You are on page 1of 3

Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS?

Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015 ghi nhận; “ Bên bán chịu rủi ro đối với tài
sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ
thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật khác có quy định.
Trong tình huống trên thì Bà Dung đã nhận ghe xoài trước thời điểm chợ cháy nên bà
Dung là người phải chịu rủi ro.
Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ bà Dung là chủ sở hữu của số xoài. Căn cứ theo khoản 1 Điều
161 BLDS 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy
định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì
thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên
không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là
thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm
bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.” Căn cứ theo
khoản 1 Điều 162 BLDS 2015 “ Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu
của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác. Trong tình huống trên không nêu ra không thời điểm xác lập quyền sở
hữu khi thực hiện giao dịch mua bán, nên thời điểm xác lập quyền sở hữu về số xoài
đó sẽ được tính từ khi bà Dung nhận số xoài từ bà Thuỷ. Do đó khi cháy chợ số xoài
đó bà Dung là chủ sở hữu.
Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Theo Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015 thì trong tình huống trên bà Dung đã nhận ghe
xoài và phải có trách nhiệm thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ.
 Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm trích án “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng
Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ
Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam
sinh sống từ năm 1954, ông Chính không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho
ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại căn nhà số 2
Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp
tục ở.”
Theo suy nghĩ của em về Quyết định của Toà là hợp lý vì cho dù không xác định được
thời điểm mà gia đình chị Vân thuê nhà của cụ Hảo là năm 1954 hay 1968 thì đến thời
điểm khi cụ Hảo kiện ra toà thì cũng đã quá 30 năm. Theo quyết định của Toà thì “Gia
đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình liên tục công
khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì
trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 điều này…” Vậy việc chiếm hữu trên 30 năm của chị Vân đối với
ngôi nhà là thỏa đáng theo Khoản 1 Điều 186 Bộ luật Dân sự 2005: “ Khi chủ sở hữu
giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm
việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu
tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch”.
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh chị về khẳng định này của tòa án?
Trong quyết định của Tòa án, đoạn khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay
tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: Trong Quyết định của Tòa án có nói rằng:
“Chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà
cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sông từ năm 1954,
ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản
lý căn nhà” .
Theo em em không đồng tình với quyết định của Toà án. Vì chị Vân vốn biết căn nhà
của gia đình chị đang sống được thuê từ ông Chính nên không thể khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm theo Điểu 189 Bộ luật
dân sự 2005: “ Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Trích án: “Trong khi đó gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu
là ông nội chị Vân, sau này là bố chị Vân và chị Vân vẫn tiếp tục sống”. Mặc dù
nguyên đơn khai có đòi đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh, nghĩa là căn nhà vẫn không có tranh chấp trên thực tế.

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hào không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Tòa án?
Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở
hữu nhà đất có tranh chấp là: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia
đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản
hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001 ); đến năm 2004 cụ Hảo mới
có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ
Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này
trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều
247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Khi chủ sở hữu giao tài
sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc
chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản
đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch”.
Em đồng ý với Quyết định của Toà án. Bởi năm 2004 thì cụ Hảo có di chúc giao
quyền bất động sản cho bà Châu toàn quyền sử dụng. Do đó cụ Hảo đã không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp.
Theo anh/ chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm
đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”.
Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên
cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền, bởi vì gia đình chị Vân đã được xác định là
đã ở tại căn nhà có tranh chấp trên 30 năm, là chiếm hữu, liên tục, công khai nhưng
không ngay tình.
Bởi vì chị Vân biết rõ căn nhà được thuê từ ông Chính, đồng thời người đứng tên sở
hữu là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo (có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55,
đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946). Và việc chiếm hữu tài sản của chị Vân
không phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, tức là trường hợp người chiếm hữu
không phải là chủ sở hữu tài sản; không phải là người được chủ sở hữu ủy quyền quản
lý tài sản, không phải là người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu và cũng không phải là người phát hiện ra tài
sản vô chủ hoặc bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều
kiện do pháp luật quy định, thì đó là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

You might also like