You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT TP.


HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
THƯƠNG MẠI

BUỔI THẢO LUẬN 2


MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dung

DANH SÁCH NHÓM 05


STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Tạ Anh Thư 2253801011285
2 Đỗ Hoài Thy 2253801011295
3 Đào Thị Ngọc Trâm 2253801011304
4 Phạm Văn Tín 2253801011301
5 Trần Thị Trang 2253801011313
6 Đỗ Anh Tuấn 2253801011320
7 Võ Nguyên Đạt Tùng 2253801011322
8 Nguyễn Quang Vinh 2253801011346
9 Nguyễn Thúy Vy 2253801011358
10 Nguyễn Phương Yến 2253801011365

Thành phố Hồ Chí Minh,


ngày 13 tháng 3 năm 2024

0
MỤC LỤC
B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN...............................................................................0
1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt do Toà án áp
dụng đối với người phạm tội.......................................................................................1
2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống
đều là tội phạm ít nghiêm trọng..................................................................................1
3. Trong một tội danh luôn có cả 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu
thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ..........................................................................1
4. Trong cấu thành tội phạm nhẹ không có dấu hiệu định tội.....................................1
5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
có cấu trúc hình thức...................................................................................................2
C. BÀI TẬP................................................................................................................2
Tình huống 1: A lấy trộm tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu
thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2
năm tù..........................................................................................................................2
1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm gì?
Tại sao?.......................................................................................................................2
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức ? Tại sao?..........................................................................................2
3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay
CTTP giảm nhẹ? Tại sao?...........................................................................................3
Tình huống 3:............................................................................................................3
Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ thể.
Anh (chị) hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào?.........................3
Tình huống 5:............................................................................................................4
Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình không
nếu hành vi của họ được quy định tại:........................................................................4
Tình huống 6:............................................................................................................6
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?...........................................6
2. Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ nào?.............................................................6
3. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?............................................................................6
4. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?
.....................................................................................................................................6
5. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại
sao?..............................................................................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự

CTTP Cấu thành tội phạm

CSPL Cơ sở pháp lý
B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt do Toà án
áp dụng đối với người phạm tội.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 9 BLHS 2015

Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn
cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật
quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của
Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.

Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 9 BLHS

- Theo Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 chỉ quy định mức cao nhất của khung hình phạt
chứ không quy định mức tối thiểu vì khi xét xử những tội phạm trên, Tòa án có thể
quyết định mức hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS do đương sự có nhiều tình
tiết giảm nhẹ hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội. Vì vậy, tội phạm nghiêm trong và tội phạm rất nghiêm trọng cũng có thể có
mức phạt dưới 3 năm tù chứ không riêng tội phạm ít nghiêm trọng.
3. Trong một tội danh luôn có cả 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,
cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ.
Nhận định sai.
- Chỉ có cấu thành cơ bản là cấu thành bắt buộc luôn có trong một tội danh. Vì cấu
thành cơ bản quy định dấu hiệu định tội (cho phép phân biệt tội phạm này với tội
phạm khác), cho nên bắt buộc có trong tất cả các tội danh. Còn cấu thành tăng nặng
và giảm nhẹ có thể có hoặc không.
- Ví dụ: Điều 173 BLHS 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản. Ta thấy rằng, Khoản
1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt
bổ sung. Điều luật này không quy định về CTTP giảm nhẹ.
4. Trong cấu thành tội phạm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
Nhận định sai.

1
- Vì cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm bao gồm dấu hiệu định tội
và những dấu hiệu khác phản ánh mực độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm
đi đáng kể ( dấu hiệu định khung giảm nhẹ ). Như vậy, trong cấu thành tội phạm
giảm nhẹ vẫn có dấu hiệu định tội.
5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm có cấu trúc hình thức.
Nhận định sai.
- Vì việc xác định loại tội nào có CTTP vật chất hay CTTP hình thức phải dựa vào
quy định của luật. Việc có hay không có dấu hiệu “ hậu quả nguy hiểm” là do luật
định,không phụ thuộc hậu quả xảy ra trên thực tế. Để xác định CTTP vật chất,
CTTP hình thức hay CTTP cắt xén phải dựa vào CTTP cơ bản.

C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: A lấy trộm tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu
thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên
phạt 2 năm tù.
Anh (chị) hãy xác định:

1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm
gì? Tại sao?

- Theo khoản 2 Điều 173 BLHS, mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm. Vậy
loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 9 BLHS.

2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức ? Tại sao?

- Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Hành vi này liên
quan đến việc chiếm đoạt tài sản của người khác mà không cần phải thực hiện bất
kỳ hành vi nào khác

+ Cấu thành vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt
khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây
ra.
+ Cấu thành hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về
mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

2
- Xét về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm vật chất, thì tội trộm cắp tài sản
có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả đều là dấu hiệu bắt buộc. Căn
cứ theo Điều 173 BLHS 2015 quy định về Tội trộm cắp tài sản, khi mà giá trị tài
sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị cấu thành tội phạm tội trộm cắp
tài sản. Tuỳ vào mức độ hậu quả khác nhau nên Luật cũng có những quy định cụ thể
cho từng mức hình phạt khác nhau nên tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành
tội phạm vật chất.

3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?

- Theo khoản 2 của BLHS 2015, được bổ sung vào năm 2017, hành vi trộm cắp tài
sản trị giá 70 triệu đồng thuộc trường hợp tăng nặng. Theo quy định này, người
phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.

- Bởi vì: Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác
ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết
này làm cho tích chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so
với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung
hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản.
- Nếu hành vi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 hoặc 4 của
Điều 173 BLHS, thì đó là tội trộm cắp tài sản tăng nặng. Hình phạt phụ thuộc vào
hành vi phạm tội của đối tượng. Trong trường hợp của ông A, Toà án đã xem xét và
cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 173 BLHS, do đó hành vi phạm tội của ông
A thuộc trường hợp tăng nặng. Hình phạt cao nhất có thể là 07 năm tù và đây được
xem xét là tội phạm nghiêm trọng .

Tình huống 3:

Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ
thể. Anh (chị) hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào?

1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132 BLHS)

- CTTP vật chất

- Có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, cụ thể:

+ Hành vi phạm tội: không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng

3
+ Hậu quả do hành vi đó gây ra: người đó nguy hiểm tính mạng và có thể mất mạng
tại chỗ

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra: cái
chết của người đó là do hành vi không cứu người

2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)

- CTTP hình thức

- Chỉ cần có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội: giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ là đủ cấu thành tội phạm không cần hậu quả xảy ra

3. Tội cướp tài sản (Điều 168)

- CTTP cắt xén

- Chỉ nêu 1 phần của hành vi là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được với mục đích cướp,
chiếm đoạt tài sản; cũng không ghi nhận hậu quả do hành vi đó gây ra.

4. Tội đua xe trái phép (Điều 266)

- CTTP vật chất

- Hành vi phạm tội là việc đua xe trái phép gây thiệt hại cho người khác về tài sản
và sức khỏe

- Hậu quả về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60%, về tài sản từ 50 triệu
đồng đến dưới 100 triệu đồng

Tình huống 5:

Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình
không nếu hành vi của họ được quy định tại:

- Khoản 1 Điều 173 BLHS


+ Cơ sở pháp lý: Điểm c điểm d khoản 1 Điều 9, Điều 12, khoản 1 Điều 173 BLHS
2015.
 Theo nhóm người dưới 15 tuổi được chia thành hai nhóm: Người dưới 14 tuổi
và người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi.
 Đối với người dưới 14 tuổi nếu có hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại
khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì sẽ không chịu TNHS. Vì căn cứ vào Điều 12

4
BLHS 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người dưới 14 tuổi là
người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
 Đối với người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi nếu có hành vi trộm cắp tài sản được
quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 thì sẽ không chịu TNHS. Vì căn cứ
vào quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự :“ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiệm trọng, tội phạm đặ biệt nghiệm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 303, và 304 của Bộ
luật này.” Tuy nhiên, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1
Điều 173 BLHS 2015 mà người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi vi phạm là 3 năm đối
với phạt cãi tạo không giam giữ và phạt tù, đối chiếu lại với quy định tại điểm c
điểm d khoản 1 Điều 9 thì người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi trong trường hợp này
không phải là tội phạm rất nghiệm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên
sẽ không chịu TNHS.
- Khoản 2 Điều 173 BLHS
+ Cơ sở pháp lý: Điểm c điểm d khoản 1 Điều 9, Điều 12, khoản 2 Điều 173 BLHS
2015.
 Theo nhóm người dưới 15 tuổi được chia thành hai nhóm: Người dưới 14 tuổi
và người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi.
 Đối với người dưới 14 tuổi nếu có hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại
khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 thì sẽ không chịu TNHS. Vì căn cứ vào Điều 12
BLHS 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người dưới 14 tuổi là
người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
 Đối với người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi nếu có hành vi trộm cắp tài sản được
quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 thì sẽ không chịu TNHS. Vì căn cứ
vào quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự :“ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiệm trọng, tội phạm đặ biệt nghiệm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 303, và 304 của Bộ
luật này.” Tuy nhiên, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2
Điều 173 BLHS 2015 mà người từ đủ 14 tuổi đến 15 tuổi vi phạm là 7 năm tù,
đối chiếu lại với quy định tại điểm c điểm d khoản 1 Điều 9 thì người từ đủ 14
tuổi đến 15 tuổi trong trường hợp này không phải là tội phạm rất nghiệm trọng
và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên sẽ không chịu TNHS.

5
Tình huống 6:

1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?

- Đối tượng tác động của hành vi của A là bé Hoài Trung

2. Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ nào?

- Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ nhân thân, cụ thể là tính mạng của bé Hoài
Trung

3. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?

- Lỗi của A là lỗi cố ý phạm tội do cẩu thả. Theo khoản 2 Điều 11 BLHS, với trình
độ chuyên môn mà A đang có, A có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm
của việc kê thuốc theo toa của người lớn nhưng A đã không thấy trước được hậu
quả nguy hiểm đó do không có sự chú ý và cẩn trọng cần thiết trong hành vi.

4. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại
sao?

- H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung.

- Lỗi của H là vô ý do cẩu thả. Vì trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi.
H là dược sĩ nên có đủ chuyên môn để biết được nếu bé 3 tuổi uống theo đơn của
người lớn có thể gây ra hậu quả như thế nào. Nhưng vì cẩu thả và không kiểm tra kỹ
nên H vẫn lấy đúng thuốc được kê trong toa.

5. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?

- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại mối quan hệ
nhân quả kép trực tiếp. Vì có 2 hành vi cùng gây ra hậu quả khiến cho bé Hoài
Trung chết. Hành vi thứ nhất là A đã sơ suất không kiểm tra toa thuốc trước khi trao
cho người nhà bé Trung. Hành vi thứ hai là H không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi
bán thuốc theo toa. Cả hai hành vi này đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát
sinh hậu quả. Mỗi hành vi này đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả
nhưng khi kết hợp lại thì hậu quả xảy ra.

You might also like