You are on page 1of 22

RHM17

NHA CHU 2

BỆNH ÁN TRÌNH

NC2 RHM17 27-03-2023


our team presentation:
TRỊNH THỊ HỒNG DUYÊN
BÙI THỊ LỆ HẰNG
LÊ VŨ BẢO HÂN
HOÀNG NGUYỄN HỒNG HẠNH
TRẦN MINH HẬU
Họ và tên BN: ĐẶNG NGỌC VŨ
Tuổi: 35 tuổi
Địa chỉ: Phan Châu Trinh, Đà Nẵng
Nghề nghiệp: Giáo viên
Tình trạng gia đinh: đã có vợ

Lý do đến khám: Đau răng và chảy máu răng.


Tiền sử chung:
+ Gia đình: Có ba, mẹ và anh trai của BN mắc đái tháo đường.
+ Bản thân: Đái tháo đường đang điều trị, không hút thuốc lá.
Tiền sử răng miệng:
+ Khám răng hàm mặt định kỳ 1 năm/1 lần.
+ Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày
+ Đánh răng chảy máu nướu 1 số vùng.
Tình trạng trước điều trị:
+ Bệnh tỉnh tiếp xúc tốt. Không đau đầu, chóng mặt.
+ Bệnh nhân mọc đầy đủ 32 răng, không mất răng nào.
+ Chảy máu khi đánh răng kèm hôi miệng.
+ Vệ sinh răng miệng kém, cao răng, mảng bám tương đối.
+ Viêm nướu viền, gai nướu khu trú ở một số răng.
+ Phát hiện tụt nướu, gai nướu: R11, R12, R21, R31, R32, R41,
R42.
+ Túi nha chu ≥4 mm ở một số răng R18, R17, R16, R15, R24,
R25, R26, R27, R35, R36, R37, R45, R46, R47.
+ Mất bám dính lâm sàng nhiều tại các răng: R26, R16.
+ Chảy máu khi thăm dò ở các vùng lục phân.
+ Lung lay răng: R26 lung lay độ 3, R16 lung lay độ 2 (Miller).
A. MÔ MỀM

- Niêm mạc miệng:


+ Lưỡi: hồng nhạt, ấn mềm, không đau.
+ Môi má, sàn miệng bình thường, trơn láng, không thâm nhiễm.

- Nướu dính:
+ Màu đỏ sẫm.
+ Chiều cao nướu dính vùng răng cửa trên và răng cối dưới: 5mm.

- Nướu viền:
+ Sưng, viêm đỏ, chảy máu khi thăm khám ở nhiều vị trí.
+ Chiều dày: Không thấy bóng của cây đo túi.
+ Tụt gai nướu phân hàm.

- Thắng: Thắng lưỡi, thắng môi bình thường không dày, không ngắn.

- Hạch đầu mặt cổ: Chưa sờ thấy.


B. RĂNG

mòn

lung lay nhiều


C. KHỚP CẮN

- Xếp hạng Angle:


+ Phải: R6 hạng 1, răng 3 hạng 2.
+ Trái: R6 hạng 1, răng 3 hạng 1.

- Cắn phủ, cắn chìa:


+ Phủ: 2mm.
+ Chìa: 3 mm.

- LMTĐ: Có - Tiếp xúc lui sau:.


+ Tiếp xúc quá mức: …
C. KHỚP CẮN

- Đưa hàm sang bên:


+ Bên (P): răng hướng dẫn: hướng dẫn nhóm từ R14, R15, R17.
+ Bên (T): răng hướng dẫn: R16, R17.

- Đưa hàm ra trước:


+ Răng hướng dẫn: R12, R22.
CẬN LÂM SÀNG

Panorex:

- Tiêu xương theo chiều ngang:


+ Đến 1/3 cổ chân răng: R11, 12, 13,
14, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 28, 31,
32, 33, 34, 35, 38, 41, 42, 43, 44, 48 ở
cả mặt gần và mặt xa; mặt xa R27; mặt
xa R37; mặt gần R44
+ Đến 1/3 giữa chân răng: Kẻ R46-47,
R31
- Tiêu xương theo chiều dọc: Kẻ R34-
35, kẻ R36-37, kẻ răng 44-45, 45-46,
46-47.
- Tiêu xương kết hợp: R26
2. Ts,Tc: Bình Thường
3. Glucose: 16,7 mmol/lit
CHẨN ĐOÁN

VIÊM NHA CHU:


Theo phân độ EFP/AAP 2018, định nghĩa về một ca Viêm nha chu khi:
+ Mất bám dính lâm sàng ở vùng kẽ ở ≥ 2 răng không kế cận nhau, hoặc
+ CAL mặt ngoài hoặc mặt trong ≥ 3 mm với túi nha chu ≥ 3 mm phát hiện ≥ 2 răng.

→ Ở trên bệnh nhân này có những tiêu chuẩn để chẩn đoán Viêm nha chu, cụ thể:
+ Mất bám dính lâm sàng ở vùng kẽ răng các răng R26, R16, hoặc
+ CAL mặt ngoài với túi nha chu ≥ 4 mm phát hiện ở các răng R17, R16, R15, R24, R25,
R26, R27, R36, R45, R46, R47, R48.

→ Chẩn đoán Viêm nha chu trên bệnh nhân này là hợp lý.
PHÂN LOẠI (theo AAP 2017)
- Phân loại theo giai đoạn bệnh (Staging):
+ Severity: Chỉ số CAL tại kẽ răng cao nhất: >10mm tại vùng kẽ R26.
Tiêu xương ổ răng trên phim xquang vùng răng R26 >1/3 giữa chiều dài chân răng.
+ Complexity: R26 lung lay độ 3, lung lay theo chiều ngang và chiều dọc.
→ Giai đoạn IV (giai đoạn nặng).
PHÂN LOẠI (theo AAP 2017)
- Phân bố:
CAL >5 mm <30% tổng số răng bị ảnh hưởng (<10 răng).
→ Dạng viêm nha chu tại chỗ (localized).
PHÂN LOẠI (theo AAP 2017)
- Phân loại theo mức độ tiến triển bệnh (Grading):
+ Bằng chứng trực tiếp: Không có đủ cơ sở dữ liệu về tinh trạng nha chu của bệnh.

+ Trên phim X quang cận chóp vùng tiêu xương nặng nhất là R26 → % tiêu xương/tuổi >1
+ Trường hợp kiểu hình: Sự phá hủy mô nha chu tương ứng với mức độ cao răng, mảng bám.
+ Yếu tố bổ sung: HbA1c ≥7%

→ Mức độ C (tiến triển nhanh).


Chẩn đoán xác định: Viêm nha chu giai đoạn IV dạng tại chỗ, mức độ C.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Viêm nha chu là bệnh lý viêm đặc trưng bởi sự phá hủy mô mềm và mô cứng nâng
đỡ răng, Tình trạng bệnh lý này được khởi xướng bởi vi khuẩn, nhưng sự phá hủy
mô là do sự đáp ứng viêm của chủ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Trên bệnh nhân này có yếu tố tại chỗ là thói quen vệ sinh răng miệng kém, cao răng,
mảng bám trung binh, kết hợp yếu tố nguy cơ Đái tháo đường ở bệnh nhân này.
ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị khẩn: Không
2. Điều trị không phẫu thuật:
- Nâng cao nhận thức BN:
+ Thông báo cho BN biết tình trạng răng miệng hiện tại.
+ Cung cấp thông tin về bệnh nha chu cho BN (giải thích cơ chế bệnh sinh, hậu quả, tiến trình điều trị và
cách phòng ngừa).
+ Nhấn mạnh vai trò của BN trong quá trình điều trị để BN tuân thủ.
+ Hướng dẫn BN cách vệ sinh răng miệng phù hợp và hiệu quả với bản thân: sử dụng bàn chải lông
mềm, nên thay bàn chải định kì 3 tháng/lần; phương pháp Bass cải tiến; chải răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc
biệt trước khi ngủ và sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch vùng kẽ răng.
+ Khuyên BN giảm các yếu tố nguy cơ do thói quen và môi trường.
+ Tư vấn BN thăm khám răng miệng định kì.
- Loại bỏ nhiễm trùng:
+ Lấy vôi răng trên nướu và dưới nướu
+ Xử lí mặt gốc răng:
Phân hàm I: R17, R16, R15, R14
Phân hàm III: R24, R25, R27
Phân hàm IV: R36, R37
Phân hàm VI: R47, R48
+ Dùng kháng sinh tại chỗ: Sử dụng nước súc miệng chứa CHX 0,12% 2 lần/ngày, mỗi lần 10-15ml vào
buổi sáng và tối, tối thiểu 30s. Không súc lại với nước hay ăn uống sau 30ph.
+ Nhổ R26.
ĐIỀU TRỊ

3. Tái đánh giá sau “điều trị không phẫu thuật”


- Tái khám lần 1: sau 2-4 tuần
Đánh giá mức độ kiểm soát mảng bám, không đo túi.
- Tái khám lần 2: sau 4-8 tuần
Đánh giá sự đáp ứng mô nha chu (tình trạng viêm nướu, độ sâu túi, chảy máu khi thăm khám) và nhu
cầu phục hình của BN.
- Cân nhắc chuyển qua pha phẫu thuật hay điều trị duy trì:
Nếu BN đáp ứng điều trị tốt, vệ sinh răng miệng tốt, độ sâu túi giảm, giảm chảy máu khi thăm khám →
Chuyển pha điều trị duy trì.
Nếu BN không đáp ứng điều trị, độ sâu túi không giảm hoặc tăng, chảy máu khi thăm khám → Xác định
nguyên nhân, cân nhắc nên tiếp tục điều trị rồi tái đánh giá hoặc chuyển pha phẫu thuật (nếu cần).
ĐIỀU TRỊ

4. Điều trị phẫu thuật:


- Nếu BN tuân thủ điều trị, kiểm soát mảng bám tốt, điều trị ĐTĐ tốt nhưng có túi nha chu >5mm, chảy
máu khi thăm khám, các chỉ số tăng → Cân nhắc phẫu thuật vạt làm sạch / phẫu thuật giảm độ sâu túi.
5. Điều trị duy trì:
- Kiểm soát mảng bám tại nhà.
- Tái khám định kì (3-4 tháng/lần).
+ Tái đánh giá tình trạng răng miệng: tình trạng kiểm soát mảng bám, PPD, CAL, BOP, độ lung lay răng.
+ Điều trị: Lấy vôi răng, loại bỏ mảng bám và vết dính, xử lí mặt gốc răng (nếu cần), nâng cao ý thức cho
BN.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TOÀN THÂN: ĐTĐ type II


- Tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa
- Kiểm soát tốt đường huyết
- Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường
- Hạn chế các thói quen không tốt

You might also like