You are on page 1of 17

VĂN HÓA KINH DOANH

CHƯƠNG 1.Khái niệm chung


1.Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức,
pháp luật, tập quán và các khả năng, thói quen khác mà con người tuân thủ
với tư cách là một thành viên của xã hội.
Văn hóa làm cho mỗi con người trong xã hội có sự giống nhau và làm cho
các xã hội khác biệt nhau.
*Theo Tylor: văn hóa bao gồm mọi năng lực và thói quen, tập quán của con
người với tư cách là thành viên của xã hội.
*Theo F.Mayor ( tổng GĐ Unessco): VH là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các tryền thống và thị hiếu-
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
*Theo E.Herriot: Cái gì còn lại sau tất cả những thứ đã mất đi, cái đó là
văn hóa.
*Theo triết học Mác: vh là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần
cũng như phương thức tạo ra chúng, kỹ năn sủ dụng các giá trị đó vì sự tiến
bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
*Chức năng và vai trò của văn hóa:
Chức năng của văn hóa: Giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, giải trí.
Vai trò : đối với sự phát triển của xã hội:
-Vh là mục tiêu của sự phát triển xã hội
-Vh là động lực của sự phát triển xã hội
-Vh là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển
2.Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Vh doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
*Theo E.N.Schein đưa ra định nghĩa: vhdn là tổng thế những thủ pháp và
quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các
nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cần thiết
trong hiện tại.
*Theo N.Demetr: VH doanh nghiệp là hệ thống những quan điểm, những
biểu tượng, những giá trị, và những khuôn mẫu hành vi được tất cả các thành
viên trong doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo.
*G. de Saite : VHDN là hệ thống quan niệm, những biểu tượng, những giá
trị và mẫu hành vi được tất cả các thành viên trong tổ chức đồng tình, phấn
đấu thực hiện. Họ gắn bó với nhau bởi các quan niệm chung và những lợi ích
đạt được từ việc thực hiện mục tiêu chung.
*Các yếu tố cấu thành:
-là những gì một người từ bên ngoài DN có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc
cảm nhận được khi tiếp xúc với DN-yếu tố hữu hình.
-Những giá trị được chấp nhận, bao gồm những chiến lược, những mục tiêu
và triết ly kinh doanh của DN
-Khi các giá trị thừa nhận và phổ biến đến mức gần như ko có sự thay đổi,
chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng.
3.Văn hóa kinh doanh:
*K/N: là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi
do chủ thể kinh doanh taoh ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trng
cách ứng xử của họ đối với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu
vực.
*Các yếu tố cấu thành:
-triết lý kinh doanh,
-đạo đức kinh doanh,
-văn hóa doanh nhân,
-văn hóa doanh nghiệp,
- văn hóa ứng xửa trong hoạt động kinh doanh (Tính tập quán, tính cộng
đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kết thừa, tính học hỏi,
tính tiến hóa) đọc thêm phần này.
*Các yếu tố tác động:
-Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc
-Thể chế xã hội
-Quá trình toàn cầu hóa
-Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa
-Khách hàng
-Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp
*Vai trò của VH kinh doanh
-VHKD là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững
-VHKD là nguồn lực phát triển kinh doanh
-VHKD là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.
CHƯƠNG 2.TRIẾT LÝ KINH DOANH
1.khái niệm
-Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng,
dẫn dắt hoạt động kinh doanh
-Theo yếu tố cấu thành: TLKD là phương châm hành động, là hệ giá trị và
mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
-Theo cách thức hình thành: TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn
kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa các chủ
thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
2.Nội dung: ( sứ mệnh, mục tiêu, tầm nhìn)
*Sứ mệnh:
-Khái niệm: +là bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp.
+Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích.
+Doanh nghiệp là ai, làm gì và như thế nào.
-Các yếu tố khi xây dựng sứ mệnh:
+lịch sử
+ những năng lực đặc biệt
+ môi trường doanh nghiệp, tổ chức.
-Đặc điểm: +tập trung vào thi trường chứ ko tập chung vào sản phẩm cụ thể
+khả thi
+cụ thể.
VD về sứ mệnh :
Sứ mệnh của ĐHBKHN: phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng
cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục
vụ xã hội và đất nước.
Sứ mệnh của TH True milk : Thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên;
thực phẩm đẳng cấp thế giới đc mọi nhà tin dùng; nuôi dưỡng thể chất và tâm
hồn Việt.
*Mục tiêu:
-K/n: là kết quả của mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động, là
kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được sau một
quá trình hoạt động, sau khi thực thi kế hoạch.
-Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: theo mô hình SMART
+Specific: cụ thể rõ ràng
+Measurable: có thể đo đếm được ( con số cụ thể)
+Achievalbe: khả thi
+Realistic : thực tế
+Timebround ( có kỳ hạn)
-Công cụ thực hiện mục tiêu  chiến lược là chương trình hành động tổng
quát giúp đạt được các mục tiêu.
Nội dung của 1 bản chiến lược: Mục tiêu chiến lược, phân tích môi trường
( trong và ngoài), các nguồn lực cần sử dụng, Chính sách trong thu hút, sử
dụng và điều phối các nguồn lực. Các hoạt động triển khai, kiểm tra, đánh
giá, điều chỉnh
-Các chiến lược cạnh tranh: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt
hóa, chiến lược tập trung.
*Hệ thống các giá trị: Là những niềm tin căn bản của những người làm việc
trong doanh nghiệp. Bao gồm:
-Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
-Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức,
có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.
Cách xây dựng hệ thống giá trị:
+Các giá trị đã hình thành theo lịch sử được các thế hệ lãnh đọa cũ lựa
chọn hoặc hình thành một các tự phát trong doanh nghiệp
+Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để
doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới.
*Các điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh:
-Điều kiện về cơ chế luật pháp
-Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh nhân
-Năng lực lãnh đạo của doanh nhân
-Sự chấp nhận tự giác của nhân viên
*Các cách xây dựng triết lý kinh doanh:
-Từ kinh nghiệm
-Từ mong muốn của nhà quản lý.
-Tham vấn chuyên gia
CHƯƠNG 3. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.Khái niệm
-Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều
chỉnh , đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong các mối
quan hệ với người khác, với xã hội.
-Chuẩn mực đạo đức : độ lượng, chính trực, khiêm tốn dũng cảm, tín, thiện,..
-Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh.
-Trách nhiệm xã hội là cam kết đóng góp của doanh nghiệp cho việc phát
triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, an toàn lao động, bình đẳng giới, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đạo tào nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả doanh
nghiệp và xã hội.
*Các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
-Tính trung thực
-Tôn trọng con người
-Gắn lợi ích của DN với lợi ích của KH và XH
-Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
*Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể kinh doanh bao
gồm : doanh nhân, khách hàng, các chủ thể có liên quan khác
*Vai trò của đạo đức kinh doanh:
-Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
+Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
+Góp phần vào sự cam kết, tận tâm của sinh viên
+Góp phần làm hài lòng khách hàng
+Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
-Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của DN
- Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp
-Góp phần làm tăng uy tín của thương hiệu DN, ngành và quốc gia
*Các khía cạnh của đạo đức kinh doanh:
Trách nhiệm từ thiện < Tn đạo đức < Tn pháp lý< tn kinh tế
-nghĩa vụ kinh tế: sx hàng hóa, dịch vụ xã hội cần; thỏa mãn nhà đầu tư; phát
triển sản phẩm, công nghệ, phát triển tài nguyên mới
+Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm cho người lao động; môi
trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư các nhâ; trang bị bảo hộ lao
động, trang thiết bị máy móc; trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo
quy định của pháp luật; có cơ hội thăng tiến.
+Đối với người tiêu dùng: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn, chất lượng;
thông tin sản phẩm, định giá rõ ràng; hệ thống phân phối; bánh hàng; cạnh
tranh.
+đối với chủ sở hữu: bảo tồn, phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác.
-Nghĩa vụ pháp lý:
+Thực hiện đầy đủ quy định về pháp luật
+Tuân thủ luật cạnh tranh
+Bảo vệ khác hàng
+Bảo vệ môi trường
+Khuyến khích phát hiện những hành vi sai trái.
*8 quyền của người tiêu dùng:
1. Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
2.Quyền được an toàn
3.Quyền được thông tin
4.Quyền được lựa chọn
5.Quyền được lắng nghe ( đại diện )
6.Quyền được bồi thường
7.Quyền được giáo dục về tiêu dùng
8.Quyền có một môi trường lành mạnh, bền vững
*So sánh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội

Liên quan đến những nguyên tắc và Trách nhiệm xã hội: quan tâm đến
quy định chỉ đạo của doanh nhân và hậu của những quyết điịnh của
tổ chứ doanh nhân và tổ chức đến xã hội

CHƯƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NHÂN


1.Khái niệm:
-Doanh nhân là người làm kinh doanh, là người tham gia quản lý, tổ chức,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-Doanh nhân có thể là cổ đông, nhà quản trị chuyên nghiệp tham gia điều
hành hoạt đông sx kinh doanh của doanh nghiệp.
*Vai trò của doanh nhân: +Là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và
giải quyết công ăn việc làm cho xã hội
+Là người kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất
+Là người sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới, góp
phần thúc đẩy phát triển
+Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu
kinh tế , vhxh.
+Là những người giáo dục, đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần
phát triển nguồn nhân lực
+Vai trò tham mưu cho Nhà nước về đuuờng lối sách lược và chiến lược
kinh tế
+Là người lãnh đạo, là lực lượng nòng cốt và đi đầu trong hoạt động kinh
doanh của tổ chức.
-Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị, chuẩn mực , các quan niệm
và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
*Vai trò của văn hóa doanh nhân:
-Là bộ phân quan trọng nhất, là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và văn
hóa kinh doanh
-Vai trò biểu tượng, hành vi, chuẩn mực.
-Vai trò dẫn dắt
-văn hóa doanh nghiệp phản ảnh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp
-Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác nhau phát huy
tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí
ấm cúng trong doanh nghiệp
-Doanh nhân có khả năng thay đổi về tư duy tạo khả năng đổi hẳn văn hóa
của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt
động của doanh nghiệp
2.Các nhân tố ảnh hưởng
-Văn hóa:
-Kinh tế :
-Chính trị pháp luật
3.Các yếu tố cấu thành
-Năng lực của doanh nhân: chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản

-Tố chất doanh nhân: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích nghi với môi
trường, linh hoạt sáng tạo, độc lập, quyết đoán, tự tin, năng lực quan hệ xã
hội, nhu cầu về sự thành đạt, say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp
nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh
-Đạo đức doanh nhân:Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt
động; lỗ lực vì sự nghiệp chung; kết quả công việc và mức độ đóng góp cho
xã hội
-Phong cách doanh nhân:
+Yếu tố làm nên phong cách doanh nhân: văn hóa cá nhân, tâm lý cá nhân,
kinh nghiệm cá nhân, chuyên môn đào tạo, môi trường xã hội, hội nhập và
thách thức.
+Nguyên tắc định hình phong cách doanh nhân: Luôn bị thôi thúc bởi sự
hoàn hảo; vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng; vận
dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc; biến công
việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người; hiểu được và biệt được những
dự liệu tiểu tiết; không tự thỏa mãn.
*Phong cách doanh nhân theo Rensis Likert:
-Phong cách quyết đoán- áp chế
-Phong cách quyết đoán- nhân từ
-Phong cách tham vấn
-Phong cách lãnh đạo theo mục tiêu
*Phong cách doanh nhân theo Daniel Goleman
-Phong cách gia trưởng
-Phong cách ủy quyền
-Phong cách khích lệ năng động, sáng tạo
-Phong cách dân chủ
-Phong cách nhạc trưởng
-Phong cách bề trên
*Phong cách doanh nhân :
-Con sói đơn độc
-Nhà sản xuất
-Hình thức quan liêu
-Người quản lý hành chính
-Vô chính phủ
-Người mộng tưởng
-người tập hợp
*Tiêu chuẩn đánh giá phong cách DN: đạo đức, sức khỏe, trình độ và năng
lực, phong cách, thực hiện trách nhiệm xã hội.
CHƯƠNG 5. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.Khái niệm:
-theo tổ chức lao động quốc tế: văn hóa donah nghiệp là sự trộn lẫn đặc
biết các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng
xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết
-Theo E.N.Schein: VHDN là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết
vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy
tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại
-Theo N.Demter: VHDN là hệ thống những quan niệm, những biểu tượng,
những giá trị và những khuôn mẫu hành vi được tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo. VHDN còn đảm bảo sự hài hỏa
giữu lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai
trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp
 VHDN được hiểu là một hệ thống hữu cơ cac giá trị, các chuẩn mực,
các quan niệm về hành vi do các thành lũy trong quá trình tương tác với
môi trường bên ngoài và hội nhập beenn trong tổ chức. Nó đã có hiệu lực và
được coi là đúng đắ, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ
thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức tư duy và cảm
nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt.
2.Các cấp độ của VHDN
-Cấp độ thứ nhất ( biểu trưng trực quan-hữu hình): các quá trình và
cấu trúc hữu hình
+Kiến trúc, cách bài tri, công nghệ, sản phẩm
+Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
+Lễ nghi và lễ hội hàng năm
+Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
+Ngôn ngữ, cách ăn mặc, các biểu hiện cảm xúc
+Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp
+Hình thức mẫu mã sản phẩm
+Thái độ cung các ứng xử của các thành viên
-Cấp độ thứ hai ( biểu trung phi trực quan-vô hình): những giá trị được
tuyên bố
+Những giá trị được công bố, một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp: các
quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu, chiến lược hoạt động
+Thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp
các thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện các ứng xử cho cac
nhân viên mới trong môi trường cạnh tran
*Mô hình VHDN

You might also like