You are on page 1of 21

Bài giảng đau lưng

*.Mục tiêu
-Trình bày các nguyên nhân, phân thể bệnh đau lưng theo YHHĐ
-Nêu các triệu chứng, cách phân thể và phương pháp điều trị theo yhct
-Lưu ý cách khám và phát hiện triệu chứng:
YHHĐ
• A. Đại cương:
- Đau lưng:là một bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày và trên lâm
sàng. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, ở các lứa tuổi.
- Thường khởi phát ở độ tuổi 30 và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi đến 40-50
tuổi và và sau đó giảm dần ( Khoảng 50% số ca ghi nhận trong độ tuổi 35-64 và
43,5% trên 65 tuổi)
- Nữ chiếm 58%
- Kết quả điều trị còn nhiều hạn chế , hay tái phát:90% của đau thắt lưng giảm
trong 6 tuần, 24-80% có thể tái phát trong vòng 1 năm
*giải phẫu vùng lưng: chia thành 2 phần
- Phần hệ thống khung xương cột sống: đốt sống thắt lưng , đĩa đệm , các khớp
diện nhỏ, bao khớp, các dây chằng cột sống
-Phần mềm xung quanh: tạng của ổ bụng, động tĩnh mạnh chủ bụng
Nguyên nhân
Nguyên nhân Bệnh lý Chú ý

Nguyên nhân do cơ học Thoát vị, lồi đĩa đệm -Đau thường xuất hiện đột ngột, thay đổi theo tư
thế và mức độ tì đè, thường đau lan, tăng lên khi
ho, hắt hơi, rặn mạnh. Đau giảm khi gấp khớp
háng và khớp gối

Thoái hoá khớp liên mấu -Thường đau âm ỉ, lan toả hoặc đau chói, đôi khi
đau như đau kiểu rễ, có lan xuống chân, tuy nhiên,
đau hiếm khi lan xuống dưới gối

Trượt đốt sống

Hẹp ống sống Đau cách hồi thần kinh( đâu xuất hiện khi đứng và
đi) , nghỉ ngơi đỡ đau, đau lan xuống mông và hai
chân, có thể gặp các tổn thương TK kèm theo
-PB: đau cách hổi mạnh máu: xuát hiện đau khi
vận động và giảm khi nghỉ ngơi và có thể kèm các
thay đổi về mạch ngoại vi ở vùng tổn thương

Các chứng gù vẹo cột sống


Nguyên nhân Bệnh lý Chú ý

Các bệnh do thấp Viêm cs dính khớp nam trẻ tuổi <40, đau khởi
phát nhẹ, âm thầm, kèm cứng CS, đau tăng về
đêm, không giảm khi nghỉ ngơi, tăng tốc độ máu
lắng, HLA B27 (+)
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp phản ứng
Nhiễm khuẩn Viêm đĩa đệm, cột sống Gặp sau nhiễm trùng ngoài da, tiết niệu, hô hấp, dùng
thuốc đường TM → đau tăng khi vận động, không
giảm khi nghỉ;hội chứng nhiễm trùng, tăng tđộ máu lắng
(tăng BC và sốt ít gặp hơn). MRI và CT có thể phát hiện tt
sớm hơn
XQ
Áp xe ngoài màng cứng Đau tăng khi vận động và sờ nắn vào vùng tổn thương, hội
chứng nhiễm trùng và các triệu chứng tổn thương các rễ thần
kinh-> thấy rõ trên MRI
Áp xe cạnh sống
U lành tính và ác tính U nguyên phát: u đốt sống, u màng Đau tiến triển tăng dần kèm các triệu chứng tổn thương rễ
tuỷ, u thần kinh nội tuỷ,… thần kinh-> MRI: c.đoán vị trí và tính chất tổn thương
U di căn vào cột sống: x.hiện sau K Biểu hiện đau tăng về đêm và khi nghỉ. Chụp x-quang, clvt,
biểu mô( tiền liệt tuyến, vú, phổi, mri có hình ânhr phá huỷ xương và không kèm tổn thương
thận, đường tiêu hoá), đa u tuỷ đĩa đệm
xương, u lympho
Nguyên nhân nội tạng ( đau phóng Các bệnh lý dạ dày- ruột, viêm tuỵ,
chiếu) đặc biệt 15-20% th vỡ phình tách
động mạch chủ bụng
Tiết niệu, sinh dục: sỏi, ứ nước ứ
mủ bể thận, viêm phần phụ , bệnh
tiền liệt tuyến,…
Nội tiết Loãng xươnng, nhuyễn xương,
cường cận giáp

Nguyên nhân khác -Xơ tuỷ xương, tâm thần


Nguyên nhân

Các đặc điểm Đau lưng cơ học Đau lưng triệu chứng
Lâm sàng Tính chất đau Đau kiểu cơ học Đau kiểu viêm
Vị trí Thấp Cao
Gầy sút Không Có
Đáp ứng với Có Không
thuốc giảm
đau thông
thường
Các triệu không có
chứng ngoài
CSTL
Các thay đổi Không Có
toàn trạng
Xét nghiệm Viêm sinh học Không Có
Bilan Âm tính Dương tính/Âm tính
phospho-calci
X-quang Bình thường/ có hình ảnh Có hình ảnh bấ thương
- Đau lưng cơ học biểu hiện dưới 2 dạng: đau lưng cấp tính và đau lưng mạn tính.
− Đau lưng cấp: đau kịch phát ở cột sống lưng, khởi phát đột ngột kèm cảm giác cứng cột
sống. Diễn biến thường trong vòng một tuần.
− Đau lưng mạn: diễn biến ít nhất 3 tháng, không có xu hướng thuyên giảm .
*Khám :
− Đau: vị trí, tính chất...
− Co cứng cơ cạnh cột sống
− Hạn chế vận động cột sống lưng (cúi, ngửa,nghiêng, xoay).
− Độ giãn CSTL giảm.
− Nghiệm pháp tay đất (+).
− Các triệu chứng toàn thân khác.
*Trch gợi ý TVĐĐ:
- Hoàn cảnh xuất hiện: tư thế bất thường → có thể kèm tiếng
“rắc” hoặc chuyển động ở CS, kèm đau dữ dội, cảm giác cứng
CSTL
- HC chèn ép: đau tăng khi gắng sức dù rất nhỏ khi bn định vận
động → D/h Dejerine (do co cơ + tăng áp lực trong khoang
màng cứng → tăng áp lực lên ĐĐ
- Tư thế giảm đau + hạn chế mọi động tác của CSTL trừ động
tác về phía tư thế giảm đau
Cận Lâm sàng
#x-quang:
- h/ả THCS: hẹp khe đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, gai xương, mất đường cong CSTL
- h/ả trượt đột sống ra trước
- h/ả loãng xương: đốt sống tăng thấu quang, đốt sống có hình “viền tang”; nặng: lún xẹp đốt
sống
Chỉ định chụp:
- Đau TL cấp tính ở ng > 50T/TE/tình huống đặc biệt/kèm trch liệt TK;
- Các trch xuất hiện lần đầu + kéo dài > 4 tuần;
- Có trch bệnh hệ thống hoặc nghi ngờ bệnh lý khác;
- TS dùng corticoid kéo dài
#Cộng hưởng từ CSTL:
- Phát hiện tt bệnh lý đĩa đệm, mô mềm cạnh CS và tủy sống nhạy hơn CT-Scanner
- 60% người chụp p/hiện phồng ĐĐ trên MRI không có trch đau TL nên có thể không tương
quan với trch của bn
❑ CT-Scanner:
- Có thể phát hiện gãy xương tốt hơn MRI
- Có thể loại trừ phình ĐM chủ bụng, sỏi niệu quản... (các nguyên nhân trong ổ bụng)
#Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng và kết quả cận LS
Đánh giá đau TL cơ học hay đau TL triệu chứng
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đau lưng thuộc phạm vi chứng Yêu thống của YHCT.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


*Đau lưng cấp:
-Phong hàn thấp: xảy ra đột ngột do bị lạnh, mưa, ẩm thấp gây co cứng cơ cạnh cột
sống.
-Phong thấp nhiệt: dây chằng, cột sống bị viêm, phù nề chèn ép vào rễ/dây thần kinh
-Khí trệ huyết ứ: thay đổi tư thế đột ngột/mang vác nặng sai tư thế/sang chấn vùng cột
sống lưng.

*Đau lưng mạn: Thường do


-THCS → can thận hư
-Một số trường hợp đau lưng cơ năng (thống kinh, tâm căn suy nhược)
-Lao cột sống
- Các khối u vùng cạnh cột sống
-Các bệnh nội tạng ở vùng ngực, bụng lan ra sau lưng
* Ngoài ra còn gặp đợt cấp của đau lưng mạn:thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp.
1. Thể phong hàn thấp(đau lưng cấp do co cứng cơ)
-Triệu chứng:
 Đau lưng x/h đột ngột sau khi gặp lạnh, mưa ẩm thấp.
 Lưng đau nhiều, không cúi người được.
 Thường đau một bên cột sống.
 Nhìn cơ cạnh cột sống không đỏ, sờ cơ cạnh cột sống co cứng.
 Toàn thân sợ lạnh, mạch phù khẩn.

-Chẩn đoán:
 Bát cương: Biểu thực hàn
 Bệnh danh: Yêu thống
 Nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp)
 Thể bệnh: Phong hàn thấp
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc, thư cân giải cơ.
- Cổ phương: Can khương Thương truật thang gia giảm
- Nếu đau nhiều gia Phụ tử chế 4g, Tế tân 4g.
- Điều trị không dùng thuốc:
- + Châm cứu: châm tả, ôn điện châm
- . A thị huyệt và các huyệt tại vùng lưng đau
- . Dương lăng tuyền 2 bên
- . Nếu đau từ D12 trở lên châm huyệt Kiên tỉnh,đau từ D12 trở xuống châm huyệt Ủy trung 2 bên.
- + XBBH: xát, day, lăn, bóp, vận động.
- + Sau khi châm, xoa bóp bảo bệnh nhân vận động ngay thường có kết quả nhanh chóng.
2,Thể huyết ứ(đau lưng cấp do mang vác nặng, sai tư thế)
Triệu chứng:
 Đau lưng x/h sau khi mang vác nặng/sau thay đổi tư thế đột ngột.
 Đau một bên hoặc hai bên cột sống.
 Đau dữ dội một chỗ.
 Cơ vùng lưng co cứng.
 Vận động hạn chế nhiều: không cúi/đi lại được.
 Lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch sáp.
Chẩn đoán:
 Bát cương: Biểu thực
 Bệnh danh: Yêu thống
 Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (sang chấn)
 Thể bệnh: Huyết ứ
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
-Cổ phương: Thân thống trục ứ thang hoặc Tứ vật đào hồng gia giảm
- Dùng ngải cứu sao với muối hoặc rượu chườm tại chỗ đau.
-Dùng cồn xoa bóp bôi xoa tại chỗ đau.
-Điều trị không dùng thuốc:
- Châm cứu: châm tả, điện châm
- . A thị huyệt và các huyệt tại vùng lưng đau
- . Dương lăng tuyền 2 bên, Huyết hải, Cách du.
- + Xoa bóp bấm huyệt: xát, day, lăn, bóp, vận động.
- + Sau khi châm cứu, xoa bóp phải vận động từ từ.
3,Thể thấp nhiệt (đau lưng cấp do viêm cột sống)
Triệu chứng:
 Sưng, nóng, đỏ, đau vùng cột sống lưng.
 Toàn thân có thể sốt.
 Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Chẩn đoán:
 Bát cương: Biểu thực nhiệt
 Bệnh danh: Yêu thống
 Nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt)
 Thể bệnh: Thấp nhiệt
Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh
hoạt lạc.
 Cổ phương: +Bạch hổ quế chi thang gia vị mức độ sưng, nóng nhiều . Nếu sưng nóng đỏ đau
nhiều gia Đan bì 12g, Sinh địa 20g, Xích thước 12g
+Quế chi thược dược tri mẫu thang mức độ không rầm rộ ( Thường là hàn
thâos lâu ngày hoá nhiệt)
+ Tứ diệu thang gia vị trong các trường hợp có nhiều dịch do bài có tác dụng
trừ thấp nhiều
Điều trị không dùng thuốc
+ Châm cứu: Châm tả, điện châm các huyệt.
→ Lưu ý: Không châm các huyệt tại vùng lưng đang có
sưng nóng đỏ.
+ Không nên vận động nhanh mạnh như trường hợp đau
lưng cấp do lạnh mà nên vận động từ từ nhẹ nhàng theo
sự tiến triển tốt dần của khớp bị viêm.
Đau lưng mạn
- Thường do THCS, lao cột sống, các khối u vùng cạnh cột sống, các bệnh nội tạng ở
vùng
ngực, bụng lan ra sau lưng và một số trường hợp đau lưng cơ năng như thống kinh,
tâm
căn suy nhược.
- LƯU Ý: Đau lưng mạn tính do bệnh nội tạng, lao CS, u/ung thư gây chèn ép → chẩn
đoán + điều trị sớm bằng YHHĐ
 Đau lưng do TCSN: dùng các bài thuốc chữa tâm căn suy nhược kết hợp các vị
thuốc bổ
thận chữa đau lưng: Tục đoạn, Cẩu tích, Ngưu tất, Ba kích, Đỗ trọng....
 Đau lưng do thoái hóa cột sống (can thận hư)
-Triệu chứng:
 Đau lưng thường âm ỉ, kéo dài, hay có đợt tái phát
 Ù tai, di tinh, ít ngủ, hồi hộp, nhức đầu, lưng gối đau mỏi.
 Nếu thiên về thận âm hư: Tiểu tiện vàng, đại tiện táo, miệng khô. Chất lưỡi đỏ, rêu
vàng dày, mạch trầm tế sác.
 Nếu thiên về thận dương hư: Tiểu tiện trong, đại tiện nát, không khát. Rêu trắng dày,
mạch trầm tế hoặc trầm trì.
Chẩn đoán:
 Bát cương: Lý hư
 Bệnh danh: Yêu thống
 Nguyên nhân: Nội thương
 Tạng phủ: Can, thận
 Thể bệnh: Can thận hư
Pháp điều trị: Bổ can thận.
-Phương:
+ Nếu thiên về thận âm hư → Tư bổ can thận dùng bài Tả quy hoàn
+Nếu thiên về thận dương hư → Ôn bổ can thận dùng Hữu quy hoàn
-Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm cứu: Âm hư thì châm bổ, hư hàn thì cứu
Thận du Đại trường du Mệnh môn, Chí thất Yêu dương quan Bát liêu, Ủy trung
+ Xoa bóp bấm huyệt: xát, day, lăn, bóp, vận động.
+ Dặn người bệnh thường xuyên vận động nhẹ
nhàng cột sống.
Thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp(đợt cấp của đau lưng mạn)
Triệu chứng:
 TS đau lưng mạn tính, đột nhiên đau lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, mưa, ẩm thấp,
chườm nóng đỡ đau, có thể có co cứng cơ và hạn chế VĐ .
 Kèm theo các triệu chứng của can thận hư: lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, ù tai, ngủ ít.
 Sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt

Chẩn đoán:
 Bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, hàn
 Bệnh danh: Yêu thống
 Nguyên nhân: Nội thương, ngoại nhân
 Tạng phủ: Can, thận
 Thể bệnh: Can thận hư kết hợp phong hàn thấp
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận.
-Cổ phương: +Độc hoạt tang ký sinh thang
+ Tam tý thang: Độc hoạt tang ký sinh thang gia Tục đoạn, Hoàng kỳ bỏ
Tang KS

-Điều trị không dùng thuốc:


+ Châm cứu:
. Châm bổ các huyệt Thận du, Can du, Thái khê,Tam âm giao, Mệnh môn
. Châm tả A thị huyệt, các huyệt tại chỗ đau.
+ Xoa bóp bấm huyệt vùng thắt lưng.
+ Thường xuyên vận động nhẹ nhàng cột sống.
Phòng bệnh
 Tập luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng,thường xuyên đều đặn, tập bơi trong bể nước
ấm.
 Giữ gìn tránh tái phát: không đi bộ quá nhiều, không quá lâu, không bước dài, tránh
sai tư
thế, các động tác thay đổi đột ngột.
 Với người lao động trí óc không nên ngồi quá lâu, cứ khoảng 1 – 2 giờ thay đổi tư
thế, đứng
dậy đi lại trong phòng, tập một vài động tác nhẹ nhàng của cột sống lưng.
 Với người lao động chân tay chú ý không mang vác quá sức. Không bao giờ cúi lưng
nâng vật quá nặng mà phải ngồi xổm xuống nâng vật lên từ từ.

You might also like