You are on page 1of 20

CHƯƠNG 4.

CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
❖ THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH
➢ Thị trường (market): là 1 nhóm người mua (cầu) và người bán (cung) của 1
hàng hóa cụ thể.
➢ Thị trường cạnh tranh (competitive market): là thị trường có nhiều người
bán và người mua, mỗi người có khả năng ảnh hưởng đến giá.
- Trong thị trường cạnh tranh:
➢ Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

+ Tất cả sản phẩm đều giống nhau hoàn toàn.

+ Nhiều người bán và người mua nên không ai có thể ảnh hưởng đến giá – mỗi
người là người “chấp nhận giá”.

- Trong chương này, ta giải định thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
❖ CẦU (DEMAND)
➢ Lượng cầu (quantity demanded): của 1 hàng hóa là lượng hàng mà người
mua sẵn lòng và có khả năng mua. Ký hiệu Qd.
➢ Quy luật cầu (law of demand): phát biểu cho rằng khi lượng cầu của hàng
hóa giảm (Qd giảm) khi giá của hàng hóa tăng (P tăng) và các yếu tố khác
không đổi.
❖ PHÂN BIỆT CẦU VÀ LƯỢNG CẦU
➢ Lượng cầu chỉ có ý nghĩa tại 1 mức giá cụ thể.
➢ Cầu mô tả hành vi của người mua ở mọi mức giá.
- Cầu được thể hiện bằng 1 đường cầu tương ứng.
❖ BIỂU CẦU (THE DEMAND SCHEDULE)
➢ Biểu cầu: 1 bảng thể hiện quan hệ giữa giá hàng hóa và lượng cầu.
- Vd: Cầu kem của cô Hoa (mô tả hành vi mua kem của cô Hoa ở các mức giá).

Giá kem Lượng cầu kem


$0.00 16
1.00 14
2.00 12
3.00 10
4.00 8
5.00 6

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 1


6.00 4
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
- Bảng này được gọi là biểu cầu.
- Lưu ý: sở thích của cô Hoa tuân theo quy luật cầu (tức là P tăng thì Qd giảm).

Q(d) và P nghịch biến với nhau:

+ P tăng => Q giảm

+ P giảm => Q tăng

- (d) đường cầu: là 1 đường dốc xuống về phía bên phải.

❖ CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ CẦU CÁ NHÂN

Lượng cầu thị trường = tổng lượng cầu của người mua tại mỗi mức giá

- Vd: trên thị trường kem chỉ có Hoa và Khang.

Qd của Qd của Qd của thị


Giá
Hoa Khang trường
$0.00 16 + 8 = 24
1.00 14 + 7 = 21
2.00 12 + 6 = 18
3.00 10 + 5 = 15
4.00 8 + 4 = 12
5.00 6 + 3 = 9
6.00 4 + 2 = 6
7.00 2 + 1 = 3

- Đường cầu của kem

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 2


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

❖ NGUYÊN NHÂN DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU (CÁC YẾU TỐ LÀM DỊCH
CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU)
- Đường cầu thể hiện giá ảnh hưởng đến lượng cầu như thế nào, các yếu tố khác
không đổi.

+ “các yếu tố khác” là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, khác giá.

+ các yếu tố này thay đổi làm dịch chuyển đường D.

❖ CÓ 5 NGUYÊN NHÂN LÀM DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CẦU

1. Số lượng người mua: số lượng người mua tăng, tăng lượng cầu ở mỗi mức
giá, dịch chuyển D sang phải.

- Vd: số người mua tăng => ở mỗi P, Qd sẽ tăng

P tăng => Qd tăng.

 Đường D sang phải.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 3


Chỉ có giá là di chuyển đường D các yếu tố còn lại là dịch chuyển đường D.

2. Thu nhập
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

- Cầu của hàng hóa thông thường có quan hệ đồng biến với thu nhập. VD kem: khi
bạn thất nghiệp và mùa hè có thể lượng kem tiêu thụ của bạn sẽ giảm.

+ Thu nhập tăng là tăng lượng cầu tại mỗi mức giá, dịch chuyển đường D
sang phải.

- Cầu của hàng hóa thứ cấp có quan hệ nghịch biến với thu nhập. Vd: xe bus: có
nhiều tiền hơn có thể bạn sẽ ít đi xe bus hơn.

+ Thu nhập tăng làm giảm lượng cầu tại mỗi mức giá, dịch chuyển đường D
sang trái.

o VD: Hàng hóa thông thường - Khi thu nhập tăng bạn sẽ tăng lượng hàng
hóa muốn mua: vd mua quần áo, giày dép, …

Hàng hóa thứ cấp: giá rẻ - Khi thu nhập tăng, bạn sẽ ít đi (giảm đi) số
lần ăn mì gói hơn.

3. Giá của hàng hóa liên quan: có 2 loại hàng hóa.

➢ Hàng hóa thay thế (substitutes): nếu giá của hàng hóa này tăng làm tăng
cầu của hàng hóa kia (P này tăng => Qd kia tăng).

Vd: pizza và hamburger.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 4


Khi giá pizza tăng => người ta ít ăn pizza lại => tăng cầu của
hamburger => dịch chuyển cầu sang phải.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

Coke và Pepsi, máy tính xách tay và máy tính để bàn, CD và nhạc
downloads.

➢ Hàng hóa bổ sung (complement): nếu giá của 1 hàng hóa này tăng làm
giảm cầu của hàng hóa kia (P này tăng => Qd kia tăng).

Thuốc lá và cần sa: giá thuốc lá thấp hơn thì liên quan đến Qd cần sa
nhiều hơn.

Vd: máy tính và phần mềm. Khi giá máy tính tăng, người ta mua máy tính
ít hơn => mua phần mềm ít hơn. Đường cầu phần mềm dịch chuyển sang
trái.

Học phí và sách, trứng và thịt xông khói, cam và chanh, …

4. Thị hiếu

- Thay đổi thị hiếu đối với 1 hàng hóa làm tăng cầu của hàng hóa và làm dịch
chuyển đường D sang phải.

5. Kỳ vọng

- Kỳ vọng tác động tới quyết định mua của người tiêu dùng.

+ Nếu người ta kỳ vọng thu nhập tăng, cầu của họ cho bữa ăn tại nhà hàng
sang trọng sẽ tăng từ bây giờ.

+ Nếu nền kinh tế trì trệ và người dân lo lắng về độ an toàn của công việc
trong tương lai, cầu xe hơi mới có thể giảm từ bây giờ.

Vd: cam bình thường 5k/ 1kg bây giờ thất mùa => ít cam => người
mua kỳ vọng cam vài ngày tới sẽ tăng giá thành 80k/ kg => người
mua quyết định mua nhiều từ bây giờ.

6. Giá: di chuyển dọc theo đường

❖ CUNG (SUPPLY) KÝ HIỆU QS

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 5


➢ Lượng cung (quantity supplied): của 1 hàng hóa là lượng hàng hóa mà
người bán sẵn lòng và có thể bán.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

➢ Quy luật cung (law of supply): phát biểu cho rằng lượng cung của 1 hàng
hóa tăng khi giá của hàng hóa đó tăng, các yếu tố khác không đổi (Qs tăng
=> P tăng, các yếu tố khác không đổi).

❖ PHÂN BIỆT CUNG VÀ LƯỢNG CUNG

➢ Lượng cung chỉ có ý nghĩa tại 1 mức giá cụ thể.

➢ Cung mô tả hành vi của người mua ở mọi mức giá.

- Cung được thể hiện bằng 1 đường cung tương ứng.

❖ BIỂU CUNG (THE SUPPLY SCHEDULE)

- Biểu cung: bảng thể hiện quan hệ giữa gia hàng hóa và lượng cung.

- Vd: cung kem của Vinamilk.


Lượng cung
Giá kem
kem
$0.00 0
1.00 3
2.00 6
3.00 9
4.00 12
5.00 15
6.00 18

Bảng này gọi là biểu cung .


Lưu ý: biểu cung của Vinamilk tuân theo quy luật cung (tức là Qs tăng thì P tăng)
Q(s) và P đồng biến:
+ P tăng => Q tăng
+ P giảm => Q giảm
- Vd: Cung kem của Vinamilk.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 6


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

❖ CUNG THỊ TRƯỜNG VÀ CUNG CÁ NHÂN

Lượng cung thị trường = tổng lượng cung của người bán tại mỗi mức giá.

- Vd: trên thị trường kem chỉ có Vinamilk và Wall’s.


Giá Vinamilk Wall’s Qs thị trường
$0.00 0 + 0 = 0
1.00 3 + 2 = 5
2.00 6 + 4 = 10
3.00 9 + 6 = 15
4.00 12 + 8 = 20
5.00 15 + 10 = 25
6.00 18 + 12 = 30
7.00 21 + 14 = 35

Đường cung thị trường.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 7


❖ NGUYÊN NHÂN LÀM DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG CUNG
- Đường cung thể hiện giá ảnh hưởng đến lượng cầu như thế nào, các yếu tố khác
không đổi.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

+ “các yếu tố khác” là yếu tố ảnh hưởng đến cung, khác giá.
+ thay đổi của các yếu tố này làm dịch chuyển đường S.
❖ CÓ 4 NGUYÊN NHÂN LÀM DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG D
1. Giá của yếu tố sản xuất (vd: tiền lương, giá của nguyên vật liệu).
- Giá yếu tố sản xuất giảm làm sản xuất có lợi nhuận hơn ở mỗi mức giá, do đó
doanh nghiệp cung ứng lượng hàng hóa lớn hơn ở mỗi mức giá và đường S dịch
chuyển sang phải.
- Vd: giá sữa giảm. Tại mỗi mức giá lượng cung kem sẽ tăng.

2. Công nghệ
- Công nghệ xác định cần bao nhiêu yếu tố sản xuất để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ tiết kiệm chi phí có tác dụng giống như giá yếu tố sản xuất
giảm, dịch chuyển đường (S) sang phải.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 8


- Chỉ có giá là di chuyển đường S, các yếu tố còn lại là dịch chuyển đường S.
3. Số lượng người bán
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
- Tăng số lượng người bán làm tăng lượng cung ở mỗi mức giá, đường S sang phải.

4. Kỳ vọng
- Vd: sự kiện ở Trung Đông dẫn đến kỳ vọng giá dầu tăng.
- Đáp lại, chủ mỏ dầu ở Texas sẽ giảm cung hiện tại, tăng tồn kho để bán ở mức giá
cao hơn sau này.
- Đường S dịch chuyển sang trái.
- Nhìn chung, người bán chỉ điều chỉnh cung * khi kỳ vọng về thay đổi giá trong
tương lai (* Nếu hàng hóa có thể tồn trữ).
❖ CUNG VÀ CẦU
➢ Cân bằng (equilibrium): P đạt được khi lượng cung = lượng cầu.
➢ Giá cân bằng (equilibrium price): mức giá mà lượng cung = lượng cầu.
- Vd: $3.00.

➢ Sản lượng cân bằng (equilibrium quantity): lượng cung và lượng cầu tại mức giá
cân bằng.
- Vd: 15.
➢ Dư thừa (surplus -dư cung) : khi lượng cung > lượng cầu.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 9


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

- Vd: khi P = $5.00 thì Qd = 9 và Qs = 25 => Kết quả: dư thừa 16.

- Khi dư thừa, người bán muốn tăng sản lượng bán bằng cách giảm giá làm cho Qd
tăng và Qs giảm làm giảm dư thừa (Qd từ 10 tăng lên 13; Qs từ 20 giảm xuống
15) và giá tiếp tục giảm cho đến khi thị trường cân bằng.

➢ Thặng dư (dư thừa cung) cung > cầu

- Khi giá nằm trên mức giá cân bằng, nên lượng cung vượt quá lượng cầu. Thị
trường có sự dư thừa cung hay là thặng dư. Người bán phản ứng bằng cách giảm
giá bán của họ cho tới khi thị trường đạt tới trạng thái cân bằng.

➢ Thiếu hụt (shortage – dư cầu) cầu > cung: khi lượng cầu < lượng cung.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 10


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

- Vd: Khi P = $1 thì Qd = 20 và Qs = 5 => thiếu hụt 16.

- Khi thiếu hụt người bán tăng giá làm cho Qd giảm và Qs tăng làm giảm thiếu hụt
và giá tiếp tục đạt cho đến khi thị trường đạt được cân bằng.

- Khi giá bán năm dưới mức giá cân bằng, nên lương cầu vượt quá lượng cung. Thị
trường có sự thừa cầu hay thiếu hụt. Người bán sẽ phản ứng bằng cách tăng giá
bán của họ cho đến khi thị trường đạt trạng thái cân bằng.

❖ 3 BƯỚC PHÂN TÍCH THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG

- Xác định tác động của từng sự kiện.

1. Quyết định xem sự kiện sẽ làm dịch chuyển đường S, đường D hay cả
hai.

2. Quyết định hướng dịch chuyển của các đường.

3. Dùng đồ thị cung – cầu để xem sự dịch chuyển làm thay đổi P và Q
cân bằng như thế nào.

- Vd: thị trường xe hơi chạy bằng điện.

P: giá xe hơi chạy bằng điện.

Q: lượng xe hơi.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 11


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

VD1: ĐƯỜNG CẦU DỊCH CHUYỂN


- Sự kiện giá xăng tăng
B1: Đường D dịch chuyển vì giá xăng tác động đến cầu xăng.
Đường S không dịch chuyển vì giá xăng không tác động đến sản xuất xe.
B2: Đường D dịch chuyển sang phải vì giá xăng cao làm cho loại xe chạy bằng
điện hấp dẫn hơn so với các xe khác.
B3: Sự dịch chuyển làm tăng giá và sản lượng xe chạy bằng điện.
- Lưu ý: Khi P tăng, nhà sản xuất cung 1 lượng xe hơi chạy bằng điện lớn hơn, kể
cả khi đường S không dịch chuyển.
❖ PHÂN BIỆT GIỮA DI CHUYỂN VÀ DỊCH CHUYỂN DỌC THEO ĐƯỜNG
➢ Cung thay đổi: đường S dịch chuyển xảy ra khi yếu tố ảnh hưởng đến cung
(khác giá) thay đổi (như công nghệ hay chi phí).
➢ Lượng cung thay đổi: di chuyển dọc theo đường S cố định, xảy ra khi P thay
đổi.
➢ Cầu thay đổi: đường D dịch chuyển xảy ra khi yếu tố ảnh hưởng đến cầu (khác
giá) thay đổi (như thu nhập hoặc số lượng người mua).
➢ Lượng cầu thay đổi: di chuyển dọc theo đường D cố định, xảy ra khi P thay
đổi.
VD2: CUNG DỊCH CHUYỂN

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 12


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

- Sự kiện: công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất xe hơi chạy bằng điện.

B1: Đường S dịch chuyển vì anh rhuowngr đến chi phí sản xuất. Đường D
không dịch chuyển, vì công nghệ sản xuất không phải là yếu tố tác động đến
cầu.

B2: đường S dịch chuyển sang phải vì chi phí giảm => sản xuất thu được lợi
nhuận cao hơn ở bất kỳ mức giá nào.

B3: sự dịch chuyển này làm P giảm và sản lượng tăng.

VD3: CẢ CUNG VÀ CẦU ĐỀU DỊCH CHUYỂN

- Sự kiện giá xăng tăng và công nghệ mới giảm chi phí sản xuất.
B1: Cả 2 đường dịch chuyển.
B2: cả 2 đường sang phải.
B3: Q tăng, nhưng tác động lên P không xác định:
+ Nếu cầu tăng nhiều hơn cung, P tăng (1).
+ Nếu cung tăng nhiều hơn, P giảm (2).

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 13


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

❖ 3 BƯỚC PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TRONG TRẠNG THÁI CÂN BẰNG

1. Xác định sự kiện làm dịch chuyển đường cung/ cầu/ cả hai.

2. Xác định các đường dịch chuyển sang trái hay phải.

3. Dùng đồ thị cung cầu để xem sự thay đổi mức giá và sản lượng cân
bằng.

➢ VD1: THAY ĐỔI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG DO SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA
CẦU

Sự giả sử vào mùa hè, thời tiết nóng. Sự kiện này ảnh hưởng đến thị trường
kem như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tiến hành theo 3 bước nêu
trên.

1. Trời nóng => tác động vào cầu do thay đổi sở thích của người
tiêu dùng về kem tưc là trời nóng => lượng kem thay đổi, mà người ta

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 14


muốn mua tại bất cứ giá nào. Đường cung không thay đổi vì thời tiết
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
không ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất kem.

2. Thời tiết ít nóng => người ta muốn dùng nhiều kem hơn =>
đường cầu dịch chuyển sang phải (D1 sang D2). Sự thay đổi này cho
thấy lượng cầu về kem cao hơn tại mỗi mức giá.

3. Tại giá ban đầu 2 đô la, lúc này xã hội thiếu hụt, và sự thiếu
hụt này khiến doanh nghiệp tăng giá. Hình cho thấy, sự gia tăng cầu
làm cho tăng giá cân bằng từ 2 => 2.5 đô la và lượng cân bằng từ 7=>
10 que kem. Nói cách khác, thời tiết nóng làm tăng giá của kem và số
lượng kem bán ra.

1. Thời tiết nóng làm tăng cầu về kem.

2. Khiến giá tăng lên cao hơn.

3. … và lượng cầu cao hơn.

➢ VD2: THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG DO SỰ DỊCH
CHUYỂN CỦA CUNG

Giả sử: 1 mùa hè khác, 1 con bão phá hủy 1 phần vụ mía và đẩy giá đường
tăng lên, sự kiện này tác động đến thị trường kem như thế nào? 1 lần nữa làm
theo 3 bước như trên.

1. Giá đường thay đổi, (ytđv của kem) => ảnh hưởng đường
cung vì chi phí tăng lên, nó làm giảm lượng kem sản xuất ra và bán tại

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 15


mỗi mức giá. Đường cầu không đổi vì giá đường tăng không ảnh
hưởng đến sở thích dùng kem của người tiêu dùng.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

2. Đường cung dịch chuyển sang trái vì tại bất kỳ giá nào thì
lượng kem mà các công ty sẵn lòng và có thể bán giảm xuống (S1 =>
S2).

3. Tại giá cũ 2 đô la mỗi que kem, bây giwof thiếu hụt và sự thiếu
hụt này giúp doanh nghiệp tăng giá. Hình cho thấy sự thay đổi trong
đường cung làm tăng giá cân bằng từ 2 đô la -> 2.5 đô la và giảm lượng
cân bằng từ 7 => 4 que, kết quả làm giá đường tăng lên. Làm cho giá
kem tăng, và lượng kem bán ra giảm xuống.

1. Tăng giá đã làm giảm cung về kem.


2. … khiến giá kem tăng.
3. … và làm giảm lượng bán.

➢ VD3: SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA CẢ CUNG VÀ CẦU

Giả sử cả 2 sự kiện ở VD1 và VD2 cùng xảy ra.

1. Cả cung và cầu đều dịch chuyển.

2. Đường cung dịch chuyển sang trái. Đường cầu dịch chuyển
sang phải.

3. Có 2 khả năng xảy ra tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển tương
ứng của cung và cầu. Trong hình a, cầu tăng đáng kể trong khi cung chỉ
giảm xuống một ít, lượng cân bằng tăng lên. Trong hình b, cung giảm
đáng kể trong khi cầu chỉ tăng một ít, lượng cân bằng giảm. Do đó,

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 16


những sự kiện này chắc chắn làm giá kem tăng lên, những tác động của
số lượng kem bán ra là không rõ ràng (có nghĩa là, nó có thể theo 1
trong 2 cách).
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

a) Giá tăng, lương tăng

b) Giá tăng, lương giảm

o Điều gì xảy ra với giá và lượng khi cung hay cầu dịch chuyển.
Cung không đổi Cung tăng Cung giảm
Cầu không P không đổi P giảm P tăng
đổi Q không đổi Q tăng Q giảm
P tăng P không rõ P tăng
Cầu tăng
Q tăng Q tăng Q không rõ
P giảm P giảm P không rõ
Cầu giảm
Q giảm Q không rõ Q giảm

❖ GIÁ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC NHƯ THẾ NÀO?

- 1 trong 10 nguyên lý của chương 1: Thị trường thông thường là cách tốt nhất để
tổ chức hoạt động kinh tế.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 17


- Trong nền kinh tế thị trường, giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Giá cân
bằng là tín hiệu hướng dẫn quyết định kinh tế và do đó phân bổ nguồn lực khan
hiếm.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

TỔNG KẾT

- Thị trường cạnh tranh có nhiều người mua và người bán, mỗi người có ít hoặc
không có ảnh hưởng đến giá thị trường.

- Nhà kinh tế học sử dụng mô hình cung và cầu để phân tích thị trường cạnh tranh

- Đường cầu dốc xuống thể hiện quy luật cầu, phát biểu rằng lượng hàng hóa mà
người mua yêu cầu phụ thuộc nghịch biến với giá hàng hóa.

- Bên cạnh giá, cầu phụ thuộc vào thu nhập của người mua, thị hiếu, kỳ vọng, giá
hàng hóa bổ sung và thay thế và số lượng người mua.

- Nếu 1 trong những yếu tố này thay đổi (ngoại trừ giá là làm di chuyển), đường D
dịch chuyển.

- Đường cung dốc lên thể hiện quy luật cung, phát biểu rằng lượng hàng hóa mà
người bán cung ứng phụ thuộc đồng biến với giá của hàng hóa.

- Các yếu tố khác ảnh hưởng, xác định cung gồm giá yếu tố sản xuất, công nghệ,
kỳ vọng, và số lượng người bán. Thay đổi nhwunxg yếu tố này làm dịch chuyển
đường S.

- Giao điểm của đường S và đường D xác định cân bằng thị trường. Tại giá cân
bằng, lượng cung = cầu.

+ Nếu giá cao hơn giá cân bằng, dư thừa xảy ra, làm chi phí giá giảm.

+ Nếu giá thấp hơn giá cân bằng, thiếu hụt xảy ra, làm chi phí giá tăng.

TÓM TẮT

- Chúng ta dùng đồ thị cung cầu để phân tích tác động của 1 sự kiện vào thị
trường.

+ Đầu tiên, xác định sự kiện làm dịch chuyển 1 hay cả 2 đường.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 18


+ Thứ 2, xác định hướng dịch chuyển.

+ Thứ 3, so sánh điểm cân bằng mới với điểm cân bằng ban đầu.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

- Trong nền kinh tế thị trường, giá là tín hiệu để hướng dẫn quyết định kinh tế và
phân bổ nguồn lực khan hiếm.

- Khi giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng => dư thừa hàng hóa .

- Tại mức giá cân bằng $3.00 thì lượng cung = lượng cầu = 4.
Tại mức giá $4.00,
lượng cung = 6;
lượng cầu = 2;
 lượng cung > lượng cầu.
 Dư thừa 4.
- Khi giá thị trường thấp hơn mức giá cân bằng => thiếu hụt hàng hóa.

- Tại mức giá cân bằng $4.0 thi lượng cung = lượng cầu = 4.
Tại mức giá $3.00;
Lượng cung = 2;
Lượng cầu = 8;

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 19


 Lượng cung > lượng cầu.
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
 Thiếu hụt 6.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 20

You might also like