùng. thúc
- Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 68 + 02 năm kể từ ngày tai nạn hoặc
BLDS 2015 thảm họa, thiên tai
“ Khi một người biệt tích 02 năm liền trở + 05 năm liền trở lên
nên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện - Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 71 BLDS
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định 2015.
của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng “1. Người có quyền, lợi ích liên quan có
vẫn không có tin tức xác thực về việc thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố
người đó còn sống hay đã chết thì theo một người là đã chết trong trường hợp sau
yêu cầu của người có quyền lợi ích liên đây:
quan , toàn án có thể tuyên bố người đó a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định
mất tích .” tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm,
kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà
sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có
tin tức xác thực là còn sống, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không
có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn
này được tính theo quy định tại khoản 1

10
Điều 68 của Bộ luật này.”

- Trường hợp vợ/chồng của người bị - Quan hệ về tài sản, hôn nhân, gia đình
tuyên bố mất tích xin ly hôn thì giải và các quan hệ nhân thân khác được giải
quyết theo quy định của pháp luật về hôn quyết như đối với người đã chết. Tài sản
nhân và gia đình của người đó được giải quyết theo quy
- Trong quan hệ nhân nhân thân khác: định của pháp luật về thừa kế
trường hợp ly hôn với người bị Tòa án
tuyên bố mất tích thì tải sản của người - Căn cứ pháp lý: Điều 72 BLDS 2015
Hậu quả mất tích giao cho con thành niên hoặc
pháp lý cha, mẹ người mất tích; trường hợp nếu
không có những người này thì giao cho
người thân thích của người mất tích quản
lý.
- Nếu không có những người ở trường
hợp trên thì giao cho Tòa án chỉ định
người quản lý
- Căn cứ pháp lý: Điều 69 BLDS 2015
Người bị tuyên bố mất tích trở về được Khởi động thừa kế, 2 trường hợp: - Tài
nhận lại tài sản do người quản lý tài sản sản chưa chia: thì người đó nhận lại - Tài
chuyển giao sau khi đã thanh toán chi sản đã chia: Người bị tuyên bố là đã chết
phí quản lý. mà còn sống có quyền yêu cầu những
- Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 70 người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài
BLDS 2015 sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp
người thừa kế của người bị tuyên bố là đã
Về quan
chết biết người này còn sống mà cố tình
hệ tài sản
giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người
đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận,
kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường.

- Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 73 BLDS


2015
Về quan Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Quan hệ nhân thân được khôi phục, trừ
hệ nhân tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù trường hợp: Vợ hoặc chồng của người bị

11
người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly
tin tức xác thực là người đó còn sống, hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của
quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn
pháp luật. Trường hợp vợ hoặc chồng có hiệu lực pháp luật. Do đó nếu muốn trở
của người đó vẫn chưa kết hôn với người thành vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn
thân khác thì phải đăng ký kết hôn lại nếu lại. Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố
muốn quay lại. Trường hợp vợ hoặc là đã chết đã kết hôn với người khác thì
chồng của người đó chưa ly hôn thì họ việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
vẫn là vợ chồng.
- Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 70 - Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 73 BLDS
BLDS 2015 2015

2.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn
sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố
là đã chết?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người
là đã chết trong trường hợp sau đây:

...

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được
tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”;

Như vậy, một người biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì
có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

12
2.3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019),
cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì
sao?
Trong quyết định 272/2018/QĐST-DS, ông C bị tuyên bố chết vào ngày 01/01/1986. Vì:

- Theo quyết định 272: “Bà T (vợ ông C) và ông T (con ông C) xác định ông T bỏ nhà đi cuối
năm 1985, Công an phường Phước Bình, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C
vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức
cuối cùng của ông C.”, đồng thời căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự năm
2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.” và khoản 1 Điều 68 Bộ luật
dân sự năm 2015: “Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ
các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được
tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức
cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”;

Trong quyết định 04/2018/QĐST-DS, chị Quản Thị K bị tuyên bố chết vào ngày
19/11/2018. Vì:

- Theo quyết định 04: “Chị Quản Thị K là chị gái anh Quản Bá Đ đã bỏ nhà đi khỏi địa
phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo
trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng cũng không có kết quả.”, đồng thời
Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn cũng đã phát đi thông tin tìm kiếm nhưng đã hết hạn mà
cũng không có kết quả. Do đó đã đủ cơ sở để khẳng định chị K biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực chị K còn sống và căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ luật
dân sự năm 2015, chị Quản Thị K bị tuyên bố đã chết vào ngày 19/11/2018;

Trong quyết định 94/2019/QĐST-VDS, cụ Phạm Văn C bị tuyên bố chết vào ngày
01/5/1997. Vì:

- Theo quyết định 94: cụ C đã bỏ nhà ra đi từ tháng 01 năm 1997, gia đình đã phát thông tin
tìm kiếm nhưng không thu được kết quả, đến nay không xác định cụ C ở đâu, làm gì, Tòa án

13
cũng đã ra Quyết định thông báo tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng
cũng không thu được kết quả, không có thông tin xác thực cụ C còn sống hay đã chết. Đồng
thời căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội nêu trên, có
cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là vào tháng 4/1997. Căn cứ vào điểm d khoản 1
Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực
là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.” và
khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “...nếu không xác định được ngày có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức
cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”, theo đó cụ Phạm Văn C bị
tuyên bố đã chết kể từ ngày 01/5/1997.

2.4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết
của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh họa.
Việc xác định ngày chết của một cá nhân mang ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và xã hội,
ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của người đã khuất và những
người liên quan.

Cơ sở pháp lý:

Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người
là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có
tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên
tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác;

14
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được
tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của
người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về
hộ tịch.”;

Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế như sau:

“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố
một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của
Bộ luật này.”;

Ví dụ minh họa:

Bà B qua đời vào năm 2021 trong một vụ tai nạn giao thông. Con trai của bà B là anh C là
người duy nhất còn sống. Tuy nhiên, do không có căn cứ pháp lý để xác định ngày chết của
bà B, anh C không thể hưởng chế độ bảo hiểm nhân thọ của mẹ mình. Sau khi tìm kiếm các
bằng chứng và chứng kiến của người dân tại hiện trường vụ tai nạn, anh C đã nộp đơn lên cơ
quan chức năng để xác định ngày chết của mẹ mình. Sau khi xem xét các hồ sơ, cơ quan chức
năng đã ra quyết định xác định được ngày chết của bà B. Nhờ đó, anh C đã được hưởng đầy
đủ quyền lợi bảo hiểm nhân thọ của mẹ mình, giúp anh có thêm nguồn lực để ổn định cuộc
sống.

15
2.5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố
chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên
(quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?
- Theo quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018, ông Trần Văn C được tuyên bố
chết vào ngày 1/1/1986, câu trả lời nằm ở đoạn: “Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T
và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không
xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được
tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông
C là ngày 01/01/1986.”

- Theo quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018, chị Quản Thị K được tuyên bố
chết vào ngày 19/11/2018, câu trả lời nằm ở đoạn: “Căn cứ vào: Khoản 4 Điều 27; Điều 361;
Điều 393; 371; Khoản 1 Điều 372 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điểm d khoản 1 Điều 71, Điều
72 của Bộ luật dân sự; Điều 37 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí
Tòa án

Chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ;

Tuyên bố chị Quản Thị K – sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.

Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các mối quan hệ về nhân
thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.”

2.6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên
(quyết định năm 2018 và 2019), pháp luật nước ngoài xác
định ngày chết là ngày nào ?
Ví dụ ở Pháp:

+ Trường hợp không xác định được chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng và loàn cảnh
xáy ra vụ việc đó của người mất tích: Người mất tích sẽ được cho là còn sống khi người này
có tin tức trong vòng bảy năm kể từ ngày mất tích. Trong thời hạn bảy năm này, người giám
hộ có thể được chỉ định để trông coi công việc và tài sản của người bị mất tích. Vào cuối thời
hạn bảy năm, nếu không có bất kỳ tin tức gì về người đó thì việc tuyên bố cái chết có thể
được thực hiện.

16
+ Trường hợp không biết chính thức xác định được địa điểm, ngày và giờ chết nhưng biết
được hoàn cảnh xảy ra vụ việc: Cái chết cũng có thể được tuyên bố trước thời điểm này nếu
biết chắc chắn hòan cảnh của người mất tích dù không thể xác định chính xác địa điểm, ngày
và giờ chết. (Ví dụ: Cơ quan đăng ký hộ tịch có thể lập giấy chứng tử của một người mất tích
khi Tòa án phát hiện có người đã gây ra hành vi dẫn đên cái chêt của người mất tích. Hành
động này có tác dụng tương tự như một bản án tuyên bố về cái chết.)

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày
chết trong các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và
2019)

- Hiện nay, việc áp dụng pháp luật để xác định ngày chết của một người bị tuyên bố là đã
chết vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa quan trọng
nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được hiểu là “chết về mặt pháp lý”, không
phải là “chết về mặt sinh học”. Do vậy, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định
thì mới được xác định là đã chết; thời điểm chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi
có đầy đủ các điều kiện để được tuyên bố là đã chết. Vì vậy các quyết định tuyên bố về một
người là đã chết, trong đó việc xác định ngày chết sẽ đều dựa trên Điều 71 Bộ luật dân sự
năm 2015.

- Tùy trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định ngày chết.Theo hướng giải quyết của Quyết định
số 272/2018/QĐST-DS, ông C được Tòa án xác định ngày chết là ngày 01/01/1986, do Tòa
án căn cứ theo lời bà T khai ông C bỏ đi từ năm 1985, không xác định rõ ngày, tháng có tin
tức cuối cùng nên quyết định lấy ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng
làm ngày chết của ông C.  Như vậy Tòa đã căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71
Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định ngày chết cho ông C.

17
- Theo Quyết định số 04/2018/QĐST-DS, Tòa án huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xác
định ngày chết của chị Quản Thị K là vào cùng ngày Tòa án tuyên bố chị chết, tức ngày
19/11/2018 với lý do đó là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về
nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.  Vì vậy, hướng
giải quyết của Quyết định số 04 là ngày chết của một người bị tuyên bố là đã chết phải chính
là ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Tại Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS, cụ Phạm Văn C được Tòa án xác định ngày chết là
ngày 01/05/1997, do Tòa án căn cứ theo văn bản trả lời của Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành
phố Hà Nội có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 04/1997. Theo khoản 2
Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”. Để xác định ngày chết của cá
nhân bị tuyên bố là đã chết, Tòa án cần căn cứ vào khoản 1 Điều 71, cụ thể, trường hợp tuyên
bố chết của ông C thuộc quy định tại Điểm d Điều khoản này: “Biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là còn sống, thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1
Điều 68 của Bộ luật này”. Bên cạnh đó, xét quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự năm
2015: Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu
không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên
của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng. Như vậy, thời hạn đủ để có thể tuyên bố một người là đã chết là biệt tích 05 năm
liền, tính từ ngày nhận được tin tức cuối cùng.  Với trường hợp của cụ C, ngày nhận tin
tức cuối sẽ là tháng 4/1997. Nên Tòa án đã tuyên bố cụ C đã chết, ngày chết phải được xác
định là vào ngày 01/05/1997.

2.8. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một


người là đã chết và Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố
ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp với
quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 là phù hợp. Bởi vì, căn cứ để
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết là: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết
trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của

18
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó
là đã chết.” (Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015)

2.9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm
2020, bà T và ông H có còn được coi là vợ chồng nữa
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo điểm a khoản 2 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015:

“Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;”

Thế nên, bà T và ông H không còn được coi là vợ chồng.

2.10. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây
của ông H được của lý như thế nào sau khi có quết định
năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong trường hợp ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây sẽ được sử lý theo khoản 3
và khoản 4 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015:

“3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản
thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố
tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả
hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật
hôn nhân và gia đình.”

19
3. TỔ HỢP TÁC
Tóm tắt bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông

Vào ngày 13/9/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là tổ hợp tác) đã ký hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất của ông Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H để thuê 500m 2 đất, nhằm mục đích xây
dựng nhà kho theo chủ trương của dự án Z. Sau khi ký kết hợp đồng và được chứng thực tại
Ủy ban nhân dân xã N, ông Th đã phá bỏ các cây hoa màu trên phần đất cho thuê nhằm mục
đích san mặt bằng để bàn giao đất. Đến ngày 11/01/2019 ông Th nhận được thông báo số
01/TB-THT của Tổ hợp tác, nội dung thể hiện do hoàn cảnh thay đổi nên hợp đồng đất được
chấm dứt theo Điều 420 BLDS năm 2015. Ngày 14/01/2019 ông Th đã làm văn bản gửi Tổ
hợp tác ông không đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, ông cho rằng việc
chấm dứt hợp đồng là không đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp
pháp của gia đình ông. Nên ông đã khởi kiện và yêu cầu Tổ hợp tác bồi thường thiệt hại về
cây cối trước và sau khi giải phóng mặt bằng. Quá trình giải quyết vụ án người đại diện của
Tổ hợp tác cho biết xét thấy đường giao thông không thuận lợi, nên Tổ hợp tác đã gửi giấy
mời ông Th đến để thương lượng về việc hủy hợp đồng nhưng ông không tham gia, sau ba
lần họp Tổ hợp tác đã quyết định chấm dứt hợp đồng và không chấp nhận yêu cầu bồi thường
của ông Th. Ông Nguyễn T Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã N nhiệm kỳ 2016-2021 cho biết với
vai trò là người đứng đầu địa phương nên ông đã gọi điện hối thúc ông Th nhanh chóng bàn
giao mặt bằng nhưng không yêu cầu ông Th chặt cây hoa màu trên đất của ông Th, và cũng
không biết trên phần đất đó có những tài sản gì. Ông Phạm Hùng V ban quản lý dự án Z cũng
cho biết ông không yêu cầu ông Th phá bỏ hoa màu trên đất vì chưa có biên bản bàn giao mặt
bằng, chỉ yêu cầu Tổ hợp tác huy động vốn đối ứng trước thi công theo đúng quy định. Tại
bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đăk R’Lấp đã không chấp nhận toàn bộ yêu cầu
khởi kiện của ông Th. Ngày 29/7/2020 ông Th kháng cáo. Tại Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết
định hủy bản án sơ thẩm số 14/2020/DS-ST ngày 27/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện Đăk
R’Lấp, tỉnh Đắk Nông và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đắk R’Lấp, tỉnh
Đắk Nông giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

20
3.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về
tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/ chị về những điểm mới
này.
I. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác

1. Về chủ thể trong quan hệ dân sự:

- Trong khi ở BLDS 2015, Tổ hợp tác được xem là có tư cách pháp nhân nếu có đủ
điều kiện và đăng ký pháp lý theo quy định của pháp luật thì BLDS 2015 lại không
quy định tổ hợp tác là một chủ thể của pháp luật dân sự, chỉ có cá nhân và pháp nhân
mới là chủ thể và vì Tổ hợp tác không phải là chủ thể nên cũng không có tư cách pháp
nhân. Điều này dẫn đến việc xác lập dân sự phải do người đại diện theo ủy quyền thực
hiện. Trường hợp thành viên của Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân tham gia
giao dịch dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì
thành viên đó là chủ thể tham gia giao dịch, xác lập. Theo đó, Khoản 1 Điều 101
BLDS 2015: “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ
dân sự biết.”
- Ở BLDS 2015 quy định từ 3 cá nhân trở lên và hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp
tác có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn. Tới BLDS 2015 không còn
quy định số thành viên tối thiểu của Tổ hợp tác.

2. Về trách nhiệm dân sự:

- Các thành viên khi không có đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì không
còn chịu trách nhiệm liên đới vô hạn bằng tài sản riêng của mình theo BLDS 2005
quy định mà thay vào đó là trách nhiệm liên đới theo phần theo BLDS 2015. Cụ thể,
Điều 117 BLDS 2005: “Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. Tổ
hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện
nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng

21
với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.” Điều 104 BLDS 2015 quy định:
“Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản
chung của các thành viên. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản
chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên
thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này. Trường hợp các bên
không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các
thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này theo
phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo
phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.”

3. Về tổ hợp tác:

- BLDS 2005 quy định về hộ gia đình tại Mục 1 Chương V, quy định về tổ hợp tác tại
Mục 2 Chương V trong khi tại BLDS 2015, căn cứ vào những đặc điểm giống nhau
giữa các chủ thể, BLDS 2015 không phân tách các quy định của hộ gia đình và tổ hợp
tác ra thành 2 phần nội dung riêng biệt mà sử dụng những quy định nhằm điều chỉnh
chung (Điều 101 - 104 Chương IV).

4. Về đại diện

- Nếu như ở BLDS 2005, người đại diện là Tổ Trưởng do các Tổ viên cử ra, Tổ trưởng
có thể ủy quyền cho Tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho Tổ thì
tại Khoản 1 Điều 101 của BLDS 2015 có điều chỉnh như sau: người đại diện là người
được các thành viên khác ủy quyền, người đại diện chỉ có quyền thực hiện giao dịch
khi được các thành viên khác ủy quyền. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
- Đồng thời, BLDS 2015 có quy định thêm về hệ quả pháp lý, bổ sung hơn so với
BLDS 2005 quy định về nhận Tổ viên mới, ra khỏi Tổ Hợp tác hay chấm dứt Tổ Hợp
tác.

5. Ngoài ra, BLDS 2015 bổ sung quy định về hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự
do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập tại
Điều 104. Theo đó, phần nội dung giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện
xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

II. Suy nghĩ của em về những điểm mới này

22
- BLDS 2015 không phân tách các quy định của hộ gia đình và tổ hợp tác ra thành 2
phần nội dung riêng biệt mà sử dụng những quy định nhằm điều chỉnh chung tránh
được những nội dung trùng lặp, gây phức tạp, rườm rà trong các quy định của pháp
luật.
- Việc xóa tư cách chủ thể của Tổ hợp tác đã giảm được nhiều bất cập của hoạt động tư
pháp. Vì Tổ hợp tác là một tập thể có quan hệ với nhau về tài sản với số lượng thành
viên có thể khác nhau, từ đó ý kiến có thể không thống nhất.
- Nếu coi Tổ hợp tác là chủ thể có tư cách pháp nhân thì sẽ khó xảy ra nên các vướng
mắc về vấn đề tài sản chung/ tài sản riêng và có tranh chấp
- Trên thực tế, chưa có nguyên đơn/ bị đơn nào là Tổ hợp tác. Theo Khoản 1 Điều 68
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân,
cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
(Tổ hợp tác không được xác định là đương sự trong vụ án dân sự).” Vì vậy, việc loại
bỏ tư cách chủ thể của BLDS 2015 là vô cùng thuyết phục, hợp lý.

3.2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao
dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa
ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
- Đoạn cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà
H với Tổ hợp tác là :

“ Ngày 13/9/2018, Tổ hợp tác X xã N (viết tắt là Tổ hợp tác ) ký hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất của ông Nguyễn Thế Th, bà Bùi Thị H để thuê 500m2 đất tọa lạc tại thôn 06, xã N,
huyện Đ, tỉnh Đắk Nông, mục đích xây dựng kho cất trữ cà phê sau thu hoạch, diện tích đất
cho thuê là một phần của thửa đất số 50, tờ bản đồ số 03, diện tích 12.103m 2 theo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số Y do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp ngày 12/12/2006, đứng tên hộ
ông Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H. Vị trí đất cho thuê có tứ cận: Phía Đông giáp đường bê
tông; phía Tây giáp đất ông Nguyễn Thế Th; phía Nam giáp đường đất; phía Bắc giáp đất ông
Nguyễn Hữu H.”

23
3.3. Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch
(với ông Th và bà H)? Hướng xác định của Tòa án có phù
hợp với quy định hay không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
- Theo Tòa án, người phía Tổ hợp tác bên trong giao dịch (với ông Th và bà H) là ông Bùi
Vĩnh H.

=> Theo em, hướng xác định của Tòa án là chưa phù hợp với quy định. Theo lời trình bày
của các bên, xác nhận thì ông Bùi Vĩnh H chính là người đại diện cho Tổ hợp tác trực tiếp ký
hợp đồng thuê đất với ông Th. Thế nhưng việc ông Bùi Vĩnh H có được Tổ hợp tác ủy quyền
để ký hợp đồng thuê đất hay không lại chưa được làm rõ.

Khoản 1, Điều 101 (BLDS 2015) quy định “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ
hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự
thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì
thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện”. Vì vậy căn cứ khoản
1, Điều 101 BLDS 2015 việc Tòa án xác định người phía Tổ hợp tác bên trong giao dịch (với
ông Th và bà H), khi chưa làm rõ ông Bùi Vĩnh H có được Tổ hợp tác ủy quyền khi ký kết
hợp đồng thuê đất hay không là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

3.4. Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định của Tòa
án có thuyết phục không? Vì sao.
- Theo Tòa án sơ thẩm, xác định bị đơn là Tổ hợp tác X xã N, người đại diện ông Bùi Vĩnh
H, nhưng tại bản án sơ thẩm lại xác định bị đơn, là Tổ trưởng Tổ hợp tác X, xã N: Ông
Nguyễn Thăng L; địa chỉ: Thôn 06, xã N, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông.

24
=> Hướng xác định bị đơn của Tòa án sơ thẩm, bản án sơ thẩm là chưa thuyết phục. Bởi vào
ngày 13/9/2018, ông Bùi Vĩnh H đại diện cho Tổ hợp tác thuê 500m 2 đất của ông Th để làm
nhà kho. Người ký hợp đồng thuê đất với ông Th vào thời điểm đó là ông Bùi Vĩnh H. Cùng
với đó, việc chưa xác định rõ việc ông Bùi Vĩnh H ký kết hợp đồng thuê đất có được các
thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền hay không và Tổ hợp tác không phải là pháp nhân, không
có tư cách pháp nhân quy định tại Khoản 1, Điều 101 (BLDS 2015). Vì vậy, bị đơn phải là
ông Bùi Hữu H chứ không phải là tổ trưởng Tổ hợp tác hay Tổ hợp tác.

Tài liệu tham khảo

BLDS 2005;

BLDS 2015;

Bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/1/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông;

Lê Minh Hùng, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, ĐH Luật TP. Hồ Chí
Minh, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương IV;

Đỗ Văn Đại, Những vấn đề chung của pháp luật dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức 2023, Bản
án số 144-147.

25

You might also like