You are on page 1of 29

MVT

NỘI DUNG
1. Khái niệm thực hiện pháp luật

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

3. Áp dụng PL như là một hình thức đặc biệt


của THPL

4. Giải thích PL
1. Khái niệm THPL

THPL – Là hoạt động đưa pháp luật


vào cuộc sống
2. Các hình thức THPL
- Tuân thủ PL – Là khi chủ thể kìm chế
không làm những gì PL cấm (PL hình sự,
Hành chính). Sự thụ động của chủ thể.
- Thi hành PL – Chủ thể PL thực hiện
nghĩa vụ mà PL quy định chủ thể đó phải
làm. Sự tích cực bắt buộc của chủ thể
- Sử dụng pháp luật – khi chủ thể làm
những gì pháp luật cho phép chủ thể đó
được làm. Chủ động tích cực của chủ thể.
- Áp dụng PL – là hình thức đặc biệt của THPL
dành riêng cho chủ thể quyền lực và theo quy
trình đặc biệt
3. Áp dụng pháp luật
a) Khái niệm ADPL
- ADPL là hình thức đặc biệt của
thực hiện pháp luật qua đó cơ quan
nhà nước hay cá nhân (tổ chức) có
thẩm quyền bằng một trình tự thủ tục
đặc biệt đưa pháp luật vào thực tiễn.
Đặc trưng của ADPL:
- ADPL là hoạt động mang tính quyền lực
NN
- ADPL là hoạt động tuân theo tình tự thủ tục
luật định
- ADPL có chủ thể đặc biệt
- ADPL là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể
- ADPL bao gồm cả Tuân thủ, thi hành, sử
dụng PL
- ADPL có kết quả là văn bản ADPL
-
b) Các giai đoạn của ADPL

- Xác định căn cứ thực tiễn


- Xác định cơ sở pháp lý để áp dụng PL
- Ra văn bản áp dụng PL:

+ Là văn bản do cơ quan nhà nước, nhà chức trách


có thẩm quyền ban hành được đảm bảo bằng cưỡng chế
NN

+ Có tính cá biệt

+Có hình thức xác định

+ Ban hành nó phải dựa trên QPPL cụ thể


- Tổ chức đưa vào thực hiện Văn bản ADPL
4. Giải thích PL
a) Khái niệm GTPL:
Là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa
của QPPL đảm bảo cho nó được nhận
thức và thực hiện một cách thống nhất,
nghiêm chỉnh.
Cơ cấu giải thích pháp luật bao gồm hai
phần:
- Phần làm sáng tỏ, làm rõ nghĩa (nhận thức,
hiểu – làm cho người giải thích hiểu)

- Phần giảng giải, làm cho người khác hiểu


b) Các loại GTPL: (Theo chủ thể GTPL)

- Giải thích chính thức

- Giải thích không chính thức


Giải thích chính thức:
- Là giải thích mà có các đặc điểm sau:
+ Do cơ quan nhà nước hay nhà chức
trách có thẩm quyền

+ Có hiệu lực bắt buộc


- Có các loại giải thích chính thức sau:
+ giải thích mang tính quy định (nhưng
không tạo quy phạm pháp luật mới) (Hội
đồng thẩm phán TANDTC)

+ giải thích áp dụng cho những việc cụ thể


(cho 1 trường hợp)
Giải thích không chính thức:
- Không quy định thẩm quyền
- Không có giá trị bắt buộc
- Do nhiều chủ thể khác nhau, tùy
vào uy tín của chủ thể mà giá trị áp
dụng khác nhau
Giải thích không chính thức có các loại
sau:
- Giải thích hàn lâm/khoa học
- Giải thích nghiệp vụ (chuyên nghiệp)
- Giải thích thông thường
c) Các phương pháp giải thích pháp luật
- Phương pháp logic:
Dựa trên các quy luật cơ bản của tư duy logic.
Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Tam đoạn luận (Syllogism)?


Đại đề (major): Mọi người đều phải chết

Tiểu đề (Minor): A là một con người

Kết luận (Conclusion): A …………….!


Trung đề nghị bán nhà cho Linh với giá trị 2 tỷ
VNĐ và đề nghị phải trả lời cho đề nghị trong 7
ngày.
Cùng thời điểm cũng căn nhà đó, Trung gửi đề
nghị cho Đính với giá 2 tỷ và giao hẹn trả lời có
mua hay không trong 7 ngày.

Trung bán cho Đính giá 2 tỷ VNĐ trong thời


gian 5 ngày.
Đại đề: Bộ luật Dân sự 2015, điều 386 (Bên đề nghị giao
kết đã đưa ra đề nghị thể hiện rõ ý chí muốn giao kết hợp
đồng và quy định thời gian cụ thể để phản hồi, nhưng trong
thời gian đó lại giao kết với bên thứ Ba thì phải bồi thường
thiệt hại nếu gây thiệt hại.

Tiểu đề: Trung gửi đề nghị cho Linh trong 7 ngày bán nhà
giá 2 tỷ, lại bán cho Đính khi chưa hết 7 ngày, gây thiệt lại
cho Linh.

Kết luận: Trung phải bồi thường


Phương pháp giải thích logic cũng được
diễn giải nếu bán cho Linh mà không bán
cho Đính.
- Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm
(ngữ pháp)
“Cấm không được cho phép”
“Cấm, không được cho phép”
“Cấm không được, cho phép”

“Giết không tha”


“Giết, không tha”
“Giết không? Tha”
- Phương pháp giải thích lịch sử - hiểu
quy phạm trong bối cảnh lịch sử nhất định
+ Nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn
(Luật HNGĐ 2000)
+ Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn
(Luật HN&GĐ 2014)
- Phương pháp giải thích hệ thống – làm cho
quy phạm được hiểu theo hệ thống, bảo đảm tính
thống nhất (bởi kỹ thuật lập pháp cho phép hay
gửi các quy phạm ở các văn bản khác nhau).
Công chức, cán bộ, viên chức....
Hôn nhân và gia đình…
- Giải thích hẹp:
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết
khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

- Giải thích rộng:


Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc
làm và nơi làm việc

You might also like