You are on page 1of 9

THẢO LUẬN MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

Buổi thảo luận thứ 2: Việc làm và học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ
năng nghề
Nhóm:
Biên bản thảo luận
I. Lý thuyết:
1) Phân tích định nghĩa việc làm và thất nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Hãy
cho biết ý nghĩa pháp lý của những định nghĩa này.
Theo pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 9 BLLĐ và khoản 2 Điều 3 Luật việc
làm thì: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Theo
quy định này thì hoạt động được coi là việc làm phải đáp ứng các điều kiện:
- Là hoạt động lao động của con người thể hiện sự hợp tác của sức lao động và tư liệu sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu của việc làm chứ không
đồng nhất về việc làm. Yếu tố lao động trong việc làm khác với lao động thông thường ở
chỗ là yếu tố lao động đó phải có tính hệ thống, thường xuyên, chuyên nghiệp vì vậy người
có việc làm thông thường phải là người thực hiện các hợp đồng lao động trong phạm vi
nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.
- Tạo ra nguồn thu nhập không chỉ bao gồm thu nhập thông thường mà còn bao hàm cả khả
năng tạo ra thu nhập trong tương lai.
- Hợp đồng đó phải hợp pháp
Theo pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về thất nghiệp tuy nhiên theo từ điển tiếng
việt thì thất nghiệp là: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”.
2) So sánh trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
- Giống nhau:
 Đều là tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho
người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật.
 Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về
phí, pháp luật về thuế.
- Khác nhau:
DOANH NGHIỆP HOẠT
TRUNG TÂM DỊCH VỤ
Tiêu chí ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC
VIỆC LÀM
LÀM
Là đơn vị sự nghiệp công lập
do cơ quan quản lý nhà nước
Là doanh nghiệp được thành
có thẩm quyền ra quyết định
lập, hoạt động theo quy định
Khái niệm thành lập.
của Luật doanh nghiệp 2014.
Cơ sở pháp lý: NĐ
196/2013/NĐ-CP.

Phải có giấy phép hoạt động


Không cần phải có giấy phép
Giấy phép hoạt dịch vụ việc làm do cơ quan
hoạt động.
động quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh cấp.
Có trụ sở đáp ứng quy định tại
Điều 8 Nghị định
52/2014/NĐ-CP.
Có bộ máy chuyên trách để
Phải đảm bảo đủ điều kiện
thực hiện các hoạt động dịch
Điều kiện thành lập, thành lập theo Điều 3 NĐ
vụ việc làm đáp ứng quy định
hoạt động 196/2013/NĐ – CP1.
tại Điều 9 Nghị định
52/2014/NĐ-CP.
Đã thực hiện ký quỹ theo quy
định tại Điều 10 Nghị định
52/2014/NĐ-CP.
Tư vấn hỗ trợ, giới thiệu
việc làm, là cầu nối giữa
Là loại hình doanh nghiệp
người lao động và người sử
giới thiệu việc làm nhằm
Mục đích dụng lao động, để vận hành
kinh doanh dịch vụ việc làm,
thị trường hàng hóa sức lao
thu lợi nhuận.
động.

Xây dựng và thực hiện kế


hoạch hoạt động hằng năm
đã được cấp có thẩm quyền
Báo cáo về tình hình hoạt
phê duyệt.
động của doanh nghiệp 6
Cung cấp thông tin về thị
Trách nhiệm tháng, hàng năm.
trường lao động cho các cơ
Cơ sở pháp lý: Điều 4 NĐ
quan tổ chức, phân tích dự
52/2014/NĐ – CP.
báo thị trường lao động phục
vụ xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội.

1
Điều 3 NĐ 196/2013/NĐ-CP: “1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường
hợp xây dựng trụ sở mới).
4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này
và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên
chức và người lao động.
5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập
phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.”
Doanh nghiệp đã đăng ký
Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoạt động kinh doanh và đáp
tỉnh, thành phố trực thuộc ứng đủ các điều kiện đã nêu ở
Trung ương. trên thì xin cấp giấy phép hoạt
Cơ quan có thẩm
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ động dịch vụ việc làm tại Ủy
quyền cho phép
quan ngang Bộ, cơ quan ban nhân dân tỉnh, thành phố
thành lập và hoạt
thuộc Chính phủ. trực thuộc Trung ương hoặc
động
Người đứng đầu tổ chức Sở Lao động - Thương binh
chính trị - xã hội cấp Trung và Xã hội được Ủy ban nhân
ương. dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ủy quyền.

3) Phân tích trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước.
Trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước được quy định:
- Nhà nước định ra chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm
và hàng năm. Định ra chỉ tiêu việc làm mới là bước đầu tiên trong chính sách giải quyết
việc làm cho người lao động. Dựa vào chỉ tiêu việc làm mới nhà nước có thể đánh giá được
cung-cầu của thị trường lao động. Từ đó nhà nước có những kế hoạch phát triển kinh tế tạo
ra việc làm mới, đồng thời quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề để đảm bảo cầu đủ cho cung
và cung đủ đáp ứng cầu.
- Nhà nước có các chính sách hỗ trợ tạo ra việc làm cho người lao động. Nhà nước hỗ trợ
người lao động để họ tự tạo việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kím việc làm trong nước
hoạc nước ngoài, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất,
kinh doanh để tạo ra việc làm cho người lao động.
- Nhà nước lập chương trình việc làm và quỹ Quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo ra việc làm
cho người lao động. Chương trình việc làm chỉ được thực hiện ở địa phương. UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình việc làm ở địa phương trình lên
hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.
- Nhà nước cho phép thành lập và phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Tổ chức
dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa người lao động và người
sử dụng lao động. Đây là một trong những giải pháp giúp “cung” gặp đúng “cầu”, góp phần
giải quyết việc làm cho người lao động.
4) Hãy cho biết ý nghĩa của Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với
vấn đề giải quyết việc làm.
- Quỹ giải quyết việc làm có các ý nghĩa như sau:
+ Đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia.
+ Hỗ trợ vay cho các đối tượng thuộc Điều 12 Luật việc làm 20132 có đủ các điều kiện
vay vốn theo Điều 13 Luật việc làm 20133 để giải quyết việc làm tạm thời cho người lao
động, trong khoảng thời gian ngắn hoặc thu hút thêm lao động.
+ Quỹ có mục đích trực tiếp hỗ trợ, duy trì và tạo việc làm cho người lao động, người sử
dụng lao động.
+ Trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm, trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm;
trung tâm áp dụng khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng lao động.
+ Quỹ được sử dụng làm vốn cho vay để giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của
chương trình giảu quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải quyết việc làm cấp
huyện.
- Ý nghĩa của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
+ Là một loại Quỹ nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghệp trong thời gian
chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới.
+ Giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, giúp người thất nghiệp
tạm thời đảm bảo cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập và sử dụng một
quỹ tiền tệ tập trung.
+ Bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp để đưa
người thất nghiệp trở lại việc làm.
+ Tạo thế chủ động trong việc hỗ trợ người lao động trong thời gian mất việc làm và là cơ
sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Không chỉ đảm bảo mức sống cho người lao động thất nghiệp mà còn chia sẻ rủi ro cho
những người đang làm việc với những người thất nghiệp.

5) Theo bạn, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề học nghề, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghề đối với người lao động được pháp luật lao động Việt
Nam quy định như thế nào?

2
Điều 12 Luật việc làm 2013: “1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người
dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.”
3
Điều 13 Luật việc làm 2013: “1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ
quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào
làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.”
Pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể, chi tiết việc quy định NSDLĐ phải xây dựng kế
hoạch hàng năm. Điều này giúp cho NSDLĐ có thể tiên liệu được các tình huống quản lý,
có hướng đi đúng đắn và chính xác. Ngoài ra, lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu
chuẩn tạo điều kiện cho NSDLĐ có thể kiểm tra tiến độ và có thêm động lực hơn. Việc
pháp luật quy định phải chi 1 khoản kinh phí cho việc đào tạo, tổ chức đào tạo bồi dưỡng
cho NLĐ đang làm việc giúp nâng cao tay nghề, trình độ cho NLĐ, góp phần giúp cho năng
suất lao động ngày càng tăng.
Việc báo cáo kết quả đào tạo bồi dưỡng cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh giúp cho các cơ quan quản lý này có thể nắm bắt được tình hình đào tạo, kịp thời đưa
ra những giải pháp giúp cho NSDLĐ có những thay đổi hợp lý, tích cực.

II. Bài tập tình huống:


1) Tình huống số 1:
a) Quan hệ lao động trong vụ án trên là quan hệ lao động về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thất nghiệp phát sinh khi xảy ra tranh chấp giữa anh L và công ty B.
b) Hành vi vi phạm trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp của công ty B sẽ bị xử lý theo
quy định tại khoản 3 Điều 26 nghị định 95/2013/NĐ-CP: “phạt tiền với mức từ 18% đến
20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm
lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người
sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn
bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp”.
c) Theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH 14/4/20174 và theo điểm a, b khoản 1 Điều 57
Luật việc làm 20135 thì công ty B và anh L mỗi bên phải đóng số tiền bảo hiểm thât nghiệp
là :
- Từ 11/2013 – 31/12/2015: 3 400 000 x 1% = 34 000 đồng/ tháng.
- Từ 1/1/2016 – 31/7/2016: 3 600 000 x 1% = 36 000 đồng/ tháng.
- Từ 1/8/2016 – 8/3/2017: 4 100 000 x 1% = 41 000 đồng/ tháng.
d) Tại thời điểm xem xét (4/2018) anh L không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vì anh L không được công ty B đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trước
khi nghỉ việc 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty B mới chỉ đóng bảo
hiểm thất nghiêp cho anh L được 3 tháng đầu khi anh vào làm việc và từ đó tới khi nghỉ việc là

4
Khoản 2.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH 14/4/2017: “2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương
tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của
Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện
một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.”

5
Điểm a,b khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013: “1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy
định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm
thất nghiệp”.
hơn 3 năm công ty B không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho anh. Và hiện tại anh L cũng không
đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Do đó anh không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật việc làm 20136
e) Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì anh L được hưởng số tháng lương là
- Từ tháng 8/2013 – 8/ 2016 : 3 Tháng
- Từ tháng 9/ 2016 – 8/3/2017: 1 Tháng
vậy anh L được hưởng 4 tháng lương trợ cấp thất nghiệp
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013.
Tiền lương trung bình 6 tháng liền kề trước khi anh L nghỉ việc là 4 100 000 đồng. Như vậy mức
lương trợ cấp thất nghiệp anh L được hưởng mỗi tháng là : 4100 000 x 60% = 2 460 000 đồng.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013.
2) Tình huống số 2:
a) Trong tình huống trên, thỏa thuận bảo lãnh giữa các bên là hợp pháp vì theo Điều 335
BLDS 2015 thì bên bảo lãnh là ông A cam kết với bên nhận bảo lãnh là công ty L sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh là anh K, nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Ở đây ông A bảo
lãnh với công ty L về việc anh K hoàn thành khóa đào tạo và quay về làm việc cho công ty
L. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thì ông A sẽ hoàn trả chi phí đào tạo và chi phí bồi
thường liên quan theo hợp đồng đào tạo. Sự thỏa thuận giữa các bên là tự nguyện, không
trái pháp luật không trái đạo đức xã hội nên sự bảo lãnh của ông A với công ty L là hợp
pháp.
Về vấn đề phạt vi phạm, khi giao kết hợp đồng đào tạo giữa anh K và công ty L có thỏa
thuận phạt vi phạm có hiệu lực theo Điều 418 BLDS 2015. Trong trường hợp này, ông A

6
Điều 49 Luật việc làm 2013: “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất
nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã
đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối
với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật
này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau
đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
đã cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng nên ông A phải trả số tiền phạt vi phạm
khi anh L không thực hiện hoặc thực hiện không như hợp đồng đã giao kết.
b) Các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí
đào tạo là:
- Người học nghề, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (khoản
3 Điều 43 BLLĐ).
- Hợp đồng đào tạo giữa 2 bên có nội dung thoả thuận về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào
tạo (điểm d khoản 2 Điều 62 BLLĐ)

You might also like