You are on page 1of 16

1

MÔN: TÂM LÝ XÃ HỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Đăng Thương.


Mã học viên: 03230143.
Lớp: CKII-(23-25)
2

1. Phân tích các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ của hành vi tự sát. Mô tả cụ
thể 1 trường hợp bệnh nhân có hành vi tự sát mà anh/chị đã từng điều trị hoặc
đã từng gặp. Phân tích các yếu tố nguy cơ của hành vi tự sát trong trường hợp
trên. Theo anh/chị các biện pháp dự phòng nên có trong trường hợp trên là gì?
* Phân tích các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ của hành vi tự sát.
Tự sát là một vấn đề được quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng; trên toàn
cầu, nó được coi là một trong 20 nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Mỗi năm
có khoảng 700.000 người chết vì tự sát, mặc dù những cái chết này có thể phòng
ngừa được. Phần lớn các trường hợp tự tử (~79%) được báo cáo xảy ra ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình, nơi nguồn lực tài chính và chuyên môn để giúp đỡ
những người gặp khó khăn còn hạn chế. Tự sát không phải là một sự kiện độc lập;
đúng hơn, đó là một quá trình bắt đầu bằng ý tưởng tự sát; tiếp tục với sự thất vọng,
ý tưởng tự sát nhất thời và những kế hoạch chính xác; và cuối cùng kết thúc bằng
một nỗ lực tự sát.
Tự sát là hành vi khi một người tự làm hại bản thân với ý định kết thúc cuộc
đời của họ và kết quả là họ chết.
Ý tưởng tự sát: Khi một người có ý nghĩ về việc từ bỏ cuộc sống
Kế hoạch tự sát: Là hành vi lên kế hoạch tự làm hại bản thân với ý định kết
thúc cuộc đời của họ
Tự làm hại bản thân: Là hành vi khi một người tự làm thương tích hay làm hại
bản thân mình. Nhìn chung họ không có ý định tự giết hại bản thân.
“Khi một người nói về tự sát có nghĩa là họ đang cần sự hỗ trợ hoặc giúp đỡ.
Nhiều người suy nghĩ về tự sát là do họ đã có trải nghiệm về lo âu, trầm cảm, tuyêt
vọng và có thể cảm thấy rằng họ không còn giải pháp nào khác”
Năm 2019, trên toàn thế giới:
- Trên 700 000 người tử vong do tự sát
- Cứ 40 giây có 1 người tự sát
- 77% người tự sát là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
- Tự sát là 1 trong 4 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15-29 tuổi
- 58% tự sát xảy ra trước tuổi 50
- Tỷ lệ ở nam giới:12,6/100 000
3

- Tỷ lệ ở nữ giới: 5,4/100 000


- Tỷ suất nam/nữ: 2,3 lần. Tỷ suất này khác nhau giữa các quốc gia:
+ Thu nhập cao: > 3 lần
+ Thu nhập thấp: 2,9
+ Thu nhập thấp – trung bình thấp: 1,8
+ Thu nhập thấp – trung bình cao: 2,6
Một số nghiên cứu cho thấy tổng tỷ lệ tự sát cao hơn tới bốn lần so với tỷ lệ tự sát
gây tử vong.
Các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ của hành vi tự sát:
Các yếu tố nguy cơ của hành vi tự sát: Các nghiên cứu đã xác định một số yêu tố
quyết định tiềm năng hoặc các yếu tố ảnh hướng đến tự tử và một nỗ lực tự sát gây
tử vong bao gồm các yếu tố xã hội, sinh học, di truyền, tâm lý, môi trường và địa
phương, nó bao gồm:
❖ Các yếu tố rủi ro cá nhân:
➢ Nỗ lực tự sát trước đây
➢ Tiền sử trầm cảm và các bệnh tâm thần khác
➢ Bệnh nghiêm trọng như đau mãn tính
➢ Các vấn đề hình sự/pháp lý
➢ Các vấn đề hoặc mất mát về công việc/tài chính
➢ Xu hướng bốc đồng hoặc hung hăng
➢ Sử dụng chất
➢ Lịch sử hiện tại hoặc trước đây về những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu
➢ Cảm giác tuyệt vọng
➢ Nạn nhân và/hoặc phạm tội bạo lực
❖ Các yếu tố rủi ro trong mối quan hệ:
➢ Bắt nạt
➢ Tiền sử tự tử của gia đình/người thân
➢ Mất các mối quan hệ
4

➢ Xung đột cao hoặc các mối quan hệ bạo lực


➢ Cách ly xã hội
❖ Các yếu tố rủi ro cộng đồng:
➢ Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
➢ Cụm tự tử trong cộng đồng
➢ Căng thẳng của sự hòa nhập với cộng đồng
➢ Bạo lực cộng đồng
➢ Phân biệt đối xử
❖ Các yếu tố rủi ro xã hội:
➢ Kỳ thị liên quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ và bệnh tâm thần
➢ Dễ dàng tiếp cận các phương tiện tự tử gây chết người ở những người
có nguy cơ
➢ Phương tiện truyền thông miêu tả không an toàn về việc tự tử
Theo nghiên cứu người ta thấy được tiền sử cá nhân từng có một hoặc nhiều
lần cố gắng tự tử là yếu tố quyết định quan trọng nhất về việc tự sát trong người dân
nói chung. Tuy nhiên tất cả các yêu tố, nguy cơ trên đều có khả năng cao và là những
yếu tổ chính quyết định ảnh hướng đến tự sát. Sự đa dạng của các yêu tố này ở một
cá nhân cụ thể sẽ làm tăng nguy cơ nỗ lực tự sát gây tử vong. Những người có ý định
tự sát thường được chẩn đoán mắc các chứng rối loạn tâm thần khác, bao gồm rối
loạn trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn lạm dụng
chất gây nghiện. Thống kê cho thấy tỷ lệ tự tử ở năm thấp hơn ba đến lần so với nữ,
nhung nhập viện do tự sát lại phổ biến hơn ở nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do tự sát ở
nam cao gấp ba lần sơ với nữ. Những khác biệt này được cho là do tỷ lệ trầm cảm ở
nữ giới cao hơn và việc nam giới sử dụng các phương pháp gây chết người nhiều hơn
trong tự sát. Hay việc nam giới ít tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội hơn
Tự sát không dễ dự đoán, vì đây là một hiện tượng đa yếu tố, phức tạp phụ
thuộc vào tác động của nhiều yếu tố khác nhau theo thời gian. Ngoài ra, tác động của
các yếu tố rủi ro có thể khác nhau giữa các cá nhân khác nhau dựa trên đặc điểm
nhân khẩu học của họ và có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, ảnh hưởng của việc
độc thân, thất nghiệp và có thu nhập thấp đến tỷ lệ tự sát ở nam giới cao hơn. Các
5

điều kiện tâm lý xã hội như môi trường làm việc không lành mạnh, được gọi là yếu
tố xã hội quyết định sức khỏe.
Sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc là một khía cạnh quan trọng của sức khỏe
tại nơi làm việc, vì nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe và năng suất của nhân viên. Vì dụ
theo đánh giá có hệ thống về nguy cơ tự tử ở nhân viên y tế, ý tưởng tự sát là một
vấn đề nghiêm trọng đối với những nhân viên ngày này. Đánh giá cho thấy nhân viên
y tế có nguy cơ tự tử cao hơn so với dân số nói chung.
Tình trạng hôn nhân cũng được phát hiện là có ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát.
Trong các nghiên, cho thấy những người đã ly hôn có nhiều khả năng cảm thấy mệt
mỏi với cuộc sống, nghĩ về cái chết và tham gia vào việc tự sát. Những người ly hôn
có nhiều khả năng có suy nghĩ về “cuộc sống không đáng sống”, trầm cảm nặng, rối
loạn hoảng sợ và lo âu cũng như lòng tự trọng thấp,…chúng được biết đến là những
yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát. Tuy nhiên, cũng có những phát hiện trái ngược nhau.
Ví dụ, một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã kết
hôn có nguy cơ tự tử cao hơn những người chưa kết hôn. Điều này có lẽ là do các
vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống hôn nhân, như được quan sát trong một
nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, nơi người ta phát hiện ra mối liên hệ đáng
kể với việc tự sát với xung đột hôn nhân và cãi vã với bạn đời trong tháng qua.
Bên cạnh đó các vấn đề như thu nhập thấp hơn, trình độ học vấn thấp hơn và
trình độ nghề nghiệp thấp hơn có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến cảm giác mệt
mỏi với cuộc sống và nghĩ về cái chết cũng như có hành vi tự sát. Các yếu tố kinh tế
xã hội, chẳng hạn như trình độ học vấn, thu nhập và việc làm, là các biến số có liên
quan với nhau, trong đó quan trọng nhất có thể là trình độ học vấn. Những người có
trình độ học vấn cao hơn thường có việc làm tốt hơn và do đó, họ có nhiều khả năng
có thu nhập cao hơn. Tiếp xúc với điều kiện làm việc tồi tệ có liên quan đến sức khỏe
tâm thần kém, có thể là dấu hiệu báo trước về hành vi tự sát. Vì vậy, trình độ học vấn
có thể đóng vai trò như một yếu tố cơ bản dẫn đến tự sát.
Các yếu tố bảo vệ chống lại nguy cơ tự tử:
Yếu tố bảo vệ là một đặc điểm hoặc thuộc tính làm giảm khả năng cố gắng
hoặc hoàn thành việc tự tử. Các yếu tố bảo vệ là những kỹ năng, điểm mạnh hoặc
nguồn lực giúp con người đối phó hiệu quả hơn với các sự kiện căng thẳng. Chúng
tăng cường khả năng phục hồi và giúp cân bằng các yếu tố rủi ro. Các yếu tố bảo vệ
có thể được coi là cá nhân hoặc môi trường bên ngoài.
6

Nhiều yếu tố có thể làm giảm nguy cơ tự tử. Tương tự như các yếu tố rủi ro, một
loạt các yếu tố ở cấp độ cá nhân, mối quan hệ, cộng đồng và xã hội có thể bảo vệ con
người khỏi tự tử, nó bao gồm:
❖ Các yếu tố bảo vệ cá nhân
Những yếu tố cá nhân này bảo vệ khỏi nguy cơ tự sát:
➢ Kỹ năng đối phó và giải quyết vấn đề hiệu quả
➢ Lý do sống (ví dụ: gia đình, bạn bè, vật nuôi, v.v.)
➢ Ý thức mạnh mẽ về bản sắc văn hóa
❖ Các yếu tố bảo vệ mối quan hệ
➢ Hỗ trợ từ đối tác, bạn bè và gia đình
➢ Cảm giác được kết nối với người khác
❖ Các yếu tố bảo vệ cộng đồng
➢ Cảm thấy được kết nối với trường học, cộng đồng và các tổ chức xã hội
khác
➢ Có sẵn dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và hành vi nhất quán và chất
lượng cao
❖ Các yếu tố bảo vệ xã hội:
➢ Giảm khả năng tiếp cận các phương tiện tự tử gây chết người ở những
người có nguy cơ
➢ Sự phản đối về văn hóa, tôn giáo hoặc đạo đức đối với việc tự tử
Tăng các yếu tố bảo vệ có thể giúp giảm nguy cơ tự tử. Tăng cường các yếu
tố này phải là một quá trình liên tục để tăng khả năng phục hồi khi có các yếu tố rủi
ro gia tăng hoặc các tình huống căng thẳng khác. Tuy nhiên, sự phản kháng tích cực
đối với việc tự tử không phải là vĩnh viễn, vì vậy các chương trình hỗ trợ và duy trì
việc bảo vệ chống lại việc tự sát cần được tiếp tục.
Tài liệu tham khảo:
Rezaei Z, Mohammadi S, Aghaei A, Pouragha H, Latifi A, Keshavarz-
Mohammadi N. Assessment of risk factors for suicidal behavior: results from
the Tehran University of Medical Sciences Employees' Cohort study. Front
Public Health. 2023 Aug 22;11:1180250. doi:
7

10.3389/fpubh.2023.1180250IF: 5.2 Q1 . PMID: 37674684IF: 5.2 Q1 ;


PMCID: PMC10478100IF: 5.2 Q1 .
Bonde JPE. Psychosocial factors at work and risk of depression: a systematic
review of the epidemiological evidence. Occup Environ Med. (2008) 65:438–
45. 10.1136/oem.2007.038430IF: 4.9 Q1
World Health Organization. Suicide in the World: Global Health Estimates.
Geneva: World Health Organization (2019). Available online
at: https://apps.who.int/iris/handle/10665/326948 (accesed August 3, 2023).
Kposowa AJ. Divorce and suicide risk. J Epidemiol Community Health.
(2003) 57:993. 10.1136/jech.57.12.993IF: 6.3 Q1
Liu B-P, Zhang J, Chu J, Qiu H-M, Jia C-X, Hennessy DA. Negative life
events as triggers on suicide attempt in rural China: a case-crossover
study. Psychiatry Res. (2019) 276:100–6. 10.1016/j.psychres.2019.04.008IF:
11.3 Q1
* Mô tả cụ thể 1 trường hợp bệnh nhân có hành vi tự sát mà anh/chị đã từng điều
trị hoặc đã từng gặp. Phân tích các yếu tố nguy cơ của hành vi tự sát trong trường
hợp trên. Theo anh/chị các biện pháp dự phòng nên có trong trường hợp trên là
gì?
Bệnh nhân nữ 37 tuổi, là con 1/3 trong gia đình; có tiền sử sản khoa, phát triển
thể chất tâm thần vận động bình thường. Bệnh nhân học hết lớp 12/12 sau đó không
đi học lên tiếp mà đi tham gia lao động phụ giúp gia đình. Bệnh nhân đã lạp gia đình,
chồng bệnh nhân làm công nhân mỏ than. Bệnh nhân và chồng đã có 02 người con,
một người con trai và một người con gái, các con ngoan ngoãn hiện đang đi học và
sống cùng bệnh nhân. Cuộc sống gia đình hòa thuận, chồng bệnh nhân yêu thương
bệnh nhân, không có mâu thuẫn gì. Kinh tế gia đình ổn định, đủ trang trải cuộc sống
gia đình.
Cách nay khoảng 01 năm bệnh nhân bị tai nạn lao động, bệnh nhân bị xe goong
chèn qua chân trái làm đứt chân trái, phải tiến hành phẫu thuật cắt cụt chi. Bệnh nhân
đã điều trị ổn định tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi điều trị ổn định bệnh nhân về nhà,
sinh hoạt tại nhà, không tham gia lao động, do người còn yếu bệnh nhân chưa phụ
giúp gì được cho gia đình.
Khoảng 06 tháng nay, bệnh nhân biểu hiện ăn kém, không muốn ăn, cảm giác
ăn không ngon miệng, người mệt mỏi, không muốn làm gì, cảm thấy chán nản, giảm
quan tâm với mọi chuyện xung quanh, bệnh nhân ít muốn giao tiếp nói chuyện với
8

mọi người kể cả là với chồng và con của bệnh nhân. Bệnh nhân cảm thấy mình kém
cỏi, cảm thấy mình vô dụng, không thể giúp đỡ gì được cho gia đình, bệnh nhân cảm
thấy tự ti, cảm thấy có lỗi với mọi người do mình không cẩn thận để bị tai nạn, rồi
không làm được gì và trở thành gánh nặng cho gia đình. Bệnh nhân cảm xúc không
ổn định hay nằm khóc một mình. Bệnh nhân ngủ kém, khó vào giấc ngủ, ngủ không
sâu giấc, có đêm bệnh nhân thức trắng. Sáng bệnh nhân dậy sớm. người gầy sút cân
10 kg/ 03 tháng. Bệnh nhân suy nghĩ nhiều đến cái chết, bệnh nhân muốn giải thoát
cho mình và để mình không trở thành gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân chưa có
hành vi tự sát. Bệnh có xu hướng tăng nặng, bệnh nhân chưa khám hay điều trị tại
đâu, bệnh nhân được gia đình đưa đến khám và nhập viện tại bệnh viện Tâm Thần
Thái Bình.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng
loạn thần có ý tưởng tự sát.
Bệnh nhân được điều trị hóa trị, tâm lý liệu pháp và kết hợp phục hồi chức
năng.
Các yếu tố nguy cơ của hành vi tự sát trong trường hợp của bệnh nhân:
trên bệnh nhân chúng ta có thể thấy các yếu tổ nguy cơ là:
➢ Bệnh nghiêm trọng như đau mãn tính: bệnh nhân bị tai nạn lao động và
phải phẫu thuật cắt cụt chi ( chân trái ). Tổn thương này là vĩnh viễn đối
bệnh nhân và có thể xuất hiện các tình trạng đau khi thay đổi thời tiết
ảnh hướng đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân.
➢ Các vấn đề hoặc mất mát về công việc/tài chính: Do bị tổn thương cắt
cụt chi nên việc vận động, di chuyển của bệnh nhân chưa quen thuộc,
khó khăn, giảm khả năng lao động khiến bệnh nhân không thể tiếp tực
duy trì công việc trước kia của bệnh nhân, bệnh nhân mất công việc,
mất nguồn thu, ảnh hướng đến nhu cầu sinh hoạt và cuộc sống của bệnh
nhân và gia đình, bệnh nhân cần phải tìm kiếm công việc mới nhưng
việc tìm công việc mới khó khăn cần bệnh nhân phục hồi và học việc
mới.
➢ Sử dụng chất: bệnh nhân buồn chán, thất vọng có thể sử dụng chất như
bia, rượu, thuốc lá ( khả năng ít đối với đối tượng là nữ làm công nhân,
nhưng vẫn có thể có )
9

➢ Cảm giác tuyệt vọng: Bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng, thất vọng về bản
thân, cảm thấy tương lại mờ mịt với mình, không biết mình có thể làm
được gì, cảm thấy mình vô dụng. Bệnh nhân thu mình lại, không muốn
tiếp xúc với mọi người xung quanh, không nói chuyện với cả người thân
của mình.
➢ Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Có thể bệnh nhân
không được điều trị tích cực trong việc phục hồi chức năng ( lắp chân
giả, tập phục hồi chức năng) làm cho bệnh nhân cảm thấy mình đã hết
hi vọng, không còn cơ hội, cảm thấy bản thân trở nên vô dụng, hết tương
lai. Không được tham gia các chương trình trị liệu tâm lý.
➢ Căng thẳng của sự hòa nhập với cộng đồng: Bệnh nhân lo lắng, sợ hãi,
e ngại khi tiếp xúc với mọi người trong tình trạng này, sợ mọi người sẽ
nhìn nhiều vào chân mình, cảm thấy tự ti về bản thân.
➢ Phân biệt đối xử: sợ mọi người không chào đón mình, sợ mọi người xa
lánh bản thân mình.
➢ Kỳ thị liên quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ: Sợ mọi người không
giúp đỡ mình, không nhận những người bị khuyết như mình vào làm
việc, không cho mình cơ hội.
➢ Dễ dàng tiếp cận các phương tiện tự tử gây chết người ở những người
có nguy cơ: có thể dễ dàng tiếp cận các dụng cụ dao, kéo,… vật sắc
nhọn hoặc có thể là các thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm như thuốc diệt
cỏ…hay các thuốc các loại gây nên hành vi tự sát thành công.
➢ Phương tiện truyền thông miêu tả không an toàn về việc tự tử: dễ dàng
tiếp cận các thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, truyền thông “bẩn”..
Các biện pháp dự phòng nên có trong trường hợp của bệnh nhân này tương
ứng bao gồm:
❖ Các yếu tố bảo vệ cá nhân
➢ Kỹ năng đối phó và giải quyết vấn đề hiệu quả: cần thực hiện các buổi,
các trương trình hỗ trợ bệnh nhân và người thân trong việc đối phó và
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
➢ Lý do sống (ví dụ: gia đình, bạn bè, vật nuôi, v.v.): Cần tư vấn giải thích
cho bệnh nhân biết và hiểu được các vấn đề đối với bệnh nhân và người
10

nhà của bệnh nhân khi bệnh nhân tự sát, cho bệnh nhân biết lý do sống
là gì( ví dụ: con của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân ai sẽ là người chăm
sóc khi bệnh nhân mất, các con bệnh nhân sẽ cảm thấy sao khi mẹ của
bệnh nhân làm như vậy, điều này ảnh hưởng như thế nào với tất cả mọi
người? đó sẽ là một sang chấn với mọi người nó sẽ ảnh hướng tới cơn
bệnh nhân và người nhân bệnh nhân, ám ảnh họ, in vào trong ký ức của
họ có thể sẽ theo họ mãi cuộc đời của họ….)
➢ Ý thức mạnh mẽ về bản sắc văn hóa: sử dụng các phương pháp chánh
niệm, giải thích theo các quan niệm của tôn giáo về giá trị của cuộc
sống, để bệnh nhân hiểu và tôn trọng, quý trọng bản thân.
❖ Các yếu tố bảo vệ mối quan hệ
➢ Hỗ trợ từ đối tác, bạn bè và gia đình: cần huy động các nguồn trợ giúp
từ người thân, bạn bè và hàng xóm để giúp đỡ bệnh nhân và gia đình
giải quyết các khó khăn. Cần có người luôn ở bên cạnh, giúp đỡ bệnh
nhân trong hoạt động hàng ngày, cũng như đồng thời theo dõi, quản lý
giúp bệnh nhân tránh xa các vật dụng huy hiểm có nguy cơ thực hiện
hành vi tự sát, tránh các chất kích thích…
➢ Cảm giác được kết nối với người khác: Thường xuyên liên lạc với người
thân, bạn bè để trao đổi, chia sẻ. Tạo cho bệnh nhân cảm giác thân thuốc,
gần gũi ấm áp, cảm thấy mình không bị bỏ rơi, bị cô độc…
❖ Các yếu tố bảo vệ cộng đồng
➢ Cảm thấy được kết nối với trường học, cộng đồng và các tổ chức xã hội
khác: Giúp bệnh nhân tham gia vào các hoạt động mới, các tổ chức xã
hội lành mạnh, tích cực phù hợp với bệnh nhân. Tham gia vào các nhóm
giúp đỡ cộng đồng bao gồm những người cùng cảnh ngộ hay có cùng
vấn đề tâm lý có thể chia sẻ các kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề,
lan tỏa năng lượng tích cực cho bệnh nhân.
➢ Có sẵn dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và hành vi nhất quán và chất
lượng cao: Tạo điều kiện, cho bệnh nhân được tham gia điều trị tâm lý
cá nhân.
11

2. Anh/chị hãy phân tích các yếu tố tâm lý xã hội có thể dẫn đến tình trạng mất
ngủ ở con người? Anh/chị hãy mô tả cụ thể về 1 trường hợp (1 người/1 người
bệnh) bị mất ngủ và phân tích các nguyên nhân tâm lý xã hội có thể dẫn đến
vấn đề này ở họ? Anh/chị đã hướng dẫn/giúp đỡ họ giải quyết/kiểm soát các yếu
tố đó ra sao và kết quả như thế nào?
• Định nghĩa
Mất ngủ là một trạng thái không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng của
giấc ngủ, rối loạn này tồn tại một thời gian dài. Mức độ chênh lệch thực tại so với
cái thường được xem như là số lượng bình thường của giấc ngủ không được coi là
điều kiện đầu tiên trong chẩn đoán mất ngủ, bởi vì một số người nào đó (gọi là những
người ngủ ít) có số lượng ngủ tối thiểu nhưng không coi họ là những người có chứng
mất ngủ. Ngược lại, có những người ngủ kém, trong khi đó số lượng giấc ngủ xét về
mặt chủ quan và/hoặc khách quan đều trong giới hạn bình thường.
Trong những người mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ là than phiền thường gặp
nhất, sau đó đến khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm. Tuy nhiên, thường có sự kết
hợp của nhiều than phiền. Điển hình, mất ngủ phát triển ở thời điểm có stress đời
sống tăng lên và có khuynh hướng gặp nhiều hơn ở phụ nữ, những người đứng tuổi
và tâm lý bị rối loạn và những người bị bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Khi mất ngủ
nhiều làn, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về hậu quả của nó. Điều
đó tạo thành một vòng luẩn quẩn có khuynh hướng duy trì rối loạn của cá nhân.
Đến giờ ngủ, bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ mô tả bản thân họ có cảm giác
căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm và dường như tư duy của họ trải dài ra.
Họ thường nghiền ngẫm cách đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn đề cá nhân, trạng
thái sức khỏe, và cả cái chết. Thường thường họ cố gắng đối phó với sự căng thẳng
của họ trong uống thuốc hoặc rượu. Vào buổi sáng, họ thường nói về cảm giác mệt
mỏi về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu
kỉnh và lo lắng về bản thân.
12

• Các nguyên tắc chẩn đoán rối loạn giâc ngủ


Các nét lâm sàng sau là cần thiết để chẩn đoán quyết định:
(a) Những than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém;
(b) Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong một tuần trong thời gian ít nhất
một tháng;
(c) Có sự bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban
ngày của nó;
(d) Số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra đau khổ lớn
hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Khi số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ không thòa mãn là phàn nàn duy
nhất của bệnh nhân, thì rối loạn này phải ghi mã ở đây. Có các triệu chứng tâm thần
khác như trầm cảm, lo âu, ám ảnh không làm giảm giá trị chẩn đoán mất ngủ, miễn
là chứng mất ngủ này là phàn nàn đầu tiên hoặc tính dai dẳng và trầm trọng của mất
ngủ làm bệnh nhân nhận cảm nó như là rối loạn đầu tiên. Các rối loạn cùng tồn tại
khác được ghi mã nếu chúng đủ rõ rệt và dai dẳng để chứng minh điều trị chúng là
hợp lí. Cần phải nhận thấy rằng đa số các bệnh nhân mất ngủ mạn tính đều bận tâm
về rối loạn giấc ngủ của họ và phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ vấn đề cảm xúc nào.
Như vậy, việc đánh giá lâm sàng cẩn thận là cần thiết trước khi loại trừ một cơ sở
tâm lý của lời than phiền ấy.
Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến của các rối loạn tâm thần khác, như các
rối loạn cảm xúc, tâm căn, thực tổn và ăn uống, nghiện độc chất và tâm thần phân
liệt, và của các rối loạn giấc ngủ khác như ác mộng. Mất ngủ cũng có thể kết hợp với
các rối loạn cơ thể trong đó có đau và khó chịu hoặc dùng một số thuốc nào đó. Nếu
mất ngủ xảy ra chỉ là một trong những triệu chứng đa dạng của rối loạn tâm thần
hoặc một trạng thái cơ thể, nghĩa là không chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng,
thì chẩn đoán nên giới hạn vào rối loạn cơ thể hoặc tâm thần nằm bên dưới. Hơn nữa,
chẩn đoán rối loạn giấc ngủ khác, như ác mộng, rối loạn nhịp thức ngủ ngừng thở
khi ngủ và giật cơ bản đêm, chỉ nên đặt ra khi các rối loạn này dẫn đến giảm sút số
lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ. Tuy nhiên, trong tất cả các ví dụ kể trên, nếu
mất ngủ là một trong những phàn nàn chính và bản thân nó được cảm nhận như là
một trạng thái bệnh thì mã này phải được thêm vào sau mã của chẩn đoán chính.
13

• Các yếu tố, nguyên nhân gây mất ngủ


- Căng thẳng và lo lắng là các nguyên nhân chính gây mất ngủ: Những lo lắng về
công việc, trường học, sức khỏe, tiền bạc hay gia đình có thể khiến đầu óc bạn
hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ. Các sự kiện căng thẳng trong
cuộc sống, chẳng hạn như sự mất mát người thân hoặc bệnh tật của người thân,
ly hôn hoặc mất việc, cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
- Thay đổi múi giờ sinh học: “Đồng hồ bên trong” cơ thể bạn, được gọi là nhịp sinh
học, hướng dẫn những thứ như chu kỳ ngủ-thức, trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể.
Làm gián đoạn những nhịp điệu này có thể dẫn đến mất ngủ. Các nguyên nhân
bao gồm cảm giác bị lệch múi giờ do di chuyển qua nhiều múi giờ, làm việc theo
ca muộn hoặc sớm hoặc đổi ca thường xuyên.
- Thói quen ngủ kém: Thói quen ngủ kém bao gồm đi ngủ và thức dậy vào những
thời điểm khác nhau mỗi ngày, ngủ trưa, hoạt động quá nhiều trước khi đi ngủ và
có chỗ ngủ không thoải mái. Các thói quen ngủ kém khác bao gồm làm việc, ăn
uống hoặc xem TV khi ở trên giường. Sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông
minh, chơi trò chơi điện tử hoặc xem TV ngay trước khi đi ngủ có thể làm gián
đoạn chu kỳ giấc ngủ của bạn.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối muộn: Ăn nhẹ trước khi đi ngủ là được. Nhưng ăn quá
nhiều có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm. Nhiều người cũng bị ợ nóng.
Đây là khi axit dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Ống
này được gọi là thực quản. Chứng ợ nóng có thể khiến bạn tỉnh táo.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần: Rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn Stress sau
sang chấn, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Thức dậy quá sớm có thể là
dấu hiệu của trầm cảm. Mất ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng sức khỏe
tâm thần khác.
- Các loại thuốc: Nhiều loại thuốc theo toa có thể cản trở giấc ngủ, chẳng hạn như
một số loại thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc huyết
áp. Nhiều loại thuốc được bán không cần đơn, chẳng hạn như một số loại thuốc
giảm đau, thuốc dị ứng và cảm lạnh, cũng như các sản phẩm giảm cân, có chứa
caffeine và các chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Điều kiện y tế: Ví dụ về các tình trạng liên quan đến chứng mất ngủ bao gồm đau
liên tục, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực
quản (GERD), tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
14

- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ đôi khi khiến bạn
ngừng thở vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Hội chứng chân không yên gây
ra sự thôi thúc khó chịu mạnh mẽ cử động chân khi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Điều này có thể khiến bạn không ngủ được hoặc ngủ lại được.
- Chất kích thích: Caffeine, nicotin và rượu, Cà phê, trà, cola và các đồ uống khác
có chứa caffeine là chất kích thích. Uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi
tối có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá
là một chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn
chìm vào giấc ngủ nhưng nó ngăn cản các giai đoạn ngủ sâu hơn và thường dẫn
đến việc thức dậy vào giữa đêm.
• Ví dụ:
Bệnh nhân 16 tuổi là con thứ ½ trong gia đình, có quá trình sản khoa, phát triển thể
chất tâm thần vận động bình thường. Bệnh nhân không có tiền sử chất thương sợ não,
viêm não-màng não, không có tiền sử sử dụng các chất kích thích, chất tác động tâm
thần. Bệnh nhân hiện đang học lớp 10, học lực từ lớp 1 đến lớp 10 luôn đạt danh hiệu
học sinh giỏi. Bệnh nhân sống cùng ba mẹ bệnh nhân. Ba mẹ bệnh nhân làm công
chức nhà nước. Cuộc sống gia đình không hòa thuận, ba mẹ hay cãi nhau trước mặt
con cái, ba mẹ cãi nhau to tiếng hàng xóm xung quanh đều biết, khiến bệnh nhân
cảm thấy xấu hổ khi ra ngoài và bệnh nhân không thích ba mẹ mình. Cách nhập viện
1 tháng ông nội bệnh nhân mất. Ông là người thương yêu bệnh nhân nhất.
Khoảng 1,5 năm nay theo lời kể của bệnh nhân do áp lực học tập và thời gian học
tập bệnh nhân ngủ kém, ngủ ít, ngày ngủ khoảng 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc. Đêm
bệnh nhân hay lo lắng, suy nghĩ về việc học của mình, về định hướng tương lại của
mình, sợ kết quả không cao như mong muốn của gia đình, sợ bị ba mẹ mắng, bẹnh
nhân khó vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài từ đó đến nay. Khoảng 1 tháng nay,
ông nội bệnh nhân mất, người mà thương yêu bệnh nhân nhất, bệnh nhân cảm thấy
trống rỗng, buồn chán, cảm thấy tương lai mờ mịt, bệnh nhân không tập trung được
vào việc học tập, không muốn làm gì. Bệnh nhân càng khó ngủ hơn. Mỗi khi lên
giường đi ngủ bệnh nhân lại nghĩ về ông, các hình ảnh về ông lại ùa về, hình ảnh về
những cuộc cãi vã của ba mẹ bệnh nhân khóc lóc và không ngủ được, sáng dậy bệnh
nhân mệt mời, ăn uống kém. Ngày nay bệnh nhân được gia đình đưa đến khám và
điều trị tại bệnh viện.
15

 Các vấn đề tâm lý tại bệnh nhân:


o Áp lực học tập, gánh nặng gia đình đặt quá nhiều kỳ vọng vào bản thân
bệnh nhân, không tìm hiểu về mong muốn và khả năng của bệnh nhân.
o Mâu thuẫn gia đình, không tìm được tiếng nói chung giữa ba mẹ gây
lên các sang chấn cho bệnh nhân
o Sang chấn mất người thân: ông nội người thương yêu bệnh nhân nhất
vừa mất.
 Xử lý can thiệp:
o Áp dụng liệu pháp gia đình và giải quyết vấn đề: trao đổi riêng với bệnh
nhân và gia đình ( nếu bệnh nhân cho phép) tìm hiểu các vấn đề của
bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân giải quyết. Tìm hiểu nguyện vọng,
mong muốn của bệnh nhân và trao đổi với ba mẹ của bệnh nhân để gia
đình hiểu về tình trạng của bệnh nhân, mong muốn của bệnh nhân để ba
mẹ và bệnh nhân tìm được tiếng nói chung trong gia đình. Gia đình hiểu
được khả năng để có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với bệnh
nhân. Giúp bệnh nhân hiểu và chấp nhận những gì đã xảy ra, chấp nhận
hiện thực.
o Áp dụng các liệu pháp kích hoạt hành vi: để bệnh nhân thực hiện những
hoạt động đem lại những cảm xúc tích cực, hạn chế các việc mang lại
cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân.
o Tư vấn bệnh nhân về chế độ sinh hoạt: ăn uống đầy đủ chất, ăn đúng
giờ, không sử dụng các chất kích thích, hạn chế đồ ăn nhanh. Nghỉ ngơi
hợp lý, ngủ đủ giấc. Tập luyện thể dục, tham gia các hoạt động thư giãn.
o Hướng dẫn người bệnh tìm kiếm sự trợ giúp: Cần chia sẻ với người
thân, bạn thân khi gặp khó khăn tránh tình trạng giữ kín, không chia sẻ
gây khó chịu, cảm xúc kìm nén. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiêt
 Sau can thiệp.
o Ba mẹ và bệnh nhân đã tìm được tiếng nói chung trong gia đình. Gia
đình không còn tình trạng to tiếng giữa ba mẹ, khi có vấn đề gia đình sẽ
họp và tìm cách giải quyết. Ba mẹ bệnh nhân không còn đặt nặng áp lực
học tập cho bệnh nhân. Bệnh nhân đã không còn ghét ba mẹ như trước
kia. Và nỗi buồn về mất mát người thân đã giảm, bệnh nhân không còn
16

đau buồn như trước. Bệnh nhân hòa đồng, vui vẻ. Sắp xếp công việc
phù hợp, cân đối giữa nghỉ ngơi và học tập…
o Bệnh nhân ngủ ngon hơn trước, đêm ngủ 5-6 tiếng, ngủ sâu giấc. Sáng
dậy tỉnh táo

You might also like