You are on page 1of 191

1

LỜI NÓI ĐẦU

Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đề ra
mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đào tạo thương mại điện tử. Tới nay,
nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã tích cực triển khai hoạt động này.
Theo Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 của VECOM, tới nay đã có 36
trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo
học phần thương mại điện tử. Nhiều sinh viên ngành thương mại điện tử đã có việc làm
từ những năm cuối và trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp hầu hết đã có việc làm với
thu nhập khá. Nhu cầu tuyển sinh ngành thương mại điện tử và các ngành liên quan như
logistics, tiếp thị số tăng nhanh. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các
trường đại học còn gặp nhiều trở ngại, bao gồm những trở ngại về giảng viên, học liệu,
chương trình đào tạo, hợp tác giữa các trường, gắn đào tạo với thực tiễn, v.v...
VECOM sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội thảo
khoa học “Đào tạo Thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học” tại Hà Nội nhằm
trao đổi, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực này, đáp ứng
nhu cầu tăng lên rất nhanh của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực thương mại điện tử.

2
DANH SÁCH CÁC BÀI CHUYÊN ĐỀ

1. Ngành thương mại điện tử và vấn đề đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử của trường
Đại học Hòa Bình 4
2. Chuyển đổi số với đào tạo cử nhân ngành thương mại điện tử tại trường Đại học Hòa Bình
9
3. Một số suy nghĩ nhằm phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 18
4. Truyền thông chuyên ngành quản trị thương mại điện tử tại trường Đại học Mỏ - Địa chất,
góc nhìn từ trường đào tạo kĩ thuật đặc thù 25
5. Ưu thế vượt trội của thương mại điện tử trong hoạt động của cơ sở giáo dục case thực tế: câu
lạc bộ tiếng anh Fingerprint 34
6. Bàn về phương pháp đào tạo ngành thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số 40
7. Những xu hướng mới trong thương mại điện tử46 thương mại điện tử tại các trường Đại học
ở Việt Nam 46
8. Mô hình đào tạo ngành Thương mại điện tử hướng thực tiễn và hội nhập quốc tế 71
9. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ Thương mại điện tử tại các trường đại
học: trường hợp nghiên cứu tại Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Tp.
HCM 78
10. Vốn xã hội và vai trò liên kết đào tạo ngành Thương mại điện tử giữa các Trường Đại học
90
11. Phát triển Thương mại điện tử và lối ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 98
12. Cách tiếp cận mới trong đào tạo nguồn nhân lực Thương mại điện tử 104
13. Những thách thức và cơ hội trong đào tạo Thương mại điện tử 115
14. Tăng cường đào tạo học phần “pháp luật thương mại điện tử” để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho sinh viên ngành Thương mại điện tử bậc Đại học trong các Trường Đại học tại
Việt Nam hiện nay 132
15. Phát triển khung năng lực cốt lõi cho nguồn nhân lực Thương mại điện tử xuyên biên giới
trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam 146
16. Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo cao học ngành
Thương mại điện tử ở Việt Nam 170
17. Xu hướng Thương mại điện tử B2B và những rào cản phát triển tại Việt Nam 166
18. Thực trạng và xu hướng đào tạo Thương mại điện tử ở các Trường Đại học tại Việt Nam
173
19. Đào tạo Thương mại điện tử tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số 179
20. Đào tạo ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 186

3
1. NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

TS. Nguyễn Tiến Mạnh,


ThS. Nguyễn Thị Lý
Khoa QTKD, Trường ĐH Hòa Bình

Mở đầu
Trong những năm gần đây, mạng điện tử nói chung và internet nói riêng phát triển vô
cùng mạnh mẽ. Kèm theo đó là các dịch vụ mua bán thông qua loại hình này và cụ thể là
thương mại điện tử cũng phát triển nhanh chóng.Vậy thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm
cơ bản của thương mại điện tử là gì? Nguồn nhân lực theo học ngành Thương mại điện tử
sẽ được trang bị những kiến thức gì? Sau khi học xong ngành Thương mại điện tử ra trường
thì làm gì? Làm ở đâu?... Xây dựng ngành Thương mại điện tử hiện nay là rất quan trọng và
cấp thiết theo xu thế phát triển của Việt Nam nói chung và của ngành giáo dục và đào tạo
nói riêng. Theo Quyết định số 1563/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016
– 2020, đã nhấn mạnh nội dung thực hiện về Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện
tử (khoản 4, mục III, điều 1), trong đó nêu rõ phải “đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương
mại điện tử, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp”. Việc mở ngành đào tạo Thương mại điện tử nhằm cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực
chất lượng cao cho nhu cầu xã hội hiện nay là rất quan trọng. Tất cả những nội dung đó được
đề cập trong bài viết này.

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


1. Khái niệm thương mại điện tử
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Như vậy, Thương mại điện tử là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc
chuyển tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử, chủ yếu là internet và các phương tiện điện tử
khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán,
đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… Hiện nay ngành Thương mại điện tử đang có tốc độ phát
triển rất mạnh. Hầu hết các công ty bán hàng mới thành lập đều là các công ty thương mại
điện tử và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Các giao dịch kinh doanh này xảy ra giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh
vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh
vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt
động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính
các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại
điện tử.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng
tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp
4
thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe,
giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành
một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
2. Các mô hình thương mại điện tử
* Doanh nghiệp với Doanh nghiệp: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp đề cập đến việc trao đổi điện tử các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin giữa các
doanh nghiệp. Đây là mô hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với
nhau. Ví dụ bao gồm các thư mục trực tuyến và các trang web trao đổi sản phẩm và cung
cấp cho phép doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và thông tin và bắt đầu giao dịch
thông qua giao diện mua sắm điện tử.
* Doanh nghiệp với Người tiêu dùng: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với
người tiêu dùng là bộ phận bán lẻ của thương mại điện tử trên internet. Đó là khi doanh
nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngày nay, có vô
số cửa hàng và trung tâm ảo trên internet bán tất cả các loại hàng tiêu dùng. Ví dụ được công
nhận nhất của các trang web này là Amazon, công ty thống trị thị trường này.
* Người tiêu dùng với Người tiêu dùng: Đây là một mô hình thương mại điện tử
trong đó người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin với nhau trực tuyến. Các
giao dịch này thường được thực hiện thông qua một bên thứ ba cung cấp một nền tảng trực
tuyến mà các giao dịch được thực hiện.
* Người tiêu dùng với Doanh nghiệp: là một loại mô hình thương mại điện tử trong
đó người tiêu dùng làm cho sản phẩm và dịch vụ của họ có sẵn trực tuyến để các công ty đấu
thầu và mua. Điều này trái ngược với mô hình thương mại truyền thống của Doanh nghiệp
với Người tiêu dùng.
3. Các đặc điểm của thương mại điện tử
So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm
khác biệt cơ bản sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm
biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có
biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ
thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan
chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao
đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
4. Những ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử
* Ưu điểm
- Thương mại điện tử cung cấp cho người bán một phạm vi toàn cầu, xóa bỏ rào cản
về địa lý. Bây giờ người bán và người mua có thể gặp nhau trong thế giới ảo, mà không gặp
trở ngại về vị trí.
- Thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch. Nó loại bỏ nhiều chi phí cố
định để duy trì các cửa hàng. Điều này cho phép các công ty được hưởng lợi nhuận cao hơn
nhiều.
- Nó cung cấp giao hàng nhanh chóng với rất ít nỗ lực từ phía khách hàng. Khiếu nại
của khách hàng cũng được giải quyết nhanh chóng. Nó cũng tiết kiệm thời gian, năng lượng
và nỗ lực cho cả người tiêu dùng và công ty.
5
- Một lợi thế lớn khác là sự tiện lợi mà nó cung cấp. Một khách hàng có thể mua sắm
24/7. Trang web này hoạt động mọi lúc, nó không có giờ làm việc như cửa hàng.
- Thương mại điện tử cũng cho phép khách hàng và doanh nghiệp được liên lạc trực
tiếp mà không cần bất kỳ trung gian nào. Điều này cho phép giao tiếp và giao dịch nhanh
chóng.
* Nhược điểm
- Chi phí khởi nghiệp của cổng thương mại điện tử rất cao. Việc thiết lập phần cứng
và phần mềm, chi phí đào tạo nhân viên, bảo trì và bảo trì liên tục đều khá tốn kém.
- Mặc dù có vẻ như là một điều chắc chắn, ngành thương mại điện tử có nguy cơ thất
bại cao.
- Đôi khi, thương mại điện tử có thể cảm thấy không cá nhân. Vì vậy, nó thiếu sự ấm
áp của mối quan hệ giữa các cá nhân, điều quan trọng đối với nhiều thương hiệu và sản phẩm.
Sự thiếu liên lạc cá nhân này có thể là một bất lợi cho nhiều loại dịch vụ và sản phẩm như
thiết kế nội thất hoặc kinh doanh trang sức.
- An ninh là một lĩnh vực cần quan tâm khác. Chỉ gần đây, chúng tôi đã chứng
kiến nhiều vi phạm an ninh nơi thông tin của khách hàng bị đánh cắp. Trộm cắp thẻ tín
dụng, trộm danh tính,… vẫn là mối quan tâm lớn với khách hàng.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG
ĐH HÒA BÌNH
Kế hoạch mở ngành đào tạo Thương mại điện tử của trường Đại học Hòa Bình đã có
từ lâu, nhưng đến tháng 2 năm 2021 vừa qua nhà trường mới tổ chức bảo vệ Đề án trước Hội
đồng Khoa học. Ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Hòa Bình được xây dựng
dựa trên các cơ sở phù hợp về mặt pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của nền kinh
tế, của ngành Giáo dục và đào tạo và của trường Đại học Hòa Bình.
1. Về năng lực đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình
Trường Đại học Hòa Bình được thành lập ngày 28/02/2008 theo Quyết định số
244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các doanh nghiệp và cho xã hội, đảm bảo đầu ra và việc làm cho các sinh viên.
Trải qua 13 năm thành lập và phát triển, hiện Nhà Trường đã được phép đào tạo 05
ngành trình độ thạc sĩ và 20 ngành trình độ đại học.
Năm 2019 nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc gia.
Nhà trường hiện có 25 cán bộ quản lý và 125 giảng viên cơ hữu, trong đó có 03 giáo
sư, 17 phó giáo sư, 50 tiến sĩ và 80 thạc sĩ và nhiều chuyên gia thương mại điện tử từ các
doanh nghiệp, các GS, PGS, TS chuyên ngành thương mại điện tử làm cộng tác viên, giáo
viên thỉnh giảng tại trường.
Các ngành, trình độ và hình thức đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2. Về cở sở vật chất kỹ thuật của nhà trường
Hiện nay, cơ sở chính của Nhà trường tại Số 8, phố Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2, Nam
Từ Liêm, Hà Nội với diện tích 3.500 m2; có 25 phòng học trang bị đầy đủ các thiết bị cơ bản
phục vụ cho công tác giảng dạy, sức chứa từ 60-200 chỗ ngồi; 01 hội trường sức chứa 200
chỗ ngồi; 04 phòng máy vi tính đa năng, với số lượng 160 máy, đủ cho sinh viên thực hành;
03 phòng thí nghiệm và thực hành phục vụ cho các ngành đào tạo…
Ngoài ra, trường có một thư viện với 2.500 bản sách tham khảo, 200 đầu giáo trình
với 150.000 bản, 38 đầu báo tạp chí chuyên ngành để phục vụ sinh viên.

6
3. Đối tượng tuyển sinh và chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử
3.1. Về đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình
đào tạo. Tổng số tín chỉ đào tạo là 131, bao gồm:
+ Kiến thức giáo dục đại cương – 34 TC,
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp - 97 TC, trong đó phân ra: Kiến thức cơ sở ngành
- 30 TC và kiến thức ngành - 28 TC; Các học phần tự chọn về Kiến thức chuyên sâu ngành:
21 tín chỉ; Thực tập tác nghiệp và quản trị tác nghiệp – 8 TC; Chuyên đề thực tập – 10 TC.
Chương trình đào tạo do trường Đại học Hòa Bình xây dựng đặc biệt quan tâm đến
kỹ năng thực hành của sinh viên thông qua việc tăng giờ thực hành, kỹ năng thương mại điện
tử và tăng thời lượng thực tế tại các cơ sở thực tập với sự hướng dẫn của các giáo viên của
trường và đội ngũ cán bộ tại đơn vị thực tập.
3.2. Về chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử.
Cử nhân Thương mại điện tử được trang bị kiến thức nền về kinh tế học và kinh tế
chính trị học và tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh; am hiểu về hệ thống mạng điện tử và công nghệ thông tin; được trang bị kiến
thức chuyên sâu và hiện đại về thương mại điện tử; về hoạch định chiến lược, kế hoạch
thương mại điện tử; về quản trị thương mại điện tử và kinh doanh trên mạng điện tử. Ngoài
những nghiệp vụ phục vụ cho ngành nghề, bạn còn được học về các điều khoản Luật, Kinh
tế, Ngân hàng, Ngoại ngữ…và Quản trị kinh doanh để có khả năng và kiến thức trong quản
lý doanh nghiệp. Người học được trang bị kiến thức để có năng lực chuyên môn tốt và kỹ
năng nghề nghiệp vững vàng, có tư cách đạo đức và ý thức pháp luật đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Tại Trường Đại học Hòa Bình, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đang chuẩn bị mở
ngành đào tạo Thương mại điện tử. Theo học ngành này, bạn sẽ được học chương trình chú
trọng về ngoại ngữ với các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Đây chính là bước đệm thuận
lợi cho các bạn có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không chỉ được cung cấp các
khối lượng kiến thức chuyên ngành mà các bạn còn được rèn luyện các kỹ năng tin học, kỹ
năng giao tiếp trong quá trình học tập. Theo đó sinh viên vừa giỏi về nghiệp vụ kinh doanh,
vừa tinh thông về công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh và đặc biệt chuyên sâu
trong việc tổ chức kinh doanh trong môi trường mạng.
Các môn học tiêu biểu của ngành Thương mại điện tử: Hệ thống thông tin quản lý,
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Mạng và truyền thông, Thương mại điện tử, Marketing điện
tử, Nghiên cứu thương mại điện tử, Chiến lược thương mại điện tử, Phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin, Lập trình mạng,…
Từ những thông tin được cung cấp, tin chắc rằng các bạn thí sinh đã tìm ra lời giải
đáp cho câu hỏi “ngành Thương mại điện tử là gì, học những gì”. Đây chính là tiền đề vững
chắc để các bạn định hướng được ngành học trong tương lai.
Tóm lại, về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Đạt chuẩn đầu
ra theo qui định tại Thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
3.3. Về đề cương các học phần chương trình đào tạo và giáo viên tham gia giảng
dạy
* Theo nội dung chương trình, hồ sơ bao gồm: chương trình các học phần đào tạo từ:
Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm: Kiến thức cơ sở

7
ngành và kiến thức ngành, Kiến thức chuyên sâu ngành (phần đề cương các học phần cơ bản
đã được đính kèm trong bản hồ sơ).
* Về đội ngũ giảng viên: Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường Đại học Hòa
Bình tham gia chương trình đào tạo thương mại điện tử, nhà trường sẽ mời các giáo viên
thỉnh giảng từ các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, các Doanh nghiệp là các chuyên
gia về lĩnh vực thương mại điện tử và logistics trong thương mại điện tử nói chung đã có
nhiều năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này cùng tham gia giảng
dạy với Trường Đại học Hòa Bình.
4. Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì và làm việc ở đâu?
4.1. Những công việc có thể làm sau khi ra trường
Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định
sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh
nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra
tiền” này.
Theo đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng thu hút các bạn
trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương mại
điện tử người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng môi trường
làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực
tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO),
Giám đốc E- Marketing;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự
án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp
điện tử;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm,
cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...
4.2. Những nơi làm việc
Cử nhân ngành Thương mại điện tử có khả năng làm việc tốt tại nhiều nơi như: các
Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Văn phòng đại diện doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử; Các tập đoàn, Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia; Các cơ quan quản
lý, cơ quan hoạch định chính sách về thương mại điện tử; Các cơ quan, tổ chức đại diện
thương mại điện tử của Việt Nam và quốc tế; Các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu
thương mại điện tử, giảng viên các trường đại học, cao đẳng về kinh tế và quản trị kinh
doanh; Có thể thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp tự tổ chức kinh doanh qua mạng, kinh
doanh dựa trên nền tảng mạng và công nghệ số.
Với những công việc nêu trên, cử nhân ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định
năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như:
- Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty,
doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;
- Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công
nghệ trong kinh doanh, thương mại;
- Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm công nghệ, Sở ban ngành liên quan
đến công nghệ thông tin…
Kết luận
8
Để gặt hái được thành công từ lĩnh vực Thương mại điện tử đòi hỏi bạn phải lựa chọn
cho mình một chương trình đào tạo chất lượng ở các trường đại học uy tín. Sinh viên theo
học ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình, ngoài việc được trang bị kiến
thức chuyên môn, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ chuyên ngành và trong
lĩnh vực thương mại, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh trên
internet, tham gia những dự án kinh doanh mẫu theo hướng dẫn của giảng viên, tham gia hội
thảo chuyên đề, tham quan môi trường làm việc thực tế thuộc lĩnh vực thương mại điện
tử,…Qua đó, tạo nên khối kiến thức toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp người học có dự
định theo đuổi.
Qua thông tin bài viết, người học chắc chắn đã có cái nhìn khái quát về Thương mại
điện tử, về nội dung, kiến thức học ngành Thương mại điện tử, ra trường sẽ làm gì và có thể
làm việc ở đâu? để từ đó các bạn học viên lựa chọn nơi đào tạo và có được tâm thế tốt nhất
theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.
Việc mở ngành thương mại điện tử trình độ đại học là rất cần thiết và cấp bách nhằm
phục vụ nguồn nhân lực thương mại điện tử của Việt Nam. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân
lực cung cấp trực tiếp cho các đối tác chiến lược của Trường Đại học Hòa Bình và các dự án
khác của nhà trường. Hiện Trường Đại học Hòa Bình đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên,
cơ sở thực hành cho sinh viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường để nhanh chóng tiến
hành đào tạo ngành Thương mại điện tử trong thời gian tới./.

Tài liệu tham khảo


1. Hồ sơ Đề án mở ngành đào tạo Thương mại điện tử và ngành đào tạo Logistics và
Quản lý chuỗi cung ứng - Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hòa Bình, Hà
Nội 2021.
2. Tờ trình đăng lý mở ngành đào tạo Thương mại điện tử của Hiệu trưởng Trường Đại
học Hòa Bình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2/2021.
3. Trần Văn Hòe, 2015, Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Đặng Đình Đào, 2018, Thương mại doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội.

2. CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH THƯƠNG MẠI


ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

9
TS. Nguyễn Tiến Mạnh
ThS. Nguyễn Thị Lý
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hòa Bình
Tác giả liên hệ: ntmanh@daihochoabinh.edu.vn

Tóm tắt
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Kèm theo đó là các dịch vụ
mua bán thông qua loại hình này và cụ thể là thương mại điện tử cũng phát triển nhanh
chóng. Vậy thương mại điện tử là gì? Các đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử;
Nguồn nhân lực theo học ngành Thương mại điện tử sẽ được trang bị những kiến thức
gì? Sau khi học xong ngành Thương mại điện tử ra trường thì họ sẽ làm gì? Làm ở
đâu?... Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Thương mại điện tử theo
hướng chuyển đổi số tại các trường là rất quan trọng và cấp thiết theo xu thế phát triển
của Việt Nam nói chung và của ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Chuyển đối số
ngành Giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao
quyền để sử dụng công nghệ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơn.
Hiện nay, Trường Đại học Hòa Bình đã và đang chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng
viên, cơ sở thực hành cho sinh viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường để triển khai
nhanh công tác đào tạo ngành Thương mại điện tử.
Từ khóa: Chuyển đổi số, Thương mại điện tử, Trường Đại học Hòa Bình.

Abstract
In recent years, the 4.0 technology revolution in the world in general and in
Vietnam in particular has developed extremely strongly. Accompanied by the services
of buying and selling through this type and in particular, e-commerce has also
developed rapidly. So what is e-commerce? What are the basic characteristics of e-
commerce? What knowledge will human resources studying E-commerce be equipped
with? What will they do after graduating from e-commerce? Where to work?... Building
a training program for human resources in the field of e-commerce in the direction of
digital transformation at schools is very important and urgent according to the
development trend of Vietnam in general and of the Education sector. Education and
training in particular. Shifting the education industry argument has created a new era,
where teachers and learners are empowered to use technology, and the quality of
education is increasingly improved.
Currently, Hoa Binh University has fully prepared a team of lecturers, practice
facilities for students, and the school's physical and technical facilities to quickly
conduct training in e-commerce.
Keywords: Digital transformation, E-commerce, Hoa Binh University.

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử nói chung và Internet phát triển vô
cùng mạnh mẽ. Kèm theo đó là các dịch vụ mua bán thông qua Internet và các phương
tiện điện tử khác cũng phát triển nhanh chóng. Vậy thương mại điện tử là gì? Các đặc
điểm cơ bản của thương mại điện tử; Nguồn nhân lực theo học ngành Thương mại điện
tử sẽ được trang bị những kiến thức gì? Sau khi học xong ngành Thương mại điện tử ra
10
trường thì làm gì? Làm ở đâu?... Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành
Thương mại điện tử theo hướng chuyển đổi số tại các trường là rất quan trọng và cấp
thiết theo xu thế phát triển của Việt Nam nói chung và của ngành Giáo dục và Đào tạo
nói riêng. Theo Quyết định số 1563/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2016-2020 đã nhấn mạnh nội dung thực hiện về Phát triển nguồn nhân lực cho thương
mại điện tử (Khoản 4, mục III, Điều 1), trong đó, nêu rõ phải “đẩy mạnh đào tạo chính
quy về thương mại điện tử, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp”. Chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng làm nền tảng đối với
đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình.
2. Khái quát về ngành Thương mại điện tử
2.1. Khái niệm Thương mại điện tử
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Như vậy, thương mại điện tử là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc
chuyển tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử, chủ yếu là internet và các phương tiện điện
tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: Giao dịch, mua bán, thanh
toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… Hiện nay, ngành Thương mại điện tử đang có
tốc độ phát triển rất mạnh. Hầu hết các công ty bán hàng mới thành lập đều là các công
ty thương mại điện tử và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều
người Việt Nam. Các giao dịch kinh doanh này xảy ra giữa các doanh nghiệp với người
tiêu dùng.
Có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các
lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn
lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ gồm
các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên
thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật
ngữ Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như
hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm
sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện
tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
2.2. Các mô hình thương mại điện tử
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Doanh nghiệp với Người tiêu dùng: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với
người tiêu dùng là bộ phận bán lẻ của thương mại điện tử trên internet. Đó là khi doanh
nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngày nay,
có vô số cửa hàng và trung tâm ảo trên internet bán tất cả các loại hàng tiêu dùng. Ví dụ
được công nhận nhất của các trang web này là Amazon, công ty thống trị thị trường này.
Người tiêu dùng với Người tiêu dùng: Đây là một mô hình thương mại điện tử,
trong đó, người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin với nhau trực tuyến.
Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua một bên thứ ba cung cấp một nền
tảng trực tuyến mà các giao dịch được thực hiện.
Người tiêu dùng với Doanh nghiệp: Loại mô hình thương mại điện tử, trong đó,
người tiêu dùng làm cho sản phẩm và dịch vụ của họ có sẵn trực tuyến để các công ty
11
đấu thầu và mua. Điều này trái ngược với mô hình thương mại truyền thống của Doanh
nghiệp với Người tiêu dùng.
2.3. Các đặc điểm của thương mại điện tử
So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm
khác biệt cơ bản sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường
không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác
động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử, đều có sự tham gia của ít nhất ba
chủ thể, trong đó, có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị
trường.
2.4. Những ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử
- Ưu điểm
+ Thương mại điện tử cung cấp cho người bán một phạm vi toàn cầu, xóa bỏ rào
cản về địa lý. Bây giờ người bán và người mua có thể gặp nhau trong thế giới ảo, mà
không gặp trở ngại về vị trí.
+ Thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch. Nó loại bỏ nhiều chi phí
cố định để duy trì các cửa hàng. Điều này cho phép các công ty được hưởng lợi nhuận
cao hơn nhiều.
+ Nó cung cấp giao hàng nhanh chóng với rất ít nỗ lực từ phía khách hàng. Khiếu
nại của khách hàng cũng được giải quyết nhanh chóng. Nó cũng tiết kiệm thời gian,
năng lượng và nỗ lực cho cả người tiêu dùng và công ty.
+ Một lợi thế lớn khác là sự tiện lợi mà nó cung cấp. Một khách hàng có thể mua
sắm 24/7. Trang web này hoạt động mọi lúc, nó không có giờ làm việc như cửa hàng.
+ Thương mại điện tử cũng cho phép khách hàng và doanh nghiệp được liên lạc
trực tiếp mà không cần bất kỳ trung gian nào. Điều này cho phép giao tiếp và giao dịch
nhanh chóng.
- Nhược điểm
+ Chi phí khởi nghiệp của cổng thương mại điện tử rất cao. Việc thiết lập phần
cứng và phần mềm, chi phí đào tạo nhân viên, bảo trì và bảo trì liên tục đều khá tốn
kém.
+ Mặc dù có vẻ như là một điều chắc chắn, ngành Thương mại điện tử có nguy cơ
thất bại cao.
+ Đôi khi, thương mại điện tử có thể cảm thấy không cá nhân. Vì vậy, nó thiếu sự
ấm áp của mối quan hệ giữa các cá nhân, điều quan trọng đối với nhiều thương hiệu và
sản phẩm. Sự thiếu liên lạc cá nhân này có thể là một bất lợi cho nhiều loại dịch vụ và
sản phẩm như thiết kế nội thất hoặc kinh doanh trang sức.
+ An ninh là một lĩnh vực cần quan tâm khác. Chỉ gần đây, chúng ta đã chứng
kiến nhiều vi phạm an ninh nơi thông tin của khách hàng bị đánh cắp. Trộm cắp thẻ tín
dụng, trộm danh tính… vẫn là mối quan tâm lớn với khách hàng.
3. Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Hòa Bình
12
Kế hoạch mở ngành đào tạo Thương mại điện tử của Trường Đại học Hòa Bình đã
có từ lâu, và tháng 2/2021 vừa qua, Nhà trường đã tổ chức bảo vệ Đề án trước Hội đồng
Khoa học và Đào tạo. Ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Hòa Bình được
xây dựng dựa trên các cơ sở phù hợp về mặt pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
của nền kinh tế, của ngành Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hòa Bình.
3.1. Đối tượng tuyển sinh và chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử
3.1.1. Về đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chương
trình đào tạo. Tổng số tín chỉ (TC) đào tạo là 132, bao gồm:
+ Kiến thức giáo dục đại cương: 35 TC.
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 97 TC, trong đó, phân ra: Kiến thức cơ sở
ngành (30 TC) và kiến thức ngành (28 TC); Các học phần tự chọn về Kiến thức chuyên
sâu ngành (21 TC); Thực tập tác nghiệp và quản trị tác nghiệp (8 TC); Chuyên đề thực
tập (10 TC).
Chương trình đào tạo do Trường Đại học Hòa Bình xây dựng đặc biệt quan tâm
đến kỹ năng thực hành của sinh viên thông qua việc tăng giờ thực hành, kỹ năng thương
mại điện tử và tăng thời lượng thực tế tại các cơ sở thực tập với sự hướng dẫn của các
giáo viên của Trường và đội ngũ cán bộ tại đơn vị thực tập.
3.1.2. Về chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử
Cử nhân Thương mại điện tử được trang bị kiến thức nền về kinh tế học và kinh
tế chính trị học và tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và
quản trị kinh doanh; am hiểu về hệ thống mạng điện tử và công nghệ thông tin; được
trang bị kiến thức chuyên sâu và hiện đại về thương mại điện tử; về hoạch định chiến
lược, kế hoạch thương mại điện tử; về quản trị thương mại điện tử và kinh doanh trên
mạng điện tử. Ngoài những nghiệp vụ phục vụ cho ngành nghề, sinh viên còn được học
về các điều khoản Luật, Kinh tế, Ngân hàng, Ngoại ngữ… và Quản trị kinh doanh để có
khả năng và kiến thức trong quản lý doanh nghiệp. Người học được trang bị kiến thức
để có năng lực chuyên môn tốt và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, có tư cách đạo đức
và ý thức pháp luật đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0.
Tại Trường Đại học Hòa Bình, Thành phố Hà Nội đang mở ngành đào tạo Thương
mại điện tử. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học chương trình chú trọng về ngoại
ngữ với các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Đây chính là bước đệm thuận lợi cho
sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không chỉ được cung cấp các khối
lượng kiến thức chuyên ngành mà sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng tin học, kỹ
năng giao tiếp trong quá trình học tập. Theo đó, sinh viên vừa giỏi về nghiệp vụ kinh
doanh, vừa tinh thông về công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh và đặc biệt
chuyên sâu trong việc tổ chức kinh doanh trong môi trường mạng.
Các môn học tiêu biểu của ngành Thương mại điện tử: Hệ thống thông tin quản lý,
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Mạng và truyền thông, Thương mại điện tử, Marketing điện
tử, Nghiên cứu thương mại điện tử, Chiến lược thương mại điện tử, Phân tích và thiết
kế hệ thống thông tin, Lập trình mạng…
Từ những thông tin được cung cấp, tin chắc rằng các thí sinh đã tìm ra lời giải đáp
cho câu hỏi “ngành Thương mại điện tử là gì, học những gì”. Đây chính là tiền đề vững
chắc để các thí sinh định hướng được ngành học trong tương lai.

13
Tóm lại, về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Đạt chuẩn
đầu ra theo quy định tại Thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3.1.3. Đề cương các học phần chương trình đào tạo và giáo viên tham gia giảng dạy
- Theo nội dung chương trình, hồ sơ bao gồm: Chương trình các học phần đào tạo
từ: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm: Kiến thức cơ
sở ngành và kiến thức ngành, Kiến thức chuyên sâu ngành.
- Về đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường Đại học Hòa Bình
tham gia chương trình đào tạo thương mại điện tử tương đối đầy đủ, tất nhiên Nhà trường
vẫn mời các giáo viên thỉnh giảng từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh
nghiệp là các chuyên gia về lĩnh vực thương mại điện tử và logistics trong thương mại
điện tử nói chung đã có nhiều năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực này cùng tham gia giảng dạy với Trường Đại học Hòa Bình.
3.2. Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì và làm việc ở đâu?
3.2.1. Những công việc có thể làm sau khi ra trường
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận
định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty,
doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ
hội “hái ra tiền” này.
Theo đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng thu hút các
bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Tốt nghiệp ngành Thương
mại điện tử, người học dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn cùng
môi trường làm việc luôn mới mẻ với các vị trí:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh
trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông
tin (CIO), Giám đốc E-Marketing.
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin.
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các
dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh
nghiệp điện tử.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung
tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp...
Ngành học Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công
nghệ thông tin. Sinh viên ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình được
đào tạo theo cách học đi đôi với làm “Learning by doing” để đạt được các năng lực sau:
+ Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp.
+ Tự phát triển ý tưởng kinh doanh Thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết
bị di động (IOS, Android).
+ Marketing trực tuyến, marketing nội dung trên nền tảng Facebook, Google,
Youtube.
+ Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực v.v.
+ Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.
+ Thành thạo kỹ năng kinh doanh điện tử.
3.2.2. Những nơi làm việc

14
Cử nhân ngành Thương mại điện tử có khả năng làm việc tốt tại nhiều nơi như:
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài; văn phòng đại diện doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử; các tập đoàn, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia; các
cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách về thương mại điện tử; các cơ quan, tổ
chức đại diện thương mại điện tử của Việt Nam và quốc tế; các viện nghiên cứu, trung
tâm nghiên cứu thương mại điện tử, giảng viên các trường đại học, cao đẳng về kinh tế
và quản trị kinh doanh; có thể thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp tự tổ chức kinh
doanh qua mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng mạng và công nghệ số.
Với những công việc nêu trên, cử nhân ngành Thương mại điện tử có thể khẳng
định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận
như:
- Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty,
doanh nghiệp kinh doanh, thương mại.
- Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp
công nghệ trong kinh doanh, thương mại.
- Trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, Sở, ban, ngành liên quan
đến công nghệ thông tin v.v.
4. Chuyển đổi số trong đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại
học Hòa Bình
4.1. Các bước chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo
4.1.1. Tạo môi trường giáo dục linh động
Thay vì vài chục học sinh phải ngồi trong phòng học với bốn bức tường như trước
đây, công nghệ số đã mở ra một không gian học tập linh động hơn. Giờ đây, người học
có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính,
laptop, smartphone v.v.).
Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại
bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều
nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng
cao nhận thức, tư duy của người học.
4.1.2. Truy cập tài liệu học tập không giới hạn
Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa
là, học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém
hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn. Hiện nay, người
học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới
hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ.
Mặt khác, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học sinh và
giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.
4.1.3. Tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế
Nhiều người nghĩ rằng học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa
người dạy và người học. Nhưng thực tế, phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính
tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện face to face một - một với giáo viên
hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian.
Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường
AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người học. So với phương
pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, công nghệ mới giúp
người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi
học.
15
4.1.4. Nâng cao chất lượng giáo dục
Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và
người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.
Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian
mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học
sinh hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của
học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại
lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất,
minh bạch.
4.1.5. Giảm chi phí đào tạo
Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần
so với trước đây các do trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề
liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị v.v.
Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các
trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều
lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và
những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả
và chất lượng hơn.
4.2. Năng lực đào tạo và cơ sở vật chất của Trường Đại học Hòa Bình đáp ứng việc
chuyển đổi số đào tạo ngành Thương mại điện tử
4.2.1. Về năng lực đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình
Trường Đại học Hòa Bình được thành lập ngày 28/02/2008 theo Quyết định số
244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho các doanh nghiệp và cho xã hội, đảm bảo đầu ra và việc làm cho các sinh
viên.
Trải qua 14 năm thành lập và phát triển, hiện Nhà trường đã được phép đào tạo 05
ngành trình độ thạc sĩ và 20 ngành trình độ đại học.
Năm 2019, Nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc gia.
Nhà trường hiện có 25 cán bộ quản lý và 125 giảng viên cơ hữu, trong đó có 03
giáo sư, 17 phó giáo sư, 50 tiến sĩ và 80 thạc sĩ và nhiều chuyên gia thương mại điện tử
từ các doanh nghiệp, các GS, PGS, TS ngành Thương mại điện tử làm cộng tác viên,
giáo viên thỉnh giảng tại Trường.
Các ngành, trình độ và hình thức đào tạo của Nhà trường ngày càng phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
4.2.2. Về cở sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường
Hiện nay, cơ sở chính của Nhà trường tại Số 8, phố Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2,
Nam Từ Liêm, Hà Nội với diện tích 3.500 m2; có 25 phòng học trang bị đầy đủ các thiết
bị cơ bản phục vụ cho công tác giảng dạy, sức chứa từ 60-200 chỗ ngồi; 01 hội trường
sức chứa 200 chỗ ngồi; 04 phòng máy vi tính đa năng, với số lượng 160 máy, đủ cho
sinh viên thực hành; 03 phòng thí nghiệm và thực hành phục vụ cho các ngành đào tạo
v.v.
Ngoài ra, Trường có thư viện với 3.000 bản sách tham khảo, 200 đầu giáo trình
với 150.000 bản, 38 đầu báo tạp chí chuyên ngành để phục vụ sinh viên.
4.2.3 Đề xuất để thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Thương mại điện tử tại Trường
Đại học Hòa Bình đến năm 2025

16
Thứ nhất, một mặt tuyển dụng thêm giảng viên đúng ngành Thương mại điện tử
và công nghệ thông tin trong độ tuổi lao động. Mặt khác, nâng cao năng lực về chuyển
đổi số cho người lao động tại Trường Đại học Hòa Bình.
Thứ hai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử tại
Trường Đại học Hòa Bình.
Thứ ba, ưu tiên đầu tư hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ.
Thứ tư, hoàn thiện về hệ thống pháp lý, văn bản quản lý trong Trường.
Thứ năm, cập nhật ứng dụng các phần mềm quản lý bảo đảm tính đồng bộ trong
hệ thống quản lý tại Trường Đại học Hòa Bình.
Kết luận
Để gặt hái được thành công từ lĩnh vực Thương mại điện tử đòi hỏi các bạn sinh
viên phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo chất lượng ở các trường đại học
uy tín. Sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Hòa Bình ngoài
việc được trang bị kiến thức chuyên môn, còn được đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ
chuyên ngành và trong lĩnh vực thương mại, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng chiến
lược kinh doanh trên internet, tham gia những dự án kinh doanh mẫu theo hướng dẫn
của giảng viên, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan môi trường làm việc thực tế
thuộc lĩnh vực thương mại điện tử v.v. Qua đó, tạo nên khối kiến thức toàn diện và sâu
rộng về nghề nghiệp người học có dự định theo đuổi.
Việc tăng cường mở rộng đào tạo ngành Thương mại điện tử trình độ đại học là
rất cần thiết và cấp bách nhằm phục vụ nguồn nhân lực thương mại điện tử của Việt
Nam. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cung cấp trực tiếp cho các đối tác chiến lược
của Trường Đại học Hòa Bình và các dự án khác của Nhà trường. Hiện Trường Đại học
Hòa Bình đã triển khai đầy đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở thực hành cho sinh viên, tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường để tiến hành đào tạo ngành Thương mại
điện tử một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo


[1] Đề án mở ngành đào tạo Thương mại điện tử và ngành đào tạo Logistics và
Quản lý chuỗi cung ứng - Khoa Quản trị kinh doanh, 2021, Trường Đại học Hòa Bình,
Hà Nội.
[2] Trần Văn Hòe (2015), Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.
[3] Đặng Đình Đào (2018), Thương mại doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội.

17
3. MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM

TS. Nguyễn Tiến Mạnh ‘1’


ThS. Nguyễn Toàn Định ‘2’
Trường Đại học Hòa Bình
(‘1’ Khoa Quản trị kinh doanh; ‘2’ Phòng Tư vấn sinh viên)

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin nói chung và mạng điện tử,
internet nói riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Kèm theo đó là các dịch vụ mua bán
thông qua loại hình này và cụ thể là thương mại điện tử cũng phát triển nhanh chóng.
Để tạo môi trường hành lang pháp lý cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT)
phát triển, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Điển
hình như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT (thiết lập hành lang pháp lý cho các
giao dịch TMĐT được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh);
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định
số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT giai đoạn 2014-2020.
Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách lâu dài và nhất
quán nhằm phát triển TMĐT với các kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn 5 năm, gần
đây nhất là Quyết định số 645/QĐ-TTg, ngày 15/5/2020 của Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đây chính sách quan
trọng với những giải pháp toàn diện và nguồn lực cụ thể làm cơ sở cho thị trường TMĐT
phát triển trong giai đoạn 5 năm tới.
Nhờ hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, thị trường TMĐT ngày càng rộng
mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi
theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Theo Cục
TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương (2020), trong những năm qua, Việt Nam liên
tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng số lượng
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm. Ước tính, số lượng người tiêu
dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm
mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm
trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%.
Số liệu thống kê cho thấy, các loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa
chọn mua online nhiều nhất là thực phẩm (52%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%);
thiết bị đồ dùng gia đình (33%)… (Hình 1).

18
Hình 1: Loại hình hàng hóa/dịch vụ thường được mua trên mạng
(Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Trong số các kênh mua sắm online, website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT
năm 2020 tăng vượt bậc, với tỷ lệ người mua tăng vọt từ mức 52% lên 74%. Trong khi
đó, tỷ lệ người mua hàng trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động
lại giảm so với năm trước.
Việc thanh toán mua sắm online chủ yếu vẫn qua hình thức tiền mặt khi nhận
hàng (COD) nhưng năm 2020 tỷ lệ này đã giảm từ 86% xuống còn 78%. Đặc biệt, báo
cáo ghi nhận tỷ lệ thanh toán qua ví điện tử và thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ cào đã tăng
hơn so với năm trước (mặc dù mức độ vẫn còn thấp).
Ngoài ra, giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người dùng trong năm 2020 cũng
tăng cao hơn so với năm 2019. Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, có khoảng 57% số
người tiêu dùng cho biết đã đặt hàng trên mạng nhiều hơn. Nhờ đó, doanh thu thương
mại điện điện tử B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) liên tục tăng mạnh. Nếu như
năm 2016, con số này chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019 đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10,08
tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD (Hình 2).

19
Hình 2: Doanh thu TMĐT B2C tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2020 của Google, Temasek và Brain
và Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2020-2025 của
TMĐT Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn
tới ngưỡng 52 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN (Hình 3)

Hình 3: Tỷ lệ tăng trưởng TMĐT các nước khu vực Đông Nam Á
(Nguồn: Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2020)
Bên cạnh đó vẫn còn một số trở ngại và thách thức cho sự bứt phá trong thời gian
tới. Mặc dù, thị trường TMĐT Việt Nam phát triển khá nhanh và ấn tượng, nhưng thực
tiễn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể là, quy mô phát triển TMĐT giữa các địa
phương chưa đồng đều. Chỉ số TMĐT năm 2021 phản ánh rõ ràng khoảng cách giữa
các địa phương. Điểm số trung bình của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vượt xa điểm số
trung bình của nhóm năm địa phương tiếp theo. Các địa phương thuộc khu vực miền núi
phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp nhất. Tình hình này cho thấy
các địa phương chưa khai thác được những cơ hội do TMĐT mang lại, đồng thời các
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến chậm mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trưởng
bền vững.
Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch còn khá phổ biến; thách thức
cạnh tranh giữa các sàn TMĐT trong nước với sàn TMĐT nước ngoài; niềm tin của
người tiêu dùng với các giao dịch trực tuyến chưa cao; thách thức về an toàn, an ninh
mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT; hoạt động vận tải giao nhận hàng
hóa chưa đáp ứng yêu cầu, nhân lực hiểu rõ và tham gia vận hành hệ thống TMĐT còn
thiếu.
20
Hơn nữa, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao
luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT trong nước. Trong 3 năm
trở lại đây, xu hướng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng
về TMĐT và công nghệ thông tin ngày càng tăng (Hình 4).

Hình 4: Các kỹ năng chuyên ngành CNTT – TMĐT khó tuyển dụng hiện nay
(Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)
Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT và kỹ năng quản trị website và
sàn giao dịch TMĐT vẫn là 2 kỹ năng được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất trong
những năm gần đây (Hình 5).

Hình 5: Các kỹ năng chuyên ngành CNTT-TMĐT khó tuyển dụng hiện nay
(Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020)
Để tiếp tục phát triển TMĐT, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức
đẩy mạnh triển khai ứng dụng các phần mềm trên nền tảng công nghệ mới của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay gắn với việc thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg
ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, cần tập trung một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử
Cần phải có một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các
chủ thể tham gia thương mại điện tử ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại
mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe dọa như máy trạm, máy chủ, đường truyền... Mặt khác,
pháp luật cũng cần có quy định về nhận thức của các chủ thể tham gia giao dịch phải tự
bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật. Đồng thời cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế,
21
chính sách, rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT
và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số, bởi đây là một lĩnh vực mới
phát triển tại Việt Nam, là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và
ảo…Việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nên theo
hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô
hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số, ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp
với tình hình phát triển trong nước và trên thế giới, chính sách về TMĐT trong nước
so với các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ
mới.
Cần bổ sung chế tài đủ mạnh để trừng trị thích đáng đáng đối với những hành vi
tiêu cực của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong thương mại điện tử như việc lộ, lọt thông
tin khách hàng; việc quảng cáo tràn lan, không đúng sự thật, sử dụng công nghệ thương
mại chiếm đoạt tài sản của khách hành, gây rối. Ngoài ra, để xác định được độ tin cậy
của chữ ký điện tử, pháp luật cũng cần quy định một cơ quan trung gian có thẩm quyền
chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Tính hợp pháp trong
thương mại điện tử còn đòi hỏi ở việc phải đảm bảo tính bảo mật và tôn trọng quyền
riêng tư. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời tư. Khi thực hiện các
giao dịch thương mại điện tử.
Cần nghiên cứu ban hành chế tài đối với hành vi “Gian lận thương mại điện tử”
phát hiện nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động thu thập, mua bán dữ liệu cá
nhân trái phép. Hoạt động này diễn ra phổ biến, đặt ra thách thức đối với an ninh dữ liệu
quốc gia, uy tín của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân phá đường
dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn.
Thứ hai, công tác đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn
Có thể nói nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa
thấy hết tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại. Do đó, nâng
cao nhận thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng về thương mại điện
tử, hiểu được những tác dụng tích cực mà công nghệ cũng như thương mại điện tử mang
lại, cách thức ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh là rất
quan trọng để có thể làm thay đổi thói quan tập quán kinh doanh và tiêu dùng theo
phương thức truyền thống theo hướng hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Các giao dịch TMĐT
đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành
tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế
các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Do đó, cần tổ chức nhiều khoá
đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều
cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối
tượng và mọi thành phần kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về internet/website và
TMĐT. Bên cạnh đó, cần triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc đại học,
cao đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực
TMĐT.
Về phía cơ quan quản lý, cần hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và
ngoài nước một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng
cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên
biên giới nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới một cách
bài bản hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất Việt đa dạng hóa các kênh xuất
khẩu tại các thị trường nước ngoài.
22
Nâng cao công tác đào tạo năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT như:
đào tạo năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật, nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT,
hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, trang bị
các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý
vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến, cung cấp trực tuyến các dịch
vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong các thủ tục hành chính công… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ, phối hợp liên ngành trong đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, buôn
lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong
TMĐT.
Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng TMĐT
Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT. Trong
đó, đẩy mạnh việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp
bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, giúp khách hàng yên tâm khi giao dịch trực
tuyến. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và hạ tầng logistics trong TMĐT,
từ đó sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí,
thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, tăng cường phát triển các tiện ích thanh toán trên
nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS...để từng bước thay đổi nhận thức
và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt…Ứng dụng
các công nghệ mới trong hoạt động logistics; khuyến khích thí điểm và triển khai ứng
dụng các phương tiện giao thông mới hỗ trợ việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong
TMĐT; Xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến các dịch vụ vận chuyển, giao nhận và
hoàn tất đơn hàng cho TMĐT bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng
tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương, như: xây
dựng gian hàng quốc gia trên một số sàn TMĐT lớn của thế giới; tổ chức chuỗi cung
ứng TMĐT cho các mặt hàng nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản
xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; chọn lựa một số địa
phương đại diện cho mỗi vùng kinh tế trọng điểm và triển khai các đề án hỗ trợ, từ đó
tạo hiệu ứng lan tỏa ra các địa phương trên toàn quốc; thiết lập mô hình trung tâm trực
tuyến kết nối với các địa phương để hỗ trợ phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông thôn…
Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, hỗ trợ quá trình chuyển
đổi số của doanh nghiệp. Thời gian tới, các ngành các cấp cần đẩy mạnh việc nâng cao
nhận thức, hỗ trợ đào tạo về chuyển đổi số, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
và các khu vực tụt hậu; phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số và hỗ trợ doanh
nghiệp triển khai ứng dụng trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh; triển khai
thí điểm và từng bước nhân rộng mô hình doanh nghiệp số đối với từng ngành, lĩnh vực
phù hợp với điều kiện của từng địa phương…
Thứ bốn, hoàn thiện hạ tầng logistics
Logistics là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử
và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí đơn hàng giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, hạ tầng và năng lực logistics còn tác động tới sự thành công hay thất bại của
một đơn hàng, từ đó tác động tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Do vậy, để đảm bảo cho thương mại điện tử phát triển thì cùng với đó hạ tầng
logistics nói chung cũng như hạ tầng logistics cho thương mại điện tử cần được đầu tư
hoàn thiện. Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy
23
trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực
cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tài liệu tham khảo


1. Đề án mở ngành đào tạo Thương mại điện tử và ngành đào tạo Logistics và Quản lý
chuỗi cung ứng - Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hòa Bình, Hà Nội 2021.
2. Trần Văn Hòe, 2015, Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Đặng Đình Đào, 2018, Thương mại doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội.
4. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, năm 2021, Cục thương mại điện tử
và kinh tế số, Bộ Công Thương.
5. Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2020, Google, Temasek và Brain và
Company

24
4. TRUYỀN THÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT, GÓC NHÌN TỪ
TRƯỜNG ĐÀO TẠO KĨ THUẬT ĐẶC THÙ

TS.Đào Anh Tuấn.


Phó trưởng Khoa Kinh tế - QTKD, trường đại học Mỏ - Địa chất

Tóm tắt: Quản trị thương mại điện tử (TMĐT) là một chuyên ngành thuộc ngành Quản
trị kinh doanh (QTKD), được đào tạo tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT-
QTKD) trường đại học Mỏ - Địa chất từ 4 năm nay. Trong quá trình đào tạo, hoạt động
truyền thông cho chuyên ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút thí sinh
đăng ký vào học chuyên ngành. Dưới góc độ một trường đào tạo kĩ thuật đặc thù, có thể
nói nhà trường đã khá thành công trong việc đào tạo và thu hút sinh viên theo học chuyên
ngành này. Bài viết khái quát hoạt động đào tạo và truyền thông đã triển khai trong quá
trình đào tạo chuyên ngành Quản trị TMĐT tại Khoa KT- QTKD trường đại học Mỏ -
Địa chất từ năm 2018 đến nay.
1. Khái quát chung về hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại trường đại học Mỏ
Địa chất
Xu hướng chuyển đổi số, kinh doanh số đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn để đáp ứng các nhu cầu
ngày càng tăng của nền kinh tế. Với tốc độ phát triển "nóng" như hiện nay, nhu cầu
nguồn nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam đang tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng
nhanh hơn nữa.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TMĐT, ngay từ năm 2016 Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh trường đại học Mỏ - Địa chất đã xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để chuẩn bị cho việc mở chuyên ngành Quản trị TMĐT
thuộc ngành Quản trị kinh doanh. Ngày 29 tháng 6 năm 2018, Hiệu trưởng trường đại
học Mỏ - Địa chất chính thức ký quyết định cho phép Khoa KT-QTKD được đào tạo
trình độ đại học chính quy chuyên ngành Quản trị TMĐT.
Tính đến năm 2022, đã có hơn 800 sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị TMĐT
với 4 khóa đào tạo (từ K63 đến K66), số sinh viên học chuyên ngành bình quân hàng
năm khoảng hơn 200 sinh viên. Hầu hết các em khi đăng ký vào học ngành Quản trị
kinh doanh đều chọn học chuyên ngành Quản trị TMĐT (chiếm trên 60% số sinh viên
theo học ngành QTKD).

25
Hình 1. Số sinh viên học chuyên ngành Quản trị TMĐT hàng năm tại Khoa KT-
QTKD
Cũng như các trường đào tạo về TMĐT khác, hầu hết các em đều tìm được việc làm
thêm liên quan đến TMĐT ngay từ năm thứ 3 sau khi bắt đầu vào học các môn chuyên
ngành.

Hình 2. Kết quả khảo sát tình hình làm thêm của sinh viên TMĐT năm thứ 3,4
chuyên ngành quản trị TMĐT, tháng 4/2021

Hơn 90% các em khóa đầu tiên (K63) ra trường đã có việc làm đúng chuyên ngành
ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương giao động từ 6 đến 9 triệu. Đặc biệt có một số
sinh viên đã tự khởi nghiệp ngay từ năm cuối trong các lĩnh vực liên quan đến TMĐT.
Chương trình đào tạo (CTĐT) chuyên ngành Quản trị TMĐT được xây dựng với tổng
khối lượng 120 tín chỉ, là sự kết hợp giữa các kiến thức ngành QTKD, kiến thức chuyên
ngành quản trị TMĐT và một số môn học bổ trợ kiến thức về công nghệ thông tin. Ngay
từ khi thiết kế CTĐT, với định hướng thực hành kết hợp giữa TMĐT và Digital
marketing , chúng tôi đã tích hợp khá nhiều các module thực hành vào các môn học
trong CTĐT như: thực hành quảng cáo trực tuyến (với các nền tảng quảng cáo phổ biến

26
như: Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads); thực hành các công cụ SEO (Ahrefs,
Moz, Screaming frog ...); thực hành nghiên cứu thị trường điện tử bằng Semrush; thực
hành các công cụ nghiên cứu mạng xã hội; thực hành thiết lập gian hàng trên các sàn
giao dịch TMĐT phổ biến; thực hành kĩ năng đồ họa và video căn bản …

Chính nhờ vậy sinh viên chuyên ngành Quản trị TMĐT khi tốt nghiệp ra trường đã
vận dụng được ngay các kiến thức và kĩ năng được trang bị để triển khai các hoạt động
TMĐT trong doanh nghiệp.
2. Hoạt động truyền thông chuyên ngành quản trị thương mại điện tử
Với đặc thù là một trường đào tạo chuyên sâu về khoa học trái đất và mỏ (các ngành
Mỏ, Địa chất, Dầu khí ...), hơn thế Quản trị TMĐT lại là một chuyên ngành của ngành
QTKD nên làm thế nào để truyền thông rộng rãi cho người học biết đến chuyên ngành
Quản trị TMĐT tại trường đại học Mỏ - Địa chất luôn được chúng tôi xác định là nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu trong mỗi mùa tuyển sinh. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ
những ngày đầu tiên xây dựng đề án mở chuyên ngành, chúng tôi đã từng bước triển
khai hoạt động truyền thông cho chuyên ngành với 4 nhóm công việc:
Thứ nhất: xây dựng thương hiệu TMĐT HUMG của chuyên ngành đồng thời truyền
thông rộng rãi tên chuyên ngành gắn với thương hiệu TMĐT HUMG trên các kênh
thông tin của nhà trường như Fanpage, Website của trường và Khoa. Trọng tâm của các
thông điệp truyền thông trong giai đoạn này là giới thiệu rộng rãi về vai trò, lợi ích, xu
hướng, cơ hội việc làm ... và CTĐT chuyên ngành Quản trị TMĐT của Khoa KT-QTKD.

27
Hình 4. Minh họa content giới thiệu về chuyên ngành
Thứ hai, triển khai xây dựng đồng thời 3 kênh thông tin trực tuyến của chuyên ngành,
gồm: Fanpage, Group và Youtube. Trong đó Fanpage và kênh Youtube để đưa các thông
tin chung về TMĐT, các thông tin về hoạt động đào tạo, các thông tin về các hoạt động
của sinh viên chuyên ngành, các thông tin về việc làm trong lĩnh vực TMĐT... Group
TMĐT_HUMG được xây dựng riêng cho sinh viên chuyên ngành để đăng tải các kiến
thức, kĩ năng, công cụ chuyên sâu về TMĐT.

28
Hình 5. Các kênh thông tin trực tuyến chuyên ngành Quản trị TMĐT

29
Hình 6. Một số thông điệp truyền thông trên Fanpage TMĐT HUMG

Thứ ba, bắt đầu từ khóa tuyển sinh đầu tiên (K63) chúng tôi đã xây dựng 1 câu lạc
bộ chuyên ngành, tập hợp được rất nhiều em sinh viên tham gia hoạt động với các buổi
sinh hoạt chuyên đề về TMĐT từ đó tạo sức lan tỏa cho chuyên ngành.

30
Hình 7. Thông báo sinh hoạt câu lạc bộ ECOM-HUMG
Thứ tư, vào mỗi mùa tuyển sinh để quảng bá cho chuyên ngành, chúng tôi đã xây
dựng các thông điệp truyền thông với nội dung tập trung vào từ khóa "Thương mại điện
tử". Các thông điệp này được lập kế hoạch để truyền thông trên các kênh trực tuyến
giúp người học biết đến Trường đại học Mỏ - Địa chất là một trong những cơ sở đào tạo
có nhiều năm kinh nghiệm về đào tạo về TMĐT.

31
Hình 8. Các thông điệp truyền thông về chuyên ngành được đăng trong nhóm
Tân sinh viên K67 mùa tuyển sinh năm 2022
Trong 3 tháng cao điểm của mùa tuyển sinh hàng năm, các chỉ số đo lường kết quả
hoạt động của Fanpage chính chuyên ngành đều tăng mạnh.

Hình 9. Kết quả đo lường các chỉ tiêu chủ yếu của fanpage chuyên ngành trong
mùa tuyển sinh 2022
Kết quả của các hoạt động truyền thông trên đã có tác động rất lớn đến người học,
thể hiện qua kết quả tuyển sinh và đăng ký học chuyên ngành Quản trị TMĐT của
Trường đại học Mỏ-Địa chất luôn tăng hàng năm theo cấp số nhân, nếu khóa đầu tiên
32
(năm 2018) chỉ có 100 sinh viên theo học chuyên ngành thì đến khóa thứ 4 (năm 2021)
đã tăng lên 460 sinh viên đăng ký học chuyên ngành Quản trị TMĐT (hình 1). Đặc biệt
hơn nữa, các hoạt động truyền thông cho chuyên ngành chỉ được Khoa KT-QTKD
truyền thông trên các kênh trực tuyến, không mất chi phí chạy quảng cáo và các chi phí
truyền thông trực tiếp khác.
3. Đề xuất
Để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả truyền thông ngành TMĐT ngoài các
giải pháp đã nêu trong báo cáo đào tạo nhân lực TMĐT năm 2022, chúng tôi có một số
đề xuất sau:
- Ngoài các kênh thông tin đã có, VECOM có thể nghiên cứu xây dựng một Group
chung để các doanh nghiệp tập trung đăng tải thông tin về việc làm, các cơ hội thực tập
sinh trong lĩnh vực TMĐT, từ đó giúp truyền tải thông tin và kết nối cơ sở đào tạo, sinh
viên với doanh nghiệp một các nhanh nhất.
- Đối với hoạt động truyền thông cho đào tạo và tuyển sinh ngành TMĐT, theo kinh
nghiệm của chúng tôi, giải pháp truyền thông hiệu quả và bền vững cho các trường mới
lập ngành hoặc chuyên ngành đào tạo về TMĐT là tăng cường truyền thông đa kênh,
đặc biệt tập trung vào xây dựng các kênh Social phổ biến như: Facebook, Tiktok,
Youtube để làm kênh phân phối thông tin về TMĐT đến người học. Xây dựng chiến
lược Content marketing về ngành TMĐT với các chủ đề và từ khóa phù hợp trong từng
giai đoạn theo mô hình AIDA truyền thống.
- Với các trường có nguồn kinh phí lớn có thể sử dụng KOL Marketing hoặc chạy
các chiến dịch quảng cáo về ngành hoặc chuyên ngành vào các tháng cao điểm của mùa
tuyển sinh hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vecom (2022), Báo cáo đào tạo thương mại điện tử, những bước tiến nổi bật.
[2] Trường đại học Mỏ - Địa chất, kết quả tuyển sinh giai đoạn 2018 - 2021 ngành Quản
trị kinh doanh
[3] Các kênh thông tin trực tuyến chuyên ngành Quản trị TMĐT
Fanpage: https://www.facebook.com/QuantriTMDT
Group: https://www.facebook.com/groups/tmdthumg
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCw_mEugQgxL0cNzG0r3x_BA
Website: http://ebm.humg.edu.vn/

33
5. ƯU THẾ VƯỢT TRỘI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
CASE THỰC TẾ: CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH FINGERPRINT
Người trình bày: Thạc sỹ QTKD Đỗ Việt Anh,
Giảng viên Khoa Kinh tế,
Đại học Đông Đô
Quý vị đại biểu thân mến,
Ngày nay, nói đến thương mại điện tử (e-commerce) hay kinh doanh điện tử (e-
business), mọi người đều chẳng có gì lạ lẫm. Hiểu đơn giản, đó là hoạt động kinh doanh
qua mạng internet hay kinh doanh nhờ công nghệ, áp dụng trong các công đoạn
marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán, v.v…
Trước thời điểm khó khăn bắt đầu vào cuối năm 2019, xét trên lĩnh vực giáo dục, thương
mại điện tử chưa có điều kiện phát triển mạnh. Tuy vậy chỉ sau ít tháng, từ khi giãn cách,
đại bộ phận giáo viên buộc phải giảng dạy ở nhà qua internet, học sinh thì buộc phải làm
quen với việc học trực tuyến qua các phần mềm như Zoom, Google Meet hay Microsoft
Teams, v.v...
Trong điều kiện khó khăn ở Việt Nam và trên toàn cầu, cơ hội kinh doanh điện tử đã mở
ra cho các công ty trong ngành giáo dục. Xin phân tích rõ hơn những giá trị quý giá mà
kinh doanh điện tử mang lại, với một số dẫn chứng từ mô hình áp dụng thành công công
nghệ thông tin và kinh doanh điện tử: Câu lạc bộ Tiếng Anh Fingerprint.
Thương mại điện tử đã dần dần phổ biến, thế nhưng áp dụng vào giáo dục thì là một câu
chuyện hoàn toàn mới, ngay cả ở những thành phố lớn. Fingerprint là câu lạc bộ tiếng
Anh có trụ sở tại thủ đô Hà Nội, với các hoạt động tiếng Anh dành cho học sinh và sinh
viên. Thành lập từ tháng 10/2016, đến cuối năm 2019, sau 3 năm hoạt động, câu lạc bộ
mới có khoảng gần 1.000 thành viên.
Số lượng thành viên hay quy mô là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động. Vậy việc
áp dụng thương mại điện tử có giúp thay đổi quy mô này theo chiều hướng tích cực?
Câu trả lời là có, nếu chúng ta có chiến lược từ đầu và cái nhìn xa rộng.
Từ khi mới thành lập, Câu lạc bộ Fingerprint đã đặt mục tiêu đến năm 2020 có 10.000
thành viên và tạo thành một thương hiệu câu lạc bộ tiếng Anh uy tín trong cộng đồng
học sinh – sinh viên. Có điều, lúc đó tất cả đều đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, việc này rất
khó đạt được nếu chỉ tổ chức câu lạc bộ theo kiểu truyền thống. Cái khó ló cái khôn,
trong hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo của một tổ chức sẽ nghĩ đến việc áp dụng các hình
thức mới. Fingerprint cũng vậy, câu lạc bộ đã áp dụng công nghệ, liên tục đổi mới cả về
chất lẫn lượng. Sau một quá trình nỗ lực, giờ đây câu lạc bộ đã có gần 30.000 thành
viên. Một kết quả tuyệt vời hơn cả mong đợi. ** Chính nhờ công nghệ thông tin, các
cơ sở giáo dục có thể tổ chức được hàng chục nghìn buổi sinh hoạt ở nhiều không
gian khác nhau, điển hình như Fingerprint đã tổ chức được hơn 5.000 giờ sinh hoạt
trực tuyến qua Zoom mỗi năm.**

34
Vậy một doanh nghiệp cần chú ý những gì khi muốn áp dụng thương mại điện tử? Để
đạt được thành công, trước tiên và quan trọng nhất là bạn cần phải tập trung vào sản
phẩm dịch vụ của mình. Ngoài ra, hãy suy nghĩ kỹ về thông điệp, khách hàng mục tiêu
và trải nghiệm trực tuyến khi sử dụng dịch vụ của bạn.
● Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt là điều kiện đầu tiên mà mọi thương hiệu thương
mại điện tử thành công đều đồng ý, nếu hoạt động trong lĩnh vực đào tạo thì càng phải
lưu ý yếu tố này. Sản phẩm dịch vụ của bạn phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Hãy thực hiện một số nghiên cứu thị trường để nắm được các loại sản phẩm mà đối thủ
của bạn đang bán, cũng như giá trị thị trường của các sản phẩm dịch vụ tương tự.
● Thông điệp ý nghĩa
Chỉ với sản phẩm dịch vụ chất lượng thôi thì chưa đủ tạo ra một thương hiệu thành công.
Để thu hút được sự chú ý của khách hàng, hãy đưa ra một hệ thông điệp ý nghĩa, và nếu
bạn biết cách khéo léo đưa những thông điệp này vào câu chuyện của thương hiệu, thông
điệp và thương hiệu của bạn sẽ “nhảy thẳng” vào đầu của khách hàng.
● Khách hàng mục tiêu rõ ràng
Bạn muốn sản phẩm của mình phục vụ cho đối tượng nào? Hãy tập trung dành nguồn
lực cho nhóm đó.
● Trải nghiệm trực tuyến mượt mà
Nếu bạn có một cửa hàng trực tuyến thì thao tác trên đó phải đơn giản. Nếu khách hàng
phải thực hiện quá nhiều công đoạn, hoặc các công đoạn quá phức tạp, họ sẽ bỏ ngang
trước khi hoàn tất giao dịch. Tất nhiên các công đoạn cũng là cách bạn làm tăng trải
nghiệm, nhưng hãy biết thế nào là vừa đủ. Hãy loại bỏ những bước thừa thãi, giữ cho
mọi thứ trực quan và đơn giản, gian hàng của bạn sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Về sản phẩm của Fingerprint, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần 4P phía dưới.
Ở đây, hãy quay ngược thời gian trở về trước thời điểm khó khăn cuối năm 2019. Thống
kê tại thời điểm đó, Fingerprint chỉ thu hút được khoảng 300 học sinh/năm cho các
chương trình tiếng Anh dã ngoại: Khu Phố Cổ, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, Khu Phố Pháp, Bảo Tàng Lịch Sử, Bảo Tàng Mĩ Thuật, Làng lụa Vạn
Phúc, v.v...
Sau khi áp dụng công nghệ, hoạt động của Fingerprint có bước chuyển mình đáng kể -
đào tạo trực tuyến cho hơn 1.000 học sinh năm 2020, 1.500 học sinh năm 2021 và có kế
hoạch đào tạo 2.000 học sinh năm 2022. Một số kết quả nổi bật qua sinh hoạt trực tuyến
là gì? Đây là những kinh nghiệm mà các đơn vị giáo dục hoàn toàn có thể áp dụng.
1/ Tổ chức mô hình đào tạo trực tuyến 24/7. Sáu tháng đầu năm 2020, Câu lạc bộ đã
hướng dẫn hơn 600 học sinh giỏi cấp 2 và cấp 3 trên khắp cả nước đọc tin tức quốc tế
qua CNN bằng tiếng Anh. Khi tất cả các trung tâm lớn còn đang chưa có mô hình dạy
học trực tuyến hiệu quả thì Fingerprint ngay lập tức đã tổ chức mô hình đào tạo trực
tuyến 24/7. Câu lạc bộ thu hút 600 học sinh giỏi nhất trong cả nước, nhờ đi trước về các
lớp học trực tuyến ngay thời điểm ban đầu, khi học sinh bắt đầu phải nghỉ học.
2/ Hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh. Tri thức và kinh
nghiệm luôn là những thứ quý giá nhất. Áp dụng công nghệ, việc chia sẻ kinh nghiệm

35
và tri thức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Fingerprint đã chia sẻ những kinh nghiệm quý giá
cho hơn 900 sinh viên và giáo viên trên khắp cả nước. Các chủ đề đã trình bày như:
● Cách thức tổ chức sinh hoạt qua Zoom
● Game trong lớp học và ngoài Trời
● Cách thức tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh
● Cách học tiếng Anh qua truyện và phim
● Cách học tiếng Anh qua bản tin quốc tế như CNN
● Kỹ năng cần thiết của người giáo viên

Hoạt động chia sẻ tạo ra sự kết nối của đơn vị giáo dục với các đối tác. Chính những
giáo viên và sinh viên theo học những chương trình vừa liệt kê của Fingerprint sau này
đã trở thành đối tác, tạo nên hệ thống phân phối sản phẩm cho Fingerprint.
3/ Tổ chức các chương trình giúp học sinh nâng cao khả năng tự học. Ai cũng muốn
“học thành tài”, nhưng không phải ai cũng biết, các bậc phụ huynh thì càng lúng túng
trong lĩnh vực này. Tại sao không nhờ vào sức mạnh của thương mại điện tử để giúp
học sinh nâng cao khả năng tự học. Bạn có thể tham khảo những chương trình như:
o Giúp con tự học 1.000 ngày (đã bắt đầu từ ngày 5/9/2020);
o Em tập thuyết trình
o Em tập viết truyện
o Em tập biên tập tin quốc tế

Đây là những chương trình Fingerprint đã tổ chức. Trong tháng 8/2022, nhằm khuấy
động không khí chuẩn bị cho năm học mới, Fingerprint đang có cuộc thi 7 ngày nói
tiếng Anh, thu hút hàng trăm em tham gia.
4/ Tăng tính quốc tế, xóa nhòa khoảng cách địa lí. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc kết
nối tình nguyện viên nước ngoài với học sinh của đơn vị mình? Fingerprint đã làm việc
đấy, và kết quả là năm 2019, câu lạc bộ đón hơn 20 tình nguyện viên nước ngoài. Mỗi
tình nguyện viên sinh hoạt ở câu lạc bộ từ 1 tuần đến 4 tuần. Từ năm 2020 đến nay, số
lượng tình nguyện viên nước ngoài còn tăng gấp 2-3 lần. Lí do thật dễ hiểu, việc trao
đổi bằng công nghệ rất thuận lợi.
Ưu thế của thương mại điện tử
Chuyển từ hoạt động trực tiếp sang trực tuyến, các đơn vị giáo dục đang dần tận dụng
được lợi thế của phương thức kinh doanh điện tử, đáp ứng xu hướng của thời đại như:
- Thứ nhất, giảm đáng kể chi phí thuê trường lớp, cơ sở vật chất tổ chức các hoạt
động. Với Fingerprint, chi phí này giảm 95% so với năm 2019.
- Thứ hai, tăng hiệu suất hoạt động. Tại sao? Sinh hoạt trực tuyến tiết kiệm được
rất nhiều thời gian di chuyển. Thêm nữa, giáo viên giảng trực tuyến ít mệt hơn
trên lớp. Điều thú vị là giáo viên khi đã quen thì rất thích giảng trực tuyến, vì khi
đó họ được ở nhà, họ có cơ hội dùng thời gian hiệu quả hơn. Quay lại với câu lạc

36
bộ của chúng ta, hiệu suất của Fingerprint tăng gấp 2-3 lần mỗi ngày khi sinh
hoạt trực tuyến.
- Thứ ba, đa dạng hóa hoạt động nhờ tận dụng được các tài liệu điện tử, phần
mềm... Đặc biệt, khi hoạt động trực tuyến, việc tự học ở nhà của học sinh tốt hơn
hẳn, nhờ tận dụng nguồn tài nguyên phong phú: video, website học tập, sách điện
tử và các ứng dụng học tập khác.
- Thứ tư, giảm số lượng nhân sự đáng kể ở tất cả các khâu, từ tiếp nhận hồ sơ nhân
viên, quản lý lớp, kế toán hành chính… nhờ áp dụng các ứng dụng công nghệ
trong quản lý.
- Thứ năm, bắt kịp xu thế Marketing kỹ thuật số (digital marketing) qua việc quảng
cáo trên facebook (hay còn gọi là “chạy ads”), TikTok, YouTube… - đáp ứng
được thị hiếu của thế hệ trẻ. Khi áp dụng digital marketing, thương hiệu
Fingerprint đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng học sinh, phụ huynh và cả
những người chưa từng tham gia các hoạt động của câu lạc bộ.
Áp dụng đúng và đủ, chúng ta sẽ tận dụng được lợi thế cạnh tranh từ việc tạo ra sản
phẩm tốt, độc đáo, chi phí hợp lí. Nhờ thương mại điện tử, các đơn vị giáo dục như
Fingerprint hoàn toàn có thể cạnh tranh với những thương hiệu lớn trên “thị trường”
tiếng Anh.
Mô hình Marketing điện tử và 4P kiểu mới
Nhờ áp dụng công nghệ, các đơn vị giáo dục có cơ hội liên tục đổi mới, tạo ra những cải
tiến lớn cho sản phẩm và giảm chi phí sản phẩm. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ
thông tin, có đơn vị giáo dục đã đặt mục tiêu cải tiến sản phẩm 10 lần, thay vì cải tiến
sản phẩm 10% và cũng vậy đối với chi phí, mục tiêu giảm 90% thay vì giảm 10%. Một
con số táo bạo nhưng hoàn toàn có thể khi tiếp cận với thương mại điện tử.
Có ai đánh thuế giấc mơ, Fingerprint cũng đã có mục tiên tham vọng như trên. Nhờ áp
dụng triệt để Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), Câu lạc bộ nhanh chóng đạt
được mục tiêu.
Hãy nhớ 2 điều:
● Quan hệ riêng tư luôn thắng thế, và;
● Nếu bạn biết cách để người truyền người, cơ sở giáo dục của bạn sẽ thu được
nhiều thành quả đáng nhớ
Fingerprint là điển hình của việc thực hiện sát sao 2 điều này, câu lạc bộ theo đuổi hai
chiến lược: một là “kết nối cá nhân”, lấy giao tiếp là một phần của sản phẩm và chiến
lược “hữu xạ tự nhiên hương”, tạo ra sự lan truyền thông tin tự nhiên trong cộng đồng.
Thay vì bỏ qua việc xây dựng quan hệ như trước đây, tại sao bạn không nghĩ đến việc
tập trung xây dựng cộng đồng khách hàng qua nhóm facebook, fanpage và website điện
tử? Hơn thế nữa, Fingerprint còn tập trung vào chăm sóc khách hàng cũ hơn là tìm kiếm
khách hàng mới.

Sản phẩm
37
Như đã nói ở trên, sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho thành
công, nhất là của một đơn vị giáo dục. Nếu sản phẩm của bạn được phát triển và thiết
kế với sự hợp tác của khách hàng và các đối tác thì còn gì tuyệt vời hơn? Ở Fingerprint,
các khóa học được cá nhân hóa phù hợp với lịch trình và sở thích của người học với sản
phẩm đa dạng: luyện thi các chứng chỉ Cambridge từ Starters đến Ielts, Ôn thi chuyên
Anh vào lớp 10, ôn thi đại học môn tiếng Anh, Học tiếng Anh qua truyện và phim…
Tại các đơn vị giáo dục, người cung cấp (giáo viên giảng dạy) hãy biết tận dụng sức
mạnh của công nghệ, chẳng hạn trực tiếp đưa ra hướng dẫn, giúp đỡ người dùng (người
học): liên lạc qua Messenger để hướng dẫn cách thức tham gia lớp học trực tuyến, khảo
sát phản ứng của người học để cải thiện chất lượng lớp học...
Nhận diện thương hiệu sản phẩm: Tại sao bạn chưa nghĩ đến việc người học được nhận
chứng chỉ cho khóa học của câu lạc bộ? Đấy chính là một cách để tăng nhận diện trong
thời đại mới này.
Giá cả
Nhờ:
● quảng bá miễn phí qua group facebook,
● miễn phí liên lạc khách hàng qua messenger,
● thuê phòng học trực tuyến chỉ với 1.2 triệu VND/năm (rẻ hơn nhiều so với tiền
thuê mặt bằng lớp học trực tiếp),
● tài liệu học tập miễn phí trên mạng,
Chi phí giá thành sản phẩm ở các đơn vị giáo dục có thể giảm thiểu rất nhiều.
Tại Fingerprint, giá thành sản phẩm đã được giảm 90% so với trước đây, đa phần ở các
lớp học, học sinh chỉ phải thanh toán 33.000 đồng/buổi học.

Phân phối
- Trực tiếp tới khách hàng
- Giảm bớt trung gian
- Tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng
- Trực tuyến: qua Zoom, Google Classroom

Quảng bá
- Dựa trên mối quan hệ, truyền miệng: Chú trọng giao tiếp cá nhân và đối thoại với
khách hàng, người học thấy tốt sẽ giới thiệu cho người khác. Việc áp dụng công
nghệ giúp cho giao tiếp cá nhân này dễ dàng hơn.
- Các kênh trực tuyến: bài đăng mạng xã hội, bài đăng trên group có tương tác.
Những người quan tâm (Khách hàng tiềm năng) có thể theo dõi sự tiến bộ của
người học hiện tại (chẳng hạn qua video thuyết trình công khai như ở Fingerprint)

38
để nhận định mức độ hiệu quả của khóa học. Hình thức này thực tế rất thu hút
người quan tâm tham gia học.
- Thiết lập mạng nội bộ mở rộng với số đông khách hàng để tạo thuận lợi cho trao
đổi thông tin, phối hợp lập kế hoạch, đặt hàng và thanh toán.

Có thể thấy, nếu ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử, tất cả các hoạt động
của một cơ sở giáo dục sẽ cải thiệu đáng kể. Câu lạc bộ Fingerprint đã chuyển mình
trong 3 năm vừa qua, tạo ra bộ mặt mới của một câu lạc bộ tiếng Anh năng động
nhiều màu sắc. Điều này là kinh nghiệm quý giá cho các cơ sở giáo dục.
Tôi mong rằng những chia sẻ trên đây bổ ích đối với quý vị trong việc đào tạo kinh
doanh thương mại điện tử phục vụ hoạt động thực tiễn ở các trường đại học và các
trung tâm đào tạo. Xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe.

39
6. BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGÀNH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

TS. Nguyễn Đức Tài

Trưởng Khoa Thương mại điện tử&Kinh tế Số, Trường Đại học Đại Nam

1. Dẫn nhập

Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay Kinh tế Số không còn là xu thế mà là sự
lựa chọn tất yếu trong đó thương mại điện tử (TMĐT) là trụ cột quan trọng để hướng
tới xây dựng xã hội số, chính phủ số, phát triển kinh tế số lên tầm cao mới. Thương mại
điện tử bối cảnh chuyển đổi số hiện nay làm thay đổi căn bản phương thức mua bán
truyền thống của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và đem đến những tiện ích
hiện đại nhờ chuyển đổi số và công nghệ.

Thương mại điện tử được biết đến ở Việt Nam khoảng 20 năm, trong khoảng 15
năm về trước vẫn chủ yếu là hình thức mua bán, giao dịch thông qua nền tảng internet
và công nghệ phần mềm tại các sàn thương mại điện tử. Vì thế việc đào tạo các chuyên
gia chuyên ngành TMĐT cũng theo phương pháp truyền thống, đó là làm thương mại
trong môi trường điện tử hay các hoạt động kinh doanh mua bán nhờ sự trợ giúp của
công nghệ và các nền tảng ứng dụng trong môi trường internet. Bởi vậy, đào tạo nhân
lực trong giai đoạn này chỉ là hỗ trợ thêm kỹ năng để hiệu quả hơn cho các hoạt động
kinh doanh truyền thống.

5 năm trở lại đây, xu thế kinh tế số đã khiến các hoạt động TMĐT trở nên “náo
nhiệt” hơn, nó không thuần túy là các sản phẩm cụ thể nữa mà là dịch vụ, thông tin, tư
vấn, sản phẩm số, tài sản ảo…hay các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. Điều này đồng
nghĩa trong nền kinh tế số và xu thế chuyển đổi số việc đào tạo cần phải cập nhật hơn,
phương pháp đào tạo, kế hoạch giảng dạy cũng cần thay đổi và rút ngắn để lực lượng
lao động chuyên ngành này có thể nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh
tế số.

Trong bài tham luận này, tác giả chưa bàn sâu về đổi mới, cập nhật các học phần
cơ sở ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo mà chỉ tiếp cận dưới một góc độ
về phương pháp đào tạo chuyên gia TMĐT trong bối cảnh kinh tế số hiện nay. Đây cũng
là thực tế trong 2 năm tác giả trực tiếp xây dựng, đánh giá, rà soát chương trình đào tạo
ngành TMĐT tại Đại Học Đại Nam (ĐNU).

40
Qua 1 năm học online do dịch COVID 19, Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế
Số- ĐNU cũng tạo cảm hứng về nhận thức nghề nghiệp cho sinh viên, mang lại hiệu quả
thực chất và ý nghĩa. Với những chia sẻ về cách làm theo cách tiếp cận này, tác giả hi
vọng cũng đóng góp cho các cơ sở đào tạo đại học ngành TMĐT một góc nhìn mới mẻ
về phương pháp đào tạo mới, đồng thời cũng hy vọng nhận được những ý kiến phản
biện, góp ý để tác giả hoàn thiện hơn đề tài khoa học của mình để đạt hiệu quả không
chỉ đối với sinh viên mà cả giảng viên dạy chuyên ngành về TMĐT.

2. Thực trạng về đào tạo Thương mại điện tử

Nói về đào tạo TMĐT phải kể đến Trường Đại học Thương mại, đây là đơn vị
đầu tiên đào tạo về với chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử trong 16 năm qua và
ngành TMĐT 8 năm trở lại đây.

Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế Số, Trường Đại học Đại Nam có thể nói là
một trong số các trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành thương mại
điện tử 4.0 và chuyên ngành Kinh tế số. Ngay từ đầu Khoa đã tiếp cận và kế thừa chương
trình đào tạo của ĐHTM và tạo ra những bản sắc riêng theo xu thế Kinh tế số.

Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo vẫn lựa chọn cách đào tạo TMĐT theo tư
duy kế thừa ngành quản trị kinh doanh và bổ sung thêm các học phần chuyên ngành
thương mại điện tử theo hướng quản trị. Hay nói một cách khác, cách xây dựng chương
trình đào tạo ngành TMĐT vẫn chủ yếu là quản trị kinh doanh trong đó cập nhật các
môn chuyên ngành TMĐT.

Một thực tế là khi tiếp cận xây dựng nội dung chương trình đào tạo ngành thương
mại điện tử có 2 cách cơ bản như sau:

Một là, tiếp cận theo chuyên ngành quản trị thương mại điện tử. Đa số các cơ sở
đào tạo khi mở ngành TMĐT đều tham khảo CTĐT của Trường ĐH Thương mại và
hình thành CTĐT của trường mình. Nghĩa là từ giáo trình, tài liệu giảng dạy đều mượn
từ trường khác, thậm chí đến cả giảng viên cũng mời thỉnh giảng mà chưa thể xây dựng
được đội ngũ giảng viên cơ hữu và các tổ bộ môn chuyên ngành đủ mạnh.

Hai là, tiếp cận theo xu thế kinh tế số với chuyên ngành kinh doanh số. Cơ sở đào
tạo đã cải tiến nội dung CTĐT có cập nhật các học phần theo chức danh nghề nghiệp
thực tế của doanh nghiệp. Cách tiếp cận này, chỉ có các trường công mới đủ nguồn lực
để nghiên cứu, soạn giáo trình và các sách chuyên khảo, tài liệu giảng dạy một cách bài
bản.

41
Đối với Khoa Thương mại điện tử & Kinh tế Số của ĐNU thì theo cách tiếp cận
thứ 2 đó là cải tiến mạnh mẽ về nội dung CTĐT nhưng cũng chú trọng vào đề cương và
phương pháp đào tạo đem lại giá trị thực chất. Tuy nhiên, do là trường ngoài công lập
nên cũng gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là thiếu các giảng viên cơ hữu
có chuyên ngành và nền tảng về TMĐT. Cơ sở đào tạo càng cải tiến nhiều thì nguồn lực
về giảng viên chuyên môn TMĐT để hoàn thiện đề cương, giáo án, tài liệu giảng dạy,
thậm chí giáo trình riêng để tạo nên bản sắc riêng lại càng khó khăn. Hiện nay, chỉ
ĐHTM và ĐH KTQD mới có đủ nguồn lực để làm tốt được điều này.

Khoa TMĐT&KTS của ĐNU đào tạo ngành TMĐT theo cơ chế đặc thù, đổi mới
sáng tạo bằng cách cải tiến CTĐT, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh
nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá chuẩn đầu ra của môn học đối với sinh viên về:
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Như vậy, Khoa tiếp cận theo phương pháp đào tạo gắn
với nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời gắn doanh nghiệp tham gia vào quá trình
đào tạo kỹ năng chuyên ngành cho sinh viên theo phương pháp tập huấn cho nhân viên
mới sau khi tuyển dụng.

Thực tế hiện nay TMĐT đang là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường
thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh. Là một người theo dõi đồng hành
với sự phát triển TMĐT từ giai đoạn đầu khi là nhà báo phụ trách các vấn đề về Công
nghệ thông tin và Truyền thông của Đài truyền hình Hà Nội và VTC, đồng thời là Tiến
sĩ với luận án chuyên ngành TMĐT, tác giả cũng nhận thấy còn có nhiều bất cập trong
phương pháp đào tạo và sự cần thiết phải thay đổi, cải tiến sáng tạo nhiều hơn nữa để
phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường lao động, cung cấp cho người học về tư duy sáng
tạo và kỹ năng, thái độ cần thiết về việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Ngành thương mại điện tử ra đời và thí điểm đầu tiên tại Đại học Thương mại
khi đó là chuyên ngành quản trị thương mại điện tử của ngành Quản trị kinh doanh. Các
nội dung học phần trong chương trình đào tạo theo hướng quản trị kinh doanh và chỉ có
một số ít học phần chuyên ngành thương mại điện tử.

Trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay, một số trường xuất hiện thương mại điện
tử nhưng vẫn đi theo lối đào tạo cũ mà chưa có sự đổi mới cũng như sự “mạnh dạn” để
công tác đào tạo thương mại điện tử đi đúng theo bản chất của nó. Đa số các trường đều
tiếp cận đào tạo theo cách truyền thống, nghĩa là đào tạo một cách tổng quan, bài bản
theo hướng học thuật rất căn bản để người học có được chuyên môn căn bản về TMĐT

42
nhưng cũng có thể làm được rất nhiều các công việc khác nhau. Ví dụ như các công việc
quản trị doanh nghiệp hay thậm chí là kinh doanh thương mại, marketing, digital
marketing…. Cách này, tác giả nhận thấy nó sẽ thành công với những cơ sở đào tạo có
nguồn lực lớn và chủ yếu là trường công. Trường ngoài công lập khó có thể thành công
theo phương pháp trên.

Các trường tư (ngoài công lập) thì tiếp cận dưới góc độ thực dụng hơn, nghĩa là
cử nhân thực hành ứng dụng chứ không phải cử nhân nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng hiếm
có cơ sở đào tạo có phương pháp đào tạo đặc thù, đó là: “Đào tạo ngược”. Nghĩa là đào
tạo một số môn chuyên ngành ngay từ năm nhất. Các học phần bắt buộc hoặc cơ sở
ngành có thể chuyển sang kế hoạch đào tạo của năm 2,3 hoặc năm cuối để hoàn thành
đủ các tín chỉ theo yêu cầu CTĐT.

Với Khoa Thương mại điện tử & Kinh tế Số tại ĐNU, chúng tôi đang triển khai
đào tạo TMĐT và chuyên ngành Kinh tế Số đi theo chương trình đào tạo và phương
pháp sáng tạo và cập nhật. Các học phần chuyên ngành về cơ bản là các chức danh nghề
nghiệp, công việc thực tế tại doanh nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động. Điều
này thể hiện rõ nét trong chương trình đào tạo của Khoa. Các học phần trong chương
trình đào tạo được áp dụng sau khi khảo sát ý kiến từ người học, doanh nghiệp và các
chuyên gia chuyên ngành về thương mại điện tử, tất cả đều cho thấy sự khả quan và
hướng đến giúp người học có sự lựa chọn đúng đắn khi làm việc và phát triển bản thân.

3. Hướng đến đổi mới phương pháp đào tạo TMĐT

Trong phạm vi bài tham luận này, tác giả cũng mạo muội đưa ra một số quan
niệm mới về phương pháp đào tạo trong ngành thương mại điện tử nhằm hướng đến sự
thay đổi theo hướng sáng tạo và sự phù hợp với bản chất đào tạo chuyên ngành.

Thứ nhất, “đào tạo ngược” có nghĩa là tiếp cận từ xa tới gần hay nói cách khác
từ năm 4 xuống năm nhất. Điều này có nghĩa từ năm nhất đại học, người học đã được
tiếp cận những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử và học những học phần tổng
quan về ngành học và học phần chuyên ngành của năm 4. Phương pháp truyền thống
chuyên đào tạo những môn đại cương khi người học bước vào giảng đường thì đối với
ngành thương mại điện tử người học sẽ học kết hợp và vẫn đảm bảo được số tín chỉ
trong một kỳ, một năm. Một số học phần chuyên ngành cũng được đưa vào đào tạo ngay
từ năm nhất. Đây là cơ sở để người học tiếp cận ngành sớm nhất, có định hướng cho bản
thân, phát hiện tố chất của bản thân đối với ngành học. Đó cũng là vấn đề đã được tác
giả trao đổi, thảo luận trong cuộc hội thảo diễn ra gần đây nhất với tại diễn đàn thương
43
mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam(Vecom) tổ chức.

Cái “hay” của “đào tạo ngược” do tác giả nhận thấy rằng, sinh viên năm nhất sẽ
có nhiều năng lượng tốt, tích cực nhất, hào hứng nhất muốn khám phá học hỏi nhất khi
chuyển từ môi trường THPT sang Đại học. Bởi vậy, các em cần tiếp cận với kiến thức
chuyên ngành ngay thay vì những học phần đại cương bắt buộc tẻ nhạt, nhàm chán,
mang nặng tính lý thuyết hàn lâm. Bên cạnh đó, một điều rất nhân văn đó là dạy các em
kỹ năng thực hành, ứng dụng, thực chiến để có nghề, có thể làm các công việc online,
partime để có thu nhập hỗ trợ thêm cho việc học hành và chi phí sinh hoạt của sinh viên.

Thứ hai, hầu hết các học phần của ngành thương mại điện tử đều được phân bổ
trong 3 tín chỉ, trong đó có 1 tín chỉ lý thuyết, 1 tín chỉ thực hành và 1 tín chỉ thực chiến,
trải nghiệm tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoặc có liên quan đến thương mại điện
tử. Sở dĩ việc đào tạo theo phương pháp có 1 tín chỉ thực chiến, trải nghiệm nhằm mục
đích cho người học sớm được tiếp xúc với thực tế, “học đi đôi với hành”, hiểu được thực
tế môn học đó sẽ áp dụng ra sao với công việc tại doanh nghiệp. Sinh viên sẽ phải trả
lời câu hỏi của chủ doanh nghiệp là: Sản phẩm của em là gì? Có đáp ứng được yêu cầu
của doanh nghiệp hay không?

Phương pháp này giúp người học có được tư duy về việc làm khi ra trường và tự
đánh giá được lĩnh vực bản thân theo đuổi, đồng thời hình thành kỹ năng cần thiết làm
việc hiệu quả. Bên cạnh đó, để đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của học phần này thì tín chỉ
thực chiến, trải nghiệm sẽ do các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiêu chuẩn kỹ năng.
Thực chất của vấn đề này chính là các chủ doanh nghiệp sẽ chấm điểm và đào tạo người
học tại doanh nghiệp của mình tất cả những vấn đề có liên quan đến học phần đang được
học. Người học có nghĩa vụ đến các doanh nghiệp để học tập và hoàn thiện yêu cầu mà
doanh nghiệp đưa ra - một trong những điều kiện tiên quyết hoàn thành học phần. Đây
được xem là yếu tố quan trọng góp phần vào việc chuẩn đầu ra kỹ năng cho người học,
kỹ năng này sẽ được thu nạp từ thực tế thực hành, thực chiến, làm việc tại doanh nghiệp.

Thứ ba, phương pháp đào tạo thương mại điện tử cần phải gắn với xu thế chuyển
đổi số trong nền kinh tế số. Bởi lẽ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra xu hướng
chuyển đổi số, mang lại khả năng bứt phá cho nền kinh tế. Nhiều công nghệ đột phá dựa
trên nền tảng số hóa, tích hợp với các công nghệ thông minh tự động hóa kinh doanh.
Nổi bật là kinh tế số với trí tuệ nhân tạo, tiền kỹ thuật số, tài sản ảo, kinh tế truyền thông

44
số… với những chuyển biến lớn, trong đó, thương mại điện tử được xem là mũi nhọn
và trụ cột của nền kinh tế số. Với tư duy đào tạo nâng cao khả năng sáng tạo, người học
không chỉ nhận ra sự phát triển của thương mại điện tử và còn có hướng phát triển nó
dựa trên không gian kinh tế số, chuyển đổi số, từ đó phát huy sự sáng tạo cũng như sự
đổi mới về ngành học.

4. Kết luận

Trên đây là góc nhìn và quan niệm của tác giả khi bàn về phương pháp đào tạo
nhân lực cho ngành thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số và sự đổi mới
phương pháp đó để phù hợp với thực tiễn cũng như mang lại giá trị cho sinh viên học
ngành thương mại điện tử. Có thể khẳng định, chương trình đào tạo, phương pháp đào
tạo cần được xây dựng và thực thi theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ
năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ, góp phần chuẩn đầu ra nhân lực
thương mại điện tử chuyên nghiệp, bám sát thực tế, người học sớm được thực chiến tại
doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật những kiến
thức khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển
không ngừng của Thương mại điện tử & Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay./.

45
7. NHỮNG XU HƯỚNG MỚI TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

PGS, TS Nguyễn Văn Thoan, thoannv@ftu.edu.vn


TS Nguyễn Thị Hồng Vân, vannth@ftu.edu.vn
Bộ môn Thương mại điện tử, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương

Tóm tắt: Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục phát triển với tốc độ hai con số trong
thời gian mười năm tới và vẫn là hình thức thương mại phát triển nhanh nhất. Cũng giống như
cách các ngành ô tô, máy bay, thiết bị điện tử đã định hình thương mại của thế kỷ 20, các mô
hình thương mại điện tử sẽ định hình kinh doanh và xã hội trong thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh
mẽ của thương mại điện tử hướng tới một nền kinh tế số đang được dẫn dắt bởi các doanh
nghiệp hàng đầu, bao gồm các doanh nghiệp truyền thống như Walmart, Ford, IBM, General
Electrics và doanh nghiệp điện tử mới hình thành như Google, Facebook, Amazon, Apple. Sinh
viên quản trị kinh doanh và công nghệ cần được trang bị một cách hệ thống các kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm để trở thành các nhà quản lý và kinh doanh hiệu quả trong thập kỷ tới. Bài
viết này sẽ bàn về những xu hướng mới trong thương mại điện tử và đổi mới chương trình nội
dung giảng dạy thương mại điện tử tại các trường đại học ở Việt Nam.
Từ khoá: thương mại điện tử, đổi mới chương trình giảng dạy

1. Những xu hướng mới trong Thương mại điện tử


Thương mại điện tử (e-commerce) ban đầu từ những năm 1994-1995 được hiểu một cách
đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua mạng viễn thông và các phương
tiện điện tử. Thương mại điện tử khi đó bao gồm các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt
hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, giao hàng thông quan các phương tiện điện tử và mạng
viễn thông. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện một
phần hoặc toàn bộ quy trình thông qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử, các hoạt
động giao dịch, marketing, quảng cáo, thanh toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, giúp
tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông và các phương tiện điện tử từ điểm đầu đến điểm cuối của toàn bộ
quy trình kinh doanh. Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng
viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh hơn, tốt hơn và thông
46
minh hơn. Thương mại điện tử khi đó hiểu là kinh doanh điện tử, có thể ứng dụng trong một
phần hoặc toàn bộ chu trình kinh doanh và bao gồm các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp
với người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và với các tổ chức và cá nhân liên
quan.
Sau hơn 25 năm phát triển, tính từ năm 1995, thương mại điện tử đã phát triển vượt ra
ngoài hai phạm vi trên, và hình thành các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, chưa hề có trước
đây, ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời thương mại điện
tử cũng được ứng dụng bởi các doanh nghiệp truyền thống như một phần không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh để hình thành các mô hình kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa truyền thống
và điện tử.
Kể từ khi bắt đầu từ năm 1995, thương mại điện tử toàn cầu đã phát triển liên tục đạt mức
1000 tỷ USD giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, khoảng 6000 tỷ USD giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp với mức tăng trưởng trung bình 15-18% mỗi năm.Tại Việt Nam, năm 2020,
thương mại điện tử bán lẻ đã đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ, với mức tăng trưởng 18%.
Trong thời gian 25 năm, thương mại điện tử đã phát triển liên tục và trở thành một phần
không thể thiếu của các doanh nghiệp và nền kinh tế số của các quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam. Thương mại điện tử đã phát triển và tự chuyển đổi từ một cơ chế bán lẻ trực tuyến thành
một hệ thống rộng lớn hơn nhiều. Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành nền tảng cho
truyền thông và các dịch vụ mới, với những mô hình kinh doanh điện tử mới với những khả
năng mà các mô hình kinh doanh truyền thống không thể có được. Không có doanh nghiệp
truyền thống nào có các năng lực kinh doanh đặc biệt như Amazon, Ebay, Alibaba, Rakuten,
Google, Facebook, Twitter… các doanh nghiệp truyền thống cũng từng bước chuyển đổi số để
tích hợp với các mô hình kinh doanh điện tử với các mô hình kinh doanh mới như doanh nghiệp
số và nhà máy thông minh.
Từ năm 2015 đến nay, thương mại điện tử tiếp tục chuyển sang làn sóng phát triển mới
với thương mại điện tử xã hội (social commerce), thương mại điện tử di động (mobile
commerce) và thương mại điện tử địa phương dựa trên định vị của khách hàng (local
commerce). Thương mại điện tử đang tạo ra hàng chục nghìn công việc mới trong tất cả các
lĩnh vực từ marketing điện tử đến quản lý thương mại điện tử, từ khởi nghiệp trong thương mại
điện tử đến hệ thống thông tin quản lý. Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể
thiếu của các doanh nghiệp truyền thống, từ tài chính, ngân hàng, hàng không, vận tải, du lịch
đến sản xuất công nghiệp và sản xuất tiêu dùng. Nếu sinh viên muốn làm việc cho các doanh
nghiệp truyền thống lâu đời, kiến thức và kỹ năng về thương mại điện tử trong các ngành truyền
thống là điều kiện quan trọng để thành công. Nếu muốn làm việc trong các doanh nghiệp mới,
47
thương mại điện tử đương nhiên không thể thiếu. Thương mại điện tử đã tạo ra các thị trường
điện tử, thị trường số, các sàn thương mại điện tử với giá cả minh bạch hơn, quy mô toàn cầu,
giao dịch hiệu quả hơn. Thương mại điện tử tác động trực tiếp đến quan hệ giữa doanh nghiệp
với nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác, cũng như cách thức công ty tiếp
thị sản phẩm, quảng cáo và bán hàng.
Thương mại điện tử trực tiếp và gián tiếp tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp
từ sản xuất, tài chính, hệ thống thông tin, hậu cần (logistics), bán hàng, chăm sóc khách hàng,
các công nghệ thương mại điện tử giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận, củng cố quan hệ với đối
tác và khách hàng.
Có một số cách tổng hợp, phân tích các xu hướng trong thương mại điện tử, có thể dựa
vào mô hình kinh doanh điện tử mới, công nghệ ứng dụng trong thương mại điện tử, các hoạt
động mới trong thương mại điện tử, những mô hình, phương thức mới trong thương mại điện
tử. Sau đây, tác giả sẽ phân tích xu hướng trong thương mại điện tử năm 2022-2023 theo phương
thức mới, quy mô và tốc độ phổ biến nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử.
1.1. Thanh toán kỹ thuật số ngày càng phổ biến trong thương mại điện tử
Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương
mại điện tử. Theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử
Airpay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần. Theo AirPay nay là ShopeePay, số lượng
cửa hàng là đối tác tại Việt Nam của ví này đã tăng gấp 2 lần trong năm 2020, bao gồm những
đối tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian. Việc thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh
toán và thẻ ngân hàng đã rất quen thuộc và ngày càng phổ biến. Xu hướng này trong năm 2021
sẽ tiếp tục phát triển với hình thức thanh toán qua các ví điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, các ví
điện tử nổi bật có thể kể đến như Momo, ShopeePay, ZaloPay,…
Lí do cho xu hướng thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến là sự tiện lợi và lợi ích nó đem
lại. Các sàn thương mại điện tử đều có liên kết độc quyền hoặc liên kết với nhiều ví thanh toán,
cổng thanh toán khác nhau. Nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán qua các kênh này, doanh
nghiệp hoặc sàn sẽ đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt khi sử dụng ví hoặc sử dụng thẻ. Ví dụ,
ShopeePay (trước đây là Airpay) là ví điện tử độc quyền trên Shopee. Người dùng Shopee sử
dụng thanh toán qua ví này sẽ nhận được nhiều voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển, hoàn
tiền hơn so với người mua thanh toán qua thẻ hoặc tiền mặt. Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng
liên kết thẻ với ví. Nhờ đó, khi thanh toán qua ví, người dùng có thể thanh toán trực tiếp mà
không cần nạp tiền vào ví.
Các ví điện tử đều cung cấp tính năng quét mã QR (khách hàng quét mã QR của người
bán để thanh toán hoặc người bán quét mã QR từ khách hàng). Tính năng thanh toán không tiếp

48
xúc này rất hữu ích trong thời gian dịch bệnh như hiện nay. Sự tiến bộ của công nghệ thanh
toán đơn giản trên thiết bị di động, bao gồm cả nhận dạng vân tay và khuôn mặt, sẽ thúc đẩy tỷ
lệ giao dịch được hoàn thành trên thiết bị di động. Với việc Google, Samsung và Apple triển
khai những tiến bộ trong công nghệ thanh và tăng gấp đôi số lượng người sử dụng, thanh toán
trên thiết bị di động trên thực tế sẽ bắt đầu trở thành phương thức thanh toán ưa thích cho các
giao dịch mua lẻ, giao dịch thương mại điện tử trên thiết bị di động đã đạt 70% lưu lượng
Thương mại điện tử vào cuối năm 2018. Khoảng 10% đơn đặt hàng của Starbucks Hoa Kỳ được
thực hiện bằng ứng dụng Đặt hàng và Thanh toán trên thiết bị di động. Nền tảng thanh toán này
phổ biến đến mức vào tháng 2/2020, các đơn đặt hàng trên điện thoại di động đã khiến nhân
viên choáng ngợp và tạo ra thời gian chờ đợi chưa từng có. Ngân hàng Wells Fargo của Hoa
Kỳ đã cho phép khách hàng rút tiền tại các máy ATM của mình bằng điện thoại di động trong
hơn 5.000 máy ATM.
Tại Trung Quốc, gần 90% doanh số bán hàng “Ngày độc thân” năm 2017, trị giá 2,54 tỷ
USD đã được hoàn thành trên thiết bị di động và mua hàng trên thiết bị di động là 97% tổng
doanh số bán hàng trong phút đầu tiên, chủ yếu được xử lý bởi AliPay, nền tảng xử lý thanh
toán của Alibaba. Amazon Go, cửa hàng không thu ngân của gã khổng lồ thương mại điện tử
cho phép khách hàng chỉ cần mua sắm và bước ra khỏi cửa hàng. Các giao dịch mua sẽ tự động
được quét và tính phí vào tài khoản của họ, thông qua ứng dụng trên di động. Paypal hoạt động
với Android Pay, Samsung Pay, Apple Pay, Visa, Mastercard, Facebook và một số ngân hàng
lớn, khiến nó trở thành lựa chọn đầu tiên của nhiều thương gia và người tiêu dùng trong thanh
toán di động. (Nguồn: Mobile check out, 2018, https://2019.10ecommercetrends.com/10-
ecommerce-trends-for-2018/)
1.2. Dịch vụ hậu cần (logistics) và giao hàng trong thương mại điện tử
Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về
chất lượng và tốc độ giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị
gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Tại Việt Nam, các mặt hàng liên quan đến
thực phẩm, sức khỏe và gia đình được vận chuyển từ kho hàng của Shopee đã tăng 2 lần. Do
vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa
được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ người bán hàng và làm hài lòng hơn
người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu tư mạnh cho logistics. Năm 2020, Shopee
Express, dịch vụ chuyển phát nhanh của Shopee, đã mở rộng phạm vi hoạt động đến cả khu vực
nông thôn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng này đã khai thác triệt để cơ sở hạ tầng
hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.
Trong khi đó, Lazada Việt Nam sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng logistics tích hợp, với 2
trung tâm phân phối, 2 trung tâm phân loại hàng hoá tự động, 70 trung tâm giao nhận hàng và
49
khoảng 700 điểm gửi, nhận hàng toàn quốc. Đơn vị này đang có "Dự án Apollo", một nền tảng
ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn, để tập trung, tích hợp toàn bộ việc quản trị mạng lưới và
dữ liệu; phân bổ và tối ưu các tuyến đường cũng như quản lý chi phí.
Tiki đã tập trung đầu tư hàng chục triệu USD mỗi năm vào hệ thống logistics, phát triển
công nghệ, nguồn nhân lực. Điều này góp phần vào lượng khách hàng trên sàn Tiki đã tăng đến
4 lần kể từ 2017, chi tiêu của một khách hàng trên sàn cũng tăng gấp 2 lần. Ngoài ra, chi phí
logistics trên một đơn hàng của họ đã giảm hơn 25% trong năm 2020 và tỷ lệ trả hàng chỉ dưới
1%.
Giờ đây, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm về nền tảng bán hàng, sản phẩm mà còn
cần quan tâm về chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng. Đây là những yếu tố rất quan trọng
với trải nghiệm mua hàng trực tuyến của khách hàng. Một trải nghiệm mang tính quyết định
đối với các lần mua hàng tiếp theo.
Để tối ưu vận hành và logistics, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược lưu trữ, kho bãi
và vận chuyển hợp lí. Nhờ đó, hàng hóa được chuẩn bị và vận chuyển trong thời gian ngắn nhất
có thể. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm chi phí vận hành và lưu trữ hàng hóa.
Tiki là một trong những nền tảng có thời gian giao hàng nhanh nhất nhờ hệ thống kho và
bộ máy vận hành hiệu quả. Hàng hóa từ nhiều cửa hàng sẽ được lưu tại kho của Tiki. Khi khách
hàng đặt đơn, Tiki sẽ là đơn vị trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ kho của mình trực tiếp đến
khách hàng. Quá trình vận chuyển được rút ngắn đáng kể nhờ loại bỏ bước nhận hàng từ người
bán.
- Giao hàng trở thành công cụ cạnh tranh trong thương mại điện tử
Amazon.com đã mang đến cho người tiêu dùng giao hàng miễn phí, sau đó miễn phí giao
hàng trong 2 ngày, giao hàng ngày hôm sau và bây giờ trong ngày (Prime Now!). Amazon.com
tiến xa hơn bằng cách tạo điều kiện cho các người bán hàng trên sàn của Amazon.com cung
cấp dịch vụ tương tự, bằng cách trở thành nhà vận chuyển của họ.
Năm 2020 là điểm khởi đầu cho “giao hàng nhanh chóng và miễn phí” vì hoạt động kinh
doanh vận chuyển và hậu cần của Amazon.com có mục tiêu phá vỡ ngành công nghiệp chuyển
phát nhanh và bưu chính. Sau Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ, UPS và FedEx, người tiêu dùng có
thể nhìn thấy biểu tượng của Amazon trên các phương tiện vận chuyển bưu kiện. FedEx đã loại
Amazon khỏi vị trí khách hàng sau khi khối lượng tăng 24% nhưng doanh thu trên mỗi gói hàng
giảm 7%. Amazon, người đã vận chuyển hơn 5 Tỷ bưu kiện với dịch vụ Prime vào năm 2018,
hiện có 42 máy bay trong Đội bay Prime của mình và đã đặt hàng 100.000 xe vận chuyển điện
để giao các gói hàng của mình và các khách hàng “thực hiện bởi Amazon” (FBA – Fulfillment
by Amazon). USPS giao hàng tại nhà: Sau nhiều năm là nhà cung cấp dịch vụ giao hàng chính

50
của Amazon, USPS đã chuyển ít hơn 47 triệu gói hàng so với năm trước (-3,2%) trong quý 2
năm nay.
- Các trung tâm phân phối lớn hình thành và tạo lợi thế trong thương mại điện tử
Năm 2021 là năm thành lập các trung tâm phân phối lớn trong thương mại điện tử. Việc
thực hiện, quản lý đơn hàng và hậu cần là chiến trường mới cho doanh nghiệp thương mại điện
tử. Khoảng 43% người tiêu dùng mong đợi giao hàng miễn phí cho đơn đặt hàng của họ, một
tỷ lệ tương tự mong đợi nhận được gói hàng của họ trong vòng 3 ngày. Các nhà bán lẻ và thương
hiệu, đang tăng cường năng lực giao hàng của họ với sự trợ giúp của các trung tâm phân phối
tập trung vào kỹ thuật số để đáp ứng áp lực ngày càng tăng đối với đòi hỏi giao hàng nhanh
chóng.
Bằng cách có sẵn hàng hóa trong các kho hàng được bố trí chiến lược, có nhân viên robot
và chuyển phát nhanh tối ưu hóa, các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện đang cạnh tranh
về tính đơn giản của trải nghiệm, quy trình và chức năng. Hoạt động xây dựng nhà kho đã tăng
29% hàng năm trong 5 năm qua.
Cánh buồm: Siêu cửa hàng thể thao mới của Canada có diện tích 80.000 sq./ft. với trung
tâm phân phối được thiết kế để phục vụ người tiêu dùng và mạng lưới cửa hàng của nó với tốc
độ, hiệu quả và quy trình thống nhất.
Structube: Doanh nghiệp hàng đầu Canada về đồ nội thất đương đại đã xây dựng một
trung tâm phân phối rộng gần 700.000 feet vuông để tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, phần lớn
trong số đó được thúc đẩy bởi các giao dịch kỹ thuật số.
- Giao hàng trong xe, trong gara và trong nhà (In car, In garage và In house) đang
trở nên phổ biến
Sau khi "miễn phí", giao hàng hai ngày, một ngày và trong cùng một ngày sẽ được vận
chuyển trực tiếp vào thùng xe của bạn / trong ga ra / trong tủ lạnh của bạn. Khi cuộc chiến vận
chuyển leo thang, các hãng vận tải và doanh nghiệp thương mại điện tử tìm cách tăng sự tiện
lợi của việc giao hàng bằng cách đi vào nhà và ô tô của mọi người nhờ công nghệ truy cập từ
xa (bắt đầu phổ biến tại Hoa Kỳ và Canada).
Bên cạnh sự tiện lợi, các phương thức giao hàng này nhằm mục đích giúp việc mua sắm
hàng tạp hóa dễ dàng và an toàn hơn (chẳng hạn như tránh làm tan băng hoặc tan kem) cũng
như giảm tình trạng trộm cắp gói hàng, do đó, có thể giảm chi phí hoặc sự lo lắng khi giao /
nhận các mặt hàng có giá trị, chẳng hạn như đồ điện tử tiêu dùng hoặc đồ trang sức.
1.3. Đổi mới chiến lược bán lẻ trong thương mại điện tử
Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến các doanh
nghiệp nhỏ, nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng trong bối
cảnh giãn cách xã hội.
51
Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu
và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để
hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.
Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm đã tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ
bởi AI, có tên Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên Shopee. Nó cho phép
khách hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí
và đưa ra quyết định mua sắm tốt hơn. Cùng với đó, thương hiệu này cũng tận dụng các công
cụ tương tác đang "hot" như livestream để bán hàng.
Năm 2021 có "mang ý nghĩa chuyển đổi đặc biệt" với ngành thương mại điện tử. Trong
thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang các nền tảng trực
tuyến để vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu vừa phục vụ mục đích tương tác và giải trí. Điều này
dẫn đến việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy sang trải nghiệm
mang tính xã hội hơn.
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), thương mại điện tử Việt
Nam năm 2020 tăng trưởng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
iPrice Group nhận định, với đà phát triển này, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ
đón nhận những cơ hội và đó cũng là thách thức khi các sàn phải liên tục thay đổi để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Việc "tăng trưởng thần tốc" có thể đi kèm với những rủi ro nhất định. Tuy vậy, tất cả các
nhà bán lẻ cần đầu tư mạnh mẽ vào phát triển hệ thống thương mại điện tử trong bối cảnh hiện
nay, để duy trì việc kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh và vượt qua những khó khăn
do bệnh dịch gây ra.
1.4. Thương hiệu lớn tách khỏi Amazon.com trong thương mại điện tử

52
Ngày càng nhiều người tiêu dùng trở nên cởi mở hơn với việc mua hàng từ các doanh
nghiệp độc lập. Hơn một nửa (57%) sẵn sàng mua sắm với các thương hiệu mới lần đầu tiên.
(Nguồn: Shopify, 2020)
Sự gia tăng hỗ trợ trong đại dịch đã ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp nhỏ. Nhiều người
mua hàng từ họ để ủng hộ. Trên thực tế, 37% người tiêu dùng mua sắm tại các doanh nghiệp
độc lập cho biết họ đã chi nhiều hơn so với trước COVID-19 lần.
Một số lý do hàng đầu để mua hàng từ các thương hiệu độc lập bao gồm:
- Muốn hỗ trợ tinh thần kinh doanh (33%).
- Quan tâm đến các sản phẩm độc đáo (33%).
- Trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt (31%).
- Xu hướng các thương hiệu lớn xây dựng mô hình thương mại điện tử kiểu
Amazon.com
Doanh số của 18 sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới đạt hơn 1 nghìn tỷ USD hàng
hóa mỗi năm. Các nhà phân tích dự đoán rằng sàn thương mại điện tử sẽ chiếm 40% thị trường
bán lẻ trực tuyến toàn cầu vào năm 2020-2022. Các sàn thương mại điện tử (marketplace), khi

53
hoạt động hiệu quả, có khả năng thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng, tăng giá trị đơn
hàng trung bình và xây dựng lòng tin.
Các nhà bán lẻ có lưu lượng truy cập đáng kể sẽ thêm chức năng sàn thương mại điện tử
để thu được doanh thu mới thông qua hoa hồng bán hàng và kiểm tra mức độ quan tâm của sản
phẩm và danh mục trước khi tìm nguồn cung ứng trực tiếp. Các nhà phân phối có nhiều nhà
cung cấp có thể trở thành cửa hàng tổng hợp của khách hàng bằng cách cung cấp và hiển thị
nhiều lựa chọn sản phẩm, cũng như tạo cửa hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C – Direct
to Customers).
Điều này sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách cung cấp nhiều sản
phẩm và dịch vụ bổ sung trên một trang web (hoặc PWA – Progessive Web Apps).
Để cạnh tranh với Amazon, eBay và những sàn thương mại điện tử khác, các nhà bán lẻ
đang mở rộng phạm vi tiếp cận và lựa chọn của họ bằng cách tích hợp mô hình sàn thương mại
điện tử vào bộ công cụ thương mại kỹ thuật số của họ. Xu hướng này thể hiện ở:
- Một nửa số hàng hóa được bán trên Amazon đến từ người bán bên thứ ba
- 12% các nhà bán lẻ lớn hiện đang vận hành các sàn thương mại điện tử của riêng
- 32% đang xem xét khởi chạy một sàn thương mại điện tử của riêng mình
- 86% nhà bán lẻ nói rằng việc SỞ HỮU giao dịch và mối quan hệ với khách hàng là điều
cần thiết
Best Buy Canada, từng là một cửa hàng chuyên về đồ điện tử, đã tận dụng lượng truy cập
dẫn đầu thị trường (hơn 20 triệu lượt truy cập / tháng) bằng cách tích hợp sàn thương mại điện
tử và nhanh chóng nhân đôi SKU (Stock Keeping Units) trực tuyến và mở rộng sang đồ trang
sức, đồ nội thất, sản phẩm trẻ em và nhiều danh mục khác.
Khi WalMart Canada ra mắt tính năng sàn thương mại điện tử, họ ngay lập tức tăng gấp
đôi số lượng sản phẩm trực tuyến của mình. Phân loại ban đầu tập trung vào đồ gia dụng, trẻ
em, quần áo, đồ chơi và đồ dùng thể thao.
Australia’s Catch Group, một công ty bán hàng ngoài trời nổi tiếng với các giao dịch
“mua sắm trong ngày”, đã ra mắt sàn thương mại điện tử vào năm 2017, một phân khúc đã
nhanh chóng tăng trưởng lên hơn 25% doanh thu với hơn 500 người bán. Catch Group đã tăng
từ 25.000 SKU trong kho của họ lên hơn 1.000.000 SKU trực tuyến.
Đối với các nhà bán lẻ đang tìm cách bổ sung các khả năng trên thị trường, các giải pháp
như Mirakl kết nối với hệ sinh thái Thương mại điện tử hiện có và giúp bạn có thể nhanh chóng
triển khai các sàn thương mại điện tử.
Đối với các nhà phân phối hoặc người bán đang tìm cách đa dạng hóa các kênh bán hàng
của họ bằng cách thêm nhiều sàn thương mại điện tử, Channelvisor là một công cụ phân phối

54
SKU kết nối các sản phẩm, nội dung sản phẩm và giá cả với nhiều kênh; ChannelFast kết nối
với hơn 100 sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Xu hướng "Doanh nghiệp có Thương hiệu không cần Amazon"
Vào tháng 5/2020, Amazon đã vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế
giới. Sau đó trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới. Trong vòng chưa đầy 25 năm,
Amazon đã làm thay đổi việc kinh doanh sách, DVD, phim và TV, cửa hàng tạp hóa, lưu trữ
web và đám mây, vận chuyển & hậu cần, thiết bị điện tử gia dụng và hơn thế nữa. Hiện Amazon
đã sẵn sàng để vượt lên Fedex, UPS và Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ như một dịch vụ chuyển phát,
cũng như chăm sóc sức khỏe.
Những ngày Amazon thâm nhập và vượt lên trong các ngành công nghiệp mà không có
sự giám sát không còn như trước. Sự chống đối Amazon ngày càng tăng, các cuộc thảo luận về
vấn đề chống độc quyền ngày càng nhiều hơn và các thương hiệu bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị
và chi phí của việc làm việc với Amazon.
- Vào tháng 11, Nike thông báo họ đã chấm dứt liên kết với Amazon và xóa tất cả các sản
phẩm của Nike khỏi nền tảng này.
- Shopify, một nền tảng Thương mại điện tử Canada, đang trở thành một lựa chọn chống
lại Amazon, trao quyền cho 1 triệu người bán của mình tiếp cận với bộ tính năng đang phát
triển bao gồm mạng lưới giao hàng giá trị 1 tỷ USD, chatbot, hệ thống POS, tối ưu hóa lợi
nhuận dựa trên AI, cá nhân hóa.
- Dụng cụ điện DeWalt được bán trên Amazon thường bao gồm một hình ảnh có thương
hiệu liệt kê các đại lý được ủy quyền. Hình ảnh nêu rõ “DeWalt không đảm bảo chất lượng tính
xác thực của các sản phẩm được mua từ các đại lý không được ủy quyền trên Amazon”.
- Vào năm 2017, Walmart được cho là đã khuyến nghị các nhà cung cấp công nghệ nên
tránh xa các ứng dụng đám mây do AWS cung cấp. Họ không muốn dữ liệu nhạy cảm nhất của
mình không nằm trên nền tảng của đối thủ cạnh tranh.
- Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao hợp đồng Cơ sở hạ tầng phòng thủ doanh nghiệp chung
(JEDI - Joint Enterprise Defense Infrastructure) trị giá 10 tỷ USD cho Microsoft mặc dù
Amazon Web Services (AWS) được coi là người dẫn đầu trong dịch vụ này.
- Hàng giả trên Amazon: AAFA, một hiệp hội đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu, bao
gồm Adidas, Gap và Target đã cáo buộc Amazon tạo ra thị trường chợ đen hàng giả.
Đây là lý do các thương hiệu hàng đầu đang tạo ra xu hướng kinh doanh tách rời khỏi hệ
thống của Amazon.com bằng cách xây dựng các hệ thống thương mại điện tử và sàn thương
mại điện tử của riêng mình.
1.5. Thương mại điện tử di động xóa nhòa khoảng cách giữa web và app

55
Kể từ năm 2016, doanh số bán hàng qua thiết bị di động đã tăng 15%. Đến cuối 2021,
73% doanh số thương mại điện tử sẽ diễn ra trên di động. (Nguồn: Statista, 2019)
Mọi người không chỉ mua sắm trực tuyến, họ còn sử dụng thiết bị di động để duyệt hoặc
nghiên cứu trước khi quyết định mua hàng. Thiết bị mạnh hơn, tốc độ mạng nhanh hơn và rẻ
hơn, sự tin tưởng vào mua sắm trực tuyến trên di động ngày càng tăng. Người tiêu dùng cảm
thấy thoải mái hơn khi mua sắm di động. Đặc biệt là khi nói đến thế hệ Millenials và Gen Z.
Đây là những đối tượng đã lớn lên với máy tính và internet. Các thế hệ này cũng có nhiều khả
năng mua sắm trực tuyến bằng di động hơn các thế hệ cũ. Do đó, ngày càng nhiều trang web
hiện nay được tối ưu hóa cho di động.
Hãy đảm bảo không chỉ trang web mà cả cửa hàng trực tuyến của bạn cũng được tối ưu
hóa cho di động.
“Đó là một trang web, đó là một ứng dụng - không, nó là cả hai.”
Đây là cách các PWA - Progressive Web App - đang thay đổi Thương mại điện tử và
thương mại điện tử trên di động. Các thương hiệu và nhà bán lẻ sẽ bắt đầu chuyển từ các trang
web và ứng dụng sang một tiêu chuẩn mới; Ứng dụng web tiến bộ - một sự kết hợp giữa các
trang web và ứng dụng kết hợp những mặt ưu việt của mỗi loại và loại bỏ những hạn chế.
Các tính năng của PWA (Progressive Web App):
- Tải nhanh hơn từ 2 đến 10 lần so với các trang web dành cho thiết bị di động
- Có khả năng ngoại tuyến
- Có thể được thêm vào màn hình chính mà không cần cập nhật
- Cho phép thông báo đẩy
- Thương mại điện tử di động sắp trở nên nhanh hơn và linh hoạt hơn nhiều.
PWA tạo ra trải nghiệm di động tải nhanh, hấp dẫn, tương tự như những gì các thương
hiệu và nhà bán lẻ đạt được với một ứng dụng gốc - đồng thời có thể khám phá và truy cập cho

56
mọi người thông qua web di động. Không cần tiếp thị ứng dụng của bạn; trang web di động của
bạn là một ứng dụng.
PWA hoạt động bằng cách chuyển khối lượng công việc đến thiết bị, thay vì phụ thuộc
vào máy chủ web cho mọi trang, bố cục, nhấp chuột và hình ảnh, tạo ra trải nghiệm tiêu chuẩn,
bất kể trình duyệt, loại thiết bị và kết nối. Thương mại điện tử di động sắp trở nên nhanh hơn
và linh hoạt hơn nhiều.
- West Elm’s PWA cung cấp trải nghiệm duyệt web gần như tức thì. Thương hiệu đồ nội
thất và trang trí nhà đã tăng 15% thời gian dành cho trang web và tăng 9% doanh thu cho mỗi
lượt truy cập.
- Khi Lancome xây dựng lại trang web dành cho thiết bị di động của mình dưới dạng
PWA, chuyển đổi đã tăng 17% và số phiên trên thiết bị di động tăng 51%. (Nguồn:
https://2019.10ecommercetrends.com)
1.6. Thương mại điện tử trên mạng xã hội ngày càng phổ biến
Số lượng người mua sắm trên mạng xã hội cũng đang tăng lên nhanh chóng. Với sự ra
đời của nút “Mua” trên Facebook và Instagram Checkout, phương tiện truyền thông xã hội đang
đóng một vai trò quan trọng trong thế giới Thương mại điện tử. Ngoài ra, với các nền tảng như
Shopify, doanh nghiệp có thể dễ dàng liên kết cửa hàng trực tuyến với mạng xã hội. Từ đó, giúp
khách hàng có thể mua hàng trực tiếp thông qua mạng xã hội.
Bên cạnh đó, khó bỏ qua được TikTok. Đây là chương trình mới nhất và đang lên trong
thế giới mạng xã hội. Ứng dụng chia sẻ video này đã và đang kết hợp các yếu tố thương mại
điện tử. Đồng thời thử nghiệm tính năng mới cho phép người dùng chèn liên kết trong hồ sơ
hoặc video. Điều này đồng nghĩa với nếu ai đó nhấp vào link, sẽ được đưa đến URL trong chính
TikTok. Họ không cần phải rời khỏi ứng dụng để truy cập trang web.
Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia
khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger,
những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.
45% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu cho biết họ muốn mua những sản phẩm do các
KOL quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội. Qua đó, có thể thấy khả năng
sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn,
đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.
Xu hướng mua sắm mới này đã kéo theo sự phát triển của một hình thức quảng bá sản
phẩm mới là KOL Affiliate, hay còn gọi là chương trình tiếp thị liên kết dành cho những người
có sức ảnh hưởng. Đây là một trong những hình thức marketing đã được các trang thương mại
điện tử hàng đầu như Amazon hay Taobao kết hợp với nhiều người nổi tiếng trên thế giới thực
hiện. KOL giới thiệu sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm qua livestream và các mạng xã hội, kênh
57
truyền thông giúp quảng bá thương hiệu, tăng nhận diện, đồng thời thu hút lượng lớn người tiêu
dùng đến với sàn thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự tiên phong của Lazada. Đến
nay, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi
ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.
Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok... các sàn thương mại điện
tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần
thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm. Đây dự kiến sẽ tiếp tục
là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy
ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng.
Quản lý phương tiện truyền thông xã hội tuyệt tốt thể tạo ra kết quả ngày càng gần hơn
- đôi khi vượt trội hơn - so với kết quả SEM; quảng cáo có trả tiền (AdWords) mà bạn thấy trên
Google - một kỳ tích không hề nhỏ.
Các nền tảng xã hội hiểu được giá trị mà chúng có thể mang lại cho các nhà bán lẻ. Các
chức năng hiện đang được phát triển để nhanh chóng hướng dẫn người mua sắm đến trang sản
phẩm với mục tiêu và chuyển đổi lưu lượng truy cập đó thành bán hàng. Bạn có thể nhận thấy
ngày càng nhiều tùy chọn “mua hàng trực tiếp” xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội
như Twitter, Pinterest và Facebook.
Các nhà bán lẻ cần nhanh chóng tận dụng điều này; nếu chậm trễ trong việc ứng dụng
mạng xã hội, khi các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn, có tên tuổi triển khai đầy đủ các
công cụ này. Việc cạnh tranh sẽ khó hơn rất nhiều, và tốn kém hơn nhiều để trở nên nổi bật.
1.7. Thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) trong thương mại điện tử

Đến năm 2022, hơn 120.000 cửa hàng sẽ sử dụng công nghệ Thực tế tăng cường (AR).
Nó giúp mang đến trải nghiệm mua hàng phong phú hơn nhiều. (Nguồn: Prnewswire, 2018)
Một trong những mối quan tâm chính khi mua sắm trực tuyến là không thể nhìn thấy sản
phẩm tận mắt. Công nghệ AR giúp thu hẹp khoảng cách này. Đồng thời cho phép người mua
sắm hình dung rõ hơn về sản phẩm họ quan tâm.

58
Đối với khách hàng trực tuyến, đây có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Trải nghiệm
AR có thể thay đổi cách họ cảm nhận về sản phẩm dự định mua. Với việc sử dụng AR, khán
giả có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu. Thậm chí cân nhắc sản phẩm định mua có đáp ứng được yêu
cầu hay không.
Một số thương hiệu thương mại điện tử đã bắt đầu thử nghiệm AR. Điều này sẽ giúp họ
nổi bật hơn so với đối thủ. Các công ty đang sử dụng AR không chỉ để nâng cao trải nghiệm
khách hàng mà còn cho phép người mua hàng khả năng thử nghiệm và khám phá sản phẩm.
AR (thực tế tăng cường) đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng bây giờ nó mới thành
xu hướng và trở thành một tính năng quan trọng trong thương mại điện tử trong năm 2021 và
cả về sau.
Theo như nghiên cứu của Statista, vào năm 2023 dự đoán AR sẽ trở thành một ngành
công nghiệp trị giá 18 tỷ USD. Cùng với đó là chi tiêu của người dùng vào các ứng dụng di
động áp dụng công nghệ AR sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2022.
Một ví dụ điển hình như Sony Electronics gần đây đã ra mắt ứng dụng Envision TV AR
như một cách để khách hàng “thử trước khi sử dụng”.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử ngành nội thất đã tung ra các ứng
dụng AR cho phép khách hàng xem các sản phẩm mô hình 3D, kiểm tra kích thước, xem xét
các thông số kỹ thuật xem có phù hợp với không gian của họ và thực hiện các thiết kế nội thất
trước khi quyết định mua sản phẩm.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử ngành nội thất đã tung ra các ứng
dụng AR cho phép khách hàng xem các sản phẩm mô hình 3D, kiểm tra kích thước, xem xét
các thông số kỹ thuật xem có phù hợp với không gian của họ và thực hiện các thiết kế nội thất
trước khi quyết định mua sản phẩm.
Thực tế tăng cường (AR) đã trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn khi nói đến mua
sắm trực tuyến, thu hẹp đáng kể khoảng cách về sự mơ hồ. Nó giúp người mua sắm trực tuyến
hình dung sản phẩm mà họ quan tâm, cho dù đó là mặt hàng quần áo hay đồ nội thất. Giờ đây,
người mua sắm có thể thấy họ trông như thế nào khi mặc một món đồ nhất định hoặc ngôi nhà
của họ trông đẹp như thế nào với một màu sơn nhất định. Điều này giúp người mua sắm trực
tuyến vượt qua rào cản không thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm, đưa hoạt động mua sắm so sánh
lên một cấp độ hoàn toàn mới.
Công nghệ AR giúp nâng cao trải nghiệm thực tế của khách hàng.
Gartner dự đoán rằng 100 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm bằng AR vào năm 2020.
Michael Prusich, Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại 1Digital Agency , đồng ý với dự
đoán này: “Các cuộc thăm dò đã cho thấy một số con số thực sự mạnh mẽ liên quan đến AR:
35% người nói rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn nếu họ hầu như có thể thử một sản
59
phẩm trước khi mua nó và 22% sẽ ít có khả năng ghé thăm cửa hàng truyền thống hơn nếu AR
có sẵn thông qua cửa hàng thương mại điện tử yêu thích của họ. AR cấp cho một người khả
năng không chỉ nhìn thấy mô hình 3D của sản phẩm mà còn cho phép người dùng xem nó trông
như thế nào nếu họ thực sự đang đeo nó. Một số sản phẩm và ngành cho phép bản thân họ tốt
hơn so với các phương pháp mua sắm truyền thống, nhưng AR sẽ sớm làm rung chuyển mọi
thứ”. Từ “Nó trông như thế nào” đến “Nó trông như thế nào trong nhà của bạn”. Từ ghế dài cho
đến máy xay sinh tố, người tiêu dùng sẽ có thể nhìn thấy chính xác một vật thể trông như thế
nào trong môi trường của họ trước khi đặt hàng, bao gồm hình dung các mặt hàng “cỡ lớn” như
đồ nội thất hoặc bồn tắm. Điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng đơn đặt hàng cho các mặt hàng “cỡ
lớn”, cũng như các dịch vụ và vận chuyển liên quan.
- Ứng dụng của Houzz cho phép bạn chọn các phòng trong ngôi nhà của mình và sau đó
đặt nhiều sản phẩm bên trong chúng, hầu như từ tuyển chọn 500.000 hình ảnh sản phẩm. Một
triệu người dùng các tính năng AR trước đây của Houzz có “khả năng mua hàng cao hơn 11 lần
và dành thời gian trong ứng dụng nhiều hơn 2,7 lần”.
- Amazon đã thêm thực tế tăng cường trực tiếp vào chức năng tìm kiếm của ứng dụng tập
trung vào chuyển đổi hiện có. Tính năng AR view cho phép bạn xem hàng nghìn sản phẩm
trong nhà và văn phòng của mình trước khi mua, bao gồm cả đồ điện tử và công cụ.
- IKEA Place là một ứng dụng thực tế tăng cường cho phép người tiêu dùng trải nghiệm,
thử nghiệm và chia sẻ việc thêm các sản phẩm Ikea vào bất kỳ không gian nào. Sản phẩm ở
dạng 3D và đúng với tỷ lệ, vì vậy người tiêu dùng có thể xem liệu đồ nội thất hoặc phụ kiện có
phù hợp hay không và trông như thế nào trong bối cảnh. (Nguồn:
https://2019.10ecommercetrends.com/10-ecommerce-trends-for-2018/)

1.8. Thương mại điện tử và trải nghiệm tại cửa hàng

60
Thương mại điện tử ngày càng bùng nổ và nhanh chóng bắt kịp với doanh số bán lẻ truyền
thống, làm những cửa hàng mua sắm trở nên vắng hơn. Vì vậy, xu hướng phát triển các cửa
hàng thương mại điện tử ngày càng gia tăng đưa các nhà bán lẻ trực tuyến đến gần hơn với
khách hàng. Ngay cả Amazon cũng tham gia vào xu hướng này với việc mở một chuỗi cửa
hàng tiện lợi thực tế. Vào năm 2021, chúng ta sẽ thấy gia tăng sự hiện diện các thương hiệu
thương mại điện tử trên các con phố lớn, chiếm lĩnh các cửa hàng pop-up và cửa hàng đa kênh,
mang Internet vào cuộc sống.
Chúng ta đều biết rằng thương mại điện tử đang bùng nổ và nhanh chóng bắt kịp với
doanh số bán lẻ truyền thống, làm những con phố mua sắm trở nên vắng hơn. Tuy nhiên, xu
hướng phát triển các cửa hàng thương mại điện tử ngoại tuyến ngày càng gia tăng trở lại với sự
kết hợp giữa truyền thống và điện tử để lôi kéo khách hàng đến cửa hàng nhiều hơn.
Sự phát triển các cửa hàng pop-up (cửa hàng bán lẻ được mở tạm thời để tận dụng những
xu hướng khác biệt hoặc nhu cầu theo mùa), các showroom (cửa hàng trưng bày và giới thiệu
sản phẩm) tương tác các cửa hàng thực tế thuộc sở hữu của các hãng thương mại điện tử đang
đưa các nhà bán lẻ trực tuyến đến gần với khách hàng hơn bao giờ hết. Ngay cả Amazon cũng
tham gia vào xu hướng này, với việc mở một chuỗi cửa hàng tiện lợi thực tế.
“Cửa hàng bán lẻ không chết, nhưng một quá trình chuyển đổi mới bắt đầu”. Trải nghiệm
thực tế - tương tác vật lý, trên trang web - quan trọng hơn bao giờ hết. Người bán sẽ phải thành

61
thạo việc kết hợp giữa phòng trưng bày và phòng web, sự kiện, bản giới thiệu sản phẩm, trải
nghiệm tại cửa hàng và hơn thế nữa.
Những người chơi truyền thống sẽ số hóa cơ sở hạ tầng vật lý của họ và bắt đầu triển khai
các tính năng và định dạng cửa hàng mới dựa trên trải nghiệm và sự tiện lợi của khách hàng,
với ứng dụng kỹ thuật số mạnh mẽ.
- Thương hiệu quần áo nam trực tuyến Frank And Oak đã mở 16 cửa hàng thực tế ở Bắc
Mỹ. Trải nghiệm tại cửa hàng bao gồm các dịch vụ cà phê và tiệm cắt tóc cao cấp.
- Nordstrom đã mở một cửa hàng rộng 3.000 mét vuông không có hàng hóa để tập trung
vào các dịch vụ và trải nghiệm thương hiệu như may đo, đồ thử, nhà tạo mẫu và hơn thế nữa,
bao gồm cả nước trái cây tươi và đồ cắt sửa móng tay. Không gian tăng gấp đôi như một điểm
nhận và trả hàng cho các giao dịch mua hàng trực tuyến.
- Công ty tiên phong về nệm hộp trực tuyến Casper đã mở 15 cửa hàng pop-up tại các
thành phố trên khắp nước Mỹ vào năm 2017.
- Portland’s Velo Cult nổi bật trong một thành phố có 80 cửa hàng xe đạp bằng cách pha
trộn văn hóa với bán lẻ. Họ mang theo tuyển chọn các loại xe đạp mới, tùy chỉnh và cổ điển,
phục vụ ít nhất 12 loại bia thủ công tại vòi, rang và phục vụ cà phê tại chỗ và có sân khấu cho
các nhạc sĩ địa phương.
- Home Depot kiếm được 5 tỷ đô la trực tuyến, nhưng ưu tiên hàng đầu của nó vẫn là trải
nghiệm cửa hàng tuyệt vời. Các cửa hàng và nhân viên hỗ trợ hành trình của khách hàng cho
cả chủ nhà tự làm và nhà thầu chuyên nghiệp.
- Cửa hàng pop-up IRL (In Real Life) ở Chicago’s Water Tower Place là một phòng trưng
bày dành cho các thương hiệu chỉ trực tuyến trưng bày sản phẩm của họ.
- Trải nghiệm độc đáo tại cửa hàng của thương hiệu parka Canada mang tính biểu tượng
của Kanuk bao gồm phòng lạnh -25˚C (-13˚F) để thử áo khoác trong điều kiện mùa đông thực
tế. (Nguồn: https://2019.10ecommercetrends.com/10-ecommerce-trends-for-2018/)

1.9. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử
Trí tuệ nhân tạo (AI) từ lâu đã được sử dụng trong thương mại điện tử để đưa ra những
đề xuất chọn lọc thông minh, giúp khách hàng hình dung rõ hơn về sản phẩm và hỗ trợ doanh
nghiệp giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Năm 2021, AI giúp cho các công ty thương
mại điện tử tìm kiếm khách hàng. AI sẽ phân tích các xu hướng hiện tại cùng với sản phẩm,
khách hàng, kênh khách hàng và hành vi của người mua để xác định kênh mua sắm, thời gian
và giá tốt nhất để niêm yết sản phẩm. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thu
thập số liệu, đẩy nhanh doanh số bán hàng, tạo biểu đồ và viết báo cáo.

62
Một khía cạnh khác của mua sắm truyền thống mà trước đây đã bị mất trong mua sắm
trực tuyến là một cộng tác viên hữu ích tại cửa hàng, người có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm
và hướng dẫn được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu hoặc yêu cầu của người mua sắm.
AI giúp doanh nghiệp nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng một cách hiệu quả.
Sự phổ biến của Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy sẽ tăng lên, khi các nhà bán lẻ nhắm
đến những cách thức mới để tăng cường cá nhân hóa và cải thiện dịch vụ khách hàng, đó là lý
do tại sao tất cả các doanh nghiệp trực tuyến nên đầu tư vào sự phát triển này.
AI cũng có thể:
- Giúp các doanh nghiệp tìm hiểu về khách hàng của họ và cung cấp cho họ những trải
nghiệm được cá nhân hóa mà họ đang yêu cầu.
- Giúp các công ty kết nối dữ liệu khách hàng với thông tin chi tiết theo thời gian thực để
cải thiện trải nghiệm mua sắm.
- Tự động hóa các tác vụ như hỗ trợ khách hàng thông qua chatbots để giúp khách hàng
24/7 hoặc tạo các ưu đãi kịp thời.
- Định giá và chiết khấu được tối ưu hóa và dự báo nhu cầu.
- Thương hiệu thời trang hàng đầu Natori đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để đưa ra
những lựa chọn thông minh hơn cho chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số của họ. Kết quả là doanh
thu từ mạng xã hội đã tăng 76%.
Trí tuệ nhân tạo (AI) từ lâu đã được sử dụng trong thương mại điện tử để đưa ra các đề
xuất chọn lọc thông minh về sản phẩm, giúp khách hàng hình dung về sản phẩm tốt hơn và hỗ
trợ doanh nghiệp giải quyết các thắc mắc của khách hàng.
Vào năm 2021, AI còn sẽ giúp các công ty thương mại điện tử tìm kiếm khách hàng. Các
thuật toán thông minh sẽ phân tích các xu hướng hiện tại cùng với sản phẩm, kênh bán hàng,
khách hàng và hành vi của người mua để xác định các kênh mua sắm, thời gian và giá tốt nhất
để niêm yết sản phẩm.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian thu thập số liệu, tạo biểu
đồ và viết báo cáo, đồng thời sẽ giúp các công ty thương mại điện tử đẩy mạnh doanh số bán
hàng và tăng lợi nhuận nhanh chóng.
- Thuê nhân viên AI trong thương mại điện tử bán lẻ trở thành xu hướng
AI sẽ giúp các nhà bán lẻ và thương gia tạo ra ngày càng nhiều nội dung sản phẩm tốt
hơn, cải thiện SEO và vận chuyển hàng hóa.
Các nhà bán lẻ ngày nay mang số SKU nhiều hơn từ 2 đến 10 lần so với 10 năm trước -
tất cả đều chỉ tồn tại trực tuyến nếu có nội dung sản phẩm liên quan để hỗ trợ (hình ảnh sản
phẩm, video, mô tả, kích thước, thuộc tính và các sản phẩm miễn phí).

63
Ngay cả những nhà bán lẻ lớn nhất cũng đang phải vật lộn để sản xuất nội dung sản phẩm
đủ nhanh để thương mại hóa và bán hàng hóa mà họ lựa chọn.
Nội dung sản phẩm là trái tim của Thương mại điện tử. Nó cung cấp khả năng khám phá
và lựa chọn sản phẩm vượt trội, đòi hỏi thông tin chi tiết về sản phẩm và các thuộc tính quan
trọng của sản phẩm cụ thể, cùng với tìm kiếm ngữ nghĩa.
Các nhà bán lẻ phải duy trì và cung cấp hình ảnh và video, mô tả danh mục, tên, siêu dữ
liệu theo danh mục cụ thể (ví dụ: thông tin dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm), tình trạng
còn hàng, ma trận sản phẩm (ví dụ: phạm vi kích thước), logo công ty / thương hiệu, xếp hạng
và đánh giá sản phẩm, thông tin về giá và khuyến mãi cho tất cả các SKU vật lý. Thu thập thông
tin này từ các nhà cung cấp là một công việc tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều phương pháp
khác nhau và một lượng lớn hoạt động thủ công.
AI sẽ giúp các nhà bán lẻ và thương gia tạo ra ngày càng nhiều nội dung sản phẩm tốt
hơn, cải thiện SEO và vận chuyển hàng hóa.
- Các giải pháp dựa trên AI sẽ ngày càng tự động hóa việc tạo, tối ưu hóa, phân loại, dịch
và cung cấp nội dung sản phẩm, kết hợp lại, đã trở thành điều bắt buộc để theo kịp nhu cầu của
người tiêu dùng về thông tin sản phẩm: những người bán có nhiều thông tin sản phẩm nhất (và
tốt nhất) giành được khách hàng.
- ALIBABA: Sàn thương mại điện tử Trung Quốc cho biết công cụ viết bài quảng cáo
dựa trên AI của họ, có thể tạo ra 20.000 dòng sao chép mỗi giây, được các nhà cung cấp sử
dụng hàng triệu lần mỗi ngày.
- Nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình của Canada sử dụng hệ thống bán hàng dựa trên AI của
Dynamic Yield, dựa trên hành vi của người dùng và những người bán hàng tốt nhất trong mỗi
danh mục, điều này đã dẫn đến doanh số bán hàng trực tuyến tăng 26% trong vòng chưa đầy
một năm.
- Amazon đang cung cấp công cụ đề xuất sản phẩm theo thời gian thực dựa trên AI cho
những người bán sử dụng bảng điều khiển AWS.
- Adobe, người đã mua nền tảng Thương mại điện tử Magento với giá 1,68 tỷ đô la, giúp
các thương gia và thương hiệu tự động hóa các đề xuất, nội dung và tương tác được cá nhân
hóa với các nền tảng Adobe Sensei và Adobe Target của họ. (Nguồn:
https://2019.10ecommercetrends.com/)

1.10. Bên cạnh Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, Trung Quốc đang gia tăng tầm ảnh hưởng về
thương mại điện tử

64
Trên 2% giao dịch Thương mại điện tử trên thế giới xảy ra ở Trung Quốc, tăng từ 1% vào
năm 2005 - một thị trường lớn hơn Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản cộng
lại. Trên thực tế, với 1,94 nghìn tỷ đô la, nó lớn gấp ba lần thị trường Mỹ. Dân số am hiểu về
thiết bị di động của họ đã cho phép các công nghệ thanh toán, đặt hàng, thực hiện, tự động hóa
và cá nhân hóa phát triển với tốc độ chóng mặt. Trong khi 65% người dùng di động Mỹ vẫn
miễn cưỡng sử dụng thanh toán di động, Trung Quốc tự hào với tỷ lệ chấp nhận 100%.
Và bây giờ, người tiêu dùng và công nghệ Trung Quốc đang mở rộng ra ngoài Vạn Lý
Trường Thành.
Khi du lịch Trung Quốc bùng nổ, khách du lịch mang theo thiết bị, thói quen kỹ thuật số
(thanh toán bằng mã QR!) Và kỳ vọng của họ, khuyến khích các thương gia trên toàn thế giới
áp dụng và tích hợp các công nghệ, nền tảng và giao diện của Trung Quốc, chuyển tiếp nhanh
mức độ tinh vi kỹ thuật số của nhiều thương gia. Kết hợp lại, Wechat Pay và Alipay có 1,7 tỷ
người dùng, gấp 10 lần Apple Pay.
Năm 2020, dự báo rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ giao dịch 45 nghìn tỷ đô la thông
qua thanh toán di động, vào thời điểm đó quận sẽ không còn tiền mặt. (Nguồn: Ian Fraser,
Raconteur.net)
- Alipay ở Châu Âu: Người mua sắm Trung Quốc đã sử dụng Alipay đã chi 1.273 € (1.403
USD) tại các cửa hàng ở Pháp trong Tuần lễ vàng, nhiều hơn 15,5% so với mức chi tiêu trung
bình của người mua sắm tại Hoa Kỳ cho quà tặng, du lịch và giải trí trong toàn bộ Mùa lễ 2019
(1.284 USD).
- Thanh toán qua WeChat: Nền tảng thanh toán phổ biến nhất của Trung Quốc với gần 1
tỷ người dùng hoạt động hàng tháng đã hợp tác với Visa, MasterCard, American Express,
Discover và JCB để cho phép khách nước ngoài liên kết thẻ tín dụng của họ với WeChat Pay.
Đây là lần đầu tiên du khách nước ngoài có thể sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán bằng
WeChat Pay tại Trung Quốc.
- Alibaba: Singles Day 2019, sự kiện lớn kéo dài 1 ngày của gã khổng lồ thương mại điện
tử Trung Quốc, do Taylor Swift làm chủ đề và phá vỡ kỷ lục bán hàng trước đó của họ, bán
được 38,3 tỷ đô la trong 24 giờ (khoảng 1% tổng doanh thu bán lẻ trên thế giới cho năm 2019).
- Alipay cho người nước ngoài: Khách du lịch nước ngoài ở Trung Quốc cuối cùng cũng
có thể sử dụng Alipay, trước đây chỉ dành cho người tiêu dùng có tài khoản ngân hàng Trung
Quốc và số điện thoại di động địa phương. Đăng ký chương trình “Tour Pass” cần có số điện
thoại nước ngoài, thị thực và thẻ tín dụng, sau đó khách du lịch có thể đặt taxi, mua vé tàu, đặt
khách sạn, v.v. bằng thiết bị của họ.

65
2. Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy Thương mại điện tử tại các trường Đại
học ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tính từ đầu những năm 2000 đến nay, thương mại điện tử thay đổi mạnh
mẽ, đặc biệt trong giai đoạn năm năm vừa qua, từ 2015-2021, thương mại điện tử đã phát triển
lên một tầm cao mới, với các phương thức mới như thương mại điện tử di động, thương mại
điện tử xã hội, thương mại điện tử dựa vào vị trí địa lý – định vị toàn cầu.
Các chương trình đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học được thiết kế, xây
dựng và cập nhật liên tục qua các năm trong quá trình giảng dạy, đào tạo, tập huấn. Nội dung
đào tạo qua các năm tập trung vào thương mại điện tử bán lẻ (B2C), thương mại điện tử giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử giữa các cá nhân với cá nhân (C2C),
marketing điện tử, thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử, hệ thống thông tin quản lý và một số
môn học nền tảng về công nghệ như quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình ứng dụng, xây dựng quản
lý website trong thương mại điện tử.
Trước sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0,
những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn
vật (IoT) đã tác động liên tục và mạnh mẽ, thay đổi phương thức giao dịch và quản lý các hoạt
động thương mại điện tử và cũng tạo ra các mô hình thương mại điện tử mới. Vì vậy, việc thay
đổi chương trình và nội dung đào tạo thương mại điện tử, cập nhật nội dung các môn học đang
giảng dạy và xây dựng, bổ sung thêm các môn học mới trong các chuyên ngành, ngành đào tạo
thương mại điện tử là cần thiết. Các môn học chuyên ngành thương mại điện tử cần cập nhật
nội dung và bổ sung các môn học sau:
2.1. Các môn học chuyên ngành thương mại điện tử
1. Quản trị thương mại điện tử
2. Mô hình kinh doanh điện tử
3. Chiến lược thương mại điện tử
4. Hệ thống thông tin quản lý
5. Marketing điện tử
6. Ngân hàng điện tử
7. Tài chính điện tử
8. Logistics điện tử
9. Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM)
10.Hệ thống thông tin Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
11.Quản trị chuỗi cung ứng điện tử (e-SCM)
12.Quản trị thương hiệu trong thương mại điện tử

66
13.Khởi nghiệp trong thương mại điện tử
14.Pháp luật trong thương mại điện tử
Các môn học nâng cao chuyên ngành thương mại điện tử
1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý và kinh doanh
2. Ứng dụng blockchain trong quản lý và kinh doanh
3. Chuyển đổi số trong tổ chức và doanh nghiệp: quy trình và giải pháp
4. Ứng dụng công nghệ mới trong thương mại điện tử
5. Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử
6. Xây dựng các ứng ứng dụng cho thương mại điện tử
7. Doanh nghiệp số và đổi mới mô hình kinh doanh (digital business and
innovation)
8. Các mô hình kinh doanh số (digital business models)
9. Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trong doanh nghiệp
2.2. Việc làm về thương mại điện tử
Khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử có nhiều vị trí công việc tốt
trong cả các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử. Các vị
trí công việc phổ biến về thương mại điện tử bao gồm:
- Giám đốc thương mại điện tử (Giám đốc kinh doanh điện tử) trong các doanh nghiệp
đang ứng dụng thương mạnh mẽ ở trên.
- Chuyên viên thương mại điện tử trong các doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại
điện tử mạnh mẽ ở trên.
- Giám đốc marketing điện tử (Giám đốc tiếp thị điện tử) trong các doanh nghiệp đang
ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ.
- Chuyên viên marketing điện tử (tiếp thị đa kênh, web, mạng xã hội, di động, Facebook
Ads, Google, Youtube Ads, Google Ads, SEO)
- Phụ trách website thương mại điện tử
- Chuyên viên phát triển nội dung số
- Quản lý bán hàng trực tuyến (website, facebook, zalo, live stream, quản lý đơn hàng,
quản lý sản phẩm trực tuyến)
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống kinh doanh điện
tử: quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch online, kinh doanh trực tuyến tại các
công ty, doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường trực tuyến (tìm kiếm thị trường, khách hàng qua
Internet)
- Các công việc về vận hành, quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh điện tử.
67
Sinh viên ngành thương mại điện tử tốt nghiệp có thể làm việc ở phòng Kinh doanh,
phòng Marketing bộ phận Kinh doanh điện tử, Marketing điện tử (Online Marketing, Digital
Marketing) trong hàng nghìn doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ hiện
nay như:
- Ngân hàng
- Tài chính
- Hàng không
- Du lịch
- Khách sạn
- Xuất nhập khẩu
- Các doanh nghiệp bán lẻ
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường cũng có thể là việc trong hàng nghìn doanh
nghiệp chuyên về thương mại điện tử, điển hình như: Shoppee, Thế giới di động, Tiki, Lazada,
Điện máy xanh, Sendo, FPT shop, Nguyễn Kim store và hàng nghìn doanh nghiệp có hoạt động
thương mại điện tử đang ngày càng phát triển
Các công việc về marketing điện tử: truyền thông quảng cáo trực tuyến, quản lý khách
hàng online, chuyên viên seo website, chuyên viên quảng cáo google, facebook
Khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cũng là một lựa chọn tốt đối với nhiều sinh
viên thương mại điện tử có điều kiện phù hợp.
Bên cạnh việc cập nhật nội dung các môn học về thương mại điện tử đã có, cập nhật bổ
sung các môn học mới phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, xu hướng phát
triển của công nghệ ứng dụng trong thương mại điện tử, các chương trình đào tạo thương mại
điện tử cũng cần chú trọng đến việc:
- Khả năng thực hành tại các doanh nghiệp
- Phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Tham gia hội thảo, tham quan, trải nghiệm và thực hành tại các doanh nghiệp, các sàn
thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics, e-logistics, đại lý hải quan, công ty thương mại
điện tử, phòng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp
- Nghiên cứu, thực hành ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tổ chức cho sinh viên đi thực tập và giới thiệu việc làm tại các đơn vị về quản lý nhà
nước về thương mại điện tử, hiệp hội thương mại điện tử, các doanh nghiệp có liên quan đến
thương mại điện tử.

68
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, phòng máy tính, mạng, trang thiết bị phù
hợp với giảng dạy và thực hành các hệ thống giao dịch điện tử, tiến tới xây dựng các phòng thí
nghiệm công nghệ mới trong thương mại điện tử để tiếp thu và chuyển giao công nghệ cho
doanh nghiệp.
- Hệ thống tài liệu, giáo trình, sách điện tử, cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm… phục vụ
đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử
- Mạng lưới các giảng viên mời giảng, chuyên gia, quản lý nhà nước, quản lý doanh
nghiệp tham gia giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử.
Kết luận
Sinh viên với vai trò nhà quản lý và kinh doanh tương lai cần hiểu các mô hình và chiến
lược kinh doanh điện tử của cả các doanh nghiệp thương mại điện tử mới và các doanh nghiệp
truyền thống đang áp dụng thương mại điện tử. Các cách tiếp cận mới có thể bao gồm: Học hỏi
từ các sai lầm và thành công của các công ty ứng dụng thương mại điện tử; Tìm hiểu những bài
học thương mại điện tử từ những công ty kinh doanh toàn cầu như Google, Microsoft, Apple,
Amazon, đến Facebook, Twitter và Tumblr, đến Netflix, Pandora và Elemica; Tìm hiểu thực tế
về thế giới thương mại điện tử, phân tích và đánh giá những hoạt động đang hiệu quả trong hoạt
động của các doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo


1. Ecommerce, Laudon, 2020
2. https://timviec365.vn/blog/hoc-thuong-mai-dien-tu-ra-lam-gi-new4841.html
3. https://jobsgo.vn/blog/thuong-mai-dien-tu-ra-truong-lam-gi/
4. https://www.uef.edu.vn/tin-tuyen-sinh/hoc-nganh-thuong-mai-dien-tu-ra-truong-lam-gi-
1690
5. https://edx.edu.vn/tim-hieu-thuong-mai-dien-tu-la-nganh-gi-va-lam-nghe-gi/
6. https://vieclamvui.com/viec-lam-internet-online-media/nganh-thuong-mai-dien-tu-
338.html
7. https://tuyensinhso.vn/nhom-nganh-dao-tao/nganh-thuong-mai-dien-tu-c16286.html
8. https://timviec365.com/blog/nganh-thuong-mai-dien-tu-new890.html
9. https://ntt.edu.vn/web/thong-tin/nganh-thuong-mai-dien-tu-hoc-gi-ra-truong-lam-gi
10. https://caodangkinhte.vn/review-toan-bo-su-that-ve-nganh-thuong-mai-dien-tu/
11. https://news.timviec.com.vn/nganh-thuong-mai-dien-tu-diem-mat-cac-cong-ty-tmdt-
hang-dau-64279.html
12. https://top10vietnam.vn/truong-dao-tao-nganh-thuong-mai-dien-tu/

69
13. https://cooftech.com/xu-huong-thiet-ke-ung-dung-thuong-mai-dien-tu-nam-2020-
200210960142551.html
14. Xu hướng thương mại điện tử, https://www.gosell.vn/blog/xu-huong-thuong-mai-dien-tu-
2021-danh-cho-cac-doanh-nghiep
15. 10 Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử cần biết 2021,
https://phanmemtop.com/online-marketing/top-10-xu-huong-thuong-mai-dien-tu/
16. Sáu xu hướng thương mại điện tử thế giới, https://www.webtretho.com/f/tin-hoc-cong-
nghe/6-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-the-gioi-trong-nam-2021
17. 3 xu hướng của thương mại điện tử năm nay, https://vnexpress.net/3-xu-huong-cua-
thuong-mai-dien-tu-nam-nay-4239133.html
18. 6 Xu hướng Thương mại Điện tử cho Năm 2021, https://blog.splitdragon.com/vi/6-
ecommerce-trends-for-2021-online-brands-sellers-should-watchout-
for/?fbclid=IwAR00_kKgPHGP5635jiaeZPlqgl8UzB8swiVCV8SWuIhxGw9N8H0xam
YyCSI
19. Top 4 Xu Hướng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Mới Nổi Năm 2021,
https://textsmart.vn/top-4-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-2021/
20. Một số xu hướng của Thương mại điện tử, https://www.trngroup.vn/tin-tuc/kien-thuc-
giai-phap/xu-huong-phat-trien-cua-thuong-mai-dien-tu-the-gioi.html
21. Ngành thương mại điện tử, http://phuongdong.edu.vn/Thong-tin-tuyen-sinh-
CNTT/THUONG-MAI-DIEN-TU-NGANH-HOC-TIEN-PHONG-TRONG-THOI-DAI-
KINH-TE-SO-12072021-13284.html
22. Tổng quan xu hướng thương mại điện tử 2021, https://magenest.com/vi/dinh-hinh-thi-
truong-thuong-mai-dien-tu-2020/
23. 5 xu hướng thương mại điện tử cho năm 2021, https://vtv.vn/kinh-te/5-xu-huong-thuong-
mai-dien-tu-cho-nam-2021-2021011608485556.htm
24. https://10ecommercetrends.com/
25. https://2019.10ecommercetrends.com/
26. https://2019.10ecommercetrends.com/10-ecommerce-trends-for-2018/

70
9. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HƯỚNG
THỰC TIỄN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Nguyễn Hà Giang

Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, giangnh@uef.edu.vn

Tóm tắt: Ngành thương mại điện tử (TMĐT) tại Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
(UEF) được đào tạo khóa đầu tiên vào năm 2016, cho đến nay đã có ba khóa sinh viên tốt nghiệp và ba
khóa đang đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng chú trọng trang bị năng lực thực hành nghề
nghiệp, gắn kết với thức tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Bài báo đề cập về chương
trình đào tạo trình độ đại học ngành TMĐT tại UEF, bao gồm chương trình đào tạo, chương trình dạy
học hướng tới trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thực tiễn xã hội và hướng tới chuẩn mực quốc
tế. Một số các giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo ngành TMĐT tại UEF nói riêng và các
trường đào tạo ngành TMĐT nói chung.
Từ khóa: Thương mại điện tử, đào tạo, UEF.
Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, được giao trọng trách
phát triển ngành TMĐT theo hướng năng lực thực hành, chú trọng kiến thức thực tiễn của doanh
nghiệp và đáp ứng nhu cầu hội nhập, toàn cầu hóa.
Khóa tuyển sinh đầu tiên là Khóa 2016, cho đến thời điểm viết bài đã có 03 khóa tốt nghiệp
và 03 khóa đang triển khai đào tạo.
Ngành TMĐT là ngành chủ lực được đào tạo tại Khoa CNTT. Ban đầu chương trình được
xây dựng với 02 hướng chuyên ngành bao gồm: Kinh doanh trực tuyến, Tiếp thị trực tuyến.
Đến năm 2019, chương trình đào tạo được cập nhật hoàn chỉnh hơn và bổ sung thêm một chuyên
ngành Giải pháp TMĐT đáp ứng nhu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển
đổi số trong lĩnh vực thương mại.
Chương trình đào tạo ngành TMĐT được xây dựng nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra (CĐR), được
quy định trong quy trình xây dựng CĐR và Chương trình đào tạo (CTĐT) của UEF. Một số
điểm nổi bật khi xây dựng CTĐT:
1. Dựa trên sứ mạng và tầm nhìn của Trường và Khoa để làm căn cứ xây dựng mục tiêu đào
tạo và chuẩn đầu ra cho ngành TMĐT.
2. Xây dựng CTĐT dựa trên CĐR: trong quá trình xây dựng có tham khảo, đối sánh với CTĐT
trong nước và quốc tế. Đồng thời có sự hiệu chỉnh cho phù hợp sứ mạng, mục tiêu của Nhà
trường, gắn liền với nhu cầu học tập của người học, với nhu cầu nguồn nhân lực của thị
trường lao động trong thời kỳ hội nhập.
3. Chương trình dạy học (CTDH) ngành TMĐT thể hiện được sự cân bằng giữa khối lượng
các kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo tương thích với CĐR của
CTĐT và tính logic giữa các môn học. CTĐT được thiết kế theo hướng tích hợp, đảm bảo
liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức đào tạo và giữa các trường, được rà
soát và điều chỉnh định kỳ theo từng giai đoạn để đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho đất nước.
4. Hệ thống đề cương chi tiết được mô tả đầy đủ thông tin và hỗ trợ tốt cho việc dạy và học.
Trong quá trình triển khai đào tạo, hằng năm CTĐT luôn được rà soát và cập nhật dựa trên
khảo sát các bên liên quan (BLQ) để đảm bảo CTĐT luôn đáp ứng nhu cầu về chất lượng đào
tạo và sự kỳ vọng của xã hội.
Trong tháng 9 năm 2022, Khoa CNTT đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, và đang trong giai
đoạn thẩm định ngoài.
Trong các năm qua, ngành TMĐT luôn có những con số tăng trưởng rất ấn tượng, từ số
lượng tuyển sinh, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của sinh viên, các giải

71
thưởng học thuật và các thành tích khác đã bước đầu khẳng định chất lượng đào tạo và định
hướng mà UEF đang xây dựng.
1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo và chương trình dạy học được mô tả khá chi tiết trong Bản mô tả CTĐT
được Nhà trường triển khai đồng bộ từ năm 2018 với ba phiên bản khác nhau, phù hợp với từng
cách tiếp cận của BLQ như: Phụ huynh – thí sinh, Nhà tuyển dụng-doanh nghiệp, Khoa – GV
đào tạo. Trong phần này sẽ giới thiệu các điểm chính của CTĐT ngành TMĐT tại UEF.
2.1.Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu CTĐT ngành TMĐT được xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và mức
độ tự chủ và trách nhiệm mà người học đạt được sau khi ra trường, trên cơ sở gắn chặt với mục
tiêu, sứ mạng, triết lý giáo dục của Trường, cũng như đảm bảo mục tiêu chung của giáo dục đại
học đã ban hành. Bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân TMĐT có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những
kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về TMĐT, có khả năng tham gia hoạch định chiến lược, chính
sách, kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT.
Cử nhân TMĐT với vốn kiến thức lý thuyết rộng, cơ bản và có định hướng với khả năng
thực hành tốt; có khả năng thích nghi với nền kinh tế thị trường đa dạng, luôn biến động, có thể
hội nhập được vào nền công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; có một trình độ vững
chắc để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.
Trên cơ sở mục tiêu chung của CTĐT, Khoa CNTT đã xây dựng các mục tiêu cụ thể và CĐR
của CTĐT. Từ mục tiêu cụ thể và CĐR CTĐT, Khoa sẽ tiếp tục phân nhiệm để xây dựng mục
tiêu và CĐR cụ thể của từng học phần trong CTĐT. Mục tiêu cụ thể (POs) thể hiện mong muốn
của Khoa về những nội dung mà CTĐT có thể mang lại cho người học và được chia vào ba
nhóm kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm.
Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức: Gồm kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội, pháp luật, an ninh quốc
phòng và giáo dục thể chất; kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành TMĐT.
PO1: Nắm vững và có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và nhân văn, về lý luận chính trị, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an
ninh quốc phòng và giáo dục thể chất.
PO2: Có kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên sâu của ngành TMĐT để thích ứng tốt với
những công việc khác nhau như ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, tiếp thị, phát
triển giải pháp TMĐT toàn diện cho doanh nghiệp.
Về kỹ năng:
PO3: Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự
học, tự nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
PO4: Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán, bảo mật thông tin, kinh
doanh trực tuyến, marketing.
PO5: Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kỹ năng phản biện,
phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc
thay đổi.
Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:
PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt.
PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách nhiệm với
xã hội, cộng đồng.

72
Mục tiêu CTĐT được xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu của thị trường lao động đối với
ngành nghề mà người học có thể làm sau khi ra trường. Với mục tiêu rõ ràng, CTĐT ngành
TMĐT được các nhóm chuyên trách bao gồm các nhà khoa học/nghiên cứu giáo dục, các giảng
viên có kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ quản lý trong và ngoài trường, đại diện đơn vị sử dụng lao
động, đã tham gia xây dựng một cách bài bản, thể hiện rõ ràng, cụ thể cấu trúc hợp lý và có hệ
thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học có thể đạt được
sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, ngành TMĐT UEF còn thực hiện tham khảo và đối sánh CTĐT giữa các khóa.
Đồng thời, ngành cũng thực hiện đối chiếu, so sánh CTĐT với một số CTĐT cùng ngành của
các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế nhằm phục vụ cho quá trình thiết kế, xây
dựng CĐR và CTĐT.
Đối với CTĐT, ngoài khối lượng kiến thức phù hợp, ngành TMĐT bảo đảm trang bị cho
người học những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điểm
nổi bật trong nội dung CTĐT, có các học phần Thiết kế dự án (Project Design) giúp trang bị
cho sinh viên có khả năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện, trình bày và giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, v.v..
Ngoài ra, các học phần tiếng Anh cũng được chú trọng đào tạo ngay trong năm thứ nhất;
đồng thời các học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh chiếm trên 50% tổng số các học phần
chuyên ngành để sinh viên có thể tự tin đảm nhận các công việc yêu cầu sử dụng tiếng Anh
chuyên ngành TMĐT trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
2.1.Chuẩn đầu ra
CĐR của CTĐT ngành TMĐT được xây dựng phù hợp với sứ mạng tầm nhìn của Nhà
trường, phản ánh được mục tiêu của CTĐT và xác định rõ ràng những kiến thức, những kỹ năng
và những phẩm chất, mức độ tự chủ và trách nhiệm mà người học cần đạt sau khi hoàn thành
CTĐT. Việc đo lường, đánh giá việc đáp ứng CĐR được thể hiện rất rõ trong từng đề cương
chi tiết học phần.
CĐR của CTĐT ngành TMĐT hướng đến mục tiêu trang bị cho SV những kiến thức cơ bản
vững chắc về kinh tế - xã hội, kiến thức vững chắc về cơ sở ngành và chuyên ngành, rèn luyện
các kỹ năng mềm cùng các kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đủ và phù hợp với nhu cầu xã hội,
thái độ học tập và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, để khi ra trường sinh viên có thể làm việc
được ngay, lại vừa có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc làm công tác nghiên cứu. Các CĐR thể
hiện được mục tiêu của CTĐT ở 03 nhóm: kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm.
CĐR được xây dựng gồm 10 chuẩn như sau:
PLO1: Nắm vững và vận dụng kiến thức cơ bản về nền tảng toán học, lý luận chính trị, khoa
học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng; có
kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
PLO2: Vận dụng kiến thức cơ sở ngành về công nghệ thông tin và thương mại để thích ứng
tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu lý thuyết, đưa ra ý tưởng xây dựng mô hình,
thiết kế giải pháp TMĐT, tư vấn, quản lý, nghiên cứu chuyên sâu, dễ dàng tiếp cận các công
nghệ mới.
PLO3: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành TMĐT phục vụ cho công việc theo từng
chuyên ngành: phát triển giải pháp thương mại điện tử; kinh doanh trực tuyến; tiếp thị trực
tuyến.
PLO4: Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành). Kỹ năng giao tiếp
hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu
quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
PLO5: Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề trong TMĐT: phát triển giải pháp kinh
doanh trực tuyến, marketing trực tuyến.
PLO6: Có kỹ năng phản biện, tư duy phê bình, đánh giá chất lượng công việc. Có khả năng
thử nghiệm, nghiên cứu, khám phá tri thức và đưa ra giải pháp sáng tạo.
73
PLO7: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. Kỹ năng sử
dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.
PLO8: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
đối với nhóm và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị.
PLO9: Có khả năng hướng dẫn, giám sát, tham gia cài đặt, triển khai các hệ thống, sản phẩm,
giải pháp về TMĐT.
PLO10: Có khả năng tự định hướng, lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực, đánh giá và đưa
ra kết luận chuyên môn, có thể bảo vệ quan điểm cá nhân và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
CĐR của CTĐT ngành TMĐT được công bố rộng rãi đến các BLQ, giảng viên, người học,
nhà tuyển dụng thông qua: Website của Trường, Website của Khoa, thông qua các cuộc họp
xây dựng CĐR. CĐR ngành TMĐT được xác định rõ ràng, súc tích, phản ánh được mục tiêu
của CTĐT, đảm bảo khối lượng kiến thức và kỹ năng người học cần đạt được sau khi hoàn
thành CTĐT.
2.1.Bản mô tả chương trình đào tạo
Bản mô tả CTĐT ngành TMĐT thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết, phù hợp với các nhu
cầu khác nhau của các BLQ về CTĐT. Đồng thời, Bản mô tả được xem như cẩm nang để định
hướng hoạt động giảng dạy, học tập cũng như quản lý đào tạo của ngành. Nội dung của Bản
mô tả bao gồm 3 phần chính: (i) Mô tả CTĐT, (ii) Mô tả chương trình giảng dạy (iii) Hướng
dẫn thực hiện CTĐT. Bảng 2.1 mô tả đầy đủ các nội dung trong Bản mô tả CTĐT ngành TMĐT.
Bảng 2.1 Nội dung Bản mô tả CTĐT
1. Mô tả chương trình đào tạo
1.1 Giới thiệu CTĐT
1.2 Thông tin chung
1.3 Triết lý giáo dục của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
1.4 Tầm nhìn và sứ mạng của Khoa đào tạo thực hiện chương trình
1.5 Mục tiêu của CTĐT (POs)
1.6 CĐR của CTĐT (PLOs)
1.7 Cơ hội việc làm và học tập sau đại học
1.8 Tiêu chí tuyển sinh, quá trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
1.9 Chiến lược giảng dạy – học tập
1.10 Chiến lược và phương pháp đánh giá
1.11 Mô tả mối liên hệ giữa CĐR, học phần, phương pháp dạy và học và phương pháp đánh giá
2. Mô tả chương trình giảng dạy
2.1 Cấu trúc chương trình giảng dạy
2.2 Các khối kiến thức chương trình giảng dạy
2.3 Danh sách học phần
2.4 Ma trận đáp ứng giữa các học phần và CĐR của CTĐT
2.5 Ma trận Chiến lược phương pháp dạy và học của các học phần nhằm đáp ứng CĐR
2.6 Ma trận phương pháp đánh giá của các học phần nhằm đáp ứng CĐR
2.7 Tiến trình giảng dạy
2.8 Mô tả tóm tắt nội dung học phần
2.9 Mô tả giảng dạy kỹ năng
2.10 Mô tả trình tự giảng dạy kỹ năng
2.11 Đối sánh CTĐT
3. Hướng dẫn thực hiện CTĐT

74
Bản mô tả CTĐT được cập nhật định kỳ hàng năm và theo giai đoạn cho phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động, xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, tình hình
thực tế của Nhà trường và sự phản hồi của các BLQ.
1. Chương trình dạy học theo hướng thực tiễn và hội
nhập
CTDH được dựa trên CĐR của CTĐT, trong đó bao gồm: Xác định cấu trúc, khối lượng
kiến thức cần thiết của CTĐT; xác định tổ hợp phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học của tất cả các môn học/học phần trong CTDH
phù hợp, góp phần hỗ trợ hiệu quả việc đạt được CĐR. Về phân bố các học phần: Các học phần
bắt buộc/tự chọn, kiến thức nền tảng rộng/kiến thức cơ bản/kiến thức cơ sở ngành cốt lõi/kiến
thức ngành gần/cơ sở ngành nâng cao được phân bổ hợp lý nhằm tạo điều kiện để sinh viên chủ
động trong lựa chọn đăng ký các học phần. Sự phân bổ khối kiến thức thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân bổ khối lượng kiến thức
Số tín chỉ
TT Khối kiến thức
SL %
1 Kiến thức cơ bản/ nền tảng của ngành 24 18.2%
2 Kiến thức cơ sở ngành cốt lõi 21 15.9%
3 Kiến thức cơ sở ngành nâng cao, phương pháp và công cụ 21 15.9%
4 Kiến thức nền tảng rộng 29 22.0%
5 Kiến thức ngành gần, khác ngành 9 6.8%
6 Kiến thức đại cương khác 28 21.2%
Tổng cộng: 132 100

CTDH ngành TMĐT được thiết kế chặt chẽ, có trình tự logic hợp lý giữa các khối kiến
thức đại cương và chuyên ngành. CTĐT được thiết kế với thời gian đào tạo chuẩn là 4 năm, tuy
nhiên người học có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học đến tối đa 8 năm. Mỗi
năm học có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè), mỗi học kỳ chính được phân thành 2
đợt, mỗi đợt có 8 tuần học, 1 tuần dự trữ và 1 tuần thi.
Theo định hướng của UEF là đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội và hội nhập
quốc tế. Ngành TMĐT cũng bám chặt định hướng này để xây dựng chương trình dạy học theo
hướng tiếp cận chung.
3.1. Định hướng đào tạo hội nhập
Để đảm bảo người học tốt nghiệp có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, hội nhập
và đa quốc gia. Chương trình dạy học tăng cường năng lực tiếng Anh bao gồm tiếng Anh tổng
quát và tiếng Anh chuyên ngành, tổng tỷ lệ dạy và học sử dụng tiếng Anh được thể hiện trong
bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ học phần dạy-học bằng tiếng Anh.
Số tín chỉ
TT Cấu trúc học phần
SL %
1 Học phần tiếng Anh tổng quát 28 21.2%
2 Học phần chuyên ngành giảng dạy – học bằng tiếng Anh 24 18.2%
3 Các học phần giảng dạy tiếng Việt 80 60,6%
Tổng cộng: 132 100

Ngoài việc tăng cường các học phần giảng dạy và học bằng tiếng Anh, CĐR của CTĐT
ngành TMĐT đòi hỏi người học phải tích lũy và đạt được năng lực tiếng Anh là IELTS 5.5
hoặc tương đương khi xét đủ điều kiện tốt nghiệp.
Với định hướng là trường đại học quốc tế nên trong thời gian qua, năng lực tiếng Anh của
người học tại UEF đã không ngừng được nâng cao. Ngoài việc học tập các học phần bằng tiếng
Anh, người học được tiếp cận và tham gia rất nhiều các hoạt động quốc tế như: học kỳ quốc tế,
75
giao lưu sinh viên quốc tế, các cuộc thi học thuật/nghiên cứu khoa học cấp trường, khoa trong
đó sử dụng tiếng Anh để báo cáo và thuyết trình. Có thể nói việc tạo môi trường học tập, nghiên
cứu và sinh hoạt theo hướng quốc tế đã giúp cho sinh viên ngành TMĐT có được sự tự tin và
đủ năng lực để có thể làm việc trong môi trường hội nhập.
3.2. Định hướng đào tạo thực tiễn
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội, Trường UEF đã hướng tới việc
nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng nghề nghiệp thực tế trong CTĐT.
Theo lộ trình thiết kế, một số học phần đặc biệt được bố trí theo định hướng trên như sau:
- Giảng dạy kỹ năng: Học phần kỹ năng Project Design 1 được giảng dạy ở năm thứ nhất,
Project Design 2 được giảng dạy ở năm thứ hai, hình thành cho người học phương pháp, kỹ
năng làm việc nhóm, tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua một dự án. Trên cơ sở
đó người học sẽ tiếp tục phát triển các kỹ năng qua các học phần chuyên môn ở các học kỳ tiếp
theo.
- Giảng dạy chuyên môn – gắn kết với thực tiễn doanh nghiệp: Từ học kỳ 1 năm thứ nhất,
người học được tiếp cận các học phần nhập môn, cơ sở ngành và được tiếp cận với các lĩnh vực
nghề nghiệp chuyên môn thông qua các hoạt động tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế tại
doanh nghiệp. Trong các học phần chuyên ngành, ngoài việc giảng viên trực tiếp đứng lớp thì
sẽ kết hợp với diễn giả từ doanh nghiệp, trình bày các vấn đề ứng dụng thực tiễn có liên quan
đến học phần cho sinh viên. Ở học kỳ cuối sinh viên phải tham gia thực tập tốt nghiệp (toàn
thời gian tại đơn vị thực tập, tối thiểu 12 tuần) và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Việc đào tạo đẩy mạnh các kỹ năng làm việc, kỹ năng nghề nghiệp và sớm tiếp cận với
kiến thức thực tế từ các chuyên gia/diễn giả doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy đã góp
phần nâng cao năng lực làm việc thực tiễn của người học ngành TMĐT tại UEF.
1. Đề xuất nâng cao chất lượng
Dựa trên thực tiễn đào tạo ngành TMĐT tại UEF, dựa trên các chỉ số thể hiện sự tăng trưởng
mạnh mẽ của ngành TMĐT tại Việt Nam, chúng tôi có một số kiến nghị, đề xuất chung cho các
trường đào tạo ngành TMĐT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành TMĐT và đáp
ứng nhu cầu thực tế của xã hội như sau:
1. Thường xuyên và định kỳ rà soát, cải tiến, xây dựng mới CTĐT và CTDH, cụ thể là cải tiến
CTĐT đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội; cải tiến nội dung giảng dạy; phương pháp
giảng dạy; phương pháp kiểm tra đánh giá, v.v.. Tất cả hoạt động rà soát, cải tiến, xây dựng
mới đều phải tuân thủ chặt chẽ quy trình khảo sát các BLQ, so chuẩn, đối sánh nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất.
2. Tăng cường số lượng và chất lượng các tài liệu học tập phục vụ cho học phần, phục vụ cho
hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
3. Không ngừng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy và học chủ động, tích cực nhằm
nâng cao năng lực của người học.
4. Tăng cường việc phân tích kết quả các phản hồi, khảo sát các BLQ về CTĐT, về quá trình
dạy – học. Nhằm nhanh chóng có biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng các hoạt
động.
5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ học tập, các cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học, phục
vụ cộng đồng nhằm tạo môi trường học thuật thường xuyên và đa dạng.
6. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, thực tiễn
nhằm đem lại hiệu quả đào tạo cao nhất.
2. Kết luận
Ngành TMĐT là ngành trọng điểm của quốc gia trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Nhu cầu về nhân lực của ngành TMĐT hiện tại là rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy
việc xây dựng CTĐT và triển khai đào tạo ngành TMĐT để đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu
76
của xã hội là công việc hết sức quan trọng đối với các cơ sở đào tạo. Với thực tiễn đào tạo ngành
TMĐT trong sáu năm qua, chúng tôi nhận thấy việc đào tạo phải gắn liền với thực tiễn của
doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT. Ngành
TMĐT là khối liên ngành, và trong thời đại toàn cầu hóa, việc thương mại xuyên biên giới đã
trở nên phổ biến, nên việc đào tạo ngành TMĐT phải gắn chặt với việc hoàn thiện năng lực
ngoại ngữ, để tạo ra nhân lực đáp ứng hội nhập toàn cầu.
Tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo đào tạo TMĐT Việt Nam (2022), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – VECOM.
[2] Khoa CNTT-UEF (2022), Bản mô tả CTĐT ngành TMĐT Khóa 2022, Khoa CNTT, Trường Đại học Kinh
tế - Tài chính TP.HCM (UEF).
[3] Khoa CNTT (2022), Báo cáo tự đánh giá Trình độ đại học ngành TMĐT giai đoạn 2017-2022, Khoa CNTT,
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, TP.HCM (UEF).

77
9. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC
BỘ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU TẠI KHOA TÀI CHÍNH - THƯƠNG MẠI,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ThS Lê Quyết Tâm - trưởng ngành Thương mại điện tử, Khoa Tài chính Thương mại, đại học
Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)

1. Giới thiệu tổng quan về đào tạo ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2020 và 2022 đã nhấn mạnh nguồn nhân lực
chất lượng cao về thương mại điện tử tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ
kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững
của thương mại điện tử nước ta trong giai đoạn tới. Kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực
thương mại điện tử chuyên nghiệp, chất lượng cao là các trường đại học.

Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) năm 2022
từ 132/320 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước cho chúng ta thấy được toàn cảnh bức tranh đào
tạo thương mại điện tử tại các trường đại học ở Việt Nam tới giữa năm 2022.

Một số thống kê nổi bật từ “Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử” năm 2022 do Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ban hành:

Thứ nhất, số trường đại học mở ngành đào tạo thương mại điện tử tăng lên nhanh chóng
với 36 trường đào tạo ngành Thương mại điện tử trình độ đại học, và 53 trường có học
phần Thương mại điện tử trong chương trình đào tạo. Bên cạnh đó có 21 trường đã có kế
hoạch sẽ đào tạo ngành Thương mại điện tử (chưa bao gồm số liệu nằm ngoài số lượng trường
đã khảo sát).

Các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử hiện nay theo khảo sát chủ yếu tập trung
tại 03 thành phố lớn: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà nẵng. Số liệu phân bố các trường có đào
tạo ngành Thương mại điện tử hiện nay:

● Miền Nam có 17 trường đào tạo: 14 trường ở Tp. Hồ Chí Minh, 03 trường ở các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương và Trà Vinh.
● Miền Bắc có 14 trường đào tạo: 13 trường ở Thủ đô Hà Nội, 01 trường ở Thái Nguyên.

78
● Miền Trung có 05 trường đào tạo: 03 trường ở Đà Nẵng, 02 trường còn lại thuộc các
tỉnh Nghệ An và Quảng Ngãi.

Thứ hai, Kết quả khảo sát cho thấy những thay đổi trong lĩnh vực đào tạo thương mại
điện tử tại các trường đại học có những bước tiến rất lớn. Đặc biệt trong việc xây dựng chương
trình giảng dạy theo hướng kinh doanh dựa trên Công nghệ thông tin và truyền thông số. Vì
vậy, xu hướng ngành Thương mại điện tử ngày càng được nhiều trường đưa vào khối Kinh tế
quản lý và đào tạo.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử đông đảo và chất lượng cao hơn nhiều so
với những năm đầu đào tạo. Tuy nhiên đội ngũ giảng dạy có học hàm Giáo sư, phó giáo sư và
giảng viên thỉnh giảng từ doanh nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ khá thấp so với nhu cầu đào tạo;
đây cũng là thách thức rất lớn cho các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử.

Thứ tư; các giáo trình và học liệu giảng dạy hiện nay còn thấp chủ yếu biên soạn lại từ
tài liệu nước ngoài và tham khảo các trường đã đi tiên phong đào tạo ngành Thương mại điện
tử trước đây. Tài liệu tham khảo trong nước khá khan hiếm nhưng cũng chưa được khai thác
hiệu quả. Chẳng hạn, hai tài liệu phổ biến nhất là ấn phẩm thường niên của Cục Thương mại
điện tử và Kinh tế số và Hiệp hội Thương mại điện tử. Một số giảng viên thương mại điện tử
chưa biết tới và khai thác các tài liệu liên quan đến các báo cáo về chỉ số và hoạt động Thương
mại điện tử như: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam của Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số - Bộ Công Thương và Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam của Hiệp hội
Thương mại điện tử.

Thứ năm, Các trường đều mong muốn nội dung đào tạo có tính ứng dụng thực tế để ra
trường sinh viên có thể làm việc ngay mà không mất nhiều thời gian đào tạo lại của doanh
nghiệp. Một số trường đã mời giảng viên thỉnh giảng từ doanh nghiệp và bước đầu có hiệu quả
khá tốt. Vì vậy, phần lớn với tỷ lệ 80% các trường nhanh chóng triển khai các hoạt động hợp
tác với doanh nghiệp và phát huy rất hiệu quả. Tuy nhiên hình thức kết hợp giữa doanh nghiệp
với nhà trường hiện nay vẫn còn manh mún. Đa số do cá nhân giảng viên tự liên hệ với doanh
nghiệp hoặc cá nhân trong doanh nghiệp về hỗ trợ đào tạo. Hoạt động hợp tác chính thức và
dài hạn giữa doanh nghiệp với nhà trường chưa được triển khai mạnh mẽ.

Thứ sáu, nhu cầu tuyển dụng nhân sự thực hiện các hoạt động thương mại điện tử tại các
doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; có xu hướng gia tăng nhanh chóng và
chiếm tỷ lệ lớn trong các vị trí tuyển dụng do họ đã thấy được sự cần thiết trong việc chuyển
79
đổi số và triển khai hoạt động Thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Đặc biệt do tác động
của dịch Covid 19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi và ứng dụng hoạt động Thương mại điện
trong doanh nghiệp diễn ra nhanh và mạnh mẽ, góp phần giúp việc đào tạo ngành Thương mại
điện tử tại các trường được quan tâm nhiều nhất.

2. Tổng quan về tổ chức câu lạc bộ ngành Thương mại điện tử ở các trường đại học Việt
Nam

Câu lạc bộ Sinh viên là nơi tập hợp những sinh viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm
một mục đích nhất định; nơi tạo điều kiện giao lưu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh
nghiệm nghiên cứu, thể hiện năng lực của mỗi cá nhân.

Câu lạc bộ Sinh viên vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là
một bộ phận quan trọng của tổ chức Hội Sinh viên, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức
tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của
sinh viên. Bên cạnh đó; Câu lạc bộ Sinh viên giúp cho Khoa và nhà trường tạo ra môi trường
cho sinh viên tiếp cận các kiến thức chuyên môn (chuyên ngành học), cọ sát với những yêu cầu
thực tế của các Doanh nghiệp tuyển dụng và là môi trường giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng
mềm và kỹ năng chuyên môn cần thiết có thể đáp ứng ngay nhu cầu tuyển dụng của các doanh
nghiệp khi ra trường thông qua: các hoạt động Câu lạc bộ, các cuộc thi học thuật, các hội thảo
và sự kiện chuyên môn có sự tham gia từ các doanh nghiệp đang hoạt động trực tiếp tại ngành
và lĩnh vực chuyên môn và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đối với chuyên ngành đào
tạo tại Khoa và trường.

Hiện nay với xu thế đào tạo theo nhu cầu thực tế xã hội, ngành Thương mại điện tử được
các trường đại học quan tâm và thành lập các Câu lạc bộ sinh viên ngành thương mại điện tử
là tất yếu để hỗ trợ cho mục tiêu đào tạo và kết nối sinh viên và trường.

Tuy nhiên phần lớn các Câu lạc bộ sinh viên hiện nay tại các trường vẫn chưa chú trọng
đến các mô hình Câu lạc bộ học thuật, mà phần lớn là mô hình Câu lạc bộ sinh viên phục vụ
phong trào.

Các Câu lạc bộ sinh viên hiện nay tại các trường gắn liền với các hoạt động phong trào
Đoàn Hội, vì vậy vẫn chưa gắn kết được các hoạt động chuyên môn và phần lớn có tính manh
mún và chưa có hoạt động bền vững do các bạn trong Ban điều hành Câu lạc bộ điều là sinh
viên và thời gian gắn bó với trường chỉ từ 3 đến 4 năm (tương đương với thời gian học tập tại

80
trường); nên các hoạt động và kế hoạch chỉ mang tính ngắn hạn, không có tính kế thừa và hoạt
động sâu vào chuyên môn.

Ngành đào tạo Thương mại điện tử tại các trường hiện nay vẫn là ngành mới từ 1 đến 2
năm thành lập vì vậy đội ngũ sinh viên tham gia ban điều hành và thành viên tại Câu lạc bộ vẫn
chưa đáp ứng được các chương trình và kế hoạch hoạt động phù hợp với kiến thức chuyên môn
của ngành học nếu không có sự hỗ trợ và tư vấn từ các giảng viên và doanh nghiệp.

3. Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ Kinh doanh và Thương mại điện tử, Khoa Tài
chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Tại đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) rất chú trọng phát triển mô hình
giảng dạy Đại học – Doanh nghiệp với phương châm học hiệu quả nhất chính là từ môi
trường thực tế tại các doanh nghiệp. Đây là bước đệm đầu tiên giúp sinh viên tôi luyện trước
khi bước vào “sân chơi lớn” hơn. Vì vậy Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa Tài chính
Thương mại rất quan tâm và chú trọng đến việc tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Sinh viên; với
môi trường năng động hơn 50 câu lạc bộ, đội, nhóm từ học thuật, khởi nghiệp, ngoại ngữ cho
đến hoạt động thanh niên, tình nguyện, văn – thể – mỹ là nơi để các bạn thỏa sức thể hiện năng
khiếu, sự sáng tạo và đam mê của bản thân. Hiện nay tại Khoa Tài chính - Thương mại, trường
đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (Hutech) có rất nhiều mô hình Câu lạc bộ sinh viên và đa
dạng về phương thức triển khai các hoạt động. Điển hình là Câu lạc bộ Kinh doanh và
Thương mại điện tử - BEC do các bạn sinh viên ngành Thương mại điện tử và Kinh doanh
Thương mại thành lập nhằm mang đến sân chơi về học thuật, kiến thức chuyên môn ngành học
cho các bạn sinh viên.

Một số hoạt động nổi bật Câu lạc bộ Kinh doanh và Thương mại điện tử - BEC phối hợp
cùng Thầy cô cố vấn và Khoa thực hiện đã được tổ chức liên quan đến các chủ đề như: ngày
hội tuyển dụng, hội thảo chuyên đề (Offline và trực tuyến), workshop, tham quan doanh nghiệp,
cuộc thi học thuật …

● Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tên miền - Hosting - Website và kiểm soát tốt công cụ
chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp của Cty TNHH P.A Việt Nam
và Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC
● Hội thảo “Web doanh nghiệp - giải pháp kinh doanh bền vững và bứt phá” với sự đồng
hành của các khách mời đến từ doanh nghiệp VTECH GROUP.

81
● Ngày hội Việc làm 2022: Khối ngành Kinh tế - Tài chính - Thương mại - Ngân hàng do
Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và
Khoa Tài chính - Thương mại HUTECH phối hợp tổ chức đã mang đến cho sinh viên
hơn 1500 đầu việc ở nhiều vị trí nghề nghiệp đa dạng.
● Workshop "Nghiên cứu Khoa học từ sinh viên năm nhất, tại sao không?" nhằm giúp
các bạn sinh viên Khoa trau dồi kiến thức, tạo tiền đề vững chắc cho hành trình nghiên
cứu khoa học sắp tới.
● Tọa đàm “Sinh viên HUTECH khởi nghiệp phát triển kinh doanh online trên sàn thương
mại điện tử” với sự đồng hành của các khách mời đến từ Cty CP Tiki và công ty CP
Dịch vụ di động trực tuyến Momo.
● Khoa Tài chính - Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) phối
hợp cùng Công ty CP TIKI tổ chức buổi tham quan thực tế - TIKI Company Tour -
dành cho sinh viên ngành Thương mại điện tử và Kinh doanh thương mại.
4. Những lợi ích và vấn đề liên quan đến hoạt động Câu lạc bộ sinh viên:

Những lợi ích của hoạt động Câu lạc bộ Sinh viên trong hoạt động đào tạo ngành Thương
mại điện tử nói riêng và các ngành đào tạo khác:

● Tạo môi trường rèn luyện cho sinh viên về các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
● Giúp sinh viên cọ sát được với những kiến thức thực tế và hiểu rõ hơn về các kiến thức
được đào tạo tại nhà trường thông qua các sự kiện, hoạt động được tổ chức.
● Giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ: từ các bạn sinh viên khác trong cùng ngành học
và khác ngành học, các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp … ngay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
● Giúp Khoa và nhà trường có nhiều hoạt động giúp sinh viên gắn kết thực tiễn và chương
trình đào tạo nhằm thay đổi chương trình đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng nhanh chóng
và tốt nhất.
● Thông qua các Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên, khoa và trường nắm bắt được nguyện
vọng và tâm lý sinh viên trong suốt quá trình tham gia học tập tại trường.
● Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên là phương thức truyền thông hiệu quả nhất trong hoạt
động tuyển sinh, hoạt động nội bộ, và kết nối doanh nghiệp - doanh nghiệp sẽ ưu tiên
hơn trong các hoạt động đồng hành của Khoa và nhà trường.

Bên cạnh những kết quả và lợi ích của các mô hình Câu lạc bộ sinh viên mang lại thì còn
đó những thực trạng tồn tại nhất định như sau:
82
● Một số hoạt động của Câu lạc bộ sinh viên chưa đáp ứng được đa số nhu cầu của các
bạn sinh viên và còn mang tính chất tổ chức theo phong trào hình thức.
● Khó tổ chức được hoạt động quy mô lớn; đặc biệt là các cuộc thi học thuật cho sinh
viên toàn trường và sinh viên ngoài trường vì nhiều nguyên nhân: kinh phí tổ chức đa
phần hình thành từ các bạn hội viên và tài trợ đến từ Khoa và thầy cô giảng viên; còn
hạn chế khi kết nối doanh nghiệp với Câu lạc bộ sinh viên; kiến thức chuyên môn liên
quan cuộc thi và công tác tổ chức còn lệ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ và tư vấn của Thầy
cô giảng viên phụ trách.
● Vẫn còn một số lượng lớn sinh viên thờ ơ với hoạt động và phong trào chung, không tự
giác tham gia các hoạt động và rèn luyện bản thân trong các Câu lạc bộ; do sinh viên
chưa hiểu rõ được những mặt tích cực và hữu ích khi tham gia các hoạt động và sự kiện
do Câu lạc bộ phối hợp cùng Khoa và nhà trường tổ chức.
● Câu lạc bộ thu hút, tập hợp hội viên rất tốt nhưng trên tinh thần tự nguyện, thiếu ràng
buộc; bên cạnh đó công tác tổ chức và vận hành Câu lạc bộ đôi khi lỏng lẻo, thiếu tính
kỉ luật; số lượng thành viên thường xuyên thay đổi dẫn đến nhiều hoạt động dài hơi bị
thiếu nhân lực và thất bại trong một thời gian ngắn.
● Trong quá trình hoạt động, mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa xây dựng được nhiều
chương trình sinh hoạt hấp dẫn và thiết thực để thu hút được nhiều thành viên tham gia
hoặc các hoạt động liên quan đến chuyên môn ngành học.
● Khó khăn trong công tác xây dựng và phát triển các hoạt động Câu lạc bộ mang tính
liên tục và kế thừa bởi các yếu tố như: địa điểm sinh hoạt chưa ổn định, vật dụng sinh
hoạt còn thiếu, Ban chủ nhiệm được bầu ra là Sinh viên chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình,
năng động mà chưa có sự đào tạo bài bản… Ban chủ nhiệm và Ban điều hành thường
gặp khó khăn trong công tác huấn luyện và đào tạo nhân sự kế thừa nên thường gây ra
sự hụt hẫng và bị động về nhân sự. Các thành viên công việc chủ yếu là học tập nên gặp
khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi sinh hoạt đều đặn.
● Vẫn chưa có sự đồng hành bền vững và lâu dài giữa các doanh nghiệp và Câu lạc bộ
Sinh viên thông qua cầu nối của Khoa, nhà trường. Vì vậy các hoạt động gắn kết và có
sự hỗ trợ của doanh nghiệp về mặt: kiến thức ngành, kinh nghiệm thực tiễn, chi phí tổ
chức và hoạt động; các case study thực tiễn trong doanh nghiệp vào các cuộc thi và
hoạt động thường niên của Câu lạc bộ Sinh viên.

5. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Câu lạc bộ sinh viên Thương mại điện tử:

83
Nhằm thực hiện đúng mô hình giảng dạy Đại học – Doanh nghiệp với phương châm học
hiệu quả nhất chính là từ môi trường thực tế tại các doanh nghiệp. Và giúp Câu lạc bộ Kinh
doanh và Thương mại điện tử - BEC nói riêng, cũng như các Câu lạc bộ sinh viên nói chung
có được sự hiệu quả trong hoạt động, luôn là môi trường giúp sinh viên năng động, bản lĩnh;
gắn đào tạo thực tế với nhu cầu tuyển dụng thông qua các hoạt động Câu lạc bộ sinh viên; Khoa
và nhà trường có một số giải pháp thúc đẩy hoạt động như sau:

Thứ nhất, Khoa và giảng viên đồng hành cùng Câu lạc bộ phải phối hợp với Ban điều
hành Câu lạc bộ tuyên truyền và xây dựng các tiêu chí hoạt động giúp sinh viên và các thành
viên tham gia Câu lạc bộ hiểu được các lợi ích khi tham gia và ý thức trách nhiệm của các thành
viên mỗi thành viên là một chủ thể tích cực trong Câu lạc bộ đội, nhóm; chủ động hoàn thành
nhiệm vụ cụ thể được giao của mình; chủ động tham sinh hoạt đều đặn, tích cực hoạt động xây
dựng Câu lạc bộ. Tự giác rèn luyện những kĩ năng cơ bản và cần thiết như: giao tiếp; thuyết
trình; làm việc nhóm; quản lí thời gian; nhận định vấn đề... SV khi tham gia sinh hoạt trong các
Câu lạc bộ chính là cơ hội giao lưu, học hỏi những kỹ năng mềm, tích lũy kiến thức chuyên
môn và xây dựng mối quan hệ cá nhân. Rèn luyện bản lĩnh sinh viên.

Thứ hai, xây dựng các hoạt động Câu lạc bộ Sinh viên cần có sự tham gia cố vấn về mặt
chuyên môn và tổ chức từ thầy cô giảng viên có chuyên môn phụ trách, giúp cho Ban điều hành
Câu lạc bộ có được kế hoạch hoạt động mang tính thực tiễn cao, gắn hoạt động sinh viên với
hoạt động đào tạo nhà trường và thực tiễn từ doanh nghiệp; Các hoạt động thường xuyên xây
dựng xoay quanh chủ đề: Cơ hội nghề nghiệp, tuyển dụng, kiến thức chuyên ngành, cuộc thi
chuyên ngành, kỹ năng mềm, tham quan thực tế doanh nghiệp.

Thứ ba, khuyến khích và tận dụng sự sáng tạo tối đa của sinh viên trong việc xây dựng
các mô hình hoạt động mới nhằm phá vỡ tư duy và lối mòn củ; kích thích sự tham gia của các
bạn sinh viên trẻ, năng động nhưng phù hợp với mong muốn và định hướng đào tạo của khoa
và nhà trường. Mỗi chương trình sinh hoạt phải có kế hoạch thật chi tiết, tham khảo ý kiến của
nhiều đối tượng khác nhau và có sự đồng hành - cố vấn từ các thầy cô chuyên môn và doanh
nghiệp.

Thứ tư, trong quá trình hoạt động, cần có sự ghi nhận và đánh giá sát sao các kết quả đạt
được để giúp đỡ, tuyên dương kịp thời các gương điển hình trong các buổi tổng kết, tạo được
sự thi đua giữa các Câu lạc bộ, giữa các thành viên với nhau. tạo động lực để tìm kiếm các nhân
tố mới kế thừa cho nhân sự điều hành Câu lạc bộ dài hạn.
84
Thứ năm, tạo điều kiện kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp từ Khoa và nhà trường
nhằm tạo sự gắn kết mang tính lâu dài giữa Doanh nghiệp với hoạt động sinh viên; khuyến
khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho Câu lạc bộ sinh viên với vai
trò là các thành viên đồng hành và ban cố vấn chuyên môn. Bên cạnh đó phát huy vai trò của
các cựu sinh đã từng là thành viên Câu lạc bộ tiếp tục tham gia vào hoạt động hỗ trợ và cố vấn,
duy trì sự kết nối 04 bên: Khoa - Câu lạc bộ - Cựu sinh viên - Doanh nghiệp (là cựu sinh viên,
thành viên Câu lạc bộ).

6. Kết luận

Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên đã có nhiều đóng góp thiết thực vào sự phát triển của
phong trào sinh viên, cũng như góp phần cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm - kiến thức chuyên
môn cho sinh viên và cần được nhân rộng, phát triển hơn nữa. Các hoạt động Câu lạc bộ Sinh
viên phải luôn được quan tâm và gắn kết từ Khoa và nhà trường; thường xuyên cập nhật nhiều
phương thức triển khai và cách làm đa dạng thông qua các hoạt động được đút kết thực tiễn
hành năm nhằm tạo sức lan tỏa lớn, khẳng định sức trẻ và sự cống hiến của sinh viên đối với
sự phát triển chung của xã hội và gắn với định hướng đào tạo từ Khoa và nhà trường với phương
châm học hiệu quả nhất chính là từ môi trường thực tế; sinh viên khi còn học tập đã đáp ứng
ngay các yêu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp từ kỹ năng mềm đến kinh nghiệm chuyên
môn thực tiễn.

Hiệu quả hoạt động từ việc triển khai các mô hình Câu lạc bộ sinh viên là một chuỗi các
hoạt động nhằm triển khai các chương trình, cuộc vận động sinh viên thông qua nhiều chương
trình, cuộc thi, hội thảo, tham quan thực tế doanh nghiệp. Với phương châm mở rộng tập hợp,
đoàn kết thông qua Câu lạc bộ sinh viên đã triển khai các cuộc vận động, đẩy mạnh các hoạt
động phong trào thể hiện tính xung kích - tình nguyện của tuổi trẻ trong xây dựng tổ chức các
mô hình hoạt động theo từng nội dung, phương thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, hoạt động
phù hợp thiết thực, ý nghĩa để từ đó hoạt động của Câu lạc bộ sinh viên ngày càng đổi mới
nhằm thu hút và tập hợp được nhiều hơn nữa sinh viên tham gia, củng cố vững chắc phong trào
thanh niên, sinh viên và phát triển kỹ năng, chuyên môn cho sinh viên của khoa và nhà trường.

Một số hình ảnh liên quan đến hoạt động do Câu lạc bộ Kinh doanh và Thương mại
điện tử - BEC phối hợp tổ chức:

85
Company Tour: sinh viên ngành Thương mại điện tử với TIKI

Buổi Workshop chia sẻ liên quan đến chuyên ngành Thương mại điện tử

86
Tọa đàm doanh nghiệp liên quan đến cơ hội việc làm và khởi nghiệp trong lĩnh
vực Thương mại điện tử

Buổi workshop kỹ năng sinh viên trong hoạt động kinh doanh thời 4.0

87
Buổi sinh hoạt định kỳ CLB Kinh doanh và Thương mại điện tử - BEC

Buổi giao lưu và kết nối doanh nghiệp

88
Buổi giao lưu giữa CLB Kinh doanh và Thương mại điện tử - BEC và doanh
nghiệp

Tài liệu tham khảo:

[1] Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom). Báo cáo đào tạo Thương mại điện tử 2022.

[2] Website trường đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (Hutech).
www.hutech.edu.vn/khoatctm

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm
2010 phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

[4] Lưu Văn Hy (Biên dịch) (2001), 101 bí quyết thành công điều hành đội nhóm, NXB
Thanh niên.

89
10. VỐN XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trần Thị Hồng, Bùi Văn Thời


Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Tóm tắt

Vốn xã hội là một nguồn lực vô hình giúp cho các cá nhân/tổ chức tạo lập một
liên kết xã hội nhằm chia sẻ các nguồn lực sẵn có của nhau. Theo kết quả khảo sát của
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy số lượng các trường Đại học
đào tạo ngành thương mại điện tử (TMĐT) còn ít, đội ngũ giảng viên TMĐT chưa đáp
ứng nhu cầu, học liệu phục vụ đào tạo chưa đầy đủ, sự hợp tác trong đào tạo TMĐT còn
mờ nhạt ở mọi hình thức, đây là các thách thức lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý
thuyết vốn xã hội (Social capital theory) & vận dụng nó trong việc tăng cường liên kết
đào tạo ngành TMĐT giữa các trường Đại học và các bên liên quan là một yêu cầu cấp
thiết nhằm tận dụng ưu thế của nhau.

Từ khóa: Thương mại điện tử, đào tạo, liên kết, vốn xã hội, mạng lưới quan hệ.

1. Giới thiệu

Theo Statista (2021), doanh số TMĐT bán lẻ năm 2021 đạt khoảng 4,9 nghìn tỷ
đô la Mỹ trên toàn thế giới, dự kiến đạt 5,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. Con số này
được dự báo sẽ tăng 50% trong 4 năm tới, đạt khoảng 7,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.
Điều này chứng tỏ rằng TMĐT đang ngày càng trở thành một lựa chọn sinh lợi cho các
doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, trong tổng doanh số bán lẻ toàn cầu năm 2022 thì 20,3%
dự kiến đến từ mua hàng trực tuyến. Có nghĩa là, hơn 0,22 đô la trong mỗi 1 đô la chi
tiêu cho hàng hóa bán lẻ trong năm nay sẽ được thực hiện qua internet. Tại Việt Nam,
lĩnh vực TMĐT tiếp tục tăng trưởng nhanh, năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng
trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế
số Việt Nam đạt 57 tỷ USD trong đó TMĐT chiếm 39 tỷ USD. Đến năm 2030 nền kinh
tế số Việt Nam có thể đạt 220 tỷ USD, trong đó TMĐT chiếm khoảng 150 tỷ USD
(Vneconomy, 2022).

Trao đổi tại buổi công bố báo cáo đào tạo TMĐT năm 2022 ngày 24/8, đại diện
Hiệp Hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đánh giá nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực
90
TMĐT chất lượng cao tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025. Các
doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tăng trưởng mạnh mẽ, do đó, ngành TMĐT đang rất
khát nhân lực. Các doanh nghiệp, hội viên của Hiệp hội liên tục tuyển nhân sự và việc
tuyển dụng ngày càng khắt khe. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho
thị trường lao động thì việc sử dụng lý thuyết vốn xã hội (VXH) nhằm tăng cường chất
lượng mạng lưới liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngành TMĐT là hết sức cần thiết nhằm
tận dụng các nguồn lực sẵn có của nhau.

2. Lý thuyết vốn xã hội

2.1. Vốn xã hội là gì ?

Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung, các loại
hình vốn khác nhau luôn tồn tại, tích lũy và phát triển. Trong đó, bên cạnh các loại hình
vốn như vốn kinh tế (economic capital), vốn văn hóa (cultural capital), vốn biểu tượng
(symbolic capital), riêng vốn xã hội (social capital) luôn hiện diện và đóng góp vào đời
sống tinh thần cũng như vật chất của con người (Bourdieu, 1986). Thật ra, các nhà khoa
học bắt đầu quan tâm đến khái niệm vốn xã hội khi lý giải hiện tượng hai cộng đồng dân
cư có các nguồn lực và tài nguyên tương đương nhau nhưng một bên phát triển và một
bên suy tàn. Chính điều này, các nhà khoa học đã đúc kết và tiến hành làm hoàn thiện
khái niệm vốn xã hội, từ đó, xem xét mối quan hệ giữa VXH với các loại hình vốn khác.
Có thể nói, VXH đóng vai trò liên kết các nguồn vốn khác lại với nhau, phối hợp nhau
để tăng cường hiệu quả sử dụng của các nguồn vốn, đóng góp vào việc tăng trưởng kinh
tế (Lins và cộng sự, 2017).

Thuật ngữ vốn xã hội bắt đầu xuất hiện trong nhiều nghiên cứu cộng đồng, làm
sáng tỏ tầm quan trọng cho sự tồn tại và hoạt động của các mạng lưới quan hệ chặt chẽ,
xuyên suốt; phát triển các mối quan hệ cá nhân dựa trên sự tin tưởng, hợp tác và hoạt
động tập thể trong cộng đồng dân cư (Jacobs, 1961). Đặc biệt, từ cuối những năm thập
niên 80 của thế kỷ trước, trên quan điểm của mình, nhiều học giả đã đưa ra nhiều khái
niệm về vốn xã hội và thuật ngữ này được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như
khoa học xã hội, kinh tế và đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học.

Nguồn gốc của VXH nằm ở các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể, các mối quan
hệ xã hội này có thể được phân biệt với quan hệ trao đổi thị trường và quan hệ phân cấp
trong xã hội (Kwon & Alder, 2014). Nhiều nghiên cứu đang ngày càng chứng minh tầm
91
quan trọng của VXH trong quá trình phát triển các tổ chức và DN, cụ thể như tăng cường
phát triển kiến thức (Mikovic và cộng sự; 2019), đổi mới sản phẩm (Prasetyo và cộng
sự, 2020) và nâng cao kết quả kinh doanh (Purwati và cộng sự, 2021).

Nếu như vốn vật chất (physical capital) nói đến các tài sản hữu hình, ví dụ như
máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng; vốn con người (human capital) nói đến các tài
sản cá nhân như năng lực cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kiến thức và kỹ năng
(McCallum và O’Connell, 2009) thì VXH đề cập đến các năng lực quan hệ xã hội của
các cá nhân và tổ chức dựa vào nhận thức xã hội, tự quản trị, cam kết, thúc đẩy hợp tác,
phối hợp, mạng lưới thông tin phản hồi được thiết lập theo niềm tin, thiện chí, có qua
có lại, không gây tổn hại đến lợi ích của nhau (McCallum & O’Connell, 2009, Dai và
cộng sự, 2015). Như vậy, VXH không chỉ là sự tổng hợp các của cải vật chất, các tài
sản xã hội mà còn là chất xúc tác làm kết dính các tài sản xã hội này lại với nhau. Lợi
ích của VXH nằm ở việc chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau
giữa các cá nhân hay tổ chức.

2.2. Vốn xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp

Về cấp độ tổ chức hay DN, các nhà nghiên cứu đã xem xét chất lượng mối quan
hệ trên 3 khía cạnh: Vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài và vốn xã hội lãnh đạo
của tổ chức/doanh nghiệp.

Trong đó, vốn xã hội bên trong là chất lượng các mối quan hệ giữa nhân viên và
giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức, doanh nghiệp. Vốn xã hội bên ngoài được
các nghiên cứu đề cập như là chất lượng các mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp
với các chủ thể trong mạng lưới chiều ngang (khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp,
các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, đơn vị tư vấn, nghiên cứu, các đối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành) và mạng lưới chiều dọc (chính quyền các cấp và các công ty mẹ-con
trong cùng tập đoàn). Cuối cùng, theo McCallum và O’Connell (2009) vốn xã hội của
lãnh đạo là chất lượng của các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo được biểu hiện qua 4
đặc điểm sau (i) Người lãnh đạo có trách nhiệm với các bên liên quan, (ii) họ nỗ lực tiếp
cận với đối tác thông qua các mạng lưới, các hoạt động cộng đồng, (iii) họ tích cực chia
sẻ vốn tri thức & kiến thức và (iv) họ quản lý nghịch lý thông qua việc sử dụng các
nhóm lớn, nghịch lý được hiểu là nơi vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các tổ chức khác.

Đương nhiên, thiết lập các mạng lưới quan hệ bên trong, bên ngoài của tổ chức,
92
doanh nghiệp là rất cần thiết. Mạng lưới quan hệ bao gồm các mối tương tác xã hội và
trao đổi xã hội, trong đó hệ các giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành, biểu
lộ. Nhờ vậy, các thành viên trong mạng lưới chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ và có những
lợi ích ràng buộc lẫn nhau khi theo đuổi những mục đích của họ. Mạng lưới quan hệ
không chỉ có chức năng gắn kết xã hội mà còn có chức năng cung cấp thông tin chính
xác, góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới.

3. Thực trạng đào tạo ngành TMĐT tại các trường Đại học
Thông qua báo cáo khảo sát của VECOM năm 2022 về tình hình đào tạo TMĐT
tại 132 trường trong tổng số khoảng 232 trường ĐH trong cả nước. Kết quả khảo sát cho
thấy có những bước tiến rất lớn trong đào tạo ngành TMĐT, bên cạnh đó cũng còn rất
nhiều các thách thức, khó khăn cần cải thiện trong thời gian tới. Điều này thể hiện qua
các con số biết nói sau:

Thứ nhất, số lượng các trường Đại học tham gia đào tạo ngành TMĐT còn rất ít
36/132 (27,3%), tỉ lệ này giảm xuống còn 15,5% (36/232) nếu tính chung cho cả nước.
Nguyên nhân số lượng các trường tham gia đào tạo ngành TMĐT thấp là do gặp khó
khăn trong thiết kế và triển khai chương trình đào tạo (CTĐT). Vì đây là một ngành học
rộng, tính chất liên/xuyên ngành trong cấu trúc và nội dung CTĐT vừa rộng, vừa sâu
liên quan đến 4 lĩnh vực chính là CNTT, Kinh tế số, Marketing số và Logistics.

Thứ hai, đội ngũ giảng viên TMĐT đông đảo và chất lượng cao hơn nhiều so với
một thập kỷ trước. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đào tạo cả về
số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, để triển khai hoạt động dạy và học; các trường phải
huy động giảng viên từ nhiều Khoa và Bộ môn khác nhau trong trường. Do đó, việc thiết
kế CTĐT còn nhiều môn học rời rạc, chưa tích hợp thành nhiều Module, lý do là người
giỏi CNTT thì không giỏi kinh doanh, Marketing và ngược lại.

Thứ ba, học liệu phục vụ đào tạo TMĐT chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, 67%
các trường ĐH sử dụng giáo trình nước ngoài. Các giáo trình và tài liệu tham khảo chưa
đa dạng, kể cả eBook. Hơn nữa, cơ sở vật chất và phần mềm phục vụ giảng dạy và học
tập của phần lớn các trường có chất lượng chưa cao. Hơn nữa, do môi trường kinh doanh
TMĐT thay đổi rất nhanh, các công nghệ mau chóng lạc hậu nhưng giảng viên chưa
được tập huấn và nâng cao năng lực chuyên môn liên tục, định kỳ.

Thứ tư, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, truyền thông về ngành học chưa được
93
quan tâm đúng mức, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
của các cơ sở đào tạo, hiệp hội ngành nghề và cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, các em
học sinh vẫn chưa thấy hết nhu cầu tiềm năng của thị trường lao động về ngành học này.

Thứ năm, các hoạt động hỗ trợ đào tạo cũng như gắn kết với DN trong đào tạo
TMĐT như các cuộc thi tài năng TMĐT, Khởi nghiệp trong TMĐT, Giảng viên doanh
nhân TMĐT… chưa thật sự trở thành các phong trào chung cho cả nước.

Cuối cùng, việc liên kết mạng lưới đào tạo TMĐT còn mờ nhạt giữa các trường
ĐH, giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, Viện nghiên cứu, các tổ chức
xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường với DN. Điều này cho thấy nguồn lực vốn xã
hội (VXH) trong đào tạo ngành TMĐT chưa được khai thác đúng mức, chưa tận dụng
các nguồn lực VXH sẵn có trên thị trường.

4. Vốn xã hội và vai trò liên kết giữa các cơ sở giáo dục & các bên liên quan
trong đào tạo ngành TMĐT

Hiểu được lý thuyết vốn xã hội nhằm vận dụng nó trong việc phát triển chất lượng
mạng lưới quan hệ theo 3 khía cạnh là VXH bên trong, VXH bên ngoài và VXH lãnh
đạo. Từ đó, việc thiết lập mạng lưới quan hệ bên trong và bên ngoài của các trường ĐH
đào tạo ngành TMĐT là rất cần thiết, đóng góp vào thành quả chung là gia tăng chất
lượng sinh viên tốt nghiệp.

Như đã trình bày ở trên, hạn chế chung của các cơ sở đào tạo ngành TMĐT là năng
lực đội ngũ giảng viên còn yếu và thiếu, CSVC phục vụ cho đào tạo còn hạn chế, số
lượng các trường ĐH tham gia đào tạo chưa nhiều, …. Nhu cầu rất tự nhiên là tăng
cường liên kết, chia sẻ cơ hội và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, chủ động phân
định vai trò, mức đóng góp của từng đơn vị dựa trên khả năng về nguồn nhân lực, CSVC,
tài nguyên, công nghệ... để có thể định rõ vị trí, tầm quan trọng của từng cơ sở đào tạo
trong chuỗi liên kết. Qua chuỗi liên kết, mỗi cơ sở sẽ từng bước tái cơ cấu để phát triển,
thực hiện tốt quá trình phân công nhiệm vụ trong mạng lưới liên kết.

Trong thời gian tới, Hiệp hội TMĐT nên khai thác các nguồn lực sẵn có của các
trường ĐH, các DN kinh doanh TMĐT để hình thành các Tiểu ban hoặc Trung tâm bồi
dưỡng xuất sắc nhân lực giảng dạy TMĐT. Chức năng của Trung tâm là (1) Bồi dưỡng
Giảng viên giảng dạy TMĐT có năng lực liên/xuyên ngành CNTT, Kinh tế số,

94
Marketing số và Logistics; (2) Bồi dưỡng Giảng viên các trường ĐH, đặc biệt là các
trường đang quan tâm đến mở ngành TMĐT về phương pháp thiết kế chương trình đào
tạo TMĐT đạt chuẩn kiểm định trong và ngoài nước để hiện thực hóa mục tiêu đến năm
2025 có 50% cơ sở GDĐH và GDNN triển khai đào tạo TMĐT; (3) Tổ chức đào tạo
nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy cho các Giảng viên doanh nhân TMĐT từ
các DN kinh doanh TMĐT. Đây chính là một trong những lực lượng nòng cốt phối hợp
cùng với đội ngũ giảng viên cơ hữu nhằm hiện thực hóa triết lý đào tạo “Learning by
doing”; (4) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo như các cuộc thi về TMĐT, xây dựng
hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, hội thảo, tọa đàm, seminar giữa các
giảng viên, sinh viên trong mạng lưới.

Lợi ích mang lại từ các mạng lưới quan hệ liên kết giữa các trường ĐH đào tạo
ngành TMĐT với nhau được nhận thấy rõ ràng. Các trường ĐH không chỉ thiết lập các
mối liên kết với các đối tác mà còn đánh đổi thời gian và chi phí để quan tâm đến các
lợi ích mang lại từ mạng lưới bên trong Hiệp hội. Với nhận thức như vậy thì các trường
ĐH mới có thể khai thác hết các lợi ích từ các mối quan hệ để phục vụ cho hoạt động
đào tạo. Qua các mối quan hệ liên kết chặt chẽ này, các trường ĐH nâng cao năng lực
đào tạo, cạnh tranh, tuyển sinh với các trường nước ngoài trong bối cảnh hội nhập.

5. Kết luận

Đa số các trường ĐH đào tạo ngành TMĐT tại Việt Nam còn rất mới, nhiều trường
còn chưa có sinh viên tốt nghiệp. Các nguồn lực phục vụ cho đào tạo TMĐT còn nhiều
hạn chế, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Các nghiên cứu cho thấy VXH tác động có ý nghĩa đến kết quả hoạt động của các
tổ chức, doanh nghiệp như tiếp thu kiến thức, đổi mới, hiệu quả kinh tế, hợp tác kinh
doanh. Trong đó, các nhà lãnh đạo là người thể hiện VXH nhiều nhất để góp phần nâng
cao kết quả hoạt động của tổ chức. Việc tăng cường liên kết giữa các trường ĐH đào tạo
TMĐT và các bên liên quan là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp các tổ chức có thể đứng
vững và phát triển trước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa ./.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2022). Đào tạo ngành TMĐT tại Việt Nam: những

con số ấn tượng. Thông tin & Truyền thông, Cơ quan ngôn luận của Bộ Thông
95
Tin & Truyền Thông.

2. Bùi Văn Thời (2015). Hội nhập và nguồn vốn lạ, Báo điện tử chính phủ.

3. Bùi Văn Thời (2022). Hiệu quả sử dụng vốn xã hội của doanh nghiệp. Tạp
Chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 614, tr 70-72.

Tiếng Anh

4. Bourdieu, P. (1986). The forms of capital, in J.G. Richardson (Ed.) Handbook


for Theory and Research for the Sociology of Education, Greenwood Press,
New York, NY, pp. 241–258.
5. Dai, W., Mao, Z., Zhao, X., & Mattila, A. (2015). How does social capital
influence the hospitality firm’s financialperformance? The moderating role of
entrepreneurial activities. International Journal of Hospitality Management,
51: 42–55.
6. Lins, K., Servaes, H., & Tamayo, A. (2017). Social Capital, Trust, and Firm
Performance: The Value of Corporate Social Responsibility during the
Financial Crisis. The Journal of Finance, 4, 1785-1823.
7. McCallum, S., & O’Connell, D. (2009). Social capital and leadership
development. Leadership & Organization Development Journal, 30, 152–166.
8. Mikovic, R., Petrovic, D., Mihic, M., Obradovic, V., & Todorovic, M. (2019).
Examining the relationship between social capital and knowledge usage in the
nonprofit industry. Journal knowledge management research & practice,
[online] Available at <https://doi.org/10.1080/14778238.2019.1638740>
[Accessed 10 June 2022].
9. Prasetyo, P. E., Setyadharma, A., & Kistanti, N. R., 2020. The Role Of Social
Capital In New Products Development And Business Competitiveness
Enhancement. International Journal Of Scientific & Technology Research, 9,
1838-1843.
10. Purwatia, A. A., Suhermin, B., & Hamzah, M. L., 2021. The effect of
innovation capability on business performance: The role of social capital and
entrepreneurial leadership on SMEs in Indonesia. Journal of Accounting, 7,
323–330.
Thông tin tác giả
96
Trần Thị Hồng
PGS.TS. Phó hiệu trưởng – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Email: tthong@ntt.edu.vn
Bùi Văn Thời
TS. Khoa QTKD - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Email: bvthoi@ntt.edu.vn

97
11. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LỐI RA CHO DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM

Nguyễn Quốc Khánh


Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Tóm tắt: Thương mại điện tử đã thay đổi thói quen tiêu dùng và trở thành lối sống của con
người, đặc biệt kể từ khi diễn ra đại dịch. Phát triển kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến mở
ra cơ hội giúp cho mọi doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn khách hàng rộng lớn và tăng
doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kinh doanh thương mại điện
tử cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm, trải
nghiệm khách hàng,… Trên cơ sở tổng hợp nền tảng và đánh giá thực trạng phát triển thương
mại điện tử trong nước, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ mới trong công nghệ số, gợi ý một số
giải pháp tìm lối ra cho phát triển thị trường thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp và
nhỏ tại Việt Nam
Từ khóa: công nghệ số, thương mại điện tử, E-commerce,

1.Giới thiệu
Phát triển kinh tế kéo theo sự mở rộng của chuỗi cung ứng. Những tiến bộ nhanh chóng trong
công nghệ số và các công cụ fintech mới nổi, đã và đang tiếp tục thu hút phần lớn dòng tài
chính tạo điều kiện cho sự phát triển các chuỗi cung ứng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Cùng với sự bùng nổ của internet, thương mại điện tử đã trở thành một xu thế phát triển bán
hàng chủ yếu, không chỉ là mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng cho các chủ doanh nghiệp phát
triển, mà còn đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trên thế giới, nhiều
công ty công nghệ sớm ứng dụng những tiến bộ mới về công nghệ số đã nhanh chóng trở thành
tập đoàn thương mại điện tử toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh
thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu
dùng. Tuy nhiên tại Việt Nam, thương mại điện tử hiện vẫn chưa phát triển tương xứng so với
tiềm năng của nền kinh tế.
Theo khảo sát của IMRG năm 2021, tổng doanh số của thương mại điện tử toàn cầu tăng 16.3%
so với năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19. Dự đoán một số xu hướng mới cùng các yếu tố
cũ sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nắm bắt để tạo ưu thế cạnh tranh và phát
triển mạnh mẽ trong các năm đến. Tuy nhiên, dự kiến làn sóng e-commerce sẽ giảm tốc khi đại
dịch dần được kiểm soát. Song đây cũng được xem là thời điểm "vàng" để các doanh nghiệp
đẩy mạnh đầu tư nền tảng công nghệ và tập trung vào các xu hướng mới, tận dụng cơ hội bứt
tốc, mở rộng tầm ảnh hưởng. đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (IMRG,
2021).
2.Nền tảng của thương mại điện tử
2.1. Thương mại điện tử là gì?

98
Thương mại điện tử (E-commerce, e-comm và EC) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên
các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính, dựa trên một số công nghệ như chuyển
tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu
thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web, bao gồm
một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
E-commerce có thể được phân chia thành ba loại:
- E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web
- Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp;
- Bảo mật các giao dịch kinh doanh.
2.2. Ưu điểm vượt trội của E-commerce
Một số điểm mạnh nổi bật của E-commerce có thể kể đến như:
- Giao dịch không giới hạn;
- Quản lý hàng tồn kho tự động;
- Chi phí thấp, do không có cửa hàng;
- Nhiều ưu đãi;
- Thông tin minh bạch, rõ ràng;
- Thiết lập, nâng cao sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường;
- Ứng dụng khá đa dạng trong kinh doanh
2.3. Nền tảng và các tính năng cần có của thương mại điện tử
Thương mại điện tử có ba loại nền tảng chính là
- Nền tảng SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ),
- Nền tảng PaaS (nền tảng dưới dạng dịch vụ) và
- Nền tảng tại chỗ.
Các nền tảng SaaS và PaaS đều cung cấp các giải pháp thương mại điện tử thông qua internet.
Các nền tảng SaaS, như Shopify, chỉ liên quan đến phần mềm. Khi được thêm một yếu tố phần
cứng nữa sẽ được gọi là nền tảng PaaS. Một nền tảng ecommerce cơ bản luôn cần có ba tính
năng: tìm kiếm, giỏ hàng và thanh toán, có thể được kết nối với nhau theo bất kỳ cách nào mà
một công ty mong muốn. Ngoài ra, cũng có thể có các tính năng khác, như: cơ sở dữ liệu để
lưu trữ chi tiết giao dịch, quản lý hàng tồn kho để theo dõi hàng hóa có sẵn, hỗ trợ khách hàng
và quản lý đơn đặt hàng để cải thiện hành trình của khách hàng.
2.4. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
+ Một doanh nghiệp E-commerce có thể sử dụng các hình thức dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ mua sắm trực tuyến để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các trang web,
ứng dụng di động, trò chuyện trực tiếp, chatbot;
- Cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến, xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến
người tiêu dùng (B2C) hoặc người tiêu dùng (C2C) của bên thứ ba; Mua và bán sản phẩm, dịch
vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B);
- Trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B);
- Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng và thành lập bằng e-mail hoặc fax.
3. Thực trạng phát triển E - commerce
3.1. Sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu
99
Thương mại điện tử xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên 70, qua giới thiệu sử dụng công nghệ
EDI và EFT, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa
đơn điện tử. Sang thập niên 80, thương mại điện tử hình thành rõ hơn qua sự phát triển và chấp
nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM), ngân hàng điện thoại và hệ thống đặt vé
máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh. Năm 1990, với phát minh ra WorldWideWeb
trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là
Internet (www) của Tim Berners-Lee, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài
nguyên doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu. Cuối năm 2000, ecommerce mới
thực sự trở thành kênh bán hàng toàn cầu. Trong tương lai, dự đoán các nền tảng thương mại
điện tử sẽ triển khai và tích hợp với các thiết bị mới, trước tiên sẽ là IoT, cùng với giọng nói và
thực tế ảo hoặc tăng cường, cho phép người tiêu dùng có thể mua hàng thông qua bảng điều
khiển của mình khi đang làm việc.
3.2. Phát triển E – commerce tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cụm từ E-commerce chính thức được biết đến vào năm 1997 nhưng vẫn còn khá
mơ hồ. Đến năm 2003, Thương mại điện tử mới du nhập vào các trường Đại học, trở thành lĩnh
vực được đào tạo bài bản, chuyên môn. Tuy nhiên phải mãi cho đến năm 2010, cùng với sự
phát triển của mạng Internet, thiết bị di động, nhất là Smartphone và thẻ ngân hàng thương mại
điện tử tại Việt Nam mới thực sự bùng nổ. Một điển hình về thành công trong việc ứng dụng
thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian gần đây là Thế giới di động. Công ty này tập
trung rất nhiều vào việc xây dựng thành công trang website của chính mình và tạo tiếng vang
lớn với nhiều sự đột phá trong việc phát triển kinh doanh trên nền tảng E-commerce. Ngược
lại, một số tập đoàn hoạt động hoàn toàn dựa trên nền tảng thương mại điện tử, xây dựng mô
hình kinh doanh xoay quanh việc thanh toán trực tuyến và vận chuyển hàng hóa đến tận nơi
cho khách hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ có thể tham gia vào bằng cách
tạo dựng các cửa hàng trực tuyến ngay trên các trang thương mại điện tử thông qua chương
trình “Bán hàng cùng …”. Top 3 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay có thể kể
đến là: Shopee, Tiki, Lazada.
3.3. Vị thế của hàng Việt trên thị trường thương mại điện tử trong nước
Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2021, Việt Nam hiện có 49,3 triệu người tiêu dùng tham
gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu
nước ngoài đẩy mạnh bán hàng trên sàn thương mại điện tử thì các doanh nghiệp trong nước
vẫn còn đang loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối này. Khảo sát của iPrice năm 2021
phát hiện, các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được
tìm mua ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn thương mại điện
tử lại là hàng ngoại nhập. Đáng lo ngại hơn khi con số này hiện đang có dấu hiệu suy giảm. Tuy
nhiên, có một điểm sáng đáng mừng là hàng Việt lại bán chạy trong danh mục bách hóa online,
chiếm tỉ trọng cao trên hai sàn nội địa. Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong
nước và con số này ở sàn Tiki là 63%. Báo cáo iPrice ghi nhận thêm các sản phẩm bán chạy
trên hai sàn nội địa còn có nông sản, đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy. Điều này cho
thấy, những mặt hàng đặc sản và nông sản trên môi trường online cũng dần được người tiêu
dùng quan tâm nhiều hơn (Đỗ Phong, 2021).
100
4. Cơ hội và thách thức cho sự phát triển E-commerce tại Việt Nam
4.1. Xu hướng đầu tư cho thương mại điện tử
Xu hướng thương mại điện tử trên thế giới
- Mua sắm trên thiết bị di động, những tiến bộ công nghệ như ứng dụng AR, AI, mạng 5G và
mua sắm thông qua mạng xã hội sẽ thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để mua sắm
trực tuyến.
- Khôi phục và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ sẽ tự xây dựng đội ngũ riêng để tự
quản lý các hoạt động cung ứng, vận chuyển thay vì thuê đối tác cung cấp dịch vụ logistic.
Đồng thời áp dụng các công nghệ nhằm quản lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, như ERP;
- Thương mại điện tử B2B đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt của từng
ngành, đặc biệt là thị trường dọc;
- Nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào
VR và AR trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau.
4.2. Cơ hội cho sự phát triển E-commerce tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của IMRG (2022), Thị trường thương mại điện tử toàn cầu đang có xu hướng
tăng trưởng mạnh, dự kiến đạt tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô vào năm 2022. Hai năm trước, doanh
số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ. Dự kiến,
con số này sẽ tăng thành 21% vào năm 2022 và bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. Trung Quốc
tiếp tục dẫn đầu chiếm 52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử so với thế giới, với hơn 2
nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Mỹ được dự báo sẽ đạt hơn 875 tỷ USD vào năm 2022. Kế tiếp
là Anh, chiếm 4,8% thị phần thương mại điện tử bán lẻ; tiếp đó là Hàn Quốc (2,5%). Đến năm
2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) được
dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác trên toàn thế giới. Nguyên nhân do mức độ đô thị
hóa nhanh chóng, cùng sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ; Khả năng mua sắm tăng cao, có
85% dân số trung lưu phát triển; Một loạt các sáng kiến mới của chính phủ và doanh nghiệp tại
APAC đưa ra, đặc biệt là tại Trung Quốc.
4.3. Thách thức cho sự phát triển E-commerce tại Việt Nam
Ngoài những cơ hội mới, ecommerce Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức cần được giải quyết.
- Xây dựng lòng tin của khách hàng;
- Tính cạnh tranh cao;
- Thời gian giao hàng còn hạn chế, do cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thong yếu kém;
- Bảo mật thông tin còn lỏng lẻo;
- Thanh toán gặp nhiều bất cập;
- Khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật cao;
- Dịch vụ khách hàng vẫn chưa được đầu tư và sử dụng một cách bài bản;
- Tính tức thời, gây mất khá nhiều thời gian để chờ món hàng được giao;
- Sự trung thực, các hình ảnh trực tuyến như quảng cáo.
5. Gợi ý về phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
5.1. Chọn một nền tảng thương mại điện tử thích hợp
Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó chính là lựa chọn một nền tảng thương mại điện
tử nhằm xây dựng một website kinh doanh. Để xác định đâu là giải pháp phù hợp, doanh nghiệp
cần tùy vào việc xác định rõ quy mô, ngân sách và yêu cầu cần thiết trước khi bắt tay xây dựng
101
một website thương mại điện tử riêng, cần xem xét những gì có thể làm với một nền tảng nhất
định và cách các tính năng của nền tảng đó sẽ đáp ứng nhu cầu của mình. Trong đó, tổng sản
lượng hàng hóa (GMV) là một tiêu chí quan trọng.
5.2. Thiết lập một nền tảng thương mại điện tử thích hợp
Khi lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử cụ thể, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm việc
với nhà cung cấp để triển khai, đảm bảo họ hiểu hoạt động kinh doanh trực tuyến và nắm bắt
được các kịch bản kinh doanh, để đưa ra được một trang web có giao diện đẹp và khách hàng
có thể làm mọi thứ trong cửa hàng trực tuyến như có thể làm trong cửa hàng truyền thống. Đối
với một doanh nghiệp nhỏ nên xem xét liệu hành trình của khách hàng bây giờ có được thực
hiện hay không, doanh thu lớn không phải là mục tiêu. Cái cần là tập trung nhiều hơn vào việc
nhận thức và vận hành.
5.3. Khắc phục một số sai lầm thường mắc phải với các nền tảng thương mại điện tử
Phổ biến là chọn sai nền tảng, không tập trung vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc có
chiến lược SEO kém và danh mục sản phẩm kém. Hoặc không thực hiện nghiên cứu và thường
chọn sản phẩm rẻ nhất, nhanh nhất hơn là một nền tảng thực sự đáp ứng nhu cầu của mình.
Thiếu bảo mật chất lượng xung quanh trang web của người bán. Để tránh mắc sai lầm, các công
ty cần đảm bảo rằng mình đang làm việc với một đối tác có thể chỉ dẫn họ đi đúng hướng và
trả lời bất kỳ câu hỏi nào.
Hầu hết vẫn còn trăn trở không biết lĩnh vực nào thích hợp áp dụng E-commerce, có thể nói E-
commerce phù hợp với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Nhất là các sản phẩm liên quan đến
ngành trí tuệ hoặc sản phẩm/dịch vụ số hóa. Điều quan trọng là lựa chọn mặt hàng phù hợp
trong từng giai đoạn.
5.3. Giải pháp kỹ thuật
Dựa trên nghiên cứu của IMRG năm 2022, bài viết đề xuất để phát triển thương mại điện tử
thành công, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chú ý:
- Đầu tư giải pháp công nghệ có chọn lọc, khi thu mua công nghệ mới, doanh nghiệp cần xem
xét chức năng cụ thể, đồng thời chú ý loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm chi phí;
- Giảm bớt phụ thuộc vào bên thứ ba, khiến nền tảng thương mại điện tử kém ổn định, thiếu
khả năng tùy chỉnh. Bằng cách tìm các giải pháp công nghệ mới hoàn thiện, đa nhiệm hơn. ;
- Biến mạng xã hội thành kênh bán hàng, tận dụng các nền tảng như TikTok, Facebook,
Instagram... có hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
- Khai thác xu hướng ủng hộ các SMEs nội địa, mua sản phẩm từ các thương hiệu bền vững,
bảo vệ môi trường. Đây là lợi thế cạnh tranh khi có thể linh hoạt thay đổi, đưa yếu tố bền vững,
vì môi trường vào sản phẩm dễ dàng hơn những doanh nghiệp lớn với quy trình phức tạp hơn;
- Phát triển mua sắm trực quan, kết hợp miêu tả, giới thiệu sản phẩm với các hình thức sáng tạo
nội dung khác, như tương tác qua livestream, video, thực tế ảo tăng cường (AR)...
- Cải tiến trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Kết luận
Nhìn chung, thương mại điện tử là xu thế bán hàng tất yếu không thể đảo ngược. Và hiện nay
tất cả xu hướng thương mại điện tử trong nửa đầu năm 2022 đều nhằm mục đích nâng cao trải
nghiệm người dùng. Vì vậy trước khi chọn áp dụng bất cứ xu hướng nào, các doanh nghiệp nên
102
tiến hành phân tích chi tiết xem liệu mình có đủ sức theo đuổi hay không. Cách tốt nhất để xác
định xem liệu xu hướng hoặc giải pháp đó có hiệu quả với doanh nghiệp mình hay không là hỏi
thẳng khách hàng. Bởi mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử
đều là tối ưu hóa sự hài lòng của họ.

Tài liệu tham khảo


[1] Aita.gov.vn. (24/10/2014). Khái niệm đầy đủ của thương mại điện tử. Nguồn:
https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-tu-p1. Truy cập 25/8/2022.
[2] baolamdong.vn. (12/5/2022). Cơ hội bùng nổ của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022.
Nguồn: http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/202205/co-hoi-bung-no-cua-thuong-mai-dien-
tu-viet-nam-nam-2022-3115647/index.htm, Truy cập 25/8/2022.
[3] Boxme.asia. (8/3/2021). Lợi Thế Bán Hàng Thương Mại Điện Tử Ra Khu Vực Đông Nam
Á Của Doanh Nghiệp Việt Nam 2021, Nguồn: https://blog.boxme.asia/vi/viet-nam-ban-hang-
thuong-mai-dien-tu-dong-nam-a/, Truy cập 25/8/2022.
[4] CareerBuilder Vietnam. (2022). Tiềm năng và cơ hội làm việc cùng ngành Thương mại
Điện tử. Nguồn: https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/tiem-nang-va-co-hoi-lam-viec-
cung-nganh-thuong-mai-dien-tu.35a51348.html. Truy cập 25/8/2022.
[5] Đỗ Phong. (8/10/2021). Vì sao hàng Việt "lép vế" đối thủ ngoại trên sàn thương mại điện
tử? Nguồn: https://vneconomy.vn/vi-sao-hang-viet-lep-ve-doi-thu-ngoai-tren-san-thuong-mai-
dien-tu.htm, Truy cập 25/8/2022.
[6] Hồng Quyên. (22/3/2022). Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Nguồn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thuong-mai-dien-tu-mo-ra-nhieu-co-hoi-cho-doanh-
nghiep-102229.html, Truy cập 25/8/2022.
[7] Hồng Vinh. (17/9/2021). Kinh tế số, thương mại điện tử là chìa khóa tăng trưởng trong bối
cảnh bình thường mới. Nguồn: https://vneconomy.vn/kinh-te-so-thuong-mai-dien-tu-la-chia-
khoa-tang-truong-trong-boi-canh-binh-thuong-moi.htm, Truy cập 25/8/2022.
[8] Magesnest. (13/5/2022). Thương mại điện tử trên thế giới: Thực trạng và xu hướng nổi bật.
Nguồn: https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-tren-the-gioi/#. Truy cập 25/8/2022.
[9] Mt-consovasukien. (9/9/2021). Cơ hội nào cho thương mại điện tử trong bối cảnh mới.
Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-nao-cho-thuong-mai-dien-tu-
trong-boi-canh-moi-338611.html. Truy cập 25/8/2022.
[10] Vietnamexpress,net. (11/2/2022). Xu hướng thương mại điện tử nửa đầu 2022. Nguồn:
https://vnexpress.net/xu-huong-thuong-mai-dien-tu-nua-dau-2022-4425753.html. Truy cập
25/8/2022.

103
12. CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Lê Diên Tuấn, Lê Đức Tiến


Khoa Thương mại điện tử, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Tóm tắt: Trong bối cảnh chuyển đối số hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng
các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm
tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường. Tuy nhiên, nhân lực TMĐT vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp về số lượng và cả chất lượng. Các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm nhân lực TMĐT với các kỹ năng phù hợp. Do vậy, bài viết này trao đổi về nhu cầu
nhân lực TMTĐ trong bối cảnh kinh tế số và đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực TMĐT
theo cách tiếp cận mới ở các trường đại học có đào tạo chuyên ngành TMĐT.
Từ khoá: Thương mại điện tử, kinh tế số, học tập trải nghiệm.

1. Giới thiệu
Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã tăng trưởng
rất ấn tượng do sự thay đổi về thói quen mua sắm của người tiêu dùng và sự ra đời của
các nền tảng TMĐT nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi kinh doanh trên môi
trường trực tuyến cũng như sự phát triển nhảy vọt của hạ tầng internet ở Việt Nam. Đặc
biệt, kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã tạo ra nhiều biến động đối với nền kinh tế
Việt Nam cũng như TMĐT. Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một
trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất ở khu vực Đông
Nam Á. Cụ thể, theo báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2019 cho thấy, tốc độ
tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử
của Việt Nam vào năm 2025 dự kiến sẽ tăng lên 57 tỷ USD (Google, Temasek và Brain
& Company, 2021).
Một xu thế tất yếu đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử đó là thanh toán
điện tử. Trước đây, hầu như khách hàng ưa chuộng thanh toán tiền mặt nhưng hiện nay
việc thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng,…đã chiếm ưu thế trong nền
104
kinh tế số. Theo số liệu của các sàn thương mại điện tử, hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt sẽ càng ngày chiếm ưu thế vì có nhiều chương trình khuyến mại, voucher
giảm giá, tích điểm cho khách hàng,…bên cạnh đó là tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn
cho người sử dụng.
Như vậy, tiềm năng và triển vọng phát triển thương mại điện tử đang ngày càng khởi
sắc. Mặc dù vậy, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn có gặp một số khó khăn, khi hầu hết
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể cạnh tranh đối với đối
thủ toàn cầu, chưa đủ năng lực đầu tư vào hệ thống, năng lực kho bãi, hệ thống thanh
toán, bảo mật thông tin,…. Đặc biệt, đội ngũ nguồn nhân lực thương mại điện tử vẫn
còn non trẻ chưa thể hòa nhập nhanh vào môi trường công việc tại doanh nghiệp sau khi
ra trường. Do đó, đòi hỏi các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cần
thay đổi phương thức đào tạo linh hoạt và tiên tiến hơn để có thể đáp ứng nhu cầu nhân
lực thương mại điện tử chất lượng cao cho doanh nghiệp.
2. Nhu cầu nhân lực thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế số
Kinh tế số được định nghĩa bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ với mô hình kinh
doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các
thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ (Cameron và cộng sự, 2019).
Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek
(Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế số của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ
USD, đóng góp hơn 5% GDP, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm
2025, tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam
Á (Nam Anh, 2022).

105
Hình 1: Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam
(Nguồn: e-Conomy SEA 2021; Google, Temasek, & Bain, 2021)
Trong khi đó, báo cáo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" do hãng tư vấn Alpha Beta phát
hành tại Hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Google
tổ chức vào tháng 10 năm 2021 thì dự báo rằng công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỉ
USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương với mức 27% GDP của Việt Nam năm
2020 (Hiển Đạt, 2022).
Với tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế số như vậy, tuy nhiên hiện nay nguồn
nhân lực vẫn được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà còn ít về số lượng,
chưa bảo đảm về chất lượng. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử vốn là
lĩnh vực chính, đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế số nhưng lao động trong lĩnh
vực này bị đánh giá là rất hạn chế về kiến thức và kỹ năng trong cả hai mảng công nghệ
lẫn kinh doanh để có thể kịp thời nắm bắt các xu hướng mới và đáp ứng yêu cầu công
việc ngày càng khắt khe từ một thị trường phát triển chóng mặt.
Để lấp đầy khoảng trống về nhân lực đó, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng phê duyệt đặt ra 2 mục tiêu liên quan
tới nguồn nhân lực, bao gồm mục tiêu thứ nhất là yêu cầu 50% cơ sở giáo dục đại học
và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử; mục tiêu thứ hai là

106
đảm bảo 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh
viên được tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử (Bộ Công
Thương, 2020).
3. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử theo cách tiếp cận lý
thuyết học tập trải nghiệm
Từ tháng 3 đến tháng 5/2022, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tiến
hành khảo sát ở 132 trường đại học trên cả nước (SREC, 2022) và xác định được 36
trường đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử trình độ đại học, chủ yếu phân bổ ở
Hà Nội (13 trường), TPHCM (14 trường) và Đà Nẵng (3 trường). Nếu như năm 2013
chỉ mới có hai trường đại học đầu tiên bắt đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử trình
độ đại học là Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Công nghiệp TPHCM thì
46% các trường mở chuyên ngành này từ năm 2016-2020, và từ 2021 đến nay thì tỷ lệ
các trường đào tạo chuyên ngành này là 28%. Ngoài ra, ít nhất sẽ có 17 trường dự kiến
đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử trong thời gian đến và có 53 trường đào tạo
học phần Thương mại điện tử trong các chuyên ngành có liên quan.
Báo cáo “Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022” chỉ ra xu hướng ưu
tiên hơn đối với kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, và có xu
hướng đào tạo thương mại điện tử được giao cho các khoa kinh tế - thương mại giảng
dạy ngành này (chiếm 88% năm 2022). Báo cáo cũng thu thập được thông tin cho thấy
các học phần Thương mại điện tử thường có số tín chỉ là 2 hoặc 3, có trường chỉ dạy lý
thuyết và có trường yêu cầu tín chỉ thực hành.
Báo cáo “Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022” cũng chỉ ra một số
khó khăn thử thách mà các cơ sở giáo dục đào tạo về thương mại điện tử phải đối mặt.
Trong số đó, khó khăn liên quan đến các vấn đề đào tạo như trình độ và số lượng giảng
viên, quy mô và chất lượng nguồn học liệu, cơ chế hợp tác đào tạo giữa trường đại học
và với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo
thương mại điện tử được đặc biệt nhấn mạnh.
Như được chỉ ra trong báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử năm 2022, Thương mại điện
tử là lĩnh vực mang tính liên ngành với hệ thống kiến thức tập trung không chỉ vào kinh
doanh, quản trị, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm mà còn liên quan đến các kiến thức thuộc
các chuyên ngành khác như kinh tế học, luật, du lịch, khách sạn, nhà hàng, máy tính và
công nghệ thông tin, quản lý công nghiệp... Như vậy, nói một cách ngắn gọn thì có thể

107
thấy Thương mại điện tử liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông (Information and Communication Technologies - ICT) để triển khai các hoạt động
kinh doanh, vì thế sinh viên cần phải có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về kinh doanh,
đồng thời am hiểu việc phát triển và ứng dụng các loại hình công nghệ mới này (Ngai,
Lam & Poon, 2013). Các chương trình đào tạo thương mại điện tử ở các trường đại học
cần phải hướng đến mục tiêu cân bằng và kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu về khối kiến
thức liên quan đến kinh doanh và khối kiến thức liên quan đến công nghệ. Tuy nhiên,
với sự giới hạn các nguồn lực về tài chính, nhân sự, mạng lưới kết nối và thời gian đào
tạo thì các trường đại học thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện được hai
mục tiêu này (Durlabhji & Fusilier, 2002; Featherstone et al., 2004; Gunasekaran et al.,
2004; Tse, 2008).
Ngoài ra, các yêu cầu đào tạo về học phần Thương mại điện tử còn khá tương đồng với
các mục tiêu đào tạo về khởi sự kinh doanh (hay còn gọi là khởi nghiệp) (Shemi &
Procter, 2018). Với xu hướng phát triển của nền kinh tế số, các doanh nghiệp mới liên
tục ra đời, thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế số,
trong đó có rất nhiều doanh nghiệp khởi sự kinh doanh thương mại điện tử. Vì thế, đào
tạo Thương mại điện tử hiện nay có rất nhiều nội dung liên quan đến đào tạo khởi nghiệp.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gây tranh cãi trong cộng đồng các nhà nghiên
cứu và giáo dục kinh doanh đó là, khởi nghiệp có thể đào tạo và giảng dạy được không?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các kỹ năng mềm liên quan đến khởi nghiệp, chẳng hạn
như know-how (kỹ năng thực thi khởi nghiệp) rất khó để giảng dạy mà cần phải được
trải nghiệm trực tiếp (Haase & Lautenschlager, 2011). Tương tự, Fiet (2000) nhấn mạnh
rằng các khóa học về khởi nghiệp cần phải bao gồm lý thuyết, nhưng cần phải phân bổ
đủ thời gian để triển khai các lý thuyết đó vào trong thực tế. Rất nhiều tác giả khác đều
cho rằng kinh nghiệm và thực hành là các giá trị quan trọng nhất trong đào tạo khởi
nghiệp (Solomon, 2007; Edelman và cộng sự, 2008; Fayolle, 2013; Naia và cộng sự,
2014). Vì thế, thách thức làm sao để cung cấp cho sinh viên một kiến thức lý thuyết
vững chắc và một nền tảng thực hành sinh động đã trở thành một vấn đề rất được quan
tâm bởi các nhà nghiên cứu về đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử (Song, 1996;
de Brock, 2001; Gabbert & Treu, 2001; Fox, 2002; Tan & Phillips, 2003; Changchit,
Cutshall & Gonsalves, 2006; Janicki, Fischetti, & Burns, 2007; McGann & Cahill,
2005).
108
Một trong những đặc điểm ít được chú ý đến trong các cuộc thảo luận đó là sinh viên
trong trường đại học hiện nay chủ yếu có độ tuổi trong thế hệ Z (Generation Z – sinh từ
năm 1996 trở đi), họ có kiến thức và hiểu biết đáng kể về công nghệ vì vốn trưởng thành
trong môi trường sử dụng nhiều công nghệ. Khi học các học phần về Thương mại điện
tử, thế hệ sinh viên này thường đã có trải nghiệm nhất định về công nghệ, và họ rất dễ
dàng thích ứng với các dự án khởi nghiệp thực tế.
Chính vì thế, phương pháp học tập trải nghiệm được giới thiệu như là một giải pháp và
là một phương pháp đào tạo được sử dụng trong các chương trình và học phần đào tạo
về thương mại điện tử để giúp cho người học có thể thẩm thấu và vận dụng được lý
thuyết vào thực tiễn một cách sinh động và hiệu quả nhất, đồng thời xóa đi ranh giới và
tích hợp kiến thức giữa các chuyên ngành khác nhau như kinh doanh và công nghệ
(Beranek and Remes, 2012; McKeachie and Svinicki, 2006; Ngai, 2007; Nerguizian et
al., 2011; Renkl et al., 2002; Rezaee et al., 2006 and Williams et al., 2006). Cơ sở lý
thuyết của phương pháp này được đặt ra khi Dewey (1933) phát biểu rằng kinh nghiệm
là nền tảng của giáo dục. Tuy nhiên, Kolb (1984) đã phát triển học tập trải nghiệm
(experiential learning) trở thành một trong những lý thuyết về phương pháp học tập hiện
đại được nhiều chương trình đào tạo, nhất là trong đào tạo về kinh doanh khởi nghiệp,
xem xét vận dụng. Theo Kolb (1984), học tập trải nghiệm được định nghĩa là một quá
trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thông qua sự chuyển hóa của kinh nghiệm. Lý
thuyết học tập trải nghiệm của Kolb đáng chú ý vì sự chú trọng vào quá trình học tập và
thích ứng chứ không phải là kết quả hay nội dung được tạo ra. Ngoài ra, kiến thức được
xem là một quá trình chuyển hóa, hình thành và tái tạo liên tục. Quá trình học tập này
được mô tả trong Mô hình Học tập Trải nghiệm của Kolb (xem Hình 1). Theo đó, người
học sẽ thu nhận được những kinh nghiệm cụ thể, thực tế, quan sát và chiêm nghiệm dựa
trên những kinh nghiệm họ đã thu thập được, khái quát hóa những gì họ đã học hỏi và
chủ động thử nghiệm kiến thức đã học hỏi được trong các tình huống mới. Cụ thể, người
học trong các học phần Thương mại điện tử tham gia vào các giai đoạn như Kinh nghiệm
cụ thể (Concrete Experience) và Thử nghiệm chủ động (Active Experimentation), trong
đó họ xác định, đánh giá, thực thi và sàng lọc một công nghệ cụ thể nào đó – ví dụ như
ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thương mại điện tử. Trong giai đoạn Quan sát suy
ngẫm (Reflective Observation) và Khái niệm trừu tượng (Abstract Conceptualization),
họ suy ngẫm các kinh nghiệm và định hình quá trình họ đã triển khai công nghệ mới

109
này, bao gồm những đặc tính quan trọng mà họ phát hiện cũng như các vấn đề mà họ đã
gặp phải – ví dụ như họ mô tả và giải thích những điều mà họ học được thông qua trải
nghiệm của họ về lĩnh vực ứng dụng thế giới ảo trong thương mại điện tử, và họ chia sẻ
những kiến thức mới mẻ mà họ phát hiện được với nhau. Đáng chú ý, cách tiếp cận này
hoàn toàn thỏa mãn các cấp độ kiến thức theo Thang đo Bloom, từ cấp độ cơ bản nhất
là ghi nhớ (Remembering) cho đến các cấp độ nâng cao hơn như hiểu (Understanding),
ứng dụng (Applying), phân tích (Analysing), đánh giá (Evaluating) và sáng tạo
(Creating) (Anderson and Kratwohl, 2001).

Kinh nghiệm cụ thể


(Concrete Experience)

Nắm
Thử nghiệm chủ động bắt Quan sát suy ngẫm
Chuyển hóa kinh nghiệm (Reflective
(Active
Experimentation) Observation)
kinh
nghiệm

Khái niệm trừu tượng


(Abstract Conceptualization)

Hình 2: Mô hình Học tập Trải nghiệm (Kolb, 1984)

Một số phương pháp đào tạo tiêu biểu và cụ thể dựa trên lý thuyết học tập trải nghiệm
trong lĩnh vực thương mại điện tử là học tập theo tình huống (situated learning) (Lave
và Wenger, 1991; Pittaway & Cope, 2007), mô phỏng trên máy tính (computer-based
simulations) (Shepherd, 2004; Avramenko, 2012), báo cáo khách mời (guest speakers)
và thảo luận trên lớp (in-class discussion) (Solomon và cộng sự, 2002; Solomon, 2007),
project-based learning (Ngai, Lok, Ng, Lo và Wong, 2005). Trong khi đó, Carleton
110
(2022) liệt kê một số hình thức học tập trải nghiệm như là dự án nghiên cứu ứng dụng,
vườn ươm doanh nghiệp trường đại học, trường hợp điển cứu, kiến tập và thực tập nghề
nghiệp, tham quan doanh nghiệp, dự án nghiên cứu thị trường, mô phỏng tương tác,
đóng vai, phục vụ tình nguyện,...
4. Kết luận
Dựa trên thực tiễn phát triển chuyển đổi nền kinh tế số, yêu cầu về chất lượng và
số lượng của nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử nói riêng và
nền kinh tế số nói chung, cùng với áp lực đổi mới phương thức tiếp cận trong giảng dạy
và đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như
sau về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử:
Thứ nhất, để nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số trong đào tạo nguồn
nhân lực thương mại điện tử, chương trình đào tạo đại học chuyên ngành thương mại
điện tử nên xây dựng theo hướng tích hợp càng nhiều các học phần dự án thực hành
(capstone project). Nhờ đó, năng lực thực hành của sinh viên sẽ dễ tiếp cận với hệ sinh
thái làm việc sau này và đấy chính là kỹ năng dành cho tương lai của các cử nhân ngành
Thương mại điện tử.
Thứ hai, tăng cường gắn kết hoạt động đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp
qua cơ chế đặc thù bằng việc mời doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn
và đánh giá sinh viên. Những nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ những gì là cần thiết đối với
các ứng viên tuyển dụng tương lai. Hơn thế nữa, chính các doanh nghiệp này có thể cung
ứng các nền tảng nền tảng thương mại điện tử sẵn có giúp sinh viên tương tác trực tiếp.
Thứ ba, nhà trường triển khai các chương trình “thực tập sinh tài năng” cho phép
sinh viên trải nghiệm thực tế sớm và sau đó quay lại trường để tìm hiểu chuyên sâu về
nền tảng lý thuyết ngay từ năm thứ hai chứ không đợi đến đợt thực tập cuối khóa. Tùy
theo nhu cầu bản thân, sinh viên có thể chọn từng mảng phát triển chuyên sâu trong
TMĐT như giải pháp thương mại điện tử, phân tích hành vi khách hàng…Điều này giúp
hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và có thể
“cá thể hóa” người học.
Thứ tư, một điểm đặc biệt của chương trình đào tạo là xây dựng văn hóa khởi
nghiệp khi còn trên ghế nhà trường bằng cách khuyến khích sinh viên thử nghiệm các ý
tưởng kinh doanh mới trong không gian đổi mới sáng tạo nhằm tạo điều kiện cho sinh
viên có địa điểm để thực hành và khơi dậy tính đổi mới sáng tạo. Thay cho cách dạy lý

111
thuyết, hoạt động đào tạo chuyển sang dạy học theo trải nghiệm, giúp người học hiểu
cách tư duy trong tâm thế người khởi nghiệp và có khả năng lựa chọn những quyết định
tối ưu nhất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Avramenko, A. (2012). Enhancing students’ employability through business
simulation. Education + Training, 54(5), 355–367.
2. Beranek, L., Remes, R. (2012). The course of e-commerce based on active
learning. In: Proceedings of the 7th International Conference on Efficiency and
Responsibility in Education (ERIE 2012). Prague, pp.36-44.
3. Bộ Công Thương (2020) Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 https://moit.gov.vn/van-ban-phap-luat/van-ban-
dieu-hanh/-phe-duyet-ke-hoach-tong-the-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-q.html
4. Carleton (2022) Experiential Learning
https://carleton.ca/tls/teachingresources/engaging-your-students/experiential-
learning/
5. Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen T P, Tran S T, Nguyen
T N, Trinh H Y & Hajkowicz S (2019). Tương lai nền kinh tế số Việt Nam –
Hướng tới năm 2030 và 2045. CSIRO, Brisbane.
6. Changchit, C., Cutshall, R., and Gonsalves, G. C. (2006). Designing an
Electronic Commerce Course: An Effort to Balance Theory and Practice.
Information Systems Education Journal, 4(108), 1-7.
7. De Brock, E. O. (2001), Integrating Real Practical Experience in ICT Education.
Journal of Information Systems Education, 12(3), 133-140.
8. Dewey, J. (1933). How we think: A restatement of the relation of reflective
thinking to the educative process. Boston, MA: DC Heath and Company.
9. Durlabhji, S. & Fusilier, M. 2002, Ferment in Business Education: E-Commerce
Master's Programs. Journal of Education for Business, 77(3), 169-76.
10. Edelman, L., Manolova, T., & Brush, C. (2008). Entrepreneurship education:
Correspondence between practices of nascent entrepreneurs and textbook
prescriptions for success. Academy of Management Learning and Education,
7(1), 56–70.
11. Fayolle, A. (2013). Personal views on the future of entrepreneurship education.
Entrepreneurship & Regional Development, 25(7–8), 692–701.
12. Featherstone M., Ellis A.H. & Borstorff P.C. (2004) The Role of E-Commerce
in Business Education, Australian Journal of Business and Social Enquiry, 2 (2),
1-12
13. Fiet, J. O. (2000). The theoretical side of teaching entrepreneurship. Journal of
Business Venturing, 16(1), 1–24.

112
14. Fox, T. L. (2002), A Case Analysis of Real-World Systems Development
Experiences of CIS Students. Journal of Information Systems Education, 13(4),
343-350.
15. Gabbert, P., and Treu, K. (2001), Reality check: working with meaningful
projects in and out of the classroom. Journal of Computing Sciences in Colleges,
17(2), 191-198.
16. Google, Temasek & Bain (2022) e-Conomy SEA 2021
17. Gunasekaran A., McGaughey R.E. & McNeil R.D. (2004) E-Commerce:
Teaching and Learning. Journal of Electronic Commerce in Organizations,
2(2),1-16
18. Haase, H., & Lautenschläger, A. (2011). The ‘teachability dilemma’ of
entrepreneurship. International Entrepreneurship and Management Journal, 7(2),
145–162.
19. Hiển Đạt (2022) Năm 2021, nền kinh tế số Việt Nam đạt giá trị 21 tỉ US,
https://thanhnien.vn/nam-2021-nen-kinh-te-so-viet-nam-dat-gia-tri-21-ti-usd-
post1449181.html
20. Janicki, T. N., Fischetti, D., and Burns, A. T. (2007), Incorporating Real World
Projects and Emerging Technologies into One MIS Capstone Course.
Information Systems Education Journal, 5(24), 1-8.
21. Kolb, D. A. (1984), Experiential Learning: Experience as the Source of Learning
and Development. Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ.
22. Lave, J., & Wenger, E. (1991) Situated Learning: Legitimate Peripheral
Participation. Cambridge: Cambridge University Press.
23. Lee, J.Y. (2019). Enriching Entrepreneurship Education Through Integration of
Industry-Standard Technology Tools and Software. In: Gonzalez-Perez, M.,
Lynden, K., Taras, V. (eds) The Palgrave Handbook of Learning and Teaching
International Business and Management. Palgrave Macmillan, Cham.
24. McGann, S., and Cahill, M. (2005), Pulling it all Together: An IS Capstone
Course for the 21st Century emphasizing experiential and conceptual aspects,
soft skills and career readings. Issues in Information Systems, 6(1), 1-7.
25. McKeachie, W. J., & Svinicki, M. (2006). McKeachie’s teaching tips: Strategies,
research, and theory for college and university teachers. Boston: Houghton-
Mifflin.
26. Naia, A., Baptista, R., Januário, C., & Trigo, V. (2014). A systematization of the
literature on entrepreneurship education: Challenges and emerging solutions in
the entrepreneurial classroom. Industry and Higher Education, 28(2), 79–96.
27. Nam Anh (2021) Nền kinh tế Internet Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD vào năm
2030, https://vneconomy.vn/nen-kinh-te-internet-viet-nam-du-kien-dat-220-ty-
usd-vao-nam-2030.htm
28. Nerguizian, V., Mhiri, R., & Saad, M. (2011). Active e-Learning Approach for
e-Business. International Journal of E-Business Management, 5(1), 48–60.

113
29. Ngai E. W.T. (2007) Learning in introductory e-commerce: A project-based
teamwork approach, Computers & Education, Volume 48, Issue 1, Pages 17-29.
30. Ngai E. W. T., Lam S. S. & Poon J. K. L. (2013) Successful Implementation of
a Computer-Supported Collaborative Learning System in Teaching E-
Commerce. International Journal of Information and Communication
Technology Education (IJICTE) 9(4), 1-20.
31. Ngai, E. W. T.; Lok, C. K.; Ng, E. M. W.; Lo, C. N.; and Wong, Y. K. (2005),
Collaborative Project Across Three Hong Kong Universities: A Case Study in E-
Commerce Education. Journal of Information Systems Education, 16(1), 109-
117.
32. Pittaway, L., & Cope, J. (2007). Simulating entrepreneurial learning: Integrating
experiential and collaborative approaches to learning. Management Learning,
38(2), 211–233.
33. Renkl, A., Atkinson, R.K., Maier, U.H., Staley R. (2002). From example study
to problem solving: smooth transitions help learning. Journal of Experimental
Education, 70(4), 293–315.
34. Rezaee, Z., Lambert, K., Harmon, W.K. (2006). Electronic commerce education:
analysis of existing courses. Accounting Education, 15(1), 73–88.
35. Shemi, A.P., & Procter, C. (2018). E-commerce and entrepreneurship in SMEs:
case of myBot. Journal of Small Business and Enterprise Development, 25, 501-
520.
36. Shepherd. A. (2004) Educating entrepreneurship students about emotion and
learning from failure. Academy of Management Learning & Education, 3
(3):274–287.
37. Solomon, G. (2007). An examination of entrepreneurship education in the United
States. Journal of Small Business and Enterprise Development, 14(2), 168–182.
38. Solomon, G., Duffy, S., & Tarabishy, A. (2002). The state of entrepreneurship
education in the United States: A nation-wide survey and analysis. International
Journal of Entrepreneurship Education, 1(1), 65–86.
39. Song, K-S. (1996), Teaching software engineering through real-life projects to
bridge school and industry. ACM SIGCSE Bulletin, 28(4), 59-64.
40. SREC (2022) Họp báo công bố báo cáo đào tạo thương mại điện tử năm 2022
https://srec.edu.vn/srec-hop-bao-cong-bo-bao-cao-dao-tao-tmdt-nam-2022
41. Tan, J., and Phillips, J. (2003), Challenges of real-world projects in team-based
courses. Journal of Computing Sciences in Colleges, 19(2), 265-277.
42. Tse, M.S. (2008). Perceptions of e-commerce as an academic discipline in
Australian universities. Journal of Applied Management Accounting Research,
6(1), 59-74
43. Williams, E.A., Duray, R., Reddy, V. (2006). Teamwork orientation, group
cohesiveness, and student learning: a study of the use of teams in online distance
education. Journal of Management Education, 30(4), 592–616.
114
13. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG
ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Phùng Tuấn Anh1

Tóm tắt: Trong bối cảnh phát triển hiện tại của nền kinh tế số, giáo dục về thương
mại chuyển dịch sang giáo dục về thương mại điện tử nơi mà tiềm năng các hoạt động
của kinh tế, thương mại được kích hoạt và phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của khoa
học công nghệ với yếu tố chính là công nghệ số. Hiện đang có rất nhiều cơ hội có sẵn
để sinh viên được đào tạo về thương mại điện tử có thể tìm việc làm, thể hiện kiến thức
và năng lực của họ có được trong quá trình học tập. Giờ đây sinh viên tốt nghiệp ngành
thương mại điện tử có thể trở thành một doanh nhân giỏi dựa trên kiến thức và kỹ năng
có được từ môi trường giáo dục có sự hợp tác toàn diện giữa các trường Đại học với các
hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước sẽ giúp cho sinh viên nhanh chóng
tiếp cận các khía cạnh thực tế của công việc song hành với kiến thức lý thuyết trong nhà
trường.

Bài viết này trình bày những thách thức và cơ hội mang tính phổ quát trong giáo
dục, đào tạo thương mại điện tử ở trên thế giới và Việt Nam, từ đó đề xuất một số định
hướng mà chúng ta có thể phát triển chương trình đào tạo TMĐT ngày một hiệu quả và
chất lượng hơn.

Từ khóa: Thương mại điện tử, Đào tạo, Kinh tế số, Chiến lược giáo dục

I. Đặt vấn đề

Thời gian gần đây, việc chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong hoạt động
giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông
tin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt
đời là xu thế của giáo dục thế giới. Những thách thức trong giáo dục đại học không còn
chỉ tập trung vào từng quốc gia. Với sự phát triển của công nghệ số - CNTT giáo dục
đại học đứng trước bối cảnh thay đổi đối với công dân toàn cầu. Công nghệ số, xã hội
số và nền kinh tế số đang buộc ngành giáo dục phải thay đổi theo nhu cầu của thời đại.
Giáo dục chịu sự tác động của sự bùng nổ công nghệ và kiến thức trong tất cả các lĩnh
vực. Chất lượng giáo dục thương mại nói chung và TMĐT nói riêng đã trở thành một

1
TS. Phùng Tuấn Anh, Đại học Thủy lợi, anhpt_kt@tlu.edu.vn
115
vấn đề được quan tâm trong môi trường thay đổi. Nền kinh tế hiện nay đòi hỏi kỹ năng
và kiến thức thường xuyên được cập nhật. Những thay đổi diễn ra rất nhanh và các khóa
học cũng cần phải bắt kịp với những thay đổi đó.

Giáo dục không chỉ là phát triển kiến thức, mà ngoài ra còn tập trung vào phát
triển kỹ năng hoặc hình thành nhân cách của học viên. Mục đích chính của giáo dục là
giáo dục tất cả có cơ hội bình đẳng và coi đó như một phương tiện để thành công trong
cuộc sống (Ramesh, 2017). Vai trò của công nghệ trở nên nổi bật trong các chương trình
đào tạo thương mại điện tử, nhưng mức độ ưu tiên với các hàm lượng đào tạo khác nhau
đã tạo ra các chương trình thương mại điện tử theo định hướng kinh doanh hoặc kỹ thuật
nhằm đạt được các kết quả học tập khác nhau (Chan, 2001). (Giáo dục (Education) được
hiểu theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của
một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy,
đào tạo, hay nghiên cứu <theo Wikipedia>. Còn đào tạo đề cập đến một hành động khắc
sâu các kỹ năng cụ thể ở một người. Trong bài viết này sẽ bàn sâu về giáo dục TMĐT
và trong đó đã bao hàm khía cạnh đào tạo TMĐT.)

Sự phổ biến của công nghệ thông tin đã tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống
của chúng ta; nó đã thay đổi cách chúng ta làm việc, tương tác với người khác, xử lý,
phân tích và chia sẻ thông tin. Tiến hóa điện tử hay cách mạng điện tử (Palvia và
Research, 2013) đã chứng kiến sự xuất hiện thư điện tử, thương mại điện tử, chính phủ
điện tử và bây giờ là giáo dục điện tử - giảng dạy trực tuyến. Trong khi tích hợp công
nghệ thông tin (CNTT) đã diễn ra trong nhiều năm, những thay đổi trong mô hình giáo
dục do những tiến bộ gần đây của công nghệ số có những bước tiến vượt bậc (Kumar
và cộng sự, 2017). Khi các tổ chức trên toàn thế giới quan tâm với những tiến bộ này,
nó đã tạo ra một bối cảnh giáo dục rất năng động, thu hút rất nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.

Giáo dục thương mại có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền
vững của mỗi quốc gia, đào tạo thương mại nói chung hay TMĐT nói riêng nhằm xây
dựng một lực lượng nhân sự phù hợp với bối cảnh phát triển mới để nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu phát triển quốc gia đòi hỏi hệ thống giáo dục và giảng
viên trong nỗ lực tạo ra những thay đổi trong giáo dục thương mại nói chung và TMĐT
nói riêng để đáp ứng với các kịch bản hiện đại. Kèm theo đó điều quan trọng là thế hệ
116
sinh viên cần được trang bị các kiến thức về các tình huống kinh doanh trên cả phương
diện lý thuyết và thực tiễn, đồng thời sinh viên cũng cần nỗ lực để phát triển các kỹ năng
mềm và kỹ năng cứng cần thiết cho môi trường công việc sau này. Bên cạnh đó, với sự
phát triển của công nghệ ngày càng xuất hiện thêm các phương thức giáo dục hiện đại,
nhưng tốc độ áp dụng chúng trong hệ thống giáo dục là tương đối chậm. Sẽ tốt hơn nếu
áp dụng nó ở một tốc độ tương ứng để có sự hiện diện sớm trong môi trường giáo dục
hiện đại và cung cấp các phương tiện hỗ trợ học tập tốt hơn cho sinh viên (Gupta, 2019).

Trong khi nhiều tài liệu, báo cáo thừa nhận rõ ràng sự cần thiết của việc phát triển
một cách tiếp cận có hệ thống hơn đối với giáo dục TMĐT, dường như không có đáp án
chung cho những câu hỏi cơ bản, ngay cả những câu hỏi như: Các mục tiêu chính của
giáo dục TMĐT là gì? Những gì nên có trong một chương trình giảng dạy TMĐT? (là
kiến thức kinh tế, tài chính, quản lý, thương mại, công nghệ … và tỷ lệ các học phần
như thế nào). Ai nên dạy nó?

Lịch sử phát triển hơn 20 năm của giáo dục TMĐT toàn cầu đã cho thấy sự phức
tạp và thách thức của giáo dục TMĐT và mối quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này ngày
càng tăng lên. Từ những năm đầu xuất hiện chương trình giáo dục TMĐT đã chứng kiến
những thăng trầm đáng kể của chương trình đào tạo này, Rob đã có một báo cáo như
vậy về chương trình TMĐT tại một trường đại học Bắc Mỹ (Rob, 2003). Hay kết quả
một nghiên cứu về 67 chương trình thạc sĩ TMĐT của Durlabhji và Fusilier (Durlabhji
và Fusilier, 2002) mô tả việc giáo dục TMĐT như là sự hứng khởi, sự phiêu trong giáo
dục kinh doanh. Tomkovick và cộng sự (Tomkovick và cộng sự, 2000) cho rằng cần
thiết của cách tiếp cận đa chức năng, đa ngành đối với giáo dục kinh doanh nói chung
và TMĐT nói riêng tại trường đại học. Trong 10 năm gần đây, một số kết quả nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực đào tạo TMĐT theo hướng đi sâu hơn dựa trên các thức tiếp
cận riêng trong hoạt động đào tạo của các trường ĐH trên thế giới. Ví dụ, Beránek khi
nghiên cứu về thái độ của các sinh viên đại học đối với phát triển kỹ năng kinh doanh
trong thương mại điện tử, cho thấy rằng các kỹ năng khởi nghiệp cần được phát triển để
hình thành động lực của sinh viên với môi trường kinh doanh hiện đại. Khóa học do đó
tập trung nhiều hơn vào việc làm thế nào để dạy cho sinh viên các kỹ năng chấp nhận
và đối diện với môi trường cạnh tranh đầy rủi ro và hầu hết là không thể đoán trước
(Beránek, 2015); Một nghiên cứu khác đề xuất việc kết hợp giữa giáo dục thương mại
điện tử và giáo dục khởi nghiệp, hệ thống chương trình giảng dạy “tích hợp 3 cấp độ
117
của chuyên ngành TMĐT và tinh thần doanh nhân” được thiết kế. Đồng thời với việc
tăng cường hợp tác đại học và doanh nghiệp, các trường đại học nên cải thiện việc xây
dựng các giáo viên đổi mới thương mại điện tử và khởi nghiệp (Wang, 2020); Một
nghiên cứu khác đi sâu vào chuyên môn kỹ thuật với đề xuất thực hành phương pháp
giảng dạy chuyên ngành Thương mại điện tử dựa trên thuật toán khai thác dữ liệu (Deng
và Qing, 2021); Hay từ quan điểm phát triển linh hoạt (Agile) đang trở thành một phần
không thể thiếu trong các yêu cầu và kỹ thuật phần mềm. Phương pháp linh hoạt cũng
được sử dụng trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là trong giáo dục đại học. Một số nơi
đã triển khai một môi trường CNTT hoàn chỉnh với cấu trúc các module linh hoạt để
giảng dạy các sinh viên phi kỹ thuật về thương mại điện tử (Medrek, 2018). Trong cách
tiếp cận này, hệ thống giáo dục đã tích hợp các công cụ phân tích Web, ứng dụng quản
lý linh hoạt, hệ thống quản lý nội dung và mô hình thương mại điện tử để phát triển một
kịch bản khóa học hoàn chỉnh và cung cấp một bộ công cụ phần mềm hỗ trợ quá trình
thiết kế, triển khai, đánh giá một giải pháp thương mại điện tử; Hoặc có khóa học riêng
biệt về thương mại điện tử được giả lập trong bối cảnh các mô hình Internet được triển
khai theo mục đích chính trị và cơ chế phòng vệ quốc gia (He và Yu, 2020)… Như vậy
có thể thấy thiên hướng phát triển giáo dục TMĐT sau 20 năm đã rất phong phú và đa
dạng. Trong khi đó nền kinh tế số với vai trò lớn lao của công nghệ số tiếp tục dẫn dắt
sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia trong những năm gần đây. Công nghệ đã
chiếm một vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội. Thế nhưng lại có dự đoán cho rằng
một nửa số trường đại học Hoa Kỳ có khả năng thất bại trong vòng 15 năm tới trong
việc triển khai đào tạo liên quan đến công nghệ (Lucas Jr, 2017). Về cơ bản luận điểm
này là đang nhấn mạnh vai trò kép của công nghệ trong tương lai của giáo dục đại học.
Nếu như thiếu đi sự đánh giá đúng mức và chuyển đổi không xứng tầm, vấn đề giáo dục
đại học trong 15 năm tới sẽ gặp nhiều trở ngại ngay cả đối với những quốc gia phát triển.
Trong nghiên cứu của mình Lucas nhận định rằng đào tạo được nâng cao do công nghệ
có thể cải thiện đáng kể chất lượng và sự thành công của giáo dục đại học, nhưng chỉ
riêng việc chú trọng học công nghệ sẽ không đảm bảo chất lượng đầu ra của trường đại
học. Tuy nhiên, các trường đại học thiếu sự lãnh đạo, động lực và nguồn lực để đổi mới
bằng công nghệ là những ứng cử viên thất bại trước tiên (Lucas Jr, 2017).

118
Mặc dù những nghiên cứu trên thực sự đóng góp những mảng màu khác nhau trong
nghiên cứu đến các vấn đề của giáo dục TMĐT, nhưng chúng chứa khá ít phân tích
hướng tới phát triển sự hiểu biết có hệ thống về lĩnh vực tổng thể của giáo dục TMĐT
hoặc ít chỉ ra những những thách thức mà giáo dục TMĐT đang đối mặt.

II. Những thách thức đối với hệ thống giáo dục TMĐT hiện tại

Một số tài liệu đánh giá về đào tạo thương mại điện tử cho thấy sự cần thiết phải
có một cách tiếp cận dựa trên lý thuyết để nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của đào
tạo TMĐT. Để thực hiện điều này Toraskar và Lee (Toraskar và Lee, 2006) đã đề xuất
một phương pháp tiếp cận phân tích về vấn đề giáo dục TMĐT một cách toàn diện và
có hệ thống dựa trên khung nghiên cứu và phân tích theo ngữ cảnh của Pettigrew
(Pettigrew và cộng sự, 2001). Khi phân tích theo ngữ cảnh của Pettigrew, Toraskar và
Lee đã có giải pháp đối với hai rào cản chất lượng học thuật và tính phù hợp thực tiễn
của giáo dục TMĐT. Theo Toraskar và Lee, việc phát triển một chương trình đào tạo
liên quan đến chiến lược và cơ cấu của một tổ chức (trường đại học), do đó lý thuyết
phân tích theo ngữ cảnh của Pettigrew khá phù hợp, đặc biệt trong một thế giới phức
tạp, năng động, việc xem xét việc chuyển đổi mô hình đào tạo đòi hỏi phải tập trung
nhiều hơn vào bối cảnh không gian và thời gian. Là một chuyên gia về chiến lược và
chuyển đổi tổ chức, Pettigrew cho rằng, trong một thế giới đa dạng về văn hóa và cạnh
tranh toàn cầu, các học giả chỉ có thể ngồi ở một nơi riêng biệt của thế giới và vờ như
mô hình thay đổi của họ đưa ra là mô hình thay đổi của thế giới nói chung (Pettigrew và
cộng sự, 2001).

Những đặc điểm chính trong phương pháp phân tích ngữ cảnh: Áp dụng
phương thức tiếp cận Pettigrew cho phép cách tiếp cận có tư duy hệ thống theo các khía
cạnh lịch sử, quá trình và theo ngữ cảnh. Về bản chất, cách tiếp cận theo ngữ cảnh xuất
phát từ niềm tin rằng, để được hiểu và nghiên cứu một cách hiệu quả, các tổ chức phải
được coi là gắn liền trong sự tương tác với bối cảnh xã hội, văn hóa, chính trị và lịch sử
của họ. Theo Pettigrew về mặt lý thuyết nghiên cứu hữu ích và hợp lý về sự thay đổi
nên xem xét đến yếu tố tương tác liên tục giữa các ý tưởng về bối cảnh của sự thay đổi,
quá trình thay đổi và nội dung của sự thay đổi cùng với mối quan hệ giữa các bên.

Bối cảnh thay đổi thường đề cập đến các cấp độ hệ thống khác nhau có thể quan
trọng đối với cuộc điều tra và phân tích cụ thể. Pettigrew sử dụng thuật ngữ “bối cảnh

119
bên ngoài” cho những gì thường được gọi đơn giản là “môi trường” và “bối cảnh bên
trong” cho tất cả các cấu trúc và quy trình nội bộ của tổ chức, ví dụ như quản lý, chiến
lược, văn hóa và chính trị. Sự phân biệt giữa bối cảnh bên trong và bên ngoài thể hiện
rõ trong cách tiếp cận của Pettigrew. Theo quan điểm của ông rằng “sự phụ thuộc quá
mức vào bối cảnh bên trong” trong nghiên cứu thay đổi truyền thống đã dẫn đến việc bỏ
qua các vấn đề thuộc bối cảnh rộng lớn hơn. Do đó, để thực hiện theo cách tiếp cận theo
ngữ cảnh, người ta phải chú ý cân bằng đến những gì đang xảy ra tại cả bối cảnh bên
trong và bên ngoài.

bên trong bên ngoài

Hệ thống đào tạo TMĐT

Hình vẽ 1: Mô hình theo ngữ cảnh của giáo dục TMĐT (Toraskar và Lee, 2006)

Mô hình tiếp cận theo ngữ cảnh để phân tích đánh giá hệ thống giáo dục
TMĐT: Áp dụng nguyên lý của Pettigrew, Toraskar và Lee đã đề xuất mô hình phân
tích đánh giá hệ thống giáo dục TMĐT theo ngữ cảnh và thực hiện một kỹ thuật quét
mô hình mới bắt nguồn từ cách tiếp cận theo ngữ cảnh và tạo điều kiện cho việc xác
định một cách khá hệ thống các vấn đề và thách thức chính từ mô hình theo ngữ cảnh.
Kết quả của việc áp dụng kỹ thuật này giúp cho việc nhận dạng các vấn đề và thách thức

120
trong sự phát triển của giáo dục TMĐT và sự phát triển trong tương lai của nó. (Hình vẽ
1).

Mô hình tiếp cận được chia thành 6 cấp độ (từ bộ phận thiết kế chương trình đào
tạo cho đến cấp độ vĩ mô) và chia thành 2 lớp ngữ cảnh: ngữ cảnh bên trong và ngữ cảnh
bên ngoài. Để thực hiện theo cách tiếp cận theo ngữ cảnh, việc phân tích bao gồm việc
xem xét các “tác nhân” khác nhau (những người trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến
giáo dục TMĐT); Xem xét các yếu tố, khía cạnh chính sách, lĩnh vực ngành có thể có
sự khác nhau về mục tiêu, mức độ ưu tiên và các kế hoạch triển khai có thể xảy ra.
(Những thách thức liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo TMĐT được mô tả
trong Bảng 1).

Bảng 1: Những thách thức trong việc xây dựng chương trình đào tạo TMĐT
Phạm vi Vấn đề Các lựa chọn/tình huống đặt ra
● Trình độ giảng dạy ● Cấp đại học hoặc thạc sĩ, hoặc cả 2?
● Lập kế hoạch chương ● Phạm vi chương ● Một bằng cấp chính, hoặc tập trung, hoặc chỉ
trình trình 1 khóa học (bắt buộc hay tự chọn)?
● Thiết kế chương trình ● Kiểm soát hoạt ● Thuộc 1 khoa (khoa nào)? Hay liên khoa?
giảng dạy động đào tạo Hay thuộc trung tâm/bộ phận có liên quan
đến CNTT/Máy tính
● Nội dung chương trình ● Giáo dục tổng thể ● Theo luật định hay song ngành (ví dụ Hệ
giảng dạy thống thông tin & Marketing), hoặc đa ngành
(bao quát các quan điểm từ nhiều lĩnh vực
khác nhau, ngay cả từ các Khoa khác)

● Định hướng hoặc ● Kỹ thuật và Công nghệ hay Kinh doanh/


quản lý hay hỗn hợp?
trọng tâm
● Không hoặc có? Bản chất, phạm vi và tầm
● Dự án TMĐT
quan trọng của Dự án?
● Làm việc Cá nhân hay Nhóm? Trọng số
trong đánh giá cho điểm?
● Phương pháp truyền đạt ● Lớp học ● Phòng học cơ bản (với Phòng thực hành
và Công nghệ giảng dạy ● Thời gian và địa riêng biệt) hoặc Phòng học có Máy tính trạm
điểm cho sinh viên
● Giảng dạy trực tuyến? Giao tiếp hai chiều?
Bài giảng theo yêu cầu?
● Giảng viên và Diễn giả ● Giảng viên chính ● Cá nhân? (từ Khoa nào?) hay Tổ/nhóm dạy?
khách mời ● Diễn giả khách (Khoa nào?)
mời ● Thiên về kỹ thuật, hoặc Kinh doanh, hoặc cả
hai loại? Tầm quan trọng trong chấm điểm?
● Sinh viên ● Điều kiện tiên ● Yêu cầu hiểu biết cơ bản về máy tính? Hệ
quyết thống thông tin quản lý? Internet / HTML?
121
● Thị trường việc ● Sinh viên đầu ra đạt chuẩn và đủ số lượng?
làm (nguồn cung ● Có đủ nhu cầu sinh viên nhập học vào ngành
hiện tại, nhu cầu TMĐT đã được thiết kế?
đào tạo)

Nguồn: (Toraskar và Lee, 2006)

Với phương pháp tiếp cận theo ngữ cảnh, ta có thể thấy ngành học TMĐT tuy đơn
giản như vậy nhưng chịu sự ảnh hưởng tác động theo nhiều chiều, nhiều cấp độ và quy
mô khác nhau. Xem xét ở phạm vi chương trình đào tạo có thể thấy ở đó một sự độc lập
tương đối với các yếu tố khác; nhưng khi xem xét ở khía cạnh nội dung học thuật, khía
cạnh đầu ra của chương trình … ta sẽ thấy sự liên quan, ảnh hưởng tương tác đa chiều
của chương trình đào tạo TMĐT đối với toàn thể các yếu tố khác từ vi mô cho đến vĩ
mô.

Theo Toraskar và Lee, kinh nghiệm cho thấy những thách thức có thể xảy ra trong
việc xây dựng chương trình đào tạo TMĐT đối với từng vấn đề được liệt kê trong bảng
1. Với mỗi vấn đề cụ thể nếu có 2 yếu tố tác nhân với vai trò khác nhau có khả năng tác
động thì điều này biểu thị một khu vực có thể xảy ra xung đột hoặc thách thức trong việc
thiết kế chương trình đào tạo TMĐT (Toraskar và Lee, 2006). Đó có thể là mâu thuẫn
về quan điểm giữa các cá nhân trong cùng nhóm xây dựng chương trình đào tạo, hoặc
giữa các bộ phận có liên quan bên trong khoa, các khoa có liên quan,… Việc xử lý khéo
léo và dung hòa các quan điểm này là chuyện rất thường tình trong mỗi tổ chức.

Thách thức liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo TMĐT ở cấp độ trường
Đại học thường gặp phải: Trong một trường đại học điển hình, phần lớn các hoạt động
xây dựng chương trình đào tạo TMĐT thường được thực hiện ở cấp khoa liên quan hoặc
thậm chí là một bộ phận. Tuy nhiên, các kế hoạch tài chính và quyết định quy mô ngân
sách ảnh hưởng đến chương trình phụ thuộc vào Ban lãnh đạo của trường đại học cùng
với các kế hoạch chiến lược tổng thể cho toàn trường nói chung (Toraskar và Lee, 2006).
Những vấn đề này sẽ quyết định quy mô ngân sách trong đầu tư cơ sở hạ tầng, phòng
Lab, trang thiết bị giảng dạy, quy mô đầu tư trong việc nâng cấp, cập nhật trình độ giảng
dạy giảng viên hoặc mời các giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Do đó, rõ ràng
thành công của xây dựng chương trình đào tạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào “mức độ phù
hợp” với kế hoạch tổng thể của trường đại học nói chung. Kế hoạch chiến lược cấp
trường đại học được vạch ra dựa trên những thay đổi và thách thức về môi trường (ngữ
122
cảnh bên ngoài) từ nhận thức của Ban lãnh đạo và chiến lược đào tạo chung của toàn
trường.

Đứng ở góc độ chiến lược, việc triển khai phát triển chương trình TMĐT từ quan
điểm thay đổi chiến lược (Pettigrew và cộng sự, 2001) cho toàn trường Đại học, cần lưu
ý và đặc biệt quan tâm chiến lược CNTT, vì tầm quan trọng chiến lược CNTT có tác
động không chỉ đối với chương trình TMĐT mà còn đối với toàn bộ trường đại học
trong môi trường chuyển đổi số như ngày nay. Do đó, thách thức trong việc đồng bộ
chiến lược giữa đào tạo TMĐT và đầu tư cho CNTT trường Đại học cần có một cái nhìn
tổng thể, toàn diện để đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

Chiến lược phát triển CNTT, chuyển đổi số quốc gia cũng là một thách thức đối
với xây dựng chương trình đào tạo TMĐT. Chiến lược phát triển quốc gia sẽ tác động
đến chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển từng vùng và do đó nhu cầu về
nhân lực cụ thể trong tương lai sẽ khác nhau. Việc nắm bắt, đón đầu được nhu cầu nguồn
lao động trong tương lai sẽ giúp cho việc hoạch định xây dựng chương trình đào tạo
được chính xác và đáp ứng được nguyện vọng lao động chính đáng của sinh viên khi ra
trường. Bên cạnh đó có một số những yếu tố ở tầm vĩ mô cũng ảnh hưởng và là những
thách thức trong xây dựng chương trình đào tạo TMĐT như: (1) Vấn đề mới nổi trong
nền kinh tế toàn cầu, vấn đề thương mại và quản lý; (2) Vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài và đầu tư của tổ chức nước ngoài; (3) Cải cách kinh tế trong khu vực; (4) Chiến
lược của IMF và ngân hàng thế giới đối với cạnh tranh quốc tế (Ramesh, 2017).

Một số xu hướng chính trong việc thiết kế chương trình đào tạo TMĐT đó là: (1)
Động lực thị trường mới; (2) nguồn lực giảng viên; (3) phương pháp sư phạm mới; (4)
yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy liên tục; (5) cơ sở hạ tầng công nghệ (Chan,
2001); (6) Thiết kế nền tảng đào tạo cho việc học tập chủ động (Leong và Petkova,
2003). Những xu hướng này cũng là những thách thức đòi hỏi việc xây dựng chương
trình đào tạo TMĐT sao cho đáp ứng được chất lượng.

Đối với động lực thị trường mới, sự thay đổi trên thị trường tạo ra những áp lực
mới đối với hoạt động đào tạo. Việc chuyển từ B2C sang B2B và thị trường điện tử đã
thúc đẩy các trường đại học chú trọng hơn vào Logistics toàn cầu, quản lý chuỗi cung
ứng, quản lý quan hệ khách hàng và tích hợp hệ thống. Những hướng đi mới này được
liên kết chặt chẽ với các chiến lược công nghệ. Các chương trình học cần chuyển từ

123
trọng tâm từ phát triển Web Front-End sang triển khai các chiến lược mới liên quan đến
quy mô lớn, tích hợp ứng dụng doanh nghiệp phức tạp, khai thác dữ liệu lớn và công
nghệ cộng tác. Những đòi hỏi này tiến đến việc thiết kế chương trình đào tạo mới gần
đây như chuyên ngành Kinh tế số và một số lĩnh vực chuyên ngành khác như Công nghệ
tài chính, Logistics điện tử … Các kỹ năng mới được yêu cầu trong vài năm tới sẽ bao
gồm: phân tích kinh doanh số, kiến trúc công nghệ kinh doanh số, ... Khi các tổ chức
trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể, sinh viên ngành thương mại điện tử cần được
chuẩn bị để hỗ trợ việc cập nhật những thay đổi này.

Nguồn lực giảng viên, do tốc độ tiến bộ nhanh chóng của công nghệ trong thương
mại điện tử, khoa kinh doanh cũng như Hệ thống thông tin cần phải cập nhật các kỹ
năng kỹ thuật của họ. Ngay cả các giảng viên theo định hướng kỹ thuật cũng cần hiểu
các mô hình kinh doanh điện tử đang thay đổi để đưa các chủ đề công nghệ vào một bối
cảnh thích hợp. Sự sẵn sàng của giảng viên để học hỏi các mô hình kinh doanh và công
nghệ đang thay đổi là điều cần thiết để trang bị lại thành công. Họ sẽ phải dành thêm
thời gian để phát triển tài liệu hướng dẫn và học phần mềm mới liên tục vì đó là bản
chất của thương mại điện tử.

Phương pháp sư phạm mới, có nhiều thử nghiệm trong việc nghiên cứu và giảng
dạy thương mại điện tử. Một số trường học, bao gồm Carnegie Mellon và DePaul nhấn
mạnh vào phát triển Web thực hành và các phương pháp thực hành để xây dựng các hệ
thống thương mại điện tử mẫu (Chan, 2001).

Đổi mới chương trình liên tục, thị trường thay đổi nhanh chóng đòi hỏi sự đổi
mới liên tục trong các sáng kiến thương mại điện tử. Việc tạo ra các khóa học mới, điều
chỉnh các khóa học cũ và sắp xếp lại các chủ đề giữa các khóa học là điều cần thiết để
thích ứng. Điều này đòi hỏi một tinh thần văn hóa cho sự sáng tạo, cởi mở và nhanh
nhạy trong việc đổi mới chương trình. Việc xem xét và sửa đổi có thể diễn ra thường
xuyên hai lần một năm để luôn chủ động. Sự thay đổi trong các công cụ và chủ đề có
thể kích hoạt sự sắp xếp lại cấu trúc khóa học, tư vấn cho sinh viên và quảng bá chương
trình.

Cơ sở hạ tầng công nghệ, các chương trình TMĐT hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư lớn
vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ. Đây là một mối quan tâm quan trọng
đối với các chương trình tập trung nhiều hơn vào công nghệ. Sự dịch chuyển thị trường
124
theo hướng các giải pháp công nghệ phức tạp hơn làm tăng nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật nhiều
hơn. Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng là một phần cần thiết của các chiến lược thực hiện
cho các chương trình TMĐT lớn đang phát triển. Do chi phí đầu tư công nghệ có thể
cao, nên có thể xem xét việc hợp tác với các nhà cung cấp trong ngành và các nhà cung
cấp ứng dụng cung cấp các giải pháp hữu ích, hoặc thực hiện cơ chế hợp tác giữa các
trường đại học cũng là một lựa chọn khả thi.

Thiết kế nền tảng đào tạo cho việc học tập chủ động, điểm quan trọng đầu tiên
là học tập tích cực ít chú trọng vào việc truyền tải thông tin và chú trọng nhiều vào việc
phát triển các kỹ năng tư duy phân tích và phản biện. Mặc dù việc truyền tải thông tin
là quan trọng đối với việc giảng dạy TMĐT, sự phát triển rất nhanh của các sáng kiến
TMĐT giảm đi việc giảng dạy ở dạng bài giảng. Những thay đổi liên tục đối với các chủ
đề, khóa học và yêu cầu là bình thường. Việc xem xét và sửa đổi có thể diễn ra thương
xuyên hai lần một năm để luôn chủ động (Chan, 2001). Trong tình huống như vậy, điều
quan trọng hơn nhiều là dạy cho học sinh các kỹ năng tư duy phản biện, vốn sẽ được sử
dụng để thu nhận kiến thức mới hơn là chuyển giao các ứng dụng công nghệ đang hình
thành (điều mà trong một năm có thể lỗi thời).

Một đặc điểm quan trọng khác của học tập tích cực là học sinh được tham gia vào
các hoạt động, họ làm điều gì đó hơn là chi nghe một cách thụ động. Bản chất của
chương trình giảng dạy TMĐT yêu cầu sinh viên phải tham gia vào việc thực hiện. Nó
có thể là học tập theo kinh nghiệm, còn được gọi là học bằng cách thực hiện hoặc nó có
thể là sự phản biện, động não và thuyết trình dự án. Không thể học TMĐT mà không
duyệt mạng Internet, tìm kiếm thông tin và so sánh thông tin. Đây là những hoạt động
tự nhiên cho một khóa học như vậy, so với các khóa học trong các lĩnh vực khác, nơi
mà bất kỳ hoạt động nào khác với việc nghe giảng, đòi hỏi rất nhiều sự chủ động và nỗ
lực tích cực từ học viên (Leong và Petkova, 2003).

Đánh giá về thực trạng về hệ thống giáo dục TMĐT ở trên thế giới và Việt Nam
về cơ bản như sau:

● Đội ngũ giảng viên không hoàn hảo và thiếu sự chú trọng vào đổi mới. Không
có đủ các nhà lãnh đạo học thuật (Gupta và Reviews, 2019; Zhao và cộng sự, 2019). Đội
ngũ giảng viên ngành/chuyên ngành thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo

125
cả về số lượng và chất lượng (VECOM, 2022). Các giáo viên được mong đợi sẽ dạy tất
cả các môn học bất chấp lĩnh vực chuyên ngành của họ (Gupta và Reviews, 2019).

● Phương pháp giáo dục vẫn không thay đổi, tức là ngày nay hầu hết là các
phòng học với đầy đủ học sinh và giáo viên dạy theo kiểu truyền thống. Một lần nữa,
giáo trình và việc giảng dạy chủ yếu là theo định hướng thi. Nhiều khóa học hiện nay
nhấn mạnh vào kiến thức lý thuyết hoặc khái niệm mà không đưa ra được các diễn giải
hoạt động thực sự trong thực tế (Hajare, 2016; Gupta và Reviews, 2019).

● Chương trình giảng dạy trong các cơ sở thương mại và quản lý không bắt kịp
với xu hướng hiện tại hoặc hiện đại trên thế giới. Có một số chương trình giảng dạy đã
lỗi thời và mất đi ý nghĩa đối với ngữ cảnh hiện tại (Gupta và Reviews, 2019). Học liệu
phục vụ đào tạo thương mại điện tử chưa đáp ứng đòi hỏi của việc giảng dạy và học tập
(VECOM, 2022).

● Các ngành và cơ sở giáo dục chưa có tính liên kết nên sinh viên thiếu kiến
thức thực tế và việc làm sau khi học xong (Gupta và Reviews, 2019; Zhao và cộng sự,
2019). Hợp tác trong đào tạo thương mại điện tử còn mờ nhạt giữa các trường với các
cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp
hay với doanh nghiệp (Gupta và Reviews, 2019; VECOM, 2022) .

● Các trường cao đẳng và đại học không cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ nghề
nghiệp thích hợp (Gupta và Reviews, 2019). Các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bao gồm hoạt
động của các trung tâm khởi nghiệp hay các câu lạc bộ sinh viên chưa thường xuyên và
hấp dẫn (VECOM, 2022).

● Có nhiều khoa giảng dạy (liên quan) được yêu cầu mà họ không sẵn sàng đáp
ứng, hoặc không nỗ lực hết mình (Gupta và Reviews, 2019).

● Các doanh nghiệp cảm thấy rằng những người có bằng tốt nghiệp không có
đúng loại kỹ năng, kiến thức thực tế. Kết quả là một số người có bằng tốt nghiệp không
có khả năng nhận được công việc phù hợp (Gupta và Reviews, 2019).

III. Cơ hội cho giáo dục Thương mại điện tử trong kỷ nguyên số

Giáo dục ngày nay được hỗ trợ với nhiều loại công nghệ, máy tính, máy chiếu,
Internet và nhiều hơn nữa. Internet cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú, mọi người

126
có thể học mọi thứ từ đó. Thương mại điện tử không còn là một lĩnh vực độc lập mà đã
hoà quyện vào kinh doanh số, kinh tế số và chuyển đổi số (VECOM, 2022).

Cũng giống như công nghệ số đã phá vỡ nhiều ngành công nghiệp lâu đời như
truyền thông, giải trí và bán lẻ, một số chuyên gia cho rằng giáo dục trực tuyến đã trở
thành một động lực sẽ biến đổi giáo dục đại học. Clayton Christensen đã đưa ra khái
niệm "đổi mới đột phá" trong cuốn sách "Thế tiến thoái lưỡng nan của nhà đổi mới".
Theo lý thuyết, một sự đổi mới mang tính đột phá đưa ra thị trường một sản phẩm hoặc
dịch vụ không tốt bằng các dịch vụ truyền thống nhưng rẻ hơn và dễ sử dụng hơn
(Christensen và Eyring, 2011). VD: chương trình Thạc sĩ Khoa học Máy tính của Viện
Công nghệ Georgia, được cung cấp với sự hợp tác của Udacity. Chi phí của chương
trình là $ 6,600 so với chi phí của chương trình thông thường là 45,000$. Chương trình
IMBA của Đại học Illinois được cung cấp với sự hợp tác của Coursera với chi phí là
20,000$.

Một khái niệm chứng chỉ môđun đào tạo xuất hiện trọng thời đại kỹ thuật số và
hứa hẹn sẽ đóng vai trò như một đơn vị tiền tệ học thuật trong một thế giới học tập liên
tục, suốt đời đang được tiếp tục xem xét những mô hình mới này sẽ tác động như thế
nào đến giáo dục đại học (Kumar và cộng sự, 2017). Với giáo dục trực tuyến bất cứ nơi
nào có Internet và điện thì có thể trở thành lớp học. Nó có thể bao gồm âm thanh, video,
văn bản, hình ảnh động, môi trường đào tạo ảo cho phép kết nối trực tiếp với các giảng
viên. Đó là một môi trường học tập phong phú với tính linh hoạt hơn nhiều so với một
lớp học truyền thống (Gupta và Reviews, 2019).

Sự phát triển của giáo dục trực tuyến đã trở thành một hiện tượng toàn cầu được
thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các công nghệ mới, sự áp dụng rộng rãi của Internet và
tăng cường nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng cho nền kinh tế kỹ thuật số. Từ
những năm 1990, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, UNESCO, ủy ban Châu Âu đã
ủng hộ việc sử dụng giáo dục từ xa và trực tuyến để mở rộng cơ hội giáo dục cho những
người có hoàn cảnh khó khăn: Việc mở rộng khả năng tiếp cận này sẽ thúc đẩy một
"cuộc cách mạng giáo dục" toàn cầu với quy mô chưa từng có, biến đổi xã hội bằng cách
tạo cơ hội cho hàng triệu người và gia đình của họ nâng cao mức sống của họ.

Đối với các trường đại học, điều này sẽ thúc đẩy các phương pháp tiếp cận mới
trong giảng dạy và học tập, tạo cơ hội thâm nhập thị trường mới và quan hệ đối tác toàn

127
cầu mới, kích thích các phương pháp giảng dạy mới - chẳng hạn như lan tỏa giáo dục
với chi phí thấp về các vùng nông thôn và cũng tạo ra các nguồn cạnh tranh mới (Ernst
và Young, 2012, tr. 7).

Một số câu hỏi đặt ra về giáo dục đối với ngành TMĐT vẫn tiếp tục được xem xét
nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay: (1) Giáo dục trực tuyến có phát triển giống như
Thương mại điện tử sẽ phá vỡ các hệ thống và quy trình cung cấp giáo dục truyền thống
không?; (2) Các trường học cần nghĩ cách làm để phân biệt với những cơ sở đào tạo
khác (Kumar và cộng sự, 2017); (3) Làm thế nào để chương trình đào tạo TMĐT trực
tuyến trở nên nổi bật (Anand, 2016); (3) Liệu giáo dục trực tuyến có trở thành phương
tiện chủ đạo để lấy bằng cấp không?; (4) Liệu giáo dục trực tuyến có thể chân thực và
toàn diện như giáo dục truyền thống không?

Một số mô hình giáo dục hiện nay đang tìm kiếm những cơ hội mới trong việc áp
dụng công nghệ vào trong hoạt động giáo dục:

● Mô hình triển khai phương thức giáo dục kết hợp truyền thống và trực tuyến
cho phép sinh viên vừa học theo phương thức truyền thống vừa theo các khóa học trực
tuyến. Nhiều khóa học được triển khai theo hình thức này ở một số trường đại học như
Đại học Ignou, Đại học Amity, … (Gupta và Reviews, 2019). Xu hướng này chứng kiến
những tiến bộ hơn nữa trong công nghệ cho phép các tổ chức mở rộng các sáng kiến
giáo dục trực tuyến của họ với sự phát triển của các hệ thống quản lý học tập khác nhau
như Blackboard, Moodle và Desire2Learn, sự xuất hiện của các công cụ đa phương tiện
mới và kết nối tốc độ cao giúp dễ dàng phát triển nhanh chóng và cung cấp các khóa
học và chương trình trực tuyến (Kumar và cộng sự, 2017).

Dziuban và Picciano gọi giai đoạn sau năm 2014 là làn sóng thứ tư trong sự phát
triển của giáo dục trực tuyến - giai đoạn tập trung vào việc sử dụng các công cụ và mô
hình sư phạm mới để tạo ra trải nghiệm học tập cá nhân và hấp dẫn (Dziuban và Picciano,
2015). Số lượng tuyển sinh tiếp tục tăng nhanh hơn số lượng đăng ký giáo dục đại học
truyền thống. Theo báo cáo nghiên cứu khảo sát Babson vào năm 2013, cứ tám sinh
viên đăng ký vào các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ thì có một sinh viên học
hoàn toàn trực tuyến và cứ bốn sinh viên thì có một sinh viên tham gia ít nhất một khóa
học trực tuyến (Allen và Seaman, 2016).

128
● Mô hình triển khai các khóa học trực tuyến. Trong khi các khóa học trực tuyến
có thể là một phần của chương trình cấp bằng, chúng cũng có thể được thực hiện theo
cách riêng của họ để thông thạo một chủ đề nhất định hoặc học một kỹ năng cụ thể.
Nhiều khóa học cấp chứng chỉ qua học trực tuyến ví dụ: tiếp thị truyền thông xã hội,
quản lý nguồn nhân lực … (Gupta và Reviews, 2019).

● Mô hình giáo dục đại chúng MOOCs - là các khóa học trực tuyến mở rộng rãi,
thường được phân bổ đến các "lớp học" trực tuyến với số lượng lên đến hàng chục nghìn
người. Từ điển Oxford Online định nghĩa MOOC là: "Một khóa học được cung cấp trên
Internet mà không tính phí cho một số lượng người rất lớn". Hệ thống SWAYAM (tại
Ấn độ) là một nền tảng dạng MOOCs cung cấp các khóa học trực tuyến khác nhau đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để đạt được ba nguyên tắc cơ bản của chính sách
giáo dục: Sự tiếp cận, Công bằng và Chất lượng. SWAYAM là một công cụ để tự hiện
thực hóa, mang lại cơ hội học tập suốt đời. Tại đây người học có thể chọn lọc khóa học
mong muốn từ hàng trăm khóa học trên hệ thống (Gupta và Reviews, 2019). MOOC
được coi là một cuộc cách mạng sẽ thay đổi giáo dục đại học trở nên tốt đẹp. Mặc dù
được quảng cáo rầm rộ, MOOCs không thành công như kỳ vọng. Phương pháp sư phạm
được sử dụng trong MOOCs không hiệu quả và tỷ lệ học sinh bỏ học rất cao. Tỷ lệ các
tổ chức cung cấp MOOCs đã tăng nhẹ trong những năm qua nhưng vẫn còn rất nhỏ
(Kumar và cộng sự, 2017). Mặc dù MOOCs không đạt được thay đổi đáng kể nào cho
giáo dục đại học, nhưng chúng đã đẩy nhanh tốc độ thay đổi và buộc các cơ sở phải suy
nghĩ lại về mô hình phân phối truyền thống cho việc dạy và học.

Bên cạnh cơ hội theo đuổi các mô hình giáo dục cho TMĐT thì việc phát triển nội
dung đào tạo TMĐT sao cho thích hợp với xu thế biến đổi của thời đại cũng là những
điểm được nhiều tổ chức quan tâm. Với sự phát triển phong phú của khái niệm thương
mại điện tử, nội dung học tập của chuyên ngành thương mại điện tử có thiên hướng được
chia nhỏ. Giai đoạn ban đầu, giai đoạn tối ưu hóa và giai đoạn sau đặt ra những yêu cầu
khác nhau về chất lượng của sinh viên và tính chuyên sâu của ngành ngày càng tăng.
Chẳng hạn để nâng cao trình độ giáo dục chuyên nghiệp, nên phân loại các khóa học
chuyên nghiệp và đào tạo sinh viên theo các hương phát triển khác nhau như thiên hướng
về công nghệ hoặc thiên hướng về thị trường (Zhao và cộng sự, 2019); Để tăng khả năng
thích ứng với việc làm, nhiều nơi đã triển khai một phòng thí nghiệm thương mại điện
tử để phát triển khả năng thực hành tự chủ của sinh viên thông qua mô phỏng thực hành
129
kinh doanh. Ngoài ra, mời các chuyên gia có kinh nghiệm bên ngoài trường học giảng
dạy bằng cách thiết lập các tín chỉ sáng tạo, có lợi cho việc bồi dưỡng sinh viên tư duy
đổi mổi và nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh việc làm của sinh viên thông qua làm
việc theo nhóm giữa nhà trường và doanh nghiệp (Zhao và cộng sự, 2019).

IV. Một số gợi ý phát triển giáo dục TMĐT trong kỷ nguyên số

• Việc xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp chương trình đào tạo TMĐT cần phải cập
nhật cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn tương ứng với bối cảnh xã hội để đáp ứng
nhu cầu học hỏi của sinh viên.

• Các trường cần cung cấp hướng dẫn và có phương thức triển khai thích hợp (mô
hình câu lạc bộ, diễn đàn …) trong việc tư vấn cho sinh viên để lựa chọn khóa học, môn
học chuyên sâu phù hợp cho sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường

• Các trường cần xây dựng mối liên hệ tốt với các ngành, cơ quan quản lý nhà
nước, hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu nhằm phát triển kỹ năng thực hành tốt
cho sinh viên và cùng tạo dựng môi trường hợp tác, sáng tạo, trao đổi cập nhật chuyên
môn, học thuật …

• Giáo dục về tính toán, CNTT, AI cũng cần được thúc đẩy vì nó cung cấp khả
năng kiểm soát tốt rủi ro bằng cách sử dụng hiểu biết về toán học và tài chính vững chắc

• Các thực tiễn kinh doanh hiện tại và các thuật ngữ hiện đại cần được liên tục cập
nhật trong giáo trình để giúp sinh viên hiểu đúng về các hiện tượng hiện tại khác nhau
trong thế giới kinh doanh.

• Nền tảng đào tạo đại chúng MOOCs nên được nghiên cứu triển khai (có thể chọn
lọc một số môn học phổ thông, có nhu cầu cao trong sinh viên và cộng đồng) để tạo điều
kiện nhiều hơn nữa cho các sinh viên, người lao động theo đuổi nâng cao kiến thức trong
công việc của họ.

• Cần có văn hóa hoạch định chiến lược phù hợp với kỷ nguyên số ở cấp trường đại
học để phát triển chương trình TMĐT. Việc hoàn thiện chương trình đào tạo TMĐT cần
song hành với các chiến lược liên quan, bao gồm cả kế hoạch CNTT và kế hoạch triển khai
các ngành học có liên quan gần để cùng bổ trợ trong hoạt động giảng dạy chuyên ngành
TMĐT như Kinh tế số, công nghệ tài chính, Logistics điện tử …

130
• Thực hiện những nghiên cứu khảo sát mang tính toàn diện hơn nữa về hoạt động
giáo dục đào tạo TMĐT để từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực hơn nữa cho việc đào tạo,
cung cấp nguồn nhân lực nền kinh tế số trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1. Allen I Elaine và Jeff Seaman (2016), Online report card: Tracking online education in the
United States, Nhà xuất bản ERIC,
2. Anand Bharat (2016), The content trap: A strategist's guide to digital change, Nhà xuất bản
Random House Group,
3. Beránek Ladislav (2015), 'The attitude of the college students to entrepreneurial skills
development in the subject e-commerce', Tạp chí Informatics in education, Số 14(1), tr. 1-
12.
4. Chan Susy (2001), 'Challenges and opportunities in e-commerce education'.
5. Christensen Clayton M và Henry J %J Harvard Business School Newsletter Eyring (2011),
'How disruptive innovation is remaking the university', Số 25.
6. Deng Jianghua và Haohua Qing (2021), 'Practice Teaching Method of Electronic
Commerce Major Based on Data Mining Algorithm', Kỷ yếu hội thảo: Journal of Physics:
Conference Series, tr. 022039.
7. Durlabhji Subhash và Marcelline R Fusilier (2002), 'Ferment in business education: E-
commerce master's programs', Tạp chí Journal of Education for Business, Số 77(3), tr. 169-
176.
8. Dziuban C và AG %J ECAR Research Bulletin Picciano (2015), 'Evolution continues:
Consideration for the future of research in online and blended education'.
9. Ernst và Young (2012), 'University of the future: a thousand year old industry on the cusp
of profound change'.
10. Gupta Akash (2019), 'A study on prospects and challenges in commerce education', Tạp chí
International Journal of Research Analytical Reviews.
11. Gupta Akash và Analytical Reviews (2019), 'A study on prospects and challenges in
commerce education', Tạp chí International Journal of Research Analytical Reviews.
12. Hajare Sunil S (2016), 'Challenges And Opportunities In E-Commerce Education', Tạp chí
Knowledge Resonance.
13. He Wenxun và Lilu Yu (2020), 'Course on e-commerce in the context of Internet Strategies
for Ideological and Political Implementation and Safeguard Mechanism', Kỷ yếu hội thảo:
2020 5th International Conference on Mechanical, Control and Computer Engineering
(ICMCCE), tr. 1651-1654.
14. Kumar Anil, Poonam Kumar, Shailendra C Jain Palvia, Sanjay %J Journal of Information
Technology Case Verma và Application Research (2017), 'Online education worldwide:
Current status and emerging trends', Số 19(1), tr. 3-9.
15. Leong Leslie và Olga Petkova (2003), 'Teaching E-Commerce: A platform for active
learning', Tạp chí International Business Economics Research Journal, Số 2(3).
16. Lucas Jr Henry C (2017), 'Technology and the failure of the university', Tạp chí
Communications of the ACM, Số 61(1), tr. 38-41.
17. Medrek M (2018), 'USE OF AGILE METHODS IN E-BUSINESS AND E-COMMERCE
EDUCATION', Kỷ yếu hội thảo: INTED2018 Proceedings, tr. 5144-5152.

131
18. Palvia Shailendra C Jain %J Journal of Information Technology Case và Application
Research (2013), Editorial preface article: E-evolution or e-revolution: E-mail, e-
commerce, e-government, e-education, soạn): Nhà xuất bản Taylor & Francis, 4-12.
19. Pettigrew Andrew M, Richard W Woodman và Kim S Cameron (2001), 'Studying
organizational change and development: Challenges for future research', Tạp chí Academy
of management journal, Số 44(4), tr. 697-713.
20. Ramesh Parimala (2017), 'A study of commerce education in India-challenges and
opportunities'.
21. Rob Mohammad (2003), 'The rise and fall of an e-commerce program', Tạp chí
Communications of the ACM, Số 46(3), tr. 25-26.
22. Tomkovick Chuck, James LaBarre, Ronald Decker, Susan Haugen, Todd Hostager, James
Pathos và Erwin Steiner (2000), 'A cross-functional, multi-disciplinary approach to teaching
e-commerce', Tạp chí Marketing Education Review, Số 10(3), tr. 43-52.
23. Toraskar KRANTI V và PATRICK CHANG BOON Lee (2006), 'A contextualist approach
to the development of e-commerce education: an analysis of key issues and challenges', Tạp
chí Journal of Information Technology Management, Số 17(2), tr. 1.
24. VECOM, Hiệp hội thương mại điện tử Việt nam (2022), Báo cáo đào tạo Thương mại điện
tử 2022, Những bước tiến nổi bật
25. Wang Yan (2020), 'Teaching Reform Practice of E-Commerce Major Integrating Specialty
and Entrepreneurship', Kỷ yếu hội thảo: 2020 International Conference on E-Commerce
and Internet Technology (ECIT), tr. 32-35.
26. Zhao Xinjian, Li Li, Mingfei Liu và Jie %J Higher Education Studies Liu (2019),
'Professional Education Reform in Colleges and Universities and Cultivation of College
Students' Innovation and Entrepreneurship Consciousness:" Taking Major of E-Commerce
as an Example"', Số 9(2), tr. 33-44.

132
14. TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO HỌC PHẦN “PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ” ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
CHO SINH VIÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẬC ĐẠI HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Các tác giả:


Nguyễn Thị Vượng (trường Đại học Đông Đô);
Mai Thị Thúy Linh (CH27AQLKT trường Đại học Thương Mại);
Nguyễn Quốc Việt (Viện Khoa học quản lý và sáng tạo ứng dụng)

Tóm tắt: Hiện nay, đại dịch Covid 19 đang có nhiều chuyển biến tích cực do đã phủ Vaxcin và
biến chủng đang dần giảm nguy hại đến tính mạng của con người. Tuy nhiên nhiều nước trên
thế giới đang phải đối phó với tình trạng dịch bệnh lây lan rất nhanh khác đang xuất hiện như
Khỉ đâu mùa, Cúm A, dịch tả lợn châu phi... Do vậy, hoạt động Bán và Mua hàng hóa bằng
công cụ Thương mại điện tử (TMĐT) là phương thức kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất,
giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và thích nghi với xu hướng phát triển của thế giới. TMĐT
mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc
dễ dàng tiếp cận rộng lớn với khách hàng tiềm năng theo mô hình B2C và B2B và ngược lại
khách hàng cũng có cơ hội được tiếp cận trực tiếp với các nhà sản xuất để có được giá rẻ, tăng
cơ hội áo dụng mô hình C2C và C2B… Hoạt động TMĐT cũng góp phần giúp hạn chế việc lây
lan dịch bệnh CoVid 19 và một số dịch bênh khác mà người dân trên thế giới đang phải đối
mặt. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong nhóm ngành thương mại điện tử hiện nay đang đối
mặt với nhiều vấn đề như thiếu kiến thức chuyên ngành hoặc kiến thức đã lỗi thời, thiếu cập
nhật về xu thế và đặc biệt thiểu hiểu biết về pháp luật thương mại điện tử…thiếu đạo đức trong
kinh doanh thương mại điện tử. Tình trạng khách hàng mất niềm tin vào lực lượng bán, mua
hàng hóa trên thị trường thông qua công cụ thương mại điện tử cho thấy lượng lao động có chất
lượng được đào tạo bài bản thuộc chuyên ngành TMĐT hoặc cử nhân đại học TMĐT đang còn
thiếu và yếu khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng, nâng cao chất lượng dịch
vụ TMĐT. Trên cơ sở phân tích thực trạng các vi phạm về hàng hóa, về giao dịch… của hoạt
động Thương mại điện tử và chương trình đào tạo học phần “Pháp luật thương mại điện tử” của
các trường đại học, cao đẳng đang đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam,
bài viết đưa ra quan điểm tiếp cận góc độ chất lượng chuẩn đầu ra của người học về tiêu chí
Kiến thức, đạo đức kinh doanh và các hệ quả không tích cực của lực lượng tham gia TMĐT
hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị như thay đổi chương trình đào tạo nhằm

133
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Thương mại điện tử cho sinh viên và người lao động
đang tham gia kinh doanh thông qua các công cụ TMĐT.
Từ khóa: Thương mại điện tử, Đào tạo thương mại điện tử, pháp luật thương mại điện tử; chất
lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực TMĐT.
Đặt vấn đề:
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại 4.0- thời kỳ của sự phát triển của công nghệ,
đó là sự phát triển liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Công nghệ đã, đang
và sẽ tạo ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành và lĩnh vực đời sống, đặc biệt đó là sự phát triển
mạnh mẽ của Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn
phạm vi kể từ khi đại dịch Covid 19 đến nay. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm
2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố mới đây cho thấy, tốc độ
tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ
trước tới nay. Cụ thể, trong khó khăn chung của nền kinh tế trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng
của dịch Covid-19, tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu cũng như tại Việt Nam, nhưng
lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021, lĩnh
vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn
nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ
“làn sóng thứ hai”. Tuy nhiên, báo cáo EBI cũng nhấn mạnh sự phát triển nhanh của TMĐT ở
Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh
thái kinh doanh trực tuyến, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ khi đại dịch bùng phát
vào cuối năm 2019, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên tăng
nhanh. Theo thống kê, cho đến nay, có đến 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng Internet
và có 53% người dân có ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Trong đó, 2 thị trường đô thị lớn
nhất Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỷ lệ chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các
sàn thương mại điện tử. Theo khảo sát của Sapo, có 30,6% trong 10.000 đơn vị bán hàng cho
rằng họ có những thay đổi tích cực khi áp dụng mô hình TMĐT. TMĐT mang đến doanh thu
cao hơn với các năm trước. Bên cạnh những điểm sáng của ngành TMĐT đó, những thách thức
nền thương mại điện tử ở Việt Nam gặp phải trong quá trình hoạt động và phát triển, ngành
thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp phải những thách thức như: Lòng tin của người tiêu
dùng vào các sản phẩm mua bán trên sàn thương mại điện tử hoặc bằng các công cụ hỗ trợ
internet khác còn thấp. Theo một số thống kê, tỷ lệ người mua hàng lựa chọn thanh toán theo
phương thức thanh toán khi nhận hàng hay còn gọi là COD là 88%. Đây là một con số cao, dựa
vào chỉ số này chúng ta có thể thấy lòng tin của người mua hàng khi mua hàng trên sàn TMĐT

134
còn thấp. Thậm chí nhiều người còn quyết định không mua hàng nếu đơn vị kinh doanh không
có hình thức COD. Hay hàng nhái, hàng giả, hàng không có nguồn gốc được bán tràn lan trên
các nền tảng TMĐT như Shopee, lazada, Tiki, Sendo… Theo một khảo sát hài lòng khi mua
hàng trực tuyến, chỉ số người hài lòng chỉ có 48%. Lý do khiến khách hàng thiếu niềm tin như
vậy là bởi: Khách hàng không được kiểm định chất lượng hàng hoá, thiếu niềm tin vào đơn vị
bán hàng chất lượng thực sự so với những quảng cáo, đạo đức trong kinh doanh, hiểu biết về
pháp luật TMĐT còn rất hạn chế.
Vậy nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng làm mất niềm tin của khách hàng là do đạo đức
trong kinh doanh của người bán, hiểu biết pháp luật thương mại điện tử của người bán…và mấu
chốt là công tác đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Thương mại điện tử
đang chưa được điều chỉnh kịp thời so với tốc độ bùng nổ của thương mại điện tử trong 3 năm
gần đây (từ đại dịch Covid 19 đến 2022).
Vì vậy nhóm tác giả lựa chọn hướng luận đàm tập trung tìm hiểu và đàm luận dưới góc
độ tiếp cận đánh giá thực trạng và tiên liệu chất lượng nguồn nhân lực tham gia kinh doanh
thương mại điện tử theo mô hình đánh giá năng lực ASK (kiến thức, kỹ năng, Thái độ) cần thiết
hiện nay và trong tương lai để khuyến nghị các cơ sở đào tạo có bước hiệu chỉnh về chương
trình đào tạo phù hợp với thực tiễn hơn giúp người học, người kinh doanh qua các công cụ
TMĐT có nền tảng Tri thức, Đạo đức trong kinh doanh qua đó người tiêu dùng được đảm bảo
quyền lợi tốt hơn, nhà sản xuất chân chính được bảo vệ, nhà phát minh được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ...
1. Cơ sở lý thuyết và nội dung nghiên cứu
1.1. Các khái niệm
Theo tác giả Christian Schulze, thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện
bằng máy tính liên kết với nhau bởi mạng viễn thông. Theo cách định nghĩa này có thể hiểu
thương mại điện tử theo hai phương diện: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Nếu hiểu theo
nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ là các giao dịch hợp đồng trên Internet bao gồm quá trình
đàm phán, giao kết hợp đồng bằng thư điện tử (email). Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng, thương
mại điện tử sẽ bao quát tất cả các hoạt động khi một doanh nghiệp sử dụng Internet như một
phương tiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
1.2. Ưu điểm của thương mại điện tử đối với Nhà nước, Doanh nghiệp, Người tiêu dùng
❖ Đối với doanh nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thu thập được
thông tin đầy đủ và kịp thời. Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp giảm được chi
phí. Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp trong việc thiết lập và củng cố quan hệ
với các đối tác.
❖ Đối với người tiêu dùng: thương mại điện tử cũng đem lại không ít lợi ích chẳng hạn,
135
người tiêu dùng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để đi đến cửa hàng; đồng thời,
phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng hơn vì có thể truy cập vào nhiều trang web, tiếp cận
trực tiếp với nhiều nhà cung cấp hàng hoá khác nhau; vì bỏ qua được các khâu trung
gian nên người tiêu dùng có thể mua hàng với giá rẻ nhất. Ngoài ra, thông qua Internet
người tiêu dùng còn có nhiều cơ hội để tiếp xúc với kho tàng văn hoá, kiến thức rộng
lớn của thế giới nhằm nâng cao trình độ và cải thiện cuộc sống. Thương mại điện tử đặc
biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng
tại các vùng biệt lập, xa xôi, ít có cơ hội giao dịch, thiếu thông tin, thiếu đối tác thì chỉ
với một số trang thiết bị được kêt nối Internet và nhân sự cần thiết họ có thể dễ dàng
tiếp xúc với thị trường rộng lớn trong nước cũng như ngoài nước.
❖ Đối với Nhà nước: Thương mại điện tử giúp cho các cơ quan nhà nước tinh giản bộ máy
hành chính, giảm các chi phí hành chính, công tác báo cáo và thống kê chính xác hơn,
nhanh hơn và đầy đủ hơn. Trong giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp
(G2B) như thương mại điện tử sẽ giúp các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có
điều kiện giao tiếp và hợp tác với nhau nhiều hơn. Trong giao dịch giữa các cơ quan
nhà nước với người dân (G2C) như Việc công khai đưa lên mạng các chính sách, quy
định của các cơ quan nhà nước sẽ giúp cho người dân nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt
được và qua đó giảm bớt được những phiền hà, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, làm
tăng thêm lòng tin của dân chúng đối với cơ quan nhà nước. Ngoài ra hình thức giao
dịch giữa Chính phủ với Chính phủ giúp cho Chính phủ các nước có thể trao đổi thông
tin với nhau một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác hơn và với chi phí ít hơn nhiều
so với trước đây.
1.3. Khái niệm và Nội dung của Pháp luật thương mại điện tử
Theo tác giả Lê Văn Thiệp: “Pháp luật thương mại điện tử là tổng hợp các nguyên tắc,
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình các chủ thể là cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại được thực hiện một
phần hay toàn bộ quy trình thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng
internet, mạng viễn thông di động hay các mạng mở khác.”
Nội dung Pháp luật thương mại điện tử mà Người bán cần phải hiểu được và cần phải áp dụng
như: Pháp luật về thông điệp dữ liệu; Pháp luật về chữ ký điện tử; Pháp luật về hợp đồng
thương mại điện tử; Pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử; Pháp luật về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử; Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong
thương mại điện tử.
1.4. Nguồn nhân lực trong thương mại điện tử

136
Phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở như hạ tầng cơ sở internet đủ nhanh,
mạnh đảm bảo truyền tải nội dung, hệ thống thanh toán bảo mật, phải có hệ thống an toàn cho
các giao dịch, và quan trọng hơn là đội ngũ nhân lực hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin để
triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. Theo báo cáo của Bộ
Công thương về nguồn nhân lực cho TMĐT (2018) thì chất lượng đội ngũ nhân lực phải đảm
bảo như sau:
Thứ nhất, TMĐT được tiến hành trong môi trường điện tử, dựa trên những quy định riêng
và yêu cầu riêng,... Do đó, người lao động trực tiếp và quản lý phải hiểu rõ về thao tác kỹ thuật,
nguyên tắc trong kinh doanh trực tuyến.
Thứ hai, công nghệ thông tin như kỹ thuật truyền dẫn thông tin, địa chỉ miền, các trang
tin để tiến hành giao dịch, là nền tảng của TMĐT. Song song với đó, tốc độ thay đổi của công
nghệ diễn ra nhanh chóng, công nghệ mới thường xuyên ra đời cho nên những nhân lực TMĐT
cần nắm bắt kịp thời và vận dụng thành thạo các ứng dụng này khi giao dịch cũng như nắm bắt
những cơ hội kinh doanh mới trong thương mại điện tử.
Thứ ba, TMĐT là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức. Do đó, nhân lực thương
mại điện tử, dù đó là người thực hiện hay người quản lý, đều là những đối tượng lao động có
hàm lượng tri thức cao. Họ cần đuợc tiến hành đào tạo có hệ thống, trải qua các trình độ từ cơ
bản đến chuyên sâu tương ứng với từng vị trí, từng nhiệm vụ và theo từng chuyên ngành cụ
thể.
2. Nội dung đàm luận
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp những vấn đề có tính lý
luận và thực tiễn chất lượng lực lượng lao động tại Việt Nam nói chung và lực lượng lao động
đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nói riêng để đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực TMĐT ở nước ta hiện nay.
Các dữ liệu về lao động Việt Nam được thu thập từ giai đoạn 2016-2021 với các tiêu
chí đánh giá về trình độ và kinh nghiệm của lực lượng lao động, đánh giá của doanh nghiệp
về năng lực của nhân viên, Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam. Từ đó so sánh với với yêu cầu của quốc tế sự thay đổi kỹ năng của người động
khi có TMĐT. Đó là cơ sở nền tảng để đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới.
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân
lực thương mại điện tử chất lượng cao giai đoạn năm năm 2016 – 2020 tăng nhanh và dự đoán
nhu cầu này tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021 – 2025. Tốc độ phát triển nhanh
của ngành TMĐT kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao. Tuy nhiên, theo Báo cáo
137
Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), trong nhiều năm
liền, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn
gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT trong nước. (Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động
chuyên trách TMĐT phân theo quy mô)

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT, thực tế nguồn nhân lực ngành TMĐT cần có kiến
thức rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và ngoại ngữ nên đòi
hỏi thời gian đào tạo dài, các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết tạm thời trong thời điểm
thiếu nhân lực. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trở
thành “cứu cánh” cho nhân lực của TMĐT. Số liệu thống kê của Cục TMĐT và Công nghệ
thông tin cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2015, các trường đại học và cao đẳng đào tạo có
chuyên ngành đào tạo TMĐT đã được bổ sung và nâng lên trên 90 trường. Từ năm 2017 đến
nay, một số trường tiếp tục mở rộng lĩnh vực đào tạo TMĐT, nâng số trường đào tạo ngành
TMĐT… (Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về
TMĐT và CNTT)

138
Kết quả khảo sát của VECOM tại Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 cho thấy, tỷ lệ
DN có lao động chuyên trách về TMĐT lại giảm nhiều so với các năm trước, một phần cũng
do tác động lớn của đại dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nghiệm
nhiều vai trò được các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn. Xét về
quy mô DN thì nhóm các DN vừa và nhỏ có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT chỉ bằng
một nửa so với nhóm các DN lớn. Nghệ thuật - vui chơi - giải trí và Thông tin - truyền thông là
hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất, chiếm lần lượt là 45% và 42%
trên tổng số DN tham gia khảo sát trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tiếp theo sau đó là lĩnh vực
hoạt động tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (38%) và hoạt động chuyên môn - khoa học - công
nghệ (31%).
Kết quả khảo sát của VECOM cũng cho thấy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng DN gặp
khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin ngày càng tăng.
Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không
chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Kỹ năng quản trị
website và sàn giao dịch TMĐT vẫn là kỹ năng được DN quan tâm nhiều nhất trong những năm
gần đây, 46% DN cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Đơn
cử như ý thức đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ý thức chấp hành pháp luật thương mại
điện tử của người bán khi tham gia thương mại điện tử còn yếu kém. Các cá nhân hàng online
trên zalo, viber, facebook, app thương mại điện tử…tự tạo các gian hàng và coi đó là việc làm
phụ, kiếm thêm thu nhập. Hàng hóa của họ thường qua bên thứ 3 là các kho tổng, nhiệm vụ của
người bán là chốt các đơn hàng để ăn chênh lệch phần tram do các kho tổng xây dựng chính
sách cho người bán. Chính vì vậy, ý thức hàng thật, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,
hàng không có xuất xứ, không chính xác nguồn gốc của người bán hưởng phần trăm trên các
nền tảng facebook, zalo, viber, shopee, lazada, sendo, tiki…không quan tâm, cho rằng mọi trách
nhiệm là kho tổng chịu vì kho tổng, công ty thương mại là nơi đóng gói chuyển hàng đi. Hình
thức này người bán với vai trò bán hàng thuê (tự chủ về thời gian, tự chủ chốt đơn dựa theo tỉ
lệ hưởng phần tram từ kho tổng hoặc các công ty thương mại). Vấn đề đạo đức trong kinh doanh
đang là vấn đề nổi cộm trong thương mại điện tử hiện nay và điều này cũng có nguyên nhân
bắt nguồn từ công tác cập nhật kiến thức về pháp luật thương mại điện tử.
Khảo sát nhanh về trình độ được đào tạo chuyên nghiệp của người bán khi tham gia kinh doanh
bằng công cụ thương mại điện tử kết quả cho thấy:
✔ Đối với các cá nhân bán hàng online trên zalo, viber, facebook, app thương mại điện
tử… là người không đươc đào tạo chính quy chuyên ngành thương mại điện tử. Nguồn nhân
lực này chỉ học mót qua các bạn, nhóm và qua các gói đào tạo từ những huấn luyện viên tự
nhận “chuyên gia thương mại điện tử”. Do đó về hiểu biết pháp luật khi tham gia kinh doanh
139
bằng hình thức thương mại điện tử chiếm tỉ lệ 98% (theo khảo sát các chương trình đào tạo,
huấn luyện của các tổ chức, cá nhân không có học phần pháp luật thương mại điện tử), nếu có
thì chỉ là giới thiệu một chút về pháp luật và hầu hết không đả động gì đến pháp luật thương
mại điện tử để người học hiểu biết áp dụng đảm bảo quyền lợi cho chính người bán và đảm bảo
quyền lợi cho người mua.
✔ Đối với các cá nhân bán hàng online trên zalo, viber, facebook, app thương mại điện
tử… là người đươc đào tạo chính quy chuyên ngành TMĐT, qua khảo sát cho thấy 75% có biết
về pháp luật thương mại điện tử nhưng trong tình trạng mơ hồ (vì tự nghiên cứu tìm hiểu) và
25% còn lại không biết gì về học phần này (hiện nay, 80% các chương trình đào tạo bậc đại
học, cao đẳng chính quy đưa học phần pháp luật thương mại điện tử là học phần tự chọn, 20%
là học phần bắt buộc nhưng lại là chương trình đào tạo của bậc cao đẳng, thậm chí có trường
đại học có chuyên ngành thương mại điện tử mới thành lập được 1 khóa nhưng trong trương
trình đào tạo không có học phần “Pháp luật thương mại điện tử” trong cả bắt buộc, tự chọn, bổ
trợ).
2.2.Thực trạng chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của các cơ sở đào tạo
Theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025 đã đặt ra
hai mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu thứ nhất là 50% cơ sở giáo dục đại học và
giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử. Mục tiêu thứ hai là một triệu lượt
doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khoá đào
tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Hiện nay, có 36 trường đào tạo thương mại điện
tử trình độ đại học, trong đó 14 trường ở miền Bắc, 5 trường ở miền Trung và 17 trường ở miền
Nam. Đồng thời có 37 trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và trên 60 trường đào
tạo học phần thương mại điện tử. Tính chung đã có trên 110 trường giảng dạy thương mại điện
tử từ mức học phần tới ngành đào tạo. Trong đó hầu hết các trường đã giao cho khoa kinh tế,
quản trị kinh doanh hay hệ thống thông tin quản lý đào tạo cử nhân thương mại điện tử. Chương
trình đào tạo ngành thương mại điện tử cơ bản bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, bao gồm học phần chung và học phần tự chọn với số tín chỉ dao động trong khoảng
130 - 140. Chẳng hạn, chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của Đại học Thương mại
bao gồm 139 tín chỉ. Trong khi đó, chương trình của Trường đại học Công nghệ thông tin – Đại
học Quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm 126 tín chỉ. Hiện nay, chương trình đào tạo ngành thương
mại điện tử của hai trường đầu tiên mở ngành đào tạo này là Trường Đại học Thương mại và
Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Hai chương trình này được nhiều trường đại
học khác tham khảo khi xây dựng ngành thương mại điện tử của mình. Đồng thời, đây cũng là

140
hai chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử đầu tiên đã tiến hành kiểm định chất lượng
và được công nhận đạt theo tiêu chuẩn trong nước. Cũng trong 36 trường đã đào tạo chuyên
ngành thương mại điện tử, thì có 23 trường vừa có ngành vừa có chuyên ngành, 14 trường chỉ
có chuyên ngành. Đặc biệt, Thương mại điện tử có mối quan hệ liên ngành cao. Khảo sát 68
phiếu trả lời cho thấy có tới 86% các trường trả lời đã giảng dạy học phần Tiếp thị số, 78%
giảng dạy học phần Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, 69% giảng dạy học phần thanh toán
trực tuyến. Học phần Pháp luật về thương mại điện tử cũng được quan tâm cao khi có tới 63%
các trường giảng dạy. Tuy nhiên, nhóm tác giả đã so sánh mối quan tâm của các trường đến học
phần Pháp luật về thương mại điện tử để đối chiếu với chương trình đào tạo ngành thương mại
điện tử thì mối quan tâm 63% chưa thực sus75 thuyết phục vì học phần này có tới 75% các cơ
sở xếp vào dạng học phần tự chọn và có 2 tín chỉ chứ chưa phải là học phần bắt buộc, thậm chí
có trường còn không có học phần này trong chương trình đào tạo. Chỉ số ít các trường cao đẳng
lại quan tâm đào tạo bắt buộc học phần này tới 4 tín chỉ (điển hình như trường cao đẳng Kinh
tế Hà Nội. Hình 3: Tỷ lệ % các trường giảng dạy học phần liên quan thương mại điện tử.

Theo khảo sát nhanh của sinh viên một số trường Đại học, cao đẳng đang học ngành thương
mại điện tử về hiểu biết những nội dung pháp luật thương mại điện tử gồm có những nội dung
nào thì 85% sinh viên không trả lời được hết các nội dung của học phần Pháp luật TMĐT gồm
có những nội dung gì hoặc hiểu lơ mơ về pháp luật thương mại điện tử, 15% sinh viên có đăng
ký học phần này hoặc được đào tạo là môn học bắt buộc thì trả lời được nội dung và tầm quan
trọng của môn pháp luật thương mại điện tử. Lý giải về không hiểu rõ kiến thức này sinh viên
cho rằng: không phải là môn bắt buộc và cũng không có nhu cầu tìm hiểu vì sau này đi làm sẽ
vướng đâu gỡ đấy.
Về giáo trình giảng dạy thương mại điện tử, kết quả khảo sát cho thấy 81% các trường
tham khảo giáo trình của các trường tiên phong trong đào tạo ngành thương mại điện tử,
67% sử dụng giáo trình của nước ngoài và 56% trường tự biên soạn giáo trình.
2.3. Thực trạng các vi phạm về pháp luật thương mại điện tử
141
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nhưng lại là thách thức
lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Lãnh đạo Tổng cục QLTT
dự báo, trong khoảng 2 đến 3 năm gần đây, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm
khoảng 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng Quản lý Thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.403
vụ việc, xử lý 2.213 vụ việc vi phạm, xử phạt trên 16 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm gần 41 tỷ
đồng (bao gồm những hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương
mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả). Và cứ thế mỗi năm có hàng ngàn vụ vi phạm trong thương
mại điện tử. số liệu các vụ vi phạm càng ngày càng tăng dần đơn cử tính đến tháng 10/2021,
lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra gần 2.500 vụ việc, phát hiện, xử lý
trên 2.300 vụ vi phạm (bao gồm hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng
thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả), xử phạt trên 18 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm
2022, cả nước đã phát hiện, xử lý gần 54,2 nghìn vụ việc vi phạm và gian lận thương mại trên
TMĐT vẫn chiếm 50-60% tổng số các vụ vi phạm. Các hành vi chủ yếu như:
− Gian lận trong thanh toán: trong hệ thống thanh toán khi mua hàng trực tuyến có 2 dạng:
+ Hình thức người mua chuyển tiền trước cho người bán rồi người bán chuyển hàng sau khi
nhận được tiền của khách hàng. Ở hình thức thanh toán này đã có nhiều vụ khách hàng chuyển
tiền xong cho người bán thì người bán không chuyển hàng hoặc xóa luôn tài khoản dùng để
giao dịch. Minh chứng thường thấy là giao dịch trên facebook, zalo, viber (được lập bằng sim
rác và email giả)…
+ Hình thức người mua trả tiền thông qua người giao hàng (COD). Hình thức này thường
xẩy ra gian lận khi người bán không cho người mua mở kiểm tra hàng và sau khi người bán trả
tiền, mang hàng về mở ra thì thấy không đúng so với đơn đặt hàng, nhiều khi là hàng hỏng,
nhiều khi là hàng kém chất lượng, nhiều khi là cục đá, cục gạch…không phải hàng hóa. Khách
hàng có khiếu kiện thì người bán cũng chối bỏ trách nhiệm hoặc chặn liên lạc.
- Gian lận trong nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng:
+ Ở hình thức này qua số liệu cho thấy số lượng ngày càng tăng cao, tinh vi. Điển hình các
vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu nổi tiếng từ các cuộc điều tra của các kho
tổng trên toàn quốc như Kho tổng tại tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Hà Nội… Hình thức này người
bán thường thông qua hệ thống phân phối bán lẻ tại các địa phương là các cá nhân bán hàng
qua zalo, facebook. Các cá nhân này thường là cán bộ công nhân viên chức, giáo viên tranh thủ
kinh doanh thêm. Các kho tổng có chính sách cho gối đầu vốn hàng (vì số lượng tiền trên mỗi

142
đơn hàng của các cá nhân thường ít (trong phạm vi 2 triệu trở về) và thường chủ yếu là các kho
hàng gia dụng, giá trị của hàng hóa nhỏ. Hình thức này hầu hết là hàng không rõ nguồn gốc,
các cá nhân lấy hàng không có hóa đơn và các chế độ bảo hành (nếu có) cũng rất khó liên lạc
được với nhà sản xuất và thường là giấy bảo hành giả. Theo phỏng vấn của 100 giáo viên, viên
chức tham gia bán hàng online tại một thành phố của tỉnh Ninh Bình cho thấy 100% các nhân
viên bán hàng online không chuyên nghiệp này rất tin tưởng xuất xứ hàng bán từ các kho tổng
là hàng không vi phạm pháp luật. Đối với hàng bị hỏng hoặc kém chất lượng, nếu khách hàng
là người yêu cầu phải đổi mới hoặc trả lại tiền đều được thông qua người bán là kênh bán lẻ.
Các kho tổng thường có chính sách hòa giải để tránh người bán lẻ bị khách hàng tung lên thông
tin đại chúng “đứt dây động rừng”…
2.4. Thực trạng khung pháp lý về pháp luật thương mại điện tử
Trong bối cảnh hiện nay, luật thương mại điện tử và nghị định thương mại điện tử mới nhất số
14/VBHN-BCT được ký ngày 19 tháng 11 năm 2021 và Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Nghị định bổ sung chi tiết các điều khoản, mục của nội dung
pháp luật thương mại điện tử trong tình hình mới. cụ thể như: pháp luật về dữ liệu; Pháp luật
về chữ ký điện tử; Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử; Pháp luật về thanh toán trong
thương mại điện tử; Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử; Pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng
của pháp luật thương mại điện tử trong bối cảnh bùng nổ hoạt động thương mại điện tử do đại
dịch covid 19 toàn cầu vô tình đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đẩy nhanh
phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet, ứng dụng nền tảng, bolckchain, sàn
thương mại…phổ cập từ trung ương tới địa phương, từ thành thị đến nông thông…nhà nhà,
người người dùng zalo, facebook, shopee, lazada…để giao dịch mua bán hàng hóa. Với sự thay
đổi và cập nhật khối lượng pháp luật thương mại điện tử theo nghị định 14 của Bộ công thương
vào năm 2021 và chính thức có hiệu lực 01 tháng 01 năm 2022 nhưng theo quan sát và thống
kê cho thấy chưa có sự thay đổi trong chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử, chưa có
hoạt động đào tạo, tái đào tạo nghị định này một cách bài bản cho cộng đồng người tham gia
thương mại điện tử bao gồm cả người mua và người bán. Hay nói cách khách, pháp luật thương
mại điện tử chưa thực sự được trú trọng trong đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và cũng
chưa được truyền thông tích cực và triệt để. Do đó, hệ quả của gian lận trong hoạt động kinh
doanh bằng công cụ thương mại điện tử vẫn đang diễn ra thường xuyên, nhức nhối trong bối
cảnh hiện nay.
2.5. Đánh giá chung
- Ưu điểm: Nhà nước và các cơ quan quản lý đã quan tâm đến ngành Thương mại điện tử, các
trường đại học và cao đẳng đã có kịp thời mở ngành, chuyên ngành hoặc bổ sung học phần
143
Thương mại điện tử để cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Hệ thống phát luật được kiện toàn,
các đầu mối quản lý như ban chỉ đạo 389, các tổ chức, cá nhân liên quan có tham gia ngành
thương mại điện tử cụ thể hơn, phân cấp rõ ràng hơn.
- Nhược điểm: mặc dù Nhà nước, các cơ quan quản lý và các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến
nguồn nhân lực cung ứng cho ngành thương mại điện tử nhưng hệ thống thông tin, truyền thông
chưa phát huy được triệt để trong việc cập nhật hệ thống luật pháp đổi mới, tuyên truyền các
hoạt động vi phạm và hậu quả của hoạt động vi phạm TMĐT. Các cơ sở đào tạo chưa thực sự
cập nhật chương trình đào tạo và chưa có đánh giá lại tính cấp thiết của các học phần nếu không
đào tạo sẽ có thể là nguyên nhân làm tăng các vi phạm pháp luật, điển hình như học phần Pháp
luật thương mại điện tử; Đạo đức trong kinh doanh…
3. Một số giải pháp và Khuyến nghị
Để đạt được kế hoạch tổng thể và mục tiêu đề ra về phát triển thương mại điện tử từ nay đến
2025 của Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Nhóm tác giả có một số khuyến nghị như sau:
Một là, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ trong nhà trường. Cụ thể, các cơ sở giáo
dục đào tạo đại học, cao đẳng cần trang bị khối kiến thức pháp luật kinh tế mà cụ thể là kiến
thức pháp luật thương mại điện tử có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thường xuyên
cập nhật kiến thức pháp luật này với sinh viên.
Hai là, các cơ sở đào tạo cần phải phối hợp với các tổ chức liên quan đến TMĐT, với doanh
nghiệp để có thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực TMĐT. Từ việc có thông tin nhu cầu về
nguồn nhân lực mới có thể điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo sát với nhu cầu của người
sử dụng nhân lực và người có nhu cầu cập nhật kiến thức.
Ba là, các cơ sở đào tạo cần có chương trình tái đào tạo và đào tạo mới cho cựu sinh viên và
với công dân, tổ chức tham gia ngành thương mại điện tử. Ví dụ như chương trình đào tạo về
pháp luật thương mại điện tử, đạo đức kinh doanh …cho công dân theo xã, phường.
Bốn là, các cơ sở đào tạo phải cử giảng viên đi học, hội thảo nhiều hơn nữa từ các doanh nghiệp
trong và ngoài nước có hoạt động thương mại điện tử, từ đó có kinh nghiệm biên soạn giáo
trình, tài liệu phục vụ kịp thời cho người học.
Năm là, Nhà nước, các cơ quan quản lý liên ngành cần cải tiến hơn nữa trong quy trình tác
nghiệp, liên thông giửa các cơ quan tổ chức liên ngành như Cơ quan an ninh, cơ quan thuế, cơ
quan hải quan…để góp phần làm môi trường kinh doanh TMĐT tạo được niềm tin với khách
hàng và ngành thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng.
5. Tài liệu tham khảo
[1] Lưu Đan Thọ & Tôn Thất Hoàng Hải, “Thương mại điện tử hiện đại – Lý thuyết và

144
tình huống ứng dụng của các công ty Việt Nam”, nhà xuất bản Tài Chính, 2016.
[2] PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng & TS. Nguyễn Văn Thoan, "Giáo trình thương mại
điện tử”, Nhà xuất bản Bách Khoa – Hà Nội, 2013.
[3] Bộ môn thương mại điện tử, “Giáo trình thương mại điện tử căn bản”, Nhà xuất bản
Đại học Ngoại thương - Hà Nội, 2009.
[4] S.Sriram, M.Arumugam, Ecommerce and human resource management,
International Conference on "Innovative Management Practices” Organize by SVCET,
Virudhunaga, Vol-1 Issue-1 2016
[5] Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, “Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam”, 2019.
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin,
2019.
[6] Th.S Phạm Thanh Bình, Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 -2025.
[7] Thương mại điện tử thời kỳ Công nghiệp 4.0; liên hệ với phát triển thương mại điện tử
trên địa bàn thành phố Hà Nội 2020.
[8] Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không
2020.
[9]Phí Mạnh Cường (2020), “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”,
Tạp chí Quản lý nhà nước số 295 (Tháng 8-2020)
[10]Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2021), Báo cáo Làn sóng thứ hai của thương
mại điện tử 2021.
[11]VCCI (2021), Báo cáo nghiên cứu Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt
Nam: Một số vấn đề pháp lý.

145
15. PHÁT TRIỂN KHUNG NĂNG LỰC CỐT LÕI CHO NGUỒN
NHÂN LỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HOÁ Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Tố Tâm1


Phạm Thị Mai Quyên1, Nguyễn Thị Vân Anh1, Trương Thị Thu Hường1
1
Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Điện lực
(hantt, tamnt, quyenptm, anhntv, huongtruong)@epu.edu.vn

Abstract: Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu
vực Đông Nam Á, giá trị thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 39 tỷ
đô la Mỹ vào năm 2025, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia. Tại Việt Nam, việc số hoá nhiều lĩnh
vực khác nhau cộng với nền kinh tế Internet đã tạo điều kiện thích hợp cho các doanh nghiệp
thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam,
trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao
luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT của Việt Nam. Trong thách thức
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC), đào tạo nhân
tài thương mại điện tử Việt Nam càng trở nên quan trọng. Bài báo này đưa ra một khảo sát về
đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó
phát triển khung năng lực cốt lõi cho nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam
giúp ích cho việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực TMĐT ở Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay.
Keywords: Thương mại điện tử, đào tạo nguồn nhân lực, cạnh tranh toàn cầu, số hoá, kinh
tế số.

1. Giới thiệu
Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross Boder Electronic Commerce – CBEC) là một
hoạt động kinh doanh quốc tế trong đó các thực thể giao dịch từ các quốc gia khác nhau hoàn
thành các giao dịch và thanh toán xuyên biên giới trong các nền tảng thương mại điện tử và
cung cấp hàng hóa thông qua dịch vụ logistics xuyên biên giới. Theo nghĩa hẹp, thương mại
điện tử xuyên biên giới đề cập đến tất cả các thủ tục giao dịch xuyên biên giới được thực hiện
thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Theo nghĩa rộng, đề cập đến việc ứng dụng công
nghệ Internet trong thương mại quốc tế.
Với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, nhân lực chất lượng cao (nhân tài -talent) ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Khái niệm thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển trong thời
gian gần đây và nhanh chóng phát huy vai trò của nó trong hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên, ít người biết về yêu cầu của nhân tài thương mại điện tử xuyên biên giới và cách đào tạo
nguồn lực này (X. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, 2019). Sự thành công của một doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, phần lớn phụ thuộc vào khả năng và động lực đổi
mới liên tục của doanh nghiệp (Huo, W., Wu, M., & Soar, J., 2020). Nhiều các nghiên cứu đã minh
chứng rằng vấn đề này chủ yếu là do các nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp đạt được
(N. A. Reddy and B. R. Divekar, 2014), (S. Elia et al., 2021), nghiên cứu ngay tại Indonesia dù
là doanh nghiệp với quy mô siêu nhỏ đến doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp vừa, trình độ
công nghệ của nhân viên ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của doanh nghiệp (D. Vanda, E. Firsty,
and M. Dachyar, 2022). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là liệu những nhân
sự có trình độ học vấn cao sẽ hình thành được hiệu quả học tập cần thiết trong thực tiễn xã hội

146
và hoạt động kinh doanh hay không? Đây chính là điều mà các doanh nghiệp Thương mại điện
tử giờ đang tìm kiếm (Y. Zhu, 2019).
Thương mại điện tử ở Việt Nam đã tạo ra những bước tiến quan trọng, trong năm 2020,
ngành thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tổng giá trị đạt khoảng 11,8 tỷ USD, đồng thời
ghi nhận mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, các dự báo cho thấy ngành
sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 30% trong giai đoạn 2021-2025 (VECOM, 2022). Mặc dù
số liệu này rất ấn tượng, nhưng bối cảnh thương mại điện tử hiện tại ở Việt Nam phản ánh rằng
lĩnh vực này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, đặc biệt là sẽ thêm 18 triệu người dùng vào năm
2025. Do đó, kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn nữa từ lĩnh vực điện tử của Việt Nam thị trường
thương mại với các bên liên quan và các ngành liên quan có thể sẽ là mũi nhọn phát triển vào
năm 2022.
Với một ngành mới mẻ và có sức tăng trưởng mạnh mẽ này, thì nguồn nhân lực chất lượng
để đảm bảo duy trì và phát triển xứng tầm tài năng ở Việt Nam lại đang thiếu hụt nghiêm trọng
(VECOM, 2022; N. Nhu, 2013). Không chỉ là thiếu nhân lực, mà các nhân lực tốt nghiệp đúng
ngành thương mại điện tử cũng không đảm bảo đủ kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu khi làm
việc tại các công ty (VECOM, 2022). Nhiều công ty khan hiếm nguồn nhân lực thương mại
điện tử đang phải đào tạo lại những sinh viên tốt nghiệp không đúng ngành, thậm chí kể cả
đúng ngành. Mặc dù, đào tạo thương mại điện tử ở trình độ cử nhân đang tăng trưởng trong
những năm gần đây, trong năm 2020 đã tăng lên 49% trường đại học có đào tạo trình độ cử
nhân ngành thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số vấn đề đang thách thức giáo dục đại học về
thương mại điện tử của Việt Nam dẫn đến việc các nhà quản lý doanh nghiệp cảm thấy rằng
vẫn còn khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân tài thương mại điện tử thỏa mãn. Trong khi
đó, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử nhận thấy rất khó để có được vị trí công việc
phù hợp, chỉ khoảng 35% (VECOM, 2022). Điều này cho thấy sự chênh lệch về định hướng
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Có nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trong quan điểm, định hướng và thực thi chương trình đào
tạo là nguyên nhân chủ yếu. Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh mới không chỉ thích ứng
với thị trường lao động trong nước mà phải đảm bảo đáp ứng được thị trường lao động của khu
vực và toàn cầu. Khá nhiều các chương trình đào tạo đã khảo sát nghiên cứu để thừa kế từ các
chương trình tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế vẫn còn một số
các khó khăn. Trong bài báo này trình bày một cách tiếp cận mới là dựa trên các nghiên cứu về
đào tạo thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới để tổng hợp đề xuất một số giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Phần còn lại của bài báo này được cấu trúc như sau: Phần 2 giới thiệu các nghiên cứu liên
quan về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở các quốc gia trên thế giới, phần 3 trình
bày khung năng lực cốt lõi cho nhân lực TMĐT, phần 4 đề xuất phát triển khung năng lực lõi
cho nhân tài TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam, cuối cùng là kết luận.

2. Nghiên cứu tổng quan về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở các quốc gia
trên thế giới
Nguồn nhân lực hay còn gọi là vốn nhân lực (human capital) đề cập đến việc tích lũy kiến
thức và kỹ năng có được bằng cách đầu tư vào giáo dục, đào tạo, trải nghiệm thực tế, và chăm
sóc sức khỏe, còn được gọi là "vốn phi vật chất". Theo định nghĩa về vốn nhân lực, nội dung
của vốn nhân lực chủ yếu là tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,… Những nguồn lực này
chỉ có thể đo lường một cách gián tiếp thông qua trình độ học vấn, kinh nghiệm đào tạo, số năm
làm việc, tuổi tác, báo cáo y tế, v.v. Học vấn là tiêu chí trực quan nhất và đơn giản nhất để đánh
giá (Y. Zhu, 2019).
Kể từ khi Internet bắt đầu trở nên phổ biến với người dân vào năm 1994, thị trường thương
mại điện tử đã phát triển từ một mô hình đơn giản của bán lẻ truyền thống B2C thành một hệ
sinh thái mua sắm. Đào tạo chuyên môn sâu về thương mại điện tử trên thế giới đã được định
hướng từ đầu những năm 2000 ở một số quốc gia phát triển trên thế giới. Chương trình thương
147
mại điện tử đại học đầu tiên trên thế giới được cung cấp bởi Đại học Acadia, Canada, vào tháng
9 năm 2000 (Trudel C, Trudel, 2004), nơi Đại học California, San Diego cấp bằng thạc sĩ về
thương mại điện tử vào năm 1998 (Weinstein B. Calif, 1998).
Tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 2001 khi 13 chương trình thương mại điện tử đầu tiên được
cung cấp từ 597 trường đại học của Trung Quốc (M. Achparaki et al., 2021). Đến tháng 9 năm
2019, có 328 trường đào tạo chương trình thương mại điện tử trên tổng số 831 trường đại học
tại Trung Quốc (tỉ lệ 39,47%) và được quản lý bởi nhiều khoa, ngành khác nhau bao gồm Quản
lý Kinh tế; quản trị kinh doanh; Khoa học Quản lý; Hệ thống thông tin quản lý; Khoa học máy
tính hoặc CNTT; Kinh tế và Thương mại; Thương mại điện tử; Logistics…Hầu hết các chương
trình thương mại điện tử của Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và Quản lý
(73,47%) bao gồm Quản lý Kinh tế (36,59%), Kinh doanh (18,90%), Quản lý (10,06%), Khoa
học Quản lý (3,35%), và chỉ 9,45% và 7,01%, tương ứng tập trung vào MIS và Khoa học Máy
tính (CNTT) theo thống kê năm 2019. Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy nguồn lực chất lượng
cao vẫn là vấn đề đối với phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc khi chỉ có 6 chương
trình liên kết quốc tế, các giáo trình chậm cập nhật công nghệ mới bởi lý do TMĐT phát triển
theo xu thế công nghệ mà phần lớn các ngành đào tạo đặt tại các khoa thuộc nhóm ngành quản
lý, kinh tế nên khó bắt kịp thời đại, các công nghệ VR/AR trên các nền tảng thiết bị đã cung
cấp nhưng sinh viên học tập chưa hề có khái niệm, các chương trình liên kết quốc tế còn ít, chỉ
có 6 chương trình đào tạo liên kết (M. Wu et al, 2016). Định hướng tiếp cận với các doanh
nghiệp nhiều, cập nhật trình độ công nghệ cho giáo viên và sinh viên, cập nhật giáo trình và
học liệu thường xuyên, tiến đến xây dựng các chương trình thương mại điện tử xuyên biên giới.
Xusen Cheng và cộng sự (X. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, 2019) đã thiết kế mô hình đào
tạo nhân tài cho thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách học tập dựa trên vấn đề và mạng
xã hội, họ cho rằng không có đủ nhân tài có tay nghề cao trong CBEC, nhiều trường đại học đã
mở ra các khóa học về CBEC. Tuy nhiên, hầu hết các khóa học này chỉ giới thiệu lý thuyết về
CBEC, và không có đủ sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Rõ ràng là CBEC bao gồm
nhiều nội dung thực tế, có nghĩa là chỉ học lý thuyết là không đủ. Một nhân tài trong mô hình
thiết kế này đảm bảo được cung cấp các kỹ năng về công nghệ, kiến thức về kinh doanh và
quản lý, năng lực thực hành kinh doanh và năng lực phân tích.

Hình 1. Khung năng lực cốt lõi được đề xuất bởi Xusen Cheng và cộng sự (X. Cheng, L.
Su, and A. Zarifis, 2019).

Jiang Xintong (J. Xintong, A. S. On, 2022) trong nghiên cứu về nhân lực chất lượng cao
thương mại điện tử xuyên biên giới cần phải thông thạo đa lĩnh vực, cần cả kỹ năng ngôn ngữ
và kiến thức chuyên môn về thương mại quốc tế và thương mại điện tử, và kỹ năng thực hành
trong hoạt động của nền tảng thương mại điện tử, thiết kế cửa hàng trực tuyến, dịch vụ khách

148
hàng, tiếp thị trực tuyến ,.. kỹ năng và kiến thức liên quan đến ngôn ngữ và thương mại điện tử
sẽ là ảnh hưởng lớn đối với nhân lực về thương mại điện tử hiện nay.
Năng lực của giáo viên giảng dạy chuyên ngành thương mại điện tử là một vấn đề trọng
yếu được quan tâm (X. Hou, 2019). Xufang Hou đã phân tích mô hình đào tạo nhân tài về
thương mại điện tử trong các trường cao đẳng để thấy rằng cần thiết phải tập trung vào việc tái
cấu trúc hệ thống chương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy, tối ưu hóa năng lực
của giáo viên và sự đổi mới. Thực hành gắn với việc ươm mầm tài năng khởi nghiệp cho các
chuyên ngành thương mại điện tử. Bởi lý do thương mại điện tử đang tiến dần tới kỷ nguyên
mới, không thể đem các kiến thức cũ để áp dụng được, các công ty bán lẻ truyền thống đang
dần cải thiện mức độ thông tin hóa của họ, tích hợp các lợi thế về logistics, dịch vụ và trải
nghiệm ngoại tuyến với luồng kinh doanh trực tuyến, luồng vốn và luồng thông tin để mở rộng
bố cục đa kênh thông minh và được nối mạng. "Bán lẻ mới dựa trên Internet và thông qua việc
sử dụng công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, do vậy kiến thức công nghệ của
giáo viên cũng cần liên tục cập nhật để phù hợp với xu thế mới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng khiến việc đào tạo nhân lực chất lượng cao
trở nên thành áp lực lớn của các trường Đại học (Y. Jiao, X. Li, and Y. Li, 2019). Yunqiu Jiao
và cộng sự đã tìm hiểu việc đào tạo nhân lực thông qua giảng dạy thực hành thương mại điện
tử xuyên biên giới để cải thiện khả năng nghề nghiệp của sinh viên. Cần thiết áp dụng phương
pháp kết hợp giữa nghiên cứu thực tiễn và phân tích lý thuyết, đưa ra các đề xuất chiến lược:
Hoàn thiện hệ thống giáo trình, đổi mới phương thức giảng dạy, tối ưu hóa nội dung giảng dạy
thực tế, thiết lập liên minh trường đại học - doanh nghiệp. Để được như vậy mới tạo được môi
trường giáo dục bền vững, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu năng lực của các vị trí thương mại
điện tử xuyên biên giới. Trong nghiên cứu họ đã phân tích một khung năng lực cốt lõi của nhân
tài thương mại điện tử xuyên biên giới đòi hỏi nhân lực phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
Năng lực hoạt động thương mại quốc tế, Khả năng vận hành thương mại điện tử, khả năng
quảng bá trên mạng, kỹ năng giao tiếp khách hàng.
Nghiên cứu của Shuwen Tan (Tan. S, 2021) Talents in Application- Oriented Colleges and
Universities) cho thấy rằng một số trường đại học kết hợp chuyên ngành Thương mại điện tử
xuyên biên giới với chuyên ngành tiếng Anh cung cấp nền tảng tiếng Anh tốt hơn để ươm mầm
tài năng Thương mại điện tử xuyên biên giới. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những giáo viên
chưa từng tiếp xúc với kiến thức Thương mại điện tử hoặc bản thân chưa nắm vững kiến thức
tổng thể về Thương mại điện tử xuyên biên giới, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình
giảng dạy và gây khó khăn lớn đến hiệu quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, vì là một chuyên
ngành mới nên cả giáo viên và sinh viên đều ít chú ý đến Thương mại điện tử xuyên biên giới.
Số lượng giáo trình hiện có trên thị trường không đủ, kỹ năng thực hành không được chú trọng
dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên chưa tốt nghiệp, gây áp lực nhất
định đến việc thực hiện phương thức đào tạo nhân tài.
Ngoài việc xây dựng khung năng lực lõi cho sinh viên thì việc phát triển năng lực giảng
dạy cho giáo viên khi xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO cũng được một số
nghiên cứu đề cập đến (G. Xu, L. Shi, P. Xiao, and Z. Zhang, 2021). Kinh nghiệm thực tế của
giáo viên còn thiếu và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu Hiện tại, giáo viên chuyên ngành
Thương mại điện tử chủ yếu là tiến sĩ hoặc thạc sĩ. Họ có kiến thức lý thuyết vững chắc, nhưng
thiếu kinh nghiệm thực tế doanh nghiệp và khả năng vận hành thực tế cụ thể. Việc giảng dạy
của dễ thiên về lý thuyết nhưng thiếu đào tạo thực hành dự án. Nội dung giảng dạy phức tạp và
sinh viên thiếu sáng kiến và học tập sáng tạo. Ngoài kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử,
nội dung giảng dạy của chuyên ngành Thương mại điện tử cũng liên quan đến kinh doanh theo
mạng, xây dựng nền tảng thương mại điện tử, phân tích dữ liệu thương mại điện tử, quản lý
quan hệ khách hàng và các kiến thức liên quan khác. Vì vậy, đối với những môn học như vậy,
khó có thể thực hiện giảng dạy ở bậc đại học theo phương pháp giảng dạy thông thường. Nếu
kiến thức của các môn học chỉ đơn giản là chồng chất, ít có ý nghĩa thiết thực để sinh viên nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp. Những vấn đề trên dẫn đến việc sinh viên không hứng thú với việc
học các môn học và thiếu đổi mới trong chương trình học.
149
Các nghiên cứu về đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thương mại điện tử xuyên biên giới
đều liệt kê một khung năng lực cốt lõi mà người học cần đạt được cũng như những vấn đề còn
tồn đọng trong vấn đề đào tạo nhân lực của ngành này. Đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam
mà các nước đang đào tạo nhân lực thương mại điện tử trên thế giới đều đang gặp phải.
3. Khung năng lực lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới
Hui-yi TIAN (H. TIAN et al., 2019) cho rằng, việc xây dựng chương trình đào tạo thương mại
theo quy chuẩn CDIO sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của giáo viên và học sinh và sự hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời, phá vỡ rào cản của giáo dục “không có sự khác
biệt”, cung cấp kinh nghiệm cho các hoạt động xây dựng chương trình. Các chỉ số năng lực cốt
lõi và mô tả cụ thể được thể hiện trong Bảng 1. Các chỉ số cốt lõi của chương trình thương mại
điện tử chủ yếu được chia thành năm khía cạnh: lập kế hoạch, thiết kế, phân tích dữ liệu, quản
lý khách hàng và marketing theo mạng lưới. Các năng lực kiến thức cụ thể của các năng lực cốt
lõi này được xây dựng và xác định rõ ràng các kỹ năng mà học sinh cần nắm vững. Đồng thời,
năm chỉ số chính này là sự hỗ trợ hoàn chỉnh cho năm khía cạnh “lập kế hoạch sản phẩm
Internet”, “thiết kế sản phẩm Internet”, “marketing theo mạng lưới”, “phân tích dữ liệu” và
“quản lý khách hàng trên Internet” được đề cập trong mục tiêu.

Bảng 1. Khung năng lực lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới

Chỉ số chuyên môn Mô tả cụ thể


(professional indicators)
Năng lực lập kế hoạch dự án Với khả năng lập kế hoạch dự án Internet, SV có thể thực
Internet hiện các nhiệm vụ xây dựng mô hình kinh doanh như
lựa chọn người dùng mục tiêu, nghiên cứu nhu cầu, kinh
doanh và xác định mô hình kinh doanh, phát triển kế
hoạch kinh doanh;
Khả năng thiết kế sản phẩm Với khả năng thiết kế sản phẩm Internet, SV có thể thực
Internet hiện các công việc thiết kế sản phẩm như nghiên cứu nhu
cầu sản phẩm Internet, thiết kế, tổ chức và trình bày nội
dung, phát triển front-end và nâng cao trải nghiệm người
dùng;
Khả năng phân tích dữ liệu Có khả năng phân tích dữ liệu, nắm vững phương pháp
thương mại điện tử thiết kế KPI về hoạt động của người dùng, có khả năng
thu thập và phân tích dữ liệu của người dùng, đưa ra các
đề xuất về công việc vận hành;
Khả năng quản lý khách Có khả năng quản lý khách hàng trên Internet, có kiến
hàng của dự án Internet thức quản lý khách hàng như giá trị khách hàng, vòng
đời, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng,
phần mềm CRM có thể được sử dụng để thực hiện việc
quản lý khách hàng như xác định, mua lại, đánh giá và
duy trì khách hàng;
Khả năng Thúc đẩy mạng Khả năng marketing theo mạng lưới, thực hiện nghiên
lưới Marketing cứu marketing, lập kế hoạch marketing và thực hiện
marketing thông qua các nền tảng internet khác nhau

Ngoài ra những kỹ năng về ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được đề cập như một thứ kỹ năng
quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng, đối tác, thực hiện các thao tác trong vận hành
hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới. Hình 2. dưới đây là một ví dụ khi triển khai
chương trình đào tạo thương mại điện tử theo khung năng lực trên

150
Hình 2. Một số môn học được thiết kế từ khung năng lực cốt lõi theo H Tian đề xuất (H.
TIAN et al., 2019)

4. Phát triển khung năng lực cốt lõi nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam
4.1 Hiện trạng đào tạo TMĐT ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu tiếp cận đào tạo thương mại điện tử vào cuối những năm 2000 và đầu
những năm 2010. Một số trường đại học đã đi tiên phong trong đào tạo ngành này như Đại học
Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Luật TPHCM,… Có ba khuynh hướng
tiếp cận trong chương trình giảng dạy (CHâu, T. T. M, 2016).
- Công nghệ thông tin,
- Quản trị kinh doanh,
- Liên ngành.
Xét trên góc độ lịch sử, phần lớn các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận theo định
hướng Quản trị kinh doanh ra đời sau các chương trình đào tạo theo kiểu tiếp cận CNTT. Cách
tiếp cận theo khuynh hướng liên ngành độc lập với hai cách tiếp cận theo khuynh hướng CNTT-
TT và khuynh hướng quản trị kinh doanh. Theo khuynh hướng này các chương trình đào tạo
chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế -kinh doanh,
khoa học xã hội-hành vi, và CNTT-TT. Để xây dựng đội ngũ đào tạo TMĐT theo cách tiếp cận
liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội ngũ giảng dạy liên bộ môn, liên khoa gồm các giảng
viên thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTT.
Trước 2016, có khoảng 23% các trường có đào tạo TMĐT; năm 2020 đã tăng lên 49%; đặc
biệt từ 2021 đến nay là 28%. Nội dung các học phần chủ yếu về Marketing số, thanh toán điện
tử, thanh toán trực tuyến, chuỗi cung ứng logisics…
Theo báo cáo về đào tạo ngành TMĐT ở Việt Nam, trong số 132 trường khảo sát thì 36
trường đào tạo TMĐT trình độ đại học, 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT; 53 trường đào
tạo môn TMĐT. Vì thế, việc tuyển sinh cũng vô cùng thuận lợi, thu hút được sinh viên đầu vào
chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao. Nhiều sinh viên tìm được việc làm
khi chưa tốt nghiệp và chỉ 35% sinh viên làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, khoảng
40% sinh viên tìm được việc làm gần ngành tốt nghiệp. Các thách thức hiện nay của đào tạo
TMĐT ở Việt Nam bao gồm:

- Chưa xây dựng được khung năng lực cho nhân lực ngành TMĐT để có căn cứ phát triển
chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và các hoạt động liên quan.
- Tỷ lệ các trường có chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại
điện tử đã được kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu còn rất thấp.
- Đội ngũ giảng viên ngành/chuyên ngành thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào
tạo cả về số lượng và chất lượng. Giáo viên chưa thường xuyên cập nhật các công nghệ
mới như Blockchain, AI, AR/VR… vào chương trình giảng dạy.
- Chương trình giảng dạy thiết kế rời rạc, thiếu môn học liên ngành
151
- Học liệu phục vụ đào tạo thương mại điện tử chưa đáp ứng đòi hỏi của việc giảng dạy
và học tập
- Thực hành và mô phỏng môn học chưa đáp ứng. Thiếu các phòng lab thực hành mô
phỏng sàn thương mại điện tử hoặc các chương trình thực tập tại các doanh nghiệp cho
sinh viên.
- Hợp tác trong đào tạo thương mại điện tử giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường
với doanh nghiệp

Chính vì những tồn tại này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực TMĐT hiện nay ở
Việt Nam. Trong đó, khung năng lực cho nhân lực ngành TMĐT là chìa khoá quan trọng để có
thể thúc đẩy cải tiến các nhân tố khác như: năng lực đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo,
học liệu, các hoạt động hỗ trợ việc làm, doanh nghiệp,…
4.2 Phát triển khung năng lực cốt lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam
Đã có khá nhiều trường Đại học hoặc các doanh nghiệp một số quốc gia phát triển khung
năng lực cho nguồn nhân lực TMĐT bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Inapak (Canada),
Australia, Indonesia, Malaysia, …Bài báo này đề xuất một khung năng lực cốt lõi cho nhân lực
TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam như sau:

Hình 3. Khung năng lực nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam
Trong đó:
- Năng lực về CNTT, sàn TMĐT: SV phải am hiểu kiến thức về công nghệ, có năng lực
tự học và cập nhật kiến thức công nghệ mới, hạ tầng và cách thức vận hành của sàn
TMĐT.
- Năng lực phân tích dữ liệu TMĐT: Có khả năng phân tích dữ liệu, sử dụng các công
cụ công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu của người dùng, sản phẩm.
- Quản trị quan hệ khách hàng trên Internet: Có khả năng quản lý khách hàng trên
Internet, sử dụng tốt các phần mềm quản trị khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng,
hiểu được cách thức đo lường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
- Digital Marketing: Khả năng marketing số, marketing qua mạng xã hội, thiết kế các kế
hoạch marketing thực hiện marketing thông qua các nền tảng internet khác nhau
- Lập kế hoạch dự án Internet: Kiến thức về kinh doanh và năng lực thực hành về lập kế
hoạch dự án kinh doanh trên Internet;
- Thiết kế sản phẩm Internet: Có khả năng thiết kế sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu sản
phẩm Internet, thiết kế, tổ chức và trình bày nội dung, phát triển front-end và nâng cao
trải nghiệm người dùng;
Ngoài 06 năng lực cốt lõi trên, ngoại ngữ là một điều kiện quan trọng đối với nguồn nhân
lực TMĐT xuyên biên giới.
5. Kết luận và gợi ý trong đào tạo nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam
152
Nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới, đề cập đến khả năng kiến thức ngoại ngữ,
thương mại điện tử, kinh doanh thương mại quốc tế, và hiểu khách hàng của họ trực tuyến ý
tưởng mua sắm và văn hóa tiêu dùng, làm chủ kỹ năng marketing thương mại điện tử xuyên
biên giới. Theo khảo sát của Viện Ali về doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới, các
năng lực mà nhân lực TMĐT xuyên biên giới hiện đang thiếu bao gồm: năng lực kinh doanh
trực tuyến, kinh doanh quốc tế: 40% nhân lực thiếu; kỹ thuật, công nghệ: 20% nhân lực thiếu;
kiến thức về hậu cần và chuỗi cung ứng: 10% nhân lực thiếu… Khác với sàn giao dịch trong
nước, nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới ngoài kiến thức về ngoại ngữ và ngoại
thương mà còn kiến thức về thương mại điện tử, marketing quốc tế, giao nhận hàng hóa quốc
tế và thông quan và các kỹ năng chuyên môn khác, thiết kế và bảo trì trang web, thiết kế và
hình ảnh sản phẩm, quảng cáo trên web, kiểm soát rủi ro, tranh chấp thương mại, hậu cần quốc
tế, kho bãi và kinh doanh khác ở nước ngoài… Do vậy, việc đào tạo nhân lực TMĐT xuyên
biên giới đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu doanh nghiệp hiện đang rất thiếu, không chỉ ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa xác định được khung năng lực rõ ràng để các chương trình
đào tạo các trường Đại học, cao đẳng xây dựng cho phù hợp với thực tế. Do đó, nghiên cứu gợi
ý một số định hướng như sau:
- Khảo sát các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam để xác định chuẩn khung
năng lực lõi của nhân lực TMĐT xuyên biên giới. Việc khảo sát này được thực hiện
định kỳ để cập nhật theo thời điểm hiện tại.
- Căn cứ vào khung năng lực lõi đã xây dựng để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
- Căn cứ vào khung năng lực lõi đã xây dựng để đào tạo giảng viên giảng dạy
- Nâng cao kỹ năng về thực hành cho giảng viên và sinh viên, khuyến khích các giảng
viên từ doanh nghiệp có kinh nghiệm thực tế đào tạo
- Xây dựng, phát triển các phòng thực hành ảo mô phỏng quy trình vận hành của TMĐT.

Tài liệu tham khảo


Huo, W., Wu, M., & Soar, J. (2020). Internationalization of China’s E-Commerce Higher
Education: A Review between 2001 and 2019. E-Business-Higher Education and
Intelligence Applications.
Trudel C, Trudel. World's first undergraduate E-commerce specialization offered by a
computer science department. Journal of Computing Sciences in Colleges. 2004;
20(2):254-259
Weinstein B. Calif. University is First to Offer Master's Degree in E-commerce, May 31,
Boston Globe. 1998
CHâu, T. T. M. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam, 2016
Y. Zhu, “Research on the impact of employee education composition on the business
performance of e-commerce enterprises: based on the learning effect,” no. Icidel, pp. 459–
464, 2019, doi: 10.23977/icidel.2018.059.
M. Achparaki et al., “We are IntechOpen , the world ’ s leading publisher of Open Access
books Built by scientists , for scientists TOP 1 %,” Intech, p. 13, 2022, [Online]. Available:
http://dx.doi.org/10.1039/C7RA00172J%0Ahttps://www.intechopen.com/books/advance
d-biometric-technologies/liveness-detection-in-
biometrics%0Ahttp://dx.doi.org/10.1016/j.colsurfa.2011.12.014.
X. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, “Designing a talents training model for cross-border e-
commerce: a mixed approach of problem-based learning with social media,” Electron.
Commer. Res., vol. 19, no. 4, pp. 801–822, 2019, doi: 10.1007/s10660-019-09341-y.
J. Xintong, A. S. On, T. H. E. Training, M. Of, C. E. T. In, and V. Colleges,
“ЭКОНОМИКА,” pp. 294–298, 2022, doi: 10.24412/2308-264X-2022-4-294-298.

153
D. Vanda, E. Firsty, and M. Dachyar, “Analysis of Factors That Affect E-Commerce
Technology Adoption MSMEs In Indonesia,” pp. 3755–3764, 2022.
X. Hou, “Research on E-commerce Entrepreneurship Training in Higher Vocational
Colleges in the New Retail Era,” 2019 Int. Conf. Mod. Educ. Econ. Manag. (ICMEEM
2019) Res., no. Icmeem, pp. 95–100, 2019, doi: 10.25236/icmeem.2019.018.
Y. Jiao, X. Li, and Y. Li, “Research on Cross-border E-commerce Practice Teaching
Reform Based on Collaborative Education Perspective,” DEStech Trans. Soc. Sci. Educ.
Hum. Sci., no. ssme, pp. 347–351, 2020, doi: 10.12783/dtssehs/ssme2019/34787.
H. TIAN, Y. ZHOU, S. YANG, and H. LI, “Research on the Cultivation Model of E-
commerce Talents Combining CDIO with OBE,” DEStech Trans. Eng. Technol. Res.,
no. aemce, pp. 247–253, 2019, doi: 10.12783/dtetr/aemce2019/29519.
G. Xu, L. Shi, P. Xiao, and Z. Zhang, “Exploration of E-Commerce Talents Training
Mode Based on CDIO-OBE Concept,” Eur. J. Educ. Pedagog., vol. 2, no. 4, pp. 20–24,
2021, doi: 10.24018/ejedu.2021.2.4.156.
Tan, S. (2021, December). Research on the Training Mode of English (Cross-border E-
commerce) Talents in Application-Oriented Colleges and Universities. In 2nd
International Conference on Education Studies: Experience and Innovation (ICESEI
2021) (pp. 205-210). Atlantis Press.
N. Nhu, “Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam,” vol. 9, no. 19, pp. 57–
63, 2013.
M. Wu, M. Wang, J. Soar, and E. Gide, “China’s E-Commerce Higher Education: A 15
Years Review from International Viewpoint,” Open J. Soc. Sci., vol. 04, no. 10, pp. 155–
164, 2016, doi: 10.4236/jss.2016.410012.
VECOM, “ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2022”, 2022.

154
16. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CAO HỌC NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thế Đại Nghĩa, Lê Hoành Sử*


Trần Thị Ánh, Nguyễn Tiến Dũng
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM)
(*Tác giả liên hệ: Lê Hoành Sử, Email: sulh@uel.edu.vn)
Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mở rộng hội nhập với
kinh tế khu vực và thế giới. Thương mại điện tử Việt Nam cũng phát triển vượt bậc trong bối
cảnh dịch COVID 19 làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và các xu hướng công nghệ mới
được du nhập, từ đó thúc đẩy nhu cầu học tập nâng cao kiến thức về Thương mại điện tử của
người lao động trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đào tạo Việt Nam đang
thiếu một chương trình đào tạo cao học cho ngành Thương mại điện tử. Bài tham luận này đánh
giá nhu cầu, thực trạng của đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam và đề xuất
một số giải pháp để xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cao học Thương mại điện
tử tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Từ khóa: Thương mại điện tử, đào tạo cao học, ngành Thương mại điện tử, Vietnam
1. Đặt vấn đề: Sự cấp thiết của đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử:
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0: Kinh tế Việt
Nam đang phát triển nhanh với quy mô lớn. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam là tâm điểm phát
triển của khu vực Đông Nam Á với một nền kinh tế mở và hội nhập. Các phương thức và mô
hình kinh doanh mới trong thời đại công nghiệp 4.0 được các doanh nghiệp trong nước áp dụng
rộng rãi, nổi bật nhất là sự hoạt động trong mảng Thương mại điện tử. Theo “Sách trắng Thương
mại điện tử Việt Nam 2021”, doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam năm 2020 đạt
11,8 tỷ USD với mức tăng trưởng 18% so với năm trước. Trên toàn cầu, doanh thu B2C cũng
tăng 8,1% lên 6.388 tỷ USD. Tại khu vực Đông Nam Á, doanh thu Thương mại điện tử cũng
tăng mạnh 63% từ 38 tỷ lên 62 tỷ USD. Để theo kịp xu hướng phát triển với các nền kinh tế
trên thế giới và trong khu vực thì việc phát triển thương mại điện tử là yếu tố quan trọng của
các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế nữa, tác động của đại dịch COVID-19 trong hai năm vừa
qua đã tạo nhiều chuyển biến trong hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Số lượng
người sử dụng Internet tiếp tục tăng, chiếm 70% dân số và thời lượng truy cập Internet mỗi
ngày cũng tăng. Tương ứng, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cũng tăng 11% lên
88% và giá trị mua sắm trực tuyến trung bình cũng tăng từ 225 USD lên 240 USD. Sự chuyển
biến của người dùng càng làm cho các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số
và tham gia sâu rộng vào lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó sự phát triển tất yếu này sẽ phát
sinh các đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao về tri thức trong hoạt động quản lý thương mại điện tử
và chuyển đổi số của các cấp lãnh đạo tại các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Xu thế hội nhập quốc tế về Thương mại điện tử: Theo báo cáo “Rủi ro thương mại và
đầu tư Việt Nam” của Fitch Solutions cho quý III năm 2022, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 35
quốc gia châu Á về độ mở của nền kinh tế với 74,6 trên 100 điểm về độ mở kinh tế. Điểm số
155
này cao hơn mức trung bình của châu Á là 46 và mức trung bình toàn cầu là 49,5 điểm. Trong
bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì những thách thức cơ bản liên quan
đến sự hội nhập quốc tế về Thương mại điện tử, kinh tế số và chuyển đổi số càng trở nên cấp
thiết. Trước mắt, việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 với việc cho
phép 11 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa
thuận công nhận tay nghề tương đương (trong đó có nghề nghiệp Thương mại điện tử) đã tạo
nên những cơ hội và thách thức cũng như khẳng định xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
Thương mại điện tử. Xu thế hội nhập này đã mở ra một cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp Thương
mại điện tử với hàng triệu doanh nghiệp và hơn 600 triệu cư dân các nước thành viên khối
ASEAN.
Một khảo sát của Trường Đại học Kinh tế- Luật thuộc ĐHQG-HCM được tiến hành
năm 2021 về nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ cao học về Thương mại điện tử của doanh
nghiệp cho thấy khoảng 62% trong số mẫu khảo sát 30 doanh nghiệp đang có nhu cầu hoặc nhu
cầu rất cao trong việc tuyển dụng nhân sự lĩnh vực này (Hình 1.1).

Hình 1.1. Nhu cầu tuyển dụng thạc sĩ Thương mại điện tử

Nhu cầu nâng cao trình độ về Thương mại điện tử: Thực trạng về chất lượng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực Thương mại điện tử hiện nay cho thấy mặc dù số lượng các cơ sở đào
tạo tham gia đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử khá nhiều; số lượng sinh viên tốt nghiệp
dồi dào nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động do thiếu nguồn nhân
lực có trình độ cao, có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, năng lực chuyên
môn cũng như kỹ năng giải quyết các công việc phức tạp, khó dự báo.
Khi các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống chuyển đổi hoặc mở rộng hoạt động
sang lĩnh vực Thương mại điện tử, các nhân sự hiện hữu từ nhân viên đến cấp quản lý đều gặp
khó khăn khi phải thực hiện chuyển đổi do họ không có nền tảng chuyên môn về Thương mại
điện tử. Do đó nhu cầu hoàn thiện và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực Thương mại điện tử từ
phía người lao động hiện nay cũng rất lớn, nhất là nhu cầu được học cao học ngành Thương
mại điện tử tại những cơ sở đào tạo có chất lượng, uy tín và được xã hội công nhận.
Theo số liệu khảo sát do khoa Hệ thống thông tin thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật
tiến hành năm 2021 với đối tượng khảo sát là các sinh viên đã tốt nghiệp hệ đại học chuyên
ngành Hệ thống thông tin quản lý và Thương mại điện tử, khoảng 84% đối tượng khảo sát có ý
định hoặc đang cân nhắc tiếp tục học nâng cao trình độ (Hình 1.2), 80% đối tượng quan tâm
đến chương trình cao học Thương mại điện tử (Hình 1.3).

156
Hình 1.2. Nhu cầu học cao học ngành Thương mại điện tử

Hình 1.3. Mức độ quan tâm đến chương trình cao học Thương mại điện tử
2. Thực trạng đào tạo cao học Thương mại điện tử tại Việt Nam
Việt Nam đang có nhu cầu cấp thiết về một chương trình đào tạo cao học ngành Thương
mại điện tử để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ngành trong giai đoạn đến năm 2025 và
xa hơn. Dựa trên báo cáo về Đào tạo Thương mại điện tử của Hiệp hội thương mại điện tử Việt
Nam (VECOM) năm 2022, có 36 trường đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử trình độ
đại học theo mã ngành 7340122 thuộc lĩnh vực đào tạo Kinh doanh và Quản lý, nhóm Ngành
kinh doanh. Tuy nhiên, đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử hiện nay đang là một khoảng
trống mênh mông. Trong hệ thống các trường thành viên của Đại học quốc gia cũng như các
trường ngoài hệ thống, chưa có trường nào đào tạo hệ cao học ngành này.
Cùng với việc thiếu hụt các cơ sở giáo dục đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử,
số lượng và chất lượng giảng viên có học vị tiến sĩ cũng thiếu hụt và không thể tăng nhanh.
Ngoài ra, giảng viên ngành này còn phải liên tục cập nhật kiến thức để bắt kịp với sự thay đổi
nhanh chóng của công nghệ, cũng như mở rộng kiến thức đa ngành sang các lĩnh vực có liên
quan của quá trình chuyển đổi số như chính phủ số, kinh tế số và xã hội số...
.
3. Tình hình đào tạo cao học Thương mại điện tử của các nước trên thế giới
Cao học ngành Thương mại điện tử khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Các học viên
có thể dễ dàng tìm cho mình một chương trình đào tạo được tổ chức giảng dạy bởi các trường
đại học uy tín được kiểm định về chất lượng đào tạo tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Hiện nay
có hai xu hướng đào tạo cao học chính của ngành Thương mại điện tử: chương trình chỉ tập
trung vào mảng Thương mại điện tử và chương trình kết hợp với các kiến thức liên quan trong
lĩnh vực quản trị, tiếp thị, điện toán, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

157
Chương trình đào tạo thuần về Thương mại điện tử (Đại học Dublin City - Ireland, Đại
học Montréal – Canada, Đại học Thành phố Hong Kong – Trung Quốc) được thiết kế giúp học
viên phát triển kiến thức về các xu hướng mới nổi trong Thương mại điện tử và khả năng khai
thác công nghệ kỹ thuật số để tạo ra trải nghiệm khách hàng trực tuyến hấp dẫn. Các chương
trình này đào tạo học viên trở thành một chiến lược gia giỏi trong lĩnh vực Thương mại điện tử
với khả năng phân tích các vấn đề để tích hợp hiệu quả các mô hình và công nghệ thương mại
điện tử trong doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo kết hợp mảng Thương mại điện tử với các ngành liên quan, như
Thương mại điện tử và Điện toán Internet (Đại học Hong Kong – Trung Quốc), Thương mại
điện tử và Quản trị kinh doanh chuyển đổi số (Đại học Frankfurt – Đức), Tiếp thị số và Thương
mại điện tử (TBS Education - Pháp) sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức thiên về hướng
kinh doanh, tiếp thị và quản lý nhiều hơn, đồng thời vẫn tích hợp các kiến thức về công nghệ
trong lĩnh vực Thương mại điện tử và Điện toán Internet hoặc chuyển đổi số. Số lượng chương
trình đào tạo có nội dung kết hợp giữa Thương mại điện tử và các ngành liên quan được các
trường cung cấp nhiều hơn vì trên thực tế, Thương mại điện tử là một lĩnh vực liên ngành đòi
hỏi nhiều kiến thức của các chuyên ngành khác nhau.
Bảng 1. Bảng thống kê một số chương trình đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử
hoặc gần với ngành Thương mại điện tử của các trường trên thế giới

Tên Trường Quốc gia Trình độ đào tạo Tên chương trình

Dublin City University Ireland Thạc sĩ MSc in E-


commerce

HEC Montréal – Canada Thạc sĩ MSc in E-


University of Montréal commerce

The University of Hong Kong - Trung Thạc sĩ MSc in E-


Hongkong Quốc commerce and
Internet
Computing

The City University of Hong Kong - Trung Thạc sĩ MSc in E-


Hong Kong Quốc commerce

Goethe Business Đức Thạc sĩ Master of Digital


School – Frankfurt Transformation
University Management

158
(MBA)

Newcastle University Anh Thạc sĩ MSc in Digital


Business (e-
Marketing)

TBS Education Pháp Thạc sĩ MSc in Digital


Marketing and E-
commerce

GBSB Global Tây Ban Nha Thạc sĩ MSc in Digital


Business School Marketing and E-
commerce

IMT School for Ý Tiến sĩ PhD Program in


Advanced Study Management of
Lucca Digital
Transformation

Wuhan University Trung Quốc Tiến sĩ PhD in E-


commerce

4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy đào tạo cao học Thương mại điện tử tại Việt Nam
Nghiên cứu chương trình đào tạo cao học nước ngoài: Các chương trình đào tạo cao
học về Thương mại điện tử trên thế giới rất đa dạng và nắm bắt kịp thời các xu hướng công
nghệ. Không chỉ tập trung vào Thương mại điện tử, nhiều chương trình có sự tích hợp giữa
Thương mại điện tử và quản trị, tiếp thị hoặc kinh tế số. Do đó các cơ sở giáo dục đào tạo tại
Việt Nam có thể nghiên cứu, tham khảo các chương trình này để xây dựng khung chương trình
đào tạo phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của học viên.
Xây dựng chương trình đào tạo cao học phù hợp với bối cảnh phát triển Thương mại
điện tử tại Việt Nam: Việc xây dựng chương trình đào tạo cao học cần trải qua 8 bước: khảo sát
xác định nhu cầu người học, xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra, xác định cấu trúc và khối
lượng kiến thức, đối chiếu chương trình đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế,
thiết kế đề cương chi tiết, tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình đào tạo, hoàn thiện dự
thảo chương trình đào tạo và đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo.
Thông qua các bước xây dựng chương trình như trên, các cơ sở giáo dục đào tạo sẽ xác
định rõ nhu cầu của người học, từ đó xây dựng mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương
159
trình cũng như khối lượng kiến thức phù hợp với bối cảnh phát triển Thương mại điện tử tại
Việt Nam.
Các chương trình đào tạo cần nghiên cứu đối chiếu với chương trình của các trường
quốc tế để cập nhật kịp thời các xu hướng mới, đồng thời có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn
cần thiết nhằm hướng đến việc thực hiện kiểm định quốc tế. Các chương trình nếu đạt được
chất lượng thông qua các kiểm định quốc tế sẽ tạo uy tín cho cơ sở giáo dục đào tạo và thu hút
thêm người học, giảng viên và các đối tác.
Các cơ sở giáo dục đào tạo cần đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương
trình môn học và phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành
và yêu cầu của việc sử dụng lao động
Nhằm hướng đến sự thuận tiện cũng như gia tăng sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục
đào tạo, các chương trình cao học Thương mại điện tử cần được thiết kế nội dung kiến thức phù
hợp để dễ dàng liên thông với các chương trình đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử. Số
lượng cử nhân tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử hàng năm của các trường hiện nay sẽ là
nguồn tuyển sinh dồi dào cho các chương trình liên thông cao học.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cũng như tính hiệu quả, thiết thực của chương trình
đào tạo cao học, các cơ sở giáo dục đào tạo cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp
cận và ứng dụng các công nghệ mới cũng như nhận đặt hàng nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực Thương mại điện tử từ các doanh nghiệp hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tập hợp đội ngũ giảng dạy có trình độ cao: Để đáp ứng được chất lượng đào tạo cũng
như hướng đến việc thực hiện các kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế, trước hết cần
phải đảm bảo việc tập hợp được một đội ngũ giảng dạy có trình độ cao. Vì tính chất liên ngành
của lĩnh vực Thương mại điện tử, các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tận dụng các giảng viên
trình độ cao đến từ các ngành gần hoặc có liên quan như Công nghệ thông tin, Hệ thống thông
tin, Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Các giảng viên này cần được cập nhật và bổ túc thêm các
kiến thức mới về Thương mại điện tử thông qua các buổi hội thảo khoa học, các chương trình
bồi dưỡng kiến thức để có thể duy trì và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Liên kết phối hợp với đội ngũ chuyên gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp lớn
trong Hiệp hội thương mại điện tử: Các chuyên gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp
là người nắm rõ tình hình kinh doanh, các thông tin về thị trường, khách hàng, các giải pháp
công nghệ, các vấn đề, khó khăn khi triển khai kênh thương mại điện tử. Do đó các cơ sở giáo
dục đào tạo cần liên kết chặt chẽ với các đơn vị, cấp quản lý nhà nước, với doanh nghiệp, với
Hiệp hội thương mại điện tử để đưa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế vào các chương trình
đào tạo nhằm gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn.
Liên kết đào tạo với các trường quốc tế: Các cơ sở giáo dục đào tạo cần đẩy mạnh việc
hợp tác, liên kết đào tạo với các trường quốc tế có uy tín với các chương trình đào tạo đã đạt
kiểm định về chất lượng để nâng cao chất lượng đầu ra của học viên. Đồng thời các hoạt động
hợp tác liên kết này sẽ phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của lĩnh vực thương mại điện
tử, giúp cho các kiến thức, mô hình, công nghệ và giải pháp luôn được cập nhật thường xuyên
và liên tục. Học viên có khả năng hội nhập quốc tế và làm việc trong môi trường toàn cầu.
Theo Huo, W., Wu, M., and Soar, J. (2020), việc liên kết đào tạo quốc tế còn mang lại
lợi ích hai chiều cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Không chỉ mở ra cơ hội học tập tại nước ngoài
cho học viên trong nước, các chương trình liên kết quốc tế còn có thể thu hút học viên nước

160
ngoài đến theo học tại Việt Nam. Nhờ thế, xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục đào tạo cao
học tại Việt Nam sẽ từng bước được củng cố và phát triển.
5. Kết luận
Tóm lại, sự phát triển tất yếu của thương mại điện tử trong nước, xu thế hội nhập quốc
tế về thương mại điện tử đã tạo ra nhiều thách thức lẫn cơ hội đối với nghề nghiệp trong lĩnh
vực này cũng như đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của
các doanh nghiệp, của sự phát triển khoa học. Thực trạng thiếu hụt một chương trình đào tạo
cao học về Thương mại điện tử của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước càng làm tăng thêm
nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển của Thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn
sắp tới.
Để giải quyết tình trạng trên đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm và đẩy mạnh sự hợp tác, hỗ
trợ đồng bộ của các ban ngành, các cơ sở giáo dục, các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp
đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trước mắt, căn cứ Quy chế hoạt động của
Đại học Quốc gia TPHCM có thể thí điểm mở các chương trình sau đại học, đào tạo thạc sĩ
Thương mại điện tử. Do đó, theo kế hoạch và chiến lược phát triển, trường Đại học Kinh tế -
Luật sẽ xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thương mại điện tử và sớm trình ĐHQG-
HCM.
Khi đó, thực hiện các kiến nghị nêu trên sẽ góp phần giúp các trường xây dựng được
một chương trình đào tạo cao học Thương mại điện tử chất lượng, phù hợp với bối cảnh kinh
tế xã hội của Việt Nam, hướng đến việc hội nhập với khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Việt Nam (2021). Sách trắng
Thương mại điện tử Việt Nam 2021.
2. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) (2022). Báo cáo đào tạo Thương mại
điện tử - Những bước tiến nổi bật.
3. Fitch Solutions (Q3, 2022). Vietnam Trade & Investment Risk Report.
4. Huo, W., Wu, M., & Soar, J. (2020). Internationalization of China’s E-Commerce Higher
Education: A Review between 2001 and 2019. In R. M. Wu, & M. Mircea (Eds.), E-Business
- Higher Education and Intelligence Applications. IntechOpen.
https://doi.org/10.5772/intechopen.91951
5. Dublin City University. MSc in Electronic Commerce program,
<https://business.dcu.ie/course/msc-in-electronic-commerce/>, xem 30/08/2022.
6. HEC Montreal. MSc in Electronic Commerce program,
<https://www.hec.ca/programmes/maitrises/maitrise-commerce-electronique/index.html>,
xem 30/08/2022.
7. The University of Hong Kong. MSc in E-commerce and Internet Computing program,
<https://www.ecohttps://www.ecom-icom.hku.hk/About/Mission>, xem 30/08/2022.
8. City University of Hong Kong. MSc in Electronic Commerce program,
<https://www.cityu.edu.hk/pg/programme/p17>, xem 30/08/2022.

161
9. Goethe Business School - Frankfurt University. Master of Digital Transformation
Management program, <https://www.goethe-business-school.de/en/master-programs/master-
of-digital-transformation-management/>, xem 30/08/2022.
10. Newcastle University. MSc in Digital Business (E-marketing) program,
<https://www.ncl.ac.uk/postgraduate/degrees/5175f/>, xem 31/08/2022.
11. TBS Education. MSc in Digital Marketing and E-commerce program, <https://www.tbs-
education.com/program/msc-digital-marketing-and-e-commerce/>, xem 31/08/2022.
12. GBSB Global Business School. Master in Digital Marketing and E-Commerce program,
<https://www.global-business-school.org/info/program_description/masters-degree-
programs/master-digital-marketing>, xem 31/08/2022.
13. IMT School for Advanced Studies Lucca. PhD Program in Management of Digital
Transformation, <https://www.imtlucca.it/en/educational-offerings/phd-programs/phd-
program-management-of-digital-transformation>, xem 31/08/2022.
14. Wuhan University. PhD Program in E-commerce, <https://www.china-
admissions.com/wuhan-university/programs/phd-e-commerce-wuhan-university/>, xem
31/08/2022.

162
17. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B
VÀ NHỮNG RÀO CẢN PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thanh Phi Vân1*


Đoàn Thị Ngọc1
1
Khoa QTKD - ĐH Nguyễn Tất Thành
Email: ntpvan@ntt.edu.vn

Tóm tắt
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007
và từ đó trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chính sách của chính
phủ đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư từ bên ngoài vào các mạng viễn thông, tăng tốc phát triển
cơ sở hạ tầng và khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ thương mại điện tử. Hiện tại, B2B là một mô hình
khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trong thời gian sắp tới đây sẽ là cơ hội thúc đẩy kinh doanh
cho các công ty và nhà sản xuất tại Việt Nam. Trần Nhật Khanh, đồng sáng lập Quỹ đầu tư
Touchstone Partners, cho biết: "Phân khúc thương mại điện tử B2B của Việt Nam có tiềm năng
rất lớn vì nhu cầu mua bán của hai đối tượng này đều sôi động như nhau". Cùng với những gã
khổng lồ trên thị trường B2B là Alibaba và Amazon ở Đông Nam Á, các thị trường Averest của
Malaysia và Obbo của Singapore cung cấp cho các ngành công nghiệp Việt Nam các gói thành
viên cấp thấp giá cả phải chăng và giúp các doanh nghiệp có ngân sách thấp tiếp cận thị trường
xuất khẩu. Bài viết chỉ tập trung vào tiềm năng và rào cản phát triển thương mại điện tử B2B
của các doanh nghiệp sàn xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam. Điều này cung cấp một cái nhìn tồng
quan về việc áp dụng thương mại điện tử B2B cho các doanh nghiệp và nhìn nhận ra những rào
cản phát triển mô hình thương mại điện tử B2B.

Từ khóa: Thương mại điện tử B2B, tiềm năng thương mại điện tử B2B
1. Đặt vấn đề
Việt Nam tiếp nhận thương mại điện tử chậm, bắt đầu muộn hơn nhiều so với các
quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, hiện
nay nó được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trên
thế giới và. Thị trường dự kiến trị giá 14,81 tỷ USD vào năm 2022 và với tốc độ tăng trưởng
kép hàng năm (CAGR) gần 17%, dự kiến sẽ đạt 23,71 tỷ USD vào năm 2025.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Đường, cho biết nền kinh
tế kỹ thuật số Việt Nam có thể chiếm hơn 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước
trong ba năm tới. Kế hoạch tổng thể 5 năm mới nhất của Chính phủ Việt Nam ưu tiên tiếp tục
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sản xuất và được hỗ trợ bởi sự hội nhập sâu
163
hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại và đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gần đây đã xác nhận rằng ngày 10 tháng 10 năm 2022
sẽ là Ngày chuyển đổi số quốc gia đầu tiên nhằm hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch chuyển
đổi số quốc gia trong tầm nhìn đến năm 2030 của đất nước.
Các kế hoạch này bao gồm:
- Phổ biến của các dịch vụ mạng di động 4G và 5G và điện thoại di động thông minh
- Cho phép hơn một nửa dân số cả nước sử dụng các phương thức thanh toán điện tử
- Gia nhập 40 quốc gia hàng đầu trên toàn thế giới trong chỉ số an ninh mạng toàn cầu
(GCI)
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng băng rộng Việt Nam
- Tăng kết nối internet trong nước và phổ biến tên miền .vn
- Phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng Internet of Things (IoT)
- Tích hợp nhiều cảm biến hơn để chuyển đổi cơ sở hạ tầng truyền thống thành một
thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của quốc gia.

Các lĩnh vực ưu tiên của chuyển đổi số bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tài chính, ngân
hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và sản
xuất công nghiệp. Hiện nay, khoảng 98% công ty Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
cần khẩn cấp tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của họ, đưa thương
mại điện tử trở thành một thành phần thiết yếu trong các kế hoạch này. Vào năm 2020, Cơ quan
Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam (VECITA), thuộc Bộ Công Thương,
đặt mục tiêu cho thương mại điện tử B2B tăng thêm 30% giá trị xuất nhập khẩu.

2. Bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam


Dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động và có tầng lớp trung lưu lớn. Internet và
các thiết bị di động được sử dụng rộng rãi cho các mục đích cá nhân và kinh doanh. Người dân
ngày càng tăng cường sử dụng ví điện tử vào các giao dịch trực tuyến. Các tổ chức lớn và
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đã sử dụng rộng rãi các thị trường thương mại điện tử
B2B. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn dựa vào các quy trình thủ công làm tăng
chi phí, thêm rủi ro sai sót và làm chậm tiến độ cho cả người mua và nhà cung cấp. Trong
nhiều trường hợp, không thể đưa ra mức giá trực tuyến rõ ràng và minh bạch, vì vậy việc tích
hợp hệ thống kinh doanh với nền tảng thương mại điện tử sẽ ngày được quan tâm hơn.
Các doanh nghiệp nhỏ, chưa đăng ký kinh doanh mọi thứ từ tạp hóa đến điện tử chiếm
phần lớn trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, khiến thị trường rất phân mảnh. Các nhà
phân phối chỉ bao phủ khoảng một nửa thị trường, trong khi các doanh nghiệp khác làm việc

164
trực tiếp với các nhà bán lẻ cần kết nối trực tuyến để tiếp cận giá bán buôn.Trong khi Việt Nam
nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm gần đây, hầu hết đều thuộc
lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng thấp do thiếu kỹ năng. Ngoài ra còn có những điểm nghẽn
về hậu cần cần được giải quyết.

3. Tổng quan về thị trường điện tử của Việt Nam


Đại dịch Covid-19 đã giúp thúc đẩy ngành thương mại đa kênh tập trung vào việc cung
cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, cho dù họ đang mua sắm trực tuyến từ thiết bị di
động, máy tính hay tại cửa hàng truyền thống.Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam
do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam công bố, ngành thương mại điện tử Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng 18% vào năm 2020 với quy mô 11,8 tỷ USD. Việt Nam được kỳ
vọng sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tổng
giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến là 56 tỷ USD vào năm 2026.
B2B Ecommerce, một mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó các sản phẩm
FMCG được phân phối thông qua các ứng dụng mua sắm, đang là xu hướng mới ở Đông Nam
Á, điển hình là Amazon, Flipkart, TataCliq ở Ấn Độ; Tokopedia ở Indonesia; Vinshop, Kilo,
Loship và Telio tại Việt Nam. Có rất nhiều tiềm năng để phát triển các doanh nghiệp này, một
phần là do tỷ lệ thâm nhập thị trường thương mại hiện đại ở hầu hết các nền kinh tế Đông Nam
Á rất thấp. Cùng với đó, mức độ số hóa của các mạng lưới phân phối truyền thống hiện nay
tương đối thấp (các cửa hàng bán lẻ nhỏ ở Việt Nam, Kiranas ở Ấn Độ, v.v.).
Không giống như B2C, người mua B2B thường cung cấp giá trị đơn hàng số lượng lớn.
Họ sẽ mua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mặt hàng trong một lần giao dịch. Giá trị trung
bình của một giao dịch B2B, theo tính toán của Forrester, là khoảng 491 USD, so với số tiền
khá nhỏ là 147 USD của mô hình B2C. Trong khi các giao dịch B2C gây ra rủi ro hủy bỏ lớn,
người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn gấp 3 lần. Ngoài việc mang lại trải nghiệm khách
hàng tốt hơn, lợi thế của thương mại điện tử khi áp dụng cho B2B là tính hiệu quả trong việc
quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ với nhà cung cấp cùng một lúc.
Mặc dù thị trường e-B2B còn tương đối mới ở Việt Nam (trị giá dưới 150 triệu USD vào
năm 2020), các giải pháp đô thị và hậu cần kỹ thuật số do các doanh nghiệp e-B2B triển khai
đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi lâu dài của mạng lưới phân
phối đô thị. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, quốc gia có tỷ trọng kênh bán lẻ không tổ
chức cao nhất trong các nước ASEAN, ở mức 88% (trong ngành hàng tiêu dùng nhanh) với
doanh số bán hàng trực tuyến chỉ chiếm chưa đến 1% doanh số hàng tiêu dùng nhanh của cả
nước.
4. Tăng trưởng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam
165
EI Industrial, ra mắt vào năm 2020, là thị trường B2B tập trung vào công nghiệp đầu
tiên tại Việt Nam. Nó nhằm mục đích tăng tốc mua sắm kỹ thuật số bằng cách liên kết người
mua với nhiều nhà cung cấp. Công ty gần đây đã nhận được vòng tài trợ trị giá 670.000 đô la
Mỹ để tăng trưởng thông qua công nghệ, tiếp thị và bán hàng. Nó hiện đang phục vụ 500 khách
hàng tại Việt Nam và làm việc với hơn 300 người bán. Thỏa thuận hợp tác gần đây với
VietinBank, một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, nhằm tạo ra những trải nghiệm
thanh toán tốt hơn.

Kilo là một sàn giao dịch Việt Nam kết nối các nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Nó đặt mục
tiêu hoạt động với 1 triệu doanh nghiệp mới vào tháng 4 năm 2023. Hiện tại có 30.000 nhà bán
buôn và bán lẻ sử dụng nền tảng này cho phép họ quản lý mạng lưới mua sắm, hàng tồn kho,
định giá và khuyến mãi, thanh toán và nhà phân phối từ một ứng dụng duy nhất.

Nền tảng thương mại điện tử Buy2Sell đã báo cáo doanh số bán hàng là 24,5 triệu đô la
Mỹ trong nửa đầu năm 2021, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng tái đầu
tư 28 triệu đô la Mỹ vào phát triển thương mại điện tử, cho phép người bán địa phương đăng
nhập vào nền tảng của nó. Từ đầu năm 2022, công ty đã cho phép người bán trong nước sử
dụng nền tảng của mình cũng như các công ty quốc tế, cho phép người mua khớp với số lượng
đặt hàng tối thiểu của người bán (MOQ) để mua hàng với giá bán buôn.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh bền vững, do đó, thúc đẩy lợi nhuận
từ thương mại điện tử có thể sẽ là xu hướng trong những năm tới. Một cuộc khảo sát cho thấy
hơn một phần ba khách hàng trên khắp Đông Nam Á không hài lòng với dịch vụ giao hàng
thương mại điện tử, vì vậy cần có các giải pháp để giao hàng nhanh hơn nhằm cải thiện sự hài
lòng của khách hàng. Đáp ứng những kỳ vọng này sẽ là một bước quan trọng để đạt được lợi
thế cạnh tranh.Những người mới tham gia vào thương mại điện tử sẽ gia tăng thị trường nhưng
cũng sẽ thêm vào sự cạnh tranh. Tăng trưởng sẽ được thúc đẩy hơn nữa nhờ các phương thức
thanh toán trực tuyến được cải tiến, dịch vụ hậu cần và các công cụ quản lý quan hệ khách hàng
phù hợp với mọi loại hình tổ chức. Tìm hiểu thêm về Cloudfy, một giải pháp mạnh mẽ và được
thiết kế có mục đích có thể giúp bạn tận dụng các cơ hội thương mại điện tử B2B tại Việt Nam.

5. Đặc điểm của mô hình B2B

Doanh thu của thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu đã tăng gấp 5 lần so với mô
hình B2C, và được dự đoán sẽ đạt giá trị 80 tỷ USD vào năm 2022. Điều này được kỳ vọng sẽ
mang lại cơ hội lớn và góp phần phát triển ngành công nghiệp trực tuyến. tại Việt Nam, đặc
biệt là thị trường thương mại điện tử.

166
Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) là hình thức mua bán giữa doanh nghiệp và doanh
nghiệp. Mô hình chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là trên các nền
tảng thương mại điện tử. Không chỉ là một giải pháp kinh doanh hiệu quả, mô hình B2B còn
mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế
nói chung. Khác với các mô hình kinh doanh khác, B2B có quy trình mua hàng riêng biệt giúp
tiết kiệm thời gian, chi phí, mang lại nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp.

Vì mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế là một mắt xích nhỏ trong toàn bộ hệ thống kinh
tế. Hợp tác với một doanh nghiệp nào đó sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác với một số doanh
nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực khác, nhất là khi đã tạo dựng được uy tín nhất
định với đối tác. Bên cạnh đó, giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp loại bỏ yếu tố
cảm tính chủ quan vì nó mang lại lợi ích tập thể và mang yếu tố logic cao hơn. Chính vì vậy mà
hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn

6. Rào cản đối với ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

❖ Chất lượng hàng hóa:

Sự đa dạng của các sản phẩm được xuất bản trên mọi trang web thương mại điện tử luôn
được đảm bảo đa dạng để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đến nay việc
đảm bảo các tiêu chí về chất lượng hàng hóa vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải, trở thành một
trong những rào cản đối với ngành thương mại điện tử. Những vấn đề nhức nhối về hàng kém
chất lượng, hàng giả hàng nhái cuối cùng vẫn không thể kiểm soát được và đang tồn tại trên thị
trường. Những tác động đó có thể bắt nguồn từ một số yếu tố có thể được phân tích từ quan
điểm của người bán, doanh nghiệp thương mại điện tử và người tiêu dùng.

❖ Ý thức người bán:

Chất lượng hàng hóa thấp xuất phát từ mô hình thương mại truyền thống hoạt động ngoại
tuyến và các thương gia chắc chắn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp đó. Mặc dù người
tiêu dùng có thể xem xét mô hình ngoại tuyến một cách nghiêm túc nhưng chất lượng sản phẩm
vẫn do người bán chịu trách nhiệm và kiểm soát. Nguồn chất lượng không kiểm soát được trở
thành một vấn đề quan trọng khi các thương gia cung cấp hàng hóa với mức giá có lợi để thu
được lợi nhuận cao hơn nhiều bằng cách bán các sản phẩm giả hoặc kém chất lượng với giá
“bèo” rất hấp dẫn. Trong quá trình phát triển rực rỡ của kinh doanh trực tuyến, những vấn đề
chưa được giải quyết đó có cơ hội lan rộng khắp biên giới trực tuyến và ngoại tuyến và mất
kiểm soát.
167
❖ Nhận thức của doanh nghiệp thương mại điện tử:

Khi vấn đề chất lượng xuất hiện, các công ty điện tử là những người đầu tiên bị ảnh hưởng.
Những loại đó, cụ thể là B2C và C2C, hoạt động như những người trung gian hỗ trợ người bán
bán sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, các doanh nghiệp này hạn chế
nguồn hàng kém chất lượng và hoàn toàn dựa vào phản hồi của người tiêu dùng để giải quyết
vấn đề một cách rất thụ động. Rào cản chất lượng ngăn cản doanh nghiệp lấy được lòng tin của
người tiêu dùng để duy trì lòng trung thành của họ.

❖ Ý thức mua hàng:

Việc hàng kém chất lượng tràn lan một phần xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng.
Trên thị trường điện tử, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng thích các mặt hàng rẻ tiền hoặc
bán sẵn hơn các sản phẩm giá cao và chính hãng khác để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hoặc dùng
thử nhiều loại sản phẩm. Họ có xu hướng chọn những mặt hàng giá rẻ mà bỏ qua nguồn gốc,
thông tin trong khi không bao giờ phàn nàn về việc sản phẩm thiếu rõ ràng. Hành vi nhận thức
thấp dần dần góp phần vào sự phát triển không thể kiểm soát của các sản phẩm kém chất lượng
và kết quả là sự phát triển của các rào cản đối với ngành thương mại điện tử.Sự gia tăng của
các sản phẩm kém chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trách nhiệm của người bán hàng,
doanh nghiệp và người tiêu dùng vì một thị trường lành mạnh và đáng tin cậy.

❖ Thói quen mua hàng:

Nhu cầu thay đổi hành vi mua hàng từ ngoại tuyến sang trực tuyến cũng là một trong
những rào cản đối với ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Để chắc chắn làm rõ, hãy xem
ba cấp độ hành vi cơ bản xảy ra khi người tiêu dùng mua hàng.

Nhóm thứ nhất là những người mua sắm truyền thống thuần túy, họ có xu hướng xem và
chạm vào những gì cần mua. Họ hết lòng tin rằng quá trình tận mắt của họ có thể đảm bảo chất
lượng và sự phù hợp hơn của sản phẩm. Vì vậy, họ không bao giờ tin tưởng bất kỳ mặt hàng
trực tuyến nào vì giá trị không thể quản lý được. Do đó, việc thay đổi thói quen mua hàng của
nhóm này là một yêu cầu khó khăn nhất.

Nhóm thứ hai là những người mua lai kết hợp giữa phong cách mua truyền thống và hiện
đại. Nhóm lai đó có xu hướng chọn-cho-tốt nhất. Ví dụ, họ có thể nhanh chóng thêm một cuốn
sách hoặc mười cây bút vào giỏ hàng của mình vì nó thuận tiện hơn so với mua ở hiệu sách.
Tuy nhiên, họ sẽ trực tiếp đến cửa hàng quần áo để chọn một món đồ vừa với kích cỡ của mình
168
và đảm bảo chất lượng vải. Hành vi đó cũng xảy ra tương tự khi họ mua giày dép, túi xách hoặc
các mặt hàng thời trang khác. Tóm lại, khách hàng lai đã thay đổi thói quen mua hàng của họ
trong các lĩnh vực phổ biến nhất trong những năm qua. Do đó, sẽ có yêu cầu cao hơn nhiều đối
với các sản phẩm độc đáo như đồ thời trang, thiết bị công nghệ, xe máy, ô tô trong một số
trường hợp.

Nhóm cuối cùng có xu hướng hoàn thành mua sắm trực tuyến. Họ tận dụng mua sắm trực
tuyến như một công cụ tiện lợi và nhanh chóng, giúp họ tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình
mua sắm. Tuy nhiên, nhóm này vẫn còn một số thách thức: duy trì sự tin cậy và đáng tin cậy
để nâng cấp người tiêu dùng mục tiêu thành khách hàng trung thành.

Mặc dù việc sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng đã phần nào làm tăng nhu cầu mua
sắm trực tuyến, nhưng việc chuyển đổi thói quen người dùng là một yếu tố cần có giải pháp tốt
hơn trong các chiến lược dài hạn, nếu không nó sẽ là một trong những rào cản đối với ngành
thương mại điện tử. Đặc biệt, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen của người dùng thương
mại điện tử là câu chuyện về chất lượng kỳ vọng và độ tin cậy của các cửa hàng trực tuyến.

❖ Sự đầu tư dài hạn:

Nguồn lực sản xuất dài hạn trong thị trường thương mại điện tử cũng là một trong những
rào cản đáng kể đối với ngành thương mại điện tử. Với mục đích này, nhu cầu liên tục bao gồm
các quy trình quản lý kho, xây dựng thương hiệu & tiếp thị, thanh toán & vận chuyển. Do đó,
tất cả các yếu tố cần phải yêu cầu doanh nghiệp giữ nguồn vốn không ngừng khi lỗ liên tục.

Cùng quan điểm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng cạnh tranh lâu dài với
các gã khổng lồ thương mại điện tử trên thị trường. Ví dụ, những tên tuổi quốc tế như Alibaba,
JD.com hoặc Amazon tạo ra một khoảng cách rất lớn để các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác
vượt qua.

Nhìn chung, cuộc đua đầu tư vốn vô hình trung khiến các doanh nghiệp thương mại điện
tử lớn trở nên mạnh mẽ và rộng khắp hơn. Trong khi đó, điều này ngược lại tạo ra nhiều rào
cản hơn đối với ngành thương mại điện tử ở Việt Nam do thiếu vốn trong dài hạn. Theo đó, tùy
thuộc vào mỗi tổ chức, sẽ có nhiều vấn đề khi vận hành một doanh nghiệp điện tử. Vì vậy, cần
phải có một đề cương toàn diện nhất và nghiên cứu thương mại điện tử tỉ mỉ để đưa ra các mục
tiêu phát triển có định hướng.

Tài liệu tham khảo

169
1. L. V. Huy, F. Rowe, D. Truex, M. Q. Huynh, “An empirical study of determinants of e-
commerce adoption in SMEs in Vietnam an economy in transition”, Journal of Global
Information Management, Vol. 20, No. 3, pp. 1-35, 2012
2. L. A. Hussein, A. S. Baharudin, K. Jayaraman, S. Kiumarsi, “B2b e- commerce
technology factors with mediating effect perceived usefulness in Jordanian
manufacturing SMEs”, Journal of Engineering Science and Technology, Vol. 14, No. 1,
pp. 411-429, 2019
3. Nielsen. Người Việt sử dụng hơn ba ngày làm việc để online mỗi tuần. Internet:
https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2016/vietnam-cross-platform-2016.html
4. VECITA, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2017, Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, 2017.
5. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022, Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử
Việt Nam.

Thông tin tác giả


NCS ThS Nguyễn Thanh Phi Vân
Trưởng bộ môn TMDT – Khoa QTKD - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Email: ntpvan@ntt.edu.vn
ThS Đoàn Thị Ngọc
Giảng viên bộ môn TMDT – Khoa QTKD - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Email: dtngoc@ntt.edu.vn

170
18. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Tran Thanh Cong


Email:congtt@uef.edu.vn
Phone: 0393259153
Khoa Công nghệ thông tin, Trường
ĐH Kinh tế - Tài chính Tp. Hồ Chí
Minh

Tóm tắt:
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng và trở thành
phương thức kinh doanh được doanh nghiệp phát triển và người dân biết đến. Do
đó, nhu cầu lực lượng lao động đối với các ngành nghề liên quan đến TMĐT là vô
cùng lớn. Báo cáo này trình bày các thực trạng, xu hướng đào tạo TMĐT, đồng thời
nêu ra một số đề xuất cho hoạt động đào tạo TMĐT để cung cấp các nguồn lực đáp
ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Từ khoá: Thương mại điện tử, Thực trạng đào tạo, Xu hướng đào tạo, Đề xuất

1 Thực trạng đào tạo Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam


Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) tính
tới thời điểm nửa đầu năm 2022 có 132 cơ sở giáo dục tham gia khảo sát. Theo đó,
cả nước hiện có 36 trường đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) trình độ đại học,
trong đó có 14 trường ở miền Bắc, 5 trường ở miền Trung và 17 trường ở miền
Nam. Phần lớn các trường đều tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng
và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó có 37 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT,
60 trường đạo tạo môn TMĐT và 110 trường giảng dạy TMĐT từ môn học đến
mức ngành đào tạo.
Hầu hết chương trình đào tạo TMĐT ở bậc đại học có thời gian đào tạo dao động
từ 3.5 năm đến 4 năm học. Tổng số tín chỉ tích luỹ của chương trình đào tạo toàn
khoá dao động từ 123 tín chỉ đến 132 tín chỉ. Bảng 1 thể hiện sự so sánh của chương

171
trình đào tạo của một số trường điển hình như đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân, ĐH
Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn TP.
Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEF), ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ
Chí Minh và ĐH Kinh tế - ĐH Huế. Nhìn chung tổng số tín chỉ tích luỹ toàn khoá
học giữa các trường không có sự chênh lệch quá nhiều.

Bảng 1. So sánh chương trình đào tạo giữa


các trường ĐH

Kiến thức Kiến thức giáo dục


Tổng số tín chỉ
đại cương chuyên nghiệp và
Tên (TC)
trường (số TC) thực tập (số TC)
Đại học Kinh tế Quốc dân 129 44 85
Đại học Kinh tế - Tài chính TP. 132 57 75
HCM
Học viện công nghệ bưu chính viễn 130 42 88
thông TP. Hồ Chí Minh
Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 123 50 73
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ
125 36 89
Chí Minh
Đại học Kinh tế - Đại học Huế
122 34 88

Chương trình đào tạo TMĐT ở các trường ĐH được chia ra làm hai nhóm chính, đó là
nhóm kiến thức đại cương và nhóm kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong nhóm kiến
thức chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành cốt lõi, kiến thức
nâng cao và chuyên sâu. Ở trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ các
khối kiến thức được phân chia một cân đối và được thể hiện ở Hình 1. Một số trường đã
phân chia chương trình đào tạo thành các chuyên ngành hẹp để giúp sinh viên có định
hướng cụ thể cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. Lấy ví dụ như trường ĐH
Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo ngành TMĐT có ba chuyên
ngành hẹp, đó là Kinh doanh trực tuyến, Marketing trực tuyến, và Giải pháp thương mại
điện tử.

172
Hình 1. Tỷ lệ khối kiến thức chương trình đào tạo ngành TMĐT-UEF.
Thêm vào đó, trong chương trình đào tạo TMĐT, hầu hết các trường đều đã xây dựng
được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các chuẩn đầu ra, bao gồm chuẩn đầu ra
về kiến thức, chuẩn đầu ra về kỹ năng, chuẩn đầu ra ngoại ngữ, chuẩn đầu ra tin học và
chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm. Ở trường ĐH Kinh tế - Tài chính
TP. Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo TMĐT đã xây dựng bảy mục tiêu cụ thể và
mười chuẩn đầu ra. Mỗi học phần sẽ đáp ứng được các chuẩn đầu ra liên quan đến nhóm
kiến thức, nhóm kĩ năng, và nhóm mức độ tự chủ. Các ma trận liên quan đến bảy mục
tiêu và mười chuẩn đầu ra cũng được thể hiện rõ trong chương trình đào tạo TMĐT.
Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên phục vụ cho đào tạo TMĐT vẫn còn hạn chế ở các cơ
sở giáo dục, phần lớn giảng viên TMĐT xuất phát từ các ngành khác chuyển sang.
Giảng viên TMĐT đòi hỏi có kiến thức liên ngành về kinh tế và công nghệ thông tin
nên việc tuyển dụng cũng diễn ra khó khăn ở các cơ sở giáo dục. Ở mộ số cơ sở giáo
dục yêu cầu khả năng giảng dạy song ngữ cho các ngành nói chung và TMĐT nói riêng
nhưng số lượng giảng có khả năng giảng dạy chương trình song ngữ vẫn còn hạn chế.

173
2 Xu hướng đào tạo Thương mại điện tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được nhân
rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp,
người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về
quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ
tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động
hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở
thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó
khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen
mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch
chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua
phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy,
tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến
trong khi đó số liệu mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người vào năm 2016.
Xuất phát từ nhu cầu xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam
đang tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong nhiều năm tới.
Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục cần một lực lượng lớn nhân sự, do đó
các cơ sở giáo dục đã, đang xây dựng và rà soát các chương trình đào tạo TMĐT
để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đào tạo TMĐT ở Việt Nam có xu hướng đào tạo
theo hướng liên ngành. Chương trình học cung cấp cho sinh viên khối lượng kiến
thức liên quan đến khối kinh tế, tài chính và quản trị kinh doanh nhưng cũng
đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin và
khoa học dữ liệu. Cụ thể, chương trình đào tạo TMĐT ở đại học UEF định hướng
sinh viên rõ ràng thông qua ba chuyên ngành hẹp (Kinh doanh trực tuyến,
Marketing trực tuyến và Giải pháp TMĐT). Ở đó, chương trình cung cấp các
kiến thức liên ngành thông qua một số môn học như Lý thuyết tài chính tiền tệ,
Phân tích dữ liệu web, Kinh doanh thông minh, …

174
Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
cũng là xu hướng đào tạo mới hiện nay. Theo Bộ Công Thương, ứng dụng công
nghệ thông tin và chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà trở thành hướng đi
bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp để thích ứng và tận dụng những cơ
hội mới nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Số lượng các công nghệ, nền tảng
ứng dụng thương mại điện tử, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng đang ngày càng
gia tăng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã triển khai sâu
và rộng trong nhiều năm qua nhằm khai thác các giá trị xuyên thời gian và không
biên giới. Do đó, các cơ sở giáo dục cập nhập xu hướng mới này trong chương
trình đào tạo để cung cấp được nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội. Chuyển đổi
số không còn là lựa chọn, mà trở thành hướng đi bắt buộc đối với mọi tổ chức,
doanh nghiệp để thích ứng và tận dụng những cơ hội mới nhằm duy trì và mở
rộng thị trường. Số lượng các công nghệ, nền tảng ứng dụng thương mại điện tử,
quản lý sản xuất, quản lý bán hàng đang ngày càng gia tăng. Ngày càng nhiều
doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã triển khai sâu và rộng trong nhiều năm
qua nhằm khai thác các giá trị xuyên thời gian và không biên giới. Do đó, các cơ
sở giáo dục cập nhập xu hướng mới này trong chương trình đào tạo để cung cấp
được nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội.
3. Đề xuất đào tạo Thương mại điện tử ở Việt Nam

Xuất phát từ thực trạng và xu hướng đào tạo TMĐT, phần này nêu ra một số
đề xuất để hoạt động đào tạo TMĐT đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Đối với
chương trình đào tạo TMĐT, trong quá trình xây dựng, rà soát các cơ sở giáo
dục nên thực hiện thu thập và tổng hợp ý kiến đóng góp của các bên liên quan
như: nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên thông qua hoạt động khảo sát hoạt
động giảng dạy giảng viên, đồng thời coi trọng việc lấy ý kiến đóng góp của
giảng viên vì đây là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy
học. Đề cương chi tiết cho từng học phần phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết,
bao gồm phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, mục tiêu và
nội dung bài học, và các chuẩn đầu ra đáp ứng cho từng học phần cụ thể. Các cơ
sở giáo dục cũng có thể so sánh/ đối sánh chương trình đào tạo TMĐT giữa các
trường trong nước và quốc tế để nhận ra được các điểm mạnh và điểm tồn tại; từ
175
đó có kế hoạch khắc phục.
Đối với đội ngũ giảng viên, các cơ sở giáo dụng khuyến khích nâng cao năng
lực giảng viên, bao gồm năng lực về chuyên môn và năng lực về ngoại ngữ thông
qua các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh
viên, giảng viên, hội thảo chuyên ngành cũng nên được chú trọng tại các cơ sở
giáo dục. Bên cạnh đó, tham gia vào mạng lưới TMĐT giữa các trường với nhau
cũng là giải pháp để phát triển hơn về chất lượng và số lượng giảng viên TMĐT.
Đối với xu hướng đào tạo, các cơ sở giáo dục cần phải thường xuyên cập nhập
xu hướng mới về TMĐT trên thế giới. Thêm vào đó, gắng kết hoạt động đào tạo
với doanh nghiệp . thông qua các buổi hội thảo/seminar cũng là một phương
pháp để nắm bắt xu hướng mới liên quan đến TMĐT. Các cơ sở giáo dục cần
phát triển đội ngũ giảng viên doanh nhân, bởi vì giảng viên doanh nhân có thể
kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và xu hướng mới liên quan đến TMĐT. Thông
qua đó, xu hướng mới được cập nhập, chất lượng giảng viên được đảm bảo hơn
và quan trọng hơn nữa là chương trình đào tạo TMĐT gắn liền với thực tiễn để
tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội.

Tài liệu tham khảo


[1] Báo cáo đào tạo Thương mại điện tử, 2022, Hiệp hội thương mại điện tử Việt
Nam.
[2] Trang web Bộ Công Thương; Link: https://moit.gov.vn/.

176
19. ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Thái Kim Phụng


Lê Thành Trung
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh

Tóm tắt:
Tốc độ phát triển nhanh của ngành TMĐT Việt Nam thời gian qua kéo theo nhu cầu nguồn nhân
lực TMĐT ngày càng cao. Tuy nhiên, nhân lực về TMĐT chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh còn lại nhân lực TMĐT còn yếu và thiếu, do
đó cần đẩy mạnh phát triển nhân lực ở các tỉnh, ở vùng sâu, vùng xa để góp phần thúc đẩy sự
phát triển của TMĐT trên diện rộng. Bài viết này sẽ làm rõ nhu cầu nhân lực cả về qui mô và
chất lượng, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam trong thời
gian qua, và đặc biệt là cách tiếp cận đào tạo ngành TMĐT của Đại học Kinh tế TP.HCM nhằm
đáp ứng như cầu nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế của
TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam.
Từ khóa: Đào tạo TMĐT, phát triển nguồn nhân lực TMĐT.
1. Đặt vấn đề
Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam ngày càng đóng
góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều doanh nghiệp (DN) mới tham
gia vào cuộc cạnh tranh với các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Zalora… cùng với các
quỹ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào các sàn giao dịch hàng hóa và các trang TMĐT
càng làm cho thị trường TMĐT Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát
triển nhanh và ổn định của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
7%, TMĐT đã trở nên phổ biến và trở thành kênh mua sắm thường xuyên của một bộ phận đáng
kể người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ 9x tại hai thành phố lớn nhất nước. TMĐT đã và đang đóng
góp tích cực vào hiệu quả kinh tế của đất nước, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành này dẫn đến
nhu cầu nhân lực ngày càng cao. Thực tế cho thấy các DN Việt Nam hiện đang cần nguồn lao
động có trình độ về công nghệ thông tin và TMĐT. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử
và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), căn cứ kết quả khảo sát hàng năm đối với một bộ
phận ứng dụng thường xuyên TMĐT, có hơn 80% DN tham gia khảo sát (tương đương hơn 1.000
DN) cho thấy, nhu cầu nhân lực TMĐT được đào tạo là rất cần thiết đối với chính DN đó. Nhu
cầu này sẽ tăng lên rất nhiều trong giai đoạn tới, đặc biệt khi Việt Nam trở thành quốc gia có hàm

177
lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh lớn. Điều này
dẫn đến việc tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại qua mạng ngày càng phổ biến. Theo
các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT, thực tế yêu cầu nguồn nhân lực TMĐT cần có vốn kiến
thức bao quát ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và ngoại ngữ nên đòi
hỏi thời gian đào tạo dài, các lớp đào tạo ngắn hạn và dạy nghề chỉ là những chính sách đối phó
tạm thời nguồn cung nhân lực trong ngắn hạn, nhưng thể giải quyết triệt để bài toán thiếu thốn
nguồn nhân lực chất lượng cao trong dài hạn. Do đó, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo
dục đại học là kim chỉ nam cho việc gia tăng nguồn nhân lực TMĐT cả về chất và lượng. Để đạt
được mục tiêu này, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng tăng cường các hoạt động
đào tạo chính quy TMĐT nhằm gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao.
2. Nhu cầu nhân lực TMĐT
TMĐT được coi là lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam và đang
trở thành một công cụ không thể thiếu đối với DN để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao
sức cạnh tranh của DN. Một số mục tiêu quan trọng định hướng phát triển TMĐT quốc gia tới
năm 2025 được Bộ Công Thương đặt ra như sau: quy mô thị trường TMĐT đạt 55% dân số với
tổng giá trị mua sắm trực tuyến hàng hóa và dịch vụ đạt trung bình 600 USD/người/năm; doanh
số TMĐT (gồn hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) với người tiêu dùng cá nhân tăng
25%/năm, đạt 35 tỷ USD và chiếm 10% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng cả nước. Ngoài ra, Bộ cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt
trong TMĐT đạt 50%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm
10% giá thành sản phẩm trong TMĐT; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng có
hóa đơn điện tử; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT. Thêm vào
đó, sẽ có 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% DN vừa và nhỏ
tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức
năng sàn giao dịch TMĐT; 40% DN tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động; 70%
các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử
với người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
chính quy về TMĐT là tất yếu đối với Chính phủ, các Bộ ngành, các trường Đại học (ĐH), Cao
đẳng trong cả nước.
Theo số liệu báo cáo thống kê về chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2020 (Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam - VECOM), nguồn nhân lực về TMĐT, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
vẫn đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng để phát triển. Triển khai TMĐT
đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách này vừa có kiến thức về công nghệ lại phải hiểu biết về
thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới và ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Thống
kê cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về TMĐT không thay đổi nhiều so với
các năm trước, thậm chí tiếp tục giảm nhẹ (năm 2019 có 27% doanh nghiệp cho biết có lao động
chuyên trách về thương mại điện tử và giảm 1% so với năm trước). Xét về quy mô doanh nghiệp
thì nhóm các doanh nghiệp lớn luôn có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao hơn hẳn so với

178
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này phản ảnh khi quy mô đạt tới một ngưỡng nào đó phù hợp
thì việc mở rộng và có những bộ phận chuyên trách sẽ giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với hình
thức kiêm nhiệm. Tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về TMĐT chiếm 41% trong
số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, tỷ lệ này ở nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ là
26%. Xét về tỷ lệ lao động chuyên trách trong các nhóm lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhóm
ngành nghề Y tế - giáo dục - đào tạo có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT lớn nhất (46%
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có lao động chuyên trách về TMĐT), tiếp sau đó là
nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin - truyền thông (45%) và lĩnh vực Giải trí (44%). Doanh
nghiệp Xây dựng có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT thấp nhất (17%).

Hình 1: Tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT phân theo lĩnh vực năm 2019
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020
Khảo sát qua các năm cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ
năng về TMĐT và công nghệ thông tin vẫn dao động trên dưới 30% và không có sự thay đổi lớn
(năm 2019 có 30% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này,
năm 2018 là 28% và năm 2017 là 31%, năm 2016 là 29%). Trong số đó thì Kỹ năng quản trị
website và sàn giao dịch TMĐT đang được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và cũng gặp khó
khăn lớn nhất trong quá trình tuyển dụng (49% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về việc tuyển
dụng nhân sự có kỹ năng này), tương tự với các kỹ năng khác lần lượt như sau: Kỹ năng khai
thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT 46%, Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT
45%, Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu 45%, Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố
thông thường của máy vi tính 41%, Kỹ năng tiếp thị trực tuyến 39%, Kỹ năng triển khai thanh
toán trực tuyến 29%.
179
Hình 2: Nhu cầu kỹ năng công việc được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất về
TMĐT
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020
Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT của chính phủ giai đoạn 2021-2025 (trong kế hoạch tổng
thể phát triển TMĐT quốc gia) phấn đấu đến năm 2025, có 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về TMĐT; 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ
quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT.
3. Thực trạng phát triển nhân lực TMĐT tại Việt Nam
Thực trạng nguồn nhân lực (Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2021), DN gặp khó khăn khi tuyển
dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và CNTT ngày càng tăng trong vòng 3 năm trở lại đây, vì
vậy cần đẩy mạnh đào tạo theo hình thức chính quy và không chính quy. Nhân lực về TMĐT trên
khắp quốc gia không được phân bổ đồng đều, khi phần lớn nhân lực TMĐT tập trung ở những
nơi có chỉ số phát triển TMĐT cao, điển hình là thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ
Chí Minh. Trong khi các tỉnh còn lại, thường có chỉ số phát triển TMĐT thấp hoặc chưa có nhiều
điều kiện hỗ trợ phát triển TMĐT, thì nguồn nhân lực còn yếu cả về chất và lượng, do đó rất cần
các chương trình định hướng hành động nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân lực ở các tỉnh vùng
sâu, vùng xa nhằm đạt được sự phát triển của TMĐT trên diện rộng và bình đẳng giữa các khu
vực. Cụ thể, cần tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo hay
nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau nhằm phổ biến cho
mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về
Internet/website và TMĐT. Bên cạnh đó, cần triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc
đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực
TMĐT. Các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH, cao đẳng cần trang bị khối kiến thức kinh tế, tổ chức
kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin,

180
đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, và trang bị cho người học kỹ năng giao dịch TMĐT; Vận
dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng, chữ ký số trong giao dịch và thanh toán
điện tử, bảo mật và bảo toàn thông tin; xây dựng mô hình thực tế ảo để giúp cho sinh viên có thể
thao tác, giao dịch, xử lý ứng dụng nhanh chóng. Người học cũng cần được trang bị nghiệp vụ
kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận
tải và bảo hiểm hàng hóa nhằm mục đích đào tạo được nguồn nguồn nhân lực giỏi kỹ năng, kiến
thức và tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển ngành TMĐT.
Doanh nghiệp TMĐT đang kì vọng có nhiều nguồn nhân lực được đào tạo bài bản theo hình thức
chính quy và không chính quy. Hình thức đào tạo TMĐT hiện nay: theo đơn đặt hàng (37%),
ngắn hạn tập trung (33%), chính quy dài hạn (16%), trực tuyến (9%). Nguồn nhân lực TMĐT
hiện nay: được đào tạo chính quy (< 30%), được đào tạo từ các ngành kinh doanh, thương mại,
CNTT (55%), được đào tạo từ các ngành nghề khác (% còn lại). Những con số trên phản ánh
công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực TMĐT hiện nay mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu
thực tế.
Trong thời gian qua, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất lộ trình
triển khai hoạt động với mục tiêu hướng tới mở rộng việc xây dựng ngành TMĐT tại một số
trường và ban hành khung chương trình đào tạo TMĐT trình độ đại học, cao đẳng. Đến nay đã
có nhiều trường tham gia đào tạo TMĐT, cụ thể như sau:
STT Tên trường Bậc đào tạo
1 Đại học Thương Mại Đại học
2 Đại học Kinh tế Quốc dân Đại học
3 Đại học Mở Hà Nội Đại học
4 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Đại học
5 Đại học Kinh tế TP. HCM Đại học
6 Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM Đại học
7 Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM Đại học
8 Đại học Công nghiệp TP. HCM Đại học
9 Đại học Ngân hàng TP. HCM Đại học
10 Đại học Công nghệ giao thông vận tải Đại học
11 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM Đại học
12 Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM Đại học
13 Đại học Công nghệ TP. HCM Đại học
14 Đại học Quốc tế Sài Gòn Đại học
15 Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Đại học
16 Đại học Kinh tế, Đại học Huế Đại học

181
17 Đại học Đông Á Đại học
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền Thông, Đại học
18 Đại học
Thái Nguyên
19 Đại học Điện Lực Đại học
20 Đai học Trà Vinh Đại học
21 Đại học Edx Đại học
22 Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng Cao đẳng
23 Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Cao đẳng
24 Cao đẳng Sài Gòn Cao đẳng
25 Cao đẳng Công thương Việt Nam Cao đẳng
26 Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn Cao đẳng
27 Cao đẳng Công nghệ thông tin TP. HCM Cao đẳng
28 Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Cao đẳng
29 Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic Cao đẳng
30 Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Cao đẳng, Trung cấp
31 Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn Cao đẳng, Trung cấp

Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp


Trên cơ sở nghiên cứu các chương trình đào tạo ngành TMĐT, nhận thấy xu hướng đào tạo ngành
TMĐT tập trung vào 3 quan điểm trong đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT:
● Hướng đào tạo thứ nhất: tập trung chủ yếu vào Công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT-TT) và kiến thức cơ bản, nền tảng về kinh doanh, thương mại (hướng này có thể
gọi là TMĐT dựa trên công nghệ). Thực chất nhân lực được đào tạo theo hướng này là
nguồn nhân lực có tính then chốt để đảm bảo những điều kiện công nghệ và kỹ thuật (về
những yếu tố trang bị phần cứng và phần mềm ứng dụng, thiết kế và tạo lập website, bảo
đảm vận hành hệ thống thông tin…) cho DN tham gia TMĐT. Có thể nói hướng đào tạo
này bắt nguồn từ các khoa thuộc lĩnh vực CNTT.
● Hướng đào tạo thứ hai: đào tạo chủ yếu về kinh doanh/thương mại và phần cơ bản các
kiến thức, kỹ năng vận hành, khai thác và sử dụng CNTT nhằm triển khai các giao dịch,
thực hiện các hoạt động TMĐT trong tổng thể chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các
doanh nghiệp. Chương trình đào tạo theo hướng này được xây dựng và triển khai tập trung
vào Khoa Kinh tế, Thương mại hoặc Quản trị kinh doanh.
● Hướng đào tạo thứ ba: đào tạo mang tính liên ngành giữa CNTT-TT và Kinh doanh,
thương mại. Theo hướng đào tạo này yêu cầu người triển khai phải am hiểu cả lĩnh vực
CNTT-TT và Kinh doanh, thương mại hoặc phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những người
triển khai trong các lĩnh vực liên quan. Để xây dựng đội ngũ đào tạo TMĐT theo cách
182
tiếp cận liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội ngũ giảng dạy liên bộ môn, liên khoa
gồm các giảng viên thuộc các lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Marketing và CNTT. Đây
cũng là cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP.
HCM (Đại học UEH).
4. Chương trình đào tạo TMĐT tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) hiện nay bao gồm 2 cơ sở đào tạo chính (TP.HCM và
Phân hiệu Vĩnh Long) với vị thế là một trong những trường trọng điểm, nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực khu vực phía Nam, luôn đổi mới nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu trường đã có
trong nhiều năm qua với những chương trình đào tạo đa ngành, có tính ứng dụng cao. Chương
trình đào tạo TMĐT đã được nghiên cứu xây dựng và đưa vào giảng dạy tại UEH từ năm 2016.
Chương trình đào tạo TMĐT đa dạng với nhiều loại hình, bao gồm cả đào tạo chính quy dài hạn
và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.
a) Chương trình đào tạo dài hạn
Mục tiêu: Chương trình đại học ngành TMĐT tại UEH được xây dựng theo chuẩn tiên tiến quốc
tế với mục tiêu đào tạo cử nhân ngành TMĐT có kiến thức toàn diện về TMĐT, có chuyên môn,
năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.
Kiến thức được trang bị: Ngoài hai nhóm kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin như: Cơ
sở lập trình, Cơ sở dữ liệu, Dịch vụ mạng Internet, các hệ thống thông tin kinh doanh và kiến
thức cơ bản về Kinh doanh, quản lý như: Marketing, Hành vi khách hàng, Quản trị quan hệ khách
hàng, Quản trị chuỗi cung ứng,… sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về
TMĐT, bao gồm: Chiến lược kinh doanh TMĐT, Quản trị dự án TMĐT, Xây dựng Website
TMĐT, Công nghệ trong TMĐT, Luật TMĐT, Bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT, Các
hệ thống thanh toán điện tử, Digital Marketing, Nghiên cứu thị trường TMĐT, Kinh doanh thông
minh (Business Intelligence), Khai phá dữ liệu TMĐT,…

Kỹ năng đạt được:


● Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh điện tử và các dự án TMĐT tại doanh
nghiệp.
● Xây dựng, phát triển và quản trị các website và các sàn giao dịch TMĐT.
● Khai thác và sử dụng các ứng dụng công nghệ mới trong TMĐT.
● Sử dụng các công cụ Digital Marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu
cho doanh nghiệp.
● Giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động TMĐT, bao gồm: pháp lý trong TMĐT,
thanh toán điện tử, bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT,…
● Đo lường, đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động TMĐT tại doanh nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp:

183
● Chuyên viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp TMĐT.
● Chuyên viên hoặc quản lý tại các tổ chức, các đơn vị kinh doanh có triển khai hoạt động
TMĐT.
● Nhà quản trị hoạt động Digital Marketing tại các đơn vị kinh doanh.
● Chuyên viên hoặc quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoạt động TMĐT.
● Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành TMĐT tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
b) Chương trình đào tạo ngắn hạn
Các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc cho nhân viên và cán bộ quản lý ở
các lĩnh vực kinh doanh online, tiêu biểu như:
● Giải pháp phát triển kinh doanh online
● Chiến lược và công cụ Digital Marketing
● Giải pháp SEO (Search Engine Optimization)
● Xây dựng và quản trị Website TMĐT cho doanh nghiệp
● Bảo mật và thanh toán trong TMĐT

5. Kết luận
Bài viết này đã phân tích nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển TMĐT, đánh giá thực trạng
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực TMĐT tại Việt Nam trong thời gian qua, và giới thiệu các
chương trình đào tạo TMĐT của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM nhằm đáp ứng như cầu nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc
biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT
của Việt Nam, đòi hỏi cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển được nguồn chất lượng
mạnh cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy lĩnh vực TMĐT phát triển, đóng góp nhiều hơn cho
tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực TMĐT có chất lượng,
cần có sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công
nghệ TMĐT, các cơ quan quản lý nhà nước và các Sở ban ngành có liên quan.

Tài liệu tham khảo


1. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020 và 2021, Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam
2. Hoàng Thị Thúy (2019), Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí điện tử Tài chính.
3. Nhân lực ngành Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức. Truy cập tại:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nguon-nhan-luc/nhan-luc-nganh-thuong-mai-dien-tu-
co-hoi-va-thach-thuc.html.

184
4. Trần Ngọc Diệp (2020), Giải pháp phát triển thương mại điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-phat-
trien-thuong-mai-dien-tu-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-nen-kinh-te-viet-nam-
83545.htm
5. Dương Ngọc Hồng (2020), Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam. Truy
cập tại: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-trong-phat-trien-
kinh-te-tai-viet-nam-330340.html.
6. Đỗ Thanh Bình và Đặng Văn Thắng (2021), Nhu cầu về đào tạo thương mại điện tử tại Việt
Nam. Truy cập tại: https://ictvietnam.vn/nhu-cau-ve-dao-tao-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-
nam-20210315100846214.htm
7. Đặng Văn Sáng (2021), Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế
số. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-nguon-nhan-luc-thuong-
mai-dien-tu-trong-boi-canh-kinh-te-so-82951.htm

185
20. ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PGS TS. Tạ Văn Lợi,
TS. Đinh Lê Hải Hà
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân

1. Giới thiệu
Ngành Thương mại điện tử trình độ đại học (mã ngành 7340122) được mở và tuyển
sinh khóa đầu tiên tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân từ năm 2018, với quy mô tuyển
sinh hàng năm là 60 sinh viên hệ chính quy/khóa. Khóa sinh viên hệ chính quy đầu tiên
đã có 34 sinh viên tốt nghiệp, khảo sát không chính thức cho thấy 100% cử nhân mới tốt
nghiệp đã có việc làm tốt, phù hợp với ngành đào tạo, có thể thích ứng tốt với môi trường
làm việc năng động và có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế thuộc trường đại học Kinh tế Quốc dân là đơn
vị có bề dày truyền thống lâu đời trong đào tạo ngành liên quan đến thương mại được nhà
trường giao trách nhiệm phụ trách các môn học ngành và chuyên sâu về Thương mại điện
tử. Viện được coi là đơn vị có năng lực hoàn thiện chương trình và nội dung đào tạo kịp
thời nhất với 5 ngành đào tạo: Kinh doanh Thương mại, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc
tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và Thương mại điện tử. Môn học Thương mại điện
tử đã được hình thành từ năm 2007 với đầy đủ học liệu giáo trình, tài liệu hướng dẫn giảng
dậy, ôn tập... và được giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên các ngành đào tạo có liên quan
của Nhà trường.
2. Thực tiễn đào tạo ngành TMĐT tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
Về số lượng sinh viên theo học:
Ngay từ khi tuyển sinh khóa đầu tiên (khóa 60), ngành thương mại điện tử đã thuộc
nhóm ngành có điểm đầu vào cao top đầu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chứng
tỏ sự quan tâm của xã hội đối với ngành học đang là xu thế của thị trường lao động cũng
như nền kinh tế hiện nay. Việc mở ngành đào tạo Thương mại điện tử, một mặt phù hợp
với chiến lược phát triển chung của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, mặt khác đáp ứng
kịp thời và có hiệu quả nhu cầu về nguồn nhân lực đối với lĩnh vực thương mại điện tử
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đến nay, có 240 sinh viên hệ chính quy đang theo học ngành Thương mại điện tử
tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Con số sinh viên đăng ký học môn học Thương mại

186
điện tử lớn hơn nhiều, khoảng 600 sinh viên/kỳ. Số lượng sinh viên khóa đầu tiên tốt
nghiệp từ ngành này là 34 sinh viên, trong đó 7 sinh viên tốt nghiệp hạng Xuất sắc, 22
hạng Giỏi và 5 hạng Khá.
Bên cạnh đó, từ năm 2021, Viện là đơn vị đầu mối của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân trong việc triển khai Chương trình hợp tác đào tạo với Đại học Waikato danh tiếng
của New Zealand, đào tạo cử nhân kinh doanh ngành Kinh doanh số (Digital Business),
với số lượng sinh viên khóa đầu tiên là 35 sinh viên. Với Chương trình đào tạo hiện đại
của Đại học Waikato, các sinh viên sẽ được tiếp thu nền tảng đào tạo với chất lượng tốt
nhất.
Về năng lực đào tạo:
Với bề dày lịch sử hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Thương mại và Kinh
tế quốc tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo cử nhân các chuyên ngành Kinh tế thương
nghiệp, Kinh tế vật tư, Quản trị kinh doanh thương mại, Thương mại quốc tế, Kinh tế
quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế và Hải quan. Đồng thời, Viện đã xây dựng được đội
ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng, với 3 giáo sư, 17 phó giáo sư, 16 tiến sĩ, nhiều giảng
viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài. Với đội ngũ cán bộ giảng
dạy có chuyên môn cao và phương pháp tốt như hiện nay, Viện có khả năng thực hiện
được những nhiệm vụ đổi mới đào tạo trong giai đoạn tới theo định hướng của Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng như của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Song song với hoạt động giảng dạy, Viện không ngừng tăng cường hoạt động
nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Viện đã thực hiện nhiều đề tài khoa
học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước, trong đó có nhiều đề tài và dự án liên quan đến
Thương mại điện tử và chuyển đổi số. Công tác bồi dưỡng, tư vấn ngày càng phát triển
và bảo đảm chất lượng phục vụ các nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội.
Từ khi thành lập đến nay, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã và đang có sự
hợp tác chặt chẽ, mật thiết với thế giới nghề nghiệp là cộng động các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các nội dung hợp tác bao gồm: nghiên cứu thực
tiễn về thương mại điện tử; thực tập và tham quan nghiên cứu thực tiễn; đóng góp ý kiến
cho xây dựng Chương trình đào tạo và Chương trình môn học của ngành Thương mại
điện tử; bồi dưỡng kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh, thương mại điện tử và chuyển
đổi số; các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho các hoạt động của sinh viên, cấp học bổng
cho các sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…
Về Chương trình đào tạo và chương trình môn học:
Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử được theo đúng hướng dẫn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tham khảo các CTĐT
tiên tiến của nước ngoài cũng như các trường trong nước, tham vấn ý kiến của thế giới
187
nghề nghiệp về chương trình đào tạo, chương trình môn học, nội dung thực hành, thực
tế... Từ khi bắt đầu đào tạo ngành Thương mại điện tử, CTĐT được định kỳ rà soát 2
năm/lần để đáp ứng yêu cầu cập nhật về kiến thức, nội dung, đáp ứng chuẩn đầu ra của
CTĐT và yêu cầu của thế giới nghề nghiệp.
Tổng số tín chỉ của CTĐT hiện hành là 130 tín chỉ, trong đó kiến thức giáo dục đại
cương là 44 tín chỉ, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 85 tín chỉ (trong đó kiến thức
ngành và chuyên sâu về Thương mại điện tử tới 60 tín chỉ) với CTĐT được thiết kế cho 4
năm. Các môn học được giảng dạy trong CTĐT như Thương mại điện tử căn bản, Giao
dịch Thương mại điện tử, Thanh toán trong Thương mại điện tử, Marketing trên internet,
Chính phủ điện tử, An toàn và bảo mật thông tin, Mạng xã hội... là những môn học cần
thiết, với đề cương môn học được xây dựng công phu, cập nhật, hiện đại. Giáo trình và
tài liệu tham khảo lấy từ các giáo trình và sách tham khảo nước ngoài, được nhà trường
thẩm định và cho phép sử dụng.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệp, Viện cũng mời các giảng
viên đến từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tham gia giảng dạy
các môn học trên cho sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên cũng thường xuyển được giảng
viên của các bộ môn tổ chức các chuyến thực hành, thực tế tùy theo nội dung và yêu cầu
của môn học nhằm tăng cường kỹ năng và khơi dậy sự yêu thích, say mê và thái độ làm
việc đối với ngành nghề. Các doanh nghiệp như AEON, Sendo, EZ Clound, Sapo hay
VNPay là những địa chỉ quen thuộc mà sinh viên ngành Thương mại điện tử của Viện đến
thực tế, thực hành.
Câu lạc bộ ECC
ECC là câu lạc bộ thương mại điện tử của sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc
dân. Tuy mới chỉ được thành lập gần 1 năm, nhưng ECC đã gặt hái được những kết quả
hoạt động ấn tượng, là “sân chơi” bổ ích và lý thú về nghề nghiệp cho các bạn sinh viên
yêu thích ngành đào tạo này. Câu lạc bộ đã phối hợp với Học viện AEON tổ chức đào tạo
về Thương mại điện tử, tổ chức seminar về nghề thương mại điện tử, tổ chức các chuyến
tham quan thực tiễn cho các thành viên câu lạc bộ nhằm tăng cường gắn kết giữa các
thành viên và mối liên hệ với các doanh nghiệp.
3. Định hướng phát triển
Trong thời gian tới, trong định hướng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
ngành Thương mại điện tử tiếp tục mở rộng quy mô đồng thời nâng cao chất lượng đào
tạo. Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp chủ yếu chúng tôi hướng đến là:
(i) Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên; thông qua: tuyển dụng giảng viên mới
được đào tạo bài bản từ nước ngoài; phát triển đội ngũ giảng viên hiện tại

188
thông qua Chương trình hợp tác đào tạo cử nhân kinh doanh ngành Kinh
doanh số với Trường Đại học Waikato, New Zealand;
(ii) Phát triển hệ thống giáo trình học liệu, tập trung vào giáo trình và học liệu
hiện đại, chuẩn tắc từ các trường đại học nước ngoài;
(iii) Kiểm định Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử;
(iv) Chú trọng hợp tác về đào tạo và phát triển Chương trình đào tạo với các tổ
chức, hiệp hội như Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương,
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, và các doanh nghiệp;
(v) Tăng cường hợp tác đào tạo thông qua trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên
và các hoạt động hợp tác khác với các cơ sở đào tạo về thương mại điện tử
trong nước và quốc tế; trước hết là thông qua Mạng lưới đào tạo Thương mại
điện tử.
(vi) Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tiễn về
thương mại điện tử, kinh doanh số và chuyển đổi số.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đề án mở ngành đào tạo Thương mại điện tử,
2018
2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện
tử K60 – K63.
3. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Báo cáo đào tạo Thương mại
điện tử 2022.

189
190
191

You might also like