You are on page 1of 5

2.1.

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng
định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút
đã nhiều thế hệ”, “gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”, “phía nguyên
đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975”, “năm 2004 cụ Hảo mới
có đơn khởi kiện ra Tòa án”, “năm 2001, chị Vân bán nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng
chị Dương Thị Ngọc Lan và anh Nguyễn Hồng Sơn”.
- Khẳng định này của Toà án là hợp lý. Có chứng minh là gia đình chị Vân đã chiếm hữu
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
- Căn cứ Điều 179 BLDS 2005:
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không
phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không
thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228,
229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.
- Vì gia đình chị Vân đã ở tại ngôi nhà trên nhiều thế hệ, từ 1954 cho đến lúc cụ Hảo khởi
kiện năm 2004, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 2004 (khoảng 50 năm) thì gia đình
chị Vân đã nắm giữ ngôi nhà này. Thêm nữa, năm 2001, chị Vân đã bán nhà số 2 Hàng
Bút thể hiện sự chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản.
 Gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm.
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu
ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này
trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều
247, Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành
chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 điều này.”
- Khẳng định này của Toà án là hợp lý về pháp luật hiện hành:
 Điều 180 BLDS 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm
hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
- Thực tế, Tòa án chưa xác minh được gia đình chị Vân thật sự thuê nhà của cụ Hảo năm
1954 hay của ông Chính năm 1968. Trong khi đó, ông Chính không xuất trình được tài
liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Có thể thấy rằng quyền sở hữu,
chiếm hữu ngôi nhà này không thật sự rõ ràng và cũng không có bằng chứng về việc gia
đình chị Vân là chủ sở hữu ngôi nhà, nên việc chiếm hữu ngôi nhà được coi là chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật. Tuy là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng do
yếu tố khách quan như gia đình chị không trả tiền thuê nhà trong nhiều năm từ sau khi
ông Hải chết nhưng cũng không bị đòi nhà; gia đình tự nâng cấp, sửa chữa nhà;… nên
Tòa án có căn cứ cho rằng chị Vân là người chiếm hữu không biết việc chiếm hữu tài
sản đó là không có căn cứ pháp luật vì vậy chị Vân có căn cứ để tin rằng mình có quyền
đối với ngôi nhà trên). Do đó khẳng định này của Toà án là hợp lý về pháp luật hiện
hành.
- Tuy nhiên khẳng định này của Toà án là chưa hợp lý về tình cảnh thực tế:
 Nhà số 2 Hàng Bút có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước
bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Hảo. Khi cụ Hảo vào Nam
thì ủy quyền cho vợ chồng ông Chính quản lý chứ không phải từ bỏ việc sở hữu
căn nhà nên không thể coi ngôi nhà này là nhà vắng chủ.
 Gia đình chị Vân và gia đình cụ Hảo đều thừa nhận rằng gia đình cụ Hảo cho gia
đình chị Vân thuê ngôi nhà trên. Trong lời khai của chị Vân có viết: Hàng năm
gia đình chị đóng tiền thuê nhà cho ông Chính; Sau khi ông nội chết thì gia đình
chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố chị và chị tiếp tục
quản lý. 15 Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở, chị không trả tiền thuê nhà
cho ai. Do đó, chị Vân nhận thức được sự tồn tại của hợp đồng thuê nhà với ông
Chính thể hiện qua việc gia đình chị Vân trả tiền thuê nhà trong suốt thời gian
ông nội chị còn sống.
 Thực tế từ sau năm 1975, gia đình cụ Hảo có nhiều lần đòi nhà cho thuê số 2
Hàng Bút gửi Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ để giải quyết nhưng chị Vân
không trả nhà. Do đó, khẳng định này của Toà án là chưa hợp lý về tình cảnh
thực tế vì cụ Hảo vẫn là chủ sở hữu của ngôi nhà, còn chị Vân chỉ là người thuê
nhà, phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng cho thuê nhà. Trên thực tế thì đây là
chiếm hữu không ngay tình.
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu
liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên
30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều 247,
Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu…”
- Theo khoản 1 Điều 182 BLDS 2015: “Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực
hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó
hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được
giao cho người khác chiếm hữu”. Vì gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút được hơn
30 năm, trong khoảng thời gian này (từ thời điểm 1954-2004 hoặc từ thời điểm 1968-
2004) thì dù có tranh chấp với cụ Hảo về quyền tài sản nhưng chưa được giải quyết
bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nên Tòa án khẳng định đây là chiếm hữu liên tục là hợp lý.
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu
công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này
trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1, Điều
247, Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu…”
- Theo khoản 1 Điều 183 BLDS 2015: 16 “Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được
thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng
theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của
chính mình.” Khẳng định này của Toà án là hợp lý theo pháp luật. Vì: Gia đình chị Vân
ở tại ngôi nhà này từ năm 1954, qua nhiều thế hệ thể hiện sự minh bạch trong lúc chiếm
giữ. Trong lúc đang ở thì bố chị Vân có nâng cao nền nhà, thay cửa thể hiện việc người
chiếm hữu đang bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Năm 2001, chị Vân bán
lại ngôi nhà cho người khác thể hiện quyền sở hữu của cá nhân như là tài sản của cá
nhân. Từ lúc ở cho đến khi cụ Hảo (2004) khởi kiện thì chưa có sự tranh chấp pháp lý
nào về tài sản.
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà
án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu
nhà đất có tranh chấp: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị
Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hoà giải tại
Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi
kiện ra Toà án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn
là chủ sở hữu nhà đất nêu trên”.
- Khẳng định này của Toà án là không hợp lý:
 Thứ nhất, nhà số 2 Hàng Bút có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký
trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Hảo. Khi cụ Hảo vào Nam
thì ủy quyền cho vợ chồng ông Chính quản lý chứ không phải từ bỏ việc sở hữu căn nhà
nên không thể coi ngôi nhà này là nhà vắng chủ.
 Thứ hai, cụ Hảo đã thể hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu trong di chúc được viết
năm 2004, giao nhà cho bà Châu toàn quyền sở hữu (có xác nhận của Ủy ban nhân dân
xã Kim Chung). Di chúc có xác nhận của UBND xã là di chúc hợp pháp. Nội dung di
chúc không trái pháp luật, hình thức di chúc không trái quy định pháp luật. Di chúc
được lập tại UBND sẽ phải xác minh về quyền đối với bất động sản. Luật Công chứng
2014 Điều 56 và khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 40 quy định:
 Điều 56. Công chứng di chúc: “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công
chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc”.
 Khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 40: Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được
soạn thảo sẵn:
1. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ
yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ
công chứng.
2. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về
thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng,
giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
3. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng,
giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng,
giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không
sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. UBND đã xác minh được
quyền sở hữu nhà số 2 Hàng Bút là của cụ Hảo, do đó cụ Hảo có quyền định đoạt đối
với bất động sản này. Cùng với các điều kiện về một di chúc hợp pháp, UBND xã Kim
Chung đã xác nhận di chúc của cụ Hảo. Do đó khẳng định, cụ Hảo là chủ sở hữu của
nhà số 2 Hàng Bút.
 Thứ ba, việc chị Vân bán nhà cho vợ chồng chị Lan không phù hợp với pháp luật hiện
hành. Theo Điều 450 về Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở (BLDS 2005): “Hợp đồng
mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác”. Hợp đồng mua bán nhà ở giữa chị Vân với vợ chồng
chị Lan không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nên không có giá trị về mặt pháp
lý. Nên điều này cũng không thể hiện được việc chị Vân là chủ sở hữu của ngôi nhà
trên.
2.6. Theo anh/chị gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh
chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
- Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên
cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền.
- Theo Khoản 1, Điều 247 BLDS 2005: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm
đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác.
- Gia đình chị Vân đã ở tại nhà đất có tranh chấp trên từ năm 1954 đến năm 2004 (thời
điểm cụ Hảo đưa khởi kiện ra Toà yêu cầu chị Vân trả nhà là 50 năm). Vì vậy, theo quy
định thì chị Vân đã chiếm hữu bất động sản trên 30 năm nên trở thành chủ sở hữu của
tài sản này.
- Nhưng điều này chỉ đúng khi bất động sản này không có chủ sở hữu thì chị Vân xác lập
quyền sở hữu cho cá nhân mình. Tuy nhiên, đây tài sản riêng của cụ Hảo, có 18 bằng
khoán điền thổ, có đăng ký trước bạ và cụ chưa từ bỏ quyền sở hữu về ngôi nhà trên.
Trên thực tế, chiếm hữu của chị Vân là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không
ngay tình nhưng liên tục và công khai. Vì vậy, chị Vân sẽ không có quyền xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu hưởng quyền.
- Một người chiếm hữu k có căn cứ pháp luật 1 ngôi nhà trên 30 năm 1 cách ngay tình
công khai liên tục thì họ sẽ trở thành chủ sỡ hữu ngôi nhà

You might also like