You are on page 1of 24

Chương 5: Trách nhiệm

pháp lý của doanh nghiệp

V AN LANG WHERE
UNIVERSITY IMPACT MATTERS
1
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

NỘI DUNG CHÍNH

1. Trách nhiệm pháp lý trong phạm vi doanh nghiệp

2. Trách nhiệm pháp lý trong phạm vi quốc gia

3. Trách nhiệm pháp lý liên quan tới chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu

2
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
1. Trách nhiệm xã hội của DN – Tháp Caroll

Từ
thiện

Đạo đức
4 trách nhiệm xã hội căn bản của DN
Mô hình tháp của Carroll (1991)

Pháp lý

Kinh tế

Truong Nhi
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
1. Trách nhiệm xã hội của DN – Tháp Caroll

Trách nhiệm Những kỳ vọng Giải thích / ví dụ


Trách nhiệm kinh tế Được YÊU CẦU Hãy có lợi nhuận. Tối đa hóa doanh số bán hàng, giảm thiểu chi
phí. Đưa ra quyết định chiến lược hợp lý. Hãy chú ý đến chính sách
cổ tức. Cung cấp cho các nhà đầu tư lợi nhuận đầy đủ và hấp dẫn
từ khoản đầu tư của họ. Cung cấp việc làm cho người lao động.
Trách nhiệm pháp lý Được YÊU CẦU Tuân thủ mọi luật lệ, tuân thủ mọi quy định. Luật môi trường và
người tiêu dùng. Pháp luật bảo vệ người lao động. Thực hiện đầy
đủ mọi nghĩa vụ theo hợp đồng. Tôn trọng sự bảo đảm và đảm bảo.

Trách nhiệm đạo đức Được KỲ VỌNG Tránh các hành động đáng nghi vấn. Đáp ứng tinh thần cũng như
luật lệ của pháp luật. Chấp hành luật trên mức tối thiểu yêu cầu.
Hãy làm những gì đúng, công bằng và chính đáng. Khẳng định sự
lãnh đạo có đạo đức.
Trách nhiệm từ thiện Được KỲ VỌNG/ Hãy là một công dân tốt của công ty. Hãy cho đi. Hãy đóng góp cho
MONG MUỐN công ty. Cung cấp các chương trình hỗ trợ cộng đồng—giáo dục, y
tế hoặc dịch vụ con người, văn hóa và nghệ thuật, và dân sự. Mang
lại sự cải thiện cho cộng đồng. Tham gia hoạt động tình nguyện.

Truong Nhi 4
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là


Trách nhiệm xã hội doanh một dạng luật mềm. Nó không được yêu
nghiệp có thể được thúc đẩy cầu bởi đạo luật hoặc quy định … , tức là
thông qua luật pháp? “luật cứng”, nhưng vẫn được hầu hết các
công ty coi là bắt buộc vì kỳ vọng của người
tiêu dùng và các quy tắc nội bộ.”

Truong Nhi 5
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

1. Trách nhiệm pháp lý trong phạm vi


doanh nghiệp

Chính sách nội bộ về


• giảm lượng khí thải carbon để giảm thiểu
biến đổi khí hậu
• cải thiện chính sách lao động
• thực hiện thương mại công bằng
• tham gia vào các nỗ lực từ thiện và tình
nguyện trong cộng đồng xung quanh
• đầu tư có ý thức về xã hội và môi trường.

6
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

1. Trách nhiệm pháp lý trong phạm vi


doanh nghiệp

Số lượng các công ty thuộc S&P 500


công bố báo cáo bền vững, TNXHDN,
ESG và các vấn đề liên quan
2011 Dưới 20%
2012 < 53%
2013 72%
2014 75%
2015 81%
2016 82%
2017 85% (báo cáo ESG)
7
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia
Một số luật liên quan tới nhân sự ở Mĩ
Cơ hội việc làm bình đẳng và việc phân biệt đối xử
Đạo luật trả lương bình đẳng 1963 Cấm trả lương chênh lệch theo giới tính
Đạo luật quyền công dân 1964 Cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hoặc giới tính

Đạo luật về phân biệt tuổi tác trong việc làm 1967 Cấm phân biệt đối xử với nhân viên từ 40 tuổi trở lên
Đạo luật phục hồi nghề nghiệp 1973 Cấm phân biệt đối xử trên khuyết tật cơ thể hoặc tâm lí
Đạo luật về người Mỹ khuyết tật 1990 Cấm phân biệt đối xử đối với cá nhân khuyết tật hoặc mắc các bệnh mãn tính
Lương thưởng / Phúc lợi
Đạo luật thông báo điều chỉnh nhân công 1990 Yêu cầu người sử dụng lao động có hơn 100 nhân viên thông báo trước 60 ngày trước khi sa thải
hoặc đóng cửa
Đạo luật nghỉ phép việc gia đình và bệnh 1993 Cho phép nhân viên trong các tổ chức có từ 50 nhân viên trở lên có tối đa 12 tuần nghỉ phép không
lương mỗi năm vì lý do gia đình hoặc chữa bệnh
Đạo luật về bảo hiểm và trách nhiệm 1996 Cho phép chuyển đổi bảo hiểm từ nhân viên này sang nhân viên khác
Đạo luật thanh toán công bằng Lilly Ledbetter 2009 Thay đổi quy chế về hạn chế sự phân biệt trong trả lương thành 180 ngày tính từ ngày nhận lương

Đạo luật chăm sóc bệnh nhân 2010 Cải cách luật chăm sóc sức khỏe bao gồm bảo hiểm sức khỏe toàn diện
Sức khỏe / An toàn
Đạo luật về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 1970 Thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn và sức khỏe trong các tổ chức
Đạo luật về quyền riêng tư 1974 Cung cấp cho nhân viên quyền hợp pháp để kiểm tra các tập tin nhân sự và thư giới thiệu

Đạo luật hòa giải hợp nhất 1985 Yêu cầu bảo hiểm sức khỏe tiếp tục sau khi nghỉ việc (do nhân viên trả) 8
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia

Ở các nước khác


Luật nhân sự của Canada tương tự với luật ở Hoa Kỳ nhưng Canada trao quyền lớn hơn trong việc xây dựng luật
cho các tỉnh riêng lẻ. Ví dụ: phân biệt đối xử trên cơ sở ngôn ngữ không bị cấm ở bất kỳ nơi nào ở Canada — ngoại
trừ Quebec.
Tỷ lệ công đoàn hóa giảm dần ở Mexico. Các vấn đề lao động do chính phủ quản lí. Vd: Một bộ luật về tuyển dụng
cho phép chủ sử dụng lao động có 28 ngày để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên mới, sau đó nhân viên sẽ
tiếp tục làm và sẽ khó khăn và tốn kém để cắt hợp đồng. Chủ vi phạm sẽ bị phạt nặng (đóng phạt nặng, ở tù)
Ở Úc, tới những năm 1980 mới có luật chống phân biệt đối xử và thường áp dụng cho phụ nữ (những người cần
nhiều cơ hội). Luật quan hệ lao động và lao động đã được đại tu vào năm 1997 với mục tiêu tăng năng suất và giảm
bớt quyền lực của công đoàn. Dự luật về quan hệ nơi làm việc mang lại cho người sử dụng lao động sự linh hoạt
hơn trong việc thương lượng trực tiếp với nhân viên về tiền lương, giờ làm và phúc lợi, đồng thời cũng đơn giản hóa
quy định của liên bang về quan hệ lao động và quản lý.
Luật pháp của Đức tương tự nhiều nước Tây Âu, yêu cầu các công ty có sự tham gia của đại diện các nhóm, mục
tiêu là phân phối lại quyền lực trong tổ chức, để bình đẳng hơn với lợi ích của ban quản lý và cổ đông. Hai hình thức
đại diện tham gia phổ biến nhất là hội đồng làm việc (nhóm nhân viên được bầu ra và hội đồng quản trị cần tham
khảo ý kiến nhóm này trước khi quyết định liên quan tới nhân sự) và đại diện hội đồng (thành viên ban quản lí đại
diện lợi ích của nhân viên).
Ở Nhật Bản, tuyển dụng một phần là các lao động yếu thế là bắt buộc.
9
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia

• Bộ luật lao động 2019

• Nghị định số 145/NĐ-CP: Quy định chi tiết về hướng


Một số vấn đề quy định trong dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều
pháp luật liên quan tới người kiện lao động và quan hệ lao động
lao động ở Việt Nam
• Nghị định số 135/2020/NĐ-CP: Quy định về tuổi nghỉ
hưu

• Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Ban hành Danh mục


nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

• Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH: Quy định chi tiết và


hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động
về lao động chưa thành niên

Truong Nhi 10
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia

Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI thông qua
ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 7/ 2005
Luật liên quan (https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-
tới cạnh tranh hoi.aspx?ItemID=40994)

Một số chú ý tới doanh nghiệp

• Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: chỉ dẫn gây nhầm lẫn; quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ, Luật quảng cáo

• Các thỏa thuận liên quan đến việc sửa giá, phân bổ khách hàng, gian lận
thầu, hạn chế đầu ra, ngăn chặn xâm nhập thị trường và loại trừ tham gia
thị trường đều bị xem là vi phạm. Các thỏa thuận ngang khác sẽ bị cấm
nếu chúng gây ra hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên
thị trường.

11
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia
Link: https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/Luat_BVQLNTD_2023_a41f1.pdf

Luật bảo vệ người tiêu Một số trách nhiệm của doanh nghiệp:
dùng & Quy định về
• Đảm bảo an toàn, số lượng, khổi lượng, chất lượng,
Khuyến mãi, tiếp thị công dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà công
ty cung cấp (1)
• Đảm bảo an toàn, anh ninh thông tin của người tiêu
dùng
• Cung cấp chính xác, đẩy đủ thông tin về sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dung
• Đổi hàng hóa cho người tiêu dùng nếu không đảm bảo
điều kiện ở (1).
• Chấp nhận thu hồi sản phẩm, chịu mọi chi phí liên
quan trong việc thu hồi và tiêu hùy nếu hang hóa phải
tiêu hủy theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền
12
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020
của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, được sửa
đổi, bổ sung bởi Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11
năm 2022 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Link: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/he-thong-thong-tin-van-
Luật bảo vệ môi trường ban.aspx?ItemID=72880

Một số tác động tới doanh nghiệp:

• Xử phạt những tổ chức kinh tế gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường

• CP và các cơ quan chức năng thực hiện sàng lọc dự án đầu tư


theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường
phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương
trình và dự án đầu tư.

• CP lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế
xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội

13
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2. Trách nhiệm pháp lý của DN trong phạm vi quốc gia

Thảo luận nhóm/cả lớp:


Hiện trạng của các vấn đề sau tại VN
• Cơ hội công bằng tại nơi làm việc: tuyển dụng, thăng tiến, đánh giá,..
• Phân biệt đối xử: giới tính, xuất thân, địa vị, tính cách,…
• Điều kiện làm việc an toàn: An toàn lao động, quấy rối tình dục
• Phát thải của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và vận chuyển
• Quảng cáo gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác, đặc
biệt là ảnh hưởng tới người tiêu dùng – đối tượng “yếu thế” hơn trong việc tiếp cận
thông tin sản phẩm

14
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
3. Trách nhiệm pháp lý của DN phạm vi toàn cầu
Trách nhiệm pháp lý liên quan tới chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu:
Trách nhiệm cam kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Áp lực để tham gia chuỗi giá trị/chuỗi cung


ứng toàn cầu: Phải đạt được các chứng chỉ liên
quan tới CSR về kinh tế, pháp lý, môi trường,
…theo kỳ vọng giữa các doanh nghiệp với nhau
• Mỗi quốc gia, khu vực, liên minh kinh tế có
những quy chuẩn riêng về hàng hóa xuất, nhập
khẩu, có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện
CSR của doanh nghiệp
• Các công ty muốn mở rộng thị trường, xuất
khẩu, kinh doanh xuyên biên giới/đa quốc gia,
cần tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan
tới việc thực hiện CSR

15
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
3. Trách nhiệm pháp lý của DN phạm vi toàn cầu

Cơ chế điều chỉnh biên giới


carbon – CBAM là gì?
Là chính sách thương mại về môi trường bao
gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa
nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU
dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong
quy trình sản xuất tại nước sở tại.

• Phục vụ kế hoạch để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của EU
• Giúp làm cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu
• Ngăn chặn nguy cơ “rò rỉ carbon” trong trường hợp các doanh nghiệp EU chuyển hoạt động sản xuất phát thải nhiều
carbon sang các quốc gia khác để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo.
Þ Các nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU sẽ đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ phát thải CBAM
nếu lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn của EU
Þ Các nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng hóa nhập khẩu và giao nộp số lượng chứng chỉ
tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu có tài liệu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất
hàng hóa đó, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.
16
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
3. Trách nhiệm pháp lý của DN phạm vi toàn cầu

OECD đã đưa ra một bộ hướng dẫn thẩm định hành vi kinh


doanh có trách nhiệm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đa quốc gia (MNE) và những doanh nghiệp nhỏ và vừa
nằm trong các chuỗi cung ứng làm nền tảng thực hiện
• Thừa nhận và khuyến khích những đóng góp tích cực của doanh
nghiệp vào những tiến bộ kinh tế, môi trường và xã hội
• Công nhận rằng các hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến các tác
động bất lợi đối với người lao động, về quyền con người, môi
trường, hối lộ, người tiêu dùng và quản trị doanh nghiệp.
• Khuyến nghị dành cho MNE, các doanh nghiệp phải tiến hành
thẩm định dựa trên rủi ro để phòng tránh và giải quyết các tác động
bất lợi liên quan đến hoạt động, chuỗi cung ứng và các mối quan
hệ kinh doanh khác của mình

17
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
3. Trách nhiệm pháp lý của DN phạm vi toàn cầu

Þ Doanh nghiệp có thể không vi phạm pháp lý của nước sở tại


nhưng không thể tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu do
không đáp ứng được các tiêu chí thẩm định hành vi có trách
nhiệm của các công ty đa quốc gia muốn làm ăn với họ

Þ Thực hiện CSR chiến lược là thiết yếu

18
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
3. Trách nhiệm pháp lý của DN phạm vi toàn cầu

cung cấp tiêu chuẩn toàn cầu đầu


tiên để ngăn ngừa và giải quyết rủi ro
tác động tiêu cực đến nhân quyền
liên quan đến hoạt động kinh doanh
“UN Guiding Principles on
Business and Human Rights”

19
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Mặc dù Trách nhiệm xã hội doanh


nghiệp là một dạng luật mềm,
Trách nhiệm xã hội doanh nhưng trên phạm vi quốc tế đang
nghiệp có thể được thúc đẩy có xu hướng chuyển nó sang luật
thông qua luật pháp? cứng có hiệu lực pháp lý cao hơn.

20
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

https://www.worldbenc
hmarkingalliance.org/p
ublication/chrb/

21
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Thảo luận nhóm/cả lớp:


Hiện trạng của các vấn đề sau tại VN
• Cơ hội công bằng tại nơi làm việc: tuyển dụng, thăng tiến, đánh giá,..
• Phân biệt đối xử: giới tính, xuất thân, địa vị, tính cách,…
• Điều kiện làm việc an toàn: An toàn lao động, quấy rối tình dục
• Phát thải của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và vận chuyển
• Quảng cáo gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác, đặc
biệt là ảnh hưởng tới người tiêu dùng – đối tượng “yếu thế” hơn trong việc tiếp cận
thông tin sản phẩm

Xác định công cụ pháp lý trong phạm vi doanh nghiệp, quốc gia, và quốc tế nào có thể
thúc đẩy doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trách nhiệm trên

22
VAN LANG UNIVERSITY Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Một số lưu ý tóm tắt


• Trách nhiệm pháp lý là một trong những trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp, được yêu cầu
thực thi bằng các đạo luật và quy định của các cơ quản có thẩm quyền

• Có nhiều đạo luật khác nhau liên quan tới các bên liên quan khác nhau của doanh nghiệp:

Ví dụ: Luật lao động – Nhân viên;


Luật cạnh tranh – Nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư,..;
Luật bảo vệ người tiêu dùng – khách hàng;
Luật bảo vệ môi trường – môi trường sống và cộng đồng

• Trách nhiệm pháp lý của DN không tách rời trách nhiệm về kinh tế và liên quan mật thiết với
trách nhiệm đạo đức trong việc ra các quyết định

• Tham khảo ở nhà: Tranh luận giữa các học viên MBA của trường Oxford về CSR

https://www.youtube.com/watch?v=H4Aq-qC_Pdo
23
THANK YOU
FOR PARTICIPATING

V AN LANG WHERE
UNIVERSITY IMPACT MATTERS
24

You might also like